Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc
Trang 1Phân tích quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng Hãy sưu tầm và phân tích một vụ việc về thừa kế có di sản dùng vào việc thờ cúng trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
A LỜI NÓI ĐẦU
Tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á và phổ biến, phát triển hơn cả ở Việt Nam Nó không xa lạ gì khi ngay cả những gia đình không tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên ở trong nhà Cũng có thể thấy bóng dáng của việc lo trước ma chay của người để lại di sản trong các tác phẩm văn học nước ta, như Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao đã để lại trong “di chúc miệng” rằng: “Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào : con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được ; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt : lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả ” Có thể nói việc thờ cúng đã trở thành văn hóa của Việt Nam và nhà nước tôn trọng tín ngưỡng ấy, cũng như tôn trọng ý nguyện của người lập di chúc, cho nên, trong Pháp lệnh thừa kế trước đây
và ngày nay Điều 670 Bộ luật dân sự đã quy định người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế thực hiện việc thờ cúng Tuy nhiên, xoay quanh luật định này đang có rất nhiều vấn đề chưa rõ ràng và tranh chấp nảy sinh trên thực tế Vì vậy việc quan tâm nghiên cứu về về việc để lại
di sản cho việc thờ cúng nhằm hoàn thiện điều luật hơn nữa là rất cần thiết Tiểu luận xin được phân tích quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng và đưa ra ví dụ để làm rõ trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
B NỘI DUNG:
I Phân tích điều luật
Di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định tại Điều 670 BLDS năm 2005:
“1 Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lí để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người
Trang 2thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lí để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lí di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lí di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2 Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
1 Tính chất pháp lí của di sản dùng vào việc thờ cúng
1.1 Di sản thờ cúng không thể được chuyển nhượng
Điều 670 BLDS không có quy định về tính chất của di sản dùng vào việc thờ cúng (không định tính), mà chỉ định lượng phần di sản dùng vào việc thờ cúng Thực tế thì di sản dùng vào việc thờ cúng có thể do nhiều nguồn khác nhau ví dụ như của gia đình hay của cả một dòng họ đóng góp lại nên có nhiều nguồn căn cứ xác định khác nhau nhưng Pháp luật quy định căn cứ theo người lập di chúc để giải quyết cho các tranh chấp
về quyền thừa kế Người lập di chúc có thể định đoạt bất kì tài sản nào trong khối tài sản thuộc quyền sở hữu của mình dùng vào việc thờ cúng Khối tài sản này tuy có thể đã được chỉ định người quản lí theo như di chúc hoặc được những người thừa kế bầu ra người để quản lí nhưng nó
vẫn là một khối tài sản không có chủ sở hữu bởi vì khối tài sản ấy không
phải là di sản được chuyển nhượng cho người khác qua hình thức thừa kế
Vì vậy, thông thường tài sản này có mục đích chính là thờ cúng chứ không thể bán, cầm cố, chuyển nhượng được vì không ai có quyền hạn làm việc đó
Quy định “nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lí để thờ cúng” hành động chuyển giao này hực chất không
phải là chuyển nhượng di sản thờ cúng mà chỉ là chuyển nhượng Quyền quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng
Vì vậy, chỉ trong trường hợp vì một lí do nào đó mà Di sản dùng vào việc thờ cúng lại không được dùng vào việc thờ cúng nữa và tài sản ấy rơi vào khối “Di sản thường” thì mới được phép chuyển nhượng
1.2 Di sản thờ cúng không thể bị kê biên
Trang 3Khoản 2 điều 670 quy định: “Trong trường hợp toàn bộ di sản của
người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Mục đích của những nhà làm luật ở đây đó là bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ (hay người có quyền lợi trong quan hệ dân sự với người để lại di chúc) khi di sản còn lại chưa đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại Nghĩa là quy định như vậy để tránh kẽ hở rằng người để lại di sản vì không muốn thanh toán nghĩa vụ của mình sau khi mất đi nên đã
để lại nhiều tài sản giá trị lớn của mình vào phần Di sản dùng cho việc thờ cúng
Tuy nhiên, một khi được lập ở phạm vi cho phép thì các tài sản dùng cho việc thờ cúng không thể bị kê biên theo yêu cầu của các chủ nợ của người để lại di chúc hay khoản nợ từ các chi phí mai táng phát sinh từ cái chết của người đó Tất nhiên nguyên tắc này không được áp dụng trước khi thừa kế được mở vì lúc đó di chúc chưa có hiệu lực, cũng không áp dụng đối với các tài sản chung dùng vào việc thờ cúng đồng thời là vật đảm bảo nghĩa vụ dân sự trước ngày mở thừa kế
Di sản dùng trong việc thờ cúng cũng không thể được kê biên theo yêu cầu của các chủ nợ của những người thừa kế hay người quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng bởi vì họ không phải là chủ sở hữu của những tài sản đó
2 Việc quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng
2.1 Chỉ định người quản lí di sản thờ cúng
Theo nghĩa thông thường thì người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng đồng thời cũng là người đảm nhận việc thờ cúng tổ tiên Theo quy định của Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005, thì có hai loại người quản lý
di sản dùng vào việc thờ cúng, đó là, người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng được người để lại thừa kế chỉ định rõ trong di chúc và người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng do những người thừa kế cử ra
*Người thực hiện quản lí đã được chỉ định trong di chúc:
Điều 670 nhà làm luật đã không quy định người thờ cúng phải là con trai trưởng hoặc theo hướng ưu tiên con trai mà để dành quyền chủ động cho người lập di chúc như những bộ luật thời phong kiến xưa mà bất cứ người con hoặc cháu nào không phân biệt con trưởng hay con thứ, con trai hay con gái thậm chí cả người không có quan hệ huyết thống (tất nhiên điều này ít xảy ra) cũng có thể là người quản lý di sản thờ cúng nếu được người để lại di sản chỉ định trong di chúc Một vấn đề đặt ra liệu những người thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản ví dụ như
bị truất quyền hưởng thừa kế (Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005) có được phép là người quản lý di sản thờ cúng không Giải quyết vấn đề này, cần chia ra hai trường hợp:
Trang 4- Trường hợp thứ nhất, nếu người lập di chúc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng không biết người mà mình chỉ định quản lý di sản thờ cúng có những hành vi mà theo quy định của pháp luật sẽ bị truất quyền thừa kế thì những người thừa kế của người để lại di sản có quyền yêu cầu tòa án buộc người đã được chỉ định quản lý di sản thờ cúng giao lại di sản thờ cúng
- Trường hợp thứ hai, nếu người để lại di sản thờ cúng đã biết người có hành vi mà theo quy định sẽ bị truất quyền hưởng di sản thừa kế nhưng vẫn giao di sản thờ cúng cho họ thì cần công nhận theo ý chí của người
để lại di sản
* Người thực hiện quản lí do những người thừa kế cử ra
Cần xác định ai là những người có quyền cử người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng? Theo nội dung điều luật thì nhà làm luật quy định “những người thừa kế” nghĩa là bao gồm cả những người thừa kế theo pháp luật và những người thừa kế theo di chúc
Luật cũng không xác định các điều kiện cụ thể mà người được cử phải thỏa mãn Mà bất cứ con cháu nào cũng có quyền bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với công lao của tổ tiên Thờ cúng cũng nhằm mục đích củng
cố tình cảm, sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình nên nếu trong trường hợp có người ở hàng thừa kế thứ nhất bị truất quyền hưởng thừa
kế, không được tham gia cử người quản lý di sản thờ cúng để dùng vào việc thờ cúng mà những người thừa kế còn lại không có điều kiện quản lý
di sản thờ cúng thì con của người bị truất quyền hưởng thừa kế có thể được giao quản lý di sản thờ cúng nếu không có những hành vi đồng phạm với người bị truất quyền hưởng thừa kế
2.2 Quyền lợi và nghĩa vụ của người quản lí di sản thờ cúng
Để đảm bảo người thờ cúng thực hiện theo di chúc thì cần phải chỉ ra người thờ cúng có những quyền lợi và những nghĩa vụ gì
*Về quyền, người quản lí tài sản dùng vào việc thờ cúng có quyền chiếm hữu và sử dụng các tài sản dùng cho việc thờ cúng Di sản này có thể là một tài sản cụ thể như nhà ở, cây lâu năm người quản lí di sản thờ cúng
có quyền sinh sống trong nhà, canh tác đất đai, thu hoa lợi lợi tức từ các tài sản có liên quan, có quyền đứng ra khởi kiện đòi lại các tài sản trong khối di sản dùng trong việc thờ cúng bị chiếm giữ bất hợp pháp
*Về nghĩa vụ: Điều 670 quy định: “giao cho một người trong di chúc quản lí để thực hiện việc thờ cúng”
-Trước hết có thể xác định việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng không ngoài mục đích để thờ cúng, việc thờ cúng này ít nhất cũng phải thực hiện trong dịp giỗ kỵ hàng năm Trong trường hợp
di chúc hay thỏa thuận giữa những người thừa kế còn quy định những hình thức thờ cúng nào khác thì phải thực hiện đầy đủ Các chi phí tổ chức lễ, giỗ có thể lấy từ phần hoa lợi mà người quản lí
Trang 5có được từ phần di sản hoặc do những người thừa kế thỏa thuận đóng góp
- Ngoài nghĩa vụ đương nhiên là thờ cúng, người được chỉ định còn
có nghĩa vụ quản trị phần di sản dùng vào việc thờ cúng Tuy không phải là chủ sở hữu nhưng có trách nhiệm phải giữ gìn, chăm sóc và bảo quản, sửa chữau bổ Người quản lí tham gia vào các thủ tục hành chính, tư pháp để bảo vệ toàn vẹn cho phần di sản mình quản lí Trong trường hợp bất khả kháng không trực tiếp đứng ra quản lí được thì phải có trách nhiệm tìm người để ủy quyền trong thời gian đó
3 Tỉ lệ phần di sản thờ cúng
Người lập di chúc có thể để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, vậy như thế nào là “một phần của di sản”? Có thể hiểu đó là một
phần tài sản của toàn bộ khối di sản mà người lập di chúc để lại, chứ không thể hiểu là một phần của từng tài sản đơn lẻ
Vì vậy, ngoài việc cần đảm bảo tôn trọng quyền lợi của chủ nợ di sản, người lập di chúc cần phải lưu ý chỉ được định “một phần di sản” vào việc thờ cúng chứ không được dành toàn bộ di sản vào việc thờ cúng
4 Chấm dứt việc dùng một phần di sản vào việc thờ cúng
Theo khoản 1 điều 670 BLDS: “Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.”
Căn cứ theo quy định này, nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì bắt buộc tài sản sẽ chia theo pháp luật một cách khách quan và di sản dùng vào việc thờ cúng trong di chúc ở đây sẽ không còn được định nghĩa là “Di sản dùng vào việc thờ cúng” nữa mà sẽ trở về dạng tài sản thường và thuộc về người thừa kế theo pháp luật đang quản lí hợp pháp phần di sản dó Lúc này người đó sẽ không còn là người quản lí
di sản dùng vào việc thờ cúng nữa mà trở thành chủ sở hữu thực sự
II Ví dụ thực tiễn về một vụ việc thừa kế có di sản dùng vào việc thờ cúng:
1 Vụ án dân sự:
Ngày 26 tháng 1 năm 2005, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “ Tranh chấp quyền quản lý
di sản dùng vào việc thờ cúng”:
Vợ chồng cụ Đinh Văn Tôn và cụ Phạm Thị Lên có 6 người con Cụ Tôn chết năm 1982, không để lại di chúc Cụ Tôn và cụ Lên tạo dựng được 1 căn nhà 3 gian tại ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh Ngày 22/5/1990 cụ Lên lập di chúc với nội dung:
Trang 6’’Sau này tôi chết cháu nội tôi : Đinh Tiến Phúc (Đạt) được quyền thừa hưởng của hương hỏa do tôi để lại, ngoài ra không ai được quyền tranh chấp mọi tài sản đã nêu trên Đinh Tiến Phúc được quyền thừa hưởng chứ không được quyền bán’’ ; tiếp dó ngày 04/10/1993, cụ Lên và các người thừa kế của cụ Tôn gồm có anh Đinh Tiến Dũng, anh Đinh Tiến Phúc, bà Đinh Thị Phấn, ông Đinh Văn Trèo, bà Đinh Thị Thắng, bà Đinh Thị Năm và bà Đinh Thị Muôn đã lập biên bản thỏa thuận:’’đối với Đinh Tiến Phúc là người được giao quản lý cũng như khai thác huê lợi trên đất
để lo thờ cúng ông, bà, nếu sau này điều kiện nào đó không sử dụng nữa thì báo cho cô bác họp có ý kiến quyết định ’’ Năm 1996, cụ Lên chết, anh ĐinhTiến Phúc quản lý toàn bộ tài sản cho đến nay
Ngày 24/5/2001, bà Đinh Thị Phấn, ông Đinh Văn Trèo cho rằng anh Phúc không thực hiện đúng nội dung di chúc và thỏa thuận về quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, nên đã khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn yêu cầu thay đổi người quản lý di sản Tại Bản án dân sự sơ
thẩm số 02/ST-DS ngày 28/01/2002, Tòa án đã quyết định bác yêu cầu
thay đổi người quản lý di sản của bà Phấn và ông Trèo Bản án có hiệu
lực pháp luật
Ngày 20/02/2004, bà Phấn và ông Trèo lại kiện anh Phúc do cho rằng anh không thực hiện nghĩa vụ theo di chúc nên yêu cầu giao tài sản cho
bà Phấn quản lý để thờ cúng chung Anh Phúc không đồng ý theo yêu cầu của các nguyên đơn Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 37/DSST ngày
12/7/2004, Toà án quyết định: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Giao
cho bà Đinh Thị Phấn đại diện gia tộc quản lý nhà thờ.
Ngày 16/7/2004 anh Phúc kháng cáo yêu cầu được tiếp tục quản lý di sản để thờ cúng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Hóc Môn kháng nghị bản án sơ thẩm nêu trên với nhận định: nội dung di chúc không nêu rõ nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, nên không có cơ sở cho rằng anh Phúc vi phạm nghĩa vụ của người quản
lý di sản
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 166/DSPT ngày 26/01//2005, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã
đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 37/DSST ngày 12/7/2004 của Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh và đình chỉ giải quyết vụ án
2 Làm rõ các vấn đề pháp lí cần giải quyết và lập luận cho hướng giải quyết
XÉT THẤY
Trang 7Thứ nhất: theo các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án thì căn nhà 3 gian trên diện tích 0,1 ha đất thổ cư và 0,5ha đất ruộng tại ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh là tài sản chung của vợ chồng cụ Đinh Văn Tôn và cụ Phạm Thị Lên Cụ Tôn chết năm
1982, không để lại di chúc Ngày 22/5/1990, cụ Lên lập di chúc có nội dung: ’’Sau này tôi chết cháu nội Đinh Tiến Phúc (Đạt) được quyền thừa hưởng của hương hỏa do tôi để lại, ngoài ra không ai được quyền tranh chấp mọi tài sản đã nêu trên Đinh Tiến Phúc được quyền thừa hưởng chứ không được quyền bán ’’; tiếp dó ngày 04/10/1993, cụ Lên và các người thừa kế của cụ Tôn gồm có anh Đinh Tiến Dũng, anh Đinh Tiến Phúc, bà Đinh Thị Phấn, ông Đinh Văn Trèo, bà Đinh Thị Thắng, bà Đinh Thị Năm và bà Đinh Thị Muôn đã lập biên bản thỏa thuận:’’đối với Đinh Tiến Phúc là người được giao quản lý cũng như khai thác huê lợi trên đất
để lo thờ cúng ông, bà, nếu sau này điều kiện nào đó không sử dụng nữa thì báo cho cô bác họp có ý kiến quyết định ’’ Năm 1996 cụ Lên chết, anh Đinh Tiến Phúc quản lý toàn bộ tài sản của hai cụ
Như vậy, theo nội dung di chúc và thỏa thuận của cụ Lên với những người thừa kế của cụ Tôn, thì cụ Lên để lại tài sản cho cháu nội là anh Đinh Tiến Phúc (Đạt) gìn giữ và thờ cúng ông bà, anh Phúc được ’’quyền thừa hưởng của hương hỏa chứ không được quyền bán ’’, “ngòai ra không ai được quyền tranh chấp ’’; còn các thừa kế của cụ Tôn cũng thống nhất giao phần tài sản của cụ Tôn cho anh Phúc có trách nhiệm
’’ quản lý sử dụng cũng như khai thác huê lợi trên đất được giao để lo thờ cúng ông bà ’’, chỉ khi nào ’’không sứ dụng nữa thì báo cho cô, bác họp có ý kiến quyết định ’’
Khoản 1 Điều 670 BLDS: “nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lí để thờ cúng.”
Thực tế, anh Phúc vẫn đang trực tiếp quản lý sử dụng, đồng thời thực hiện nghĩa vụ thờ cúng và không bán tài sản, nên phải xác định anh Phúc đang thực hiện nghĩa vụ theo đúng nội dung di chúc của cụ Lên và thỏa thuận của các đồng thừa kế, do đó, trong trường hợp này, lẽ ra phải xác định các nguyên đơn khởi kiện chưa đủ điều kiện khởi kiện để trả lại đơn khởi kiện cho các nguyên đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự mới đúng, nhưng Tòa án các cấp lại xác định tài sản
có tranh chấp là di sản dùng vào việc thờ cúng và xác định anh Phúc không thực hiện nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, từ đó chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn, buộc anh Phúc phải giao di sản cho người khác quản lý là đánh giá không đúng về nội dung di chúc ngày 22/5/1990 của cụ Lên và thỏa thuận của cụ Lên và các đồng thừa kế của cụ Tôn ngày 04/10/1993
Trang 8Thứ 2: Vụ kiện này Toà án nhân dân huyện Hóc Môn đã thụ lý ngày 29/5/2001 và được giải quyết bằng Bản án số 02/DSST ngày 28/01/2002, bản án sơ thẩm này không có kháng cáo, không bị kháng nghị và đã có hiệu lực pháp luật Năm 2004,các nguyên đơn trong bản án trên có đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân huyện Hóc Môn yêu cầu giải quyết lại vụ việc đối với bị đơn đã được giải quyết bằng Bản án sơ thẩm số 02/DSST ngày 28/01/2002 và đã có hiệu lực pháp luật Việc Toà án nhân dân huyện Hóc Môn thụ lý và giải quyết lại vụ kiện là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 168 Bộ luật tụng dân sự Lẽ ra, Toà án cấp phúc thẩm phải khắc phục vi phạm trên nhưng lại xử chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn là không đúng
Bởi các lẽ trên, căn cứ vào ý nguyện của người để lại di sản là cụ Lên trong di chúc ngày 22/5/1990, căn cứ vào bản án sơ thẩm có hiệu lực số 02/DSST ngày 28/01/2002 Việc Bản án dân sự sơ thẩm số 37/DSST ngày 12/7/2004 quyết định: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và giao cho bà Đinh Thị Phấn đại diện gia tộc quản lý nhà thờ là không phù hợp vớii ý nguyện của người để lại di sản và vi phạm thủ tục tố tụng điểm c khoản 1 Điều 168 Bộ luật tụng dân sự Vì vậy vụ việc cần được giải quyết bằng cách chấp nhận kháng cáo của anh Đinh Tiến Phúc, bàn giao lại căn nhà dùng vào việc thờ cúng cho anh Phúc quản lí như theo di chúc nêu trên
C Kết Luận
Thờ cúng là sự bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với tổ tiên, cầu mong tổ tiên che chở, phù hộ Bất cứ con cháu nào cũng có quyền bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với công lao của tổ tiên Thờ cúng cũng nhằm mục đích củng cố tình cảm, sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình Việc ghi nhận một phong tục, một tín ngưỡng của người Việt bằng việc xây dựng lên Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 là một sự đảm bảo của Nhà nước cho quyền tự do tín ngưỡng của người dân Mong rằng các nhà làm luật nhìn từ góc độ thực tiễn cuộc sống để tiếp tục hoàn chỉnh những điểm chưa khả thi trong điều luật, từ đó tạo điều kiện để kế thừa được những giá trị nhân bản của phong tục thờ cúng tốt đẹp của người Việt Nam
Trang 9Danh mục tài liệu tham khảo
1 Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1, NXB Công an nhân dân,
ĐH Luật Hà Nội.
2 Bàn về quy định người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng trong pháp luật dân sự Việt Nam, ThS CVC Lê Quang Hậu – Vụ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội
3. http://luatduonggia.vn/
4. http://pccs2-tthue.vn/