Hiểu được giá trị tư tưởng của truyện ngắn Người trong bao , phê phán sâu sắc lối sống trong bao hèn nhát , cá nhân , ích kỉ và hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX , qua
Trang 1TUẦN 27 – 2 tiết (ĐỌC VĂN)
( Sê - khốp )
A MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp học sinh :
1 Hiểu được giá trị tư tưởng của truyện ngắn Người trong bao , phê phán sâu sắc lối sống trong bao hèn nhát , cá nhân , ích kỉ và hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX , qua hình tượng người trong bao Bê-li-cốp
2 Hiểu được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình , sáng tạo biểu tượng , cách kể chuyện độc đáo , giọng điệu vừa mỉa mai châm biếm vừa trầm buồn Củng cố kĩ năng phân tích nhân vật và khái quát chủ đề của truyện
3 Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao : háo danh , xu nịnh , giáo điều sợ hãi , hèn hạ trước quyền lực Từ đó góp phần xây dựng đạo đức và lối sống trung thực tự tin, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lí tưởng cao đẹp
4 Nắm vững nội dung , ý nghĩa chủ đề , nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật người trong bao
Bê-li-cốp.
B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
SGK, SGV, Thiết kế bài học
C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Thảo luận , thuyết trình , phát vấn
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Chép thuộc lòng bản dịch bài thơ Tôi yêu em của Puskin và cho biết những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
Em có ấn tượng nhất ở nhân vật nào trong truyện Người trong bao ? Vì sao ?
Hãy tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Người trong bao
3/ Giới thiệu bài mới
I Tìm hiểu ngữ liệu :
- Tổ chức đọc văn bản : chữ nhỏ GV kể ,
chữ to HS đọc Chú ý sửa giọng đọc cho
phù hợp chậm buồn , pha chút mỉa mai ,
lời thoại nhân vật
- Đánh giá sơ bộ nội dung và ý nghĩa
truyện ?
- Thử giải thích ý nghĩa chi tiết cái bao
I GIỚI THIỆU CHUNG :
1 Văn học Nga thế kỉ XIX :
- Phản ánh xã hội Nga dưới chế độ PK chuyên chế nặng nề.
1 Tác giả Sê - khốp
- Nhà văn Nga kiệt xuất có nhiều cống hiến cho nền văn học Nga và hoạt động xã hội, giáo dục, văn hoá…
- Đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, nhà cách tân thiên tài ở lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói
Trang 2trong tác phẩm : vật dụng đựng đồ , tính
cách Bê-li-cốp , một kiểu người một lối
sống ở nước Nga cuối thế kỉ XIX
- Người trong bao là một vấn đề mang tính
thời sự ở nước Nga và cả với chúng ta ngày
nay Nếu vẫn giữ lối sống đó thì con người
không bao giờ tiến bộ và cái lối sống này đã
biến tướng thành nhiều dạng khác nhau : sợ
thất bại, ngại đám đông, không dám có ý
kiến …
* HS hoạt động nhóm :
- HS: NV Bê-li-cốp được tác giả khắc
hoạ như thế nào ? Tìm những chi tiết tiêu
biểu và đặc sắc thể hiện tính cách nhân
vật này ?
- HS : Lối sống của Bê-li-cốp có ảnh
hưởng như thế nào đến tinh thần và hoạt
động của giáo viên và nhân dân thành
phố ? Qua đó, tác giả muốn phản ánh,
phê phán điều gì ?
- Sự nghiệp sáng tác của Sê – khốp khá đồ sộ với hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa Từ những cốt truyện giản dị, tác phẩm của Sê – khốp thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa
2 Truyện ngắn Người trong bao :
- Tp được sáng tác trong thời gian nhà văn nghỉ dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen
- Bối cảnh tác phẩm là xh Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối TK XIX
- Người trong bao là một phát hiện nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của nhà văn, một câu chuyện cười ra nước mắt về c/đời của một người mắc chứng bệnh sợ hãi, bạc nhược đến thảm hại Đó là lối sống tầm thường, hủ lậu, hèn nhát, máy móc, giáo đều đến đê tiện Lối sống ấy đã đầu độc tâm hồn con người, ảnh hưởng trong xã hội Nga những năm cuối TK XIX Câu chuyện không chỉ phản ánh thực trạng xã hội mà còn có ý nghĩa triết lí sâu sắc
II ĐỌC – HIỂU :
1 Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp :
- Ngoại hình :
• Cặp kính râm >< mặt tái nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn
• Giày cao su, áo bành tô bẻ cổ cao, cầm ô, lỗ tai nhét bông >< trời đẹp
- Cách sống :
• Tất cả vật dụng cho vào bao
• Đóng kín cửa, kéo chăn trùm kín >< không khí nóng bức
• Ghê sợ hiện tại nhưng lại tôn sùng quá khứ : Say mê tiếng Hi Lạp cổ
• Giấu tất cả ý nghĩ của bản thân , luôn lo sợ cấp trên , ứng xử lập dị với tình yêu
Khát vọng thu mình trong một cái bao, ghê sợ hiện tại, quay về quá khứ : cô độc, sợ hãi tất cả
Tự hài lòng với lối sống cổ lỗ , kì quái của bản thân , không nhận ra thái độâ ghê sợ, khinh bỉ, chế giễu của mọi người với mình
Kiểu “người trong bao” : hèn nhát, máy móc, cổ lỗ,
“có lối sống trong bao”, “tính cách trong bao”.
2 Thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp
- Sợ hãi, né tránh, hoặc khinh ghét, nói thẳng ra mặt, thậm chí to tiếng gây gổ, xô ngã Bê-li-cốp nhưng cuối cùng họ
Trang 3- HS : Vì sao Bê-li-cốp chết ? Hãy giải
thích thái độ, tình cảm của mọi người đối
với Bê-li-cốp lúc còn sống và khi y chết
Điều đó có ý nghĩa gì ?
- HS : “Cái bao là một hình ảnh độc đáo,
sáng tạo được nhà văn xây dựng vối
nhiều dụng ý nghệ thuật Hãy phân tích ý
nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của biểu
tượng “cái bao” từ đó khái quát chủ đề
tưtưởng của truyện ngắn ?
- HS : Những nét đặc sắc về nghệ thuật ?
II Củng cố : HS đọc nghi nhớ trang 70.
III Dặn dò : Soạn bài mới THAO TÁC
LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
đều bị tính cách ấy, lối sống ấy làm cho sợ hãi, đầu độc họ suốt 15 năm trời
- Bê-li-cốp chết đi nhưng lối sống và tính cách vẫn tiếp tục xuất hiện, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và tương lai của họ, không tài nào thoát ra được
Chưa hết những người trong bao thì không khí vẫn còn
ngột ngạt
Chỉ có thể thay đổi cách sống một cách triệt để với một cuộc cách mạng mà thôi.
* Chủ đề tư tưởng của truyện : Tác giả phê phán, lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga đồng thời bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thướng, vô vị và hủ lậu như thế mãi.
3 Một vài nét nghệ thuật :
- Hai ngôi kể song song và truyện lồng trong truyện
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình , biểu tượng cái bao
- Đối lập, tương phản giữa các kiểu người, tính cách, lối sống
- Kết thúc trực tiếp phát biểu chủ đề bằng một câu cảm
“Không thể sống như thế này mãi được”.
GHI NHỚ (SGK-70)
III.LUYỆN TẬP :
(Xem gợi ý sách Bài tập Ngữ văn 11)