BAO CAO KHOA HOC
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP NHÀ NƯỚC:
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN
CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẨY MANH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:
Tién si DANG DUC DAM
HA NOI, THANG 2 NAM 2001
4094
Trang 2GS TS Chu Van Cap, Hoc vién Chinh trị quốc gia Hồ Chí Minh TS Đáng đức Đạm, an Nghiên cứa của Thủ tướng Chính phủ CN Phạm Hoàng Hà, Viện NCQLKTTU, Bộ Kế hoạch và Đầu trr TS Lưu Bích Hồ, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư CN Vương Nhật Hương, Viện VNCQLKTTU, Bộ Kế hoạch và Đầu tr
TS Nguyễn Thượng Minh, Ø7 học Kĩnh tế TP Hồ Chí Ninh
PGS TS Nguyễn Văn Nam, 47 học Kính tế quốc dân, Hà NỘÓi
TS Nguyễn Nghĩa, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường KS Lương Ngọc Oánh, ,$ở Kế hoạch và đầu tư Nam Định ThS Trần Danh Tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
KS Lê Viết Thái, Viên NCGQLKTTU; Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Th§ Hồng Văn Thành, Viên NCQLK7TTU, Bộ Kế hoạch và Đầu ti TS Nguyễn Xuân Thu, Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trang 3CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THUC TIEN CUA VIEC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM TRONG DIEU KIEN DAY
MANH CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA Chuong I:
Cơ sở khoa hoc và phương pháp luân kế hoach hoá kinh tế vĩ
mô trong kinh tế thi trường, 4
A Bản chất, nội dung và phương pháp luận
kế hoạch hoá kinh t€ vi mé 4
1 Bản chất và nội dung kế hoạch hoá kinh tế ví mô 4 1.1 Định nghĩa kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô 4 1.2_ Những vếu tố cơ bẩn của kế hoạch hố kinh tế VĨ mơ 6 1.3 Kế hoạch hoá trong mối quan hệ với hoạch định chính sách va chỉ đạo thực hiện 9 2 Phương pháp luận kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô thể nghiệm trong thực tế ee 11 21 Mưững Tý do cho sự cần thiết khách quan của kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô te if
2.2 Nhting mat hạn chế của kế hoạch hố kinh tế Vĩ rơ " 14 23 Những bước thăng trầm của kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô ve 16 B Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô và vai trò nhà nước trong kimh
tế thị trường bes 23
1 Các học thuyết của kính tế thị trường nhìn nhận vai trò nhà vs 23
nước
2 Quan hệ giữa quản lý nhà nước và điều tiết thị trường we 28 2.1 Su that bai cia thi truéng va If do dé nhén manh vai tro nha
noc ve 29
2.2 Nhà nước bổ sung chứ không thay thế thị trường ve 3/ 3 Nhìn nhận lại vai trò nhà nước sau khủng khoảng tài chính-
tiên tệ khu vực ve 35
3.4 Vénguyén nhân và bài học của cuộc khủng hoảng " 3S 3.2 Mô hình phát triển và chất lượng quản lý nhà nước như là
Trang 4A 1, Ld 12 13 14 1.9 2 21 22 23 3 B 1 Kế hoạch hoá kính tế vĩ mô ở các nước cơng nghiệp phát triển
Kế hoạch hố kinh tế vĩ mô ở Pháp
Kế hoạch hoá chủ vếu mang tính chất hướng dẫn
Kế hoạch hoá liên tục thay đổi và phát triển
Quá trình cải cách kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô
Những thay đổi và tiến triển gần đây
Tổ chức cơ quan kế hoạch hố kinh tế Vĩ mơ Kế hoạch hố kinh tế vĩ mơ tại CHLB Đức: Cơ sở pháp lý của kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô
Cốc cơ quan, tổ chức tham gia điều tiết kinh tế vĩ mô
Các loại hình kế hoạch kinh tế Vĩ mơ Kế hoạch hố kinh tế vĩ mô tại Nhật Bản
Kế hoạch hoá kính tế vĩ mô ở các nước dang phát triển
Nội dung kế hoạch hố kinh tế vĩ mơ ở các nước đang phát
triển Châu Á
2 Quy trình và công nghệ kế hoạch hố kinh tế vĩ mơ ở các 2t nước đang phát triển Công nghệ kế hoạch hoá & các nước dang phát triển nói
chung
22 Công nghệ kế hoạch hoá ở một số nước Đông Á và ASEAN
3 Các loại hình kế hoạch và tổ chức cơ quan kế hoạch hoá
3.1 Cúc loại hình kế hoạch kinh tế Vĩ mô
3.2 Tổ chức cơ quan kế hoạch hoá kinh tẾ Vĩ mÔ
` Kế hoạch hoá trong kính tế chuyển đổi qua kinh nghiệm
Trùng quốc
Chương LH:
Quá trình đổi mới và hiên trang công tác kế hoach hóa kinh
tế Vĩ mô ở Việt nam 4: 1 2 3 4
Sự vận hành của hệ thống kế hoạch hoá trong thực tế
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
Xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng lãnh thổ
Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm
Trang 517 1.3 1.4 1.9 1.6 1.7 2 21 2.2 23 24 24 2.6
Xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế vĩ mô
` Một số nhận dịnh chung về kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô Ở
Việt Nam
Những kết quả đáng ghi nhận trong quá trình đổi mới kế hoạch hoá
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội như một định hướng kế hoạch đài hạn
Tăng cường công tác quy hoạch phát triển
Chuyển dân trọng tâm sang kế hoạch hoá định hướng phát
triển 5 nam
Xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu
Đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch Đổi mới quy trình lập kế hoạch
Đối mới phương thức điều hành kế hoạch
Những vấn đề tồn tại cần được giải quyết trong kế hoạch
hoá
Về những cơ sở lý luận và phương pháp luận của kế hoạch hố kinh tế vĩ mơ ;
Về nội dung và phương pháp kế hoạch hoá Về phối hợp và điều hoà kế hoạch
Về cơ chế điều hành kế hoạch Về công tác thông tra và dự báo
Về bộ máy tổ chức và cán bộ
Chương IV
Phương hướng và giải pháp đổi mới kế hoach hố kinh tế vĩ mơ ở Việt nam A 1 LL L2 13 2 21 22 2.3
Kế hoạch hoá và quản lý nhà nước trong kính tếở Việt Nam Xác định vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường Nhà nước kiên tạo và bảo đàm môi trường kinh doanh an
toàn, ổn định, thuận lợi, bình đẳng
Nhà nước thực thì chính sách kính tế vĩ mô tích cực và hiệu
quả
Nhà nước tiến hành can thiệp và bổ sung thị trường Kế hoạch hoá vĩ mô trong kinh tế thị trường
Thị trường vừa là đố! tượng, vừa là cơ sở của kế hoạch hoá
Trang 6,chủ nghĩa 2 3 4 5 Cc 1 +1, 1.2, 1.3, 14, 2 21, 22 3 4 4.1 +2 4.3 5 JL 2.2 53 5.4 4.9,
Kế hoạch hoá trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
Kế hoạch hoá bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội
Kết hợp kế hoạch hoá theo ngành với kế hoạch hoá theo địa phương và vùng lãnh thổ
Đổi mới toàn điện hệ thống kế hoạch hố kinh tế vĩ mơ
MMột số giải pháp đổi mới kế hoạch hố kinh tế Vĩ mơ
Đổi mới công tác xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội
Đổi mới phương pháp luận xây dựng chiến lược
Xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010
Hình dung về dịnh hướng chiến lược phát triển kinh tế“xã hội giai đoạn 2001-2010
Lua chon những khâu then chốt có tính đột phá trong chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010
Chú trọng kế hoạch hoá định hướng phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm
Đổi mới phương pháp, quy trành xây dụng kế hoạch 5 năm Một số giải pháp cho kế hoạch 5 năm 2001 - 2005
Hoàn thiện kế hoạch hoá hàng năm
Đổi mới hệ chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ với đổi mới kế hoạch hoá
Về chính sách tài khoá và ngân sách nhà IIưỚc
Về chính sách tiên tệ và cải cách hệ thống ngân hàng
Về chính sách thương mại và kmh tế đối ngoal
Xây dựng các cơ sở và điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng kế hoạch hoá
Nang cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển
Xây dụng và từng bước hồn thiện cơng tác dụ báo và phân tích kimh tế
Tầng cường công tác nghiên cứu và xây dựng chính sách
Đổi mới công tác thu thập và xử lý thơng tín
Trang 7CƠNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
Sau hơn một thập niên tiến hành đổi mới, đời sống kinh tế-xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến hết sức cơ bản và rõ nét Xét về mặt thể, chế quản lý thì nền kinh tế nhiều thành phần đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Nhà nước sử dụng ngày càng tốt hơn hệ thống
chính sách kinh tế và kế hoạch hoá để quản lý và điều hành nền kinh tế Bản thân công tác kế hoạch hoá cũng đã và đang trải qua thời kỳ đổi mới từng bước va co ban
Khác với nhiêu nước kinh tế chuyển đổi, đổi mới kinh tế ở Việt Nam
không có nghĩa là từ bỏ hoặc coi nhẹ kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô, mà yêu cầu đặt ra là phải có những thay đổi cần thiết, đáp ứng đòi hỏi và điều kiện mới của nên kinh tế, nhất là nâng cao chất lượng của kế hoạch hố ở tầm vĩ mơ của Nhà nước Đồng thời, khi chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá, nhiều yêu cầu mới đặt ra đối với cơ chế quản lý kinh tế nói chung, cũng như đối với cơng tác kế hoạch hố nói riêng Muốn đáp ứng được các yêu cầu đó phải tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ hơn nữa Đồng thời, tác động của cuỘộc khủng hoảng kinh tế khu vực cũng đặt ra những thách thức mới đối với sự phát triển bển vững của đất nước, đòi hỏi phải có những nỗ lực cải cách
mới
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khoá VIII đã khẳng định chủ: trương đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội là ' 'chuyển mạnh sang
quản lý kinh tế bằng tổ chức, luật pháp, chính sách, chế độ, quy hoạch, kế
hoạch, giáo, dục, thuyết phục, thanh tra, kiểm tra và rất quan trọng là bằng các công cụ quản lý vĩ mô và sức mạnh kinh tế của Nhà nước( ), đẩy mạnh công
tác hoạch định và hướng đẫn thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển",
Đề có cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp đổi mới
đáp ứng những yêu cầu nêu trên, cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản và đúc
rút kinh nghiệm nghiêm túc không chỉ về công tác kế hoạch hóa vĩ mô ở Việt
Trang 8Mục tiêu chủ yếu của Đề tài là xác định cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hố kinh tế vĩ mơ, tiến tới xây dựng một cơ chế kế hoạch hoá phù hợp cho Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế,
Về phạm vi, Đề tài giới hạn đối tượng nghiên cứu ở kế hoạch hoá vĩ mô, tức là kế hoạch của Nhà nước, chứ không nghiên cứu kế hoạch hoá vi mô của doanh nghiệp; đồng thời trọng tâm của Để tài là công tác kế hoạch hoá tầm kinh tế quốc dân ở cấp trung ương, chứ không bao hàm toàn bộ hệ thống kế hoạch hoá, nhất là kế hoạch hoá ở các địa phương
Về nội dung, kế hoạch hố kinh tế vĩ mơ được quan niệm toàn điện, bao gồm cả chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm và chỉ đạo điều hành thực hiện Kế
hoạch hố là cơng cụ điều tiết quan trọng của Nhà nước ở tầm vĩ mô, có chức
năng định hướng phát triển có hiệu quả nên kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế, tạo môi trường và hành lang thuận lợi cho các đoanh nghiệp
hoạt động
Đề tài được Hội đồng khoa học - công nghệ cấp nhà nước thông qua Đề
cương nghiên cứu và nhất trí cho triển khai thực hiện trong thời gian 18 tháng,
bất đầu từ giữa năm 1998 đến cuối năm 1999 Sau đó, theo để nghị của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, ngày 30 tháng LÍ năm 1999, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường đã có công văn số 3330/BKHCNMT-XHTN do Thứ trưởng Hoàng Văn Huây ký cho phép Đề tài được kéo dài thời hạn sang hết Quý I năm 2000
Đề tài đã được triển khai khẩn trương với sự tham gia của nhiều nhà khoa
học trong và ngoài ngành kế hoạch; đã tổ chức nghiên cứu 19 Chuyên đẻ, tích
cực: triển khai xây dựng các Báo cáo của Đề tài; đồng thời cố gắng đóng góp vào việc xây dung Dé án về đổi mới công tác kế hoạch hoá cũng như nghiên cứu các dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế — xã hội 10 năm (2001-2010), Kế hoạch 5 năm (2001-2005) và Kế hoạch năm 2001; đã công bố kết quả nghiên cứu của Đề tài trong, l cuốn sách và 20 bài viết
Ngày 29 tháng 3 năm 2000, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (cơ quan chủ trì Đề tài) đã tổ chức hội thảo xin ý kiến chuyên gia về nội dung dự thảo báo cáo của Đề tài Sau đó, tiếp thu các ý kiến đóng góp trong hội thảo, Ban Chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh Báo cáo khoa học và xây dựng Báo cáo tóm tất cũng như Bản kiến nghị của Dé tai Hoi
Trang 9cho Đề tai
Thực hiện Quyết định số 347 BKH/QĐ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đâu tư về việc thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đối với Đề tài, ngày L5 tháng 12 năm 2000, Hội đồng nghiệm thu do TSKH Phan Quang Trung làm Chủ tịch đã tiến hành nghiệm thu cấp cơ sở kết quả nghiên cứu của Để tài theo đúng quy chế hiện hành về quản lý các đề tài khoa học Sau khi xem xét đánh giá kết quả nghiên cứu cửa Đề tài, Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đã nhất trí đề nghị tiến hành sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh các Báo cáo của Đề tài để trình
Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đánh giá nghiệm thu chính thức Bản báo
Trang 10KẾ HOẠCH HỐ KINH TẾ VĨ MƠ TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
A BẢN CHẤT, NỘI DỰNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KẾ HOẠCH HỐ KINH TẾ VĨ MƠ
1 Bản chất và nôi dung kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô
1d Định nghĩa kế hoạch hố kinh tế vĩ mƠ
Về kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô hiện có nhiều định nghĩa khác nhau do
tiếp cận từ những góc độ không giống nhau
a) Ở các tác giả nước ngoài đáng chú ý là các định nghĩa sau đây:
- Michael P.Todaro: “Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô là một loại hình hoạt động của chính phủ nhằm phối hợp việc ra những quyết định tương đối dài hạn về kinh tế và nhằm tác động trực tiếp (thậm chí trong một số trường hợp còn kiểm soát) đối với mức tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng của những biến số kinh tế chủ yếu (như thu nhập, tiêu dùng, việc làm, đầu tư, tiết kiệm, xuất khẩu, nhập
"khẩu, .), để đạt được các mục tiêu phát triển đã xác định Kế hoạch hoá là cơ chế mà nhà nước sử đụng để kiểm sốt tồn bộ nền kinh tế.”
- Diana Conyers va Peter Hills: “Ké hoach hoa 1a qua trinh quyét dinh,
lựa chọn liên tục các phương án khác nhau về sử dụng nguồn lực có hạn để đạt
được các mục tiêu đề ra cho một thời kỳ nhất định trong tương lai.” 2
b) Trong các định nghĩa của các tác giả trong nước, hai định nghĩa sau
, đây có thể bổ sung cho nhau:
' Michael P Todaro: “Economic Development in the Third World’, New York 1989, trang 304,
? Diana Conyers va Peter Hills: “An Introduction to Development Planning in the Third
Trang 11và sắp xếp, huy động những nguồn khả năng, đưa ra định hướng sử dụng thông
qua cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước." '
- Du Lô Giang: “Công cụ quần lý kinh tế, xã hội của nhà nước ở tầm vĩ mô được thực hiện bằng hai đặc trưng cơ bản là định hướng, có lượng hoá ở mức độ cho phép và giữ được trạng thái cân đối giữa các bộ phận cấu thành của
nền kinh tế trong từng thời kỳ.” ?
c) Tiếp thu và kế thừa những định nghĩa trên, Để tài xin kiến nghị một
định nghĩa về kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô như sau:
Kế hoạch hố kinh tế vĩ mơ là một loại hình hoạt động của Nhà nước nhằm la chọn phương án sử dụng hợp lý các nguồn lực và quyết định các giải pháp tác động đến những biến số kíimh tế vĩ mô chủ yéu theo hướng các rnục
tiêu đã được xác định
Đồng thời cũng cần nói thêm: Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô là một thể thống nhất bao gồm từ việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, công tác quy hoạch phát triển, kế hoạch hoá định hướng 5 năm, kế hoạch hố hàng năm, đến cơng tác điều hành thực hiện, theo dõi và điều chính kế hoạch
đ}) Một định nghĩa như trên cũng phù hợp với những nội dung cơ bản có
tính chất đặc trưng của kế hoạch hoá phát triển ở các nước thế giới thứ ba mà
Tony Killick đã tổng hợp như sau:
- Xuất phát từ những quan điểm và mục dích chính trị của chính phủ, kế hoạch hoá xác định những mục tiêu chính sách liên quan đến sự phát triển trong tương lai của nền kinh tế
' Cao Viét Sinh: “Mot số suy nghĩ về kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dan trong cơ chế thỷ trường', Kỷ yếu hội thảo khoa học về kế hoạch hoá, Hà Noi, 1995
? Xem Nguyên Thương Minh: “ Một số vấn đề đối mới công nghệ kế hoạch hoá trong giai đoạn hiện nay ở nước tả° Tóm tất luận ấn PT khoa học kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, trang 3 ˆ
Trang 12- Kế hoạch hố phát triển khơng chỉ bao gồm những mục tiêu mà còn thể hiện những mục tiêu đó thành những chỉ tiêu cụ thể
, - Kế hoạch hoá là quá trình xây dựng những quy tắc và chính sách nhất
quán về mặt nội dung để thực hiện những mục tiêu để ra cũng như hướng dẫn việc thực hiện những chỉ tiêu kế hoạch và những quyết định chính sách thường
nhật
- Kế hoạch hố là q trình tồn diện tầm kinh tế quốc dân, đồng thời có
thể kế hoạch hoá cho từng lĩnh vực
- Để đảm bảo tính tối ưu và tính nhất quán, kế hoạch hoá kinh tế quốc dan thường sử dụng một số mô hình kinh tế lượng ít nhiều đã được công nhận
chính thức để dự báo những hướng phát triển của nền kinh tế trong tương lai - Kế hoạch phát triển kinh tế thường là kế hoạch trung hạn 5 năm, có thể kết hợp với một kế hoạch triển vọng dài hạn và được cụ thể hoá bằng những kế hoạch hàng năm.'
1.2 Những yếu tố cơ bản của kế hoạch hoá kinh tẾ vĩ mô
Căn cứ vào định nghĩa kế hoạch hố kinh tế vĩ mơ như trình bày trên đây, Diana Conyers va Peter Hills di sau thém phan tích 4 yếu tố cơ bản của kế
hoạch hoá.?
a) Kế hoạch hoá là chọn lựa
Kế hoạch hoá là việc ra quyết định về lựa chọn một trong số nhiều phương thức hành động Có hai loại lựa chọn chính liên quan đến kế hoạch hoá Thứ nhất là lựa chọn các mục tiêu ưu tiên; bởi vì nguồn lực có hạn nên không thể:đáp ứng được cùng một lúc tất cả các nhu cầu phát triển Thứ hai, kế hoạch hoá cũng liên quan đến sự lựa chọn trong số các phương thức hành động khác nhau, giữa các cách thức khác nhau để đạt được cùng một mục tiêu Kế hoạch hoá kinh tế cũng giống như kế hoạch hoá cho một cuộc hành trình Trong đa số trường hợp, sẽ có nhiều cách khác nhau mà người du hành có thể chọn để đến
đích, và việc lập kế hoạch cho hành trình liên quan đến việc quyết định lựa '_ chọn một cách thức cụ thể được coi là hợp lý nhất trong số đó
' Xem Tony Killick: Cíc khả năng kế hoạch hoá phát triển", Oxford, tháng 7/1976
Trang 13quan tâm đến các cách tiếp cận khác nhau đối với việc ra quyết định, cụ thể là đến các nhân tố được xem xét khi ra quyết định và trình tự quy trình ra quyết định Hơn nữa, các nhà kế hoạch đã sử dụng nhiều kỹ thuật hiện đại để cải thiện cách thức ra quyết định và nâng cao chất lượng của các quyết định
b) Kế hoạch hoá là phân bổ nguồn lực
Một yếu tố quan trọng khác của kế hoạch hoá liên quan đến phân bổ nguồn lực Nguồn lực ở đây không chỉ bao gồm các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, khoáng sản ) mà còn bao gồm cả nhân lực (hay nguồn lực con người nói
chung), tài sản (như đường, nhà, và thiết bị} và tài chính Việc phân biệt những
gì không được coi là nguồn lực tuỳ thuộc vào mục tiêu cần đạt đến của người sử dụng cũng như nhận thức về giá trị sử dụng và khả năng sử dụng cụ thể trong
từng trường hợp
Kế hoạch hoá liên quan đến các quyết định làm thế nào để sử dụng tốt
nhất các nguồn lực hiện có Vì thế, số lượng và chất lượng của những nguồn lực
này có ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình lựa chọn giữa các phương thức hành động khác nhau Một mặt, sự giới hạn về số lượng và chất lượng các nguồn lực là lý đo chính giải thích tại sao kế hoạch hoá lại liên quan đến việc ra quyết lựa chọn trong số các phương thức hành động khác nhau Mặt khác, khi
phải lựa chọn giữa các phương thức hành động khác nhau, thì khả năng cung
ứng các nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong việc xác định số lượng phương
thức có thể lựa chọn và phương thức nào có khả năng được chấp nhận hơn cả Do kế hoạch hoá liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực, nên một bộ phận quan trọng của quá trình lập kế hoạch là thu thập và phân tích thông tin về khả năng cung ứng các nguồn lực hiện có Điều này đặt ra những câu hỏi cả về khái niệm và về phương pháp Hên quan đến hệ thống thông tin kế hoạch cần được giải đáp
c)_ Kế hoạch hoá cách đạt tới mục đích
Sẽ là thiếu sót khi nói rằng kế hoạch hoá chỉ liên quan đến ra quyết định về sử dụng nguồn lực; bởi lẽ cách sử dụng tốt nhất bất kỳ một tập hợp cụ thể các nguồn lực nào phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu cần đạt tới Nói cách khác,
Trang 14Quan niệm về kế hoạch hoá như cách để đạt được mục tiêu đặt ra những
vấn đề về bản chất của các mục tiêu và quy trình xây dựng mục tiêu, Một trong những vấn để mà nhà kế hoạch thường gặp phải là những mục tiêu của họ không được xác định rõ ràng, mà thường rất mập mờ Ví dụ, mục tiêu “tăng sẵn
lượng nông nghiệp" có thể chẳng đưa ra được định hướng rõ rệt cho các nhà kế hoạch nông nghiệp lrong một số trường hợp khác, mục tiêu lại không thực tế trong điều kiện cung ứng nguồn lực có hạn Trong nhiều trường hợp, các nhà kế
hoạch cũng gặp phải những vấn đề như phải cố đạt được quá nhiều mục tiêu và
đôi khi các mục tiêu đó lại mâu thuẫn với nhau Chẳng hạn, sẽ là rất khó cho
các nhà kế hoạch khi phải cùng một lúc thực hiện hai mục tiêu vừa tối đa hoá sản lượng trên một hếc-ta vừa giảm sự bất bình đẳng giữa các hộ nông dân, bởi vì hai mục tiêu này thường mâu thuẫn với nhau Có trường hợp tuy ít xảy ra
nhưng nếu có thì rất nghiêm trọng, đó là trường hợp những mục tiêu hoàn tồn khơng có ý nghĩa hoặc hoàn toàn đi ngược lại với lợi ích của đại bộ phân dân
chúng
dở Kế hoạch hoá cho tương lai
Có một yếu tố quan trọng khác của kế hoạch hoá được thể hiện trong hầu hết các định nghĩa, đó là yếu tố thời gian Các mục tiêu mà kế hoạch hoá muốn đạt tới rõ ràng là ở tương lai, và kế hoạch hoá tất nhiên sẽ gắn với tương lai Sự quan tâm đến tương lai tự nó được thể hiện theo hai cách chính Cách thể hiện thứ nhất là một phần quan trọng của kế hoạch hoá liên quan đến dự báo, hoặc
đưa ra các dự báo về điều gì có thể xây ra trong tương lai, và cụ thể hơn là dự
báo về kết quả của các phương thức hoạt động khác nhau để xác định cần lựa chọn phương thức nào Tất nhiên, không thể biết chính xác được điều gì sẽ xây ra trong tương lai và vì thế kế hoạch hố khơng tránh khỏi việc: chấp nhận ở mức độ nhất định sự bất ổn và rủi ro Tuy nhiên, có nhiều kỹ thưật khác nhau mà người lập kế hoạch có thể sử dụng để nâng cao tính chính xác của các dự báo của họ và xử lý những vấn đề về rủi ro và bất ổn Khoảng thời gian tương lai của kế hoạch hoá là bao lâu? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vàö nội dung cụ
thể kế hoạch hoá Ở một thái cực có một số hoạt động mà các cá nhân và tổ
chức có thể phải lập kế hoạch trên cơ sở thời gian là ngày, thậm chí là giờ; ` trong khi ở thái cực khác, một số kế hoạch liên quan đến việc đưa ra những dự
báo về bức tranh thế giới vài thập kỹ sau
Kế hoạch hố khơng chỉ liên quan đến quyết định cần phải làm gì để dạt tới mục tiêu cụ thể, mà còn đến quyết định trình tự thực hiện các hoạt động một
Trang 15năm tiếp theo), và khi kế hoạch đã được lập xong thì kế hoạch hoá coi như kết thúc, cho đến khi kết thúc 5 năm, tức là lúc bắt đầu lập kế hoạch cho thời kỳ 5 năm tiếp theo Trong các thập kỷ 50 và 60 nhiều nhà kế hoạch đã có quan điểm như vậy về kế hoạch hoá, nhưng gần đây người ta đã nhận thức rằng kế hoạch hoá nên được coi là một hoạt động liên tục Điều này có nghĩa là mặc đù có thể kế hoạch cần phải được lập cho khoảng thời gian xác định, nhưng nó nên được liên tục theo đõi và xem xét lại trong giai đoạn đó, và nếu cần thì có thể được kéo dài sang giai đoạn kế hoạch khác
Cuối cùng, cần chú ý rằng mặc dù kế hoạch nhất định phải liên quan đến tương lai; nhưng điều đó không hạn chế các nhà lập kế hoạch dành nhiều sự chú ý của họ nghiên cứu tình hình quá khứ và hiện tại Trong thực tế, các
nghiên cứu hiện tại là rất quan trọng để đưa ra thông tin về nhu cầu và điều kiện hiện tại cũng như các nguồn lực hiện có cho phát triển, trong khi đó nghiên cứu
lịch sử có thể tạo cơ sở tốt cho dự báo các xu hướng trong tương lai
1.3 Kế hoạch hoá trong mối quan hệ với hoạch định chính sách và chỉ
đạo thực luện
Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô chỉ là một loại hình hoạt động quản lý của nhà nước; gắn với nó còn có nhiều loại hình hoạt động quản lý khác nữa, đặc
biệt là công tác hoạch định chính sách và công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện Theo D Conyers và P.HIs thì, nói một cách đơn giản nhất, hoạch định
chính sách liên quan đến việc ra các quyết định về các phương hướng chung
cho sự thay đối hoặc phát triển; trong khi đó kế hoạch hoá là quá trình quyết
định về phương thức hành động và lựa chọn phương thức hành động nào là tốt
nhất để tạo ra những thay đổi hoặc phát triển đó; đồng thời kế hoạch hoá còn xác: định xem nên tổ chức thực hiện ra sao, và triển khai việc thực thi trên thực tế những phương thức hoạt động này.!
Để thấy rõ sự khác nhau này, có thể xem xét quy trình kế hoạch hoá trong ví dụ của lĩnh vực xây dựng nhà ở của một quốc gia Trong trường hợp - này, việc hoạch định chính sách có thể đưa ra quyết định (trong số nhiều quyết định khác) đáp ứng nhu cầu nhà ở chủ yếu bằng các chương trình cung cấp dia
điểm và dịch vụ; tức là chính phủ cung cấp địa điểm đã có các dịch vụ cơ bản
' Xem Diana Conyers va Peter Hills:“‘An Introduction to Development Planning in the Third World’, Nottingham, 1984 ˆ
Trang 16để người dân tự xây nhà ở cho mình Sau đó kế hoạch hoá có thể bao hàm nội
dung ra quyết định xem có bao nhiêu chương trình như vậy cần được xây dựng,
địa điểm ở đâu, những loại dịch vụ nào sẽ được cung ứng, các vị trí sẽ được
phân cho từng cá nhân như thế nào, và những điều kiện nào (nếu có) sẽ được đưa ra đối với những người xây dựng về cách thức sử dụng địa điểm được phân Kế hoạch hoá cũng bao gồm các quyết định về chỉ phí của các chương trình, số tiền nhận được, và ai có trách nhiệm tổ chức thực hiện Cuối cùng, giai đoạn
thực hiện có thể bao gồm việc xây dựng trên thực tế các chương trình, kể cả chuẩn bị địa điểm, cung ứng dịch vụ và lựa chọn những người được nhận địa điểm
Ví dụ này chỉ rõ hai khía cạnh của mối quan hệ giữa hoạch định chính sách, kế hoạch hoá và tổ chức thực hiện Thứ nhất, nó cho thấy ba hoạt động này tiếp nối nhau, bắt đầu từ hoạch định chính sách, tiếp theo là kế hoạch hoá, và sau đó là tổ chức thực hiện Đồng thời, điều này chỉ rõ vai trò của kế hoạch
như là bước trung gian giữa hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện, là phương cách chuyển các chính sách chung thành các chương trình hành động
tạo ra các kết quả cụ thể Thứ hai, nó chỉ ra sự phân công trách nhiệm giữa các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan, trong đó việc hoạch định chính sách chủ yếu là trách nhiệm của các nhà chính trị hoặc những người ở vị trí ra các quyết định chính trị; trong khi kế hoạch hoá chủ yếu là trách nhiệm của nhà kế hoạch, và việc thực hiện chủ yếu do các nhà quản lý đảm nhiệm
Tuy nhiên, người ta cũng thấy rõ là khó có thể dưa ra ranh giới rõ ràng
giữa hoạch định chính sách, kế hoạch hoá và tổ chức thực hiện hoặc giữa vai trò
của nhà chính trị, nhà kế hoạch và nhà quản lý Trước hết, hoạch định chính sách và kế hoạch hố khơng phải ln luôn là những hoạt động tách biệt rõ ràng, tiếp nối nhau Trở lại ví dụ về chương trình địa điểm va dịch vụ nhà 6, mặc dù quyết định chính sách cơ bản là quyết định đáp ứng nhu cầu nhà ở bằng
cách đưa ra các chương trình địa điểm và dịch vụ, nhưng nhiều quyết định
chính sách tiếp theo vẫn được đưa ra trong giai đoạn được gợi là kế hoạch hoá Có thể không xây dựng được các chương trình trong tất cả các khu vực cùng một lúc, nên phải xác định thứ tự ưu tiên và đây là vấn đề khá nhạy cẩm do nó ảnh hưởng đến việc phân bổ dịch vụ giữa các vùng địa lý khác nhau và chịu ảnh hưởng bởi sức ép từ các nhà chính trị hoặc các nhóm chính trị nhất định Kết qua 1a van dé này được coi là vấn để hoạch định chính sách và các nhà kế hoạch
có thể cần phải đành cho các nhà chính trị hoặc những người khác có thẩm quyền ra các quyết định đó
Trang 17quan trọng về mặt chính trị Điểu đó một lần nữa cho thấy rằng mặc dù kế
hoạch hoá và hoạch định chính sách không thể tách rời một cách rõ ràng;
nhưng các quyết định chính sách có xu hướng đi trước các quyết định kế hoạch
hoá; tương tự như vậy các mục tiêu cần được xác định trước khi lập kế hoạch
thực hiện chúng
Mối quan hệ giữa kế hoạch hoá và hoạch định chính sách cũng còn được
thể hiện ở chỗ các bản kế hoạch thường bao gồm tổng hợp các chính sách và
các kế hoạch cụ thể, và hai nội dung này không dễ tách bạch với nhau Hơn nữa, hầu hết các bản kế hoạch cũng như các tài liệu kế hoạch phải được các tổ chức chính trị thông quả và chấp thuận, và vì thế cũng đồng thời là tài liệu
chính sách 7
Tương tự, sự phân biệt giữa kế hoạch hoá và tổ chức thực hiện cũng không thật rõ ràng Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới nguy cơ các
bản kế hoạch không thực hiện được là khoảng cách quá xa giữa kế hoạch hoá
và tổ chức thực hiện Để khắc phục tình trạng này, người ta thường phải tiến
hành các biện pháp để làm cho kế hoạch có tính khả thi Mặt khác, các nhà kế hoạch cũng có vai trò quan trọng trong và sau giai đoạn tổ chức thực hiện, như
theo đối tiến độ thực hiện và đưa ra những điều chỉnh kế hoạch, và thậm chí cả
đối với các chính sách, nếu xét thấy cần thiết
Cuối cùng, sự phân công trách nhiệm giữa các nhà chính trị, nhà kế hoạch và nhà quản lý là sự đơn giản hoá thực tế, Các nhà kế hoạch đóng vai trò
quan trọng trong việc hoạch định chính sách qua việc cung cấp nhiều thông tin
được sử dụng để ra các quyết định chính sách và đưa ra những khuyến nghị dựa trên đánh giá của chính họ về tình hình Tương tự, cả các nhà chính trị (hoặc các nhà hoạch định chính sách khác) và các nhà quản lý cũng có thể liên quan đến kế hoạch hoá Các nhà chính trị thường cung cấp thông tin, hướng dẫn, chỉ
thị cụ thể về các phương thức hành động thay thế dựa trên quan điểm của những người họ đai diện hoặc theo thiên hướng của cá nhân họ; trong khi đó
các nhà quản lý cung cấp kiến nghị cụ thể về cả năng thực hiệi các để nghị khác nhau Sự tham gia của các nhà quản lý là rất quan trọng, vì họ là những người sẽ phải thực hiện kế hoạch, và họ có thể không nhiệt tình với việc thực hiện, nếu họ nghĩ rằng các kế hoạch là không khả thi hoặc không khả dụng
2 Phương pháp luận kế hoach hố kinh tế vĩ mơ thể nghiêm trong thực
`
21 Những lý do cho sự cần thiết khách quan của kế hoạch hoá kinh tế
Trang 18Vì sao kế hoạch hoá được chấp nhận và ấp dụng tương đối rộng rãi không chỉ ở các nước theo mô hình quản lý tập trung mà cả những nước kinh tế thị trường phát triển và đặc biệt là ở các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba? Người ta thường đưa ra 4 lý đo sau đây để lý giải cho sự cần thiết của kế
hoạch hoá trong quản lý kinh tế vĩ mô ở các nước
a) Lý do về sự thất bại của thị trường
Thị trường ở các nước đang phát triển thường là thị trường chưa phát triển một cách đầy đủ những thành tố chủ yếu của nó; giá cả trên những thị trường như vậy thường bị xuyên tạc vì người sẵn xuất và người tiêu dùng thiếu những thông tin cần thiết; sự điều tiết của thị trường trong điều kiện như vậy có nhiều khả năng dẫn đến những quyết định sản xuất và lưu thông sai:lầm, không có hiệu quả Đặc biệt là thị trường vốn hoặc là còn thiếu hoặc là còn rất sơ khai, chưa đảm đương được vai trò trung gian cần thiết cho quá trình phát triển Trong điều kiện đó, nếu không có sự can thiệp của chính phủ thông qua kế
hoạch hóa thì những nguồn lực kham hiếm của nền kinh tế đễ bị phân bổ một cách sai lạc, không đạt hiệu quả kinh tế-xã hội mong muốn, nhất là cho những
lợi ích tương đối dài hạn Trong báo cáo năm 1965 tại Hội nghị của Liên hiệp
quốc về kế hoạch hoá cũng đã khẳng định: “Một nhiệm vụ không thể thiếu của
kế hoạch hoá là phải sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực khan hiếm cho sự
phát triển kinh tế Nhu cầu sử dụng những tiêu chuẩn thích hợp cho những dự
án chọn lọc nảy sinh từ sự thất bại của cơ chế thị trường vì không đưa ra được
những chỉ dẫn thích hợp Trong những nên kinh tế kém phát triển, giá cả thị
trường của những yếu tố đầu vào như lao động, tiền vốn, và ngoại hối đã xa rời
những chỉ phí cơ hội xã hội, do đó không phải là thước đo đúng dan về độ khan
hiếm hay đồi dào tương đối của yếu tố sẵn xuất đó”
Năm 1970 tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO)
cũng đã đưa ra lập luận sau đây về thất bại của thị trường như là một lý do cho,
sự cần thiết của kế hoạch hoá ở các nước đang phát triển: “Chính phủ không thể
và không nên chỉ đóng một vai trò thụ động trong quá trình mở rộng công
nghiệp Kế hoạch hoá đã trở thành một bộ phận chủ yếu và cần thiết của các chương trình phát triển công nghiệp; vì bản thân các tác nhân thị trường không thể khắc phục được sự cứng nhắc về cơ cấu đã ăn sâu trong những nên kinh tế của các nước đang phát triển Ngày nay nhu cầu về kế hoạch hoá ở một mức
độ nào đó đã được thừa nhận rộng rãi Tại các nước đang phát triển, kế hoạch
hoá có tính khả thi và được sử dụng nhiều hơn ở các nước công nghiệp phát
triển Kế hoạch hoá ở các nước đang phát triển là cần thiết, vì cơ chế thị trường
Trang 19lúc bất nguồn từ bản thân chính sách của chính phủ hoặc từ những giả định không phù hợp, đặc biệt là về tính cơ động của những yếu tố sản xuất Quan trọng hơn là cơ chế thị trường không tính đến những ảnh hưởng của đầu tư nước
ngoài một cách hợp lý”.!
b) Lý do về khả nang phân bổ nguồn lực
Các nền kinh tế của thế giới thứ ba rất cần tập trung những nguồn lực hạn chế của mình, đặc biệt là lao động lành nghề và vốn đầu tư, vào những lĩnh vực sản xuất vật chất Do đó những dự án đầu tư phải được lựa chọn không những trên cơ sở phân tích năng suất đạt được căn cứ vào suất đầu tư và thời gian hoàn
vốn, mà còn phải tính đến những yếu tố của chương trình phát triển tổng thể,
những tác động trước mất cũng như lâu đài trên bình diện kinh tế-xã hội Nguồn nhân lực lành nghề hiếm hơi cũng phải được sử dụng vào lĩnh vực nào có đóng góp rõ rệt nhất cho xã hội Kế hoạch hoá kinh tế còn phải góp phần
giảm nhẹ những ảnh hưởng kìm hãm sự phát triển nguồn lực bằng cách phối hợp những dự án đầu tư để có thể tập trung những yếu tố khan hiếm vào những lĩnh vực sản xuất có hiệu quả nhất Mặt khác người ta còn thấy rằng thị trường
cạnh tranh tự do có xu hướng hạn chế đầu tư, và chuyển đầu tư nhiều hơn sang những lĩnh vực mà xã hội ít mong muốn (ví dụ hàng tiêu dùng cao cấp cho người giàu), đồng thời không tính đến những lợi nhuận phụ thêm có được từ những chương trình đầu tư được phối hợp tương đối dài hạn Đó cũng là một khiếm khuyết của thị trường mà người ta muốn sử đụng kế hoạch hoá để khắc phục
c) Ly do vé tam lý và cách ling xử
Thực tế cho thấy khi những mục tiêu kinh tế và xã hội của một quốc gia được công bố một cách công khai trong kế hoạch phát triển đất nước sẽ ảnh hưởng tích cực và quan trọng đến cách ứng xử và tâm lý của nhân dân, nhất là ở những nước tính cộng đồng không cao hoặc dân cư bị chia rẽ Trong những
trường hợp này, kế hoạch hoá có thể thành công trong việc tập hợp nhân dân
đằng sau chính phủ để tiến hành những chương trình quốc gia lớn, chẳng hạn
' như xoá đói giảm nghèo, xoá nạn mù chữ, phòng chống bệnh tật Một khi chính
phủ có được những bản kế hoạch khả thi và hợp lý thì điều đó có thể giúp tạo những động lực cần thiết vượt qua những trở lực gây chia rế trong nội bộ quần
Trang 20chúng, động viên tốt hơn sự quan tâm và tham gia của các bộ phận khác nhau trong xã hội vào việc thực hiện những mục tiêu chung của toàn nền kinh tế
đ) Lý dO VỀ VIỆNH HỢ HƯỚC ngoài
Muốn huy động được vốn viện trợ nước ngoài, kể cả song phương và đa phương một cách có kết quả, chính phủ các nước thường phải có những kế
hoạch phát triển rõ ràng với những mục tiêu cụ thể và những dự án đầu tư được
xây dựng theo những tiêu thức quy định Cũng có một số người hoài nghi
thường lập luận rằng lý do thực sự mà các nước kém phát triển đưa ra những kế hoạch phát triển kinh tế'của mình là cốt sao để có được viện trợ nước ngoài
Với những kế hoạch của mình, các nước nhận viện trợ có cơ sở tốt hơn để thuyết phục những nhà tài trợ rằng số tiền vốn họ vay là một bộ phận thiết yếu không thể thiếu và sẽ được sử dụng một cách có mục đích trong kế hoạch phát
triển kinh tế quốc dân
22 Những mặt hạn chế của kế hoạch hố kinh tế Vĩ mƠ
Sau nhiều thập kỷ kiểm nghiệm kế hoạch hoá kinh tế quốc đân ở những nước đang phát triển, kết quả được đánh giá chung là không mấy thành công
Trong một công trình nghiên cứu toàn diện về kế hoạch hoá phát triển tại 55
nước, Albert Waterson đã đi đến kết luận: “Một kiểm nghiệm lịch sử về kế hoạch hoá sau chiến tranh cho thấy đã có nhiều thất bại hơn là thành công trong việc thực hiện những kế hoạch phát triển Cho đến nay phần lớn các nước đã không thực hiện được các chỉ tiêu về thu nhập và sản lượng dù là khiêm tốn nhất trong các kế hoạch của mình, ngoại trừ những giai đoạn ngắn ngủi Đáng lo ngại là tình hình có vẻ ngày càng tôi tệ hơn ở các nước tiếp tục tiến hành kế hoạch hoá.” ' Tương tự như vậy, Derek Healey trong khi nhìn lại quá trình phát triển kinh tế của những thập kỷ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã nhận xét rằng: “Những kết quả của kế hoạch hoá phát triển là sự vỡ mộng một cách đau, buồn cho những ai tin rằng kế hoạch hoá là cách quản lý duy nhất đúng.”?
Vậy lý do là ở đâu? Người ta đã đưa ra 2 nhóm nguyên nhân chính để lý giải cho câu hỏi nêu trên Thứ nhất là khoảng cách giữa lợi ích kinh tế trên lý thuyết và kết quả đạt được trong thực tế kế hoạch hoá phát triển, và hai là những nhược điểm cơ bản trong quá trình kế hoạch hoá, đặc biệt là những
! Albert Waterson: '"Kế hoạch hoá phái triển: Những bài học kinh nghiệm” Baltimo 1965, trang 239
† Derek Healey: “Chính sách phát triển: Từ duy mới về sự thể hiện; tháng 9 năm 1973,
Trang 21khiếm khuyết liên quan đến năng lực quản trị, chất lượng bộ máy và thực thi kế
hoạch
Có thể nêu ra những điểm sau đây về nguyên nhân yếu kém của bản thân
công tác kế hoạch hoá:
a4) Khoảng cách giữa kế hoạch và thực hiện kế hoạch
Các bản kế hoạch thường quá tham vọng, ôm đồm quá nhiều mục tiêu
cùng một lúc mà không xét đến những mục đích ưu tiên mâu thuẫn và cạnh
tranh nhau Nhiều bản kế hoạch được thiết kế rất đồ sộ, nhưng không rõ về chính sách cụ thể cần thiết để đạt những mục tiêu để ra Chính vì vậy, khoảng
cách giữa kế hoạch và thực hiện kế hoạch thường rất lớn; nhiều kế hoạch vì thế không thực hiện được
b) SỐ liệu và thông tn không đầy đủ, kém tim cay
Chất lượng của một bản kế hoạch phát triển phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và độ tin cậy của số liệu thống kê cũng như thông tin kế hoạch Tình trạng chung ở các nước đang phát triển là cơ sở dữ liệu vừa thiếu, vừa yếu, cộng thêm với đội ngũ cán bộ kế hoạch, thống kê không đủ năng lực và trình độ, dẫn đến hệ quả là những ý đồ, tham vọng trong kế hoạch hố khơng được thể hiện một cách khách quan và cuối cùng không trở thành hiện thực Trong những
trường hợp như vậy, việc mở rộng phạm vi và quy mô kế hoạch hoá có thể còn
gây lãnh phí vô ích
c)_ Những biên động kính tế bất thường, kể cả trong và ngoài nHớc
Đối với những nước có nền kinh tế mở cửa thì những thay đổi về giá cả
và thị trường quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường trong nước, làm cho việc dự báo xu hướng phát triển hết sức khó khăn, thậm chí cả cho những thời hạn tương đối ngắn Việc tăng giá dầu lửa trong những năm 70 đã phá hoại nhiều kế hoạch phát triển của các nước thế giới thứ ba Cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997-1998 làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước đang từ mức 7-8% trở thành số âm Đối với những nền kinh tế dễ bị
tốn thương trước những biến động bên ngoài như vậy, chính phủ ‹ các nước cần
phải đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt trong chính sách kinh tế của mình, sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết, chứ không tự ràng buộc vào những kế hoạch cứng
nhắc xác định từ trước
Trang 22Những yếu kém về thể chế là một vấn đề nổi bật ở các nước đang phát triển Trong những yếu kém đó, người ta thường kể đến việc tách cơ quan kế
hoạch hoá ra khỏi bộ máy điều hành thường nhật của chính phủ, việc các nhà "hoạch định kế hoạch, hoạch định chính sách không thường xuyên đối thoại và
thông tin nội bộ với nhau về các mục tiêu chiến lược, và việc áp dụng những
cách thức kế hoạch hoá và tổ chức quá trình kế hoạch hố rập khn, khơng phù hợp với điều kiện của từng nước hoặc từng địa phương Một loại yếu kém khác cũng được đề cập một cách rất rõ nét là những thủ tục hành chính rườm rà,
sự vô trách nhiệm của cán bộ thừa hành, sự phản ứng đối với đổi mới, sự mâu thuẫn, thiếu hợp tác giữa các bộ phận trong cơ quan, tĩnh trạng tham những và
quan liêu đều là những lý do ảnh hưởng đến chất lượng công tác kế hoạch hoá 2.3 Những bước thăng trầm của kế hoạch hoá kinh tế vĩ InƠơ
Ở hầu hết các nước đang phát triển, kế hoạch hoá phát triển kinh tế hình
thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Trong thời gian đó, tầm quan trọng của kế hoạch hoá tăng lên nhanh chóng, và cho đến đầu những năm 60 hầu như
tất cả các nước đang phát triển đều triển khai cơng tác kế hoạch hố phát triển
kinh tế Và rồi đến giữa những năm 60 có thể nói công tác kế hoạch hoá phát
triển đạt tới đỉnh điểm của nó
Theo D Conyers và P.Hills, nguồn gốc phát sinh và phát triển nhanh chóng của kế hoạch hoá kinh tế ở các nước đang phát triển xuất phát từ một số
nhân tố sau’: :
Nhân tố quan trọng nhất là mong muốn đạt được tốc độ phát triển nhanh
Kế hoạch hoá được xem là phương pháp tăng tốc quá trình phát triển kinh tế và
chuẩn bị cơ sở vững chắc cho quốc gia phát triển với tư cách là quốc gia độc
lập Các nước Nam và Đông Nam Á sau khi giành được độc lập vào những năm? 40 và 50 là những nước tiên phong trong kế hoạch hoá phát triển Các nước
châu Phi giành được độc lập muộn hơn và vì thế kế hoạch hoá cũng phát triển
chậm hơn Trong những thập niên 40 và 50 các nước này cũng đã lập kế hoạch kinh tế để nhận được sự trợ giúp tín đụng của nước ngoài, nhưng kế hoạch hoá còn sơ khai Tuy nhiên, vào đầu những năm 60, khi các nước này giành được
độc lập, kế hoạch hoá đã thực sự trở thành nhu cầu của họ Các nước châu Mỹ
La tỉnh có nên độc lập lâu hơn, nhưng kế hoạch hố khơng được coi trọng lắm,
Trang 23và cũng chỉ đến đầu những năm 60 thì các nước này mới thực hiện kế hoạch
hoá với mục đích là để nhận được viện trợ nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ
Nhân tố thứ hai góp phần quan trọng vào phát triển kế hoạch hoá là kế "hoạch hoá ở các nước xã hội chủ nghĩa Mô hình kế hoạch hố của Liên Xơ
trước đây đã trở thành hình mẫu không chỉ đối với các nước XHCN Đông Âu,
Trung Quốc và Việt Nam khi đó, mà còn đối với tất cả các nước đang phát triển Mô hình Liên Xô có nhiều hấp dẫn đặc biệt đối với các nước dang phat
triển mới giành độc lập Thứ nhất, nó được coi là cách để tạo ra sự thay đổi văn
bản về kinh tế và xã hội, cho dù có sự khác nhau về nội dung và cách thức cũng
thay đổi Thứ hai, nó có thể sử dụng được ở những nước mà nhà nước quản lý
tập trung đối với toàn bộ nền kinh tế, Các nước đang phát triển khi đó coi sự
quản lý của nhà nước là tối cần thiết để có được sự phát triển nhanh
Một nhân tố quan trọng khác là kinh nghiệm kế hoạch hoá ở Châu Âu và Mỹ trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai Kinh nghiệm ngày đó chứng minh cho các nhà kinh tế và những ai quan tâm đến nền kinh tế quốc dân ở các nước này rằng nhà nước có thể tác động mạnh đến tốc độ và phương hướng tăng trưởng của nền kinh tế hỗn hợp, hơn là chỉ dựa vào các lực lượng thị trường Kinh nghiệm này có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển kế hoạch hoá ở các nước đang phát triển Nó khuyến khích các chính phủ thực dân áp dụng kế hoạch hoá ở thuộc địa của họ cả trước và sau khi trao trả độc lập Nó cũng ảnh hưởng tới các nhà kinh tế phương Tây làm chuyên gia tư vấn cho
các nước mới giành được độc lập và các nhà tài trợ nước ngoài khi họ yêu cầu
kế hoạch hoá như là điều kiện tiên quyết để được nhận viện trợ tài chính Hơn
nữa, kinh nghiệm đó cũng là những bài học quý giá về công nghệ và kỹ thuật
lập kế hoạch kinh tế
Là một nước phát triển theo mô hình kinh tế thị trường tự đo, ở Vương quốc Anh hầu hết hoạt động kế hoạch hoá là kế hoạch hoá "chống biến động, theo chu ky" hơn là kế hoạch hoá phát triển kinh tế Albert Wafterson đã giải thích kế hoạch này như sau: “Mục đích cơ bản của kế hoạch hơá chống biến
động theo chu kỳ là trong điều kiện khung khổ kinh tế và xã hội hiện tại và
những điều kiện duy trì ổn định kinh tế và xã hội, cần phải tạo rả tổng cầu ở
mức cho phép khai thác hết khả năng về vốn, lao động và các nguồn lực khác Các chính sách và biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch thông qua
thị trường và tổng cầu được quản lý chủ yếu bằng các chính sách tài khoá và
tiền tệ.”
Trang 24Giữa kế hoạch hoá chống biến động theo chu kỳ và kế hoạch hoá phát triển kinh tế không có sự phân định rạch ròi Mặc đù ở Anh, hầu như trong toàn bộ thời kỳ sau chiến tranh, người ta không xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và xã hội toàn diện, kế hoạch hoá chủ yếu là kế hoạch hoá chống biến động theo chu kỳ; nhưng điều đó không có nghĩa là không có yếu tố cửa kế hoạch hoá phát triển trong kế hoạch hoá ở nước Anh Ở một số nước Tay Âu khác, đáng chú ý là Pháp, kế hoạch hoá kinh tế có vai trò quan trọng hơn và cũng
thực hiện chức năng phát triển (có thể xem thêm trong Chương II của Báo cáo
này) Tuy nhiên, vai trò của nó rất hạn chế khi so sánh với kế hoạch hoá ở các
nước XHCN và hầu hết các nước đang phát triển
Kể từ giữa những năm 60 đã có những thay đổi lớn trong kế hoạch hoá phát triển, kể cả trong cách tiếp cận Kế hoạch hoá phát triển trước và đầu
những năm 60 liên quan chủ yếu đến phát triển kinh tế, cụ thể là kế hoạch hoá sự tăng trưởng và cơ cấu của nền kinh tế quốc dân Với những mục tiêu như vậy, kế hoạch hoá trong thời kỳ này chủ yếu là kế hoạch hố kinh tế vĩ mơ, tức
là lập kế hoạch cho toàn bộ nền kinh tế nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng và năng lực sản xuất cũng như thay đổi cân đối giữa các lĩnh vực, và ở mức độ khiêm tốn hơn là các dự án lớn phục vụ phát triển kinh tế Khi đó người ta đặc biệt nhấn mạnh đến phạm vi của kế hoạch hoá mà mục đích là xây dựng bản kế hoạch toàn diện, có nghĩa là bao quát tất cả các ngành và các thành phần kinh tế
Sở dĩ nội dung kinh tế được nhấn mạnh trong kế hoạch hoá thời kỳ này
chủ yếu là vì khái niệm phát triển khi đó được hiểu cụ thể là tốc độ tăng trưởng
và cơ cấu nền kinh tế quốc dân; đồng thời kế hoạch hoá chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quan điểm kế hoạch hoá thời chiến của các nước phương Tây và kế
hoạch hố theo mơ hình Liên Xô trước đây của các nước XHCN
Một nội dung quan trọng khác của cách tiếp cận kế hoạch hoá là phương pháp luận kế hoạch hoá 7# nhat, người ta có xu hướng quá nhấn mạnh đến việc soạn thảo ra các bản kế hoạch, và ở nhiều nước kế hoạch hoá được coi đơn giản chỉ là soạn thảo các kế hoạch 5 năm hoặc hàng năm Những bản kế hoạch đó thường gồm những mục tiêu không thực tế, và chỉ là tập hợp các mục tiêu
chứ không phải là tập hợp các giải pháp để đạt được sự phát triển
Thứ hai, những bản kế hoạch đó có ít tính khả thi, và người ta coi nhẹ
việc xác định xem làm thế nào để kế hoạch có thể được thực hiện Vì thế, khoảng cách giữa kế hoạch và hiện thực là một trong những điểm yếu nhất của
kế hoạch hoá ở các nước đang phát triển
Trang 25những thay đổi về môi trường kinh tế, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thậm chí làm hại đến lợi ích quốc gia Các chính phủ trong thời kỳ này chịu sự chi phối chủ yếu của kế hoạch hoá phát triển trung hạn, còn tâm quan trọng của quản lý kinh tế ngắn hạn chưa được nhận thức đầy đủ
Thứ tư, đó là những vấn để bắt nguồn từ bản chất của mối qưan hệ va sự tác động qua lại giữa các nhà chính trị, nhà kế hoạch và nhà quản lý Do sự khác nhau về kiến thức và kinh nghiệm, về cách tiếp cận đối với nhiệm vụ chung, nên kết quả phối hợp giữa các nhóm cán bộ này rất hạn chế
Trong những năm 60, người ta ngày càng thất vọng với cách tiếp cận kế hoạch hoá như trên, vì nhận thấy kế hoạch hoá không đạt được các mục tiêu để
ra Khi mà người ta ý thức được rằng khái niệm phát triển không chỉ là tăng
trưởng, và thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế đôi khi làm phương hại đến các mục tiêu khác, như công bằng xã hội, thì yêu cầu thực tế đặt ra là kế hoạch hoá cần phải có cách tiếp cận rộng hơn
Người ta cũng phải thừa nhận rằng trên thực tế kế hoạch hoá có rất ít tác dụng Quá nhiều tiền bạc và nhân lực được sử dụng vào việc soạn thảo các bản kế hoạch chỉ tiết; nhưng đến cuối kỳ kế hoạch, khi đánh giá lại, thì thấy rằng một số ít mục tiêu ghi trong kế hoạch đạt được là do sự ngẫu nhiên nhiều hơn là nhờ các biện pháp thực hiện được xác định trong kế hoạch
Tại hội nghị của các nhà lập kế hoạch phát triển kinh tế tổ chức tại Sussex năm 1969, người ta đã phải nhìn nhận về một cuộc "khủng hoảng kế hoạch hoá” Cuộc khủng hoảng này không có nghĩa là vai trò của kế hoạch hoá phát triển bị xoá bỏ Hầu hết các nước đang phát triển vẫn phải đấu tranh với tình trạng kém phát triển, trong khi chênh lệch giữa các nước giau và nước nghèo không giảm mà ngày càng tăng lên; do vậy yêu cầu đối với kế hoạch hoá
phát triển vẫn là cấp thiết Tuy nhiên, quan điểm cho rằng kế hoạch hoá sẽ giải
quyết được hầu hết các vấn để phát triển của đất nước đã được thay thế bởi quan điểm thực tế hơn về sức mạnh cũng như hạn chế của kế hoạch hoá; điều này đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận kế hoạch hoá Oscar Mehmet, một nhà kinh tế phản đối kịch liệt cách tiếp cận truyền thống của kế hoạch hoá đã viết: “Khủng hoảng kế hoạch hố khơng phải là khủng hoảng về sự cần thiết của nó Kế hoạch hoá kinh tế vẫn cần thiết và cấp bách hơn bao giờ ` hết Đó thực ra là khủng khoảng về cách tiếp cận Nó liên quan đến các mục
tiêu và chiến lược của kế hoạch hoá.”!
Trang 26Những thay đổi của kế hoạch hoá vào thập kỷ 60 có những nội dung và
mức độ khác nhau giữa các nước Tuy vậy, có thể thấy rõ hai xu hướng thay đổi chủ yếu là: thay đổi về phạm vị hay nội dung của kế hoạch hoá và thay đối trong cách tiếp cận kế hoạch hoá
a) Những thay đổi trong phạm vị, nội dung kế hoạch hoá
Thập ký 60 chứng kiến những thay đổi quan trọng trong phạm vi và nội
dung kế hoạch hoá phát triển, gắn với sự thay đổi của bản thân khái niệm phát
triển, trong đó có hai điều-thay đổi đặc biệt quan trọng
Một jà, phạm vị của kế hoạch hoá phát triển được dần đần mở rộng để `
bao gồm không chỉ nội dung kinh tế đơn thuần Ở tầm kinh tế quốc dân, các mục tiêu của kế hoạch phát triển bao gồm cả các mục tiêu chính trị, xã hội, bảo
vệ môi trường, cũng như tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế
Đồng thời, kế hoạch hoá các dự án cụ thể không phải chỉ tính đến các chi phí về mặt tài chính mà cả lợi ích về chính trị, xã hội và môi trường nữa
Việc mở rộng phạm vi kế hoạch hoá này đã đẫn đến những thay đổi về
công nghệ và kỹ thuật lập kế hoạch, quan niệm về nhà kế hoạch và ngành kế
hoạch Nói chung hầu hết những thay đổi về kỹ thuật đều liên quan đến việc đưa các yếu tố xã hội và môi trường vào quá trình ra quyết định, chẳng hạn như
phương pháp so sánh chỉ phí-lợi ích và các hình thức đánh giá dự án khác Những thay đổi quan niệm về nhà kế hoạch được thể hiện ở hai nội dung:
bản thân các nhà kế hoạch phải được mở rộng tầm hiểu biết và kỹ năng; mặt khác, nhà kế hoạch không chỉ là nhà kinh tế, mà còn là nhà hoạt động xã hội, chuyên gia môi trường, nhà khoa học chính trị Ngành kế hoạch phải mở ra
nhiêu nhánh mới, chẳng hạn như kế hoạch hoá xã hội, kế hoạch hố mơi
trường, với những kỹ thuật mới Kế hoạch hoá phát triển với sự kết hợp thêm
các yếu tố phi kinh tế giờ đây không đồng nghĩa với kế hoạch hoá phát triển
kinh tế nữa mà là kế hoạch hoá phát triển tổng thể, bao quát tất cả các khía cạnh của sự phát triển
Hai là, yếu tố phân phối thu nhập và bình đẳng được coi trọng hơn trong ' kế hoạch hoá Kinh nghiệm kế hoạch hoá trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 cho thấy tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến sự bất bình đẳng
tăng lên, và điều này đã thúc đẩy việc tìm kiếm những mô hình phát triển có thể giúp giảm bớt sự bất bình đẳng đó, với mong muốn sự phát triển đem lại lợi ích
cho quảng đại quần chúng, chứ không phải cho một nhóm người Sự thay đổi
này đối với khái niệm phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi tương ứng trong
Trang 27tăng thu nhập, mà còn cải thiện công bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu của quảng
đại nhân dân Theo đó cần có ba nội dung thay đổi Một là, những thay đổi trong các chính sách phát triển tạo khung khổ cho kế hoạch hoá Hai là, những
thay đổi về công nghệ và kỹ thuật kế hoạch hoá: việc lựa chọn các chương trình
' phát triển không chỉ dựa trên sự tác động đối với tăng trưởng các ngành kinh tế quốc dân, mà còn phải tính đến tác động của chúng đối với các nhóm thu nhập
thấp và các vùng kém phát triển Ba là, những thay đổi về tổ chức kế hoạch hoá;
đó là sự tham gia rộng rãi hơn của các tâng lớp nhân dân vào quá trình lập kế hoạch để đảm bảo sự lựa chọn của kế hoạch hoá phản ánh được nhu cầu của tất
cả các nhóm người khác nhau trong xã hội
b)_ Những thay đổi trong cách tiếp cận kế hoạch hoá
Những thay đổi trong cách tiếp cận của kế hoạch hoá chủ yếu nhằm thu hẹp khoảng cách giữa kế hoạch và thực hiện kế hoạch, trong đó có thể phân biệt hai nội dung cơ bản
Thứ nhất, về quan niệm không coi kế hoạch hoá chỉ đơn thuần là soạn thảo các bản kế hoạch mà phải là một quy trình liên tục và phức tạp Kế hoạch hoá phải đựa trên cơ sở quá trình nhận thức, cho phép các nhà hoạch định chính sách phản ứng nhanh trước môi trường thay đổi Kế hoạch hoá phải là quy trình
liên tục được đặc trưng bởi việc đánh giá thường xuyên tác động của chính sách
và có những điều chỉnh chính sách khi cần thiết Kế hoạch hoá phải linh hoạt, nhờ đó có thể phản ứng có hiệu quả trước những biến động Quan niệm kế hoạch hoá là quy trình liên tục là một sự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận
quản lý phát triển
Sự thay đổi về quan niệm kế hoạch hoá này đã dẫn đến sự nhấn mạnh hơn kế hoạch hoá cụ thể và chỉ tiết ở cấp ngành, vùng và dự án, hơn là tập trung hết vào kế hoạch hoá ở cấp vĩ mô Cách quan niệm mới này cũng làm cho
người ta ít nhấn mạnh hơn đến việc soạn thảo kế hoạch, mà chú ý nhiều hơn
đến việc chuyển nội dung kế hoạch thành những điều hướng dẫn thực hiện, đặc biệt là cải thiện mối quan hệ giữa kế hoạch hoá và lập ngân sách, vì lập ngân sách là biện pháp chính để phân bổ nguồn lực cho thực hiện kế hoạch Người ta cũng coi trọng hơn việc theo dõi thường xuyên tiến độ thực hiện kể hoạch, phát biện sớm những vẫn để nảy sinh trong quá trình thực hiện, và có những điều chỉnh kế hoạch kịp thời Cuối cùng, cách tiếp cận mới ít nhấn mạnh hơn đến kế
hoạch hoá cho từng thời kỳ xác định (chẳng hạn như các kế hoạcñ 5 năm), mà
nhấn mạnh nhiều hơn đến các kế hoạch hàng năm, gắn với ngân sách hàng, năm, cũng như kế hoạch hoá theo phương pháp "cuốn chiếu” ị
Thứ hai, những thay đổi về phương pháp luận xuất phát từ nhận thức rằng
Trang 28nghĩa là các nhà kế hoạch phải biết rõ nguồn lực có thể sử dụng cho việc thực hiện kế hoạch, đặc biệt là nguồn lực về tài chính và con người, và các hạn chế khác quyết định cái gì kế hoạch có thể đạt được còn cái gì thì không Điều này cũng tác động tới các loại thông tin cần thiết cho kế hoạch hoá, cách thức xác
định các phương thức hành động và đánh giá chúng, và đặc biệt là mối quan hệ
Trang 29B KẾ HOẠCH HOÁ KINH TẾ VĨ MÔ
VÀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Kế hoạch hố là một cơng cụ mà nhà nước sử dụng để quản lý nên kinh
tế Để có thể phân tích sâu vào việc sử dụng công cụ này, rất cần xác định rõ
vai trò và chức năng quản lý kinh tế của nhà nước Điều này lại càng cần thiết khi mà ở Việt Nam còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh câu hỏi nhà nước nên can thiệp như thế nào vào nền kinh tế
Nhằm làm rõ hơn một bước vấn đề nêu trên, trong Chương này sẽ thảo luận về một số chủ đề chính sau đây Một là, vai trò nhà nước được xem xét như thế nào trong các học thuyết chủ yếu của kinh tế thị trường Hai là, sự lựa chọn giữa nhà nước và thị trường trong thực tế điều hành nên kinh tế ở các nước Ba là, nhìn nhận lại vai trò nhà nước sau khủng khoảng tài chính-tiền tệ
khu vực
1, Các học thuyết của kinh tế thị trường nhìn nhân vai trò nhà nước
Nhà nước nào cũng có chức năng quản lý đất nước, đảm bảo sự an toàn quốc gia, chống thù trong, giặc ngoài và quản lý kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, vai trò kinh tế của nhà nước trong mỗi giai đoạn lịch sử không giống nhau Trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, nhà nước có vai trò chủ yếu nhằm bảo vệ sở hữu nô lệ và phong kiến về tư liệu sản xuất, thực hiện quyền sở hữu về mọi mặt kinh tế do giai cấp thống trị Dưới chủ nghĩa tư bản, với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, tính chất xã hội hoá sản xuất và tính năng động của nền kinh tế ngày càng cao, làm cho vai trò kinh tế của nhà nước tăng lên
Vào khoảng giữa thế kỷ 15, quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản được
thực hiện Nên kinh tế thị trường phát triển nhanh, giai cấp tư sản cần có “bà
đỡ”, cần sự hỗ trợ của nhà nước; chính vì vậy vai trò kinh tế của nhà nước tư sản rất được coi trọng Vào thời gian này, nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ hết sức nghiêm ngặt và tìm mọi cách tích luỹ tiền tệ Nhiều nước đã đặt ra luật cấm các thương nhân nước ngồi khơng được mang tiền ra khỏi nước họ Nhà nước còn quy định những nơi được phép buôn bán, để dễ dàng cho việc
kiểm tra, kiểm soát Trong chính sách ngoại thương, nhà nước dùng hàng rào
thuế quan bảo hộ, đánh thuế nhập khẩu cao và thuế xuất khẩu thấp; chỉ xuất
thành phẩm chứ không xuất nguyên liệu; cấm nhập các mặt hàng xa xỉ Nhà
nước còn thực hiện việc hỗ trợ các thương nhân trong nước tham gia buôn bán quốc tế bằng phương tiện vật chất và tài chính Đồng thời nhà nước cũng quy
Trang 30quy định của nhà nước Nhờ các chính sách đó giai cấp tư sản đã tích luỹ được
một lượng của cải và tiền tệ đáng kể, phát triển mạnh các lĩnh vực sản xuất.! Với việc áp dụng các kỹ thuật và công nghệ mới, nền sản xuất ở các nước : phát triển rất nhanh Các nhà tư sản đua nhau phát triển các ngành nghề mới và mở rộng quy mô sản xuất Tự do cạnh tranh đã trở thành đòi hòi cấp thiết trong
đời sống kinh tế của các nước này Các nhà kinh tế học cổ điển ủng hộ mạnh
mẽ tự do canh tranh Tu tưởng tự đo kinh tế của William Petty là : Trong chính sách kinh tế, phải chú ý tới quá trình tự nhiên mà không dược dùng bạo lực để
chèn ép nó
Tư tưởng nhấn mạnh tự do kinh tế được tiếp tục phát triển trong thuyết trật tự tự nhiên của phái trọng nông ở Pháp, song nổi bật nhất là bởi Adam Smith (1723-1790), một nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh Ông đã đưa ra
thuyết “Bàn tay vô hình” và nguyên lý “Nhà nước không can thiệp” vào tổ chức
nền kinh tế hàng hoá Theo ông, phát triển kinh tế cần tuân theo nguyên tắc tự đo Sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế là do các quy luật khách quan tự điều tiết; sự vận động của thị trường là do quan hệ cung-cầu và sự biến đổi tự phát của giá cả hàng hoá trên thị trường quyết định; quan hệ giữa người với người
chủ yếu là quan hệ lợi ích kinh tế A Smith cho rằng mỗi người hoạt động trước
hết chỉ nhằm lợi ích của bản thân, song do “Bàn tay vô hình” chi phối buộc con người phải phục tùng lợi ích chung của xã hội, và điều này nằm ngoài ý định
của từng nhà kinh doanh Như vậy để cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, nhà
nước không nên can thiệp vào kinh tế thị trường, vào hoạt động của các doanh
nghiệp
Mặc dù coi trọng “Bàn tay vô hình”, song Adam Smith cũng cho rằng
đôi khi nhà nước cũng có những nhiệm vụ kinh tế nhất định; đó là trong trường hợp các nhiệm vụ kinh tế vượt quá khả năng của một doanh nghiệp, như làm đường, xây bến cảng, đào các con kênh lớn v.v Thực tế cũng cho thấy, nền kinh tế muốn phát triển nhanh, đòi hỏi đất nước phải có một cơ sở hạ tầng (phục vụ sản xuất và đời sống) hiện đại, lĩnh vực mà ngoài nhà nước ra, không ai đảm nhiệm được Cho nên người ta ngày càng ý thực rõ kinh tế phát triển càng cao, xã hội hoá sản xuất càng mở rộng, thị trường càng phát triển, càng cần có sự quản lý nhà nước đối với nền kinh tế Tuy nhiên, nhìn chung các nhà kinh tế lúc đó vẫn coi tự do kinh tế là sức mạnh của nền kinh tế thị trường, quy
luật kinh tế là vô địch, mặc dù chính sách kinh tế có thể kìm hãm hay thúc đẩy
ở mức độ nhất định sự hoạt động của nó
Trang 31Vào đầu những năm 30 của thế kỷ này, nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra thường xuyên, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm
1929-1933, cho thấy “Bàn tay vô hình” không thể bảo đầm những điều kiện ổn : định cho kinh tế thị trường phát triển Thêm vào đó, trình độ xã hội hoá sản
xuất phát triển ngày càng cao đã làm cho các nhà kinh tế thấy rõ yêu câu cần
phải có một lực lượng nhân danh xã hội can thiệp vào quá trình hoạt động của thị trường, góp phần điều tiết kinh tế Từ đó nhà kinh tế học người Anh John Meynard Keynes (1884-1946) đã đưa ra lý thuyết nhà nước điều tiết kinh tế thị
trường
Theo J.M Keynes, sự tăng lên của sản xuất sẽ dẫn đến sự tăng lên của thu nhập, do đó làm tăng tiêu dùng Song do khuynh hướng “tiêu dùng giới hạn”, nên tiêu dùng tăng chậm hơn so với thu nhập Vì vậy, cầu tiêu dùng giảm tương đối, sự giảm cầu tiêu đùng kéo theo sự giảm sút của giá cả hàng hoá, từ đó làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống Và khi tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn
hoặc bằng lãi suất tín dụng thì các chủ doanh nghiệp sẽ không có lợi trong việc vay vốn để đầu tư, họ sẽ không đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nữa Điều này sẽ dẫn nền kinh tế đi đến chỗ trì trệ, khủng hoảng, và làm cho nạn thất nghiệp
ngày càng tăng Để khắc phục tình trạng đó, nhà nước phải can thiệp vào "nên
kinh tế, vào thị trường, phải huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi để mở
mang các hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm và tăng
thu nhập đân cư, làm cho cầu tiêu dùng tăng lên, làm tăng giá cả hàng hoá, tăng
thu nhập của nhà kinh đoanh, tăng hiệu quả của vốn đầu tư, Điều đó khuyến
khích mở rộng đầu tư làm cho sản xuất tăng nhanh, nhờ vậy mà có điều kiện
đẩy lùi khủng hoảng và hạn chế thất nghiệp
J.M Keynes và trường phái của ông cho rằng, nhà nước cần can thiệp vào kinh tế ở cả tâm vĩ mô và vi mô Ở tầm vĩ mô, nhà nước sử dụng các công cụ như lãi suất, chính sách tín đụng, điều tiết lưu thông tiền tệ, thuế, bảo hiểm, trợ cấp, v.v Ở tầm vi mô, nhà nước trực tiếp phát triển các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh và địch vụ công cộng
Trường phái Keynes cho rằng, sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế sẽ giúp khắc phục được khủng hoảng, thất nghiệp, tạo ra sự ổn định cho phát
triển kinh tế - xã hội Song những chấn động lớn trong nên kinh tế, khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát vẫn xảy ra ngày càng nghiêm trọng, Từ đó xuất hiện ý tưởng phối hợp “Bàn tay vô hình” với “Bàn tay nhà nước” để điều chỉnh nên kinh tế thị trường Với xu hướng phối hợp này, các nhà kinh tế đã thừa
nhận rằng, các nên kinh tế hiện đại muốn phát triển phải đựa vào cả cơ chế thị
Trang 32Trong số các nhà kinh tế học ủng hộ tư tưởng điểu hành nên kinh tế thông qua cơ chế phối hợp, quan điểm của Paul Samuelson (Mỹ) là rất đáng chú ý Trong cuốn “Kinh tế học” ông viết : “Điều hành một nền kinh tế không có chính phủ hoặc thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay” Hiện nay quan điểm về “nên kinh tế hỗn hợp” đang là cơ sở lý luận cho mô hình quản lý kinh tế ở nhiều nước với mức độ khác nhau
Nhìn chung, tư tưởng về sự can thiệp của nhà nước rất đa dạng Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa tự do muốn phát triển kinh tế tự đo, nhà nước chỉ can thiệp ở mức độ nhất định Khẩu hiệu của họ là: “tự do thị trường nhiều như có thể, nhà nước can thiệp ít như có thể” Trong khi đó các nhà tư tưởng kinh tế Châu Âu lục địa lại chủ trương tăng cường vai trò nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực xã hội
Tư tưởng về vai trò kinh tế của nhà nước được vận dụng ở các nước cũng rất khác nhau và thay đổi qua các thời kỳ Ở Mỹ, nơi được mệnh danh là thế giới tự do, từ đầu thế kỷ này cũng đã bắt đầu mở rộng sự can thiệp và kiểm soát của nhà nước liên bang đối với nền kinh tế Vai trò của Chính phủ Liên bang
thể hiện trên các lĩnh vực sau:
- Chịu trách nhiệm xây dựng và kiểm soát sự hoạt động kết cấu hạ tầng cuả nền kinh tế, như đường giao thông, phương tiện vận tải, thông tin liên lạc và
năng lượng
- Tạo ra môi trường tự do cạnh tranh, xây dựng các đạo luật về kiểm soát
độc quyền
- Kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng các công cụ tài chính, tiền tệ, tổ
chức hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó ngân hàng trung ương vừa làm chức năng dự trữ vừa làm chức năng điều tiết và kiểm soát lượng tiền tệ cung ứng để
kiểm chế lạm phát
Ở Cộng hoà liên bang Đức, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhà nước liên bang xây dựng nền kinh tế của mình theo mô hình “Kinh tế thị trường xã hội” Có người so sánh mô hình kinh tế này với bóng đá, trong đó đoanh nghiệp là cầu thủ còn nhà nước đóng vai trò trọng tài, là người thiết kế “luật
' chơi”, và dùng “luật chơi” để điều khiển trận đấu sao cho nền kinh tế có thể
tránh được những tai hoạ như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát Đặc trưng cơ bản của nên kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hoà liên bang Đức là :
Trang 33- Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường chỉ giữ ở mức tối
thiểu và phải thích hợp với nguyên tắc thị trường
- Nhà nước coi trọng chỉ tiêu xã hội, sử dụng nó để đánh giá hoạt động
của doanh nghiệp
Các nước Bắc Âu lại thiên về mô hình “Nhà nước phúc lợi”; Ở đây nên kinh tế được hình đung như một quá trình vận động từ sản xuất đến tiêu đùng thông qua khâu trung gian là phân phối của cải dưới hình thức thu nhập Bằng quyền lực hành chính, nhà nước có thể can thiệp vào tất cả các khâu hoặc vào một khâu nào đó mà nhà hước thấy cần thiết Các nhà nước ở Bắc Âu đã chọn phương thức can thiệp vào khâu phân phối lại thu nhập chủ yếu bằng công cụ thuế Thông qua việc điều chỉnh cơ cấu thuế và chỉ tiêu, chính phủ của các nước Bắc Âu hướng nền kinh tế của họ đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa
người giầu và người nghèo, bằng cách đem lại cho mọi thành viên trong xã hội
những phúc lợi như nhau được tạo ra từ nguồn thu chủ yếu là thuế Chính vì vậy, trong khi tổng thống Ronald Reagan ở Mỹ chủ trương áp dụng thuế luỹ thoái, thì ở Bắc Âu lại áp dụng thuế luỹ tiến đối với người giàu (ở Thuy Điển mức thuế suất cao nhất về thu nhập có thời kỳ lên tới 60%)
Ở các nước đang phát triển, trong nhiều thập kỷ qua cùng với quá trình tìm tòi con đường đi lên là quá trình hợp lý hoá vai trò của nhà nước Hầu hết
các nước giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân đã tin tưởng mạnh mẽ vào
phát triển kinh tế với nhà nước có vai trò chủ đạo Theo đó, nhà nước có thể huy
động của cải, sức người và hướng các nguồn lực này vào tăng trưởng nhanh và xoá bỏ sự bất công xã hội Quan điểm đó đã chịu ảnh hưởng bởi các sự kiện bên ngoài vào thời kỳ đó Thứ nhất, mô hình kế hoạch hoá tập trung của Liên Xô cũ đã được nhiêu nước coi là hình mẫu phát triển kinh tế Thứ hai, ngay Ở các nước tư bản chủ nghĩa thì cuộc đại suy thoái đã được coi là thể hiện của sự thất bại của chủ nghĩa thị trường tự do, trong khi sự can thiệp của nhà nước, như kế hoạch Marshall, quản lý tổng cầu của Keynes, và nhà nước phúc lợi, dường
như đã thu được thắng lợi Quan điểm này cũng có nguồn gốc từ bản thân điều kiện kinh tế của các nước đang phát triển, ở đó các thị trường không phát triển
và nhà nước cần đóng vai trò tích cực để sửa chữa khuyết tật của chúng Kế
hoạch hoá tập trung, can thiệp đúng đắn trong phân bổ nguồn lực và giúp đỡ
các ngành công nghiệp non trẻ là những việc mà nhà nước cần đảm nhiệm Cho ` đến những năm 60, trên thực tế nhà nước đã can thiệp vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, quản lý giá, và tăng kiểm soát về lao động, ngoại hối và các thị
trường tài chính ở các nước đang phát triển
Trang 34các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu lửa đều tăng mạnh Cuộc khủng khoảng nợ của những năm 80 đã đẩy chỉ tiêu của khu vực nhà nước tăng vọt do phải - thực hiện các nghĩa vụ trả nợ Sau đó đã có nhiều yếu tố tác động đến việc xác
định vai trò của nhà nước Thứ nhất, sự sụp đổ của Liên Xô, và mô hình kinh tế
của các nước Đông Âu không còn hấp dẫn nữa Thứ hai, sự thất bại của nhà
nước, kể cả các doanh nghiệp nhà nước, đã hiển hiện ở khấp nơi Chính phủ đã bắt đầu thực hiện các chính sách giảm thiểu phạm vi can thiệp của nhà nước
vào nền kinh tế, như chấm đứt sự can thiệp vào sẵn xuất, vào định giá và thương
mại Các chiến lược dựa trên thị trường đã bất đầu được tăng cường thực hiện ở
nhiều nước đang phát triển
Như vậy, có thể nói vai trò của nhà nước trong kinh tế ở các nước đang phát triển đã chuyển từ mô hình phát triển do nhà nước làm chủ đạo của những năm 60 và 70 sang mô hình nhà nước can thiệp có mức độ vào những năm 80 và 90 Trên thực tế việc giảm thiểu quy mô của khu vực nhà nước không chỉ
thực hiện qua việc xoá bỏ các chương trình không quan trọng, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mà còn cất giảm chi tiêu cho các chương trình giáo dục và y tế cực kỳ quan trọng, kể cả chỉ đầu tư Việc đó đã ảnh hưởng đến những chức năng cực kỳ quan trọng của nhà nước, de doạ việc đảm bảo phúc lợi xã
hội và xối mòn nền tang cho sự phát triển của thị trường Bài học rút ra từ thực tế phát triển kinh tế của các nước đang phát triển là phát triển dựa vào vai trò chủ đạo của nhà nước đã thất bại, nhưng cũng không thể phát triển bên vững,
nếu không có một nhà nước mạnh hoạt động có hiệu quả Vậy vai trò của nhà
nước ở mức nào là hợp lý? Những phân tích sau đây về thất bại của thị trường
và nhà nước sẽ cố gắng lý giải về câu hỏi này
2 Quan hé giữa quản lý nhà nước và điều tiết thị trường,
Kể cả trong lý thuyết và trên thực tế, không có nền kinh tế thị trường nào có thể hoạt dong mà không chịu sự điều tiết của cả thị trường và nhà nước Vì thế, cái gọi là vấn đề nhà nước và thị trường thực ra không phải là vấn đề lựa chọn giữa nhà nước hay thị trường, càng không phải đã chọn thị trường thì thôi nhà nước và ngược lại, mà là vấn đề xác định phạm vi hợp lý cho cả thị trường và nhà nước
2.1 Su that bại của thị trường và lý do để nhấn mạnh vai trò nhà nước
Người ta không thể chỉ lựa chọn một trong hai tác nhân thị trường hoặc nhà nước, vì cả hai cơ chế điều tiết đó đều có những mặt mạnh cơ bản đồng thời
Trang 35Người ta đã tổng kết thành 5 mặt hạn chế, khuyết tật của cơ chế thị
trường được nêu tóm tất là:
- Cơ chế thị trường, nếu không có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, dẫn “đến sản xuất “mù quáng”, gây nên các cuộc khủng hoảng “thừa, thiếu”
- Cơ chế thị trường cạnh tranh đẫn đến phá sản các doanh nghiệp, gây ra những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội, nhất là thất nghiệp
- Trong cơ chế thị trường, do chạy theo lợi nhuận, các doanh nghiệp
thường không đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực, các ngành ít lợi nhuận, không lợi nhuận, thậm chí dễ thua lỗ, song xã hội lại rất cần, đặc biệt là các
sản phẩm và địch vụ công cộng
- Cơ chế thị trường không có khả năng tự điều tiết sự phát triển ở các vùng kém lợi thế so sánh, vùng khó khăn so với những vùng thuận lợi; đồng thời có xu hướng làm sâu sắc thêm sự phân hoá thu nhập
- Cơ chế thị trường là môi trường dễ nảy sinh tình trạng kinh doanh lừa đảo, làm hàng giả, lối sống chạy theo đồng tiền, các tệ nạn xã hội, huỷ hoại
môi trường sinh thái
Câu hỏi liệu các nước đang phát triển như Việt Nam có thể dựa vào cơ chế thị trường tới mức nào để thúc đẩy phát triển, chỉ có thể tìm thấy câu trả lời
cụ thể tuỳ thuộc vào hoàn cảnh riêng của từng nước Tuy nhiên có thể nhận
thấy rõ là, đối với các nước chậm phát triển, trong giai đoạn đầu của quá trình đi lên không thể dựa vào cơ chế thị trường nhiều như các nước công nghiệp Có
nhiều lý đo để đưa ra điều khẳng định như vậy
Có lẽ lý do quan trọng nhất là ở hầu hết các nước đang phát triển, thị
trường đều có những nhược điểm phổ biến, mà nhược điểm có thể thấyrõ nhất
là tình trạng thiếu thông tin và không ổn định mà người sẵn xuất và người tiêu dùng đều phải đương đầu Trong hoàn cảnh như vậy, ý đồ tối đa hoá lợi nhuận có thể dựa trên thông tin sai lạc, và do đó không dẫn tới sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực Để giải quyết tình trạng đó, chính phủ có thể cố gắng cung cấp thêm thông tin; nhưng việc này rõ ràng rất tốn kém xét trên quy mô rộng lớn; hoặc chính phủ có thể quyết định can thiệp vào thị trường bằng cách hướng dẫn
sản xuất và tiêu dùng
Trang 36Nhược điểm thứ ba của thị trường là ở những mặt hàng mang tính xã hội
thì giá cả và giá trị của hàng hố khơng thống nhất với nhau Ví dụ như giáo dục phổ thông và dịch vụ y tế phải được cung cấp với giá thấp hơn giá thành, thậm chí không mất tiên Đối với những mặt hàng đó, các công ty tư nhân
không có lợi ích và quan tâm phát triển Do đó chính phủ thường phải gánh vác
trách nhiệm cung cấp những hàng hoá này để bảo đảm mức phúc lợi tối thiểu
Đặc trưng của các nước đang phát triển là dân số tăng nhanh và tình trạng
nghèo đói còn phổ biến,-nên hoạt động của chính phủ trên lĩnh vực dịch vụ công cộng không những chỉ là cần thiết mà còn cần được tiếp tục mở rộng
Vạch rõ những thất bại của cơ chế thị trường không có nghĩa là không nên dựa vào thị trường để phân bổ nguồn lực Bởi vì không có một cơ quan kế
hoạch hoá tập trung nào có thể thay thế thị trường điều khiển sự bày binh bố
trận một cách có hiệu quả cho tất cả các hành hoá, dịch vụ khác nhau Kết luận đúng hơn có lẽ là nên có sự hợp tác rộng rãi và có hiệu quả hơn giữa khu vực
công và khu vực tư nhân Chính phủ phải tìm cách xác định rõ những lĩnh vực nào thị trường có thể điều tiết có hiệu quả nhất, và ở những lĩnh vực nào bản thân chính phủ phải đảm nhận căn cứ vào nguồn lực hạn hẹp của mình Chính điều này chứ không phải là thắng lợi của thị trường tự do và chính sách kinh tế
để mặc cho tư nhân kinh doanh là bài học thực sự rút ra từ những thắng lợi thần
kỳ của các nước công nghiệp mới Châu Á
Trong khi thị trường có thể điều tiết tương đối có hiệu quả việc phân bổ các nguồn lực, thì chính phủ phải quan tâm nhiều hơn đến việc huy động các nguồn vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế Tiết kiệm của tư nhân trong giai đoạn đầu phát triển thường rất thấp; và vì vậy thông qua chính sách tai chinh-tién tệ của mình, chính phủ phải giữ vai trò to lớn trong việc tích tụ vốn Đầu tư vào sản xuất, lưu thông là thế mạnh của kinh tế tư nhân; nhưng đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng có tầm quan trọng quyết định, nhất là trong các giai đoạn đầu phát
triển, vì nó tạo ra nền tảng cho việc đầu tư sau đó của khu vực tư nhân và công cộng, thì không thể thiếu vai trò của nhà nước Kinh nghiệm cho thay, ngay trong các giai đoạn sau của công cuộc phát triển, tư nhân cũng khó có được các khoản tiền vốn lớn tới mức cần thiết để xây đựng những ngành công nghiệp
- then chốt; mặc dù về lâu dài chúng sẽ mang lại lợi nhuận Chính vì vậy nhà
nước cần phải tạo ra những hình thức liên doanh giữa nhà nước và tư nhân để tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển trong tương lai Cuối cùng, chính
phủ phải luôn luôn giúp đỡ phát triển nguồn lực con người thông qua hệ thống
giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao trình độ lực lượng lao động, thúc đẩy
Trang 37Mot vấn dé khác nữa trong cuộc tranh luận về nhà nước và thị trường là vấn đề phân phối thu nhập Trong khi cơ chế thị trường có thể phân bổ các nguồn lực có hiệu quả hơn thì nó lại làm nảy sinh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Ở hầu hết các nước đang phát triển tình trạng phân phối có rất nhiều bất hợp lý Quá đựa vào cơ chế thị trường không những không cải thiện được tình trạng đó, mà thậm chí còn làm trầm trọng thêm vấn dé; boi
vì những kể có tiền có thể vươn tới sự độc quyền và không phải chỉ gây ra bất
công trong phân phối thu nhập mà còn có thể quyết định cả việc phân bổ các
nguồn lực Điều này tạo ra lý do mạnh mẽ về mặt phúc lợi xã hội để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế
Trong báo cáo năm 1997 của Ngân hàng thế giới về “Nhà nước trong thế giới đang thay đổi”, tác giả đã hệ thống hoá các chức năng của nhà nước được '
thể hiện trong Bảng ở trang sau đây
22 Nhà nuốc bổ sung chứ không thay thế thị trường
Nếu thập kỷ 70 có thể được mô tả là thời kỳ hoạt động tăng cường của khu vực quốc doanh để mưu cầu sự phát triển hợp lý hơn, thì thập kỷ 80 đã
chứng kiến sự trỗi dậy của các nên kinh tế thị trường tự do Có những lý do gì
đằng sau toàn bộ sự “cuồng sĩ” thị trường đột ngột này? Một phần nó được cổ vũ bởi sự phát triển thần kỳ ở Đông Á, nhất là những nước công nghiệp hoá mới Nhưng phần quan trọng hơn có lẽ là vì sự bất mãn ngày càng tăng đối với
sự can thiệp vô lối của chính phủ nói chung và kế hoạch hố khơng hiệu quả nói riêng
Nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng thấp, lạm phát
quấ cao và những mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế mà nhiều nước
đang phát triển phải gánh chịu trong các thập kỷ 70 và 80 là do gánh nặng chi phí công cộng ngày một tăng, giá cả bị bóp méo quá đáng và chính sách thương mại hướng nội gây ra
Ở phần lớn các nước đang phát triển, khu vực kinh tế quốc doanh đã phát
triển mạnh trong hai thập kỹ 70 và 80, chiếm tới 15-20% GDP và khoảng 50-
60% tổng đầu tư Tuy nhiên, vấn để đáng chú ý là doanh lợi trong đầu tư công
cộng tính theo tăng trưởng GDP đã giảm gần 25% trong khoảng thời gian 1960-
1980 Nguyên nhân chủ yếu là vì cơ cấu đầu tư không hợp lý, đầu tư chậm trễ
kéo dài, mức độ khai thác công suất thấp và bảo dưỡng tôi đối với các công trình công cộng
Trang 38Khắc phục thất bại thị trường Cải thiện công bằng xã hội Các chức năng tối thiểu Cung cấp dịch vụ công thuẦn tuý: - Quốc phòng - Khung khổ pháp luật
- Quyền sở hữu tài sản - Quản lý kinh tế vĩ mô - Sức khoể cộng đồng Bảo vệ người nghèô: - Các chương trình giảm nghèo - Cứu trợ xã hội Các chức năng trung gian Cung cap cdc yéu t6 ngoat sinh: - Giáo dục phổ thông - Bảo vệ mơi trường Kiểm sốt độc quyền: - Quy định về quyền sử dụng - Chính sách chống độc quyền Khắc phục thơng tin khong hồn hảo: - Bảo hiểm (y tế, nhân thọ, hưu uf) - Cong khai vé tai chinh - Bao vé khach hang Các chức năng
tích cực Phối hợp hoạt động tư nhân:
- Thúc đẩy sự phát triển của thị trường
- Tạp hợp sáng kiến tập thể Tái phân phối + Tái phân phối
thu nhập
Trang 39Vẽ những sai lệch và méo mó trong giá cả, Ngân hàng thế giới đã đánh giá rằng tình trạng giá cả bị bóp méo đã làm cho GDP tăng trưởng chậm lai 6 nhiều nước đang phát triển Theo tính toán của ngân hàng này, những NƯỚC CÓ giá cả bị bóp méo nhiều đã có tốc độ tăng trưởng thấp hơn khoảng 2%'so với tốc độ trung bình của các nước đang phát triển vào thập kỷ 70 Ngoài ra, việc cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi đã khuyến khích các ngành công nghiệp sử dụng nhiễu vốn, việc quy định mức lương tối thiểu đã làm giảm cầu về lao động, việc trợ giá cho hàng tiêu dùng, nhất là cho lương thực, thực phẩm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người sản xuất, và do đó đã tạo ra sự khan hiếm lương thực, thực phẩm Trước tình hình đó, nhiều người nêu ý kiến cần khắc phục những lệch lạch đo chính phủ gây ra trong lãi suất, trong tiên lương, trong giá
cả với hy vọng để cơ chế thị trừong vận hành trôi chảy hơn, phân bổ các nguồn
lực có hiệu quả hơn
Trên bình diện quốc tế, cán cân thanh toán của các nước đang phát triển
có rất nhiều khó khăn Nhiều người cho rằng lý do chủ yếu là tỷ giá hối dối
khơng hợp lý, đánh giá quá cao đồng nội tệ và bảo hộ quá đáng các ngành công nghiệp trong nước đã dẫn tới kết quả là khả năng cạnh tranh thấp trên thị trường, quốc tế Do đó, kiến nghị hướng xử lý là để cho tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn,
hạn chế bớt các hàng rào thương mại, thì các nước đang phát triển có thể được
lợi nhiều hơn từ việc khai thác các lợi thế của mình
Trong nhiều trường hợp để khắc phục những khiếm khuyết của thị
trường, chính phủ đã can thiệp nhằm dung hoà mâu thuẫn trong cách đánh giá hiệu quả giữa tư nhân và xã hội, thì thực tế tại nhiều nước đang phát triển lại cho thấy sự can thiệp của chính phủ làm xấu đi chứ không cải thiện tình hình
này Người ta đã nêu ra 3 lĩnh vực chủ yếu để minh hoạ cho tác dụng của sự can
thiệp của chính phú vào việc giải quyết mối mâu thuẫn giữa mục tiêu tư nhân
và mục tiêu xã hội
a) Về giá cả các yếu tố đâu vào, sự lựa chọn phương ấn sản xuất và tạo" công ăn việc làm
Một vấn để mâu thuẫn thường nảy sinh giữa hai mục tiêu của kế hoạch phát triển là sự lựa chọn giữa tăng trưởng nhanh và tạo nhiều công ăn việc làm; trong nhiều trường hợp mục tiêu tăng trưởng nhanh thường được chú ý nhiều hơn là mục tiêu tạo công ăn việc làm Chính phủ có thể giúp giải quyết mâu thuẫn này bằng cách điều chỉnh giá cả của những yếu tố đầu vào của sản xuất làm cho nó tương ứng với sự khan hiếm thực sự của nguồn lực trong xã hội
Trang 40
Song trên thực tế thì không phải như vậy, mà chính phủ thường gây tác động làm cho giá cả các yếu tố đầu vào chênh lệch lớn so với giá cả thực của nó,
chẳng hạn như tăng lương lên quá cao bằng nhiều chính sách khác nhau, như
quy định chế độ lương tối thiểu, quy định tiền lương gắn với trình độ hóc vấn, quy định tiền lương trên cơ sở những chuẩn mực lương quốc tế, v.v Tương tự như vậy có thể nhận thấy ở những chính sách khác, chẳng hạn như những khoản trợ cấp đầu tư, quy định tỷ giá quá cao, quy định thuế nhập khẩu thấp và tín dụng với lãi suất ưu đãi đã làm cho chi phi về tư liệu sẵn xuất của tư nhân thấp hơn nhiều so với mức độ khan hiếm nguồn lực, tức là chi phí xã hội cho tư liệu sản xuất Hậu qủa của sự méo mó về giá cả của yếu tố đầu vào là khuyến khích những doanh nghiệp tư nhân và nhà nước sử dụng những phương pháp công nghệ dùng nhiều vốn hơn Như vậy, sự can thiệp của nhà nước vào giá cả
của các yếu tố đầu vào đã làm cho sản xuất ngày càng thiên về sử dụng nhiều
vốn, trong khi lẽ ra cần phải hướng tới những công nghệ cần nhiều sức lao động để tạo thêm công ăn việc làm phù hợp vơí yêu cầu của xã hội Tình trạng này là một trong những lý do giải thích vì sao việc tạo công ăn việc làm tiến triển một
cách chậm chạp như vậy
b) Về vấn dé mất cân đối giữa nông thôn và thành thi, tinh tang di dan
urdo ,
Một vấn đề cũng được nhắc đến nhiều trong chính sách kinh tế của các nước đang phát triển là những bất công xã hội và tình trạng đi dân tự do từ nông
thôn ra thành thị Nguyên nhân của tình trạng này là chính sách của chính phủ
thiên vị đối với thành thị thể hiện qua mức chênh lệch lớn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn cũng như điều kiện, cơ hội kinh đoanh bất công giữa
thành thị và nông thôn, thúc đẩy người lao động ở nông thôn ra thành thị tìm
việc làm và những khoản thu nhập cao hơn, kéo theo một loạt những vấn đề
kinh tế-xã hội hết sức nghiêm trọng Xét từ quan điểm xã hội thì tình trạng di
dân như vậy là hết sức tại hại và không hiệu quả Hơn nữa, việc thiên vị đối với đô thị dẫn tới tình trạng ở hầu hết các nước chậm phát triển nông nghiệp và” nông thôn không được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng tới cơ sở thiết yếu nhất để đảm bảo đời sống nhân dân và cho phát triển kinh tế của đất nước Thực tế cho thấy, kế hoạch hoá và chính sách của nhà nước đã không giúp thu hẹp được khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, thậm chí nhiều khi còn làm trầm trọng thêm, càng làm cho khoảng cách ngày càng rộng ra
c) Về chính sách cơ cấu
Trong giai đoạn phát triển của những thập kỷ 50-70, chính phủ nhiều nước đã theo đuổi chiến lược cơng nghiệp hố thay thế nhập khẩu; theo đó một loạt các chính sách đã được áp dụng, chẳng hạn như ưu đãi về thuế cho đầu tư