2 Lập bảng thống kê: - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu học sinh mở Mục lục sách đọc tên các bài tập đọc trong 2 chủ điểm trên, trao đổi để thực hiện yêu cầu - Gọi đại diện nhóm trình
Trang 1KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Ngày soạn: 01 / 05 / 2011 Ngày dạy: 09 / 05 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I
Tuần 35 (Tiết 1) I/ Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HK II
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được thể loại (thơ,
văn xuôi) của bài tập đọc thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới, tình yêu cuộc sống.
- Học sinh khá, giỏi đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 90 tiếng / phút)
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 28- 34
2/ Học sinh: Sách giáo khoa Xem lại bài đã học
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức bài Ăn “mầm đá” Gọi học sinh đọc 4
đoạn của bài và trả lời câu hỏi gắn với nội dung đoạn đọc
Gọi 1 học sinh đọc đoạn mình thích và nêu nội dung chính
của bài
- Bài mới : Ôn tập học kỳ II ( tiết 1 )
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
1) Kiểm tra đọc: Học sinh khá, giỏi đọc lưu loát, diễn cảm
được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 90 tiếng/ phút)
- Gọi học sinh lên bảng bốc thăm
- Yêu cầu học sinh đọc, trả lời câu hỏi
2) Lập bảng thống kê:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh mở Mục lục sách đọc tên các bài tập đọc
trong 2 chủ điểm trên, trao đổi để thực hiện yêu cầu
- Gọi đại diện nhóm trình bày
Chủ điểm: Khám phá thế giới
Bài “Đường đi Sa Pa” (Nguyễn Phan Hách)-Văn xuôi: Ca
ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến
tha thiết của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước
Bài “Trăng ơi… từ đâu đến?”(Trần Đăng Khoa)-Thơ: tình
cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên
- 4 học sinh đọc nối tiếp
- Theo dõi - Nhận xét
- 5 – 7 học sinh thực hiện
- Lần lượt thực hiện
- 1 học sinh đọc
- 2 học sinh thực hiện
- Hoạt động nhóm 4
- Đại diện nhóm báo
Trang 2nhiên đất nước
Bài “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”(Hồ Diệu
Tần, Đỗ Thái)- Văn xuôi: Ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn
thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất
mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử; khẳng định trái đất hình
cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới
Bài “Dòng sông mặc áo” (Nguyễn Trọng Tạo)- Thơ: Ca
ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương
Bài “Ăng- co Vát” (Những kì quan thế giới)- Văn xuôi: Ca
ngợi Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc
tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu- chia
Bài “Con chuồn chuồn nước” (Nguyễn Thế Hội)- Văn
xuôi: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước
và cảnh đẹp của quê hương
Chủ điểm: Tình yêu và cuộc sống
Bài “Vương quốc vắng nụ cười” (Trần Đức Tiến)- Văn
xuôi: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn
chán Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của
vương quốc u buồn thay đổi,thoát khỏi nguy cơ tàn lụi
Bài “Ngắm trăng- Không đề” (Hồ Chí Minh)- Thơ: Nêu
bật tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, không nản
chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ
Bài “Con chim chiền chiện” (Huy Cận)- Thơ: Hình ảnh
con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên
thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình
yêu trong cuộc sống
Bài “Tiếng cười là liều thuốc bổ” (Báo Giáo dục và Thời
đại)- Văn xuôi: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc
sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu
Bài Ăn “mầm đá (Truyện dân gian Việt Nam)- Văn xuôi:
Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho
chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài
học về ăn uống
Hoạt động 3: Củng cố
- Trò chơi: Chuyền hộp thư
- Nhận xét tiết học
- Cả lớp tham gia
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Ngày soạn: 01 / 05 / 2011 Ngày dạy: 09 - 10 / 05 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I
Tuần 35 (Tiết 2)
Trang 3I/ Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Nắm được một số từ ngữ thuộc hai chủ điểm đã học (Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống) ; bước đầu giải thích được nghĩa từ và đặt câu với từ ngữ thuộc hai chủ điểm ôn
tập
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 28- 34 Phiếu HT
2/ Học sinh: Sách giáo khoa Xem lại bài đã học
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra: Gọi học sinh đọc 1 đoạn và nêu nội dung
chính của bài
- Bài mới: Ôn tập học kỳ II (tiết 2)
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
1) Kiểm tra tập đọc:
- Gọi HS bốc thăm
- Yêu cầu học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi gắn với nội
dung đoạn đọc
2) Thống kê các từ đã học:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Phát phiếu học tập , yêu cầu học sinh trao đổi để thực
hiện yêu cầu
* Chủ điểm: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI
+ Đồ dùng cần cho chuyến du lịch : va li, quần áo, điện
thoại , đồ ăn, thức uống,dụng cụ thể thao,…
+ Phương tiện giao thông : tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, máy
bay, xe buýt, xe đạp, mô tô, sân bay,…
+ Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch : khách sạn, hướng
dẫn viên, nhà nghỉ, tuyến du lịch, tua du lịch,…
+ Địa diểm tham quan du lịch : phố cổ, bãi biển, công
viên, hồ, núi, thác nước,nhà lưu niệm,…
+ Tục ngữ : Đi một ngày đàng học …
+ Đi cho biết đó biết đây…
+ Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, thiết bị an
toàn, quần áo, đồ ăn, đèn, dao bật lửa, vũ khí,…
+ Khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua: núi, vực sâu, rừng
rậm, sa mạc, mua, sóng thần, gió, thú dữ,…
+ Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn
thám hiểm: kiên trì, dũng cảm, táo bạo, bền gan, sáng tạo,
hiếu kỳ, tò mò, …
* Chủ điểm: TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
- Một vài học sinh đọc
- 5 – 7 học sinh
- Lần lượt từng học sinh thực hiện
- Theo dõi Sgk
- Hoạt động nhóm 4 em
Trang 4+ Những từ có tiếng “lạc” ( nghĩa vui mừng ): lạc quan,
lạc thú
+ Những từ phức chứa tiếng vui: vui chơi, giúp vui, mua
vui, vui thích, vui mừng, vui sướng…
+ Từ miêu tả tiếng cười : Cười: khanh khách, ha hả, hì hì,
rúc rích, khúc khích, sằng sặc,…
+ Tục ngữ : Sông có khúc, người có lúc
+ Kiến tha lâu cũng đầy tổ
- Gọi các nhóm trình bày
3) Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hỏi: Những từ ngữ nào trong bảng trên em chưa hiểu?
- Gọi học sinh giải thích
- Yêu cầu học sinh đặt câu
Hoạt động 3: Củng cố
- Thi đua: Tiếp sức (Tìm các từ ngữ thuộc 3 chủ đề vừa
học )
- Nhận xét tiết học Chuẩn bị: Ôn tập tiết 3
- Đại diện nhóm báo cáo
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nối tiếp nhau phát biểu
- 2 đội tham gia, mỗi đội 3 học sinh
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Ngày soạn: 01 / 05 / 2011 Ngày dạy: 09 - 10 / 05 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I
Tuần 35 (Tiết 3) I/ Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Dựa vào đoạn văn nói về một cây cụ thể hoặc hiểu biết về một loài cây, viết được đoạn văn tả cây cối rõ những đặc điểm nổi bật
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 28- 34 Ảnh cây xương rồng 2/ Học sinh: Xem đoạn văn tả cây xương rồng, sưu tầm tranh về cây xương rồng
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ: Em hãy tìm một số từ về đồ
dùng dành cho chuyến du lịch, thám hiểm?
- Bài mới: Ôn tập học kỳ II (tiết 3)
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
1) Kiểm tra tập đọc- HTL:
- Gọi học sinh bốc thăm
- Yêu cầu học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi gắn với nội
dung đoạn đọc
- Một vài học sinh phát biểu
- 5 – 7 học sinh
- Lần lượt từng học sinh thực hiện
Trang 52) Viết đoạn văn tả cây xương rồng:
- Treo tranh- Hỏi: Tên cây đó là gì?
- Yêu cầu học sinh giới thiệu một số loại cây xương rồng
khác
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
-Hỏi: Bài tập yêu cầu gì?
- Em hãy miêu tả những gì quan sát được từ cây xương
rồng (tranh Sgk)
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn
- Hỏi: Cây xương rồng có những bộ phận nào? (Thân,
cành, lá, hoa, quả)
- Các bộ phận đó được miêu tả ra sao? Xương rồng có
mấy loài? Người ta trồng xương rồng để làm gì?
- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn miêu tả cây xương rồng
mà em biết chú ý miêu tả những đặc điểm nổi bật của cây
- Gọi học sinh đọc đoạn viết Nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị: Ôn tập tiết 4
- Trình bày trên bảng lớp
- 2 học sinh đọc
- Phát biểu
- Nối tiếp nhau phát biểu
- 1 học sinh đọc
- Nối tiếp nhau phát biểu
- Làm bài vào vở
- Một vài em trình bày
- Theo dõi
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Ngày soạn: 01 / 05 / 2011 Ngày dạy: 10 / 05 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I
Tuần 35 (Tiết 4) I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến trong bài văn
- Tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn trong bài văn đã cho
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ
2/ Học sinh: Sách giáo khoa Tìm hiểu bài
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ: Gọi học sinh đọc lại đoạn văn tả
cây xương rồng Yêu cầu học sinh tìm ra câu văn hay
trong đoạn viết của bạn
- Bài mới: Ôn tập học kỳ II ( tiết 4 )
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài 1:
- Treo tranh- hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- 2 – 3 học sinh đọc Theo dõi, nhận xét
- Quan sát tranh– phát biểu
Trang 6- Gọi học sinh đọc truyện: “Có một lần”
- Hỏi: Tại sao bạn nhỏ dùng giấy thấm nhét vào mồm?
(Để khỏi phải đọc bài)
+ Thái độ của cô giáo và các bạn như thế nào? (Thương
và lo lắng)
+ Cuối cùng, bạn ấy cảm thấy thế nào trước việc làm của
mình? (Cảm thấy ngượng và nhận ra lỗi của mình)
+ Em hiểu được điều gì qua truyện này? Liên hệ giáo dục:
không nói dối
- Yêu cầu học sinh thực hiện các yêu cầu của BT
- Gọi học sinh phát biểu
Câu hỏi: Răng em đau, phải không?
Câu kể: Có một lần trong giờ tập đọc … Thế là má sưng
phồng lên Nhưng tôi không muốn về nhà …
Câu cảm: Ôi, răng đau quá! Bộ răng sưng của bạn ấy…
Câu khiến: Em về nhà đi! Nhìn kìa!
* Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh trao đổi để tìm TN chỉ nơi chốn, TN
chỉ thời gian
- Gọi học sinh trình bày
TN chỉ thời gian Có một lần, trong giờ tập đọc…
TN chỉ nơi chốn Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi…
- Yêu cầu học sinh đặt câu thêm với kiểu TN trên
Hoạt động 3: Củng cố
- Thi đua: Ai nhanh hơn
( Yêu cầu đặt câu có TN chỉ thời gian, nơi chốn)
- Nhận xét tiết học
- 2 học sinh đọc
- Một vài em phát biểu
- Hoạt động nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- Hoạt động nhóm đôi
- Đại diện nhóm phát biểu
- Một vài em đặt câu
- 2 đội, mỗi đội 2 em
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Ngày soạn: 01 / 05 / 2011 Ngày dạy: 10 - 12 / 05 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I
Tuần 35 (Tiết 5) I/ Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Nghe- viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 90 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 7 chữ
- Học sinh khá, giỏi đạt tốc độ viết trên 90 chữ/ 15 phút; bài viết sạch sẽ, trình bày đẹp
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 28- 34 Chép sẵn bài chính tả 2/ Học sinh: Sách giáo khoa Xem bài viết
III/ Các hoạt động dạy học:
Trang 7Hoạt động Thầy Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ: TN chỉ thời gian, nơi chốn có ý
nghĩa như thế nào? TN chỉ thời gian, nơi chốn trả lời cho
câu hòi nào?
- Bài mới: Ôn tập học kỳ II (tiết 5)
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
1) Kiểm tra tập đọc:
- Gọi học sinh bốc thăm
- Yêu cầu học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi gắn với nội
dung đoạn đọc
2) Nghe - viết: Nói với em
- Gọi 1 học sinh đọc bài viết
- Hỏi: Nhắm mắt lại em nhỏ sẽ thấy được điều gì?
(Nghe tiếng chim hót, bà kể chuyện, gặp bà tiên, chú bé đi
hài bảy dặm, cô Tấm, cha mẹ)
+ Bài thơ muốn nói lên điều gì? (Trẻ em được sống trong
câu chuyện cổ tích, tình yêu thương cha mẹ và thiên
nhiên)
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó
- Hướng dẫn học sinh chú ý hiện tượng chính tả
- Đọc cho học sinh viết bài
* Học sinh khá, giỏi đạt tốc độ viết trên 90 chữ/ 15 phút;
bài viết sạch sẽ, trình bày đẹp
- Hướng dẫn học sinh chửa lỗi
Hoạt động 3: Củng cố
- Thi đua: Viết đúng- Viết đẹp
( Đọc từ khó học sinh viết sai trong bài )
- Nhận xét tiết học
- Một vài học sinh nối tiếp nhau phát biểu
- 5 – 7 học sinh
- Lần lượt từng học sinh thực hiện
- Cả lớp đọc thầm Sgk
- Hoạt động nhóm đôi
- Viết bài vào vở
- 2 em ngồi cùng bàn đổi vở
- Đại diện 3 dãy bàn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Ngày soạn: 01 / 05 / 2011 Ngày dạy: 12 / 05 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I
Tuần 35 (Tiết 6) I/ Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Dựa vào đoạn văn nói về một con vật cụ thể hoặc hiểu biết về một loài vật, viết được đoạn văn tả con vật rõ những đặc điểm nổi bật
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 28- 34, tranh chim bồ câu
Trang 82/ Học sinh: Sách giáo khoa Tìm hiểu bài
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Nhận xét bài viết Đọc cho học sinh viết từ khó: chìa
vôi, sớm khuya, vất vả
- Bài mới: Ôn tập học kỳ II (tiết 6)
Hoạt động 2: Luyện tập- Thực hành
1) Kiểm tra đọc:
- Gọi học sinh bốc thăm
- Yêu cầu học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi gắn với nội
dung đoạn đọc
2) Viết đoạn văn:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT
- Cho học sinh xem tranh
- Hỏi:Em sẽ miêu tả hoạt động nào của chim bồ câu?
- Hướng dẫn học sinh miêu tả hoạt động khi chim mẹ
mớm mồi cho con, khi chim đang rỉa lông, cánh, thơ thẩn
trên mái nhà
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Gọi học sinh đọc bài làm
- Theo dõi, nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố
- Gọi 1 học sinh đọc lại bài viết
- Nhận xét tiết học
- Nghe – rút kinh nghiệm
- Viết vào bảng con
- Số học sinh còn lại
- Lần lượt từng học sinh thực hiện
- Theo dõi Sgk
- Quan sát tranh
- Nối tiếp nhau phát biểu
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở
- Một vài em đọc đoạn viết
- Theo dõi
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Ngày soạn: 01 / 05 / 2011 Ngày dạy: 12 - 13 / 05 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I
Tuần 35 (Tiết 7) I/ Mục tiêu:
Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp
4, HKII (Bộ GD và ĐT- Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 4, tập hai, NXB Giáo dục 2008)
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Đề bài
2/ Học sinh: Tìm hiểu bài
III/ Các hoạt động dạy học:
Trang 9Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ: Gọi học sinh đọc lại đoạn văn
miêu tả hoạt động của con chim bồ câu
- Bài mới: Ôn tập học kỳ II (tiết 7)
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
- Phát đề cho học sinh
- Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu đề bài:
+ Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài khoảng 15 phút
+ Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất Nhắc học sinh
lúc đầu đánh dấu X bằng bút chì Làm bài xong kiểm tra
lại kết quả rồi đánh dấu bằng bút mực
- Yêu cầu học sinh làm bài
Hoạt động 3: Củng cố
- Thu bài của học sinh
- Nhận xét tiết học
- Một vài em đọc bài viết
- Nhận đề bài
- Theo dõi
- Tự lực làm bài
- Nộp bài
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Ngày soạn: 01 / 05 / 2011 Ngày dạy: 13 / 05 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I
Tuần 35 (Tiết 8) I/ Mục tiêu:
Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HKII (TL đã dẫn)
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Đề bài
2/ Học sinh: Giấy kiểm tra
III/ Các hoạt động dạy học: