1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI THUYẾT TRÌNH TiẾP CẬN NGHỀ

26 644 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 4,6 MB

Nội dung

Phần I:Mở đầu1: Đặt vấn đề Trong những năm vừa qua ,ngành NTTS đã có những tiến bộ vượt bậc và đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước .Nuôi trồng thủy sản

Trang 1

KHOA THỦY SẢN

KÍNH CHÀO QUÝ

THẦY CÔ VÀ

CÁC BẠN

Trang 2

BÀI THUYẾT TRÌNH TiẾP CẬN NGHỀ

Giáo viên hướng dẫn: Lê Văn Dân

5.Cao Quảng Hiếu

6.Lê Duy Hòa

7.Nguyễn Văn Hiếu

8.Võ Trung Huân

9.Nguyễn Thị Kiều Oanh

10.Nguyễn Thị Kim Oanh

11.Võ Văn Phụng

Trang 4

Phần I:Mở đầu

1: Đặt vấn đề

Trong những năm vừa qua ,ngành NTTS đã có những tiến bộ vượt bậc và đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Nuôi trồng thủy sản không những mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế đất nước nhờ xuất khẩu mà còn là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân ,và giúp cho những hộ nuôi có nguồn thu

nhập đáng kể giúp cho xóa đói giảm nghèo và dần vươn lên làm giàu.Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng và lợi thế để phát triển nghề NTTS.NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế được khẳng định là nền sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao, góp phần thay đôi cơ cấu kinh tế ơ vùng nông thôn và ven biển, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành NTTS tỉnh thừa thiên Huế vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức: thiếu quy hoạch, cơ sơ hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng chọn giống không đảm bảo, nguồn nhân lực, vốn hạn chế Để có thể giải quyết đươc bài toán được bài toán phát triển NTTS một cách bền vững,thừa thiên Huế cần tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đồng thời đánh giá đúng thực trạng phát triển của ngành để tìm ra giải pháp để góp phần thay đổi cơ cấu của vùng nông thôn

và ven biển Nhằm đánh giá tình hình NTTS ở địa phương, được sự đồng ý của trường Đại học nông lâm Huế, khoa Thủy Sản và giáo viên hướng dẫn, nhóm 2 tiến hành thực hiện đề tài:Tìm hiểu hiện trạng, tiềm năng và định hướng phát triển nghề NTTS ở huyện Phú Vang Tỉnh thừa thiên Huế

Trang 5

• 2: Thời gian và địa điểm

2.1 Thời gian:

Từ ngày 15 đến 21/8/2014

2.2 Địa điểm thực tập

Trung tâm thực hành, thưc tập nuôi

trồng thủy sản trường đại học nông lâm Huế, trung tâm nuôi trồng thủy sản nước mặn-lợ tỉnh Thừa Thiên Huế, một số hộ nuôi ở vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai

và một số địa điểm khác.

Trang 6

3 Mục đích nghiên cứu

• Nắm được hiện trạng ,tiềm năng và định hướng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế Sau đó đưa ra

phương pháp quy hoạch để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trong nhân dân ngày càng bền

vững ,giúp xóa đói giảm nghèo,giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản ở tại địa phương

• Hiểu được một cách khái quát thực trạng (thuận lợi, khó khăn, thách thức, và các cơ hội) của nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung và tỉnh thừa thiên Huế nói riêng

Trang 7

PHẦN II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI Ở

THỪA THIÊN HUẾ

1. Khái quát điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội của NTTS ở

tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng Bắc

Trung Bộ.Thừa Thiên Huế nằm trên trục lộ giao thông quan trong bắc nam, là nơi giao thoa giữa điều kiện kinh tế xã hội của 2 miền Nam-Bắc Là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước Bờ biển của Thừa Thiên Huế dài 120 km,

có cảng Thuận An và Vinh Chân Mây với độ sâu 18-20m, có đủ điều kiện để xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai rộng nhất Đông Nam Á với diện tích 22.000 ha có thuận lợi rất lớn trong nuôi trồng thủy sản nước lợ góp phần vào chuyển dịch kinh tế địa phương

Vị trí địa lý thuận lợi là một thế mạnh để Thừa Thiên Huế phát triển kinh tế, xã hội và hoà nhập cùng xu thế phát triển chung của đất nước, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm Miền Trung từ Huế đến Nha Trang

Trang 8

2 Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Vang tỉnh thừa Thiên Huế

• Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 13 xã, thị trấn ven biển, đầm phá và 7 xã trọng điểm nông nghiệp Diện tích

tự nhiên 28.031 ha, trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, đất chưa sử dụng 3.269,42

ha Địa hình của huyện khá phức tạp, đất rộng, người đông, với 182.336 dân, trong đó có 85.830 lao động, mật độ dân số bình quân 647 người/km2.

• Phú Vang có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy

sản Có bờ biển dài trên 35km, có cửa biển Thuận An và

nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồng, đầm Thanh

Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt

nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế

so sánh để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trang 9

Phần III: TÌNH HÌNH NTTS TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1 Khái quát tình hình NTTS tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện nay to àn tỉnh đang bước vào vụ nuôi trông thủy sản, theo tin từ Chi cục Nuôi trồng thủy sản, đến giữa tháng 3, về nuôi trồng thủy sản nước lợ, diện t ích cải tạo ao hồ là 1.058,3 ha, nhiều huyện có diện tích ao

hồ cải tạo lớn để chuẩn bị cho vụ nuôi như Ph ú Lộc 412 ha, Phú Vang

498 ha

Trang 10

Diện tích đã đưa vào nuôi thả

120,8 ha chuyên tôm, nuôi xen

ghép 1.160 ha (nuôi hạ triều

625,9 ha và chắn sáo là 534,2

ha) với 140,13 triệu tôm giống

các loại và 1,89 triệu cá giống

Về nuôi cá nước ngọt, diện tích

thả nuôi chuyên cá là 840,22 ha,

Trang 11

• Với điều kiện tự nhiên là một xã nằm ở vị trí trung tâm của đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, đồng thời là xã

vùng hợp lưu của sông Hương và sông Bồ cùng với

cửa biển Thuận An, tạo ra hệ sinh thái mặn lợ đặc biệt, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thuỷ sản có giá trị Do đó, chính quyền địa phương xác định nuôi trồng thuỷ sản là một trong những nghành

kinh tế mũi nhọn, trọng điểm và lâu dài của địa

phương Vì vậy, trong nhiều năm qua, cùng với đảng

bộ và chính quyền địa phương các cấp các nghành

liên quan đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về nuôi trồng thuỷ sản của xã nhằm tăng thu nhập, giải

quyết việc làm, cải thiện đời sống cho bà con nông

dân.

2 Tình hình NTTS của huyện Phú Vang

Trang 12

 NTTS nước ngọt

Huyện Phú Vang có tiềm năng lớn về diện tích mặt nước và nguồn thức

ăn tự nhiên phong phú nên rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi cá nước ngọt.

Đối tượng nuôi ch ính là các loài cá truyền thống (mè, trôi, trắm, chép) thả nuôi ở c ác mặt nước lớn; Cá rô phi, cá tra, điêu hồng  nuôi trong ao đất hoặc nuôi lồng; Cá lóc, cá trê nuôi bằng bể xi măng

Trang 13

 NTTS nước lợ

-Về nuôi thủy sản nước lợ, có một

số hình thức nuôi chủ yếu như: nuôi trong ao đất ở các vùng triều ven

sông, nuôi trên ao lót bạt ở ven sông hoặc vùng cát ven biển Trong

những năm gần đây, diện tích nuôi thủy sản nước lợ ven sông đang có

xu hướng giảm, do một số nơi bị giải tỏa để phục vụ phát triển du lịch, khu công nghiệp, khu đô thị Ngoài ra, một số nơi bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả Đối tượng nuôi

chính là tôm chân trắng, tôm sú nuôi chuyên canh trong ao đất Bên cạnh

đó còn nuôi tổng hợp các đối tượng như cua, cá dìa, rong câu

Trang 14

3 Mô hình nuôi và sản xuất giống tại trung tâm thực hành thực tập NTTS đại học nông lâm Huế

• Đối tượng được nuôi: cua biển, tôm đất, tôm sú, và đang nuôi thử nghiệm cá nâu.

• Ở đây, nguồn nước được bơm từ biển vào các hồ chứa sau đó mới cho vào các hồ chứa, vào các hệ thống lọc nước tuần hoàn rồi mới cho vào nuôi tôm, cua và cá

Trang 15

Đối với cua

• 3.2.1 Cách chọn giống và quy trình nuôi cua biển

• Giai đoạn ấu trùng và cua bột thời gian giữa các lần lột xác thường ngắn từ 2-3 ngày hoặc

3-5 ngày Giai đoạn trưởng thành cua thường lột xác vào chu kỳ của thuỷ triều (đầu con nước).

• Điều kiện môi trường sống

• pH: Cua sống vùng nước lợ có độ pH trong khoảng 7.5 – 9.5, thích hợp nhất là 7.5 – 8.2.

• Độ mặn: Cua là loài rộng muối, có thể sống trong vùng nước gần như ngọt cho đến độ mặn

33 %o

• Nhiệt độ nước: Cua biển phân bố rất rộng, chịu đựng nhiệt độ nước thấp tốt Ở vùng biển phía nam nước ta cua biển thích nghi với nhiệt độ nước từ 25 – 29 0 C Nhiệt độ cao thường ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sinh lý của cua, đây là một trong những nguyên nhân gây chết cua.

• Nơi cư trú: Cua thích sống ở nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh, có những vùng bán ngập, có bờ

để đào hang, tìm nơi trú ẩn, nhất là thời kỳ lột xác Vùng rừng ngập mặn, cửa sông, ven biển

có nhiều cua sinh sống.

Trang 16

• Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cua giống ôm trứng

Khi cua đang ôm trứng còn non, ta cắt đi 1 mắt của cua để cho cua thụ tinh nhanh

Khi cua ôm trứng non, ta cần cho sủi bớt khí oxi ít để tránh vỡ trứng

Sau vài ngày, cua chuyển màu cũng là khi trứng đã già thì ta chuyển cua sang hồ lớn hơn để cua bơi, và sục khí mạnh hơn.

Trang 17

 Đối với cá dìa

• Đang được thử nghiệm nuôi tại trung tâm

Trang 18

 Đối với tôm

Tôm sú mang lại giá trị kinh tế khá cao cho hộ nuôi, được thị trường tiêu thụ

mạnh, có giá trị xuất khẩu, phương pháp

nuôi đơn giản phù hợp với khu vực TT

Huế Chất lượng tôm giống là một trong

những yếu tố quan trọng nhất trong việc

kiểm soát bệnh đối với tôm nuôi bằng cách

kiểm tra sinh học ban đầu để tôm không

mang mầm bệnh virus hoặc vi khuẩn Cần

đánh giá cảm quan bao gồm quan sát hoạt

động, hệ gan tụy,mang và ruột, loại bỏ các

tôm giống bị bệnh qua các quá trình chọn

lọc

Tôm giống khoẻ có màu sắc trong

sáng, không thương tích, đều cỡ, hoạt

động nhanh nhẹn Kích cỡ nhỏ nhất trên

1,2cm., Tôm thon, dài, đuôi xoè hình quạt khi lội râu khép lại hình chữ V Có thể đánh giá sức khoẻ tôm bằng cách dùng thau nước cho tôm vào, quay tròn nước, tôm khoẻ sẽ bám vào thành thau, lội ngược dòng nước; tôm yếu sẽ bị gom vào giữa thau, khi gõ nhẹ vào thành thau, tôm khoẻ sẽ phản ứng búng nhảy nhanh

Trang 19

Phần III TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

• Cơ sở hạ tầng thuận lợi, có diện tích lớn để nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước ngọt, nước lợ.

• Nguồn tiêu thụ lớn do nước ta đang ngày càng phát triển đời sống người dân ngày càng được nâng cao do đó cung cấp nguồn thức ăn và nhu cầu cần thiết cho xã hội hiện nay và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản

• Từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người nông dân.

• Nâng cao trình độ kĩ thuật và tác phong công ngiệp cho người lao động Đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động.

• Trong thời gian qua, NTTS được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn ven

biển, thông qua việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

1 Thuận lợi

Trang 21

2 Khó khăn

– Nguồn đầu tư đầu vào lớn nhưng độ rủi

ro khá cao gây ảnh hưởng cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản Do dịch bệnh không ngăn chặn kịp sẽ lây lan nhanh, ô nhiễm nguồn nước, kinh nghiệm nuôi trồng còn thấp,v v gây thiệt hại lớn

ho người nông dân.

– Điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thiên tai, hạn hán,lũ lụt, đặc biệt là bão gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi trồng thủy sản – Vấn đề thị trường bấp bênh gây khó khăn cho người nuôi.

– Nguồn cung cấp giống đạt chất lượng không mắc bệnh không cung cấp đủ cho người nuôi.

– Nguồn lao động có trình độ tay nghề vẫn còn thấp và thiếu Kĩ thuật nuôi chưa cao dẫn đến thua lỗ gây thiệt hại lớn về kinh tế.

– Ô nhiễm môi trường do chất thải của các

khu vực nuôi trồng thủy sản

Trang 23

3 Định hướng phát triển của ngành NTTS

• Phát huy các lợi thế về địa lý ưu thế về tiềm năng thủy sản trên địa bàn tỉnh để phát triển kinh tế tế thủy sản theo định hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế

• Tăng cường công tác hướng dẫn, quản lý, chỉ đạo đối với các hoạt động sản xuất cung ứng giống nuôi trồng thủy sản Phát triển nuôi trồng thủy sản với việc thực

hiện đẩy mạnh ác hoạt động thị trường xuất khẩu, nhằm nâng cao năng suất, naag cao giá trị kim ngạch Sử dụng hợp lý, tổn hợp các vùng nước hồ chứa để phát triển nuôi trồng thủy sản

• Ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ từ đó nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm

• Nâng cao trình độ kĩ thuật, mở các lớp đào tạo tập huấn căn bản cho người dân để đem lại hiệu quả kinh tế cao

• Nâng cao hiệu quả nuôi trồng tăng sản lượng nuôi theo hướng tăng năng suất nuôi trồng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

• Bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường không gây ô nhiểm bởi các ngư trường

• Tư tưởng chỉ đạo của chiến lược biển là các ngành và chính quyền địa phương ven biển của tỉnh phải tiến hành xây dựng cơ cấu ngành, nghề phong phú phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh nhằm tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững và đạt

hiệu quả cao

Trang 24

Phần V: Kết luận

• NTTS sẽ dần phát triển thành kinh tế mũi nhọn của

Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung, góp

phần cải thiện đời sống cho người dân, giải quyết việc làm cho người lao động, sự dụng hiệu quả các nguồn

lực tự nhiên.

• Việc xây dựng một chiến lược chung cho sự phát triển của ngành là điều cần thiết, đã và đang được Đảng và nhà nước quan tâm Tuy nhiên, bản chiến lược ấy cần phải đi xát với thực tế khách quan và có tầm nhìn để có thể giúp cho ngành thủy sản phát triển một cách lâu dài và bền vững, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh và phát triển từ biển Hy vọng trong tương lai,

cụ thể là đến năm 2025, Việt Nam sẽ có một ngành thủy sản vững mạnh, đưa Việt Nam thực sự trở thành một

quốc gia hướng ra biển và giàu mạnh từ biển.

Trang 25

Tài liệu tham khảo

• Cục thống kê Thừa Thiên - Huế, Niên giám thống kê (2003- 2004)

• Nguyễn Tài Phúc, Nguyễn Văn Đức Nghề nuôi tôm ở vùng đầm phá Cầu

Hai - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển

nông thôn, số 8 (2003) 979

• Hoàng Hữu Hòa Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ

cấp bộ: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đầm phá Thừa Thiên

Huế ven biển theo hướng bền vững và xuất khẩu - Mã số B2001-12-08

• Phạm Quyền Xây dựng phương án sử dụng hợp lý đất, ruộng nhiễm mặn

bãi biển và mặt nước để phát triển bền vững môi trường thuỷ sản ở một số vùng trọng điểm của đầm phá Thừa Thiên Huế (2002)

• Sở Thuỷ sản Thừa Thiên Huế, Số liệu điều tra cơ bản vùng ven biển đầm

phá Thừa Thiên Huế (2003)

• Nguyễn Tài Phúc Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp bộ:

Thực trạng kinh tế vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế; Mã số

B2002.12.02 (2003)

• Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế, Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 20/10/1998 về

phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và đầm phá Thừa Thiên Huế giai đoạn

1998 - 2005.

Ngày đăng: 29/11/2016, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w