1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ từ 1 3

27 600 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 308,28 KB

Nội dung

đây là bài tập lớn do tôi Trần Đình Tuyên trường ĐHSP Huế thực hiện cho môn tâm lý học phát triển do thầy T.s Nguyễn Bá Phu hướng dẫn, bài nói về các quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 3 tuổi và có nêu ra cách để phát triển hết khả năng ngôn ngữ cho trẻ ở từng giai đoạn độ tuổi

Trang 1

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ ấu nhi từ 1-3 tuổi

và ý thức tốt được” Thông qua giao tiếp, trẻ có thể tham gia vào cácmối quan hệ xã hội, có thể biểu đạt được những điều chúng cần, chúngmuốn Xa hơn thế, trẻ còn tự đối chiếu so sánh mình với người khác,với các chuẩn mực xã hội để từ đó hoàn thiện bản thân Chẳng hạn nhưkhi gặp người lớn tuổi hơn mình trẻ biết phải chào hỏi, phải xưng hôcho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăngnữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức Từ đó,dần dần trẻ sẽ tích lũy được vốn từ ngữ của mình, là cơ sở để phát triểnngôn ngữ Làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhất là với trẻ

ấu nhi là một vấn đề mà em rất tâm đắc Bởi giai đoạn ấu nhi là thời kỳ

Trang 2

“phát cảm ngôn ngữ”, là giai có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sựlĩnh hội ngôn ngữ Ở giai đoạn này, trẻ đạt được những thành tích vĩđại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được Khi bước vàotuối ấu nhi, việc nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp vớingười lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp Sựxuất hiện của ngôn ngữ nói là sự kiện quan trọng, vừa là thay thếcho vật thật, vừa là phương tiện giao tiếp Đồng thời với sự phát triểnnhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, việc tích lũy các hiện tượng do hoạtđộng với đồ vật mang lại có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển ngônngữ của trẻ Các hiện tượng đó tạo ra cơ sở để lĩnh hội nghĩa của các từ

và để liên kết chúng với hình ảnh của các sự vật hiện tượng trong thếgiới xung quanh Khi trẻ bước sang năm thứ 3 của cuộc đời, người tagọi là “bé lên ba cả nhà học nói” thì ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triểnmạnh mẽ Tuy vậy, việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở tuổi này phần lớn

là tùy thuộc vào sự dạy bảo của người lớn Chính vì vậy, việc giao tiếpgiữa người lớn với trẻ trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng và cầnthiết Và làm thế nào để giao tiếp có hiệu quả nhằm giúp trẻ phát triểnngôn ngữ không phải việc bậc phụ huynh nào cũng có thể làmđược Đối với nhóm trẻ từ 1 đến 3 tuổi, qua quan sát những giờ hoạtđộng học và giờ hoạt động vui chơi, em thấy các cháu rất thích đượchoạt động, giao tiếp, thích được trò chuyện, được nói và được chạynhảy, nô đùa nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, các cháu còn sửdụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên em thấy mình cần phải tìm nhiềubiện pháp tác động thông qua giao tiếp để kích thích ngôn ngữ của trẻphát triển Bên cạnh đó, trong quá trình tìm hiểu em nhận thấy, đã córất nhiều người quan tâm và đề cập đến vấn đề phát triển ngôn ngữcho trẻ, nhưng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạtđộng và giao tiếp còn rất ít và chưa đào sâu, cụ thể Chính vì vậy em

Trang 3

quyết định chọn đề tài:” Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi 1- 3 tuổi”

Ngữ ngôn gồm: từ vựng và ngữ pháp ( quy tắc thành lập câu)

Ngữ ngôn gồm 2 loại: tiếng nói và chữ viết

1.2 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội – lịch sử Do sống và làm việccùng nhau nên con người có nhu cầu giao tiếp với nhau về nhận thứchiện thực Trong quá trình lao động cùng nhau,hai quá trình giao tiếp vànhận thức đó không tách rời nhau; trong lao động con người phải thôngbáo cho nhau về một sự vật hiên tượng nào đó, nhưng để thông báo lạiphải khải quát sự vật hiện tượng đó vào trong một lớp, một nhóm các

sự vật, hiện tượng nhất định, cùng loại Ngôn ngữ ra đời và thỏa mãnđược nhu cầu thống nhất các hoạt động đó

Trang 4

Vậy ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng mộtthứ ngôn ngữ để giao tiếp, để truyền đạt vầ lĩnh hội những kinh nghiệm

xã hội – lịch sử, hoặc để kế hoạch hóa hoạt động của mình(1)

Vì thế, ngôn ngữ là một hoạt động tâm lý, là đối tượng của tâm lýhọc Ngôn ngữ đặc trưng cho từng người Sự khác biệt cá nhân về ngônngữ thể hiện ở cách phát âm, giọng điệu, cách dùng từ, cách biểu đạtnội dung tư tưởng tình cảm

Quá trình hình thành ngôn ngữ cá nhân gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: hình thành âm vị, hình thành các kỹ xảo phát âm (cókhớp hay không khớp với ngôn ngữ chung)

Giai đoạn 2: Nắm từ vựng, quy tắc ngữ pháp (ngữ nghĩa, cấu tạocâu)

Giai đoạn 3: Hiểu chính xác về nghĩa, sử dụng đúng ngữ nghĩa

Từ các khái niệm trên ta thấy ngữ ngôn và ngôn ngữ có sự khácnhau: ngữ ngôn thể hiện tính chung, khách quan trong đời sống xã hội,được hình thành trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định, làcông cụ để tiếp xúc và tư duy, còn ngôn ngữ là quá trình cá nhân sửdụng ngôn ngữ để giao tiếp Ngôn ngữ được hình thành trong đời sống

cá nhân

Ngữ ngôn là nói chung cho cả một dân tộc, một cộng đồng còn ngônngữ mang tính chất chủ thể rõ rang

Ngữ ngôn không bị mất bởi những thương tích thể lý còn ngôn ngữ

bị rối loạn hay bị mất do những tổn thương

Trang 5

Tuy khác nhau, nhưng ngôn ngữ và ngữ ngôn có tác động qua lại vàliên hệ mật thiết với nhau: không có một thứ tiếng nói nào ( ngữ ngôn )lại tồn tại bên ngoài ngôn ngữ cả Nếu không gắn với ngôn ngữ thì ngữngôn sẽ thành “tử ngôn” Ngược lại, ngôn ngữ cũng không thể có đượcnếu không dựa vào ngữ ngôn.

2 Chức năng ngôn ngữ

2.1 Chức năng chỉ nghĩa ( chức năng tín hiệu )

Chức năng chỉ nghĩa làm cho ngôn ngữ của con người khác xa

sự thông tin của con vật Chức năng chỉ nghĩa là quá trình dùng một từ,một câu, để chỉ một nghĩa nào đó, tức là quá trình gắn từ đó, câu đó vớimột sự vật, hiện tượng Nhờ chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ màchúng ta biết được nền văn hóa xã hội lịch sử loại người

2.2 Chức năng thông báo

Gồm 3 chức năng nhỏ:

+ Chắc năng thông tin: Truyền tin, báo tin (trực tiếp và gián tiếp) đểtruyền đi thông tin cho mọi người

+ Chức năng biểu cảm: Biểu thị, biểu đạt tình cảm Ví dụ: đang chuẩn

bị đi học nhưng cô báo cho nghỉ, lập tức ta lập kế hoạch khác

+ Chức năng điều khiến, điều chỉnh, thúc đẩy hành động

2.3 Chức năng khái quát hóa

Ngôn ngữ là một phương tiện hoạt động của trí tuệ (tri giác, tu duy,tưởng tượng ) Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng mang tính khái quát vàkhông diễn ra mà phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện Chức năng này

Trang 6

còn dùng để biểu đạt một nội dung tư tưởng, bất cứ một từ nào đó đềuchứa đựng nội dung khái quát của tư tưởng.

3 Vai trò của ngôn ngữ

Ngôn ngữ góp phần làm cho tâm lý con người mang tính mục đích,tính xã hội và tính khái quát cao Nó cố định lại những kinh nghiệm lịch

sự xã hội loài người, nhờ đó thế hệ sau kế thừa và phát huy được sứcmạnh tinh thần của thể hệ trước Do vậy, ngôn ngữ là thành tố quantrọng nhất về nội dung và cấu trúc tâm lý người, là thanh phần hữu cơcủa hoạt động nhận thức từ thấp đến cao của con người

3.1 Vai trò ngôn ngữ trong nhận thức cảm tính

- Đối với cảm giác

Bằng tác động ngôn ngữ có thể gây nên những cảm giác trựctiếp Ví dụ: nói quả khế chua quá, thì gây hiện tượng chảy nước miếngchân răng …v.v Bên cạnh đó, ngôn ngữ ảnh hưởng đến ngưỡng cảmgiác và tính nhạy cảm của cảm giác hoặc có thể gây nên những ảo giácbằng tác động của ngôn ngữ

Đối với tri giác

Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng ở người lớn, sự phân tích cácthuộc tính của đối tượng khi tri giác sẽ diễn ra tốt hơn khi các thuộctính đó được phát biểu thành lời Sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ

2 vào quá trình tri giác giúp các cảm giác thành phần được tổ hợp lạithành một chỉnh thể, một hình tượng trọn vẹn và gắn bó với nó là mộtcái tên cụ thể Ở mức độ phát triển nhất định của con người tiến hànhtri giác có chủ định ( có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp) Chấtlượng quan sát không chỉ phụ thuộc vào khả năng tinh vi nhạy bén của

Trang 7

các giác quan mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tu duy, vào vốnkinh nghiệm, vào khả năng ngôn ngữ.

3.2 Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức lý tính

- Đối với tư duy

Nhờ có ngôn ngữ mà tư duy của con người được phát triển và làmcho hoạt động nhận thức đạt mức độ mới – mức độ lý tính, tư duy bằngngôn ngữ Sự tham gia của ngôn ngữ vào tư duy đã làm cho chủ thểnhận thức được hoàn cảnh có vấn đề Ngôn ngữ không chỉ là phươngtiện tư duy để giải quyết vấn đề, mà còn là công cụ quan trọng để conngười lĩnh hội, tiếp thu nền văn hóa xã hội, hình thành nên nhân cáchcon người

- Đối với tưởng tượng

Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong quá trình hình thành, biểu đạt vàduy trì các hình ảnh mới, làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình

ý nghĩa Trong quá trình này, hệ thống các đường liên hệ thần kinh tạmthời tựa như như bị phân giải ra và được kết hợp thành một hệ thốngmới Sự phân giải và kết hợp này diễn ra trong não dưới tác dụng của hệthống tín hiệu thứ hai

Qua sự phân tích trên cho thấy, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong hoạtđộng nhận thức của con người Ngoài ra, ngôn ngữ còn tham gia tíchcực vào hoạt động của trí nhớ làm cho sự ghi nhớ, giữ gìn và ghi nhớ lạicủa con người có chủ định, có ý nghĩa

4 Đặc điểm và sự tác động của ngôn ngữ

4.1 Đặc điểm

Trang 8

- Tính cởi mở: Cởi mở là sự thể hiện tối ưu của nhu cầu giao tiếp ở conngười Nhưng không phải có nhu cầu là có cởi mở Tính cởi mở có haidấu hiệu đặc trưng là: có sự lựa chọn và sự phong phú của nội tâm.

- Tính kín đáo: là tính không hay trao đổi tâm tư với người khác vìkhông có nhu cầu, không có thói quen giao tiếp chứ không phải khôngtin người Ở đây khác tính dấu diếm, dấu diếm là không tin người khác

- Tính lắm lời: là tính không kiềm chế được hoạt động ngôn ngữ củamình; ngôn ngữ không có tính lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ quá nhiềukhông đúng lúc, đúng chỗ hoặc không đúng đối tượng Cá nhân có tínhhay nói cần luyện khả năng tự kiềm chế, nhường nhịn, trân trọng đốitượng giao tiếp và cần phải lựa chọn thông tin

- Tính hung biện: thể hiện ở các nhà giáo, các nhà diễn thuyết v.v Đặcđiểm nổi bật là có sự thống nhất giữa ý chí và lời nói Tính có mục đích

và tính thuyết phục là hai dấu hiệu đặc trưng của hung biện

4.2 Tác động của ngôn ngữ

- Lời nói có thể gây những biến đổi sắc trong cơ thể con người Ví dụ,khi nghe khen ngợi: tim đập mạnh, mặt đỏ; hoặc nghe lời xúc phạm thìngười ta bực tức, lo sợ v.v

- Nội dung những điều ta nói phải thấu tình đạt lý, “đánh đúng tâm lýngười nghe”, cách nói hợp với đối tượng, tạo được quan hệ tốt giữangười nói và người nghe, gây được thái độ đồng cảm, tôn trọng, tintưởng và hiểu biết lẫn nhau

- Tác động của ngôn ngữ còn phụ thuộc vào nhân cách của người viết,người nói, vào nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, vào trình độ và các đặc điểm cánhân khác ở người nghe, người đọc

Trang 9

5 Khái niệm về phát triển

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉquá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấplên trình độ cao hơn

Ví dụ: quá trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao;quá trình hình thành ngôn ngữ ở loài người từ chưa biết nói đến biếtnói, từ nói một vài từ “à…ư…” đến nói được lưu loát: quá trình thay thếlẫn nhau của các hình thức thức tổ chức xã hội loài người: từ hình thức

tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hìnhthức tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc ; quátrình thay thế lẫn nhau của các thế hệ kỹ thuật theo hướng ngày cànghoàn thiện hơn

6 Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ 1-3 tuổi

6.1 Sự hình thành ngôn ngữ

Song song với hoạt động công cụ, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ởlứa tuổi 1 – 3 tuổi là một thành tựu nổi bật Hứng thú của trẻ ngày càngtăng với hoạt động đồ vật, ngày càng kích thích trẻ hướng tới người lớn,

mở rộng sự giao tiếp với người lớn Tuổi ấu nhi là thời kỳ nhạy cảm đốivới sự phát triển ngôn ngữ, là thời kỳ lĩnh hội ngôn ngữ diễn ra có hiệuquả “ thỏ thẻ như trẻ lên 3” Năm thứ nhất trẻ có khoảng 30 – 40 từ,sang năm thứ 2 trẻ có khoảng 300 từ, lên năm 3 tuổi trẻ có khoảng

1500 từ

Theo L.X Vugotxky, việc trẻ sử dụng công cụ như khỉ (trong khi thựcnghiệm của Keler) cho đến khi chúng vẫn con ở giai đoạn phát triển tiềnngôn ngữ Nhưng ngay sau khi ngôn ngữ của trẻ xuất hiện và được đưavào sử dụng thì việc sử dụng công cụ của trẻ được đổi mới hoàn toàn,

Trang 10

khắc phục được các qui luật sẵn có và lần đầu tiên tạo ra hình thức sửdụng công cụ đặc trưng cho loài người Từ thời điểm này, trẻ nhỏ với sựgiúp đỡ của ngôn ngữ, bắt đầu làm tình huống, làm chủ hành vi bảnthân, xuất hiện hình thức tổ chức hành vi hoàn toàn mới cũng như quan

hệ mới với môi trường Đứa trẻ ở trong điều kiện nảy sinh các dạnghành vi đặc trưng cho loài người, tách rời hỏi dạng hành vi của độngvật, phát triển trí tuệ và sau dó mang tính chất cơ bản đối với lao động– hình thức sử dụng công cụ của loài người Trong số những cải tổ hành

vi có tính chất động vật nhờ có ngôn ngữ, L.X Vugotxki đặc biệt chú ýđến hai khía cạnh

+ Thứ nhất: nhờ ngôn ngữ, các thao tác thực hành của trẻ ngày cànggiảm bớt tính ngẫu nhiên và tính trực tiếp như ở động vật Hoạt độngtrí tuệ cấp cao của trẻ được triển khai theo hai phần kế tiếp nhau: phầnđầu, hành động được thực hiện trên bình diện ngôn ngữ, còn phần sauđược triển khai bằng vận động thực tiễn Thao tác trực tiếp được thaythế bằng quá trình tâm lý phức tạp Những cấu trúc tâm lý mới nàyhoàn toàn không có ở động vật

+ Thứ hai: nhờ ngôn ngữ, hành vi cá nhân được đưa vào các đối tượng

và đây là sự kiện có tính chất quyết định Các từ ngữ được hướng vàoviệc giải quyết các vấn đề không chỉ liên quan đến đối tượng mà cònliên quan đến hành vi của chính đứa trẻ Nhờ ngôn ngữ, lần đâu tiênđứa trẻ quan hệ với bản thân như là yếu tố khách quan, như là một đốitượng, do vậy có thể làm kiểm soát và làm chủ hành vi của vật Như vậy,trong hành động của trẻ em có sự tham gia của công cụ ký hiệu, đã tạo

ra công cụ kép, một hướng vào đối tượng và một hướng vào chủ thể.Hoạt động và ngôn ngữ, tác động tâm và vật lý vừa được triển khaiđồng thời, vừa trộn lẫn với nhau L.X Vugotxki gọi đặc điểm đặc trưng

đó trong hành động công cụ của trẻ em là “ tổ hợp hành động”, giống

Trang 11

như “tổ hợp từ” và “tổ hợp ngôn ngữ” của trẻ, đã được mô tả trong cáccông trình nghiên cứu của E.Claparet và của J.Piaget.

6.2 Vai trò phát triển ngôn ngữ của trẻ

6.2.1 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ

Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sởcủa mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy

+ Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh Thông qua ngôn ngữ, lờinói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểunhững đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng của chúng và trẻ họcđược từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻcùng một lúc) Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xungquanh Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hìnhthành

+ Sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao tác

tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực, sáng tạo hoạtđộng trí tuệ

- Có nhiều phương tiện để nhận thức thế giới xung quanh nhưng ngônngữ là phương tiện nhận thức hữu hiệu Thông qua ngôn ngữ trẻ nhậnthức thế giới xung quanh chính xác, rõ ràng, sâu và rộng Ngôn ngữ giúptrẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ do vậy việc phát triển trítuệ không thể tách rời với việc phát triển ngôn ngữ

6.2.2 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức

Trang 12

- Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnhnhững hành vi của trẻ.

- Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên, không nên…, qua đó rènluyện những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻnhững khái niệm ban đầu về đạo đức (ngoan - hư, tốt - xấu )

- Ngôn ngữ có tác dụng to lớn trong việc hình thành những phẩm chấtđạo đức tốt đẹp ở trẻ Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang

bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức,rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội

mà trẻ đang sống

6.2.3 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ

- Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mụcđích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp vàhiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệthuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp

- Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới xungquanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởngtượng càng phong phú; đồng thời trẻ càng yêu quý cái đẹp, trân trọngcái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp

- Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹptrong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộcsống

Có thể khẳng định rằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quátrình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp

Trang 13

6.2.4 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển thể lực

Để phát triển thể lực cho trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp khácnhau, trong đó, ngôn ngữ đóng góp một vai trò quan trọng đáng kể Trong các hoạt động góp phần phát triển thể lực như các trò chơivận động, các giờ thể dục, trong chế độ ăn giáo viên đều cần dùngđến ngôn ngữ để hướng dẫn trẻ thực hiện tốt những yêu cầu cần đạt Hoạt động nói năng liên quan đến các cơ quan hô hấp, thính giác, bộmáy phát âm Quá trình phát âm là quá trình rèn luyện bộ máy cấu

âm, rèn luyện phổi, khí quản và các bộ phận khác của cơ thể

Để có thể lực tốt cần có một chế độ vệ sinh hợp lí Ngôn ngữ cũngtham gia vào quá trình chăm sóc vệ sinh để trẻ phát triển thể lực

7 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ theo từng lứa tuổi

7.1 Những đặc điểm thể hiện sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi

Hầu hết trẻ ở độ tuổi này thường có thể hiểu rõ được ít nhất 50 từ

và có thể đặt 2 từ gần nhau để hiểu 1 câu ngắn, mặc dù nhiều khi khôngđược chính xác lắm Vì ngay cả khi đối với những trẻ có trí thông minhvượt trội thì cũng khó mà có thể nói được nhiều cho tới khi được 2 tuổi.Các bé trai thì thường phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với các bé gái

Và bất cứ khi nào trẻ bắt đầu biết nói, thì sẽ thường là những cái tênhoặc những từ ngữ quen thuộc và dễ phát âm như “ba, má, anh, ăn,…”

Bố mẹ có thể là những người đầu tiên hiểu được những tiếng mà trẻphát ra ban đầu, bởi vì trẻ thường bỏ qua hoặc thay đổi những âmthanh nhất định Ví dụ như trẻ rất hay bỏ những phụ âm như d, t, b,…

Ngày đăng: 24/11/2016, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w