Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Sông Biển (Sau đây gọi tắt là Chủ dự án) được thành lập theo giấy chứng đăng ký kinh doanh số 0304314978 do Sở kế hoạch đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Để phát triển kinh doanh và hoạt động sản xuất, năm 2012 chủ dự án quyết định thành lập chi nhánh 3 tại địa chỉ E1’, KCN Tân Kim, Ấp Tân Phước, Xã Tân Kim, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An theo giấy phép kinh doanh 0304314978 – 002 đăng ký ngày 25/07/2012. Trước khi xây dựng và đầu tư dự án, chủ đầu tư đã được Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An cấp giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường số 250/TB-BQLKKT ngày 10/12/2014 với công suất giai đoạn 1 là 98 tấn sản phẩm/năm.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH 6
MỞ ĐẦU 7
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 7
2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 11
4 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 12
Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 14
1.1 TÊN DỰ ÁN 14
1.2 CHỦ DỰ ÁN 14
1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 14
1.3.1 Vị trí địa lý 14
1.3.2 Các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội 15
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 16
1.4.1 Mô tả mục tiêu của Dự án 16
1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục Dự án 16
1.4.3 Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của Dự án18 1.4.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 19
1.4.5 Danh mục máy móc, thiết bị 22
1.4.6 Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và các sản phẩm đầu ra của dự án 23
1.4.7 Tiến độ thực hiện dự án 26
1.4.8 Vốn đầu tư 26
1.4.9 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 26
Chương 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 29
2.1 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 29
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 29
Trang 22.1.3 Điều kiện thủy văn 33
2.1.4 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 33
2.2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHỆ TÂN KIM 33
Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 37
3.1 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG 37
3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị 37
3.1.2 Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 38
3.1.3 Tác động do các rủi ro, sự cố 52
3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 55
3.2.1 Các tác động môi trường về nguồn tác động liên quan đến chất thải 55
3.2.2 Các tác động môi trường về nguồn tác động không liên quan đến chất thải .56
3.2.3 Các đánh giá về rủi ro và sự cố môi trường 57
Chương 4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 58
4.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 58
4.1.1 Giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị 58
4.1.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 58
4.2 ĐỐI VỚI CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 68
4.2.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ 68
4.2.2 Biện pháp an toàn và vệ sinh lao động 69
Chương 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 72
5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 72
5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 74
5.2.1 Chương trình giám sát môi trường 74
5.2.2 Kinh phí giám sát môi trường 74
5.2.3 Chế độ thực hiện 75
CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 76
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 77
1 KẾT LUẬN 77
Trang 32 KIẾN NGHỊ 77
3 CAM KẾT 78
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 81
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD : Nhu cầu ôxy sinh hóa
BTCT : Bê tông cốt thép
BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường
COD : Nhu cầu ôxy hóa học
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
HTTG : Hệ thống thu gom
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy Chuẩn Việt Nam
SS : Chất rắn lơ lửng
SX-TM-XD : Sản xuất - Thương mại – Xây dựng
TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Các hạng mục công trình 16
Bảng 1 2 Danh mục thiết bị, máy móc 22
Bảng 1 3 Danh sách và số lượng nguyên liệu dự kiến sử dụng trước và sau khi nâng công suất nhà máy 23
Bảng 1 4 Công suất dự án 24
Bảng 1 5 Nhu cầu nhiên liệu dự kiến 24
Bảng 1 6 Bảng nhu cầu sử dụng nước của nhà máy 25
Bảng 1 7 Tiến độ dự kiến thực hiện dự án 26
Bảng 1 8 Kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường 26
Bảng 1 9 Nhu cầu lao động và thời gian làm việc 27
Bảng 1 10 Thống kê tóm tắt các thông tin dự án 27
Bảng 2 1 Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2010 – 2014 29
Bảng 2 2 Độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2010 – 2014 30
Bảng 2 3 Lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2010 – 2014 31
Bảng 2 4 Số giờ nắng trung bình các tháng từ năm 2010 – 2014 31
Bảng 2 5 Độ bền vững khí quyển 32
Bảng 2 6 Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải KCN Tân Kim 34
Bảng 3 1 Số lượng các thiết bị, máy móc bổ sung 37
Bảng 3 2 Thống kê các nguồn tác động phát sinh khi dự án hoạt động 38
Bảng 3 3 Nồng độ máy phát điện 43
Bảng 3 4 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn hoạt động của nhà máy 44
Bảng 3 5 Kết quả quan trắc nước thải trước HTXL nước thải 45
Bảng 3 6 Khối lượng rác thải 46
Bảng 3 7 Khối lượng rác thải nguy hại 49
Bảng 3 8 Tổng hợp các tác động do rủi ro, sự cố 54
Bảng 3 9 Nhận xét về độ tin cậy của các đánh giá tác động môi trường liên quan đến chất thải 55
Trang 6Bảng 4 1 Kết quả quan trắc nước thải sau xử lý 64
Bảng 4 2 Tổng quan về các thiết bị, công trình giảm thiểu tác động của chất thải rắn: 65
Bảng 5 1 Chương trình quản lý môi trường 72
DANH MỤC HÌNH Hình 1 1 Sơ đồ vị trí của dự án 15
Hình 1 2 Quy trình sản xuất 20
Hình 1 3 Quy trình Fillet cá 21
Hình 1 4 Sơ đồ tổ chức hoạt động 27
Hình 4 1 Sơ đồ thu gom nước thải tại nhà máy 60
Hình 4 2 Quy trình xử lý nước thải của nhà máy 62
Hình 4 3 Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn 65
Trang 7MỞ ĐẦU
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1 Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của Dự án đầu tư
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Sông Biển (Sau đây gọi tắt là Chủ dự án)được thành lập theo giấy chứng đăng ký kinh doanh số 0304314978 do Sở kế hoạch đầu
tư Tp Hồ Chí Minh cấp
Để phát triển kinh doanh và hoạt động sản xuất, năm 2012 chủ dự án quyết địnhthành lập chi nhánh 3 tại địa chỉ E1’, KCN Tân Kim, Ấp Tân Phước, Xã Tân Kim, HuyệnCần Giuộc, Tỉnh Long An theo giấy phép kinh doanh 0304314978 – 002 đăng ký ngày25/07/2012
Trước khi xây dựng và đầu tư dự án, chủ đầu tư đã được Ban quản lý khu kinh tếtỉnh Long An cấp giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường số 250/TB-BQLKKTngày 10/12/2014 với công suất giai đoạn 1 là 98 tấn sản phẩm/năm
Đến nay để mở rộng sản xuất, công ty tiến hành nâng công suất máy móc hiện tại,tuyển thêm công nhân và tăng sản lượng nguyên liệu đầu vào nhằm tăng công suất hoạtđộng của nhà máy giai đoạn 2 lên 3.000 tấn sản phẩm/năm và giai đoạn 3 là 4.800 tấn sảnphẩm/năm
Căn cứ mục 64, phụ lục II, Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định vềquy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường và kế hoạch bảo vệ môi trường Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ SôngBiển lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án nâng công suất nhà máy chếbiến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm trìnhBan quản lý khu kinh tế tỉnh Long An xem xét, thẩm định và phê duyệt
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư
Dự án nâng công suất nhà máy chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩmlên 4.800 tấn sản phẩm/năm tại khu công nghiệp Tân Kim, tỉnh Long An do chủ đầu tư làCông ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Sông Biển phê duyệt
1.3 Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Dự án nằm trong KCN Tân Kim đã được chấp thuận bản cam kết bảo vệ môi trường theothông bố 250/TB-BQLKKT ngày 10/12/2014 của Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Long
Trang 8Tân Kim thu hút nhiều nhóm ngành nghề đầu tư trong đó có ngành chế biến thủy hải sản
vì vậy hoàn toàn phù hợp với định hướng đầu tư của UBND tỉnh Long An
2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật
- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòaXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014;
- Luật đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Namkhóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26/11/2014
- Luật tài nguyên nước 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012
- Luật hóa chất 06/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007
- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2010
- Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Namkhóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtPhòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họpthứ 7 ngày 18/6/2014;
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông quangày 29/11/2013;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH211 được Quốc hội nướcCộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định vềquy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý chấtthải và phế liệu
- Nghị định 164/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp,khu chế xuất và khu kinh tế
Trang 9- Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải do Chính phủ ban hànhngày 06/08/2014 và có hiệu lực từ 01/01/2015.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tàinguyên nước được Chính phủ ban hành ngày 27/11/2013 và có hiệu lực từ 01/01/2014
- Nghị định 03/2015/NĐ-CP quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường doChính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/03/2015
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệmôi trường
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/5/2014 quy định chitiết một số điều của Luật đất đai;
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21/7/2014 quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày14/02/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác độngmôi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH quy định về công tác huấn luyện và vệ sinh an toànlao động
- Thông tư 35/2015/BTNMT ngày 30/06/2015 về việc bảo vệ môi trường khu kinh tế,khu công nghiệp, khu công nghệ cao
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định số 29/1999/QĐ -BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựngban hành Quy chế bảo vệ môi trường ngành xây dựng;
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế banhành các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường;
- Quyết định số 14/2016/QĐ-UBND ngày 14/03/2016 của UBND tỉnh Long An vềviệc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ban quản lý khu kinh tếtỉnh Long An
- Quyết định 285/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về việc quyết định thành lập Ban quản lý
Trang 10- Quyết định 3055/QĐ-UBND ngày 26/08/2015 của UBND tỉnh Long An về việc ủyquyền cho Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Long An thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giátác động môi trường.
- Quyết định 1719/QĐ-UBND ngày 29/07/2007 của UBND về việc phê duyệt đồ ánquy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 KCN Tân Kim
2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- QCVN 03-MT:2015 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu kim loại nặng trongmôi trường đất
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcmặt
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcngầm
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcthải thủy sản
- QCVN 05: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khíxung quanh
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hạitrong không khí xung quanh
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đốivới bụi và các chất vô cơ
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
- Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của KCN Tân Kim
- Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế
- Các tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống của Bộ Y tế
- TCVN 5308-1999 Quy phạm an toàn kỹ thuật xây dựng
Trang 11- QCVN 06-2010 Quy chuẩn kỹ thuật quốc về an toàn cháy cho nhà và công trình.
- TCN 130:1998 cơ sở chế biến thủy sản – điều kiện chung đảm bảo ATTP
- TCXDVN 33-2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩnthiết kế của Bộ Xây dựng
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD) Bộtrưởng Bộ xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008
2.4 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tạo lập
- Thuyết minh Dự án đầu tư nâng công suất nhà máy chế biến, bảo quản thủy sản cácloại
- Các bản vẽ mặt bằng tổng thể, các bản vẽ thoát nước của Dự án
- Bản cam kết bảo vệ môi trường dự án nhà máy sản xuất thủy sản các loại công suất
Chữ ký
Thông tin cơ bản về dự ánQuy mô, quy trình hoạtđộng của dự án
Đánh giá tác động và biệnpháp giảm thiểu về khí thải
06
4 Lương Thị Hà
Kỹ sư công nghệ
kỹ thuật môitrường
Đánh giá tác động và biệnpháp giảm thiểu về nướcthải
03
5 Nguyễn Thị
Đan Trinh
Kỹ sư công nghệmôi trường
Giải pháp kỹ thuật xử lýnước thải, khí thải
04
Trang 12Stt Họ và tên Bằng cấp/
Kinh nghiệ m
Chữ ký
Nguyên nghệ môi trường nhiên, kinh tế xã hội khu
Đánh giá điều kiện cơ sở
hạ tầng của khu vực dự án
03
4 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
Trong quá trình đánh giá tác động môi trường của Dự án, chúng tôi sử dụng cácphương pháp đánh giá tác động môi trường sau:
4.1 Phương pháp ĐTM
Phương pháp liệt kê: Liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động của dự án
gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháynổ Đây là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tácđộng của nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố
Phương pháp đánh giá tích lũy, bổ sung: đánh giá các tác động mang tính bổ sung
và tương tác lẫn nhau của nhiều hoạt động làm phát sinh nhiều tác động khác nhau Đánhgiá các tác động hiện hữu và dự đoán tác động phần bổ sung để đánh giá chung tổng thểtác động của toàn bộ giai đoạn
Phương pháp danh mục: Liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động của
Dự án gây ra Đây là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản, cho phép phân tíchcác tác động của nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố
Phương pháp mô hình hóa: sử dụng để dự báo mức độ và phạm vi lan truyền của
tiếng ồn và các chất ô nhiễm trong môi trường không khí
Phương pháp đánh giá nhanh: Trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) thiết lập nhằm tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của Dự án và đềxuất các biện pháp khống chế
4.2 Các phương pháp khác
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:
Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trườngnước, tại khu vực Dự án
Trang 13Phương pháp thực nghiệm: Đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong
phòng thí nghiệm nhằm xác định giá trị của các thông số để đánh giá hiện trạng chấtlượng môi trường không khí, nước mặt và nước ngầm tại khu vực dự án
Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn
môi trường quy định
Phương pháp chuyên gia: thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập
hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ thuật hoặcsản xuất
Trang 14Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 TÊN DỰ ÁN
Dự án mở rộng nhà máy chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm
- Số điện thoại: 08 6289 8746
- Đại diện: Võ Đình Toàn
Ranh giới tiếp giáp được xác định như sau:
- Phía Bắc: Đất trống, rạch nước
- Phía Tây: Kho chứa phân bón
- Phía Nam: Đường số 1 – Công ty TNHH MTV High Appraise
- Phía Đông: Đất trống, rạch nước
Tọa độ giới hạn 4 góc của Dự án như sau:
Trang 15Hình 1 1 Sơ đồ vị trí của dự án
1.3.2 Các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội
Khu đất dự án thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH Phát triển hạ tầng KCN vàkhu dân cư Tân Kim cho thuê
Các đối tượng tư nhiên xung quanh dự án
Hệ thống đường giao thông khu vực đã hoàn thiện, về mặt hạ tầng KCN đã xâydựng hoàn thiện tuyến đường giao thông nội bộ nhằm vận chuyển hàng hóa ra vào khuvực Tuyến đường nội bộ được tráng nhựa với chiều rộng từ 8 – 12m
Xung quanh dự án chủ yếu là các nhà máy xí nghiệp của KCN Tân Kim như:
Phía Nam tiếp giáp với đường số 1 và Công ty TNHH MTV High Appraise sản xuấtgiày dép các loại, đây là ngành ít ô nhiễm nên khả năng tác động đến hoạt động của dự án
là không cao
Phía Tây là kho chứa phân bón thuộc tổng kho Sacombank, do hoạt động kho chứanên không tiến hành các hoạt động sản xuất vì vậy ít làm phát sinh các tác động về mặtmôi trường
Ngoài ra 2 phía tiếp giáp còn lại chủ yếu là đất trống và sông rạch
Cách 500m về phía Đông Bắc là sông Cần Giuộc chảy qua khu vực xã Tân Kim
Trang 16Cách 300m về phía Tây là đường QL50 nối liền Tp Hồ Chí Minh với huyện CầnGiuộc, Long An.
Ngoài ra, xung quanh là các công trình dân cư khác sống quanh KCN Tân Kim
Khoảng cách đến các trung tâm đô thị:
Cách địa phận Tp.HCM 2Km
Cách đại lộ Nguyễn Văn Linh 8Km
Cách cảng biển quốc tế Hiệp Phước 12Km
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1 Mô tả mục tiêu của Dự án
- Đầu tư nâng công suất nhà máy chế biến thủy sản và bảo quản giai đoạn 1 công suất từ
98 tấn/năm nâng lên 3.000 tấn sản phẩm/năm (giai đoạn 2); giai đoạn 3 từ 3.000 lên4.800 tấn sản phẩm/năm
- Thúc đẩy nguồn lao động sẵn có ở địa phương nhằm phát triển nền kinh tế khu vực
- Đóng góp thêm nguồn thu cho ngân sách
- Góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp nhẹ trong tỉnh phát triển
1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục Dự án
1.4.2.1 Các hạng mục công trình chính
Tổng diện tích của dự án là 4.700 m2 Sau khi nâng công suất, dự án chỉ tiến hànhnâng công suất máy móc hiện hữu, tuyển thêm công nhân, tăng sản lượng nguyên liệunhập và tăng ca làm việc mà không tiến hành xây dựng thêm nhà xưởng
Các hạng mục công trình xây dựng chính phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhàmáy được liệt kê sau:
Trang 17- Giao thông nội bộ:
+ Hệ thống giao thông nội bộ được xây dựng nối liền các nhà xưởng sản xuất, các khuphụ trợ, khu nhà làm việc, nhà kho, tạo lối đi đến các nhà máy phù hợp và tạo thuận lợi cho
xe ra vào Dự án Mặt cắt các tuyến đường chính khoảng 6 m và các tuyến đường phụ khoảng(2 3) m
+ Đường giao thông nội bộ đổ bê tông đá 2 × 4 M250, dày 15 cm, đủ khả năng chịuđược tải trọng của xe ra vào vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu
- Giao thông đối ngoại:
Tuyến đường chính dẫn vào dự án là đường số 1 (nối trực tiếp với QL50) và cáctuyến đường nội bộ KCN đã được san nền, đường thảm bê tông nhựa nóng đến tận vị trí
lô đất thuê đảm bảo việc vận chuyển nguyên vật tư xây dựng và hàng hóa được thôngsuốt
b) Hệ thống cấp điện
Nguồn điện cấp cho dự án được cấp từ hệ thống truyền tải điện quốc gia thông quanguồn điện từ trạm điện nội bộ của KCN (110/22kV)
c) Hệ thống thông tin liên lạc
Có hệ thống thông tin liên lạc đầy đủ đảm bảo liên lạc trong nước và quốc tế dễ
Trang 18d) Hệ thống cấp nước
Nước được cung cấp từ Công ty TNHH cấp nước Hà Lan công suất4.800m3/ngày.đêm, sẽ theo đường ống cấp nước cho doanh nghiệp sử dụng đảm bảo đạtchất lượng
e) Hệ thống thoát nước
Trong KCN hiện có 2 hệ thống thoát nước riêng biệt, một hệ thống thoát nướcmưa và một hệ thống thoát nước thải
- Hệ thống thoát nước mưa:
Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án được thu gom bằng hệ thống mương thoátnước mưa, được xây dựng ngầm dưới đất, xung quanh các khu nhà và dọc đường giaothông nội bộ, sau đó dẫn tập trung về cống chính và thoát ra hệ thống thoát nước chungcủa KCN Tân Kim (Tổng thể mặt bằng thoát nước mưa đính kèm phụ lục)
- Hệ thống thoát nước thải:
Nước thải ra hằng ngày của dự án bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sảnxuất từ quá trình sơ chế và vệ sinh máy móc thiết bị Nước thải sinh hoạt được thu gom
và xử lý qua bể tự hoại sau đó dẫn vào HTXL nước thải công suất thiết kế 100 m3/ngàyđêm trước khi thoát ra cống của KCN Tân Kim (Tổng thể mặt bằng thoát nước thải đínhkèm phụ lục)
f) Hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, dự án sẽ lắp đặt hệ thống chữa cháybao gồm: bể chứa nước chữa cháy, mạng lưới đường ống bao quanh các nhà máy sảnxuất DN1000 và các khu phụ trợ Bố trí các họng cứu hỏa dọc các kho bãi và nhà máysản xuất Trang bị đầy đủ các dụng cụ chữa cháy tại nơi làm việc theo yêu cầu của cơquan PCCC, đồng thời kiểm tra thường xuyên đảm bảo hệ thống hoạt động tốt khi xảy ra
sự cố
1.4.3 Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của Dự án
Biện pháp thi công xây dựng các công trình của dự án
Tổng diện tích của dự án là 4.700 m2 (Sơ đồ mặt bằng được bố trí như phần Phụlục)
Sau khi tiến hành nâng công suất sẽ không tiến hành xây dựng thêm các côngtrình, dự án sẽ tiếp tục sử dụng các công trình hiện hữu Hiện tại, các công trình hiện hữucủa Dự án được miêu tả như sau:
Trang 19a) Nhà xưởng, nhà kho: khung bằng thép tiền chế, móng bằng cọc bê tông dự
ứng lực 300, dài (12 ÷ 14) m Tường xây bằng gạch block, trong ngoài trát vữa xi măng,nền tráng bê tông, mái nhà xưởng lợp tôn màu chống nóng, mái có bổ sung các tấm tônnhựa trắng giữa các tấm tôn màu nhằm lấy ánh sáng tự nhiên cho nhà xưởng, lớp tônnhựa trắng có các lớp UV chống tia cực tím, lớp khuếch tán ánh sáng, lớp phim cáchnhiệt
b) Nhà văn phòng: Nhà khung bê tông cốt thép chịu lực, mái bằng bê tông cốt
thép đổ toàn khối dày (80 ÷ 100) mm Tường xây gạch, bên ngoài trát vữa xi măng M75,nền lát gạch men, cửa nhôm kính
c) Nhà bảo vệ: nhà khung bê tông cốt thép chịu lực, tường xây gạch, bên ngoài
trát vữa xi măng
d) Hệ thống cây xanh: Được trồng trên hè đường nội bộ và các dải quanh các
khu nhà, quanh
e) Khu vực lưu chứa rác: Khu vực kho rác nguy hại được xây dựng bằng nền bê
tông, tường gạch, có mái tôn che tránh nước mưa chảy tràn Diện tích kho CTNH 10m2,
có dán biển cảnh báo Trang bị các thùng chứa lưu trữ chất thải nguy hại, trên thùng chứa
có ghi mã CTNH Khu vực chứa phế phẩm có diện tích 6 m2; được cách ly với các khuvực sản xuất và văn phòng nhằm tránh mùi hôi phát sinh, lượng phế phẩm quy định chỉlưu trữ trong ngày
Khối lượng thi công xây dựng
Như đã trình bày ở phần trên, cơ sở hạ tầng của KCN đã được hoàn thành cơ bảnphần san lấp mặt bằng, đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thoátnước mưa, nước thải, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN
Ngoài ra khi tiến hành đầu tư nâng công suất, dự án sẽ không tiến hành xây dựngcông trình do đó báo cáo này sẽ không đánh giá nội dung này
1.4.4 Công nghệ sản xuất, vận hành
Quy trình sản xuất trước và sau khi nâng công suất không thay đổi, không bổ sung dâychuyền mới, không thay đổi công nghệ Chi tiết bao gồm 2 quy trình chính như sau:
Trang 20Sơ đồ quy trình sơ chế cá:
Hình 1 2 Quy trình sản xuất
Thuyết minh quy trình
Đối với các loại cá đầu vào của quá trình này là các loại cá đã được sơ chế thường là cácbasa, các loại cá này sẽ được nhập về rửa sạch để cấp đông do đã được sơ chế tại nớikhác
Cá được nhập về sẽ được chuyển vào bộ phận rửa và làm sạch các chất bẩn dính trongquá trình vận chuyển Quá trình này làm phát sinh khá nhiều nước thải sẽ được thu gom
về hố thu để bơm về HTXL nước thải
Tiếp theo cá nguyên liệu sau khi đã làm sạch 1 phần sẽ chuyển thẳng qua quá trình vàokhuôn cấp đông đối với các sản phẩm đông lạnh nguyên con Một phần theo yêu cầu phảifillet sẽ chuyển qua dây chuyền chế biến để fillet cá Nước thải được dẫn về hố thu sau đóbơm về HTXL nước thải
Trong quá trình sản xuất nguồn phát sinh chất thải chủ yếu là nước từ các quátrình sơ chế, chế biến Nước thải này được thu gom và xử lý trước khi đấu nối với KCN
Sơ đồ quy trình fillet cá:
Nguyên liệu đầu vào (cá các loại)
Rửa và làm sạch
Lên khuôn chờ đông
Đóng gói cho vào kho
bảo quản
Nước thải
Trang 21Hình 1 3 Quy trình Fillet cá
Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu ban đầu sẽ được tiến hành rửa sạch và chế biến sơ bộ loại bỏ đầu, vảy sau
đó chuyển qua công đoạn Fillet, quá trình này làm phát sinh lượng nước thải và cá vụn,nội tạng cá
Sau khi fillet miếng cá nguyên liệu được đưa qua 2 bồn nước sạch nhằm loại bỏ máu,nhớt và tạp chất Cá vụn và xương được thu gom vào thùng chứa, khi đầy sẽ được chuyển
về khu vực chứa, cuối ngày có đơn vị thu gom đến thu gom vận chuyển
Lạng da, chỉnh hình: dùng dao chuyên dụng để tiến hành lạng bỏ lớp da và chỉnh hìnhtheo kích thước yêu cầu của sản phẩm Các phế phẩm này tương tự sẽ được thu gom vàothùng chứa như các công đoạn trước Sau khi chỉnh hình nguyên liệu tiếp tục được rửasạch trước khi xếp vào khuôn và chuyển qua quá trình cấp đông
Nguyên liệu đầu vào (cá các loại)
Rửa sạch
Fillet Rửa 2
Nước thải
Trang 22Sau khi xếp khuôn hoàn chỉnh, nguyên liệu được cấp đông sơ bộ sau đó tiến hành bao gói
và chuyển vào kho lạnh để bảo quản
1.4.5 Danh mục máy móc, thiết bị
Theo định hướng ban đầu của nhà máy, sẽ tổ chức tiến hành đầu tư theo 3 giaiđoạn, vì vậy tại giai đoạn 1, chủ dự án đã tiến hành trang bị máy móc tương đối đầy đủcho cả 3 giai đoạn Vì vậy khi triển khai giai đoạn 2, giai đoạn 3 nhà máy sẽ không giatăng số lượng máy móc đáng kể
Hiện tại các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất chỉ đang hoạt động ở mức 30%công suất máy Để nâng công suất hiện tại, công ty sẽ tiến hành nhập thêm một số máymóc để phục vụ sản xuất và cho vận hành 90 – 100% công suất của các máy móc thiết bịhiện hữu
Các máy móc thiết bị hiện tại và máy máy nhập thêm được liệt kê ở bảng sau:
Bảng 1 2 Danh mục thiết bị, máy móc
1 Bơm lỏng, tủ
2 Dàn ngưng tụ bay
12 Máy rửa nguyên
Trang 23TT TÊN THIẾT BỊ Số lượng (Giai đoạn) ĐVT XUẤT XỨ Tổng cộng
14 Khay cấp đông 500
17 Máy hàn miệng
Nguồn: Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Sông Biển, 2016
Ghi chú: Đối với các máy móc tại giai đoạn 1 được trang bị từ năm 2013, hiện trạng hiệntại còn mới khoảng 90% Để triển khai giai đoạn 3, chủ dự án sẽ tiến hành nhập thêm mộtsố máy móc mới 100%, tại giai đoạn 2 sẽ không trang bị thêm máy móc
1.4.6 Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và các sản phẩm đầu ra của dự án
Nguyên nhiên liệu và hóa chất các loại sử dụng cho quy trình sản xuất được thumua trong nước và nhập khẩu từ các nước trong khu vực
Để tiến hành nâng công suất, nhà máy sẽ tiến hành gia tăng lượng nguyên liệu đầuvào, tăng thêm số công nhân và thời gian làm việc
Lượng nguyên, nhiên liệu được trình bày như sau:
a) Nhu cầu nguyên liệu
Nguyên liệu phục vụ hoạt động dự án là các loại cá nước ngọt được thu mua tại các khuvực lân cận đồng bằng sông Cửu Long, không sử dụng các loại nguyên liệu nhập từ nướcngoài Các loại các chủ yếu là cá rô phi, cá diêu hồng, cá tra, cá basa với khối lượng quacác giai đoạn như sau:
Bảng 1 3 Danh sách và số lượng nguyên liệu dự kiến sử dụng trước và sau khi
nâng công suất nhà máy
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT
Trang 24STT Nguyên liệu Khối lượng (tấn/năm)
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
sẽ tăng thêm 10.000 kwh/tháng Ngoài ra, dự án còn sử dụng 01 máy phát điện công suất350kVA nhằm dự phòng khi mất điện để duy trì kho đá và kho đông lạnh
e) Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy hiện tại là: 60m3/ ngày đêm (Căn cứ hóa đơnnước tháng 6,7/2016 – đính kèm phụ lục) Dự kiến sau khi nâng công suất nhà máy tối đanhu cầu nước sẽ tăng lên 92 m3/ngày, chi tiết được tính trong bảng sau:
Bảng 1 6.Bảng nhu cầu sử dụng nước của nhà máy
Trang 25STT Nội dung Nhu cầu cấp nước (m 3 /ng.đ) Ghi chú
Tính đến giai đoạn 2 Giai đoạn 3
1 Nước sinh hoạt
3 Nhu cầu nước
Không phát sinh nước thải
Nguồn: Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Sông Biển, 2016
Ngoài ra nhu cầu nước sử dụng cho PCCC (15 lít/s) trong thời điểm xảy ra cháy kéo dài3h thì lượng nước cần cung cấp là 162 m3 Dự án đã xây dựng bể chứa nước chữa cháy códung tích 60m3 để dự phòng Trong trường hợp xảy ra cháy sẽ sử dụng nước trong bểnước ngầm kết hợp đường cấp nước của KCN
Giải trình nhu cầu sử dụng nước trước và sau khi nâng công suất như sau:
- Nước sinh hoạt cho công nhân:
Nhà máy hiện hữu đang có 150 công nhân Ước tính mức sử dụng nước là 45lit/người/ngày Do đó mức sử dụng hiện tại là 7 m3/ngày Dự án không tổ chức nấu ăntrong nhà máy
Sau khi tiến hành nâng công suất nhà máy lên giai đoạn 3 sẽ tuyển thêm 50 công nhân,
do đó tổng số công nhân là 200 người Do đó mức sử dụng tăng lên 9 m3/ngày
- Nước cấp cho quá trình sơ chế, chế biến, cấp đông và vệ sinh máy móc, rửa xe nguyênliệu: Theo công suất sản xuất hiện tại giai đoạn 2 là 3.000 tấn/năm, nhu cầu nước chocông đoạn sơ chế, cấp đông hiện tại là 50m3/ngày Sau khi nâng công suất lên 4800tấn/năm, dự kiến nước cấp cho công đoạn này sẽ tăng lên 80 m3/ngày
T7/201 6
T9/201 6
T10/201 6
Xây dựng giai đoạn 1
Hoàn thiện đi vào hoạt động
Trang 26Nhập máy móc, tuyển công
nhân giai đoạn 3
Vận hành chính thức
1.4.8 Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của dự án là: 30.000.000.000 đồng
Trong đó vốn đầu tư cho các hạng mục bảo vệ môi trường như sau:
Bảng 1 8 Kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường
Đầu tư xây dựng công trình thu gom nước thải 100.000.000
Trang thiết bị phục vụ thu gom CTR, CTNH 10.000.000
Sau khi nâng công suất, các nguồn phát sinh chất thải phát sinh không cao và nằm trongkhả năng xử lý của các công trình hiện hữu, do vậy công ty sẽ tiến hành đầu tư thêm cáchạng mục công trình và thiết bị nêu trên
1.4.9 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
a) Sơ đồ tổ chức nhà máy
Hình 1 4 Sơ đồ tổ chức hoạt động b) Nhu cầu lao động và thời gian làm việc
Tổng nhu cầu lao động tại nhà máy hiện tại bao gồm tất cả các bộ phận là 150người Để nâng công suất nhà máy, công ty sẽ tuyển thêm công nhân, tổng số công nhân
dự kiến sẽ tăng lên 200 người
Bảng 1 9 Nhu cầu lao động và thời gian làm việc
Ban giám đốc
Bộ phận quản lý gián tiếp Bộ phận quản lý trực tiếp
Bộ phận Hành chính -Nhân sự
Bộ phận
Kinh
Doanh
Bộ phận Kỹ Thuật và môi trường
chuyển
Trang 27Nhu cầu Giai đoạn hiện hữu (Đã hoàn
thiện giai đoạn 1 và 2)
Giai đoạn 3
Thời gian làm việc 8 giờ/ca
Ngày 2 ca, trừ ngày lễ tết, chủ nhật
8 giờ/caNgày 3 ca trừ ngày lễ, tết
Bảng 1 10 Thống kê tóm tắt các thông tin dự án
Các giai đoạn
của dự án
Các hoạt động
Tiến độ thực hiện
Công nghệ/cách thức thực hiện
Các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh
Bụi phát sinh trong quá trìnhvận chuyển
Lắp đặt - Chất thải rắn phát sinhtrong quá trình lắp đặt
của công
- Nước thải sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt
Các hoạtđộng máy
Trang 28chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm.
Chương 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
Dự án nằm trong khu công nghiệp Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, địahình KCN Tân Kim mang đặc trưng của đồng bằng gần cửa sông, KCN tiếp giáp vớisông Cần Giuộc Địa hình thấp dần từ đông sang tây, cao độ của KCN Tân Kim hiện đãhoàn thiện có độ cao 2,5 m so với mặt nước biển
Khu vực triển khai dự án có địa chất tương đối ổng định, khả năng chịu tải trọngcủa đất là Rtc = 55,1kPa
Mực nước dưới mặt đất có chất lượng ổn định tại độ sâu 200m, mức độ nứt gãy bểmặt ổ mức ổn định
Trước khi đưa KCN vào hoạt động đã có các đánh giá về điều kiện địa chất tại khuvực này, do đó việc hoạt động của dự án được đảm bảo không sụt lún, không xói mòn
và không chịu ảnh hưởng do các nguyên nhân về điều kiện địa hình địa chất
2.1.2 Điều kiện về khí tượng
Điều kiện khí hậu ở đây mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa của miềnNam Việt Nam, khí hậu tương đối ôn hòa và ổn định với 2 mùa mưa, nắng rõ rệt: mùamưa từ tháng V đến tháng X-XI và mùa khô từ tháng XI-XII đến tháng IV năm sau Cácsố liệu sau đây được tham khảo từ các số liệu thống kê từ năm 2010 – 2014 của Trungtâm khí tượng thủy văn Long An năm 2015
1 Nhiệt độ
Trên cơ sở thống kê số liệu từ năm 2010-2014 tại các trạm đo cho thấy:
Nhiệt độ trung bình các năm (2010-2014) tại trạm Tân An: 26,340C
Nhiệt độ trung bình các năm biến động trong khoảng 23,94 - 28,840C
Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất khoảng 3,58 - 4,90C
Nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng 12 và tháng 1 Nhiệt độ cao nhất thường vàotháng 4 và tháng 5
Bảng 2 1 Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2010 – 2014
Trang 29chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm.
g
bình
năm
Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2015
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán, pha loãng vàchuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứnghóa học diễn ra trong khí quyển càng nhanh và thời gian lưu các chất trong khí quyểncàng nhỏ Đồng thời nhiệt độ còn là yếu tố làm thay đổi quá trình bay hơi dung môi hữu
cơ, các chất gây mùi hôi là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp lên sức khỏe công nhântrong quá trình lao động Vì vậy khi tính toán, dự báo ô nhiễm không khí và đề xuất giảipháp khống chế cần thiết phải phân tích đến yếu tố nhiệt độ
2 Độ ẩm
Độ ẩm không khí phụ thuộc vào lượng mưa, vào các mùa trong năm Độ ẩmtrung bình tại các trạm quan trắc ở Long An từ 82,5 – 90,75 %, cao nhất vào mùa mưa90,75% vào tháng 7 và thấp nhất vào các tháng mùa khô 82,5% vào tháng 4
Độ ẩm trung bình các năm (2010 - 2014) tại trạm Tân An: 87,20%;
Độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2010 -2014
Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2015
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởngđến quá trình pha loãng và chuyển hóa của các chất ô nhiễm, đến quá trình trao đổi nhiệtcủa cơ thể và sức khỏe con người Vì vậy, với các yếu tố trên ta cần quan tâm đến độ ẩmtrong đánh giá, dự báo tác động môi trường
Trang 30chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa khoảng 169,58– 335,75 mm, chiếm 9,46 – 18,73 % lượng mưa cả năm
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 với lượng mưa khoảng 7,25-56,95 mmchiếm khoảng 0,40 – 3,18% lượng mưa cả năm Mùa khô giảm đi rõ rệt, các dòngsông thường có lưu lượng nhỏ nhất, mực nước ngầm hạ thấp sâu hơn và mựcnước biển xâm nhập vào đất liền theo các sông đạt giá trị lớn nhất
Bảng 2 3 Lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2010 – 2014
Năm Trạm Tân An - Lượng mưa trung bình tháng (mm)
Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2015
Chế độ mưa ảnh hưởng đến chất lượng không khí, mưa cuốn theo và rửa sạch cácloại bụi và chất ô nhiễm trong khí quyển làm giảm nồng độ các chất này Đồng thờinước pha loãng và mang theo các chất trên mặt đất (đặc biệt là rửa phèn), làm giảm mức
độ ô nhiễm cho môi trường đất Vì vậy khi xem xét, đánh giá, dự báo chất lượng môitrường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì việc phân tích và tínhtoán lượng mưa tự nhiên là cần thiết
4 Số giờ nắng
Số giờ nắng tỉnh Long An quan trắc qua các năm đạt từ 142,8 – 261,85 giờ
Bảng 2 4 Số giờ nắng trung bình các tháng từ năm 2010 – 2014
Năm Trạm Tân An - Số giờ nắng trung bình các tháng (giờ)
Trang 31chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm.
Mùa khô, hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam với tần suất 60 – 70%, từ tháng 12đến tháng 4
Vào các tháng mùa mưa, tốc độ gió trung bình lớn hơn mùa khô nhưng chênh lệchcác tháng trong năm không nhiều Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm là 1,5 –2,5m/s, tốc độ gió mạnh nhất quan trắc được có thể đạt được vào khoảng 30 – 40m/s vàxảy ra các cơn giông, phần lớn là vào mùa mưa với hướng gió Tây hoặc Tây Nam
Ghi chú:
A: Rất không bền vững D: Trung hòa
B: Không bền vững loại trung bình E: Tương đối bền vững
C: Không bền vững loại yếu F: Bền vững
2.1.3 Điều kiện thủy văn
Sông Cần Giuộc (hay sông Rạch Cát, sông Phước Lộc) là một dòng sông nhỏ,chảy qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An Đoạn chảy qua Thành phố
Trang 32chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm.
Cát, còn lại chảy trên địa phận tỉnh Long An, tiếp giáp nhiều kênh rạch của lưu vực sôngVàm Cỏ và huyện Bình Chánh, chảy qua địa phận xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, quathị trấn Cần Giuộc tới địa phận xã Phước Đông, huyện Cần Đước đến cách sông Vàm cỏkhoảng 12,5 km thì dòng sông này tách thành 2 con sông Một hướng rẽ ra sông XoàiRạp, một hướng xuống Vàm Cỏ Ngoài ra, nhánh chính của dòng sông này còn có chiếcCầu Rạch Cát bắc qua
Xuôi dòng sông này, nếu đi theo phía Tây có thể ra sông Xoài Rạp, phía Nam rasông Vàm Cỏ, phía Bắc ra sông Chợ Đệm, ra Kinh Đôi và từ đó ra sông Sài Gòn Tính
từ lưu vực sông Vàm Cỏ đến sông Chợ Đệm, tổng chiều dài dòng sông này khoảng 38
km Có lưu vực vận tải khoảng 56 m³/s
Sông Cần Giuộc cũng là nguồn tiếp nhận nước thải của KCN Tân Kim, trước khithải ra sông Cần Giuộc nước thải sẽ được HTXL nước thải của KCN xử lý đạt QCVN40:2011/BTNMT Cột A, Kq = 0,9; Kf = 0,9
2.1.4 Hiện trạng tài nguyên sinh vật
Dự án triển khai trong KCN Tân Kim, tại địa bàn KCN đã hoàn thiện các hạngmục xây dựng hạ tầng, do đó trong khu vực không có đa dạng tài nguyên về sinh vật
Về thảm thực vật tại đây chủ yếu là các thảm thực vật nhân tạo do quá trình xâydựng các công trình nhà xưởng sẽ bố trí các mảng xanh theo quy hoạch nhằm điều hòa
vi khí hậu Ngoài ra, thảm thực vật còn tồn tại do các lô đất chưa tiến hành triển khai, tạiđây sẽ có các thảm cỏ tự nhiên, không có các thực vật lâu năm và cây thân gỗ
Đối với các loài động vật tại khu vực khá đơn giản, chủ yếu là các loài chim, côntrùng sống trong các thảm thực vật, bụi cỏ, cây xanh cảnh quan
Xung quanh khu vực KCN chủ yếu là các tuyến giao thông, các hộ dân cư tậptrung xung quanh không nhiều do đó quần thể các vật nuôi khá đơng giản như: chó,mèo, gà, vịt, heo…
2.2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHỆ TÂN KIM
KCN Tân Kim chính thức đi vào hoạt động tháng 11/2009 Diện tích toàn khu côngnghiệp là 104,1ha Trong đó, diện tích để xây dựng nhà xưỡng kho bãi lả 67,33ha, khuđiều hành và dịch vụ: 1,42ha; khu xử lý nước thải, nước cấp, trạm biến thế: 2,44ha; cònlại sử dụng cho giao thông, hoa viên cây xanh
Cơ sở hạ tầng của KCN Tân Kim
Trang 33chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm.
Hệ thống giao thông trong KCN đã được hoàn thiện
KCN được phủ xanh với 13,78ha cây xanh, đất đường bộ 18,93ha tạo môi trường
thông thoáng, xanh sạch cho KCN
Từ trạm 110/22kv Cần Đước - Cần Giuộc mạng lưới điện quốc gia
Đường dây trung thế 22kv dọc theo các trục chính cấp điện cho các nhà máy trongKCN
Ba trạm hạ thế 22/0.4kv cho hệ thống đèn đường nội bộ cụm công nghiệp và cáccông trình điều hành dịch vụ, kỹ thuật đầu mối
Hệ thống xử lý nước thải do Công ty phát triển Công Nghệ và Môi Trường Á Đôngsản xuất và giám sát theo công nghệ USBF của Châu Âu
Công suất thiết kế xử lý 3000m3/ngày đêm Công suất hoạt động hiện tại khoảng2.500 m3/ngày
Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải loại A - Kq = 0,9; Kf = 0,9, QCVN40:2011/BTNMT
Bảng 2 6 Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải KCN Tân Kim
Trang 34chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm.
Đánh giá về vị trí địa lý của dự án
Vị trí khu đất dự án nằm trong KCN Tân Kim, hoàn toàn nằm trong phân khu sảnxuất công nghiệp tập trung nên phù hợp với phân khu chức năng phát triển
KCN Tân Kim thu hút nhà đầu tư
+ Máy móc nông ngư cơ;
+ Sản xuất đồ dùng gia đình, đồ nhựa, xà phòng;
+ Sản xuất vật liệu trang trí nội thất, cấu kiện nhà lắp ghép;
+ Chế biến lương thực, thủy hải sản đông lạnh, sản xuất sơn gỗ, công đoạn xi mạ trongquy trình sản xuất hoàn tất sản phẩm thuộc nhóm ngành cơ khí ( không gia công ximạ);
+ Công nghiệp chế biến: chế biến thực phẩm, chế biến nông sản, hải sản;
+ Sản xuất phân bón, thức ăn gia súc;
+ Công nghiệp nhẹ: công nghiệp cơ khí chính xác, chế tạo máy, sửa chữa máy mócthiết bị, phụ tùng, dụng cụ lắp ráp;
+ Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, phụ tùng, điện công nghiệp gia dụng;+ Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể dục thể thao, trang trí nội thất, văn phòng;
+ Công nghiệp dệt, nhựa, đồ chơi, nữ trang, mỹ phẩm;
+ Công nghiệp sản xuất bao bì, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn;
+ Cán đúc kim loại màu quy mô nhỏ: sản xuất dây cáp điện, cáp quang;
+ Công nghiệp kỹ thuật cao;
Trang 35chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm.
+ Công nghiệp điện tử, phương tiện thông tin, phương tiện thông tin viễn thông Côngđoạn xi mạ trong quy trình sản xuất hoàn tất sản phẩm thuộc ngành cơ khí (khônggia công xi mạ)
+ Gia công, sang chiết dầu mở nhờn
Dự án nằm gần tuyến đường QL50 giúp quá trình liên kết giao thông với các khuvực luôn được đảm bảo Tuyến đường này có làn đường lớn, lưu lượng xe qua lạikhông quá nhiều nên giao thông rất thuận lợi
Từ những nhận xét trên ta có thể đánh giá rằng dự án có vị trí và ngành nghề phù hợpkhi đầu tư vào KCN Tân Kim Bên cạnh đó, vị trí xây dựng nhà máy tại KCN đã có hệthống hạ tầng (điện, nước cấp, giao thông, thoát nước mưa, thoát nước thải) hoàn chỉnh,
do đó KCN hoàn toàn đáp ứng nhu cầu về hạ tầng cho việc xây dựng và hoạt động củanhà máy
Trang 36chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm.
Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Do nhà máy hiện hữu đã được xây dựng hoàn chỉnh, quá trình nâng công suất chỉ tiếnhành tăng công suất máy móc hiện hữu và nhập thêm 1 số máy móc đơn giản nên sẽkhông diễn ra các quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị phức tạp
Do vậy, nội dung báo cáo chỉ đánh giá tác động của nhà máy trong giai đoạn hoạt độngchính thức
3.1 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG
3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị
Trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị bổ sung nhằm mục đích phục vụ cho việc giatang công suất chỉ là các thiết bị phụ trợ, do đó sẽ không có các quá trình xây dựng, lắpđặt phức tạp, các máy móc và số lượng như sau:
Bảng 3 1 Số lượng các thiết bị, máy móc bổ sung
Quá trình lắp đặt máy móc diễn ra trong vòng 15 ngày, một số tác động có thể phát sinhnhư sau:
Trang 37chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm.
- Chất thải rắn:
Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ quá trình này chủ yếu bao gồm bao bì đựng máymóc, thiết bị: carton, nilong với tải lượng không lớn Dự kiến phát sinh khoảng 50 kgtrong suốt quá trình này Do đó lượng rác sẽ được thu gom và đưa về kho lưu chứa chấtthải rắn thông thường của nhà máy chờ thu gom xử lý
3.1.2 Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án
Trên cơ sở dây chuyền công nghệ của Công ty, các nguồn tác động đến môi trường
do hoạt động của Công ty được liệt kê như sau:
Bảng 3 2 Thống kê các nguồn tác động phát sinh khi dự án hoạt động
NGUỒN TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI
1 Sơ chế, chế biến
Chất thải rắn (phế phẩm các loại)Mùi
Nước thải từ quá trình sơ chế
Môi trường không khíMôi trường nước
-2 Tác động đến chất lượng môi trường sống của con
người
-3 Tác động đến cơ sở vật chất kỹ thuật khu vực
-RỦI RO VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
-3 Sự cố hư hỏng thiết bị và xử lý chất thải không đạt
-3.1.2.1 Nguồn tác động có liên quan đến chất thải
A Tác động đến môi trường không khí
Nguồn phát sinh
Khi nhà máy đi vào hoạt động, nguồn phát sinh gây tác động đến môi trườngkhông khí được liệt kê như sau:
Bụi và khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông vận tải;
Mùi từ nguyên liệu, chế biến
Dung môi lạnh phát sinh từ quá trình làm lạnh kho bảo quản
Bụi và khí thải từ máy phát điện dự phòng
Trang 38chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm.
(1) Bụi và khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông vận tải;
Trong quá trình hoạt động sản xuất, nguyên vật liệu được vận chuyển tới Công ty bằngphương tiện vận tải, các phương tiện này đều sử dụng chủ yếu là xăng và dầu diesel làmnhiên liệu Như vậy, môi trường sẽ phải tiếp nhận thêm một lượng khí thải với thànhphần là các chất gây ô nhiễm như: CO, SOx, NOx, Hydrocacbon, Aldehyde, bụi Tuynhiên, lượng khí thải này phân bố rải rác, không liên tục và khó thu gom nên khôngkiểm soát nguồn ô nhiễm này chặt chẽ được
(2) Mùi từ nguyên liệu và quá trình sơ chế
Mùi hôi chủ yếu phát sinh ra từ quá trình phân hủy hữu cơ, chất thải rắn, mùi tanhcủa nguyên liệu tươi Mùi hôi là một đặc trưng cơ bản của các nhà máy chế biến thủysản Khi xâm nhập vào cơ thể các hợp chất này nhanh chóng bị oxy hóa tạo thành cácsulphat, các hợp chất có độc tính thấp Không có hiện tượng tích lũy trong cơ thể, 6%lượng hất thụ được thải ra qua khí thở ra, phần còn lại sau khi chuyển hóa được chuyển
ra qua nước tiểu Chỉ khi hít thở một lượng lớn hỗn hợp khí H2S, Mercaptan, amoniac…thì mới có thể gây độc tính, gây thiếu oxy đột ngột dẫn đến ngạt
Các chất ô nhiễm gây mùi hôi chủ yếu là các thành phần chất khí NH3, H2S từ quátrình protein phân hủy và các axit béo
Do NH3 và H2S là chất khí dễ bay hơi nên khả năng kích ứng với khứu giác ngườikhá cao
NH3 ở nồng độ cao có khả năng làm lá cây trắng bạch, làm đốm lá và hoa làm giảm
rễ cây và thân cây bị lùn, làm quả bị thâm tím và làm giảm tỉ lệ hạt giống nảy mầm
H2S làm thương tổn lá cây, rụng lá, làm thực vật giảm sinh trưởng Với nồng độ H2Sthấp, gây nhức đầu, tinh thần mệt mỏi Nồng độ cao gây hôn mê và có thể tử vong
(3) Dung môi lạnh cung cấp cho kho bảo quản.
Để cung cấp khí lạnh cho kho bảo quản nguyên liệu và sản phẩm, nhà máy sử dụng loạikhí gas R22 làm dung môi lạnh
R22 có công thức CHClF2 là chất khí không màu, có mùi thơm nhẹ Nếu làm mát bằngnước ở nhiệt độ ngưng tụ 300oC áp suất ngưng tụ là 1,19Mpa làm mát bằng không khí ởnhiệt độ ngưng tụ 420oC áp suất ngưng tụ là 1,6Mpa
R22 không độc với cơ thể sống, tuy nhiên khi nồng độ cao trong không khí có thể gâyngạt thở vì thiếu oxi
R22 có mức phá hủy tầng Ozon nhỏ nhưng lại gây hiện tượng nhà kính làm tăng nhiệt
độ trái đất Do đó theo lộ trình đến năm 2040 sẽ bị cấm sử dụng Vì vậy, đến thời điểm
Trang 39chế biến, bảo quản thủy sản các loại từ 98 tấn sản phẩm lên 4.800 tấn sản phẩm/năm.
cấm, nhà máy sẽ thay đổi gas làm lạnh bằng các loại mới theo đúng quy định của phápluật
Tham khảo kết quả giám sát môi trường định kỳ của nhà máy sản xuất thủy sản Công ty
CP Nông Thủy Sản Việt Phú tại KCN Mỹ Tho – Tiền Giang, các thông số đặc trưng vềmùi và các thông số ô nhiễm khác như sau:
Kết quả môi trường không khí và mùi tại Công ty CP Nông Thủy Sản Việt Phú
Tác hại của khí SO 2
Khí SO2 là loại khí không màu, không cháy, có vị hăng cay, do quá trình quanghoá hay do sự xúc tác khí SO2 dễ dàng bị oxy hoá và biến thành SO3 trong khí quyển.Khí SO2, SO3 gọi chung là SOx, là những khí thuộc loại độc hại không chỉ đối với sứckhoẻ con người, động thực vật, mà còn tác động lên các vật liệu xây dựng, các côngtrình kiến trúc Chúng là những chất có tính kích thích, ở nồng độ nhất định có thể gây
co giật ở cơ trơn của khí quản Ở nồng độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đườngkhí quản Khi tiếp xúc với mắt chúng có thể tạo thành axit SOx có thể xâm nhập vào cơthể con người qua các cơ quan hô hấp hoặc các cơ quan tiêu hóa sau khi được hòa tantrong nước bọt Và cuối cùng chúng có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn Khi tiếp xúc vớibụi, SOx có thể tạo ra các hạt axit nhỏ, các hạt này có thể xâm nhập vào các huyết mạchnếu kích thước của chúng nhỏ hơn 2 -3 µm SO2 có thể xâm nhập vào cơ thể của ngườiqua da và gây ra các chuyển đổi hóa học, kết quả của nó là hàm lượng kiềm trong máugiảm, amoniac bị thoát qua đường tiểu và có ảnh hưởng đến tuyến nước bọt
Tác hại của khí NO 2