1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiêu luận môn kiểm toán căn bản " tìm hiểu về thực trạng kiểm toán tài chính ở Việt Nam hiện nay "

38 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 734 KB

Nội dung

Đây là bài tiểu luận nói về thực trạng kiểm toán tài chính ở Việt Nam hiện nay, tài liệu giới thiệu sơ bộ về kiểm toán tài chính, sau đó đi sâu vào thực trạng làm rõ hơn bằng việc sử dụng 1 số khoản mục VACPA 2013 để phân tích tình hình 1 công ty cụ thể : như hàng tồn kho,...Sau đó là vai trò, ưu điểm, nhược điểm của kiểm toán tài chính, và đưa ra một số giải pháp để khắc phục những nhược điểm của kiểm toán tài chính, để hoàn thiện hơn. Mình mong rằng tài liệu này sẽ giúp ích được cho các bạn.

Trang 1

CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT CƠ BẢN

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG:

1 1 Kiểm toán tài chính:

1.1 Khái niệm:

Hoạt động kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển nền kinh

tế, nó góp phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố nền nếp tài chính kếtoán trong các khu vực kinh tế Với ý nghĩa đó, hoạt động kiểm toán đã và đangphát triển đa dạng, rộng khắp và ngày càng đi vào quy mô Theo chức năng cụthể của kiểm toán, hoạt động kiểm toán được chia thành ba loại cơ bản là:

+ Kiểm toán tài chính

+ Kiểm toán tuân thủ

+ Kiểm toán hoạt động

Mỗi loại hình kiểm toán đều mang những đặc trưng riêng, nhưng chúng

ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về hoạt động kiểm toán tài chính trong hệ thống kiểmtoán nói chung: “ Kiểm toán tài chính là một hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằmxác minh tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tàichính của các tổ chức, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ cácchuẩn mực và các quy định hiện hành”

Trong hệ thống kiểm toán, kiểm toán tài chính được xem như hoạt độngđặc trưng nhất mà chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến được thể hiện rõ nét nhất

vị ” ( Chuẩn mực số 200- Điểm 04 ) Ngoài ra, bảng khai tài chính còn bao gồmcác bảng kê khai mang tính pháp lý như: Bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kêkhai tài sản đặc biệt ( kể cả các bảng kê khai tài sản doanh nghiệp phá sản hoặcbán đấu giá…), các bảng kê khai theo yêu cầu riêng của chủ đầu tư…

- Có 2 cách cơ bản để phân chia đối tượng kiểm toán tài chính:

+ Phân theo khoản mực là cách chia máy móc từng khoản mục trongcác bảng khai vào một phân hành

+ Phân theo chu trình là cách chia thông dụng hơn, căn cứ vào mối liên

hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành các yếu tố trongmột chu trình chung của hoạt động tài chính

* VD: + Các nghiệp vụ về doanh thu, các khoản thu tiền bán hàng và số dưcác khoản phải thu đều nằm trong chu trình bán hàng và thu tiền

+ Các nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương cùng cácnghiệp vụ về nhân công đều nằm trong chu trình lao động- tiền lương

Trang 2

- Ngoài các mối quan hệ nội tại, bảng khai tài chính còn chứa đựng nhiềumối quan hệ về tài chính và về quản lý cũng như tác động tới mối quan hệ chủ thể-khách thể kiểm toán.

+ Trong kiểm toán tài chính, chủ thể của kiểm toán chủ yếu là kiểmtoán độc lập và kiểm toán nhà nước Trong một số ít trường hợp, kiểm toán nội bộcũng thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính Trên thực tế, công việc kiểm toán báocáo tài chính thường do các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện để phục vụ cho cácnhà quản lý, chính phủ, các ngân hàng, chủ đầu tư… Theo đó, các khách thể kiểmtoán tài chính chủ yếu là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minhcác bảng khai tài chính Nói cách khác, khách thể kiểm toán tài chính là một thựcthể kinh tế độc lập

1.3 Mục tiêu của kiểm toán tài chính:

Đối với hoạt động mang tính chất đặc trưng như kiểm toán tài chính, việcxác định mục tiêu kiểm toán khoa học sẽ giúp kiểm toán viên thực hiện đúng hướng

và có hiệu quả công tác kiểm toán Hệ thống mục tiêu kiểm toán tài chính được phânthành hai loại:

1.3.1 Mục Tiêu Kiểm toán Chung:

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “Mục tiêu kiểm toán báo

cáo tài chính là giúp kiểm toán viên và công ty đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáotài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc đựơcchấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tìnhhình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu khác?” Như vậy, thông qua việc xác địnhmục tiêu kiểm toán, một mặt công ty kiểm toán đưa ra được những kết luận kiểmtoán một cách chính xác khoa học, mặt khác mục tiêu kiểm toán tài chính sẽ giúp chođơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng caochất lượng thông tin tài chính của đơn vị

Để đạt được tính trung trực, hợp lý của việc xác minh và bày tỏ ý kiến vềtoàn bộ báo cáo tài chính, cần phải hướng tới các mục tiêu cụ thể gắn với các phươngpháp kế toán trong quan hệ trực tiếp với việc hình thành các báo cáo này thì hệ thốngmục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính hướng tới là:

+ Tính có thực của thông tin với ý nghĩa các thông tin phản ánh tài sảnhoặc vốn phải được đảm bảo bằn sự tồn tại của tài sản, vốn hoặc tính thực tế xảy racủa nguồn

+ Tính toàn vẹn (đầy đủ) của thông tin với ý nghĩa thông tin phản ánh trênbảng khai tài chính không bị bỏ sót của quá trình xử lý

+ Tính đúng đắn của việc tính giá với ý nghĩa gía tài sản cũng như giá phíđều được tính theo phương pháp kế toán là giá thực tế đơn vị phải chi ra để mua hoặcthực hiện các hoạt động

+ Tính cơ học của các phép tính số học cộng dồn cũng như chuyển sổsang trang trong công nghệ kế toán

+ Mục tiêu phân loại và trình bày với ý nghĩa tuân thủ các quy định cụ thểcủa phân loại tài sản và vốn cũng như các quá trình kinh doanh, qua hệ thống tàikhoản tổng hợp và chi tiết cùng việc phản ánh các quan hệ đối ứng để có thông tinhình thành báo cáo tài chính tổng hợp đặc thù phải được giải trình rõ ràng

1.3.2 Mục tiêu kiểm toán đặc thù:

Trang 3

Việc kiểm tra báo cáo tài chính được tiếp cận theo từng phần hành, khoản

mục cụ thể và mỗi cuộc kiểm toán có những đặc thù riêng Vì vậy vấn đề quan trọng

là phải cụ thể hoá các mục tiêu chung vào các phần hành cụ thể để xác định các mụckiểm toán đặc thù Mục tiêu đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặcđiểm của khoản mục, hay phần hành cùng cách phản ánh theo dõi chung của hệthống kế toán và kiểm soát nội bộ Mỗi mục tiêu chung cần có nhiều nhất một mụctiêu đặc thù tương ứng Mặt khác, việc xác định mục tiêu đặc thù còn tuỳ thuộc vàotình huống cụ thể và phán đoán của kiểm toán viên.Theo đó, sự tương ứng giữa mỗimục tiêu kiểm toán chung với một hoặc nhiều mục tiêu đặc thù thích hợp phải đượchoạch định trên cơ sở các mục tiêu kiểm toán chung và các đặc điểm của khoản mục,phần hành kiểm toán, đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán…của đơn vị

Đối tượng cụ thể của mỗi phần hành kiểm toán có những điểm khác nhau

và công nghệ kế toán áp dụng cho mỗi phân hành này cũng khác nhau nên cách thức

cụ thể hoá các mục tiêu chung vào từng phần hành cụ thể cũng khác nhau Như vậy,việc định ra các mục tiêu kiểm toán đặc thù trước hết phải dựa vào bản chất của từngkhoản mục, chu trình Bên cạnh đó, cần kết hợp xem xét cả về hình thức biểu hiệncủa tài sản, vốn Ngoài ra, việc lựa chọn mục tiêu kiểm toán đặc thù còn phải quantâm đến từng mặt thuộc tính của từng đối tượng cụ thể Cùng với việc xem xét tớibản chất, hình thức và đặc tính của đối tượng kiểm toán, việc xác định mục tiêu kiểmtoán đặc thù cần đặc biệt chú ý tới các đặc điểm về tổ chức kế toán và kiểm soát cácphần hành hay khoản mục cần xác minh như số lượng, cơ cấu sổ sách, trình tự ghi sổ,

tổ chức kế toán của từng phần hành…

1.4 Phương Pháp Kiểm Toán Trong Kiểm Toán Tài Chính:

1.4.1 Phương pháp kiểm toán chung:

Phương pháp kiểm toán là cách thức xác minh tương ứng với nội dungkiểm toán cụ thể, nói cách khác, phương pháp kiểm toán là cách thức mà kiểmtoán viên áp dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, làm cơ

sở cho các ý kiến nhận xét về từng bộ phận được kiểm toán cũng như toàn bộ cácbáo cáo tài chính của đơn vị

Trong kiểm toán báo cáo tài chính, các phương pháp kiểm toán cơ bản được

triển khai theo hướng chi tiết hoặc tổng hợp, tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể trongsuốt quá trình kiểm toán Đối tượng cụ thể của kiểm toán tài chính là các bảng khaitài chính, trong đó vừa phản ánh các mối quan hệ kinh tế tổng quát vừa phản ánh

cụ thể từng loại tài sản, nguồn vốn Do vậy, kiểm toán tài chính phải sử dụng liênhoàn các phương pháp kiểm toán cơ bản để đưa ra ý kiến nhận xét chính xác vềcác tài liệu này Mặt khác, các thông tin tài chính có thể đã được xác minh trungthực bởi hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB), đồng thời nhu cầu về tiết kiệm thờigian, nâng cao hiệu quả kiểm toán cũng đòi hỏi phải giảm tối đa những bước côngviệc lặp lại không hiệu quả Do đó, kiểm toán viên có thể dựa vào kết quả của hệthống KSNB khi hệ thống này tồn tại và hoạt động có hiệu lực- phương pháp nàygọi là phương pháp kiểm toán tuân thủ

Trong trường hợp ngược lại, hệ thống KSNB của đơn vị không tồn tại hoặchoạt động không có hiệu quả thì kiểm toán viên có thể hoàn toàn bỏ qua các thửnghiệm tuân thủ Khi đó các thử nghiệm cơ bản phải được tăng cường với quy mô

đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy cho các kết luận kiểm toán

Trang 4

Trong kiểm toán tài chính, cách thức xác định trong việc vận dụng các phươngpháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ vào việc xác minh cácnghiệp vụ, các số dư tài khoản hoặc các khoản mục cấu thành những bảng khai tàichính gọi là các trắc nghiệm.

1.4.2 Các trắc nghiệm của kiểm toán tài chính:

Trong kiểm toán tài chính, tuỳ theo yêu cầu và đối tượng cụ thể cần xác minh

mà hình thành ba loại trắc nghiệm cơ bản:

- Trắc nghiệm công việc: là trình tự rà soát các nghiệp vụ hay hoạt động cụ thểtrong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ, trước hết là

hệ thống kiểm toán Trắc nghệm công việc được phân thành hai loại:

+ Trắc nghiệm đạt yêu cầu: Là trình tự rà soát các thủ tục kế toán haythủ tục quản lý có liên quan đến đối tượng kiểm toán

+ Trắc nghiệm độ vững chãi: Là trình tự rà soát các thông tin về giá trịtrong kế toán

- Trắc nghiệm trực tiếp số dư: Là cách thức kết hợp các phương pháp cânđối, phân tích đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định độ tincậy của các số dư trên sổ sách

- Trắc nghiệm phân tích: Là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế và

xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp giữa đối chiếutrực tiếp, đối chiếu lo gích, cân đối… giữa các trị số của các chỉ tiêu hoặc các bộphận cấu thành chỉ tiêu

2 Lý luận về tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính :

Kiểm toán tài chính là một hoạt động đặc trưng và nằm trong hệ thốngkiểm toán chung, vì vậy, trình tự kiểm toán tài chính cũng được chia thành ba giaiđoạn:

+ Lập kế hoạch kiểm toán

+ Thực hành kiểm toán

+ Kết thúc kiểm toán

Tuy nhiên, kiểm toán tài chính có những đặc thù riêng nên quy trìnhkiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện theo trình tự chung gắn với từng đốitượng cụ thể Các giai đoạn trong quy trình chung này là một chuỗi liên tục,xuyên suốt của công tác kiểm toán

Trang 5

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

1 Khái quát chung về vài trò kiểm toán tài chính:

Ở Việt Nam hiện nay, cơ sở pháp lý để quản lý nền kinh tế thị trường mở cửa

và đang hình thành và hoàn thiện Trong bối cảnh đó, các thành phần kinh tế thamgia thị trường ngày càng nhiều, các doanh nghiệp ra đời với nhiều hình thức tổ chứckinh doanh đa dạng và phức tạp Trong sự phát triên của nền kinh tế ngày càng cónhiều đối tượng khác nhau quan tâm đến những thông tin tài chính của doanh nghiệp,bởi vì những thông tin này có ảnh hưởng mạnh tới sự phát triển chung của nền kinh

tế đất nước Do vậy, kiểm toán tài chính với vai trò và chức năng xác minh, tư vấnkhông chỉ giúp cho sự quản lý vĩ mô của Nhà nước mà còn có ý nghĩa quan trọng đốivới bản thân doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác

1.1 Đối với Nhà nước :

Để quản lý kinh tế vĩ mô nói chung và quản lý ngân sách Nhà nước,công quỹ quốc gia nói riêng thì Nhà nước cần phải có những thông tin trung thực,chính xác về hoạt động tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các tổchức, doanh nghiệp sử dụng ngân sách của Nhà nước Hiện nay, trong sự phát triểncủa kinh tế thị trường, trong xu thế hội nhập quốc tế, Nhà nước ngày càng thấy rõtầm quan trọng của hoạt động kiểm toán tài chính đối với nền tài chính quốc gia Do

đó đã từng bước sử dụng kiểm toán như một công cụ quản lý không thể thiếu trongmột Nhà nước pháp quyền Những kết quả của hoạt động kiểm toán tài chính đã đápứng phần nào yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ trong việc kiểm tra, giám sát, hoànthiện và nâng cao hiệu quả chất lượng quản lý ngân sách Nhà nước như sau:

+ Kiểm toán tài chính giúp Nhà nước kiểm tra, giám sát việc thu các khoảnnộp ngân sách Nhà nước, chủ yếu là các khoản thuế phải nộp, đảm bảo nộp đủ theoquy định của pháp luật

+ Kiểm toán tài chính giúp Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng ngânsách Nhà nước, chống thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài sảnNhà nước

+ Kiểm toán tài chính giúp Nhà nước thấy được những vướng mắc thực tếkhi thực hiện các chế độ, chính sách tài chính hiện hành, từ đó có giải pháp để hoànthiện cơ chế, chính sách về kinh tế tài chính Đồng thời các kết quả kiểm toán tàichính còn có ý nghĩa trong việc thiết lập cơ chế quản lý, cấp phát, thanh toán đối vớingân sách địa phương đối với các khoản hỗ trọ từ ngân sách địa phương cho các cơquan Trung ương đoáng trên địa bàn

+ Kiểm toán tài chính giúp cho công tác điều hành vĩ mô của các nhà lãnhđạo quản lý kinh tế tài chính Kết quả kiểm toán tài chính cung cấp thông tin, dữ liệuchính xác, kịp thời trong việc xây dựng dự toán, điều chỉnh dự toán phù hợp với thực

Trang 6

trạng và điều kiện phát triển kinh tế địa phương, ngành nghề nói riêng và của Nhànước nói chung.

1.2 Đối với doanh nghiệp:

+ Kiểm toán tài chính giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp được kiểm toán thấynhững sai sót trong quản lý tài chính- kế toán và giúp họ nhận thấy được nghĩa vụphải thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành về tài chính kế toán

+ Giúp cho đội ngũ cán bộ chuyên môn thấy được các sai sót trong nghiệp

vụ của chuyên môn của mình

+ Giúp cho đơn vị được kiêm toán loại bỏ những chi phí không dùng để tiếtkiệm cho doanh nghiệp

+ Giúp cho lãnh đạo có thêm cở sở ra các quyết đinh về sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

+ Nâng cao chất lượng công tác hạch toán kế toán

+ Giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

+ Giúp doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và uy tín,giảm thiểu được nhữngrủi ro không đáng có

2 Thực trạng kiểm toán tài chính:

đề cơ bản trọng tâm của tình hình quản lý điều hành, sử dụng ngân sách Nhà nướccủa các cấp các ngành Ngoài ra chất lượng kiểm toán BCTC cũng mắc nhiều saiphạm về số liệu cách trình bày về văn phạm Thêm vào đó hầu hết cán bộ, kiểm toánviên tuổi đời còn trẻ, có trình độ học vấn nhưng để giữ cương vị chủ chốt nhiềungười thiếu sự chuẩn bị kỹ càng, chưa được rèn luyện những thử thách của thực tiễn Một mặt khác của ngành kiểm toán là biến lỗ sang lãi Theo một chuyên gia kiểmtoán tái chính, các công ty kiểm toán đang có nhiều “ mánh ” để chiều khách hàng

Từ trước đến nay, báo cáo tài chính là công cụ được sử dụng để công bố nhữnghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vậy mà nhiều công ty đã sử dụng chínhcông cụ này để “ che dấu ” những thua lỗ trong kinh doanh, lừa dối các nhà đầu tư.Với một số tập đoàn lớn, sự thiếu trung thực phổ biến nhất là tạo ra tình trang “ lãigiả, lỗ thật ” Thực chất của vấn đề này là để tránh cổ phiếu tụt giá làm nản lòng cácnhà đầu tư Vì vậy , trong khi thực chất con số thua lỗ ngày một tang thì nhiều công

ty che dấu sự thật đã khuếch trương thanh tế để vay vốn ngân hàng, nâng giá cổ

Trang 7

phiếu lên…Khi đó “ những diển viên ảo thuật ” cần có một báo cáo tài chính đẹp, tức

là phản ánh tình trạng tài chính của công ty một cách lành mạnh, có lãi, thậm chí nămsau còn phải cao hơn năm trước Thế là bộ máy kế toán phải ra sức vận dụng sáng tạo

để đưa ra kết quả theo ý muốn của những ông chủ Hơn nữa là nhiều công ty nhỏcũng cố ý “ biến tướng ” báo cáo tài chính theo chiều hương ngược lại, tức là “ biếnlãi thành lỗ ”, lý do chính là để tránh thuế Bán hàng không phát hành hóa đơn làmgiảm doanh thu, giảm thuế phải nộp, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy rằng nội dung phân tích báo cáo tài chínhtrong hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập còn khá đơn giản, chủyếu phân tích trên một số chỉ tiêu tài chính phản ánh trên báo cáo tài chính mà doanhnghiệp đã lập, nhiều chỉ tiêu không rõ ràng, sơ sài Nhiều công ty kiểm toán độc lậpvẫn chưa xây dựng được cho mình một nội dung, phương pháp phân tích báo cáo tàitài chính doanh nghiệp một cách khoa học

2.2 Nguyên nhân:

+ Trước hết việc xác định mực tiêu kiểm toán hàng năm của các vụ kiểm toánchuyên ngành và kiểm toán nhà nước nhiều khi cũng chung chung, mục tiêu kiểmtoán chưa gắn kết với hệ thông các chỉ tiêu trọng điểm, chưa gắn kết với đối tượngkiểm toán

+ Việc xác đinh lựa chọn đối tượng kiểm toán hàng năm cũng có những bấthợp lý, chưa phù hợp với mục tiêu kiểm toán Đối tượng kiểm toán hằng năm thườngvẫn là lần lượt, thứ tự từ đơn vị có nguồn thu- chi ngân sách lớn đến nhỏ, chưa phảixuất phát từ mực đích kiểm toán hằng năm để chọn đối tượng kiểm toán phù hợp,chưa xác định được mục tiêu đối với từng đối tượng đó

+ Đồng thời mẫu báo cáo kiểm toán của Bộ chưa hướng dẫn kiểm toán viên đivào trọng tâm, trọng tâm của chu trình lập, chấp hành cả quyết toán của đối tượngđược kiểm toán, cụ thể phần kết quả kiểm toán, không yêu cầu kiểm toán theo chutrình vận động của ngân sách: lập, chấp hành, quyết toán mà chỉ có bảng số liệu phảnánh chênh lệch về kinh phí, về tài sản, về hoạt động sự nghiệp giữa báo cáo tài chínhcủa đơn vị và của kiểm toán; sau đó giải thích nguyên nhân chênh lệch, nhưng lạiđưa nội dung phần lập và chấp hành dự toán vào phần nhận xét, đó là điều không hợp

lý làm cho kết quả kiểm toán đơn điệu, không phản ánh được tính hệ thống và bảnchất của vấn đề

+ Mặt khác trình độ tổng hợp và viết báo cáo của KTV hiện nay cũng quá yếuthêm vào đó việc chỉ đạo, phân công giữa KTV làm công tác kiểm toán tổng hợp củamột cuộc kiểm toán và KTV viết báo cáo tổng hợp lại không đồng bộ, sử dụng chưađúng người đúng việc Do đó cũng nhiều báo cáo kết quả kiểm toán chất lượng yếu

và cũng nhiều sai sót là lẽ đương nhiên

3 Cách thức thực hiện một số khoản mục trong chương trình kiểm toán vacpa

3.1 A110 & A120 - Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

a Chuẩn mực và người thực hiện

Theo yêu cầu của Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng (VSQC1) và Chuẩn mực

“Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC” (CMKiT 220), các DNKiT cầnthực hiện công việc chấp nhận khách hàng mới hoặc xem xét, chấp nhận duy trì

Trang 8

khách hàng cũ theo Mẫu A110 hoặc A120 Một khách hàng kiểm tra chỉ được thựchiện một trong hai mẫu: A110 (khách hàng mới) hoặc A120 (khách hàng cũ)

Người thực hiện Mẫu này là chủ nhiệm kiểm toán và người phê duyệt là thành viênBGĐ Trường hợp hợp đồng được đánh giá là rủi ro cao, nên có sự tham khảo ý kiếncủa thành viên BGĐ khác (hoặc toàn bộ BGĐ) trước khi chấp thuận khách hàng.Điều này tùy thuộc vào chính sách quản lý chất lượng kiểm toán của từng DNKiT

b Thời điểm thực hiện

Mẫu này cần được lập và phê chuẩn trước khi ký hợp đồng/Thư hẹn kiểm toán

d Liên kết với giấy tờ làm việc khác

Việc phê duyệt Mẫu này là cơ sở để thực hiện các phần tiếp theo như ký hợp đồngkiểm toán/Thư hẹn kiểm toán Mức độ đánh giá rủi ro hợp đồng làm cơ sở cho việc

bố trí nhân sự kiểm toán, thời gian kiểm toán và đặc biệt là cân nhắc khi xác địnhmức trọng yếu Tất cả các vấn đề này thuộc về xét đoán chuyên môn của KTV

3.2 A271 Theo dõi luân chuyển KTV/Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc KT

a Chuẩn mực và người thực hiện

Theo yêu cầu của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán (Đoạn 177) và Nghị định 17/2012/NĐ-CP (Điều 16), KTV hành nghề không được ký báocáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá ba (03) năm liên tục

174-Người thực hiện mẫu này là trợ lý kiểm toán được phân công

Thời điểm thực hiện

Mẫu này phải được lập tại thời điểm bổ nhiệm thành viên phụ trách nhóm kiểm toán

và cập nhật sau khi lập BCKiT chính thức

b Cách thực hiện

Điền các thông tin theo Mẫu Mẫu này cần được theo dõi từ năm đầu tiên cung cấpdịch vụ cho khách hàng và phải được cập nhật hàng năm, copy và mang sang hồ sơkiểm toán năm tiếp theo Đối với khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng, cầntheo dõi và luân chuyển cả các KTV trong nhóm kiểm toán sau 5 năm thực hiện kiểmtoán cho một khách hàng

3.3 A310: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

a Chuẩn mực và người thực hiện

Trang 9

CMKiT “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn

vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” (CMKiT 315) yêu cầu KTV cần cóhiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị

Người thực hiện Mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là Chủnhiệm kiểm toán

b Thời điểm thực hiện

Mẫu này nên được lập trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu, thuận lợi nhất là thực hiệnvào thời điểm thực hiện soát xét BCTC giữa kỳ hoặc kiểm toán sơ bộ

c Cách thực hiện

Khi thực hiện Mẫu này, KTV cần đọc kỹ mục tiêu của thủ tục “tìm hiểu khách hàng

và môi trường kiểm soát” Sau đó thực hiện tìm hiểu và điền thông tin hiểu biết vềnhững nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến doanh nghiệp Nội dung và phạm

vi của thông tin cần tìm hiểu đã được hướng dẫn chi tiết ngay trong từng mục củagiấy tờ làm việc này

Cuối cùng KTV cần xác định ra những giao dịch bất thường cần quan tâm, các rủi rotrọng yếu liên quan tới toàn bộ BCTC và tài khoản cụ thể

Các rủi ro có thể phát hiện trong quá trình hoàn thành Mẫu này sẽ được tổng hợp vàghi nhận vào ô tương ứng Các rủi ro trọng yếu cần được KTV thiết kế các thủ tụckiểm tra cơ bản để xác định

d Liên kết với giấy tờ làm việc khác

Một số thông tin ở Mẫu A310 được liên kết với Mẫu A110, A120 Các rủi ro trọngyếu được phát hiện trong quá trình hoàn thành mẫu này trong giai đoạn lập kế hoạch

sẽ được liên kết tới Mẫu A910 để tổng hợp các rủi ro

3.4 B343 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trước và sau điều chỉnh

a Người thực hiện

Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là chủnhiệm kiểm toán

b Thời điểm thực hiện

Trong và sau khi kết thúc kiểm toán tại khách hàng

c Cách thực hiện

KTV trình bày việc kiểm tra các khoản mục của báo cáo lưu chuyển tiền tệ khớp vớicác thông tin tại BCTC khác hoặc các phần hành kiểm toán khác KTV phải kiểm tralại được cách tính từng chỉ tiêu trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ và mối quan

hệ của các chỉ tiêu đó, các đối chiếu liên quan của chỉ tiêu báo cáo này với các BCTCkhác Số liệu của từng chỉ tiêu cần được phân tích, tham chiếu đến giấy làm việc chitiết của các phần hành liên quan

Để thuận tiện, DNKiT có thể lập Giấy tờ làm việc này trong file excel, phải in ra khi

đã hoàn tất, đánh tham chiếu, soát xét và lưu hồ sơ kiểm toán

d Liên kết với giấy tờ làm việc khác

Trang 10

Liên kết từ các giấy tờ làm việc của các phần hành từ Phần D đến Phần G.

Liên kết đến các giấy tờ làm việc của Phần B như các mẫu thuộc Mục B300

3.5 B430 – Các vấn đề cần giải quyết trước ngày phát hành BCKT

a Người thực hiện

Người thực hiện là trưởng nhóm kiểm toán hoặc chủ nhiệm kiểm toán

b Thời điểm thực hiện

Sau khi kết thúc kiểm toán tại khách hàng

c Cách thực hiện

Tổng hợp các vấn đề cần giải quyết trước ngày phát hành BCKT, như: các tài liệucòn thiếu mà khách hàng cam kết sẽ cung cấp bổ sung, danh sách các thư xác nhậnchưa quay về,…

KTV cần đảm bảo thu thập được đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết và giải quyếthết các vấn đề trước khi phát hành BCKT Trường hợp không giải quyết thỏa đángcác vấn đề nêu tại Mẫu này, KTV cần xem xét ảnh hưởng đối với ý kiến kiểm toán

d Liên kết với giấy tờ làm việc khác

Liên kết từ các giấy tờ làm việc của các phần hành từ Phần C đến Phần H

4 Thực trạng kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại

“ CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ

TOÁN AAC THỰC HIỆN ”

4.1 Khái quát chung về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC:

Tóm tắt sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán

và Kế toán AAC:

Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và kế toán AAC

Tên viết tắt: Công ty kiểm toán và kế toán AAC

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Auditing and accounting company

Vốn điều lệ của công ty: 2,1 tỷ

Trụ sở chính: 217 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà NẵngĐiện thoại: (84) 05113 655 886

Fax: (84) 05113 655 887

E-mail: aac@dng.vnn.vn

Website: http://www.aac.com.vn

Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (trước đây là Công ty

Kiểm toán và Kế toán AAC trực thuộc Bộ Tài Chính thành lập năm1993), một thànhviên của Hãng kiểm toán quốc tế Polaris International, là một trong rất ít các công tykiểm toánđược thành lập đầu tiên tại Việt Nam AAC hoạt động trên phạm vi toànquốc, được phép kiểm toán tất cả các loại hình kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh

tế, kể cả các ngành có qui chế riêng về việc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập

Trang 11

có điều kiện như kiểm toán các tổ chức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, các

tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoáng… AAC thực hiện kiểm toán theođúng các Nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc

tế, phù hợp với những qui định hiện hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước ViệtNam

Liên tiếp trong hai năm 2007 và 2008, AAC được Hội đồng trao giải “Thương mạiDịch vụ - Top Trade Services” – Bộ Cong Thương bình chọn là mọt trong 05 công tykiểm toán hoạt động tốt nhất tại Việt Nam và được trao giải/cup “Thương mại Dịch

vụ - Top Trade Services”

Trong nhiều năm liền, AAC được Ủy ban Chứng khoáng Nhà nước Việt Nam chấpnhận đủ điều kiện để kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chứckinh doanh chứng khoáng Việt Nam

4.1.2 Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động:

AAC hoạt động theo phương châm: độc lập, khách quan, trung thực và

4.2 Thực tế kiểm toán khoản mục HTK tại công ty CP Nam Việt do công ty TNHH kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện:

* Lập kế hoạch kiểm toán

- Chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng:

Để bắt đầu một hợp đồng kiểm toán phó tổng giám đốc khối kiểm toán tài chính tiếnhành đánh giá về khả năng chấp nhận lời mời kiểm toán của khách hàng Công ty CPNam Việt là khách hàng thường xuyên của công ty, KTV sẽ thực hiện công việc chấpnhận khách hàng trên maxu giấy tờ làm việc A120 như sau:

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

Tên khách hàng: Công ty CP Nam Việt

Người soát xét 1

Người soát xét 2

Trang 12

I THÔNG TIN CƠ BẢN:

1 Tên KH: Công ty CP Nam Việt

2 Tên và chức danh người liên lạc chính: Đặng Thị Thanh Hiệp – Phụ trách kế toán

3 Địa chỉ: Cụm Công nghiệp – Làng nghề Đại Tân, Xã Đại Tân, Tỉnh Quảng Nam Điện thoại: 05103773830 Fax:

Email: greenmmfielđtk@vnn.vn website:

4 Lo i hình doanh nghi p ại hình doanh nghiệp ệp

Cty CP niêm

yết

Cty cổ phần

TNHH

Loại hình DN khác

DN có vốn

ĐTNN

DN tư nhân

Cty hợp danh

HTX

5 Năm tài chính: Từ ngày: 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010

6 Các cổ đông chính, HĐQT và BGĐ ( tham chiếu A310):

HĐQT

Ông Lưu Quang Thái Chủ tịch Cổ đông sáng lập

Ông Nguyễn Văn Hoa Tành viên Cổ đông sáng lập

Ông Nguyễn Huy Hoài Thành viên Cổ đông sáng lập

Ông Trịnh Xuân Nghiêm Thành viên Cổ đông sáng lập

Giám đốc và Kế toán Trưởng

Ông Nguyễn Văn Khánh Giám đốc Cổ đông sáng lập

Bà Đặng Thị Thanh Hiệp Phụ trách kế toán

7 Mô tả quan hệ kinh doanh ban đầu được thiết lập như thế nào:

Công ty tự liên lạc với khách hàng để ký hợp đồng kiểm toán

8 Họ và tên người đại diện cho DN: Ông Nguyễn Văn Khánh – Giám đốc

Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp – Làng nghề Đại Tân, Xã Đại Tân, Tỉnh Quảng Nam

9 Tên ngân hàng DN có quan hệ

- Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp thôn tại Quảng Nam

- Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Đà Nẵng

- Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phá triển Đà Nẵng

- Ngân hàng Việt Nga- Chi nhánh Đà Nẵng

- Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Đà Nẵng

10 Mô tả ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cảcác hoạt động độc lập hoặc liên kết

+ Sản xuất và kinh doah hàng nông lâm sản và nông lâm sản chế biến

+ Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, giao thôngvận tải và xây dựng

+ Sản xuất, kinh doanh cồn công nghiệp

11 Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng ( báo, tạp chí, internet,v.v )

Trang 13

Không có thông tin nổi bật nào liên quan đến doanh nghiệp cũng như những ngườilãnh đạo trong doanh nghiệp.

12 Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành:

Kiểm tóa BCTC, hoành thành trước ngày 31/03/2011

13 Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan cần sửdụng BCTC đó

Là công ty cổ phần nên các cổ đông yêu cầu BCTC hàng năm phải được kiểm toán

II CÁC VẤN ĐỀ CẦN XEM XÉT

Có Không N/A Ghi chú/

Mô tả

1 Các sự kiện của năm hiện tại

DNKiT có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn,

kinh nghiệm và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục

vụ KH.

Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm

việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ DN?

Báo cáo kiểm toán về BCTC năm trước có “ý kiến kiểm

toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần”?

Có dấu hiệu nào cho thấy sự lặp lại của vấn đề dẫn đến

ý kiến kiểm toán như vậy trong năm nay không?

Liệu có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc

ngoại trừ/từ chối đưa ra ý kiến trên BCKT năm nay

không?

DN có hoạt động trong môi trường pháp lý đặc biệt,

hoạt động trong lĩnh vực suy thoái, giảm mạnh về lợi

nhuận

Có vấn đề nào liên quan đến sự không tuân thủ pháp

luật nghiêm trọng của BGĐ DN không?

Có nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của DN

không?

Có những vấn đề bất lợi, kiện tụng, tranh chấp bất

thường, rủi ro trọng yếu liên quan đến lĩnh vực hoạt

động của DN không?

DN có nhiều giao dịch quan trọng với các bên liên quan

không?

DN có những giao dịch bất thường trong năm hoặc gần

cuối năm không?

DN có những vấn đề kế toán hoặc nghiệp vụ phức tạp

dễ gây tranh cãi mà chuẩn mực, chế độ kế toán hiện

hành chưa có hướng dẫn cụ thể?

Trong quá trình kiểm toán năm trước có phát hiện

khiếm khuyết nghiêm trọng trong hệ thống KSNB của

DN không?

Trang 14

Có Không N/A Ghi chú/

Mô tả

Có dấu hiệu cho thấy hệ thống KSNB của DN trong

năm nay có khiếm khuyết nghiêm trọng ảnh hướng đến

tính tuân thủ pháp luật, tính trung thực hợp lý của các

BCTC?

2 Mức phí

Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng

doanh thu của DNKiT.

Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của

thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán.

KH có khoản phí kiểm toán, phí dịch vụ khác quá hạn

thanh toán trong thời gian dài.

3 Quan hệ với KH

DNKiT hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong

phạm vi chuyên môn có tham gia vào việc bất kỳ tranh

chấp nào liên quan đến KH.

Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và

trưởng nhóm kiểm toán có tham gia nhóm kiểm toán

quá 3 năm liên tiếp.

Thành viên BGĐ của DNKiT hoặc thành viên của

nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá

nhân, quan hệ kinh tế gần gũi với KH, nhân viên hoặc

BGĐ của KH.

DNKiT hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành

viên của quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH.

Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên

hoặc Giám đốc của KH:

- thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên

BGĐ)

- thành viên BGĐ của DNKiT

- cựu thành viên BGĐ của DNKiT

- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia

đình với những người nêu trên

Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm

kiểm toán sắp trở thành nhân viên của KH.

Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với

hoạt động kinh doanh thông thường, giữa KH và

DNKiT hoặc thành viên của nhóm kiểm toán.

4 Mẫu thuẫn lợi ích

Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các

KH hiện tại khác.

5 Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán

DNKiT có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có

Trang 15

Có Không N/A Ghi chú/

Mô tả

thể ảnh hưởng đến tính độc lập.

6 Khác

Có các yếu tố khác khiến DNKiT phải cân nhắc việc từ

chối bổ nhiệm làm kiểm toán.

III ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG

IV GHI CHÚ BỔ SUNG

V KẾT LUẬN

Chấp nhận duy trì khách hàng: Có Không

4.2.1 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động:

Sau khi chấp nhận duy trì khách hàng Công ty kiểm toán sẽ tiến hành thu thập hiểubiết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch vàthông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác địnhrủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn, Công ty CP Nam Việt là kháchhàng cũ của công ty AAC nên các tài liệu về công ty này đã được thu thập từ lầnkiểm toán trước đây và được lưu trong hồ sơ thường trực Thông tin về công ty CPNam Việt thu thập được thể hiện trên mẫu giấy tờ làm việc A310 (phụ lục 8) với cácnội dung như sau

 Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng điến doanhnghiệp:

Nhìn chung, trong năm 2010, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, lạmphát cao và thâm hụt ngân sách ở mực tương đối lớn Do ảnh hưởng từ cuộc suythoái kinh tế toàn cầu, năm 2010 vẫn là một năm rất khó khăn cho nền kinh tếViệt Nam Trong bối cảnh đó nhà nước cũng đã có những biện pháp để ngăn chặnsuy thoái kinh tế như thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêudung, thực hiện các chính sách và tiền tệ, các chính sách an sinh xã hội, tổ chứcđiều hành và can thiệp của Nhà nước

Trong năm 2010, Công ty vẫn đang trong quá trình đầu tư xây dựng nhà máycồn eetanol do đó chưa có doanh thu bán cồn, doanh thu chủ yếu của công ty làbán sắn lát Công ty đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa nhà máy cồn vào hoạtđộng chính thức theo kế hoạch đặt ra

 Hiểu biết về doanh nghiệp

Công ty CP Nam Việt được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 3303070224 ngày 05 tháng 09 năm 2006 của Sở kế hoạch và Đầu tưTỈnh Quảng Nam Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã 3 lần điều chỉnh Giấy

Trang 16

chứng nhận đăng ký kinh doanh và lần gần nhất vào ngày 02/03/2010 Côn ty làđơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp,Điều lệ công ty à các quy định pháp lý hiện hành có liên quan

+ Sản xuất và kinh doanh hàng nông sản và nông lâm sản chế biến

+ Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, giaothông vận tải và xây dựng

+ Sản xuất kinh doanh cồn công nghiệp, cồn thực phẩm, CO2, thữa ăn giasúc, phân vi sinh

Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

+ Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

+ Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng ĐồngViệt Nam ( VND )

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam doBTC ban hành

Hình thức kế toán : Chứng từ ghi sổ

Thông tin về hàng tồn kho

Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá sốc và giá trị thuần cóthể thực hiện được Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến vàcác chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm vàtrạng thái hiện tại Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính trừ đi chi phí ướctính để hoàn thành hàng tồn kho và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp trích lập khi giá trị thuần có thểthực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị gốc Việc trích lập dự hòng thựchiên theo Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài Chính

Sau khi tìm hiểu thông tin Công ty CP Nam Việt, KTV đưa ra nhận định:

+ Trong năm 2010 Công ty CP Nam Việt không có thay đổi lớn về quy mô hoạtđộng

+ Năm 2010 doanh nghiệp hoạt động bình thường, kinh doanh có lãi

Như vậy không có rủi ro liên quan đến toàn bộ BCTC, các tài khoản cụ thể

4.2.2 Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán:

Công việc tiếp theo của 2 bên là ký hợp đồng kiểm toán Công ty CP Nam Việt

chỉ mời Công ty Kiểm toán và kế toán AAC kiểm toán cho niên độ 2010 của mìnhnên sử dụng hợp đồng mẫu A230 ( phụ lục 9), hợp đọng ghi rõ trách nhiệm về quyềnlợi và nghĩa vụ giữa các bên Công ty kiểm toán AAC sẽ lựa chọn nhóm kiểm toánphù hợp và phân công nhiệm vụ để thực hiện công việc tại đơn vị khách hàng – mẫugiấy tờ làm việc A250 ( phụ lục 10) Đồng thời gửi đến khách hàng thư hẹn kiểmtoán – mẫu giấy tờ làm việc A212 ( phụ lục 11 ), thư gửi khách hàng về kế hoạchkiểm toán – mẫu giấy tờ làm việc A230 và danh mục tài liệu cần cung cấp – mẫugiấy tờ làm việc A240 ( phụ lục 12)

Trang 17

Số: …/2010/ABC-CV A230

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 01 năm 2011

KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31/12/2010

Trang 18

Kính gửi: Ông : Nguyễn Văn Khánh - Giám đốc

Bà : Đặng Thị Thanh Hiệp - Phụ trách kế toán Công ty CP Nam Việt

Cụm Công Nghiệp – Làng nghề Đại Tân, Xã Đại Tân, Tỉnh Quảng Nam

Thưa Quý vị,

Chúng tôi rất hân hạnh được Quý vị tin tưởng và tiếp tục bổ nhiệm là kiểm toán viên

để kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của QuýCông ty Để công việc kiểm toán được tiến hành thuận lợi, chúng tôi xin gửi đến Quý

vị kế hoạch kiểm toán như sau:

Trang 19

Nhóm kiểm toán

Ngô Thị Kim Anh Chủ nhiệm kiểm toán Phụ trách chung & kiểm soát

chất lượngTrần Thị Diễm Kiểm toán viên chính Trưởng đoàn

Nguyễn Thành Trung Kiểm toán viên chính Trực tiếp thực hiện

Nguyễn Hải Hà Trợ lý Kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện

Trần Thị Liêm Trợ lý Kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện

2 Phạm vi công việc

Theo thỏa thuận, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tàichính kết thúc ngày 31/12/2010 nhằm đưa ra ý kiến liệu báo cáo tài chính có phảnánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệcủa Công ty, phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán (doanhnghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báocáo tài chính hay không

Các công việc cụ thể mà chúng tôi sẽ thực hiện như sau:

 Tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho và tài sản cố định của Công

ty tại thời điểm cuối năm tài chính;

 Tìm hiểu Công ty và môi trường hoạt động bao gồm cả tìm hiểu kiểm soát nội bộ

và hệ thống kế toán;

 Thu thập các thông tin pháp lý, các quy định nội bộ và các tài liệu quan trọng như:Điều lệ Công ty, Biên bản họp Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông, Ban Giám đốclàm cơ sở để kiểm toán các thông tin liên quan trên Báo cáo tài chính;

 Đánh giá các chính sách kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quantrọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể Báo cáo tàichính;

 Thực hiện kiểm tra các kiểm soát nội bộ và kiểm tra cơ bản đối với Báo cáo tàichính và các khoản mục trình bày trên Báo cáo tài chính;

 Trao đổi những vấn đề phát sinh cần xem xét, các bút toán cần điều chỉnh;

 Tổng hợp và lập Báo cáo kiểm toán dự thảo trình bày ý kiến của Kiểm toán viên

về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính được kiểm toán Phát hành Báocáo kiểm toán chính thức sau khi nhận được ý kiến đồng ý của Ban Giám đốc

3 Thời gian dự kiến thực hiện kiểm toán

Chúng tôi dự kiến sẽ tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại Công ty từ ngày30/12/2010 đến 15/01/2011

Ngày đăng: 03/12/2016, 10:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w