1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi

50 3,4K 49

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 6,52 MB

Nội dung

• Rừng núi đá vôi bao gồm các kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá phân bố ở vành đai nhiệt đới trong điều kiện đặc biệt đất đá vôi... • Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi Việt Nam l

Trang 1

HỆ SINH THÁI RỪNG TRÊN NÚI ĐÁ VÔI

Trang 2

1 GIỚI THIỆU

• Núi đá vôi thường có lớp đất phong hoá mỏng, ít mùn, sườn

dốc, trừ chỗ nứt rạn và trũng Đất đá vôi phong hoá được gọi là renzina (rendzina), màu đen, có ít mùn Số loài cây mọc ở đây thích nghi với điều kiện đất kiềm

• Rừng núi đá vôi bao gồm các kiểu rừng kín thường xanh và

nửa rụng lá phân bố ở vành đai nhiệt đới trong điều kiện đặc biệt đất đá vôi.

Trang 3

1 GIỚI THIỆU

• Rừng thường có 2 tầng gỗ, tầng trên không liên tục, cao

15-20 m, có khi đến 25m Cây rừng mọc tương đối chậm, có rễ phơi trần ôm các tầng đá lớn và ăn sâu vào các khe nứt,

thường gặp trên các sườn đá dốc đứng, các thung đá vôi có lớp đất mỏng

• Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi Việt Nam là một bộ phận

lãnh thổ có nguồn gốc phát sinh, phát triển trên nền đá mẹ

là đá vôi, hình thành các kiểu thảm thực vật thường xanh, lá rộng, lá kim hoặc hỗn giao lá rộng, lá kim cùng với hệ động vật đặc thù mà không phải bất kỳ nơi nào cũng có

Trang 5

Núi đá vôi

Các đảo đá vôi ở vịnh Hạ Long Cửa hang đá vôi ở Thuận Châu (Sơn La)

Trang 6

2 PHÂN BỐ

• 24 tỉnh và thành phố VN nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh

phía Bắc và Bắc Trung Bộ

• Các tỉnh có núi đá vôi là: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa

Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải

Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

Trang 7

2 PHÂN BỐ

• Về phía nam, chỉ phân bố rải rác ở

Hà Tiên (Kiên Giang).

• Diện tích rừng núi đá ở Việt Nam

có 1.152.200 ha, trong đó diện tích rừng che phủ 396.200 ha (34,45%), (Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1999)

Trang 8

Kiên Giang

Quảng Ninh

Trang 9

2 PHÂN BỐ

1.Nguồn gốc hình thành:

• Rừng trên núi đá vôi là rừng sinh trưởng và phát triển trên

núi đá vôi.

• Núi đá được hình thành từ các trầm tích hàng triệu năm

trước bởi các sinh vật có nguồn gốc từ biển.

• Sau hàng vạn năm, mưa gió đã kiến tạo nên núi đá vôi phủ

lên mình nó là những cánh rừng với sự đa dạng sinh học về giống loài

Trang 10

2 PHÂN BỐ

Trang 11

2 PHÂN BỐ

Nguyễn Huy Phồn và cộng sự (1999) đã phân vùng núi đá vôi thành 5 vùng như sau :

- Vùng Cao Bằng - Lạng Sơn

- Vùng Tuyên Quang - Hà Giang

- Vùng Tây Bắc - Tây Hoà Bình - Thanh Hoá

- Vùng Trường Sơn Bắc

- Vùng quần đảo

Trang 12

3 Điều kiện sinh thái

trung bình tháng cao nhất của vùng núi đá vôi Việt Nam là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1.

• Chế độ mưa và độ ẩm: theo đai độ cao thì vùng núi đá vôi có

những chế độ mưa khác nhau, đai thấp có chế độ mưa ẩm với lượng mưa trung bình năm từ 1200 - 2500mm, độ ẩm

không khí trung bình 85% Hiện nay chưa có số liệu khí hậu

ở vành đai núi cao.

Trang 13

3 Điều kiện sinh thái

Thổ nhưỡng:

• Ở đai thấp, khu vực núi đá hình thành trên nền đá mẹ là đá

vôi mà thành phần cơ giới nặng là đất đỏ hung nhiệt đới

• Địa chất đai cao cũng giống như ở đai thấp nhưng phong

hóa trên đá vôi và đôlômít Ở những nơi có hiện tượng xói mòn xảy ra, thành phần thổ nhưỡng là đất đen.

Trang 14

4 Cấu trúc tổ thành thực vật

• Hệ thực vật vùng núi đá vôi mang tính chất pha trộn nhưng

đặc trưng cơ bản là thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các luồng thực vật khác

• Thảm thực vật trên núi đá vôi Việt Nam phân bố không liên

tục tập trung ở vành đai 300 - 1200m so với mặt nước biển.

Trang 15

4 Cấu trúc tổ thành thực vật

• Bao gồm các kiểu phụ thuộc kiểu

rừng kín thường xanh và nửa rụng

lá phân bố ở vành đai nhiệt đới trong điều kiện đặc biệt đất đá vôi.

• Hệ sinh thái núi đá vôi có năng

suất sinh học thấp, tốc độ tăng trưởng của cây trên núi đá vôi rất chậm

Trang 16

• Rừng kín thường xanh chân núi đá vôi

• Rừng kín thường xanh sườn núi đá vôi

• Rừng kín thường xanh đỉnh núi đá vôi

Trang 17

4 Cấu trúc tổ thành thực vật

Thảm thực vật bị tác động:

• Rừng thứ sinh thường xanh núi đá vôi

• Trảng bụi và trảng cỏ thường xanh núi đá vôi

• Thảm thực vật trên đất phi đá vôi: xen giữa các núi đá vôi

• Rừng thường xanh trên đất phi đá vôi

• Trảng cây bụi và trảng cỏ thung lũng núi đá bán ngập nước

và ngập nước

Trang 18

• Rừng cây lá rộng thường xanh sườn núi đá vôi

• Rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim núi đá vôi

• Rừng lùn cây lá rộng đỉnh núi đá vôi

Trang 19

4 Cấu trúc tổ thành thực vật

Thảm bị tác động:

• Rừng thứ sinh núi đá vôi

• Trảng cây bụi trên núi đá vôi

• Thảm thực vật quanh hồ Caxtơ:

• Thảm thực vật nhân tác

Trang 20

4 Cấu trúc tổ thành thực vật

Trang 21

Hệ thực vật

Tầng ưu thế cao 15 - 20 m với một số loài cây gỗ quý như

nghiến, đinh, lát hoa, trai, pơ mu, kim giao núi đá.

Tầng dưới: Dâu tằm, mạy tèo, ôrô núi, đa Ngoài ra, có một số

loài dây leo.

Tầng cỏ phủ mặt đất gồm nhiều loài trong họ Gai, Cà phê, Loa

kèn trắng

Ngoài ra, rừng trên núi đá vôi còn là nơi có nhiều loài cây

cảnh, phần lớn thuộc họ Lan.

Trang 22

Hệ thực vật

Thực vật phát triển đa dạng về loài bao gồm các

loài cây lá kim và các loài cây lá rộng

Đại diện của các ngành thực vật đều xuất hiện bao

gồm Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Ngành dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Thông

(Pinophyta) Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), với

2 lớp: lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida).

Trang 23

Đa dạng sinh học rừng núi đá vôi

Trang 25

Hệ thực vật

Theo sách “Thông Việt Nam, nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004”, nước ta hiện nay có 33 loài thông được xếp vào danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng cấp thế giới và quốc gia Trong số 33 loài này, có 16 loài chỉ gặp trên núi đá vôi

mà không gặp ở bất kỳ nơi nào khác.

Trang 26

Hệ thực vật

Bách vàng

Trang 27

Hệ thực vật

Bách xanh đá (Calocedrus rupestris)

Trang 28

Hệ động vật

• Do tính rất đặc biệt về địa hình nên hệ động vật trên núi đá

vôi cũng có nhiều đặc trưng riêng

• Đỗ Tước (1999) đã khảo sát điều tra khu hệ động vật rừng

núi đá vôi ở 10 địa điểm thuộc 10 tỉnh: đã thống kê được 69 loài và phân loài thú thuộc 18 họ, 6 bộ chiếm khoảng 40% khu hệ thú của địa phương Trong đó, có 2 bộ có tính đa dạng sinh học cao là bộ Dơi và bộ Linh trưởng Về bộ Gặm nhấm mới chỉ quan sát được 8 loài sóc, còn các loài chuột chưa đủ dẫn liệu.

Trang 29

Hệ động vật

• Đa dạng sinh học phong phú nhất là loài dơi thuộc bộ

Chiroptera với khoảng 50 loài sống trong những hang động lớn ở Hữu Liên (Lạng Sơn), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) Những loai dơi này thuộc các họ Dơi lá mũi, Dơi

muỗi, Dơi quả, Dơi ma v.v…

Trang 30

Hệ động vật

• Bộ Linh trưởng có 16 loài và phân loài, trong đó có các loài

đặc hữu trên núi đá vôi như: Voọc quần đùi

(Trachypethucus trancoisii delacouri), voọc đầu trắng

(Trachypithecus trancoisii phicephalus), voọc mũi hếch

(Rhinopithecus avunculus), vượn đen ( Hylobates concolor), đặc biệt có nhiều ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Cúc Phương

(Ninh Bình), Cát Bà (Hải Phòng).

Trang 31

Hệ động vật

• Bộ Ăn thịt (Carnivora) có 8 loài như gấu ngựa, các loài cầy

và mèo rừng.

• Bộ Guốc chẵn (Artiodactyla) có 5 loài như hươu xạ, mang,

sơn dương, lợn rừng và chào vao.

• Theo Đỗ Tước (1999), có 7 loài và phân loài hoàn toàn sống

trong rừng núi đá vôi là : vooc đầu trắng, vooc mông trắng, vooc gáy trắng, hươu xạ, don, vooc má trắng, dơi iô Trong

đó có 4 loài thú đặc hữu là vooc mũi hếch, vooc đầu trắng, vooc mông trắng, vooc gáy trắng Thú rừng núi đá có 26 loài quý hiếm chiếm 37% tổng số loài thú quý hiếm ở Việt Nam.

Trang 32

Đa dạng sinh học rừng núi đá vôi

Trang 33

Hệ động vật

• Về chim: đa dạng nhất là bộ Sẻ (Passeriformes) Nơi đây qui

tụ các loài quí hiếm như gà lôi trắng (Lophura nycthemera),

cú lợn rừng (Phodilus badius ), ác là ( Pica pica), gà lam

đuôi trắng (Lophura hatinhensis)

• Lưỡng cư, bò sát có 17 loài trong đó rắn hổ chúa

(Ophiophagus hannah) là loài đặc hữu, có giá trị kinh tế cao cùng với rùa hộp trán vàng (Cistoclemmys galbinifrons), rùa núi vàng (Indotestudo elongata) là những loài đang ở tình trạng nguy cấp, tất cả 17 loài này đều là những loài quí

hiếm ghi tên trong Sách đỏ.

Trang 34

Hệ động vật

• Côn trùng là 1 thành phần quan trọng làm nên tính đa dạng

cho hệ sinh thái nhạy cảm này bởi chúng phần lớn là những loài chỉ thị, chỉ còn tồn tại nếu còn rừng

• Bốn bộ côn trùng chủ yếu là bộ Cánh vảy (Lepidoptera), bộ

Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh thẳng (Orthoptera) và bộ Hai cánh (Diptera), trong đó các loài chỉ thị thuộc phân họ

Bọ rùa (Cassidinae), họ Côn trùng cánh cứng ăn lá

(Chrysomelidae - Coleoptera) và bọ ngựa (Mantis religiosa).

Trang 35

Hệ động vật

Một số loài linh trưởng là đặc hữu của vùng núi đá vôi như voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi nolicephalus), voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), voọc mông trắng

(Trachypithecus francoisi delacouri), voọc gáy trắng

(Trachypithecus francoisi hatinhensis), voọc má trắng

(Trachypithecus francoisi francoisi)

Trang 36

Hệ động vật

Voọc mũi hếch Voọc mông trắng

Trang 37

TT Vùng Diện tích

(km 2 ) Thực vật Động vật có xương sống Côn trùng

1 Cúc Phương 220 1944 loài bậc cao

thuộc 224 họ 541 loài, trong đó 319 loài chim 2000 loài

Trang 38

7 Ý nghĩa kinh tế, phòng hộ và khoa học

Về kinh tế:

• Rừng núi đá vôi có nhiều loài cây có giá trị kinh tế như bách

vàng, hoàng đàn, mun sọc, nghiến, pơ mu, kim giao, thông

Pà Cò v.v…

• Nhiều loài động vật núi đá vôi có giá trị kinh tế và khoa học

như vooc đầu trắng, vooc mông trắng, vooc gáy trắng, hươu

xạ, don, vooc má trắng, dơi iô v.v…

• Nhiều loài cây làm dược liệu như: đẳng sâm (Codonopsis

javanica), kim ngân (Lonicera dasystyla), củ bình vôi

(Stephania rotunda), một lá (Nervilia fordii), thuỷ bồn thảo (Sedum sp), kim anh (Rosa laevigata), thổ sâm (Talinum

patens) v.v…

• Nhiều cây cảnh , đặc biệt là các loài phong lan như lan hoà

thảo hoa vàng, vẩy rồng, hài vệ nữ

Trang 39

7 Ý nghĩa kinh tế, phòng hộ và khoa học

• Cảnh quan rừng núi đá vôi cũng tạo nên những hang động

nổi tiếng như động Hương Tích, động Phong Nha - Kẻ Bàng

và vịnh Hạ Long đã được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới v.v…

• Hệ thống các hồ Caxtơ tự nhiên mà lớn nhất là hồ Ba Bể, hồ

ở Thăng Hen (Cao Bằng), những hang nước ngọt lộ thiên ở Quảng Bình… cùng với nhiều vẻ đẹp hùng vĩ, rừng núi đá vôi Việt Nam đã, đang và sẽ là những nơi có nhiều tiềm

năng để phát triển du lịch sinh thái.

Trang 40

7 Ý nghĩa kinh tế, phòng hộ và khoa học

• Về phòng hộ: với diện tích rừng, kể cả trảng cây bụi, trảng

cỏ trên núi đá vôi đã đóng góp phần đáng kể vào độ che phủ rừng của cả nước Trong lòng núi đá vôi chứa đựng những dòng sông ngầm với lưu lượng nước lớn giữ vai trò điều tiết nguồn nước Hàng trăm nghìn con suối đổ ra các sông ở miền Trung và miền Bắc nước ta được bắt nguồn từ những khối núi đá vôi Do đó, hệ sinh thái này còn có nhiệm vụ

điều tiết nước và các chế độ thủy văn, khí hậu cho những vùng hạ lưu lân cận.

Trang 41

7 Ý nghĩa kinh tế, phòng hộ và khoa học

• Về ý nghĩa khoa học: Nhiều vùng rừng núi đá vôi đã được

quy hoạch xây dựng thành vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

• Thảm thực vật trên núi đá vôi là một hệ sinh thái đặc biệt và

rất nhạy cảm, do đó mọi tác động tới hệ sinh thái này sẽ gây

ra những biến đổi không thể lường trước được, đặc biệt đây còn là nơi có tiềm năng đa dạng sinh học rất cao

• Vì thế nghiên cứu thảm thực vật đá vôi mang một ý nghĩa

khoa học quan trọng

Trang 42

Một số HST núi đá vôi tiêu biểu ở Việt Nam

1/Hệ núi đá vôi Kiên Lương - Hà Tiên (Kiên

Giang):

• Tìm được nhiều loài động thực vật đặc hữu và

loài mới bổ sung cho danh mục của thế giới

• 17 loài thú được ghi nhận, thuộc 10 họ, trong đó,

5 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam; 3 loài có tên trong sách đỏ của thế giới - IUCN 2006

Trang 43

Một số HST núi đá vôi tiêu biểu ở Việt Nam

 77 loài chim; 2 loài

được xem là bị đe dọa ở

cấp độ quốc gia.

• Hệ thực vật: hơn 350

loài thuộc 230 chi, gần

100 họ Trong đó có

những loài mới được

phát hiện đầu tiên

Cò quắm cánh xanh

Trang 44

Thằn lằn chân ngón Eisenmani

Trang 45

Rắn Ô tác

Trang 46

Một số HST núi đá vôi tiêu biểu ở VN

Trang 47

Một số HST núi đá vôi tiêu biểu ở VN

2/ VQG Cúc Phương:

• Các nhà khoa học đã thống kê được gần 2.000 loài thực

vật có mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật

• 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á),

300 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá

và hàng ngàn loài côn trùng

• Nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam

Trang 48

Một số HST núi đá vôi tiêu biểu ở VN

3/VQG Phong Nha – Kẻ Bàng:

• Nơi có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi lớn nhất

Việt Nam, nơi hội tụ của nhiều loại động, thực vật

của 3 miền Bắc - Trung - Nam

• Gần 2.400 loài thực vật bậc cao với 208 loài Lan

trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách

đỏ của Việt Nam và IUCN

Trang 49

trên núi đá vôi.

Bách Xanh trên 500 tuổi

Trang 50

Một số HST núi đá vôi tiêu biểu ở VN

Ngày đăng: 29/11/2016, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w