Lịch sử vấn đề Là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa phổ biến, so sánh tu từ đã được đề cậpnhiều trong các sách văn phạm tiếng Việt trước đây và trong các giáo trìnhphong cách học tiếng Việt
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
PHAN THỊ HUYỀN
TÌM HIỂU CÁC HÌNH THỨC SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN Ở BẬC TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Hà Nội – 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
PHAN THỊ HUYỀN
TÌM HIỂU CÁC HÌNH THỨC SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN Ở BẬC TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học
TS: KHUẤT THỊ LAN
Hà Nội - 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN!
Bằng những kiến thức được thầy cô trong nhà trường trang bị trong suốt thời gian học, với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô, đặc biệt là cô giáo Khuất Thị Lan đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày25 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Phan Thị Huyền
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả riêng của cá nhân tôi, không trùng với bất cứ một kết quả nghiên cứu nào khác
Hà Nội, ngày25 tháng 4 năm2016
Phan Thị Huyền
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… 1
1.Lí do chọn đề tài……….1
2 Lịch sử vấn đề……… 2
3 Mục đích, yêu cầu……….4
3.1 Mục đích……….4
3.2 Yêu cầu……… 4
4 Phương pháp nghiên cứu……… 4
4.1 Phương pháp khảo sát thực tế và thống kê số liệu……….4
4.2 Phương pháp phân tích ngôn ngữ học………5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu………5
6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……….5
6.1 Đối tượng nghiên cứu……….5
6.2 Phạm vi nghiên cứu………5
7 Đóng góp khoá luận……… 5
8 Bố cục khoá luận……… 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN……… 7
1.1 Cơ sở lí luận………7
1.1.1.Biện pháp tu từ so sánh………7
1.1.2 Cấu tạo biểu thức so sánh………8
1.1.3 Các hình thức so sánh……… 9
1.1.4 Chức năng của so sánh tu từ……… 10
1.2 Cơ sở thực tiễn……….12
Trang 61.2.1.So sánh tu từ trong sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học……… 12
1.2.2 Thực trạng biện pháp tu từ so sánh trong nhà trường……… 14
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC HÌNH THỨC SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN BẬC TIỂU HỌC……… 16
2.1 Phân loại dựa vào cấu trúc……….……… ………16
2.2 Phân loại dựa vào ngữ nghĩa ……… 19
CHƯƠNG 3:RÈN MỘT SỐ KĨ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ CẢM NHẬN SO SÁNH TU TỪ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC……… 23
3.1.Rèn kĩ năng đọc để nhận biết so sánh tu từ 23
3.1.1 Đọc thành tiếng……….24
3.1.2 Đọc thầm 2425
3.2 Rèn kĩ năng cảm nhận hiệu quả sử dụng của biện pháp so sánh tu từ cho học sinh tiểu học 26
3.2.1 Giúp học sinh tiểu học cảm nhận giá trị biểu cảm của so sánh tu từ 27
3.2.2 Giúp học sinh tiểu học cảm nhận được giá trị thẩm mĩ của so sánh tu từ 31
PHẦN KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đặc biệt quan trọng đó là giáo dục những mầm non, những thế hệ trẻ tương lai của đất nước Bởi vậy, giáo dục ngay từ những cấp tiểu học đã được quan tâm đặc biệt
Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện, nó có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người Chính và thế mà trong chương trình dạy học ở cấp tiểu học có rất nhiều các biện pháp
tu từ nhằm nâng cao khả năng cảm thụ của các em đồng thời giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp của cuộc sống Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm lên điều này
Một mặt, so sánh có khả năng khắc hoạ hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽlàm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị Như vậy đối với tác phẩm văn học nói chung so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm
Nhờ những hình ảnh bóng bảy, ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi So sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý Tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh
Trang 82 Lịch sử vấn đề
Là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa phổ biến, so sánh tu từ đã được đề cậpnhiều trong các sách văn phạm tiếng Việt trước đây và trong các giáo trìnhphong cách học tiếng Việt sau này Trong các công trình này, so sánh tu
từ mặcdầu được khảo sát ở những mức độ nông sâu khác nhau nhưng hầu như khônghề có những quan niệm khác biệt để có thể gây ra những tranh luận đáng kể vềhọc thuật.
Phép tu từ so sánh đã xuất hiện cách đây2.500 năm, ngay từ khi chưa hình thành lí luận Tu từ học Cho đến nay, trongphong cách học hiện đại, gần như mọi nhiệm vụ miêu tả và phân loại phép sosánh đã kết thúc Tuy vậy, vẫn có những điều lý thú đáng nói về phép so sánh từnhững phương diện khác.
Lí luận về biện pháp tu từ so sánh đã được nhiều nhà nghiên cứu ngônngữ học quan tâm với những công trình nghiên cứu có đề cập về phép tu từ
Trang 9Một số đề tài nghiên cứu về phép tu từ so sánh trong dạy học Tiếng Việtthành công như: Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 - Luận vănthạc sỹ của Lê Thị Hạnh Đại học Vinh (2007)
Một số phương pháp khi dạy cácphép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ trong phân môn Tiếng Việt của Trần QuangHuấn (2013)
Cũng vào thời gian này có những công trình nghiên cứu về phương thức,cấu tạo, nhận diện phép tu từ so sánh trong Tiếng Việt như: Tìm hiểu khả năngsử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinhlớp 4, các dạng bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhânhóa - Khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Sơn Đại học Sư phạm Hà Nội (2009), khóa luậnn đã nghiên cứu về khái niệm văn miêu tả, khái niệm và cách sử dụng sosánh trong văn miêu tả, đồng thời xây dựng hệ thống bài tập có sửdụng so sánh cho học sinh lớp 4
Vận dụng kiến thức về so sánh trong dạy học văn miêu tả ở Tiểu học - Luận văn thạc sỹ Giáo dục học củaLê Thị Hằng Đại học Vinh (2010)
Rèn kỹ năng nhận biết phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 - Sáng kiếnkinh nghiệm của giáo viên Vũ Túy Phương trường Tiểu học B Trực Đại - NamĐịnh (2009 - violet.vn): Bài viết đề cập đến cách dùng từ so sánh, phân biệt,biết cách so sánh tu từ, đồng thời đưa ra các phương pháp rèn luyện học sinh kỹnăng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3
So sánh là biện pháp tu từ khá phổ biến, được dùng nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật Chính vì vậy đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều luận văn nghiên cứu vấn đề này
Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy rằng biện pháp tu từ so sánh trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học đã có rất nhiều tác giả
đề cập đến ở nhiều phương diện nhưng chưa có tác giả nào đề cập đến các hình thức so sánh trong các văn bản ở bậc tiểu học, đồng thời tìm hiểu năng
Trang 10lực phân tích , cảm thụ và sử dụng biện pháp tu từ so sánh Nhằm mục đích khai thác triệt đểkhả năng nhận biết nghệ thuật so sánhcho học sinh các khối lớp tiểu học theo chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt
3 Mục đích,yêu cầu
3.1 Mục đích
Đề tài này của chúng tôi nhằm ba mục đích:
Thứ nhất thông qua đề tài giúp học sinh nhận biết một cách rõ ràng và chính xác các biện pháp tu từ so sánh trong các bài Tập Đọc, Tập Làm Văn cũng như trong các văn bản khác
Thứ hai giúp học sinh sử dụng và cảm thụ các biện pháp trong khi viết văn bản, từ đó cung cấp cho giáo viên những phương pháp, cơ sở để giảng dạy dạng bài tập này
Thứ ba là nhằm nâng cao hiệu quả của việc học biện pháp tu từ so sánh
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết tốt mục đích cũng như những nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương tiện nghiên cứu sau:
4.1 Phương pháp khảo sát thực tế và thống kê số liệu
Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát và thống kê số liệu
để khảo sátvàthốngkê bài làm của học sinh Từ đó để tìm hiểu xem khả năng nhận biết và tổng hợp tất cả các tư liệu khảo sát qua bài làm của học sinh, tìm
Trang 11ra những lời sai, thống kê và phân loại lỗi sai trong việc sử dụng biện pháp so sánh cho học sinh Cụ thể các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Đọc tài liệu lí luận liên quan đến đề tài
Bước 2 : Tiến hành thống kê,thu thập tư liệu nghiên cứu
Bước 3: Vận dụng lí luận để phân tích , xử lí các tư liệu thống kê
Bước 4: Viết khoá luận
4.2 Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
Phương pháp này được sử dụng để xem xét và phân tích cơ chế, cấu tạo
của biện pháp này
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Giúp học sinh có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từ, nhận biết các hình thức so sánh tu từ, đồng thời rèn luyện những kĩ năng nhận biết, phân biệt, biết các cách so sánh tu từ.Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên có các phương pháp rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ so sánh
6 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nhận biết các hình thức so sánh tu từ trong các
Trang 12Khóa luận đóng góp hướng nghiên cứu mới về các hình thức so sánh tu
từ và rèn luyện các kĩ năng nhận biết các hình thức đó nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này
8 Bố cục khóa luận
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Tìm hiểu các hình thức so sánh trong các văn bản bậc tiểu học
Chương 3: Rèn một sốkĩ năng nhận biết và cảm nhận so sánh tu từ cho học sinh tiểu học
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Biện pháp tu từ so sánh
a, Khái niệm
So sánh tu từ là gì?
Khi nói đến các biện pháp tu từ trong các tác phẩm văn chương chính là
ta nói đến hiệu quả của biện pháp ấy đối với nội dung tư tưởng tác phẩm So sánh là biện pháp tu từ tiêu biểu có giá trị tạo hình và biểu cảm Vậy so sánh
là gì?
Từ điển thuật ngữ văn học (2006) định nghĩa: “So sánh là phương thức
biểu đạt ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai đối tượng
có những dấu hiệu tương đồng nhằm lầm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của đối tượng kia” [10, tr.32]
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “ Phong cách học tiếng Việt’’ đã định nghĩa như sau: “So sánh là phương thức biểu đạt tu từ khi đem sự vật này đối
chiếu với sự vật khác miễn là hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi
ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc và người nghe.”[1, tr 190]
GS Cù Đình Tuấn trong cuốn “ Phong cách học và đặc điểm tu từ
tiếng việt” có viết : “So sánh tu từ là cách công khai nhiều đối tượng cùng một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng” [3, tr44]
Ngoài ra so sánh tu từ còn được định nghĩa: So sánh là sự đối chiếu hai
đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biêu hiện một cách hình tượng của một trong hai đối tượng đó”
Trang 14b, Sự khác nhau giữa so sánh logic và so sánh tu từ
So sánh là công cụ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về phương diện nào đó của sự vật hiện tượng Cả so sánh tu từ và so sánh logic đều có chức năng nhận thức Để phân biệt hai loại so sánh này ta dựa trên những tiêu chí cùng loại hay khác loại của đối tượng nêu trong phép so sánh
*So sánh logic dựa trên cơ sở tương đồng của các đối tượng đồng loại, nhằm chỉ ra sự hơn kém, giống nhau khác nhau đơn thuần giữa các đối tượng nhằm nhấn mạnh điều muốn nói mà không đòi hỏi cao về cách thể hiện, cách dùng từ Cho nên loại so sánh này chung hòa về sắc thái biểu cảm
Ví dụ 1:
“Bạn Hoa chăm chỉ hơn bạn Bình’’
Ở đây bạn Hoa và bạn Bình là những đối tượng cùng một phạm trù (chỉ người) Việc so sánh này đơn thuần giúp chúng ta hình dung rõ nét hơn về đối tượng để có những đánh giá khách quan hơn về đối tượng mà thôi Ở đây tuyệt nhiên không có sự diễn tả những tri giác mới về đối tượng
*So sánh tu từ dựa trên cơ sở tương đồng giữa các đối tượng khác loại nhằm giúp sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, sâu sắc, biểu cảm hơn Điều này tạo ra giá trị nghệ thuật cao trong sử dụng ngôn từ
Ví dụ 2:
“Trăng tròn như quả trứng
Lửng lơ trên trước nhà”
(Trăng ơi…từ đâu đến ? - Trần Đăng Khoa)
Ở đây đã so sánh trăng (sự vật hiện tượng không sờ, ngửi, nếm được) đem so sánh với quả trứng (sự vật có thể cầm, nắm, nhìn, ngửi), để làm nổi
bật đặc trưng của đối tượng, đồng thời nó còn cho người đọc một cái nhìn mới, cụ thể, đầy tính hình ảnh của đối tượng được đem ra so sánh
1.1.2.Cấu tạo biểu thức so sánh tu từ
A như B (tựa, dường như)
A hơn (kém, không bằng) B
Trang 15Hình thức đầy đủ nhất của so sánh gồm 4 yếu tố:
- Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tuỳ theo
việc so sánh là tích cực hay tiêu cực
- Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng
thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ phương diện so sánh
- Yếu tố (3) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang
bằng như nhau Ngoài từ “như” còn có các từ “tựa”, “tựa như”, “giống”,
“giống như”, “là”, “như là”, “như thể”…
- Yếu tố (4) là cái được so sánh tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh
Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc dựa vào mặt ngữ nghĩa của nó
1.1.3.Các hình thức so sánh
*Dựa vào cấu trúc có thể phân các dạng so sánh tu từ như sau:
Dạng 1: So sánh nổi, so sánh có đầy đủ 4 yếu tố: cái so sánh, cở sở so sánh, mức độ so sánh và cái được so sánh
Ví dụ:
Trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài
(Cây tre, Tv4, t2, tr 42) Dạng 2: Vắng yếu tố (1), tức là không có cái so sánh Dạng này cho phép người đọc, người nghe có sự liên tưởng phong phú
Ví dụ: Các câu thành ngữ: “xấu như ma”, “nhanh như cắt”,…
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2), hay gọi là so sánh chìm, tức là so sánh không có cơ sở so sánh
Ví dụ:
Trẻ em như búp măng non Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan
Trang 16(Hồ Chí Minh) Dạng 4: So sánh vắng cả yếu tố (2) và yếu tố (3), mà thay vào đó là chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang
Ví dụ 3:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, tv4 t2, tr 59) Dạng 2: So sánh hơn (kém)
Là so sánh không đồng nhất thể hiện sự tương quan khác nhau giữa A
Có ai đó cho rằng “Sức mạnh của so sánh là nhậnthức” Thật vậy, bản
chất của sự so sánh là lấy một hình ảnh cụ thể để miêu tả một hình ảnh chưa được cụ thể
Gầy như cò hương Vui như hội
Trang 17hoặc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chua ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
cách nói nào diễn đạt hiệu quả hơn gầy như mắm, béo như lợn, hôi như cú,
gầy như quỷ…
Rõ ràng cũng nói về biển nhưng nói theo cách bình thường là “Biển rất
rộng và nước có màu xanh thẳm” thì sẽ không tác động nhiều đến người nghe
bằng cách nói ví von của Vũ Tú Nam “Mặt biển sáng trong như tấm thảm
khổng lồ bằng ngọc thạch” (TV3,tr.8) Bởi vì, ở cách nói thứ hai không chỉ
đơn thuần là thông tin, sự kiện mà nó còn thể hiện thái độ của người nói đối với sự kiện đó Đúng là cũng nói về biển nhưng qua xúc cảm của nhà văn , biển trở nên đẹp và có hồn hơn bởi vì nhà văn đã sử dụng phép so sánh trong khi miêu tả
Với chức năng biểu cảm, so sánh là “cách nói” dễ đi vào lòng người, dễ chiếm được lòng người, làm cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc và nhớ lâu So sánh tu từ chính là một phương thức tạo hình,gợi cảm, là đôi cánh giúp cho chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp, của trí tưởng tượng vô cùng phong phú
Tóm lại, so sánh tu từ có ý nghĩa rất quan trọng Nó là một phương pháp làm tăng hiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ Tất nhiên, mức độ hiệu
Trang 18quả tuỳ thuộc vào khả năng cụ thể, vào vốn ngôn ngữ và sự rèn kĩ năng thường xuyên ở mỗi người
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 So sánh tu từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt các khối lớp tiểu học hiện nay, các tác giả đã chú trọng phương pháp thực hành nhưng những bài tập vận dụng vẫn còn ít, đơn điệu, kiến thức dạy học sinh còn mang tính trừu tượng nên học
sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới
Về chương trình dạy họccác khối lớp tiểu học, có tới 134 văn bản chứa các hình ảnh so sánh trong đó:
* Phân môn tập đọc trong chương trình Tiểu học có 54 văn bản có sử dụng các hình ảnh so sánh:
Chương trình tập đọc lớp 2
-Mẹ
-Đàn gà mới nở
-Mùa nước nổi
-Chim rừng Tây Nguyên
Trang 19-Mùa thu của em
Chương trình tập đọc lớp 3
-Ngày khia trường
- Nhớ lại buổi đầu đi học
-Trăng ơi… từ đâu đến ?
-Con chim chiền chiện
-Về ngôi nhà đang xây
-Chiều biên giới
*Phân môn chính tả trong chương trình tiểu học có 38 văn bản có sử dụng biện pháp tu từ so sánh
Trang 20* Phân môn Luyện từ và câu có 23 văn bản có sử dụng biện pháp tu từ so sánh
* Phân môn Tập làm văn có sử dụng 21 văn bản có hình ảnh so sánh
1.2.2.Thực trạng biện pháp tu từ so sánh trong nhà trường
Về phía giáo viên:
Người giáo viên còn gặp không ít khó khăn như cơ sở vật chất, phương tiện dạyhọc và tài liệu tham khảo còn ít Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò
mò của phân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt
Hiện nay giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn rất nhiều Đặc biệt trong sinh hoạt chuyên môn giáo viên đủ mạnh dạn đề ra những câu hỏi, những phương pháp để dạy tốt hơn Nhiều tiết dạy thể hiện năng lực tốt, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh Song bên cạnh đó vẫn có những tiết dạy Tiếng Việt còn nhiều hạn chế , giáo viên lúng túng chưa phát huy được tính tích cực của học sinh do vậy học sinh không hứng thú trong học tập vì vậy hiệu quả còn hạn chế
Về phía học sinh:
Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trựcquan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh và nhân hoá còn hạn chế Vốn kiến thức văn học của học sinh, nhất là học sinh vùng thôn quê của chúng tôi còn rất hạn chế do nguồn sách báo, tài liệu văn học còn ít ỏi Vì đa
số các em đều là con em gia đình thuần nông Một số em nhận biết về nghệ thuật còn hạn chế, học sinh chỉ mới nhận biết một cách cụ thể Nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ rất khó khăn.Vì vậy đòi hỏi trẻ phải hiểu và có những kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ so sánh, hơn nữa là các kĩ năng nhận biết các biện pháp tu từ
Trang 21Qua thời gian tìm hiểu đối tượng học sinh lớp 3 trường tiểu học Tân Dân A, chúng tôi có kết quả thống kê khả năng nhận thức so sánh tu từ của học sinh như sau:
Bảng 1: Bảng thống kê kết quả khảo sát học sinh lĩnh hội biện pháp tu từ
Qua kết quả khảo sát cho thấy:
- Học sinh nhận biết biện pháp so sánh đạt khá ,giỏi chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với học sinh trung bình
- Số lượng bài làm khá, giỏi chiếm tỷ lệ tương đối cao
- Số lượng bài trung bình chiếm tỷ lệ ít
Kết quả trên cho thấy hầu hết các em đều làm đúng các bài tập nhận diện biện pháp so sánh Tỷ lệ học sinh chưa nhận diện đúng biện pháp so sánh là rất ít
- Ở dạng bài phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp so sánh thì tỷ lệ bài khá, giỏi còn chiếm tỷ lệ ít
- Số lượng bài làm trung bình chiếm tỷ lệ khá cao