Khi cải tạo, mở rộng, Công ty thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng Công ty chưa tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất. Do vậy, theo điểm b, mục 1 Điều 3 của Thông tư 012012TTBTNMT, Công ty tiến hành lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động lưu trữ hàng hóa của kho chứa hàng để trình nộp Sở TNMT Thành phố Hồ Chí Minh để được xem xét, thẩm định.
Trang 1MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
MỞ ĐẦU 1
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 55
Trang 2Bảng 0.1: Diện tích các công trình 13
Bảng 0.2: Các hạng mục về bảo vệ môi trường 14
Bảng 0.3: Danh mục máy móc thiết bị tại nhà kho 16
Bảng 0.4: Nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật ổn định 1 năm 17
Bảng 0 5: Thông tin của thuốc bảo vệ thực vật tại kho 18
Bảng 0 6 Nhu cầu phân bón các loại 1 năm ổn định 19
Bảng 0.7 Danh sách chất thải nguy hại đăng ký phát sinh thường xuyên 21
Bảng 0.8: Khối lượng chất thải sản xuất phát sinh tại công ty 23
Bảng 0.9: Hàm lượng chất ô nhiễm trung bình có trong nước mưa chảy tràn 25
Bảng 0.10 Tải lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường 27
Bảng 0.11: Tải lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường 28
Bảng 0.12: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 28
Bảng 0.13 Kết quả quan trắc chất lượng không khí trong kho 32
Bảng 0.14: Danh sách chất thải nguy hại phát sinh tại công ty 33
Bảng 0.15 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường vi khi hậu khu vực nhà kho 35
Bảng 0.16 Kế hoạch xây dựng HTXL mùi hôi từ thuốc BVTV 44
Bảng 0.17 Các hạng mục công trình XLNT 46
Trang 3Hình 0.1: Quy trình nhập kho hàng hóa tại Công ty 15
Hình 0.2: Chi tiết bể tự hoại ba ngăn 26
Hình 0.3: Sơ đồ xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt 27
Hình 0.4 Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa 27
Trang 4BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa
BTNMT Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
TN & MT Tài Nguyên & Môi Trường
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Việc thành lập và tình trạng hiện tại của Cơ sở
Do những thuận lợi về điều kiện đất đai, khí hậu, tập quán canh tác, nước ta có nhiều cơ hội để chuyên môn hóa các cây trồng đặc sản hơn một số nước khác và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn không chỉ về lúa gạo mà cả về rau và hoa quả Khi tham gia vào thị trường nông sản thực phẩm thế giới, tất nhiên chúng ta sẽ phải tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế của các loại sản phẩm này, không thể sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật để lại dư lượng trong nông sản và ô nhiễm môi trường Ngày nay, một
số các thuốc BVTV thế hệ cũ (hợp chất hữu cơ - kim loại - các hợp chất hữu cơ clo, hợp chất hữu cơ - phospho) có độ độc cao đã bị cấm sử dụng
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi thì ngành nông nghiệp Việt Nam cũng gặp phải rất nhiều khó khăn do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã và đang thu hẹp dần diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp Vì thế, để đảm bảo được năng suất lương thực thực phẩm, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho nhân dân và tổng giá trị xuất khẩu nông sản của cả nước, người nông dân đã vận dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật như thâm canh cây trồng, cải tiến các giống cây trồng cho năng suất cao, tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh
Ở nước ta, khi nhấn mạnh các mặt tiêu cực của sử dụng hóa chất nông nghiệp, một số ý kiến cực đoan cho rằng phải hạn chế sản xuất và sử dụng thuốc BVTV và phải thay thế hóa chất nông nghiệp bằng các giải pháp kỹ thuật sinh học Song theo các báo cáo gần đây nhất của các nhà khoa học thuộc lĩnh vực này thì thậm chí đến năm 2020 các hóa chất nông nghiệp nói chung và thuốc BVTV nói riêng vẫn giữ vai trò chính trong bảo vệ mùa màng và tăng năng suất cây trồng Các giải pháp kỹ thuật sinh học, các thành tựu khoa học mới không thể phát huy tác dụng tức thì và dù có tăng trưởng hết sức nhanh chóng thì cũng chỉ thay thế được 10% trị giá thị trường hóa chất nông nghiệp
Nhận thấy được tầm quan trọng đó của ngành công nghiệp, xây dựng và những lợi nhuận mà nó mang lại, nhà đầu tư Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A quyết định thành lập cơ sở kinh doanh các loại phân bón, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, thuốc BVTV tại 83 Đường số 24, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Công ty đã được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310458110 Đăng ký lần đầu ngày
Trang 617/11/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 27/10/2014.
Cửa hàng của Công ty tọa lạc 83 Đường số 24, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Đến năm 2014, do nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A đã tiến hành xây dựng thêm kho chứa hàng tại địa chỉ số
80 Bàu Giã, Ấp 1, X.Phước Vĩnh An, Củ Chi, TpHCM với sức lưu chứa là 20 tấn.Khi cải tạo, mở rộng, Công ty thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng Công ty chưa tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất Do vậy, theo điểm b, mục 1 Điều 3 của Thông tư 01/2012/TT-BTNMT, Công ty tiến hành lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động lưu trữ hàng hóa của kho chứa hàng để trình nộp Sở TNMT Thành phố Hồ Chí Minh để được xem xét, thẩm định
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính Phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số
vệ sinh lao động”
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài
Trang 7Nguyên & Môi Trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Thông tư số 25/2009/BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành một số các Quy chuẩn về chất lượng môi trường
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài Nguyên & Môi trường về việc ban hành một số các Quy chuẩn về chất lượng môi trường
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại
- Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT về quy định về lập, thẩm định, phê duyệt
và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng
ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
- Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
- QCVN 27: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
Trang 8- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
2.2 Căn cứ về thông tin
- Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1997
- Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2006
- Trần Huế Nhuệ và nhóm tác giả, Quản lý chất thải rắn, tập 1, NXB Xây dựng, 2001
- Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1, NXB Khoa học
và kỹ thuật, 2002
- Nguyễn Đức Khiển, Quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây dựng, 2010
- Nguồn tài liệu sáng lập
- Số liệu đo đạc ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước tại công ty
- Sơ đồ mặt bằng tổng thể của công ty
- Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB Xây dựng, 2010
- Niên giám thống kê TP HCM Chi Cục Thống Kê TP HCM, năm 2011
- World Health Organization (WHO) Environmental Technology Series Assessment of sources of air, water, and land pollution A Guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating environmental control strategies
- Part I and II 1993
- Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1997
- Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2006
- Trần Huế Nhuệ và nhóm tác giả, Quản lý chất thải rắn, tập 1, NXB Xây dựng, 2001
- Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1, NXB Khoa học
và kỹ thuật, 2002
- Nguyễn Đức Khiển, Quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây dựng, 2010
- Nguồn tài liệu sáng lập
- Số liệu đo đạc ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước tại công ty
- Sơ đồ mặt bằng tổng thể của công ty
Trang 92.3 Quy trình thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
Quá trình thực hiện Đề án BVMT chi tiết của “Kho lưu trữ thuốc bảo vệ thực vật
và phân bón nông nghiệp với công suất lưu trữ của kho là 20 tấn” của Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A được tóm tắt như sau:
2.4 Đơn vị lập báo cáo
Đơn vị tiến hành lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho “Kho lưu trữ thuốc bảo
vệ thực vật và phân bón nông nghiệp với công suất lưu trữ của kho là 20 tấn là Công
ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A với sự tư vấn của Công ty Cổ Phần Tư Vấn Môi Trường Sài Gòn
- Thông tin đơn vị tư vấn:
- Công ty Cổ Phần Tư Vấn Môi Trường Sài Gòn
- Địa chỉ: 45/1, Bùi Quang Là, Phường 12, Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0838.956.011 Fax: 0838.956.014
- Email: congtymoitruongsaigon@yahoo.com.vn
- Người đại diện: Bà Trần Thị Thảo Chức vụ: Giám Đốc
Tháng 07 – 08/2014
Khảo sát thực địa, thu thập thông tin:
điều kiện tự nhiên, kinh tế
Khảo sát tình hình lưu trữ hàng hóa
và hoạt động của Công ty
Khảo sát các điểm thải, các điểm phát sinh ô nhiễm
Công ty CPTV Môi trường Sài Gòn
Tháng 08/2014 – 09/2014 Lấy mẫu quan trắc chất lượng môi
trường
Công ty CP DV TV Môi trường Hải Âu
trường Sài GònTháng 09/2014 Tham vấn ý kiến cộng đồng Xã
Phước Vĩnh An
Công ty CPTV Môi trường Sài Gòn
Trang 10Danh sách các thành viên lập Đề án BVMT chi tiết bao gồm:
kinh nghiệm Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A
Công Ty CP Tư Vấn Môi Trường Sài Gòn
7 Cử Nhân Trương Lê Toàn Định Chuyên viên tư vấn 4
Trang 11CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ QUA CỦA CƠ SỞ1.1 Tên cơ sở
“Kho lưu trữ thuốc bảo vệ thực vật và phân bón nông nghiệp
với công suất 20 tấn”
1.2 Chủ cơ sở
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A
- Người đại diện: Ông LÊ XUÂN HẢI Chức danh: Giám Đốc
- Giấy chứng minh số: 024679390 cấp ngày 31/01/2010 tại công an TP.HCM
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện tại: số 12/81X Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: số 12/81X Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0310458110 Đăng ký lần đầu ngày 17/11/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 27/10/2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp
1.3 Vị trí địa lý của Cơ sở
1.3.1 Vị trí địa lý của Cơ sở
Kho chứa của Công ty nằm tại địa chỉ 80 Bàu Giã, Ấp 1, xã Phước Vĩnh An, huyện
Củ Chi, Tp HCM có vị trí tiếp giáp như sau:
• Bắc giáp nhà dân số 80A,
• Nam giáp nhà dân
• Đông giáp đất trống
• Tây giáp Công ty Sao vàng
1.3.2 Đối tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội xung quanh Cơ sở
1.3.2.1 Đối tượng tự nhiên
Huyện Củ Chi có Thị trấn Củ Chi và 20 xã là Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân
An Hội, Phước Hiệp, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Thái Mỹ, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng, An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Tây, Trung An, Hòa Phú, Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông và Phước Vĩnh An
Trang 12 Điều kiện về địa hình
Xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam
bộ và miền sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc – Đông nam
và Đông bắc – Tây nam Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m
Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố
Điều kiện về khí tượng thủy văn
Thời tiết – khí hậu
Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:
Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12) Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 10oC
Thổ nhưỡng: đất phù sa phân bố theo hành lang ven rạch
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hoá học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát tán bụi và khí thải, quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động
Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm cao và ổn định quanh năm Biến thiên nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3,00C Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,60C Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8 0C (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,80C (tháng 12)
Trang 13văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.
Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều
Bức xạ mặt trời
Bức xạ hấp thụ khá cao, trung bình hằng năm đạt 0,37 – 0,38 Kcal/cm2/ngày Lượng bức xạ cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 9 Số giờ
nắng trong ngày trung bình là 08 giờ
Độ ẩm không khí tương đối
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt độ của cơ thể và sức khỏe người lao động
Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao: 79,5% vào mùa khô; 80 – 90% vào mùa
mưa Trong một ngày - đêm, độ ẩm không khí thấp nhất lúc 13 giờ (khoảng 48%) và
cao nhất lúc 1 giờ - 7 giờ sáng (khoảng 95%)
Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể
Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2920 giờ
Trang 141.3.2.2 Đối tượng kinh tế - chính trị - xã hội
A ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ
Công nghiệp
Huyện Củ Chi cũng sẽ là nơi tập trung các khu, cụm công nghiệp lớn của thành phố đảm bảo việc xử lý ô nhiễm, an toàn về môi trường như: Khu công nghiệp Tân Phú Trung quy mô 543ha; Khu công nghiệp Tây Bắc huyện Củ Chi 380ha; Khu công nghiệp Bàu Đưng 175ha; Khu công nghiệp Đông Nam Củ Chi tại xã Hòa Phú và xã Bình Mỹ 338 ha, trong đó có 10ha tái định cư và 45ha nhà ở chuyên gia, công nhân;
…
Thương mại – Dịch vụ
Hệ thống trung tâm và các hạng mục công trình công công của huyện bảo đảm các loại hình phục vụ thiết yếu cho dân cư, bao gồm:
Công trình công cộng: trong các thị trấn và xã gồm cá công trình công cộng mang
tính thường xuyên như công trình hành chính cấp xã – thị trấn, thương mại dịch vụ, chợ, trạm y tế, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cở sở và công trình công cộng khu vực
Trên lĩnh vực KH – CN: Huyện Củ Chi đã triển khai dự án trang bị công nghệ thông
tin và nâng cấp hệ thống máy chủ với tổng vốn tư là 413 triệu
Trên lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông: các doanh nghiệp viễn thông tích cực đầu tư
phát triển nên đã thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Các điểm Bưu điện văn hóa xã phường duy trì hoạt động hiệu quả, góp phần thực hiện nhu cầu hưởng thụ tinh thần của quần chúng nhân dân
Nông nghiệp – Phát triển nông thôn
Cùng với tiến trình đô thị hóa cũng như công tác quy hoạch định hướng phát triển
đô thị trên địa bàn xã Nông nghiệp vẫn duy trì trồng lúa nước kết hợp chăn nuôi nhỏ
lẻ theo hộ Năm 2012 diện tích trồng nông nghiệp tăng 316,67% ( trong đó trồng hoa phong lan thu nhập bình quân 150 triệu đồng/ha/năm) Quy hoạch đến năm 2020 quỹ đất nông nghiệp còn lại khoảng 9.489,56 ha, chiếm 37,6% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm đất nông nghiệp tập trung 8.339,56 ha; đất nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn 510ha, đất dự trữ theo quy hoạch chi tiết 640ha
Tài nguyên – Môi trường
Trang 15Tài nguyên nước: Nguồn nước của huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh, rạch, hồ,
ao Tuy nhiên, phân bố không đều tập trung ở phía Đông của huyện (Sông Sài Gòn) và trên các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300 km cả hệ thống, đa
số chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân
Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê, năm 2003 diện tích đất lâm nghiệp có rừng
của huyện là 319,24 ha, trong đó rừng tự nhiên 139,27 ha chiếm 43,63% diện tích đất
có rừng; rừng trồng 179,97 ha, chiếm 56,37% diện tích đất có rừng
B VĂN HÓA – XÃ HỘI
Giáo dục – Đào tạo
Năm 2013 toàn ngành đã gặt hái nhiều thành tích đáng biểu dương với 14235 cháu Bé khỏe – ngoan đạt 99.57% (tăng 0.88% so với năm học trước) Bậc tiểu học có 19.717
em học sinh giỏi đạt 63,12% (tăng 2,98%), 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, hiệu suất đào tạo đạt 99,34% (tăng 0,44%) Bậc trung học cơ sở có 7.286 học sinh Giỏi đạt 39,12%,( giảm 2.99%), 6361 học sinh Khá đạt tỷ lệ 34.15 % (tăng 0.09%), học sinh lên lớp thẳng có 18214/18627 em, tỷ lệ 97,78%, hiệu suất đào tạo sau
4 năm đạt 88.42% (tăng 0.08% so với năm học 2012 – 2013) Bên cạnh đó, tính đến nay toàn huyện đã xây dựng được 19 trường đạt chuẩn Quốc gia và 5 trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1,2 và 3
Y tế
Trên địa bàn có nhiều cơ sở hành nghề y dược tư nhân Tổ chức kiểm tra sức khỏe
và khám chữa bệnh cho người nghèo trong địa bàn xã, phường
Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kế hoạch hóa gia đình cho từng đối tượng trong địa bàn xã phường Tỷ lệ gia đình sinh con thứ 3 trên địa bàn xã , phường
đã giảm xuống đáng kể
1.3.3 Nguồn tiếp nhận nước thải của cơ sở
Do đặc thù là ngành lưu trữ vì vậy nước thải phát sinh tại nhà kho là nước thải sinh hoạt từ quá trình vệ sinh tay chân và nước thải từ nhà vệ sinh với lưu lượng rất thấp khoảng 0,3m3/ngày Nước thải sinh hoạt được xử lý qua hầm tự hoại sau đó cho qua bể
Trang 16lọc bằng than hoạt tính và khử trùng trước khi tự thấm trong khuôn viên công ty.
Nước mưa chảy vào hệ thống thu gom nước mưa sau đó tự thấm trong khuôn viên nhà kho
1.4 Các hạng mục xây dựng
1.4.1 Các hạng mục về kết cấu hạ tầng
Hệ thống giao thông nội bộ:
Đường giao thông đã được tráng nhựa và quy hoạch hoàn chỉnh với trục giao thông rộng Do vậy rất thuận lợi cho giao thông đi lại và quá trình vận chuyển hàng hóa của xe tải ra vào Công ty và hoạt động của xe cứu hỏa trong trường hợp nếu có sự
cố xảy ra
Hệ thống thông tin, liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc của Công ty là một phần của hệ thống thông tin liên lạc chung trong Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh Và mạng thông tin liên lạc của Công ty được ghép nối vào mạng viễn thông của bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh
Hệ thống cấp điện:
Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A sử dụng nguồn điện từ mạng lưới điện quốc gia do Công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp với lượng tiêu thụ khoảng 300 kW/tháng
Hệ thống cấp nước:
Hiện nay, khu vực nhà máy chưa có hệ thống cấp nước thủy cục đi ngang Do đó, nguồn nước cấp cho hoạt động của Công ty chủ yếu là nước từ giếng khoan nằm trong khuôn viên Tuy nhiên, công ty chưa lắp đồng hồ đo lưu lượng nên lượng trung bình
sử dụng cho 1 ngày ước tính khoảng 1,5 m3/ngày Chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của cán bộ nhân viên trong hoạt động tại kho, tưới cây xanh và phòng cháy chữa cháy
Trang 17 Hệ thống thoát nước mưa, thu gom xử lý nước thải:
Công ty đã thiết kế tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải bố trí một cách hợp lý trong khuôn viên kho Đồng thời, thường xuyên quét dọn, thu gom nguyên liệu rơi vãi trên bề mặt kho bãi, đường nội bộ nhằm tránh trường hợp nước mưa cuốn theo rác xuống cống
Hệ thống thoát nước mưa
Đối với nước mưa phát sinh trên mái nhà xưởng, công ty lắp đặt hệ thống máng thu rộng 400mm, bố trí dọc theo mái nhà Nước mưa thu gom vào máng thông qua ống
sê nô là các ống PVC, đường kính 114mm, dẫn xuống các hố ga Trước khi vào hố ga, nước mưa thông qua hệ thống chắn rác Các hố ga nối với nhau bằng hệ thống mương
bê tông, đường kính 400mm bao quanh nhà xưởng của công ty, dẫn nước mưa tự thấm trong khuôn viên công ty Khoảng cách giữa các ống sê nô và khoảng cách giữa các hố
ga với nhau là 6m
Đối với nước mưa trong khuôn viên công ty, được thu gom vào hệ thống hố ga
cùng với nước mưa trên mái, tự thấm trong khuôn viên nhà kho (Bản vẽ hệ thống thoát nước mưa đính kèm phụ lục).
Hệ thống thu gom nước thải
Nước thải sinh hoạt phát sinh tại công ty chủ yếu là từ hoạt động của 3 công nhân (không nấu, không tắm), lượng nước thải khoảng 0,3 m3/ngày.
Nguồn: Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A, 2014
1.4.3 Các hạng mục về bảo vệ môi trường
Công ty đã sử dụng diện tích đất là 15m2 để đầu tư xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của Công ty gồm có: nhà tập trung chất thải rắn,
Trang 18khu vực vệ sinh Chi tiết như sau:
Bảng 0.2: Các hạng mục về bảo vệ môi trường
Nguồn: Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A, 2014
1.5 Công suất, thời gian hoạt động của cơ sở
Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A đã được Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0310458110, đăng ký lần đầu ngày 7/4/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 27/10/2014 với ngành nghề hoạt động kinh doanh là chuyên buôn bán phân bón và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ; dịch vụ đóng gói; …
Nhà kho lưu trữ thuốc bảo vệ thực vật và phân bón nông nghiệp với công suất 20 tấn của Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A đi vào hoạt động chính thức
từ năm đầu năm 2014 đến nay
1.6 Quy trình lưu trữ hàng hóa tại kho
Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A có quy trình lưu trữ như sau:
Quy trình lưu trữ hàng hóa
Trang 19Hình 0.1: Quy trình nhập kho hàng hóa tại Công ty
Thuyết minh quy trình hoạt động
Đặt hàng: Tùy vào thời tiết, nhu cầu và tình hình sâu bệnh vào từng thời điểm mùa
vụ, Công ty sẽ đặt hàng các nhà cung cấp (các Công ty, doanh nghiệp sản xuất phân bón, thuốc BVTV) các mặt hàng phân bón thuốc BVTV khác để đảm bảo đủ và chủ động được nguồn hàng cung cấp cho người dân
Vận chuyển: Thông qua đơn đặt hàng và điều khoản trong hợp đồng nhà cung cấp
sẽ vận chuyển và giao cho đại lý tại kho hoặc Công ty sẽ cử xe vận chuyển xuống nhà cung cấp để lấy hàng Các mặt hàng thuốc BVTV thường được vận chuyển bằng xe chuyên dụng, phân bón được vận chuyển bằng xe tải
Kiểm tra: Khi hàng hóa được vận chuyển về đến kho, Công ty sẽ kiểm tra số
lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa (kiểm tra theo kinh nghiệm và thông số chất lượng của nhà cung cấp) trước khi nhập kho, hàng hóa không đạt chất lượng hay bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển sẽ trả lại nhà cung cấp
Nhập kho: Hàng hóa sau khi kiểm tra được công nhân bốc xếp lên kho Hàng hóa
trong kho được xắp xếp ngăn nắp gọn gang, đảm bảo an toàn theo đúng vị trí đã được quy định Đối với phân bón phải được kê lên pallet để không bị ẩm thấp, thuốc BVTV phải được sắp xếp lên kệ
Đặt hàng
Khí thảiTại nạn giao thôngHàng đỗ vỡ hư hỏng Hàng không đạt chất lượng,
hư hỏng do vận chuyểnMùi hôiHàng hóa đổ vỡ, rơi vãi
Hàng hóa rơi vãi
Khí thảiTại nạn giao thôngHàng đỗ vỡ hư hỏng
Trang 20Xuất kho: Hàng xuất kho được đưa ra đại lý bán lẻ hoặc cung cấp cho các đại lý
cấp 2 Nhân viên giữ kho phải kiểm tra, giao đúng số lượng đúng chủng loại theo phiếu yêu cầu xuất của chủ kho cho nhân viên vận chuyển hoặc trực tiếp giao cho khách hàng
Vận chuyển: Đối với hàng hóa giao cho đại lý cấp 2 từ 300kg phân bón trờ lên sẽ
được hỗ trợ giao đến tận nhà Phân bón được vận chuyển bằng xe tải có trọng lượng 1 tấn hoặc 500kg tùy theo số lượng đặt hàng Trong quá trình vận chuyển nhân viên giao hàng phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông để đảm bảo an toàn hàng hóa và con người
1.7 Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động của nhà kho.
1.7.1 Máy móc, thiết bị
Trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình lưu trữ hàng hóa tại kho của Công ty được trình bày tại bảng dưới đây Trong quá trình hoạt động, Công ty thường xuyên tiến hành duy tu, bão dưỡng thiết bị, tha đổi các máy móc,… Các máy móc, thiết bị này đều đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật và không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành Các máy móc thiết bị được Công ty đầy tư mới 100%.Bảng 0.3: Danh mục máy móc thiết bị tại nhà kho
Nguồn: Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A, 2014
1.7.2 Nguyên liệu, hóa chất
Vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV) là nguồn cung cấp đầu vào và cũng là sản phẩm kinh doanh của kho
lượng Xuất xứ
Năm sản xuất
5 Bơm nước chữa cháy 10 Hp
(động cơ điện)
Dây
6 Máy bơm nước chữa cháy
Trang 21Trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp, cũng như sự đa dạng tên thương mại thuốc BVTV Do đó không thể liệt kê đầy đủ các sản phẩm vật tư nông nghiệp mà cơ bản phân loại thành các nhóm chính sẽ kinh doanh như sau:
Bảng 0.4: Nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật ổn định 1 năm
STT Tên thuốc
1 Zamectin 40EC Emamectin benzoate Lít 1.000 Thuốc trừ sâu
5 Benza 650WP Streptomycin sulfate Kg 2.000 Thuốc trừ bệnh
Trang 22Bảng 0 5: Thông tin của thuốc bảo vệ thực vật tại kho
Tên hóa học Tên thương mại Số CAS Công thức hóa học Dạng tồn tại Khả năng
cháy nổ Độc tính
Emamectin benzoate Zamectin 137512-74-4 C49H75NO13.C7H6O2 Rắn Không dễ
Nguồn: MSDS Công ty Cổ phần Kỹ thuật DO HALED USD
Trang 23Bảng 0 6 Nhu cầu phân bón các loại 1 năm ổn định
Nguồn: Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A, 2014
Công ty chỉ nhập và bán buôn các loại phân bón, thuốc BVTV theo danh mục cho phép của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Tuyệt đối không buôn bán thuốc BVTV trong danh mục cấm sử dụng; thuốc BVTV giả; thuốc BVTV không rõ nguồn gốc xuất xứ; thuốc BVTV có nhãn không phù hợp với quy định về nhãn hàng hóa hoặc
vi phạm về nhãn hiệu đang được bảo hộ; thuốc BVTV ngoài danh mục hạn chế sử dụng
1.7.3 Nhu cầu về nhiên liệu, nước và các nhu cầu khác
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Nhiên liệu chủ yếu cung cấp cho hoạt động vận chuyển hàng hóa của Công ty là dầu DO chủ yếu dùng để chạy xe tải Lượng dầu sử dụng hoảng 50 lít/ngày
(Nguồn: Công ty Cổ phần Kỹ Thuật DO HA L E D U S A, 2013)
Nhu cầu về cấp nước
Hiện nay, khu vực công ty không có hệ thống cấp nước thủy cục đi ngang Nguồn nước cung cấp cho hoạt động nhà kho chủ yếu là từ giếng khoan đường kính Φ 60 nằm trong khuôn viên nhà kho Nhu cầu sử dụng nước tại nhà kho chủ yếu là nước sinh hoạt của công nhân viên, theo nhật ký theo dõi nước cấp của nhà kho thì lưu lượng rất thấp khoảng 0,5m3/ngày Nên theo điểm a, khoản 2, điều 16 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về hướng dẫn Luật tài nguyên nước Công ty không phải lập giấy phép khai thác nước ngầm
+ Nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho công ty: Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của
Trang 24công nhân viên (số lượng công nhân là 3 người) tại nhà kho vào thời điểm cao nhất với lưu lượng khoảng 0,3m3/ngày (bao gồm nước cấp cho quá trình vệ sinh, quá trình vệ sinh tay chân)
+ Nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây là 0,2 m3/ngày
Nhu cầu cấp điện
Nguồn điện được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia do công ty Điện Lực thành phố Hồ Chí Minh cung cấp Nhu cầu cấp điện cho hoạt động sản xuất và thắp sáng trong công ty là 200 KW/tháng
1.8 Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian qua
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty đã thực hiện một số công tác bảo vệ môi trường Cụ thể như sau:
Nước mưa, nước thải
Nước mưa
Hiên nay, khu vực nhà kho chưa có hệ thống thoát nước mưa chung cũng như chưa
có hệ thống thu gom nước thải
Công ty đã thiết kế hệ thống thoát nước mưa và nước thải bố trí một cách hợp lý xung quanh khuôn viên nhà kho
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt được thoát tự nhiên
Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên cử người dọn dẹp, thu gom hàng hóa đổ vỡ rơi vãi trên bề mặt kho để tránh nước mưa cuốn theo ra môi trường Đồng thời, Công
ty đã nhựa hóa các đường nội bộ trong công viên Chi tiết đã được trình bày mục 1.4 của Đề án
Nước thải
Nước thải phát sinh tại nhà kho chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước thải từ quá trình rửa tay, mặt, rửa chân được công ty thu gom và xử lý qua bể tự hoại sau đó tự thấm trong khuôn viên công ty
Chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt
Lượng rác thải phát sinh khoảng 1,5 kg/ngày Thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, bao bì, túi nilon, giấy Rác thải sau khi phân loại lưu trữ hàng ngày sẽ bàn giao cho đội thu gom rác xã Phước Vĩnh An thu gom 1 ngày 1 lần mà chưa có hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt
Trang 25Chất thải sản xuất
Bao gồm nguyên liệu thừa, hàng hóa không đạt chất lượng giấy carton, giấy vụn, nylon, vải vụn, các loại bao bì khoảng 5kg/ tháng Rác thải sau khi phân loại lưu trữ hàng ngày, những rác thải có thể tái chế Công nhân sẽ bán cho đơn vị thu mua phế liệu, rác thải không tái chế sẽ bàn giao cho đội thu gom rác xã Phước Vĩnh An Riêng đối với hàng hóa không đạt và sản phẩm hết hạn sử dụng sẽ trả lại nhà cung cấp để xử
lý theo đúng quy định hiện hành
Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh tại nhà kho được thu gom theo thông tư BTNMT ngày 14/04/2011 của BTNMT về quản lý chất thải nguy hại Lượng chất thải phát sinh cụ thể như sau:
12/2011/TT-Bảng 0.7 Danh sách chất thải nguy hại đăng ký phát sinh thường xuyên
Bụi từ hoạt động giao thông:
Công ty đã bê tông hóa toàn bộ đường nội bộ, sân bãi và kho chứa nguyên vật liệu; tắt máy các phương tiện giao thông khi xuất nhập nguyên nhiên liệu, sản phẩm; khi chạy trong khuôn viên nhà kho các phương tiện đều phải giảm tốc độ <5km/giờ; trồng cây xanh xung quanh khuôn viên; lắp đặt hệ thống vòi phun nước để giảm nồng độ bụi vào những ngày nắng nóng
Khí thải từ quá trình xuất nhập nguyên liệu
Để giảm thiểu khí thải, Công ty thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng máy móc, thiết
bị định kỳ đối với các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm Các phương tiện vận chuyển ra vào công ty tuyệt đối không được nổ máy trong khi giao nhận hàng, thực hiện đúng yêu cầu kiểm soát của công ty nhằm giảm thiểu các loại khí thải
Một số vấn đề còn tồn tại:
Trang 26Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn cố gắng hoàn thiện các biện pháp giảm thiểu tác động từ quá trình hoạt động trong nhà kho của Công ty Tuy nhiên, do khó khăn trong quá trình hoạt động và chưa am hiểu rõ về quy định pháp lý về môi trường nên Công ty còn tồn tại một số vấn đề sau:
- CTNH hiện chưa tiến hành làm sổ đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại do
sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh xác nhận,
- Chưa kí hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực thu gom chất thải nguy hại
Lý do chưa tiến hành lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho Dự án mở rộng và bổ sung ngành nghề:
Trong năm 2010 Công ty bắt đầu kinh doanh tại 83 Đường số 24, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Đầu năm 2014 do nhu cầu thị trường, Công
ty xây dựng nhà kho tại 80 Bàu Giả, ấp 1, xã Phước Vĩnh An Khi Công ty đi vào hoạt chưa có nhân viên chuyên trách về môi trường nên các hiểu biết về pháp luật môi trường còn hạn chế Do đó, Công ty chưa tiến hành lập hồ sơ báo cáo lên Sở TNMT
để được chấp thuận trước khi đưa vào hoạt động Vì vậy, để khắc phục vấn đề trên Công ty tiến hành lập Đề án BVMT chi tiết trình Sở TNMT Thành phố Hồ Chí Minh
để xem xét và phê duyệt
Trang 272.1.1 Nguồn và tải lượng phát sinh.
Nguồn chất thải rắn thông thường phát sinh tại Công ty gồm có chất thải rắn sinh hoạt và chất thải sản xuất không nguy hại
Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt phát sinh tại Công ty từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân viên có thành phần như sau:
+ Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa…
+ Các hợp chất có nguồn gốc giấy từ các loại bao gói đựng đồ ăn, thức uống, + Các hợp chất vô cơ như nhựa, plastic, PVC, thủy tinh…
+ Kim loại như vỏ hộp…
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 1,5 kg/ngày, dựa trên:+ Lượng phát thải bình quân: 0,5 kg/người/ngày (Nguồn: WHO, năm 1993).+ Tổng số công nhân viên hiện đang làm việc tại nhà kho: 03 người
Chất thải sản xuất không nguy hại
Chất thải rắn sản xuất không nguy hại tại Công ty bao gồm hàng hóa không đạt chất lượng, sản phẩm hết hạn sử dụng, giấy carton, giấy vụn, nylon, các loại bao bì khoảng 6kg/ tháng Cụ thể như sau:
Bảng 0.8: Khối lượng chất thải sản xuất phát sinh tại công ty
STT Tên chất thải Trạng thái
tồn tại
Số lượng (kg/tháng)
Công đoạn phát sinh
1 Sản phẩm hỏng, sản
Kiểm tra chất lượng
Trang 28Biện pháp xử lý:
Toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt được đội rác dân lập xã Phước Vĩnh An thu gom và vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định hiện hành nhưng công ty chưa ký hợp đồng với đội rác dân lập xã Phước Vĩnh An
Chất thải sản xuất không nguy hại
Biện pháp quản lý:
Hiện nay, chất thải rắn sản xuất không nguy hại được Công ty thu gom, lưu chứa hợp vệ sinh trong các thùng chứa rác kín, có nắp đậy Có hướng dẫn rõ ràng tại các điểm thu gom rác
Công ty áp dụng biện pháp phân loại rác thải tại nguồn Tại mỗi khu vực phát sinh nhiều rác, Công ty được đặt 3 thùng chứa, 3 màu khác nhau và có dán nhãn hướng dẫn Thùng màu xanh dán nhãn rác sinh hoạt, thùng màu cam là rác không nguy hại, thùng màu vàng là rác thải nguy hại
Hàng ngày, cuối mỗi ca sản xuất công nhân vệ sinh sẽ tập kết các loại rác về đúng nơi quy định Cụ thể: rác sinh hoạt tập kết vị trí gần cổng bảo vệ để thuận tiện cho xe rác thu gom Rác công nghiệp thì vận chuyển về lưu trữ trong kho rác công nghiệp Rác nguy hại tập kết về kho chứa chất thải nguy hại
Biện pháp xử lý:
Đối với rác thải có thể tái chế Công ty sẽ bán phế liệu cho đơn vị thu gom có nhu cầu Rác thải không thể tái chế Công ty sẽ chuyển giao cho đơn vị thu gom rác xã Phước Vĩnh An Công ty chưa ký hợp đồng với các đơn vị thu gom Riêng đối với sản phẩm hư hỏng và hết hạn sử dụng công ty sẽ trả lại đơn vị cung cấp
Trang 292.2 Nguồn phát sinh,tải lượng phát sinh và biện pháp xử lý chất thải lỏng
2.2.1 Nguồn và tải lượng phát sinh
Quá trình hoạt động của công ty phát sinh các nguồn nước thải sau:
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động vệ sinh của công nhân viên Công ty Lưu lượng nước thải sinh hoạt: 0,3 m3/ngày (được tính bằng 100% lượng nước cấp).Thành phần nước thải sinh hoạt thường chứa các thành phần ô nhiễm hữu cơ cao như BOD5, Tổng N, Tổng P, dầu mỡ động thực vật và các vi sinh gây bệnh Nếu không được thu gom, xử lý sẽ gây tác động xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe con người
Nước mưa
Vào mùa mưa, lượng nước mưa chảy qua mặt bằng Công ty có chứa các chất thải
và đất cát…
Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
Bảng 0.9: Hàm lượng chất ô nhiễm trung bình có trong nước mưa chảy tràn
Trang 302.2.2 Biện pháp xử lý
Nước thải sinh hoạt
Nước thải phát sinh tại Công ty được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn với thể tích là 3m3 sau tự thấm trong khuôn viên công ty
Cụ thể như sau:
Nước thải sinh hoạt từ khu vực nhà vệ sinh của công nhân viên công ty được xử
lý qua bể tự hoại 03 ngăn được bố trí ở dưới nhà vệ sinh, sau đó tự thấm trong khuôn viên Công ty
Hình 0.2: Chi tiết bể tự hoại ba ngăn
A : Ngăn tự hoại (ngăn thứ nhất); B : Ngăn lắng (ngăn thứ hai)
C : Ngăn lọc (ngăn thứ ba); D : Ngăn định lượng với xi phông tự động
1- Ống dẫn nước thải vào bể tự hoại; 2- Ống thông hơi; 3- Hộp bảo vệ; 4- Nắp để hút cặn; 5- Đan bê tông cốt thép nắp bể; 6- Lỗ thông hơi; 7- Vật liệu lọc; 8- Đan rút nước; 9- Xi phông định lượng; 10- Ống dẫn nước thải thoát ra ngoài.
Bể tự hoại có hai chức năng chính lắng và phân hủy cặn lắng với hiệu suất xử lý
từ 40 – 50% Thời gian lưu nước trong bể khoảng 20 ngày thì 95% chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể Cặn được giữ lại trong đáy bể từ 6 – 8 tháng, dưới ảnh hưởng của
Trang 31các vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần, một phần tạo ra các chất khí và các chất vô cơ hòa tan Nước thải ở trong bể một thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao rồi mới qua ngăn lọc và thoát ra đường ống dẫn Mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy.
Hình 0.3: Sơ đồ xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt
Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn được thu gom bằng hệ thống cống thoát nước mưa sau đó được tách rác, cặn bằng song chắn rác và hố ga trước khi thoát ra hệ thống thoát chung của khu vực
Hình 0.4 Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa
2.2.2 So sánh, đánh giá chất lượng nước thải tại Công ty
Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như sau:
Bảng 0.10 Tải lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường
(g/người.ngày)
Trung bình (g/người.ngày)
Trang 32ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được đưa ra trong bảng sau đây:
Nồng độ ô nhiễm khi chưa qua xử lý được ước tính như sau:
Nồng độ ô nhiễm = tải lượng ô nhiễm : lượng nước thải phát sinh
Bảng 0.12: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt chưa
qua xử lý bằng bể tự hoại với tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (QCVN 14/2008, Cột B) cho thấy: Nước thải sinh hoạt trước xử lý có hàm lượng ô nhiễm sau khi qua hầm tự hoại vượt tiêu chuẩn QCVN 14:2008(Cột B) rất cao Cụ thể như sau: