2.1. Giới thiệu Web Navigator Gói phần mềm Web Navigator bao gồm WINCC Web Navigator Server được cài đặt trên máy tính server và WINCC Web Navigator Client được cài trên máy tính mạng Internet. Hình ảnh hiện trên WINCC Web Navigator Client có thể được điều khiển giống như trên hệ thống WINCC bình thường. Việc này giúp cho máy tính ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng có thể điều khiển và giám sát dự án đang chạy trên máy tính server. 2.2. Cài đặt WinCCWebNavigator Bước 1 : tải WinCC về máy ( trong bài là WinCC V7.2 ) các bạn có thế tham khảo link : https:www.fshare.vnfileUUHK5OSLBKKX Bước 2 : Cài đặt Message Quering Vào đường dẫn : Control PanelProgramsTurn Windows features on or offMicrosoft Meassage Queue(MSSQ) Sever
Trang 1ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN
LỚP : ĐHĐKTĐ8A
Trang 2
Mục Lục LỜI NÓI ĐẦU 4
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 5
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 7
I TỔNG QUAN VỀ PLC S7-300 7
1 Lịch sử phát triển PLC 7
2 Vai trò của PLC 7
3 Ưu thế của việc dùng PLC trong tự động hoá 8
4 Phần cứng của PLC S7-300 8
5 Tổ chức bộ nhớ CPU của PLC S7-300 12
6 Vòng quét chương trình 13
7 Trao đổi dữ liệu giữa CPU và các module mở rộng 14
II TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM LẬP TRÌNH TIA PORTAL (TOTALLY INTEGRATED AUTOMATION PORTAL) 17
1 Giao diện phần mềm simatic TIA Portal step7 Professional 17
2 Để tạo một Project mới ta thực hiện các bước sau: 18
3 Nạp chương trình xuống PLC 22
4 Giao tiếp giữa máy tính và PLC 23
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ WINCC 24
1.1 Giới thiệu chung 24
1.2.WinCC / Web Navigator - Hệ thống điều khiển và giám sát thông qua web 25
1.2.1.Những lợi ích 25
1.2.2 Các tiêu chuẩn bảo mật Internet cao 26
1.2.3.Những lĩnh vực ứng dụng mới 26
1.2.4 Web server and clients 26
1.2.5 Khái niệm về bảo mật 26
1.2.6 Giải pháp thin client 27
1.2.7 Sự cân bằng tải tại máy server 28
1.3 WinCC Server – Dùng cài đặt cho hệ thống client hoặc server 30
1.3.1 Những lợi ích 30
Trang 31.3.2 Yêu cầu của server và client 31
2.1 Giới thiệu Web Navigator 31
2.2 Cài đặt WinCC/WebNavigator 31
3.1 Hướng dẫn cấu hình sử dụng WinCC/Web Navigator 37
3.3 Tạo Graphics Designer 46
3.4 Tạo Picture window 47
3.5 Tạo hiển thị cảnh báo Alarm 50
3.6 Tạo biểu đồ Trend 56
3.7 Phân quyền người dùng trong WinCC 61
3.8 Cấu hình multi object 66
3.9 Cấu hình WebNavigator 69
3.10 Cấu hình Web View Pubgatlisher 74
3.11 Thiết lập Internet Explorer 76
3.12 Cấu hình Advanced sharing settings 81
3.12.1 Để mở 1 project trên WinCC trên máy Server ở máy Client 83
3.12.2 Để mở 1 project trên Internet Explorer 84
CHƯƠNG 3 : Chương Trình PLC 87
I Chương trinh PLC trạm 1 : 87
1.1 Trạm đèn giao thông 87
1.2 Bảng danh sách các Tag liên kết WinCC 99
II Chương trình trạm 2 100
2.1 Điều khiển PID mực nước trong bồn 100
2.2 Bảng danh sách các Tags liên kết WinCC 105
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN 106
1 Kết quả thu được 106
2 Mặt hạn chế của mô hình: 106
3 Hướng phát triển đô án: 106
Trang 4
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Tự động hóa là yếu tố không thể thiếu trong một nền công nghiệp hiện đại Nói đến tự động hóa thì máy tính là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất và không thể thiếu được trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong đo lường, điều khiển và giám sát
Việc ứng dụng máy tính vào kỹ thuật đo lường, điều khiển và giám sát đã đem lại nhiều kết quả đầy tính ưu việt Các thiết bị, hệ thống đo lường, điều khiển
và giám sát ghép nối với máy tính có độ chính xác cao, thời gian thu thập dữ liệu ngắn Nhưng điều đáng quan tâm nhất là mức độ tự động hóa trong việc thu thập và
xử lý kết quả đo, kể cả việc lập bảng thống kê, đồ họa, cũng như in ra kết quả
Vì vậy, tôi chọn đề tài “ ỨNG DỤNG WEB NAVIGATOR ĐIỀU
KHIỂN HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA BẰNG S7-300 KẾT HỢP PHẦN MỀM WINCC ’’
Trang 5NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 6NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 7Đến giữa thập niên 70, công nghệ PLC nổi bật nhất là điều khiển tuần tự theo chu kỳ
và theo bít trên nền tảng của CPU Thiết bị AMD 2901 và AMD 2903 trở nên ngày càng phổ biến Lúc này phần cứng cũng phát triển: bộ nhớ lớn hơn, số lượng ngõ vào/ra nhiều hơn, nhiều loại module chuyên dụng hơn Vào năm 1976, PLC có khả năng điều khiển các ngõ vào/ra ở xa bằng kỹ thuật truyền thông, khoảng 200 mét
Đến thập niên 80, bằng sự nỗ lực chuẩn hoá hệ giao tiếp với giao diện tự động hoá, hãng General Motors cho ra đời loại PLC có kích thước giảm, có thể lập trình bằng biểu tượng trên máy tính cá nhân thay vì thiết bị lập trình đầu cuối chuyên dụng hay lập trình bằng tay
Đến thập niên 90, những giao diện phần mềm mới có cấu trúc lệnh giảm và cấu trúc của những giao diện được cung cấp từ thập niên 80 đã được đổi mới
Cho đến nay những loại PLC có thể lập trình bằng ngôn ngữ cấu trúc lệnh (STL), sơ
đồ hình thang (LAD), sơ đồ khối (FBD)
Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất PLC như: Siemens, Allen-Bradley, General Motors, Omron, Mitsubishi, Festo, LG, GE Fanuc, Modicon…
PLC của Siemens gồm có các họ: Simatic S5, Simatic S7, Simatic S500/505 Mỗi họ PLC có nhiều phiên bản khác nhau, chẳng hạn như: Simatic S7 có S7-200, S7-300, S7-400… Trong đó mỗi loại S7 có nhiều loại CPU khác nhau như S7-300 có CPU 312, CPU
314, CPU 316, CPU 315-2DP, CPU 614…
Trang 8Trong hệ thống điều khiển tự động hoá PLC được xem như một trái tim, với chương trình ứng dụng được lưu trong bộ nhớ của PLC Nó điều khiển trạng thái của hệ thống thông qua tín hiệu phản hồi ở đầu vào, dựa trên nền tảng của chương trình logic để quyết định quá trình hoạt động và xuất tín hiệu đến các thiết bị đầu ra
PLC có thể hoạt động độc lập hoặc có thể kết nối với nhau và với máy tính chủ thông qua mạng truyền thông để điều khiển một quá trình phức tạp
3 Ưu thế của việc dùng PLC trong tự động hoá
Thời gian lắp đặt ngắn
Dễ dàng thay đổi chương trình điều khiển mà không gây tổn thất
Thời gian huấn luyện sử dụng ngắn, bảo trì dễ dàng
Độ tin cậy cao, chuẩn hoá được phần cứng điều khiển.Thích ứng trong các môi trường khắc nghiệt như: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, điện áp thay đổi,…
Rõ ràng so với hệ thống điều khiển dùng Rơle thì hệ thống điều khiển dùng PLC có
ưu thế tuyệt đối về khả năng linh động, mềm dẻo, và hiệu quả giải quyết bài toán cao
4 Phần cứng của PLC S7-300
PLC S7-300 được thiết kế theo kiểu module Các module này sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau Việc xây dựng PLC theo cấu trúc module rất thuận tiện cho việc thiết kế các hệ thống gọn nhẹ và dễ dàng cho việc mở rộng hệ thống Số các module được
sử dụng nhiều hay ít tuỳ theo từng ứng dụng, song tối thiểu bao giờ cũng có một module chính là module CPU Các module còn lại là những module truyền và nhận tín hiệu với đối tượng điều khiển bên ngoài, các module chức năng chuyên dụng… Chúng được gọi chung là các module mở rộng Các module mở rộng gồm có:
Module mở rộng cổng tín hiệu vào/ra (SM), gồm có: DI, DO, DI/DO, AI, AO,
AI/AO
Module ghép nối (IM)
Module chức năng điều khiển riêng (FM)
Module phục vụ truyền thông (CP)
Trang 94.1 Module nguồn PS307 của S7-300
Module PS307 có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn xoay chiều 120/230V thành nguồn một chiều 24V để cung cấp cho các module khác của PLC Ngoài ra còn có nhiệm vụ cung cấp nguồn cho các cảm biến và các cơ cấu tác động có công suất nhỏ
Module nguồn thường được lắp đặt bên trái hoặc phía dưới của CPU tuỳ theo cách lắp đặt theo bề ngang hoặc theo chiều dọc
Module nguồn PS307 có 3 loại: 2 A, 5A và 10 A
Mặt trước của module nguồn gồm có:
Một đèn Led báo hiệu trạng thái điện áp ra 24 V
Một công tắc dùng để bật / tắt điện áp ra
Một nút dùng để chọn điện áp đầu vào là 120 VAC hoặc 230VAC
-Mặt sau của module gồm có các lỗ dùng để nhận điện áp vào và ra
4.2 Khối xử lý trung tâm (CPU)
Cấu trúc của PLC S7-300
Trang 10Module CPU là loại module có chứa bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ, các bộ định thời, bộ đếm và cổng truyền thông (RS485)… và có thể có một vài
cổng vào/ra số Các cổng vào ra số này được gọi là cổng vào ra
onboard
Trong họ PLC S7-300 các module CPU được đặt tên theo bộ vi
xử lí có trong nó, như : module CPU312, module CPU314, module
CPU315,…
Ngoài ra còn có các module được tích hợp sẵn cũng như các khối hàm đặt trong thư viện của hệ điều hành phục vụ cho việc sử dụng các cổng vào /ra onboard, được phân biệt bằng cụm chữ cái IFM (Intergrated Function Module) Ví dụ module CPU312 IFM, module CPU314 IFM… Bên cạnh đó còn có loại CPU với hai cổng truyền thông, trong
đó cổng thứ hai có chức năng chính là phục vụ nối mạng phân tán và kèm theo phần mềm tiện dụng tích hợp sẵn trong hệ điều hành Các loại module CPU này được phân biệt bằng cách thêm cụm từ DP (Distributed port) trong tên gọi Ví dụ: module CPU315-2DP, module CPU316-2DP
4.3 Module mở rộng cổng tín hiệu:
Digital Input Module: Module mở rộng các cổng vào số, có nhiệm vụ nhận các tín
hiệu số từ các thiết bị ngoại vi vào vùng đệm để xử lý, gồm có các module sau:
Digital Output Module: Module mở rộng các cổng ra số, có nhiệm vụ xuất các tín
hiệu từ vùng đệm xử lý ra thiết bị ngoại vi, một số loại module ra số:
Trang 11Digital Input/ Output Module: module mở rộng các cổng vào/ra số Tích hợp
nhiệm vụ của hai loại module trên Gồm có các loại sau:
Analog Input Module: Module mở rộng các cổng vào tương tự, có nhiệm vụ chuyển
các tín hiệu tương tự từ bên ngoài thành các tín hiệu số để xử lý bên trong S7-300 Gồm các loại module sau:
SM 331 AI2x12bit
SM 331 AI8x12bit
Analog Output Module: Module mở rộng các cổng ra tương
tự, có nhiệm vụ chuyển các tín hiệu số bên trong S7-300 thành
các tín hiệu tương tự để phục vụ cho quá trình hoạt động của các
thiết bị bên ngoài Gồm các loại module sau:
4.4 Module ghép nối (Interface module-IM):
Là loại module chuyên dụng có nhiệm vụ ghép nối
từng nhóm module mở rộng lại với nhau thành một khối và
được quản lý chung bởi một module CPU Một module
Trang 12Bộ nhớ của CPU bao gồm các vùng nhớ sau:
Vùng nhớ chứa các thanh ghi
Load Memory: là vùng nhớ chứa chương trình ứng dụng do người sử dụng viết,
bao gồm tất cả các khối chương trình ứng dụng OB, FC, FB, các khối chương trình trong
Systerm memory
Bộ đệm ra số Q Bộ đệm vào số I Vùng nhớ cờ M
User program (EEPROM)
User program (RAM)
ACCU1 ACCU2 Accumulator
AR1 AR2 Address register
DB (share)
DI (instance) Data block register
Status Status word
Tổ chức bộ nhớ trong CPU
Trang 13thư viện hệ thống được sử dụng (SFC, SFB), các khối dữ liệu DB Vùng nhớ này được tạo bởi một phần bộ nhớ RAM của CPU và EEPROM
Work Memory: là vùng nhớ chứa các khối DB đang được mở, khối chương trình
(OB, FC, FB, SFC, SFB) đang được CPU thực hiện và phần bộ nhớ cấp phát cho những tham số hình thức để các khối chương trình này trao đổi tham trị với hệ điều hành và với các khối chương trình khác (local block)
6 Vòng quét chương trình
PLC thực hiện chương trình theo chu trình lặp Mỗi vòng lặp được gọi là vòng quét (Scan) Mỗi vòng quét được bắt đầu bằng giai đoạn chuyển dữ liệu từ cổng vào số tới vùng đệm ảo I, tiếp theo là giai đoạn thực hiện chương trình Trong từng vòng quét chương trình được thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh kết thúc của khối OB1 (Block End) Sau giai đoạn thực hiện chương trình là giai đoạn chuyển các nội dung của bộ đệm
ảo Q tới các cổng ra số Vòng quét được kết thúc bằng giai đoạn truyền thông nội bộ và kiểm tra lỗi
Thời gian cần thiết để PLC thực hiện một vòng quét gọi là thời gian vòng quét (Scan time) Thời gian vòng quét không cố định mà tuỳ thuộc vào số lệnh trong chương trình được thực hiện và khối lượng dữ liệu được truyền thông trong vòng quét đó
Đối với các cổng vào ra tương tự không liên quan tới bộ đệm I và Q nên các lệnh
Truyền thông và kiểm tra nội bộ
chuyển dữ liệu từ cổng vào tới I
Thực hiện chương trình
Chuyển dữ liệu từ
Q tới cổng ra
Vòng quét
Vòng quét chương trình
Trang 147 Trao đổi dữ liệu giữa CPU và các module mở rộng
Trong trạm PLC luôn có sự trao đổi dữ liệu giữa CPU với các module mở rộng thông qua bus nội bộ Ngay tại đầu vòng quét, các dữ liệu tại cổng vào của các module số (DI) sẽ được CPU chuyển tới bộ đệm vào số (process image input table-I) Cuối mỗi vòng quét, nội dung của bộ đệm ra (process image output table-Q) lại được CPU chuyển tới cổng ra của các module ra số (DO) Việc thay đổi nội dung hai bộ đệm này được thực hiện bởi chương trình ứng dụng Nếu trong chương trình ứng dụng có nhiều lệnh đọc cổng vào số thì cho dù giá trị logic thực có của các cổng vào này có thể bị thay đổi trong quá trình thực hiện vòng quét, chương trình sẽ vẫn luôn đọc được cùng một giá trị từ I và giá trị đó chính là giá trị của cổng vào có tại thời điểm đầu vòng quét Cũng như vậy, nếu chương trình ứng dụng nhiều lần thay đổi giá trị cho một cổng ra số thì do nó chỉ thay đối nội dung bít nhớ tương ứng trong Q nên chỉ có giá trị thay đổi cuối cùng mới thực sự đưa tới cổng ra vật lý của module DO
Khác hẳn với việc đọc/ghi cổng số, việc truy nhập cổng vào/ra tương tự lại được CPU thực hiện trực tiếp với module mở rộng (AI/AO) Như vậy mỗi lệnh đọc giá trị từ địa chỉ thuộc vùng PI (peripheral input) sẽ thu được một giá trị đúng bằng giá trị thực có ở cổng tại thời điểm thực hiện lệnh
Tương tự khi thực hiện lệnh gửi một giá trị (số nguyên 16 bits ) tới địa chỉ của vùng
PQ (peripheral output), giá trị đó sẽ đượcü gửi ngay tới cổng ra tương tự của module Tuy nhiên miền địa chỉ PI và PQ lại được cung cấp nhiều hơn là số các cổng vào/ra tương tự có thể có của một trạm Điều này tạo khả năng kết nối các cổng vào/ra số với những địa chỉ dôi ra đó trong PI/PQ giúp chương trình ứng dụng có thể truy nhập trực tiếp các module DI/DO mở rộng để có được giá trị tức thời tại cổng mà không cần thông qua
bộ đệm I và Q
8 Cấu trúc chương trình
PLC S7-300 có thể được lập trình theo hai dạng cấu trúc sau:
8.1 Lập trình lập tuyến
Trang 15Lập trình lập tuyến là phương pháp lập trình mà trong đó toàn bộ chương trình ứng dụng sẽ chỉ nằm trong một khối OB1 Cấu trúc này có ưu điểm là gọn, rất phù hợp với những bài toán điều khiển đơn giản, ít nhiệm vụ
8.2 Lập trình cấu trúc
Lập trình cấu trúc là phương pháp lập trình mà trong đó chương trình được chia thành những phần nhỏ với từng nhiệm vụ riêng và các phần này nằm trong những khối chương trình khác nhau, tương tự như việc thực hiện chương trình con Cấu trúc này phù hợp với những bài toán điều khiển nhiều nhiệm vụ, phức tạp và thường sử dụng các khối
cơ bản sau:
Khối OB (Orgnization block): là khối tổ chức và quản lý chương trình điều khiển
Có nhiều loại khối OB với những chức năng khác nhau Chúng được phân biệt với nhau bằng một số nguyên đi sau nhóm ký tự OB Ví dụ: OB1, OB3, OB40,…
Khối FC (Program block): khối chương trình với những chức năng riêng giống như
một chương trình con hoặc một hàm Một chương trình ứng dụng có thể có nhiều khối FC
và các khối FC này được phân biệt với nhau bằng một số nguyên theo sau nhóm ký tự FC
Ví dụ: FC1, FC2,
Khối FB (Function block): là loại khối FC đặc biệt có khả năng trao đổi một lượng
dữ liệu lớn với các khối chương trình khác Các dữ liệu này phải được tổ chức thành khối
dữ liệu riêng có tên gọi là Data block Trong một chương trình ứng dụng có thể có nhiều khối FB và các khối FB này cũng được phân biệt với nhau bằng một số nguyên theo sau
Lệnh 2 Lệnh 1
Lệnh cuối cùng
Vòng quét
OB1
Lập trình tuyến tính
Trang 16Khối DB (Data block): là khối chứa các dữ liệu cần thiết để thực hiện chương trình
Các tham số của khối do người sử dụng tự đặt Trong một chương trình ứng dụng có thể
có nhiều khối DB và các khối DB này cũng được phân biệt với nhau bằng một số nguyên theo sau nhóm ký tự DB Ví dụ: DB1, DB2,
Chương trình trong các khối được liên kết với nhau bằng các lệnh gọi khối, chuyển khối Xem những phần chương trình trong các khối như là những chương trình con thì S7-300 cho phép gọi chương trình con lồng nhau Số các lệnh gọi lồng nhau tuỳ thuộc vào từng chủng loại module CPU
Số các lệnh gọi lồng nhau nhiều nhất cho phép tuỳ từng loại CPU
OB1
Lập trình cấu trúc
Trang 17II TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM LẬP TRÌNH TIA PORTAL
(TOTALLY INTEGRATED AUTOMATION PORTAL)
Phần mềm Simatic Tia Portal Step7 Basic cung cấp 1 môi trường thân thiện với người dùng, từ hiệu chỉnh, thư viện và bộ điều chỉnh logic cần thiết đến ứng dụng điều khiển
Simatic Tia Portal Step7 Basic cung cấp công cụ cho quản lí và cấu hình tất cả các thiết bị trong project, ví dụ như: PLC và thiết bị HMI Simatic Tia Portal Step7 Basic cung cấp 2 ngôn ngữ lập trình (LAD và FBD), thích hợp và hiệu quả trong cải tiến lập trình điều khiển trong ứng dụng Ngoài ra Simatic Tia Portal Step7 Basic còn cung cấp bộ công cung tạo và cấu hình thết bị HMI
Simatic Tia Portal Step7 Basic cung cấp 1 hệ thống trợ giúp trực tuyến và cung cấp
2 chế độ hiển thị khác nhau: A Project – Oriented View và A Task – Oriented Set Of Portals
1 Giao diện phần mềm simatic TIA Portal step7 Professional
Phần mềm Simatic TIA Portal Step7 Professional chạy hệ điều hành Windows, phần mềm làm nhiệm vụ trung gian giữa người lập trình và PLC.
Giao diện chính của phần mềm
Trang 182 Để tạo một Project mới ta thực hiện các bước sau:
Từ giao diện chính của phần mềm, chon Start / Create New Project / Create / Devices
& Networks / Add New Device / Controllers
Giao diện chọn module PLC
Sau khi chọn xong module PLC và lick chuột vào Add
Lúc này vùng soạn thảo chương trình dưới dạng Ladder hiện ra
Trang 19Giao diện soạn thảo chính
2.1 Các thanh công cụ thường dùng :
Vùng Soạn Thảo
Quản Lý Chương Trình
Trang 202.2 Các phần tử lập trình thường dùng:
Nhóm lệnh logic
Nhóm lệnh time
Nhóm lệnh Counter
Trang 21Nhóm lệnh so sánh
Nhóm lện toán học
Trang 22Nhóm lệnh chuyển đổi
3 Nạp chương trình xuống PLC
Để nạp chương trình xuống PLC chúng ta thục hiện các bước sau:
Thiết lập PLC: Từ giao diện soạn thảo chính chọn Add new device / chọn loại PLC Sau đó chọn online access để lấy địa chỉ IP để kết nối PLC với máy tính
Chọn PLC ở chế độ STOP bằng cách từ manu chính chọn Online / STOP (hình3) Hoặc click trái chuột lên biểu tượng trên thanh công cụ Lúc này trên giao diện xuất hiện hộp thoại thông báo xác nhận việc chọn PLC ở chế độ STOP, chọn yes
Từ manu chính chọn Online / download to device hoặc click trái chuột lên biểu tưởng từ thanh công cụ để nạp chương trình xuống PLC
Trang 23
Giao điện nạp chương trình xuống PLC
4 Giao tiếp giữa máy tính và PLC
Do PLC có hỗ trợ sẵn day cáp nối với máy tính nên ta chỉ cần kết nối PLC với máy tính PC qua dây cáp:
Sơ đồ kết nối PLC với máy tính
Trang 24CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ WINCC
1.1 Giới thiệu chung
WINCC là phần mềm hỗ trợ cho điều khiển hệ thống với quá trình tự động Ngoài ra WinCC có thể được mở rộng hơn thông qua mạng LAN (Local Area Network), cho dù là để giám sát một phần của hệ thống từ xa và rời rạc (Ví dụ: trong hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống các trạm điều khiển) hoặc để truy xuất thông tin của quy trình trong hiện tại và trong quá khứ
WinCC/WebNavigator hỗ trợ đầy đủ hệ thống điều khiển và giám sát thông qua web nói chung mà không cần phải thay đổi dự án WinCC web server có thể được cài đặt trên hệ thống WinCC đơn người dùng, WinCC server hoặc client Vì vậy web client kết nối với web server có thể truy cập đến tất cả các dự án của WinCC server (có thể đến
12 server) trong hệ thống ở bất kỳ nơi nào trên thế giới
Người quản lý của trạm vận hành trên web thì quản lý cả cơ sở dữ liệu của hệ thống mạng Còn với các cấp độ ủy quyền thì chỉ được phép truy cập Ngoài ra, sự hỗ trợ của hệ thống bảo mật chuẩn bằng phần cứng trên hệ thống Internet được cung cấp Số lượng client được thiết lập bởi người quản lý hệ thống
Ngoài ra, trong việc lựa chọn WinCC Web Navigator, thông qua giải pháp thin client (SIMATIC Thin Client) và mobile client (PDA – Personal Digital Assistant) cũng
có thể kết nối đến hệ thống web server
Trang 25WinCC SCADA Client, Web server và hệ thống client khác trong web với trung tâm lưu trữ cơ
Tốc độ cập nhật nhanh do truyền thông điều khiển theo sự kiện
Tối ưu client với chức năng đặc biệt để vận hành, giám sát, phân tích, phục
vụ và chẩn đoán
Giải pháp thin client trên nhiều nền khác nhau (PC, on-site panel, mobile PDA)
Có thể thêm vào Web và client cuối bất cứ lúc nào khi cần
Phí bảo trì thấp do phần mềm quản lý trung tâm
Chấp nhận sự thiết lập dữ liệu cho web mà không thay đổi
Trang 26 Cung cấp sự truy cập hợp pháp cho việc sử dụng hệ thống thông qua nhà quản lý người sử dụng hệ thống
1.2.2 Các tiêu chuẩn bảo mật Internet cao
WinCC Web Navigator cung cấp khả năng vận hành và giám sát hệ thống thông qua Internet, intranet trong nội bộ công ty hoặc mạng LAN mà không cần phải thay đổi dự án WinCC Việc này dẫn đến khả năng hiển thị, vận hành và truy cập như là vận hành máy trạm trực tuyến Việc này cũng có nghĩa là màn hình hiển thị quá trình chứa đoạn mã VB hoặc C, giao diện người vận hành có thể chuyển sang vài ngôn ngữ khác nhau và máy trạm trên web cũng được hợp nhất với nhà quản trị người dùng của hệ thống trực tuyến
1.2.4 Web server and clients
Với giải pháp web, Web Navigator được cài đặt trên hệ thống WinCC đơn người dùng hoặc trên server và Web Navigator client được cài đặt trên bất kỳ máy PC nào Việc này cho phép dự án WinCC đang chạy được vận hành và giám sát thông qua Microsoft Internet Explorer mà không cần phải có WinCC trên máy tính Ngoài Microsoft Internet Explorer, ta có thể dùng web client Web server cũng có thể cài đặt cho WinCC client, nghĩa là web client có thể được kết nối đến web server, có thể được truy cập các dự án của WinCC server phức tạp trong hệ thống từ bất kỳ nơi nào trên thế giới Các dự án WinCC có thể hiển thị đồng thời trên nhiều tab bằng chức năng có sẵn của Microsoft Internet Explorer V7
1.2.5 Khái niệm về bảo mật
Trang 27Sự cách li của WinCC server và web server đảm bảo bằng chế độ bảo mật và có hiệu quả cao, và việc này có thể tăng cường trong các web server độc lập trên các SCADA client độc lập Trạm vận hành trên web bao gồm nhà quản trị người dùng của hệ thống trực tuyến Các cấp phân quyền khác nhau quản lý sự truy cập của các cấp dưới
Người vận hành có thể xem hệ thống hoặc vận hành một phần hoặc toàn bộ hệ thống, tùy thuộc vào cách thiết lập của server Mọi sự đăng nhập hoặc đăng xuất được giám sát bằng chức năng báo động của hệ thống
Ngoài ra, chức năng bảo mật còn có thể giới hạn thời gian truy cập của client, vô hiệu hóa các nút nhấn Hơn nữa, Web Navigator còn hỗ trợ các tiêu chuẩn bảo mật bằng phần cứng cho ứng dụng trong Internet như là router, firewall, proxy server, mã hóa SSL
và kỹ thuật VPN
1.2.6 Giải pháp thin client
Thông qua giải pháp thin client với Microsoft Terminal Services, máy tính đơn giản dưới hệ điều hành Windows, thiết bị lướt web đơn giản (SIMATIC Thin Client), và mobile client (PDA – Personal Digital Assistant) dưới hệ điều hành Windows CE cũng có thể kết nối Những giải pháp này có một vài yêu cầu về phần cứng bởi vì những client này chỉ hiển thị được màn hình trong khi đó Web Navigator client chạy trên server cuối dưới Windows Có đến 25 thin client có thể kết nối đến một server cuối
Ngược lại với đặc điểm của Web Navigator, thin client được định vị trên cùng mạng LAN với server Sự truy cập bằng WAN, RAS thậm chí là intranet hoặc internet cũng cho phép Thiết bị di động có thể kết nối qua nhiều phương tiện truyền thông như sóng radio hoặc LAN không dây
Trang 28
Thin client trên các nền điều hành khác nhau trong WinCC Web Navigator server
1.2.7 Sự cân bằng tải tại máy server
Nếu có quá nhiều trạm vận hành web cần hoạt động đồng thời thì trạm server có thể được cấu hình trên nhiều web server Việc này đòi hỏi phải có bản quyền Load Balancing (cân bằng tải) để tham gia vào web server Với Load Balancing, sự bù đắp tải có khả năng chỉ định web client mới kết nối tự động kết nối đến web server có tải thấp nhất Web server có thể truy cập đến web server khác cùng WinCC project và có thể có 50 web client được chỉ định Tất cả có đến vài trăm trạm vận hành trên web Nếu sự chỉ định web server thất bại thì client được truy cập tạm thời sang web server khác trong trạm server
Trang 29Trạm web server (tải cân bằng) với nhiều web client
Yêu cầu bản quyền
Phần mềm Web Navigator client có thể được cài đặt nhiều lần mà không cần bản quyền Bản quyền tương đương được sử dụng trên Web Navigator server Có các bản quyền 3, 10, 25, hoặc 50 client truy cập đồng thời đến web server PowerPacks dùng để nâng cấp số client hoạt động đồng thời trên web
Ngoài ra, bản quyền phần mềm chẩn đoán client thì thích hợp cho hệ thống tích hợp
có nhiệm vụ bảo trì và phục vụ cho hệ thống phân tán rộng lớn Không kể đến số lượng truy cập, phần mềm chẩn đoán client của WinCC Web Navigator đảm bảo truy cập đến tất cả các web server với bản quyền WinCC Web Navigator hoặc bản quyền chẩn đoán server của WinCC Web Navigator
Trang 301.3 WinCC Server – Dùng cài đặt cho hệ thống client hoặc server
Các client cũng có thể được cấu hình từ xa thông qua web server
Sự cấu hình có lợi cho client
Giảm bớt chi phí cài đặt cho các client chuẩn không cần SQL server
Thông qua việc lựa chọn sử dụng web server, ta có thể khai thác hệ thống WinCC đơn người dùng đến hệ thống client / server đầy đủ Bằng cách này, ta có thể vận hành vài
hệ thống điều khiển ngang hàng và giám sát máy trạm trong nhóm với hệ thống nối mạng
tự động Một server cung cấp đến 32 kết nối đến client với lưu trữ dữ liệu và tiến trình, báo động, màn hình và báo cáo Trước tiên cần phải có mạng TCP/IP giữa máy server và các máy client
Hệ thống đa người dùng lên đến 32 client trên một server
Trang 311.3.2 Yêu cầu của server và client
Tùy thuộc vào quy mô của hệ thống, có thể có 12 server phức tạp được dùng trong giải pháp client / server Hệ thống được vận hành thông qua client SCADA, có thể truy cập server hoặc quan sát vài server Với client, chỉ cần có bản quyền RT 128 hoặc nếu cần cấu hình trên client thì phải có bản quyền RC 128 Việc này làm cho hệ thống có khả năng thiết lập máy hiệu quả và cấu hình máy trạm trong mạng Sự thiết lập màn hình có thể được tách rời mà không ảnh hưởng đến chức năng của server và máy trạm Máy trạm cũng có thể được bổ sung vào form của web client Việc cấu hình hỗn hợp với SCADA và web client có những hạn chế số lượng và cấu trúc như sau:
50 WinCC web client và 1 WinCC SCADA trên một cấu hình client, hoặc
32 WinCC SCADA client và 3 WinCC web client
2.1 Giới thiệu Web Navigator
Gói phần mềm Web Navigator bao gồm WINCC Web Navigator Server được cài đặt trên máy tính server và WINCC Web Navigator Client được cài trên máy tính mạng Internet
Hình ảnh hiện trên WINCC Web Navigator Client có thể được điều khiển giống như trên hệ thống WINCC bình thường Việc này giúp cho máy tính ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng có thể điều khiển và giám sát dự án đang chạy trên máy tính server
2.2 Cài đặt WinCC/WebNavigator
Bước 1 : tải WinCC về máy ( trong bài là WinCC V7.2 )
các bạn có thế tham khảo link : https://www.fshare.vn/file/UUHK5OSLBKKX
Bước 2 : Cài đặt Message Quering
Vào đường dẫn : Control Panel\Programs\Turn Windows features on or
off\Microsoft Meassage Queue(MSSQ) Sever
Trang 32Đánh dấu tích vào tất cả các mục trong Microsoft Meassage Queue(MSSQ) Sever
Bước 3 : Cài đặt Internet Information Services ( IIS )
Vào đường dẫn : Control Panel\Programs\Turn Windows features on or off\ Internet Information Services
Trang 33Đánh dấu tích vào tất cả các mục trong Internet Information Services ( IIS )
Bước 4 : Tiến hành cài đặt WinCC V7.2
Khi cài đặt chọn cài gói WinCC và Web Navigator
Trang 34Sauk hi hoàn thành chúng ta Crack phần mềm Trong bài mình hướng dẫn crack bằng phần mềm
Chạy bằng quyền Administrantor
Trang 35Sau đó chọn lần lượt từng gói WinCC và Web Navigator để crack Lưu ý chọn đúng phiên bản để crack Nhấn Select -> Install Long Tiếp tục Select -> Install Short
Chọn thư mục cài đặt
Chọn Crack phần đã được cài
Trang 36Sau khi crack hoàn thành bật giao diện lên tạo 1 project mới , vào Tag
management ta sẽ thấy phía dưới có dòng license : 128 ( tùy vào loại crack sẽ có số license tương úng )
Trang 373.1 Hướng dẫn cấu hình sử dụng WinCC/Web Navigator
3.1.1 Khởi động WinCC
Vào “ Start ’’ chọn Siemens Automation -> SIMATIC->WINCC->WinCC
Explorer
Trang 383.1.2 Tạo 1 project mới :
Khi khởi động WinCC lần đầu, một hộp thoại hiện ra cho phép lựa chọn 3 kiểu project :
Trang 393.2 Tạo Tag Management
Để kết nối một trình điều khiển PLC vào hệ thống WinCC ta tạo các Tag
o Signed 8-bit value
o Unsigned 8-bit value
o Signned 16-bit value
o Unsigned 16-bit value
o Signed 32-bit value
o Unsigned 32-bit value
o Floating-point number 32-bit IEEE 754
o Floating-point number 64-bit IEEE 754
Trang 40o Text tag, 16-bit character set
o Raw data tag
o Signed 8-bit value
o Unsigned 8-bit value
o Signed 16-bit value
o Unsigned 16-bit value
o Signed 32-bit value
o Unsigned 32-bit value
o Floating-point number 32-bit IEEE 754
o Floating-point number 64-bit IEEE 754
o Text tag, 8-bit
o Text tag, 16-bit character set
o Raw data tag
o Date/time
3.2.2 Cách cấu hình các Tag
Ta sẽ thiết lập cấu hình hệ thống, nhờ đó các bộ điều khiển có thể giao tiếp được với
WinCC Trình điều khiển (driver) được lựa chọn phụ thuộc vào loại PLC sử dụng Trong
họ SIMATIC, các PLC có thể điều khiển từ vài trăm đến vài nghìn điểm vào ra