GIÁO ÁN Địa lí 12 Chương trình phân ban MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Bài 27: VỐN ĐẤT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẤT I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.. - Thấy được
Trang 1GIÁO ÁN
Địa lí 12 (Chương trình phân ban)
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Bài 27: VỐN ĐẤT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẤT
I- Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh cần:
1 Về kiến thức: - Nắm được vai trò và hiện trạng vốn đất của nước ta
- Thấy được một số vấn đề trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng
2 Về kĩ năng: - Đọc, hiểu lược đồ, biểu đồ, nhận xét bảng số liệu
3 Về thái độ: Liên hệ được với tình hình sử dụng đất ở địa phương
II- Thiết bị dạy học: Lược đồ cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng năm 2002
III- Hoạt động dạy học:
Vào bài: Bài trước chúng ta đã học về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta Từ hôm nay, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các ngành kinh tế cụ thể của nước ta, trước hết là ngành nông nghiệp Vào phần mới
Nước ta cơ bản vẫn là nước nông nghiệp Mà sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ đến nguồn TLSX là đất đai Vốn đất và hiện trạng sử dụng vốn đất của nước ta hiện nay ra sao Vào bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cả lớp
- GV đặt vấn đề: Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Tấc đất tấc vàng” để nói
lên vai trò và vị trí quan trọng của đất đai Ngày nay, đất đai được xem là tài
nguyên quốc gia vô cùng quý giá Tại sao?
- HS trả lời, GV chuẩn kiến thức:
+ Là TLSX đặc biệt không thể thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp
+ Là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa xã hội,
an ninh quốc phòng
- GV dẫn dắt:
1/ Vốn đất:
Trang 2Diện tích nước ta: 329.297 km2
Dân số: 80,9 triệu người (2003)
Yêu cầu HS tính bình quân đất tự nhiên Nhận xét:
Vào loại thấp của thế giới, bằng 1/6 mức trung bình của thế giới
- GV nêu vấn đề: Nước ta: ¾ diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa, tài nguyên đất rất dễ bị suy thoái + sức ép dân số và việc sử dụng không
hợp lí kéo dài Vấn đề sử dụng tài nguyên đất có ý nghĩa rất lớn đối với việc
phát triển KTXH và bảo vệ môi trường
- Cho HS phân tích cơ cấu sử dụng đất năm 2002 của cả nước (bảng 27.1)
Một HS trình bày, GV bổ sung và chuẩn lại kiến thức
* Hoạt động 2: Nhóm
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
Yêu cầu chung: Dựa vào Sgk và hiểu biết của bản thân, hãy:
+ Phân tích hiện trạng sử dụng đất NN của mỗi vùng (nêu các vấn đề đặc
trưng trong việc sử dụng đất NN)
Bình quân diện tích đất tự nhiên của nước ta: 0,4 ha/ người
- Đất NN: 9,4 triệu ha (28,6%), hiện đang được mở rộng
- Đất LN: 12 triệu ha (36,6%), tăng khá nhanh trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn quá ít so với điều kiện tự nhiên nước ta
- Đất CD và đất ở: 2 triệu ha (6,3%), có xu hướng tăng do sức ép dân số và quá trình CNH,HĐH
- Đất CSD: 9,4 triệu ha (28,5%), giảm nhiều so với trước do mở rộng S đất NN và trồng rừng
2/ Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp:
a/ Ở vùng đồng bằng:
- Đồng bằng sông Hồng
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
Trang 3- Một HS trong nhóm lên trình bày GV chuẩn kiến thức.
IV- Hoạt động củng cố/đánh giá:
Nêu đặc điểm đặc trưng trong vấn đề sử dụng đất nông nghiệp của địa phương em
V- Hoạt động nối tiếp:
Hoàn thành phiếu học tập số 2
Làm bài tập 2/ 103
VI- Phụ lục:
Phiếu học tập
Trang 4PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Nhiệm vụ: Dựa vào SGK Địa lí 12 bài 27 kết hợp hiểu biết của bản thân, em hãy hoàn thành phiếu học tập sau đây:
Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp các vùng
Trang 5THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp các vùng
Đồng bằng
sông Hồng
- Bình quân đất NN thấp nhất cả nước: 0,05 ha/người
- Khả năng mở rộng rất hạn chế
- Đạt trình độ thâm canh cao
- Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ
- Tận dụng S mặt nước nuôi trồng thủy sản
Đồng bằng
sông Cửu Long - Bình quân đất NN: 0,18 ha/người- Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn - Làm thủy lợi, cải tạo đất- Thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây
trồng
- Phát triển nuôi trồng thủy sản ở ven bờ Duyên hải miền
Trung - Hạn hán- Nạn cát bay và sự di động của các cồn cát do gió - Giải quyết nước tưới trong mùa khô- Trồng rừng phòng hộ
- Nuôi trồng thủy sản Trung du miền núi - Diện tích nương rẫy không ngừng được mở rộng
- Đất dốc, dễ bị xói mòn, làm thủy lợi khó khăn - Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc
- Làm ruộng bậc thang
- Ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc
ít người
Trang 6PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Học sinh: ………
Lớp: ………
Nhiệm vụ: Dựa vào SGK Địa lí 12 bài 27 kết hợp hiểu biết của bản thân, em hãy hoàn thành phiếu học tập sau đây:
Hiện trạng sử dụng đất của các vùng
Vùng Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng
Và đất thổ cư
Đất chưa sử dụng
Trung du & miền núi
Phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ