1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phương pháp đo hệ số căng bề mặt và ứng dụng sức căng bề mặt

11 7,9K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 23,24 KB

Nội dung

Báo cáo sức căng bề mặt. Ứng dụng của sức căng bề mặt trong ngành y dược. gải thích hiện tượng sức căng bề mặt. các phương pháp đo sức căng bề mặt chất lỏng. chất nhũ hóa. nhũ tương. hỗn dịch. chất gây thấm. thuốc nhỏ mắt. tại sao vịt bơi được dưới nước.

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP ĐO HỆ SỐ SỨC CĂNG BỀ

MẶT CHẤT LỎNG

1 Phương pháp ống mao quản

- Dựa vào sự chênh lệch mức nước bên trong và

bên ngoài mao quản

- Nếu ta nhúng một ống có đường kính nhỏ (mao

quản) vào một cốc đựng chất lỏng và đã được làm ướt hoàn toàn ta thấy cột chất lỏng trong

ống sẽ dâng lên độ cao h (tạo ra độ chênh lệch

giữa chiều cao mức chất lỏng trong và ngoài ống)

- Khi áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng bằng áp

suất khí quyển thì chiều cao mức chất lỏng sẽ dừng lại

P = D.g.h

g: gia tốc trọng trường (m/s2)

D: khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3)

Trang 2

h: chiều cao của cột chất lỏng (m)

P: áp suất khí quyển (J/m3)

- Do đó: 2 α R =D g h

Thực tế, bán kính mặt cong R được tính gần đúng bằng bán kính của ống mao quản r.

R =D g h

Suy ra, α= Dghr

2

- Nếu ta nhúng ống mao quản này vào trong

nước nguyên chất, ta biết được hệ số sức căng:

α0=D0g h0r

2

D0: khối lượng riêng của nước nguyên chất

Ta lập tỷ số: α α0=

Dh

D0h0

Trang 3

- Hiện tượng mà chất lỏng dâng cao hơn hoặc

thấp hơn trong mao quản so với mặt thoáng bên ngoài gọi là hiện tượng mao dẫn

2 Phương pháp đếm và cân giọt chất lỏng

- Dụng cụ: Buret 10ml, cân kỹ thuật, đĩa thủy tinh

- Chúng ta sử dụng nước cất làm chất lỏng

chuẩn, có sức căng mặt ngoài là Nước, rồi cho nước cất nhỏ thành từng giọt, đếm số giọt NNước

và tổng khối lượng mNước của chúng, làm tương

tự như vậy để có NX và mX đối với chất lỏng chưa biết sức căng mặt ngoài X

- Ta lập tỷ số:

σ X

σ Nước=

m X

m Nước

Nước dựa vào bảng sức căng mặt ngoài của nước cất theo nhiệt độ

Từ đó suy ra X

- Cân đĩa thủy tinh ta được m1

Trang 4

- Dùng buret để nhỏ khoảng 50 giọt chất lỏng

vào đĩa thủy tinh

- Cân khối lượng đĩa chứa 50 giọt chất lỏng ta

được m2

- Như vậy, khối lượng 1 giọt nước sẽ được tính

bằng công thức sau:

mNước = (m2 – m1)/NNước

N: là số giọt nước

3 Phương pháp vòng

- Dùng một vòng kim loại được nhúng vào chất

lỏng cần khảo sát, sao cho chất lỏng bao phủ hoàn toàn

- Khi kéo từ từ vòng kim loại ra khỏi chất lỏng thì

có một lớp chất lỏng được kéo ra bởi mép của vòng

- Theo đó lớp chất lỏng sẽ tác dụng lên vòng kim

loại một lực gọi là lực căng bề mặt

Trang 5

- Hệ số căng bề mặt được xác định bằng công

thức: σ = F2−F1

4 πrr

- F2 – F1: lực căng bề mặt F

- Bán kính của vòng kim loại được đo bằng

thước kẹp

- F1 được xác định khi treo vòng kim loại vào lực

kế và giá trị của lực F1 là số chỉ của lực kế

- Sau đó nâng giá đỡ lên sao cho vòng kim loại

ngập hoàn toàn trong dung dịch chất lỏng

- Tiếp đó hạ từ từ giá đỡ dung dịch chất lỏng đến

khi vòng dây kim loại bứt khỏi bề mặt dung dịch chất lỏng

- Số chỉ lực kế lúc vòng kim loại vừa bứt ra chính

là giá trị F2

Ứng dụng

Trang 6

 HIện tượng căng bề mặt có thể giúp

chúng ta giải thích được một số hiện tượng

có trong tự nhiên như:

1 Vì sao dầu không tan được trong nước?

2 Những chú chim thường xuyên phải

nhào ngụp xuống nước để bắt cá tại sao không bị chìm?

3 Hay những con vịt khi đi dưới mưa mà lông không hề bị ướt mà những con gà thì

bị ướt và trở thành gà “rù”?

Sở dĩ như vậy là vì sức căng bề mặt của dầu nhỏ hơn nước Khi dầu rơi vào mặt nước, nước

co lại hết mức nên đã kéo dầu dãn ra thành

một màng mỏng nổi bên trên Hơn nữa, tỷ trọng dầu lại nhỏ hơn nước rất nhiều, nên dù có dùng sức khuấy thế nào, thì màng dầu vẫn nổi trên mặt nước và không hòa tan được

Những chú chim có thể nhào ngụp xuống nước

để bắt cá cũng dựa vào đặc tính dầu để bảo vệ mình Bộ long vũ trên cơ thể chúng thường

xuyên được tráng một lớp dầu mỡ đặc biệt tiết

Trang 7

ra từ các lỗ chân lông Nếu không có lớp dầu bảo vệ, lông vũ sẽ bị ướt và khi đó chim sẽ chết chìm ngay

Lúc trời mưa, những con vịt có thể chạy đi chạy lại dưới mưa mà lông không bị ướt hay có thể bơi lội trong nước mà không bị chìm là do bộ lông vịt cũng được bao phủ bởi một lớp dầu

mỡ, đồng thời lông của chúng cũng có đặc tính

là rát nhẹ nên giúp cho bộ lông không bị ướt và thân vịt không bị chìm

Ở gà do trên lông không có lớp dầu che phủ nên bị nước mưa thấm ướt

 Đối với ngành y - dược, sức căng bề mặt được ứng dụng vào một số trường hợp như:

1 Xác định hàm lượng thuốc của 1 giọt thuốc nhỏ mắt

2 Giúp nhũ tương, hỗn dịch ổn định hơn nhờ chất nhũ hóa và chất gây thấm

Trang 8

3 Hay trong xét nghiệm muối mật trong nước tiểu

Để xác định hàm lượng thuốc của 1 giọt thuốc nhỏ mắt, ta áp dụng phương pháp đếm và cân giọt chất lỏng, sử dụng công thức : σ = mg

2 πrr để tính

được hàm lượng thuốc của 1 giọt thuốc nhỏ mắt

Nhũ tương, hỗn dịch là những hệ phân tán

không bền, nên cần có chất nhũ hóa đối với nhũ tương hay chất gây thấm đối với hỗn dịch

để giúp cho nhũ tương, hỗn dịch ổn định hơn Chất nhũ hóa và chất gây thấm là chất làm

giảm sức căng bề mặt của các pha trong hệ và

từ đó duy trì được sự ổn định cấu trúc của hệ nhũ tương, hỗn dịch

Trang 9

Khi xét nghiệm muối mật trong nước tiểu, trong trường hợp bệnh lý như viêm gan tắc mật, sức căng bề mặt của nước tiểu giảm do trong nước tiểu có muối mật

Đối với ngành y - dược, sức căng bề mặt được ứng dụng vào một số trường hợp như:

1 Xác định hàm lượng thuốc của 1 giọt thuốc nhỏ mắt

2 Giúp nhũ tương, hỗn dịch ổn định hơn nhờ chất nhũ hóa và chất gây thấm

3 Hay trong xét nghiệm muối mật trong nước tiểu

Để xác định hàm lượng thuốc của 1 giọt thuốc nhỏ mắt, ta áp dụng phương pháp đếm và cân giọt chất lỏng, sử dụng công thức : σ = mg

2 πrr để tính

Trang 10

được hàm lượng thuốc của 1 giọt thuốc nhỏ mắt

Nhũ tương, hỗn dịch là những hệ phân tán

không bền, nên cần có chất nhũ hóa đối với

nhũ tương hay chất gây thấm đối với hỗn dịch

để giúp cho nhũ tương, hỗn dịch ổn định hơn Chất nhũ hóa và chất gây thấm là chất làm

giảm sức căng bề mặt của các pha trong hệ và

từ đó duy trì được sự ổn định cấu trúc của hệ nhũ tương, hỗn dịch

Khi xét nghiệm muối mật trong nước tiểu, trong trường hợp bệnh lý như viêm gan tắc mật, sức căng bề mặt của nước tiểu giảm do trong nước tiểu có muối mật

Ngày đăng: 06/12/2016, 18:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w