Có vai trò quan trọng hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và hình thành tổng tài sản của DN Là bộ phận chính cấu thành nên chi phí vốn của DN Cách huy động Vay ngắn hạn ngân hàng và
Trang 11. Phân biệt nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn trong các doanh nghiệp
Khái
niệm nghiệp sử dụng trong khoảng thờiLà nguồn vốn mà doanh
gian dưới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản
nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ các nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác
Là nguồn vốn sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các khoản vay nợ trung, dài hạn, nguồn vốn chủ sở hữu và khoản lợi nhuận không chia từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Các bộ
phận
Các khoản vay ngắn hạn
Nợ quá hạn
Nợ và các khoản phải trả nhà cung cấp
Các khoản vay trung và dài hạn
Vốn góp ban đầu Lợi nhuận không chia
Vai trò Thường được sử dụng để tài
trợ cho toàn bộ tài sản ngắn hạn trong trường hợp DN muốn giảm thiểu chi phí sử dụng vốn
Có vai trò quan trọng hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và hình thành tổng tài sản của DN
Là bộ phận chính cấu thành nên chi phí vốn của DN
Cách
huy
động
Vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
Sử dụng tín dụng thương mại
Vay trung và dài hạn
Thuê tài chính
Phát hành trái phiếu
Phát hành cổ phiếu mới
1
Trang 24 So sánh tín dụng thương mại với tín dụng ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
Tín dụng thương mại và Tín dụng ngân hàng giống nhau ở chỗ đều là quá trình sử dụng vốn lẫn nhau
Nhưng 2 loại tín dụng này rất khác nhau về đặc điểm
Là hình thức tín dụng giữa những
người sản xuất kinh doanh với nhau biểu
hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa
Việc đặt tiền trước cho người cung cấp mà
chưa lấy hàng cũng là hình thức tín dụng
thương mại vì người mua cho người bán tạm
thời sử dụng vốn của mình
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ vay mượn ngân hàng của các doanh nghiệp dưới dạng hợp đồng tín dụng
- Chủ thể tham gia là các doanh
nghiệp, thông qua việc trao đổi hàng hóa
dịch vụ, thông thường không có khâu trung
gian đứng giữa người sử dụng vốn và người
có vốn
- Chủ thể tham gia bao gồm một trung gian giữa người có vốn và người cần vốn đó là ngân hàng với đối tượng là tiền
tệ (thay vì hàng hóa, dịch vụ)
-Tín dụng thương mại phát triển và
vận động theo chu kỳ sản xuất kinh doanh
và góp phần làm phát triển sxkd do nó rút
ngắn chu kỳ sxkd, giảm chi phí sxkd =>
quy mô bị hạn chế và thông thường là tín
dụng ngắn hạn
- Quy mô lớn, thường độc lập với chu kỳ sản xuất kinh doanh Sự độc lập ở đây mang tính tương đối
- Tín dụng thương mại thông thường
không mất chi phí sử dụng vốn (cost of
capital) do hoạt động cấp tín dụng không có
lãi trong một khoảng thời gian nhất định,
một số trường hợp bên nợ còn được hưởng
lãi chiết khấu trả sớm
- Tín dụng ngân hàng tất nhiên là mất chi phí sử dụng vốn gọi là lãy vay
Trang 3Hình thức thể hiện thông thường của
tín dụng thương mại là hợp đồng trả chậm,
thương phiếu (hối phiếu và lệnh phiếu)
Trong đó, hối phiếu là giấy đòi tiền vô điều
kiện do người bán phát hành, lệnh phiếu là
giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người
mua phát hành
Hình thức thể hiện thì rất đa dạng
và phong phú như hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, thỏa thuận tín dụng tuần hoàn, cho vay đầu tư (dài hạn),
3
Trang 45 So sánh giữa tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu huy động nợ của DN
Trang 5Tín dụng ngân hàng Phát hành trái
phiếu Giống nhau Cả 2 đều là công cụ huy động nợ tạo điều kiện cho
DN bổ sung vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh K
hác nhau kiện vay nợĐiều chế về giới hạn cho vay NgânVốn vay có nhiều hạn
hàng đặt ra nhiều quy định chặt chẽ hơn về điều kiện vay vốn, lãi suất nhằm kiểm soát
Điều kiện dễ chịu hơn bởi chính DN chủ động phát hành để huy
động vốn
Đối tượng tham
gia
Ngân hàng là người đặt
ra và bắt DN tuân theo các điều kiện để vay được tiền
_ DN phát hành là người đi vay, đặt ra các điều khoản về lãi suất và những thứ liên quan để hấp dẫn người mua _ Người nắm giữa
TP là người cho vay( nhà
đầu tư) Thời
hạn vay mại thường đặt trọng tâm vàoCác ngân hàng thương
thị trường tín dụng ngắn hạn(hiện nay cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 70%
tổng hạn mức tín dụng của ngân hàng) Vì vậy việc huy động nguồn vốn vay dài hạn của DN từ các ngân hàng thương mại chỉ có giới hạn
nhất định
Có thể vay vốn trung và dài hạn với số lượng lớn
Ư
u, nhược
điểm của
mỗi hình
thức
Ưu điểm
-Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng là những khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá
nhân
-Ngân hàng đòi hỏi có hình thức bảo đảm nên hạn chế được rủi ro Các giao ước cho vay của ngân hàng giúp cho các ngân hàng đảm bảo an toàn cho mình (và cũng góp phần tích cực đảm bảo cho những người cho vay), nhưng
áp đặt các hạn chế lên các khách hàng vay Ví dụ, nếu một ngân hàng tìm thấy một khách hàng vay vi phạm một giao ước vay, nó có quyền yêu cầu thu hồi lại số tiền cho vay
Một khi trái phiếu được bán cho các nhà đầu
tư, nghĩa vụ duy nhất của
DN phát hành là trả lãi
và trả lại tiền khi đáo hạn Người chủ nắm giữ trái phiếu không có quyền kiểm soát và tham gia vào công việc của DN
Nhược Các khoản vay ngân Sử dụng trái phiếu
Trang 6Nguồn vốn vay dài hạn không chỉ bao gồm nợ vay ngân hàng mà còn gồm cả nợ huy động qua thị trường vốn dưới hình thức trái phiếu Nghiên cứu thực trạng huy động
nợ vay của công ty, người ta thấy tùy theo định hướng phát triển thị trường vốn của mỗi quốc gia, công ty thích sử dụng nợ vay ngân hàng hay là trái phiếu Ở các nước châu Âu như Pháp, Đức, Thụy Điển nói chung công ty sử dụng nợ vay từ ngân hàng hơn là vay từ thị trường vốn Ngược lại, ở Mỹ công ty thường huy động vốn dài hạn từ thị trường vốn hơn là vay ngân hàng
Ở Việt Nam, trước năm 2000, do chưa có thị trường vốn nên công ty chỉ dựa vào ngân hàng để huy động nguồn vốn dài hạn Từ sau năm 200, ngoài ngân hàng ra công ty còn có thể huy động vốn qua thị trường vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu Tuy nhiên, do thói quen và tập quán quản lý nên việc huy động vốn dài hạn qua thị trường vốn nói chung còn ở mức rất hạn chế Cả công ty và nhà đầu tư hiện nay cũng còn hạn chế sử dụng kênh huy động vốn này.6 Phân tích các điều kiện mà các Dn cần có để huy động vốn và điều kiện mà doanh nghiệp cần có để phát hành cổ phiếu
Yêu cầu đối với DN và các Tổ chức tín dụng:
- Có năng luật pháp luật dân sự
- Riêng đối với doanh nghiệp nước ngoài, pháp nhân đó phải có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của nước mà cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: + Có vốn chủ sở hữu tham gia vào phương án/ dự án phục vụ sản xuất kinh doanh hay phục vụ đời sống Trường hợp vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tham gia vào phương án/ dự án vay vốn thấp hơn mức quy định, ngân hàng sẽ xem xét và quyết định cho vay căn cứ vào tính hiệu quả, khả năng đảm bảo trả nợ của phương án/ dự án
+ Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi., nếu bị lỗ thì phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ
Trang 7- Phương án/ dự án đầu tư hoặc dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống phải khả thi, có hiệu quả kèm theo phương án trả nợ khả thi
- Thực hiện các biện pháp tài sản đảm bảo tiền vay (có/ không có đảm bảo bằng tài sản) theo quy định của ngân hàng
Các hình thức quan hệ tín dụng ngân hàng:
1 Bảo lãnh
Bên bảo lãnh là Ngân hàng Phát triển Việt Nam
4 điều kiện gồm: 1- Là doanh nghiệp nhỏ và vừa (trừ doanh nghiệp siêu nhỏ) thực hiện dự án, sản xuất kinh doanh thuộc ngành, lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; ; 2- Có dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay Dự án đầu tư được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định; 3- Có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư; 4- Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại (tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư dự án) trên
cơ sở kết quả thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng tài chính của các bên
Thời hạn bảo lãnh vay vốn được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại theo hợp đồng tín dụng và thời gian thực hiện các thủ tục để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Giới hạn bảo lãnh vay vốn cho 1 doanh nghiệp tối đa không vượt quá 5% vốn điều
lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tổng mức bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các doanh nghiệp tối đa không vượt quá 5 lần so với vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
2 Cầm cố
Cầm cố tài sản là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự[4], sau khi nhận chuyển giao tài
7
Bảo lãnh vay vốn là cam kết bằng văn bản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với ngân hàng thương mại về việc sẽ trả nợ thay cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay (gốc và lãi) đối với ngân hàng thương mại
Trang 8sản cầm cố, bên nhận cầm cố có thể ủy quyền cho người thứ 3 giữ tài sản nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 332 – Bộ luật Dân sự 2005[5]
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản[6] Sự phát triển kinh
tế – xã hội và đa dạng hóa các loại hình tài sản hiện nay đã khiến cho phương pháp liệt kê thông thường về tài sản tại Thông tư 06/2000/TT-NHNN1 ngày 4/4/2000 không còn phù hợp Tài sản gồm nhiều loại: Động sản, bất động sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản
là các quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, vật nuôi, quyền đòi nợ[7],…
Giá tài sản là do các bên tự thỏa thuận với nhau Tuy nhiên vấn đề nảy sinh là đối với những tài sản biến động lớn như vàng
Tuy nhiên, cầm cố chỉ áp dụng với một số khoản tín dụng có giá trị nhỏ, còn với khoản vay lớn các bên thường lựa chọn biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản
3 Thế chấp
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, đây là biện pháp được sử dụng phổ biến hơn cả
Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản
đó cho bên nhận thế chấp[8]
Theo số liệu thu thập từ ngân hàng Viettinbank thì NHCTVN cho vay tối đa không quá 70% giá trị tài sản đảm bảo đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh Riêng đối với, tài sản đảm bảo là:
- Kim khí quý, đá quý, mức cho vay tối đa không quá 80% giá trị tài sản đảm bảo
Trang 9- Trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và những loại giấy tờ có giá khác trị giá được bằng tiền do Chính phủ, Bộ Tài chính và các NHTM Nhà nước phát hành, mức cho vay tối đa không quá 90% giá trị tài sản đảm bảo
- Trường hợp những dự án, phương án có mức vốn đề nghị vay cao hơn tỷ lệ quy định, ngân hàng sẽ xem xét và quyết định cho vay căn cứ vào tính hiệu quả, khả năng đảm bảo trả nợ của phương án/ dự án
4 Một số trường hợp cho vay không cần bảo đảm
Thường ưu tiên đối với pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước:
• Doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ cả gốc và lãi vốn vay đúng hạn và đầy
đủ trong quan hệ với NHCTVN và các ngân hàng khác
• Doanh nghiệp có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ khả thi,
có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật
• Doanh nghiệp có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ
• Doanh nghiệp cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu nếu không thực hiện đúng những quy định trong hợp đồng tín dụng, cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp đảm bảo bằng tài sản
• Doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lãi trong 02 năm liền kề gần nhất với thời điểm cho vay (Viettinbank)
- Phải mua bảo hiểm tài sản nếu tài sản là đối tượng vay vốn mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm
- Việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận
9
Trang 107 Những điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi tiến hành phát hành trái phiếu huy động vốn
Trả lời:
Những điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi phát hành trái phiếu huy động vốn được quy định tại Nghị định số: 90/2011/NĐ-CP được ban hành ngày 14/10/2011
Theo đó, các điều kiện mà Doanh nghiệp phải đáp ứng khi tiến hành phát hành TP huy động vốn bao gồm:
Thứ nhất, Với các Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước.
1 Đối với trái phiếu không chuyển đổi
Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động;
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước ngày 01 tháng 4 hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm toán thì phải có:
o Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi;
o Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được kiểm toán (nếu có);
o Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo Điều lệ hoạt động của công ty
Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành;
Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này
Trang 112 Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền, doanh nghiệp phát hành ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền;
Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành;
Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06) tháng
Thứ hai, với các Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra nước ngoài.
1 Đối với trái phiếu không chuyển đổi
Doanh nghiệp phát hành có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (03) năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động;
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp ở Việt Nam Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành trong 3 năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần;
Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành;
Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước xác nhận thuộc tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành trái phiếu Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo có hệ số tín nhiệm tối thiểu bằng hệ số tín nhiệm quốc gia;
Phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định
Doanh nghiệp phát hành đã hoàn chỉnh hồ sơ phát hành theo đúng luật pháp của thị trường phát hành áp dụng cho từng đợt, từng hình thức phát hành
2 Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền:
11