1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

ĐHTN giáo trình tổ chức mạng viễn thông nguyễn thị thu hằng, 103 trang

103 295 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 3,81 MB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

Chương 1: Tổng Quan Về Mạng Viễn Thông 3 1.1, Các khái mệm cơ bản trong lĩnh vực viễn thông . - -2- 2111121111111 S nh này 3

1.2,Các thành phần cơ bản của mạng viễn thông + St SE 311311 EEE xxx treyrey ng 6

1.3, Mô hình các địch vụ viễn ¡972225 ỶÝỶ 7

d) Dich vu truyền thông đa phương tiện - 5 t1 121E1112111E111E111 1.111 22tr ng II

Chương 2, Mạng Lưới Truyền Thơng Cơng Cộng Í 3

2.1 Khái niện, phân loại và điều kiện kết cấu - SÁT S215 11 1111111151 HE nến 13

2.1.1, Khái niệm -. 5-22 1222201122221 1135211115 1811 1111011111511 1115281 1K nh TH ng vết 13 2.1.2, Phân loại mạng lưới truyền thông và điều kiện kết cấu . 522cc sec sex se2 13

2.2, Mang chuyén mạch và điện thoal 2.0.0 0cc ccc ccecccecccceccececcceccececeecueceecueeceeeeeeeseeeecuteceeeeeeseas 14

CHONG S1 ae U

Các kế hoạch cơ bản xây dựng mạng viễn thơng Í 7

3.1, Co i:ï12)00:)))) x4 17

3.2, Trình tự thực hiện quá trình lập kế hoạch - 2 ST S S21 n1 nn KH nh Hàn 18 3.2.1, Xác định mục tiêu xây dựng mạng .- -.- 2c c1 1221122212111 521221111 1111 tre e 19

3.2.2 Lập 173i i:r0 01 1 sa ãa :c‹-Ÿna 21

3.2.3 Kéhoach HUNG AN cece cece cece ee eceecee sete eee esse sueeeeeese ces ceteteaaeeeaeeeeeeeee ees 21

3.2.4 Dự báo nhu cầu - - 2: +52 S22125512211112211112111121211112121112111211021 2121 re 22 3.3 Dự báo nhu cu - - + 22 221 222222121212112211211211121201212121121212121 122212122221 re 23

3.3.1 Khái niệm . - T1 2 2222211231111 11111 kn TT n1 511111111 k ke g11111111 11k khe nh 23

3.3.2 Tăng trưởng nhu cầU - 5:1 St1 S121 E1E215155 2211221111 1511121 1E ntxt HH HH He nở 24

3.3.3 Các bước xác định nhu cầu SE 21 E115 1551115151155 1 11H HH nệu 25

3.3.4 Các phương pháp xác định nhu cầU 52 2 S123 1 E215 8E E ket r 27

S0 ¡áo i82 20 — 29 3.4.1 Khái niệm -L L 1111222221221 1111 11111 kn TT 15211111111 k ke 11111111111 he nh 29 3.4.2 Các bước xác định lưu lượng - - c2 22221111111 111113115 15585812111 1111k e 29

3.4.3 Các phương pháp xác định dự báo lưu lượng - -: 22c 22222222 2ecessses 31 3.5 KẾ HOẠCH ĐÁNH SÔ S221 12212111 1211111121211212111121211212 221202 34

3.5.1 Giới thiỆU - - L1 121121221 2552211111 1111 kk nen HE ng 111111111 k khen 1111111111 34 3.5.2 Các hệ thống đánh số - L5: St 11121 51511151111 E2211111511 211850181 HH He nở 34

3.5.3 Câu tạO SỐ ST 21212111 1211112121110112111211211112111211112112121121 12121 reu 35

3.5.4 Các thủ tục cho việc lập kế hoạch đánh số 2Á TS S215 111 111115111111 ki 36

KT 4:0:(9.\0:02))))2000845iditdddỶẮỶẮẮ 39

3.6.1 Giới thiỆU - - L1 121121212 1511211 1111 111k knnnE ng 1111111111 k ke 1111111111 he nh 39

3.6.2 Các phương pháp định tuyến . 21 2S 2v 2211551111211 2 1E ty TH HH He nở 39 3.7 KẾ HOẠCH TÍNH CƯỚC . 222 223215 121521212127111221211 212122121212 40

SEN Ciuấii ì0vììï ¿aađđađađađađađađiddddŸẲŸẲŸẲỔ 40

3.7.2 Các tiêu chí cho việc tín CƯỚC - 2 2220200612521 110 1111111111155 11155511111 xxx éy 4I1 3.7.3 Các hệ thống tính €ưỚC - -i + c1 3E S3 51191511211 1211271 111 1151112115 T11 HH HH ng 42

3.8 KẾ HOẠCH BÁO HIỆU 2-5-2225 S222215112211111212112127211221212121 1121 re 45

Trang 2

3.9 KÉ HOẠCH ĐỒNG BỘ S2 T1 HH HH HH HH nhe 47

SN NC o8 i3: 0 Aa 47

3.9.2 Các phương thức đồng bộ mạng - - +12 2E 2211155111271 1 55 11x tre rở 47

3.9.4 Mạng đồng bộ Việt Nam L c0 00000020 01111111111 1111 1v TE TH TK kg TT kh Thy cty cea 51 3.10 Kế hoạch chất lượng thông fIn - C22 2222221211111 111111551511 512111111111 nn nh Hàn 52 3.10.1 Chat luong chuyén MACH 00 cece cccecccce cee cccececcucecececeecusececcutecseceeeacteceeteceeseeeeaseess 52 3.10.2 Chat luong truyén dan ccc ccccseccescescscscsvsceveeeecevscecessvevsvevecesnsveveseveteetsneceveees 52

3.10.3 DO Orr Gin eee cee ssesessessssesesssessiessessessiiesessssisissesisenssseesesessteseesesseees 53 Chương 4, Quy hoạch mạng viên thông 54

4.1 Quy hoạch vị trí tong ce 54

NHÊC.ấiadaiiiaiiiiiiayảyảÝỶŸỶŸ 54 4.1.2 Phuong phap qui hoach vi tri tong dab o.oo ecceccceccscecceseecsvscevecesesvsvsceeettensveceveees 54

41.3 Chi phi thiét Dio cccccecccccecccecsscscecscececeevevscescenscevsceccrvevsceveceunsvevevevettevsvecevsees 56

4.2 Quy hoạch mạng truyền dat cece ccccccccseecsesceecesecevsvsceceeeevscscevsesereecevetesesteveveneveseeen 57 4.2.1 Giới thiỆU 2 2 2 2201222201112 2211115501111 5 011111101 111111 KH cesses TH kết 57 4.2.2 Cấu hình mạng truyển dẫn S2 1S S311 112 5E1E5511115511 1171155 11x HH He nở 58 4.2.3 Các dạng cơ bản của truyền dẫn . - 211 T E211 1151111171151 11x ẸE tr He rở 60

4.2.5 Ví dụ cấu hình mạng truyền dẫn - SÁT STnS S1 1111115111 n Tnhh HH eu 61

4.2.6 ĐỊNH TUYỂN 50: 22221 1121221211 21221211111 1121121211012 2112112112111 rrreg 6]

4.2.6 TẠO NHÓM KÊỀNH 5222222 1 211211221211211221121121111212122112121212 2 te 63

4.3 Quy hoạch mạng lưới thuê bao - 2 2222102210111 11111111155511 512311111 E nen ng vàn 63

CHUONG 5, QUAN LY MANG VIEN THONG 64

5,1 Tầm quan trọng của công tác quản lý mạng viễn thông - cecceeceeseseeseeseeeeereeeees 64 5.2 Mạng quản lý mạng viễn thơng TÌMN 5c 21 2111111511157 5101 TỰ HH rn 64

PA Co 0 0S: aaadđiaiiiiẮAAAAẮIẮIẮẮIAẰẰ 64

5.2.2 Các chức năng quản lý của TÌMN 2222111112 11111 11111515101 111 1111k nh 65

CHƯƠNG 6, MẠNG ĐA DỊCH VỤ TÍCH HỢP SỐ ISDN

6.1 Đặc điểm của mạng viễn thông khi chưa có ISIDN ¿c5 2 2222222122111 se 72

6.2 Khái niệm về ISDN 5 22 2212221211221 102271212221121212112111222 112221212222 re 72

7201519) ccc cee cceece ces cese cece seccceecceneeseasseeeesesseesceesennesaaeseeeesesseseesstnnseseaeeeseeees 72 6.2.2 Muc dich ctla ISDN 0 cceccecccccceececceeccecececueceeeeceecsseceecuteceeceeesseeseeuteteeeneenens 72

CHƯƠNG 7, MẠNG THẺ HẸ MƠI NGN 7Ó

7.1 Sura doi cla NGN oo cece ccec ccc cceccccececcceccceucecccceceecuseceeeuecceseseecsreeeeuteeeeeteeceseeeeeateceeeneetens 76

7.2 Cấu trúc ¡0 sa 79

7.2.1 Mô hình phân lớp chức năng của mạng NƠN C2 2222222222222 11s re S0

7.2.2 Phân tích - - L 11 1n TS TS E T5 1211111111 nen nh ng 1111111 k ke 11111111111 khen 81 7.3 Dich vu trién khai trong NGN 0.0 ccccccc cc cee cece cece ceecce tes eeeeseeeseeseeesescetttaeaeeanesees 88 7.3.2 Nhu cầu NGN đối với các nhà cung cấp dịch VỤ c c2 221 c1 ng nh nn nh chày 90

7.3.3 Yêu cầu của khách hàng - cà 1 c2 E151 51 151 E2211111511 2118 E8 TH HH He nở 9Ị

Trang 3

Chương 1: Tông Quan Về Mạng Viên Thông 1.1, Các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực viễn thông

Gan đây, máy tính phát triển nhanh, khả năng làm việc nhanh và giá thành giảm

đến nỗi chúng ứng dụng khắp mọi nơi trên thế giới và xâm nhập vào mọi lĩnh vực Do sự đa dạng và tinh vi của máy tính và sự phát triển nhanh của các trạm làm việc, nhu cầu về mạng viễn thông truyên tải thông tin không ngừng phát triển Các mạng này khả năng cung cấp các đường truyền thông để chuyển các số liệu trong lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thuật và đảm bảo đáp ứng các loại ứng dụng phong phú khác nhau từ giải trí cho tới các công việc phức tạp Các mạng này còn có khả nang truyén tai thông tin với tốc độ khác nhau từ vài ký tự trong một giây tới hàng Gbit/s Theo một nghĩa rộng hơn, các mạng này cung cấp chức năng truyền tải thông tin một cách linh

hoạt Thông tin truyền tải với tốc độ khác nhau, độ an toàn và độ tin cậy cao Điểm này khác xa so với khả năng của mạng điện thoại được hình thành dé truyén tai tin

hiệu tiếng nói với tốc độ cô định 64Kbit⁄s, độ an toàn và tin cậy không đồng bộ Điểm

quan trọng ở đây là các thiết bị trên mạng viễn thông cùng có sự thoả thuận về việc trình bày thông tin đưới dạng số và các thủ tục trên các đường truyên Tât cả các quy ước, thoả thuận và các quy tắc nhằm xác định thông tin số trao đổi với nhau gọi là các giao thirc thong tin (communication protocol) Su két hop (marriage) gitta hai céng nghệ hàng đầu viễn thông và may tinh là một thách thức mới cho các nhà khoa học, kỹ

sư và các nhà thiết kế

Trang 4

Điên thoai Hai hướng Truyền thông đơn Báo chí Phát thanh Hình 1.1: Viên thông

Tý lệ phần truyền thông cơ học (thư từ, báo chí) đang có xu hướng giảm trong khi tý lệ phần truyền thông điện/quang, đặc biệt là truyền song hướng, lại gia tang va sé chiếm thị phần chủ đạo trong tương lai Vì vậy, ngày nay những tập đoàn báo chí cũng đang tập trung và hướng tới truyền thông điện/quang, coi đó là cơ hội kinh doanh tương lai của mình

Viễn thông chiếm phan chủ đạo trong truyền thông

Viễn thông (Telecomuunicafion) là quá trình trao đôi các thông tin ở các dạng

khác nhau (tiếng nói, hình ảnh, đữ liệu ) với cự ly xa nhờ vào các hệ thống truyền dẫn

điện từ (truyền dẫn cáp kim loại, cáp quang, vi ba, vệ tinh)

Mang vién théng (Telecommunications Network) 1a tap hop cac thiét bi (Devices), cac k¥ thuat (Mechanisms) và các thủ tục (Procedures) để các thiết bị kết cuối của khách hàng có thể truy nhập vào mạng và trao đổi thông tin hữu ích Các yêu cầu đặt ra cho mạng viễn thông là phải có khả năng cung cấp các đường truyền tốc độ

khác nhau, lĩnh hoạt, có độ tin cậy cao đáp ứng các loại hình dịch vụ khác nhau

Mang vat ly & Mang logic (physical and logical networks)

Mang vat ly bao gồm các hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch như: mạng cáp nội

hat, mang vi ba SỐ, mang SDH, mang thong tin vệ tĩnh, mạng lưới các tổng đài Các hệ

thống được thiết lập nhăm tạo ra các đường dẫn tín hiệu giữa các địa chỉ thông qua các nút mạng Mạng vật lý đóng vai trò là cơ sở hạ tầng của viễn thông, nó phục vụ chung

cho liên lạc điện thoại, truyền thông dữ liệu và các dịch vụ băng rộng khác 4

Trang 5

Trên cơ sở hạ tầng đó các mạng logic được tạo ra nhăm cung cấp các dịch vụ viễn thông thoả mãn nhu cầu của xã hội Mạng điện thoại, mạng TELEX, mạng Radio

truyền thanh là các mạng logic truyền thống Ngày nay, ngoài các mạng trên còn có có

thêm các mạng khác có thé cùng ton tai trong một khu vực, như là mạng điện thoại

công cộng (PSTN), mạng đữ liệu chuyển gói công cộng (PSPDN) mạng nhắn tin (Paging network), mạng điện thoại di động, mạng máy tính toàn cầu (INTERNET), mạng số đa dịch vụ tích hợp (ISDN) vv Các mạng trên đã cung cấp hàng loạt dịch vụ

viễn thông thoả mãn nhu cầu của khách hàng

Hệ thống truyén théng (Communication System) 1a cac hé théng lam nhiém vu

xử lý và phân phối thông tin từ một vị trí này đến một vị trí khác và còn gọi là hệ

thống thông tin Một hệ thống thông tin bao gồm các thành phân sau: bộ mã hoá, bộ

phát, môi trường truyền dẫn, bộ thu, bộ giải mã Thông Thông ~»| Bộmãhóa |_‡ Bộ | Môi trường | —| Bộ —| Bộ giải mã | —> | tin

tin phát truyền dẫn thu

Hình 1.2: Mô hình hệ thông truyền thống

Trong hệ thống truyền thông chúng ta cần quan tâm: khuôn dang thông tin, tốc độ

truyền dẫn, cự ly truyền dẫn, môi trường truyền dẫn, kỹ thuật điều chế, thủ tục phát

hiện và sửa lỗi

Các phương thức truyền tín hiệu trong hệ thông truyền thông:

- Đơn công (Sửwpiex): Thông tin chỉ truyền trên một hướng, bộ thu không thể trao

đối thông tin với phía phát

- Bán song công (2# Dupiex): Thông tin truyền trên hai hướng nhưng không cùng thời điểm

Trang 6

1.2,Các thành phần cơ bản của mạng viễn thông Mô hình tổng quát của các hệ thông viễn thông ee Vé tinh truyén A thong Dién thoai Điện thoại May Fax ————— E—— Máy Fax | ——— a {—— Máy tính Đường truyền

Thiết bị Thiết bị dẫn Thiết bị Thiết bị

dau cuoi chuyén mach chuyén mach dau cuoi

iu cudi dir liéu

Hình 1.3: Các thành phan cua mạng viễn thông

a Giới thiệu chung về mạng viễn thông

Khi xét trên quan điểm phan cứng, mạng viễn thông bao gồm các thiết bị đầu cuối,

thiết bị chuyển mạch và thiết bị truyền dẫn

b Thiết bị đầu cuối

Thiết bị đầu cuối là các trang thiết bị của người sử dụng để giao tiếp với mạng cung cấp dịch vụ Hiện nay có nhiều chủng loại thiết bị đầu cuối của nhiều hãng khác

nhau tùy thuộc vào từng dịch vụ (ví dụ như máy điện thoại, máy fax, máy tính cá

nhân ) Thiết bị đầu cuối thực hiện chức năng chuyển đồi thông tin cần trao đổi thành

các tín hiệu điện và ngược lại

c Thiết bị chuyển mạch

Thiết bị chuyển mạch là các nút của mạng viễn thông có chức năng thiết lập đường truyền giữa các các thuê bao (đầu cuối) Trong mạng điện thoại, thiết bị chuyên

mạch là các tổng đài điện thoại

Trang 7

d Thiết bị truyền dẫn

Thiết bị truyền dẫn được sử dụng để nối các thiết bị đầu cuối hay giữa các tổng đài với nhau và truyền các tín hiệu một cách nhanh chóng và chính xác

Thiết bị truyền dẫn phân loại thành thiết bị truyền dẫn thuê bao, nối thiết bị đầu

cuối với tông đài nội hạt, và thiết bị truyền dẫn chuyền tiếp, nối giữa các tổng đài Dựa

vào môi trường truyền dẫn, thiết bị truyền dẫn có thể phân loại sơ lược thành thiết bi

truyền dẫn hữu tuyến sử dụng cáp kim loại, cáp sợi quang và thiết bị truyền dẫn vô tuyến sử dụng không gian làm môi trường truyền dẫn Thiết bị truyền dẫn thuê bao có

thể sử dụng cáp kim loại hoặc sóng vô tuyến (radio) Cáp sợi quang sử dụng cho các đường thuê riêng và mạng số liên kết đa dịch vụ yêu cầu dung lượng truyền dẫn lớn

1.3, Mô hình các dịch vụ viễn thông Khái niệm dịch vụ viễn thông

Khái niện dịch vụ viễn thông luôn gan liền với các khái niệm mạng viễn thông Mỗi mạng viễn thông sẽ cung cấp một vài loại dịch vụ cơ bản đặc trưng cho mạng viễn thông đó và mạng này có thê cùng hỗ trợ với mạng khác để cung cấp được một

dịch vụ viễn thông cụ thể

“Dịch vụ viễn thông” là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm

thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối thông qua

Trang 8

Nhà ah ng cung cap dich vu | dịch vụ vien thông Nhà | cung cap ha tang mang

Hinh 1.5 Dich vu vién thong

Nói một cách khác, đó chính là dich vụ cung cấp cho khách hàng khả năng trao đôi

thông tin với nhau hoặc thu nhận thông tin qua mạng viễn thông (thường là mạng công

cộng như mạng điện thoại chuyên mạch công cộng, mạng điện thoại di động, mạng

internet, mạng truyền hình cáp ) của các nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp hạ tầng mạng Hình 1.6 Mô hình các dịch vụ viễn thông

Các loại hình dịch vụ cơ bản và yêu cầu cúa chúng về chất lượng dich vu Các dịch vụ viễn thông cơ bản thường được đề cập là dịch vụ thoại, dịch vụ sô liệu, dịch vụ thuê kênh viễn thông và dịch vụ truyền thông đa phương tiện Ngoài ra, có rất nhiều dịch vụ viễn thông cơ bản khác đã và vẫn còn tồn tại tới ngày nay, tuy nhiên không được phổ cập rộng

8

Trang 9

rãi như 4 dịch vụ này

a) Dich vu thoai/telex/Fax/nhan tin Dich vu thoai

Điện thoại là dịch vụ viễn thông được phát triển rộng rãi nhất, là dịch vụ cung cấp kha năng truyền đưa thông tin dưới dạng tiếng nói hoặc tiếng nói cùng hình ảnh (như trường hợp điện thoại thây hình - videophone) từ một thuê bao tới một hoặc nhóm thuê bao

Dịch vụ thoại cơ bản nhất là dịch vụ điện thoại cỗ định do mạng PSTN (mạng điện thoại chuyên mạch công cộng) cung cấp Dịch vụ này cấp cho khách hàng đường truyền tới tận nhà riêng, kết nối tới tong đài điện thoại cố định, cho phép khách hàng thực hiện được cuộc gọi thoại đi tới các khách hàng khác

Hình I7 Dịch vụ thoại

Ngoài dịch vụ điện thoại truyền thống, còn có nhiều dịch vụ thoại khác như dịch vụ điện thoại dùng thẻ (cardphone), điện thoại di động tốc độ thấp (điện thoại di động nội vùng - cityphone), điện thoại đi động, điện thoại vệ tính và hàng hải v.v

Đề sử dụng dịch vụ điện thoại dùng thẻ, khách hàng mua trước một tấm thẻ với một giá tiền xác định trước tại các đại lý bưu điện Khi sử dụng thẻ này, khách hàng có thể gọi điện nội hạt, liên tỉnh hoặc quốc tế Khi cần gọi, khách hàng đưa thẻ vào các máy điện dùng thẻ công cộng đặt trên đường phó Cước phí đàm thoại sẽ được trừ và ghi nhận vào tấm thẻ tùy theo thời gian đàm thoại và loại hình dịch vụ của cuộc gọi Có thể dùng nhiều thẻ cho một cuộc gọi hoặc một thẻ cho nhiều cuộc khác nhau Dịch vụ này có ưu điểm lớn nhất là thuận tiện cho việc quản lý lượng sử dụng của khách hàng Tuy nhiên mật độ máy điện thoại dùng thẻ công cộng phải cao, phù hợp với các khu dân cư đông, kinh tế phát triển, du lịch, nghỉ mát

Dịch vụ điện thoại di động là dịch vụ thông tin vô tuyến được thiết lập nhăm đảm bảo liên lạc với các máy điện thoại đầu cuỗi di động Một thuê bao điện thoại cô định có thể gọi cho một thuê bao di động hoặc ngược lại hoặc cả hai đều là thuê bao di động Bên cạnh việc cung cấp khả năng trao đổi thông tin dưới dạng tiếng nói, các thuê bao điện thoại di động còn có

9

Trang 10

thê sử dụng các dịch vụ khác như dịch vụ bản tin ngăn, hộp thư thoại, FAX hoặc truyền số liệu Tại Việt nam, hiện nay có sáu nhà khai thác dịch vụ viễn thông được chính phủ cấp giây phép cung cấp dịch vụ điện thoại di động: VINAPHONE (trước đây là VPC), VMS, VIETTEL, SPT, EVN va HANOITELECOM Dén cuối năm 2004, tông số lượng thuê bao điện thoại cô định và di động ở Việt Nam là khoảng 10 triệu, đến giữa năm 2006 con số này đã lên đến khoảng 17 triệu

Dịch vụ Telex

Dịch vụ Telex là dịch vụ cho phép thuê bao trao đôi thông tin với nhau dưới dạng chữ băng cách gõ vào từ bàn phím và nhận thông tin trên màn hình hoặc ¡n ra băng giấy Dịch vụ này sử dụng các đường truyền tốc độ thập, dựa trên một mạng kết nói riêng, có cách đánh sé thuê bao khác với các thuê bao điện thoại thông thường

Hinh 1.8 May Telex Dich vu Fax

Dịch vụ Fax là dịch vụ cho phép truyền nguyên bản các thông tin có sẵn trên giấy như chữ viết, hình vẽ, biểu bảng, sơ đô gọi chung là bản fax từ nơi này đến nơi khác thông qua hệ thống viễn thông Mạng điện thoại Đường điện "9%" May F Tay Fax May Fax

Hinh 1.9 Dich vu Fax

Dich vu fax bao gồm fax công cộng và fax thuê bao Dịch vụ fax công cộng là dịch vụ mở tại các cơ sở Bưu điện để chấp nhận, thu, truyền đưa, giao phát các bức fax theo nhụ cầu của khách hàng Dịch vụ fax thuê bao cung cấp cho các tô chức hoặc cá nhân có nhu cầu liên lạc với các thiết bị đâu cuôi khác qua mạng viễn thông Thiết bị fax thuê bao được đâu

10

Trang 11

nối với tông đài điện thoại công cộng bằng đường cáp riêng hoặc chung với thiết bị điện thoại

Dịch vu nhan tin

Nhăn tin là dịch vụ cho phép người sử dụng tiêp nhận các tin nhăn Muôn sử dung dịch vụ này, khách hàng cần mua hoặc thuê một máy nhắn tin của Bưu điện Máy nhắn tin có kích thước nhỏ gọn, có thể cho vào túi hay đặt gọn trong lòng bàn tay Người cần nhắn gọi điện tới trung tâm dịch vụ của bưu điện yêu cầu chuyên tin nhắn tới người nhận là thuê bao nhắn tin Dịch vụ này rất tiện lợi cho những người thường xuyên di chuyển mà vẫn nhận được thông tin với chi phí không lớn Trước đây tại một số thành phô lớn như Hà nội, Thành phô Hồ Chí Minh, Đà nẵng đều có các trung tâm cung cấp dịch vụ nhắn tin Ngoài ra dịch vụ nhắn tin Việt nam 107 cho phép người dùng có thể nhận được tin nhăn trong phạm vi toàn quốc song đến nay dịch vụ này đã ngừng hoạt động Hiện nay, dịch vụ nhắn tin thường được thực hiện thông qua điện thoại đi động và cô định

b) Dịch vụ thuê kênh viễn thông (leased line)

Dịch vụ thuê kênh riêng là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật ly dùng riêng để kết nối và truyền thông tin giữa các thiết bị đâu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai địa điểm có định khác nhau

Dịch vụ này đáp ứng được các nhu cầu kết nối trực tiếp theo phương thức điểm nối điểm giữa hai đầu cuối của khách hàng Ở Việt Nam các đại lý Bưu điện đại diện phía nhà cung cấp dịch vụ (đôi với VNPT), cung cấp các dịch vụ thuê kênh sau:

+ Kênh thoại đường dài + Kênh điện báo

+ Kênh phát thanh và truyền hình + Kênh truyền số liệu

c) Dịch vụ số liệu

Dịch vụ truyền số liệu là dịch vụ truyền tải hoặc các ứng dụng để truyền tải thông tin dưới dạng số liệu trong mạng viễn thông Dịch vụ truyền sô liệu thích hợp với các kho thông tin dữ liệu lớn như ngân hàng, thư viện, thông kê, điều khiển từ xa thông qua thiết bị đầu cuối

Hiện nay trên mạng viễn thông Việt Nam, Công ty VDC được coi nhà cung cấp dịch vụ truyền số liệu lớn nhất với các sản pham dich vu nhu: truyén số liệu X25, Frame relay

d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện

Trang 12

tính, máy fax, điện thoại và kế cả điện thoại thay hình đều có thể được phục vụ thông qua một kênh liên lạc duy nhất Băng tân này được sử dụng và phân bổ giữa các dịch vụ khác nhau một cách mềm dẻo, tối ưu và đáp ứng tôi đa yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách hàng Tại thiết bị thuê bao, khi các dịch vụ viễn thông khác nhau, sử dụng nhiều môi trường thông tin khác nhau như tiếng nói, hình ảnh, âm thanh hay số liệu đều được tích hợp vào một thiết bị duy nhất, khi đó ta có được dịch vụ thông tin đa phương tiện (multimedia) Lúc đó liên lạc sẽ được thực hiện thông qua nhiều môi trường thông tin trong cùng một thời điểm và cũng đơn giản như thực hiện một cuộc gọi điện thoại thông thường

Hình 2.9 là một ví dụ điển hình của dịch vụ đa phương tiện: Dịch vụ Truyền hình hội nghị (Video conference)

Trang 13

Chương 2, Mạng Lưới Truyền Thông Công Cộng 2.1 Khái niện, phân loại và điều kiện kết cấu

2.1.1, Khái niệm , -

Mạng lưới truyên thông công cộng là tập hợp các thiệt bị viên thông, chúng được nối ghép với nhau thành một hệ thông dùng để truyền thông tin giữa các người sử

dụng và thực hiện các dịch vụ viễn thông tương ứng

2.1.2, Phân loại mạng lưới truyền thông và điều kiện kết cấu , ;

Mạng lưới truyén thong co thé duoc dinh nghia là một hệ thông chuyên thông tin Các mạng lưới truyền thông điện hiện nay đang được sử dụng để xử lý các loại thông

tin khác nhau bao gdm mạng lưới điện thoại, mạng lưới điện tín, và mạng lưới truyền

số liệu Ngoài ra, ISDN là một mạng lưới có khả năng xử lý tích hợp các loại thông tin

trên Về khía cạnh loại cuộc øọi và các dịch vụ, các mạng lưới truyền thông có thê

được phân chia thành mạng truyền thông công cộng, mạng truyền thông chuyên dụng và mạng truyền thông di động Dựa vào phạm vi các dịch vụ truyền thông được đưa vào hoạt động, các mạng truyền thông có thê được phân loại tiếp thành mạng truyền

thông nội bộ, mạng truyền thông nội hạt, mạng truyền thông liên tỉnh, mạng truyền

thông quốc tế Nếu chúng ta phân loại chúng về xử lý chuyển mạch, ta có thể có mạng truyền thông tức thời và mạng truyền thông nhanh Như đã nói trên, các mạng truyền thông có thể được phân ra nhiều hơn nữa tùy theo nhu cầu và đòi hỏi của người sử dụng Về căn bản, mạng truyền thông bao gồm một hệ thống chuyển mach để định rõ đường nối cuộc gọi theo yêu cầu của thuê bao và một hệ thống truyền dẫn để truyền thông tin gọi đến người nhận Về căn bản, nó phải đáp ứng những điều kiện sau:

1, Có khả năng kết nối các cuộc ØỌI được gọi từ tất cả các thuê bao chủ ĐỌI CÓ

đăng ký trong hệ thống đến thuê bao bị gọi vào bất cứ lúc nào hoặc vảo thời gian đã

định trước

2, Có khả năng đáp ứng các yêu câu và những đặc tính của truyền dẫn

3, Số của thuê bao bị gọi phải được tiêu chuẩn hóa

4, Có khả năng thực hiện việc truyền tin một cách cân thận và độ tin cay cao

5, Cần có một hệ thống ghi hóa đơn hợp lý

6, Hoạt động của nó cần phải vừa tiết kiệm vừa linh hoạt

Đề thực hiện được những điều trên, mạng tông đài phải được thiết kế, sau đó đưa vào hoạt động một cách đúng đắn băng cách xem xét chất lượng cuộc gọi, khả năng xử

lý cuộc gọi, chỉ phí lắp đặt và chi phí vận hành, mối liên hệ giữa hệ thông truyền dẫn

Trang 14

sự kết nối cuộc gol va tiêu chuẩn truyền dẫn, kế hoặc đánh số, độ tin cậy và hệ thống

ghi hóa đơn

2.2, Mạng chuyển mạch và điện thoại

Vì các thuê bao đã đăng ký trong hệ thống ở rải rác, nên về căn bản mà nói thì hệ

thống này phải có khả năng xử lý tất cả cuộc gọi của họ một cách tiết kiệm, tin cậy và nhanh chóng Đề đạt được mục đích này, các đặc tính và những yêu cầu đòi hỏi của thuê bao phải được xem xét để đảm bảo các dịch vụ thoại chất lượng cao Một mạng nội hạt với một hoặc hai hệ thống chuyên mạch có thê được thiết lập nếu cần thiết Đối

với các thuê bao sống trong một vùng riêng biệt có thể chỉ cần một hệ thông tổng đài Nhưng nếu số thuê bao trong một vùng riêng biệt vượt quá một giới hạn nào đó, có thể lắp đặt nhiều tổng đài Nói chung, các mạng lưới đường dây có thể được lập ra như minh họa hình 2.1 Mạng lưới mắc nối tiếp trong hình (a) được lập ra bằng cách nối tat cả các mạng lưới dây của tất cả các vùng theo kiểu nối tiếp Trái lại, mạng lưới vòng

trong hình (b) được thiết lập theo kiểu tròn Như được nô tả trong hình (c), mạng hình

sao được tập trung vào một điểm chuyển mạch Trong hình (d) trường hợp mạng được mặc theo kiểu lưới các đường nối các phía với nhau được thực hiện Cũng vậy, nếu

được yêu cầu, mạng lưới ghép có the ‹ được lắp đặt như hình (e)

(a) Mạng lưới , ; _—

tắc nổi tiếp

[h} Mạng lưới vũng

{€) Mạng hình sao

id} Mang ws lưới (e) Mạng lưới ghép

Trang 15

Trung tâm ủng Trung tắm khu vực

Trung tam liên tỉch A Trung tâm nội hai

fee Hưởng tnựr tiếp Hình 2.2, Thiết lập tổng đài

Bat cứ mạng lưới nào được đề cập trước đây có thể được lắp dat dé dap ứng những nhu câu và yêu cầu của thuê bao Trong trường hợp có một vùng rộng lớn cần nhiều hệ thống chuyển mạch, thông thường thì mạng mắc theo hình lưới được thiết lập Đối với những vùng nông thôn hoặc những vùng xa xôi như nông trại hoặc các làng chài có mật độ gọi thấp, người ta sử dụng mạng hình sao Các phương pháp nối mạng có thể dung cho các mạng lưới đường dây có phần nào phức tạp hơn Thông thường việc nỗi

mạng được thực hiện theo 4 mức như minh họa trong hình 2.2; trung tâm nội hạt,

trung tâm liên tỉnh, trung tâm khu vực, trung tâm vùng Trong mạng lưới phân cấp có các mức như trên, việc tạo hướng thay thế bao gồm các hướng có mức sử dụng cao và các hướng thay thế được sử dụng Nếu một cuộc gọi được phát sinh, hướng có mức sử dụng cao sẽ được tìm đầu tiên Cuộc gọi này được nối với bên bị gọi thông qua hướng thay thế của tổng đài ở mức cao kế tiếp

Mạng điện thoại

e Khái niệm:

-_ Mạng điện thoại là tập hợp các thiết bị, tổng đài, hệ thống truyền dẫn, hệ thống thuê bao và các thiết bị phụ trợ khác, chúng được kết nối chặt chẽ với

nhau dé dam bao thông tin thoại giữa các thuê bao và các dịch vụ thoại

- PSTN (Public Switching Telephone Network): mang chuyén mach thoại công cộng: Lờ mạng có quy mô quốc gia được tô chức, quản lý, phân định rõ rang từ trên xuống dưới Là một bộ phận cơ sở hạ tâng quốc gia đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin thường xuyên của người dân, phục vụ phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng

Trang 16

Su dung tong dai riéng dé lap đặt một mạng điện thoại cho nội bộ một cơ quan, hoặc một khu vực nào đó Có các đường trung kế đề kết nổi với mạng điện

thoại cong cong

e Hé thống truyền dẫn trong mạng điện thoại

Là môi trường truyền dân tín hiệu trong mạng điện thoại đảm bảo độ suy hao cho phép và thoả mãn các yêu cẩu về:

* Dung lượng thuê bao và tốc độ phát triển thuê bao

- _ Điều kiện địa lý, khí hậu thời tiết

- _ Các yếu tô về quy hoạch đô thị - _ Thuận tiện cho bảo dưỡng, sửa chữa

- _ Tiết kiệm chỉ phí

s* Tuỳ theo số lượng thuê bao hay tốc độ phát triển thuê bao chia thành: - - Mạng điện thoại không phân vùng

Trang 17

Chương 3

Các kế hoạch cơ bản xây dựng mạng viễn thông

3.1, Giới thiệu chung

Việc lập kế hoạch trong mạng viễn thông nói chung và trong mạng điện thoại nói riêng được nhà quản lý viễn thông đưa ra phải rất rõ ràng và mang tính chất tong thé

Tât cả mọi vân đê được xem xét kỹ càng, cụ thê như việc sử dụng các thiệt bị đang tôn tại, sự phát triên dân sô trong các khu vực và sự phát triên của nên kinh tê nói chung

hay sự chuyển hố sang các cơng nghệ mới Trong vấn đề lập kế hoạch thì yếu tô thời gian để phù hợp với các kế hoạch này là rất quan trọng, phù hợp với việc đầu tư hay dự báo dài hạn Trong mạng viễn thông, các thành phần trên mạng (thiết bị chuyển mạch , thiết bị truyền dẫn, thiết bị ngoại vi) đảm nhiệm những chức năng riêng của nó nhưng để đảm nhiệm chức năng của một mạng thì cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa

chúng Các kế hoạch cơ bản nhăm phối hợp các thiết bị trên đảm bảo thực hiện chức năng mạng

Các kẻ hoạch cơ bản trong mạng viên thông

Đánh số, tạo tuyển, báo hiệu, đồng bộ,

tính cước, truyện dân, chất lượng dịch vụ CÁC PHẢN TỬ TRÊN MẠNG oA Thiet bi ngodi vi A 3 Thiet bi chuyén mach , Pes 4 Thiet Dị Truyền dân > MANG VIEN THONG a

Hình 1.3 Các thành phần trong mạng viên thông

Các kế hoạch cơ bản (các quy tắc cơ bản cho thiết kế mạng) sau được coi là nên tảng cho việc xây dựng mạng viễn thông

+ Câu hình mạng dùng để tổ chức mạng viễn thông

+ Kế hoạch đánh số qui định việc hình thành các số (quốc gia và quốc tế ) và các

Trang 18

+ Kế hoạch tạo tuyến quy định việc chọn tuyến giữa các nút mạng cho truyền tải

lưu lượng thông tin đảm bảo hiệu quả về kinh tế cũng như kỹ thuật

+ Kế hoạch báo hiệu quy định các thủ tục truyền các thông tin điều khiến giữa các nút mạng để thiết lập, duy trì và giải toả cuộc thông tin

+ Kế hoạch đồng bộ quy định thủ tục phân phối tín hiệu đồng hồ giữa các nút

mạng sao cho chúng hoạt động đồng bộ với nhau

+ Kế hoạch tính cước xây dựng cơ sở tính cước cho các cuộc thông tin

+ Kế hoạch truyền dẫn quy định các chỉ tiêu và các tham số kỹ thuật cho quá trình truyền dẫn tín hiệu trên mạng

+ Kế hoạch chất lượng thông tin chỉ ra mục đích cho việc tô chức khai thác và bảo

dưỡng trên mạng

3.2, Trình tự thực hiện quá trình lập kế hoạch

Khi tiến hành lập kế hoạch, phương hướng cơ bản được quyết định bởi các mục

tiêu quản lý của chính phủ ma chúng sẽ trở thành đối tượng để xây dựng mạng lưới Thông qua xác định các nhu cầu khách hàng dựa trên các mục tiêu quản lý và các đánh

giá về nhu cầu và lưu lượng, xác định được các mục tiêu lập kế hoạch và thiết lập

được chiến lược chung Tương ứng với mục tiêu đó, một khung công việc về mạng

lưới cơ bản về dài hạn được thiết lập Sau đó một kế hoạch thiết bị rõ ràng được dự tính tương ứng với các thiết bị

Trang 19

Hình 3.1 Sơ đô chuỗi công việc của quá trình lập kế hoạch mạng

3.2.1, Xác định mục tiêu xây dựng mạng

Khi lập kê hoạch mạng lưới, chiên lược chung như là câp của dịch vụ được đưa ra,

khi đó các dịch vụ bắt đầu với đầu tư là bao nhiêu, và cân bằng lợi nhuận với chi phí

như thế nào cần phải được xem xét phù hợp với chính sách của chính phủ Những vấn

dé nay can phải được xác định một cách rõ ràng như là mục tiêu của kế hoạch 3.2.1.1, Các điều kiện ban đầu

Đề xác định mục tiêu, yêu cầu các nhân tổ sau đây:

- Mục tiêu quản lý: để thiết lập kế hoạch về dịch vụ được đưa ra một cách rõ

ràng

- Chính sách quốc gia: bởi vì mạng lưới có một nhân tố công cộng quan trọng, nên nó có quan hệ chặt chẽ với chính sách quốc gia

- Du bao nhu câu và sự phân bồ của nó - Dự báo lưu lượng

Đây là các nhân tố chính quyết định câu hình cơ bản của mạng lưới, và cũng là

không thê thiếu được cho đầu tư thiết bị hiệu quả

Xu hướng công nghệ và điều kiện của mạng lưới hiện tại còn ảnh hưởng đến việc xác định các mục tiêu

3.2.1.2, Những yếu tố cần được xem xét trong khi xác định mục tiêu

Các mục tiêu sau cần được xác định:

(1) Các yếu cầu về dịch vụ

Đối với việc xác định các yêu cầu về dịch vụ, việc xem xét cần tập trung vào loại dich vu, câu trúc của mạng lưới cho việc mở dịch vụ, và mục đích của dịch vụ

(a) Loại dịch vụ

Các yêu cầu đối với các dịch vụ viễn thông đang ngày càng tăng lên bao gồm tính đa dạng, các chức năng tiên tiến, các vùng phục vụ rộng hơn, và độ tin cậy cao hơn Hơn nữa, sự tiến bộ của công nghệ gần đây cho phép đưa ra được các dịch vụ như vậy Tuy nhiên, loại dịch vụ được đưa ra là rất khác nhau trong từng nước và tùy theo cấp

độ phát triển viễn thông hiện tại Vì thế, đối với việc xác định mục tiêu kế hoạch, có

thể cần đến một cuộc kiểm tra đầy đủ để xác định dịch vụ được đưa ra

(b) Câu trúc mạng cho việc mở dịch vụ

Việc xác định câu trúc mạng lưới cho việc mở ra các dịch vụ là cần thiết Thông

thường có các khả năng sau:

- Thực hiện sử dụng mạng hiện tại

- Thực hiện sử dụng mạng hiện tại và mạng lưới

Trang 20

- Thực hiện băng cách cung cấp các đầu cuối với các chức năng hiện đại hơn Hiện nay, mạng đã đưa ra các chức năng lưu trữ thông tin và các chức năng chuyên đối phương tiện, ngoài các chức năng kết nối cơ bản Tuy nhiên, sự phát triển gân đây trong thiết bị bán dẫn đã nâng cấp các chức năng và giảm chi phí cho các thiết bị đâu cuối Vì thể, các đầu cuối này có thể xử lý một số chức năng mà đã từng được đưa ra bởi mạng lưới

[Sư chuyển giao chức năng giữa đâu cuối và mạng lưới]

-_ Kinh tế: nếu nhu câu lớn, mạng lưới nên có các chức năng trên Trong trường hợp này, việc đưa ra các chức năng bởi các thiết bị mạng lưới sẽ kinh tế hơn Nếu nhu cầu nhỏ, việc đưa ra các chức năng bởi các đâu cuối là kinh tế hơn

- Cap dich vu: néu mạng lưới đưa ra các chức năng, các dịch vụ đưa ra có thê

được sử dụng ở dạng chung vì thế sẽ rất dễ dàng cung cấp cho các nhu cầu đang tăng Nhung dé đáp ứng nhanh chóng cho các nhu cầu mới và để thỏa mãn các yêu cầu cao cấp riêng lẻ, tốt nhất là cai đặt các chức năng này cho đầu cuối

- Vận hành: nếu các chức năng được cài đặt cho mạng lưới, các hệ thống báo

hiệu để điều khiến kết nối trở nên phức tạp Nếu các chức năng được cài đặt cho đầu cuối, mỗi đầu cuối có các chức năng điều khiển riêng của nó, sẽ cho phép vận hành tốt hơn

- Bảo dưỡng: nếu các mạng lưới có nhiều chức năng, nó có thể nhanh chóng quản lý các lỗi Tuy nhiên, nếu các chức năng có tôn tại các đầu cuối, có thể bảo dưỡng ngay lập tức Tuy nhiên, các tác động của lỗi thường được giới hạn trong đầu cuối

(2) Xác định các mục tiêu vùng dịch vụ

Các mục tiêu được định nghĩa cho một vùng dịch vụ bao gdm toàn bộ các quỹ của

chính phủ cho lập kế hoạch mang lưới, các yêu câu xã hội đối với dịch vụ, phí tốn va

lợi nhuận đánh giá đối với việc đưa ra các dịch vụ, và phạm vi của vùng hành chính Về cơ bản, một vùng dịch vụ được xác định dựa vào việc xem xét lợi nhuận và chi phí

được đánh giá từ nhu câu của vùng, song song với các mục tiêu dài hạn Thậm chí

ngay cả khi doanh thu dự tính rất nhỏ so với chỉ phí, nó vẫn có thể được xác định là

một vùng dịch vụ trong trường hợp có mặt các nhân tố quan trọng như là tính xã hội

đối với dịch vụ, sự hạn chế bởi vùng hành chính, sự phù hợp với các chính sách quốc gia và kinh tế địa phương

(3) Xác định các mục tiêu cho chất lượng thông tin

Khi xác định các mục tiêu chất lượng thông tin, chúng ta phải xem xét Khuyến nghị ITU-T, các luật và quy định liên quan trong quốc gia, mức thỏa mãn người sử

Trang 21

hiện tại, phải chấp nhận sự điều chỉnh giữa các mạng hiện tại và mới Với các giả thiết

này, chúng ta có thể xác định chất lượng chuyển mạch, chất lượng truyền dẫn, và chất

lượng ổn định

Mỗi mục tiêu chất lượng được xác định sử dụng các tỷ lệ giá trị sau: - Chất lượng chuyển mạch: mắt kết nối và trễ kết nối

- Chất lượng truyền dẫn: LR(tý lệ tạp âm)

-_ Chất lượng ổn định: tỷ lệ lỗi

3.2.2 Lập kế hoạch dài hạn

Kê hoạch dài hạn là khung công việc cơ bản của lập kê hoạch mạng lưới Kê hoạch dài hạn c6 thé bao trùm một giai đoạn là 20 hoặc 30 năm Kế hoạch này bao

hàm các phần mà rất khó thay đổi như là cấu hình mạng lưới, vị trí tổng đài, và kế

hoạch đánh số Các phần này được lên kế hoạch theo các mục tiêu được xác định trong

phan trên

(1) Câu hình mạng lưới

Đầu tiên, thiết kế sơ lược các trạm chuyển mạch nội hafJ và các trạm chuyển mạch toll cho nhu câu, lưu lượng, và vùng dịch vụ của chúng, và xác định cấp mạng lưới Sau đó xác định các tuyến tối ưu, lưu tâm đến cấu hình mạng lưới

(2) Kế hoạch đánh số

Cân đối nhu cầu và câu hình mạng lưới, xác định dung lượng, vùng, và cơ câu

đánh số tôi ưu nhất

(3) Kế hoạch báo hiệu

Xem xét loại dịch vụ và cấu trúc mạng lưới, xác định nhân t6 yéu cầu cho hệ

thống báo hiệu

(4) Kế hoạch cước

Xem xét loại dịch vụ, hệ thống Ø1á CƯỚC, câu trúc mạng lưới, và kế hoạch đánh số,

xác định hệ thống cước tối ưu

(5) Kế hoạch vị trí tổng đài

Xem xét nhu cầu, lưu lượng, cầu trúc mạng lưới, và hệ thống gia cước, xác định vi

trí của mỗi tông đài và vùng dịch vụ của nó đề cho chỉ phí thiết bị là thấp

3.2.3 Kế hoạch trung hạn

Kế hoạch trung hạn thường bao trùm tối đa là 10 năm Thậm chí nó còn bao hàm cả kế hoạch thiết bị cho các ø1aI đoạn ngăn hạn Kế hoạch trung hạn được dựa trên các kết quả của kế hoạch dài hạn So với kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn yêu cầu độ

chính xác cao hơn khi tôi ưu hóa đầu tư, và đánh giá về quy mô và dung lượng của

Trang 22

(1) Tính toán các mạch

Xem xét các vị trí tổng đài, lưu lượng, vùng dịch vụ, và sự ân định về chất lượng dịch vụ, xác định số mạch tối ưu

(2) Kế hoạch mạng đường truyền dẫn

Xem xét số mạch ø1ữa các tổng đài, và câu hình mạng, xác định hệ thống truyền dẫn tối ưu mà đưa ra mức thảo mãn cả về kinh tế và độ tin cậy

(3) Kế hoạch mạng đường dây thuê bao

Xem xét nhu cầu, vị trí tổng đài, vùng dịch vụ, và mức ân định chất lượng dịch vụ,

chia mạng đường dây thuê bao thành một vài vùng phân bó Khi chia, tạo ra sự kết hợp tối ưu của các vùng phân bồ vì vậy mỗi vùng có thể phục vụ hiệu quả nhất các

thuê bao của nó 3.2.4 Dự báo nhu cầu

Dự báo nhu câu là đánh giá số lượng thuê bao kết nổi đến mỗi điểm của mạng

lưới, và xu hướng phát triển trong tương lai

Các nhân tố sau sẽ có ảnh hưởng đến dự báo nhu câu:

Các nhân tố kinh tế: tốc độ phát triển kinh tế, tiêu thụ cá nhân, khai thác và sản

xuât các sản phâm công nghiệp

Các nhân tô xã hội: dân sô, sô hộ gia đình, sô dân làm việc GIá cước: giá thiệt bị, cước cơ bản, cước kêt nôi, cước phụ trội

Chiến lược marketing: chiến lược về sản phẩm và quảng cáo

Các số liệu trên phải được thu thập để dự báo nhu cầu và phân bồ Thực hiện một

dự báo đơn giản chỉ bằng việc nhìn vào xu hướng tương lai gân là cách tiếp cận

thụ động, là không thê chấp nhận được Lập kế hoạch nên bao gồm các loại tiếp cận tích cực, ví dụ, thừa nhận sy gia tăng trong nhu cầu được chỉ dẫn bởi chiến lược kinh doanh

Dự báo nhu cầu thực tế, phương pháp thích hợp nhất nên được lựa chọn trong một

vài phương pháp tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia và mỗi vùng, và tùy theo sự

Trang 23

3.3 Dự báo nhu cầu

Dự báo là khâu quan trọng không thê thiếu được trong công việc ra quyết định Nó dự báo các xu hướng tương lai và trở thành điều căn bản dé lập kế hoạch kinh doanh được kinh tế và có hiệu quả

- Lĩnh vực dịch vụ Viễn thông có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người và các hoạt động kinh tế và nó là một ngành có quy mô lớn với các thiết bị đòi hỏi liên tục đầu tư rất nhiều Bởi vậy, điều đặc biệt quan trọng với ngành này để mở rộng kinh doanh ồn định và đầu tư thiết bị có hiệu quả phải dựa vào dự báo nhu cầu dài hạn Trong phân này sẽ trình bày các bước và phương pháp dự báo nhu cầu

3.3.1 Khái niệm

Theo nghĩa rộng, dự báo nhu cầu không chỉ bao gồm việc dự báo mà là cả việc thu

thập và xử lý số liệu, và việc điều chỉnh dự báo như hình 3.1 sau đây Ba bước này có

liên quan chặt chẽ với nhau Thu thập và xử lý số liệu cung cấp những số liệu cơ bản

cho hai bước kia Điều chỉnh dự báo phản hồi những phân tích để có được kết quả dự

báo nhu câu Nói chung, ba bước này được định nghĩa như sau:

(a) Thu thập và xử lý số liệu

Chuỗi số liệu về nhu câu điện thoại (yêu tố nội sinh) và thông kê về dân số, số hộ

gia đình, các chỉ số kinh tế (yếu tô ngoại sinh) được thu thập và xử lý theo yêu cầu

(b) Điều chỉnh nhu cầu

Những khác biệt giữa giá trị dự báo và giá trị thực phải được phân tích và giá trị dự báo sẽ được điều chỉnh theo kết quả của sự phân tích này

(c) Dự báo nhu cầu

Nhu cầu tương lai được dự báo hoặc được tính toán Đây là công việc dự báo

chính và được gọi là dự báo theo nghĩa hẹp Ngoài các phương pháp truyền thông, các

số liệu nhận được từ hai bước kia phải tận dụng đề xác định và đánh giá các giá trị dự

Trang 24

Dự báo theo nghĩa rộng Dự báo theo nghĩa hẹp Dự báo nhu câu ff \ Sô liệu cơ ban Dữ liệu phân tích Kế quả dự báo

Điều chỉnh nhu cầu |g

Số liệu Thu thập và xử lý số liệu

Hình 3.1, Khải niệm vê công việc dự báo 3.3.2 Tăng trưởng nhu cầu

Mạng điện thoại thường phân chia thành 3 pha như trong hình 5.2 sau đây: - Pha bat dau: tốc độ tăng trưởng chậm

- Pha tăng trưởng nhanh: tốc độ tăng trưởng rất nhanh hay gọi là giai đoạn tăng - Pha bão hòa: tốc độ tăng trưởng giảm

Ở mỗi pha, các điều kiện về kinh tế và xã hội là khác nhau Khi chọn lựa một

phương pháp dự báo, điều quan trọng dé phan tích lựa chọn là phải xác định được mạng hiện tại đang năm ở pha nào

(1) Pha bat dau

Pha bắt đâu liên quan đến giai đoạn tăng trưởng chậm của mạng, với mật độ điện thoại ở mức thấp

Trang 25

Trong pha này, nhu câu điện thoại chủ yếu là dành cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Nhu cầu này phụ thuộc vào các ngành công nghiệp và các ngành công cộng Bởi vậy, một mạng cơ bản được lắp đặt cùng với sự phát triển công nghiệp Không có mạng cơ bản này phát triển công nghiệp sẽ bị cản trở

Nhu câu cá nhân bị hạn chế trong pha này Điện thoại vẫn là thứ hàng hóa xa xỉ

đối với người tiêu dùng nói chung và không thể được xem như là hành hóa cần thiết

cho cuộc sống Các hàng hóa tiêu dùng khác và thực phẩm van được ưu tiên hơn là

điện thoại Vì vậy, để dự báo nhu cầu điện thoại cho sản xuất kinh doanh phải dựa vào

phân tích sự phát triển kinh tế của địa phương vả quốc gia (2) Pha tăng trưởng nhanh

Ở pha này, kinh tế đã phát triển Trong lĩnh vực công nghiệp, cần thiết phải cải tiến mạng viễn thông để đáp ứng dịch vụ chất lượng cao hơn Điều này phù hợp khi mức sống người dân tăng lên và nhu cầu hàng hóa và điện thoại nói chung là tăng lên

Trong giai đoạn tăng trưởng nhanh này, nhu cầu của dân cư trở nên lớn hơn cung

Thậm chí khi nhu cầu hiện tại đã được đáp ứng, vẫn nảy sinh nhiều nhu cầu hơn nữa

Tình trạng này tiếp tục diễn ra cho đến khi mạng tăng trưởng đến một qui mô hợp lý

Pha này tương xứng với giai đoạn thiết lập mạng Công việc dự báo trong giai đoạn này là rất quan trọng vì một loạt những sai sót trong dự báo có thể dẫn đến những sai xót trong việc lập kế hoạch về chỉ phí

(3) Pha bão hòa

Ở pha này, mật độ điện thoại dân cư đã đạt tới 80% hoặc hơn thế và cả điện thoại

dân cư và sản xuất kinh doanh đều phát triển tương đồng

Sau pha này, nhu cầu sẽ thay đối về cơ cầu đó là nhu câu về các dịch vụ mới, và doanh thu cũng sẽ thay đổi theo cơ câu nhu cầu chăng hạn như doanh thu về điện thoại thứ 2

Những nhận định ở trên không phải luôn là đúng ở một vài khu vực thậm chí ngay

cả trong một quốc gia Tuy thế, việc xác định được mỗi pha là vẫn rất cần thiết vì

phương pháp dự báo sẽ được áp dụng cho mỗi pha

3.3.3 Các bước xác định nhu cầu

Trang 26

Bước I: Xác định các mục tiêu dự báo

Bước đầu tiên của công việc dự báo là phải xác định rõ các mục tiêu dự báo Các mục tiêu dự báo bao gôm nhu cầu của dân cư và nhu cầu cho sản xuất kinh doanh Vùng mục tiêu dự báo là toàn bộ vùng trong nước hoặc vùng tổng đài Giai doan du báo có thể là 5 năm, 10 năm hoặc 15 năm

Bước 2: Xử lý các điều kiện ban đầu

Dự báo theo chuỗi thời Ø1an có thê được thực hiện theo cách như sau mối liên

quan giữa nhu câu và các yếu tố quyết định nhu cầu quá khứ về cơ bản là không thay đối so với tương lai Bởi vậy, các yếu tô nội sinh như hệ thống cước và cơ cầu cước và các yêu tố ngoại sinh như các kế hoạch phát triển vùng phải được xem xét

Bước 3: Các số liệu cần thu thập

Trong bước này phải xác định được yếu tố nào ảnh hưởng đến các mục tiêu dự báo

và những số liệu nào nên thu thập Tiếp theo, các số liệu thu thập được phải được phân loại sao cho việc phân tích chúng được dễ dàng

Các số liệu liên quan đến dự báo nhu cầu điện thoại như sau:

- Nhu câu điện thoại, mật độ điện thoại - Dân số, số hộ gia định

- SỐ các cơ quan - Tỷ lệ tăng thu nhập

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Các kế hoạch phát triển đô thị

Các số liệu trên được sắp xếp theo thời gian, theo các nhân tô (như nhân tố ngoại sinh và nội sinh) và theo các vùng tổng đài

Bước 4: Tiếp cận và phân tích xu hướng nhu cầu

Xu hướng nhu câu cân được phân tích theo quan điểm như sau: - Các giá trị quá khứ

- Co cau thị trường điện thoại

- Nguồn nhu cầu

Trang 27

- Các đặc điểm của vùng nghiên cứu

- So sánh với các vùng khác và các quốc gia khác

Bước 5: Nghiên cứu các kỹ thuật dự báo và tính toán gia tri du báo

Các phương pháp dự báo được phân loại theo 3 phương pháp sau:

- Phương pháp chuỗi thời gian

- Phương pháp mô hình hóa - Các phương pháp khác

Một phương pháp dự báo được xác định thông qua các số liệu thu thập Tuy nhiên,

để cho giá trị dự báo đảm bảo độ chính xác cao hơn, điều quan trọng là nên chọn

phương pháp khả thi nhất và chọn các giá trị tôi ưu

Bước 6: Xác định các giá trị dự báo

Từ việc phân tích kết quả nhận được ở bước 2 và bước 4 các giá trị tôi ưu sẽ được quyết định

3.3.4 Các phương pháp xác định nhu cầu

3.3.4.1, Phương pháp chuỗi thời gian (1) Khái quát

Đối với phương pháp chuỗi thời gian, xu hướng trong quá khứ sẽ được áp dụng đề

dự báo cho tương lai.Ví dụ, giả sử thời gian là “t' và biến dự báo (nhu cầu hoặc lưu

long) 1a ‘y’, hàm biểu diễn mối quan hệ có dạng y=fÐ Phương pháp này thường được sử dụng cho dự báo ngắn hạn Hạn chế của phương pháp này là các biến về chính

sách như cước và mức dịch vụ không được tính đến và như vậy thì nó không có tính

thuyết phục Nhưng phương pháp này dễ thực hiện nhất và đơn giản vì ngoài các số

liệu cần có như nhu cầu và mật độ điện thoại ra thì không đòi hỏi thêm số liệu nào

khác Chính vì lý do đó mà phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong dự báo dân

số, dự báo kinh tế,

(2) Điều chỉnh số liệu biến thiên

Thông thường, số liệu chuỗi thời gian bao gồm 4 dạng sau: biến thiên xu thế, biến

thiên chu kỳ, biến thiên theo mùa, biến thiên bất thường Bởi vậy cần phải chuyển các biến thiên khác nhau về dạng biến thiên dữ liệu xu thế băng “phương pháp bình quân

tháng”, “phương pháp nhân công”

Trang 28

biến thiên là một giá trị xu hướng của các đường thắng và cho phép tìm sự biến thiên của số liệu bằng cách tính đơn giản hơn

Giả sử rằng trong chuỗi thời gian chu kỳ theo tháng của n năm, ¡ tháng là x¡, M; là g1á frỊ trung bình, Mụẹ là bình quân giá trị trung bình M,=Èx//n Mẹạ=) x//12 (5.1) Chỉ số mùa (SI) được tính như sau: SI=M;/Mo* 100 (5.2) Đề chuyển dạng dữ liệu mùa, sử dụng chỉ số mùa như mô hình (5.2) và nhân với 100

(3)Các biểu thức sử dụng cho dự báo

Biểu thức thích hợp được lựa chọn phải dựa trên nên tảng của xu hướng nhu cầu

trong quá khứ Ở thời điểm này, các đặc điểm của mỗi biểu thức phải được xem xét

đầy đủ Đó là, biểu thức và giai đoạn dự báo phải được xác định xem nhu câu sẽ thay đổi như thể nào

Đối với dự báo băng phân tích chuỗi thời gian thì chỉ thời gian là yêu tố giải thích biến nhu cầu Các yếu tô khác như những thay đổi cơ cấu không được giải thích

Nhưng phải chú ý răng, phương pháp này chỉ đúng trong trường hợp mối liên quan giữa các yêu tô quyết định nhu cầu hiện tại và nhu câu quá khứ sẽ không thay đôi cơ bản trong tương lai Nếu bất kỳ sự thay đổi cơ cầu nào được xem là sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu câu thì nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của nó phải được phân tích kỹ

lưỡng và phương pháp dự báo phải được điều chỉnh

Sau đây là các biểu thức được dùng cho phân tích chuỗi thời gian Phương trình tuyến tính và phương trình bậc 2 khá là phù hợp với dự báo ngắn hạn Hàm mũ và hàm

logistic phù hợp với dự báo đài hạn Hàm logistic nhận được từ việc nghiên cứu vấn đề

tăng dân số đặc biệt phù hợp trong dự báo lợi ích công cộng của hàng hóa được tiêu

thụ liên tục

(4) Xác định hăng số của mô hình dự báo

Với mỗi phương pháp được xác định dựa vào xu thế nhu cầu trong quá khứ thì hăng số của mỗi một phương trình phải được tính toán Phương pháp phố biến nhất là phương pháp bình phương nhỏ nhất

(a)_ Phương pháp bình phương nhỏ nhất

Phương pháp này có nghĩa là tìm ra được một phương trình sao cho tông diện

Trang 29

(b) Xác định giá trị tới hạn (mức bão hòa)

Giá tri téi han ‘K’ trong ham logistic va ham mũ điều chỉnh là giá trị dựa vào

số liệu quá khứ ở thời điểm dự báo Giá trị 'Kˆ không nhất thiết phải là hăng

số Khi nền kinh tế phát triển, giá trị “K” trở nên lớn hơn Sai số lớn sẽ không xuất hiện thậm chí nếu K được coi như là một hăng số cho đến khi đường cầu tiễn gần đến K

Giá trị 'K' là khác nhau không chỉ với các quốc gia và các vùng mà còn khác

nhau tùy theo trình độ kinh tế và các điều kiện của dân cư Nó thường được xác định dựa trên các yếu tố kinh tẾ và các yếu tố chính trị, tham khảo số liệu của

các quốc gia khác và số liệu của các khu vực lân cận

3.3.4.2, Phương pháp hồi quy

(1) Khái quát

Trong mô hình hồi quy, mối quan hệ của nguyên nhân và kết quả giữa nhu cầu và các yếu tố quyết định nó được mô hình hóa để dự báo Đầu tiên, các yếu tố

tìm được tìm kiếm bao gồm mối liên quan phụ thuộc lẫn nhau hoặc mối liên

quan giữa nguyên nhân và kết quả trong quá khứ Nhìn chung các yếu tô kinh tế và các yêu t6 xã hội đều liên quan đến nhu cầu

Trong những nhân tố này, một vài nhân tố là mô hình có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu và giá trị tương lai của nó có thể là dự báo Với những mô hình này nhu cầu là dự báo

(2) Xác định công thức hồi quy (a) Sự tương quan

Trước khi xác định công thức truy hồi, cần phải tìm một nhân tố đan xen với

nhu cầu Biểu hiện cường độ của sự liên hệ là khái niệm của sự tương quan

(3) Các phương pháp khác

3.4 Dự báo lưu lượng

3.4.1 Khái niệm

Dự báo lưu lượng là đánh giá tông sô lượng xảy ra tại môi điệm của mạng lưới

Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo lưu lượng: kết quả dự báo lưu lượng, các dao động

cơ bản, dịch vụ

3.4.2 Các bước xác định lưu lượng

Trang 30

Bước 1: Xác định mục địch và đối tượng dự báo Xác định mục tiêu của dự báo, lưu lượng và năm được dự báo

Bước 2: Thu thấp số liệu và xác định giả thiết

Xác định các giả thiết của dự báo (ví dụ: hệ thống gia va cac du an phat trién dia phương có thê có) Lựa chọn và phân tích số liệu biểu thị xu hướng của nhu cầu lưu lượng

Bước 3: Nghiên cứu xu hướng lưu lượng

Ghi chép và phân tích các đặc tính lưu lượng Gồm có: xu hướng chuỗi thời gian của lưu lượng, phân tích xu hướng lưu lượng nội hạt và đường đài trong nước, các

nhân tố chính ảnh hưởng đến lưu lượng (ví dụ: cầu thuê bao), mối liên hệ giữa sự phát triển vùng và lưu lượng, sự phân bố lưu lượng theo thời gian

Bước 4: Lựa chọn phương pháp dự báo Phương pháp thích hợp nhất được lựa

chọn qua việc xem xét các đặc tính của lưu lượng và các nhân tô dao động

Bước 5: Tính toán lưu lượng cơ bản

Tính toán lưu lượng trung bình hàng năm cho năm tham khảo

Bước 6: Dự báo lưu lượng

Dự báo thực hiện băng cách sử dụng phương pháp chuỗi thời gian, hoặc nhân tỷ lệ tăng lưu lượng với lưu lượng cơ bản

Bước 7: Đánh giá / xác định dự báo

Xem xét các đặc tính của các nhân tố dao động sử dụng trong dự báo, dự bảo so

sánh xu hướng lưu lượng toàn câu và số liệu lưu lượng của từng nước

Bước 8: Tính toán lưu lượng tham khảo

Lưu lượng tham khảo được tính theo giả thiết về sự dao động trong dự báo (lưu

lượng trung bình hàng năm)

Bước 9: Biên soạn các báo cáo

Các báo cáo mà chúng ta đưa ra các số liệu cơ sở cho dự báo lưu lượng (lưu lượng

tham khảo và số thuê bao), dự báo, các giả thiết cho dự báo, và cơ sở để đánh giá / xác

Trang 31

Bằng việc tiếp tục so sánh dự báo với các số liệu thực tế, cải tiễn phương pháp dự báo để đạt được độ chính xác cao hơn

3.4.3 Các phương pháp xác định dự báo lưu lượng

Các phương pháp dự báo khác nhau được chọn lựa theo lượng thoongn tín sẵn có

là bao nhiêu (nghĩa là chỉ có số liệu cho mỗi trạm hoặc số liệu cho toàn quốc gia là sẵn

có) Trong phân này, chúng tôi sẽ miêu tả hai trường hợp: (1) số liệu lưu lượng sẵn có

và (2) số liệu lưu lượng không sẵn có 3.4.3.1, Khi số liệu lưu lượng sẵn có

Khi một vài số liệu lưu lượng có sẵn, sử dụng các phương pháp sau đây:

Phương pháp chuỗi thời gian

Phương pháp hôi quy

Dự báo toàn cầu xem xét các điều kiện của từng địa phương

Dự báo đơn giản tý lệ tăng lưu lượng điểm — điểm

Mỗi phương pháp sẽ được miêu tả dưới đây: (1) Phương pháp chuỗi thời gian

Phương pháp này xác định xu hướng chuỗi thời gian dựa trên số liệu quá khứ, và dự báo tương lai băng cách mở rộng xu hướng

(2) Phương pháp hồi quy

Phương pháp này xác định các nhân tố tạo ra cầu lưu lượng, và mô tả sự dao động

lưu lượng sự thay đồi của các nhân tố này Mô hình dự báo ở công thức (4.1) dựa

trên mô hình đàn hồi Công thức này được sử dụng để tính toán tỷ lệ tăng lưu lượng Y=aX\".X)P X," ơ.B y : Biến thiên a: hằng số v: tý lệ tăng lưu lượng XỊ ,X¿ X„: Biến số miêu tả

Trong hầu hết các trường hợp, lưu lượng có liên quan chặt chẽ với sô lượng thuê

Trang 32

và thuê bao dân cư nên hoặc là số thuê bao dân cư hoặc là số thuê bao kinh doanh

được chuyển đổi lẫn nhau Kết quả này gọi là số thuê bao chuyên đôi và được

định nghĩa là biến số miêu tả

Phương pháp này thu được đường xu hướng theo tương quan giữa lưu lượng và số

thuê bao biến đổi Sử dụng đường xu hướng này, lưu lượng được dự báo bằng

cách ước tính sô thuê bao chuyên đôi

Lưu Gia tri dự báo lượng Số thuê bao

Hình 6.2 Dự báo tương quan sử dụng giữa lưu lượng và số thuê bao (3) Dự báo toàn bộ có xem xét đến các điều kiện toàn cục

Mô hình dự báo toàn bộ, được áp dụng trong khu vực rộng lớn, có thé str

dụng tương đối nhiều số liệu thống kế hơn như chi số kinh tế Tuy nhiên, lưu lượng dự báo cho mỗi khu vực tổng đài là không dễ, bởi vì số liệu thống

kê cho các khu vực nhỏ như vậy thường có hạn Vì vậy, tý lệ tăng lưu lượng

của khu vực được tính toán từ tỷ lệ tăng lưu lượng toàn bộ có xem xét đến

điều kiện phát triển cục bộ của vùng Sử dụng công thức sau đây:

y=K.X"=ym.(X/xm)” (4.2)

trong đó

y: ty lé tang lưu lượng của khu vực lien quan

x: tý lệ tăng thuê bao của khu vực lien quan(sử dụng là biến đại diện thể

hiện sự phát triển của khu vực) a: là hang sé

K=ym/Xm”"

ym: ty lệ tăng lưu lượng toàn bộ Xm: tỷ lệ tăng thuê bao toàn bộ

Trang 33

Đề dự báo lưu lượng giữa các khu vực, chúng ta cần số liệu phát triển dự án

và xu hướng nhu cầu cho các khu vực Vì lưu lượng phí điện thoại đường dài chuyền tiếp máy tính trên toàn quốc nên nó chịu tác động của nhiều xu hướng kinh tê — xã hội Các xu hướng này không đo được với một đơn vị nhỏ như một khu vực Cũng cần xét những ảnh hưởng của điều kiện ở cả những vùng khởi đầu và kết thúc lưu lượng

Bởi vậy, lưu lượng giữa các trạm được dự báo tổng thê theo quy trình sau đây Vùng lưu lượng dự báo thường là vùng tính cước lien tỉnh (TA)

(a) Đề thu được ty lé tang lưu lượng, xem xét các nhân tố chung với khu vực rộng lớn hơn, trong đó xác định khu vực sẽ dự báo (dự báo toàn bộ)

(b)Sử dụng dự báo toàn bộ như là một chỉ số nhân tố như các chỉ số kinh té, GƠNE, vv phố biến với các vùng lớn [quốc gia và các thành phố chính],

lưu lượng khởi đầu cơ bản được đoán trước qua xem xét điều kiện cục bộ

(những dự án phát triển vùng và biến động dân só)

(c) Tỷ lệ tăng lưu lượng của khu vực được dự báo dựa trên tỷ lệ tăng lưu

lượng của đâu và cuối vùng tính cước liên tỉnh

(d)Lưu lượng giữa hai vùng được dự báo bang việc nhân tý lệ tăng lưu lượng với lưu lượng cơ bản giữa hai vùng

y=vy1.y2

vy: tý lệ tăng lưu lượng giữa TAI và TA2 v]: tỷ lệ tăng lưu lượng của TAI

v2: tỷ lệ tăng lưu lượng của TA2

3.4.3.2, Khi số liệu lưu lượng không có sẵn

(1) Dự báo tổng lưu lượng khởi đầu

Khi mật độ điện thoại thấp, nhiều người sử dụng một số lượng điện thoại có

hạn Vì vậy tổng lưu lượng khởi đầu cho mỗi điện thoại là tương đối lớn Nhưng

khi mật độ điện thoại tăng, số thuê bao với tý lệ sử dụng thấp cũng tăng lên Băng cách này, tổng lưu lượng khởi đầu cho mỗi điện thoại giảm

(2) Dự báo đầu ra lưu lượng thoại đường dài

Dự báo đầu ra lưu lượng thoại đường dài sử dụng đồ thị đưa ra ở hình 6.4

Trang 34

Tý lệ đầu ra lưu lượng thoại đường dài trong tổng đài lưu lượng khởi đầu phụ thuộc vào hoạt động kinh tế xã hội ở các đô thị Nếu đô thị nhỏ và hoạt

động kinh tẾ - xã hội phụ thuộc lớn vào các vùng ngoại ô, tỷ lệ lưu lượng thoại

đường dài sẽ cao Vì vậy, dưới các điều kiện kinh tế xã hội giống nhau đô thị có

dân cư ít hơn sẽ có tỷ lệ lưu lượng điện thoại đường dài cao hơn

Dựa vào tỷ lệ lưu lượng thoại đường dài thu được ở hình 6.4, có thể dự báo

đầu ra lưu lượng thoại đường dài

3.4.3.3 Mô hình trọng trường (dự báo luồng lưu lượng giữa các tổng đài) Đối với mạng nội hạt không có sẵn số liệu, công thức mô hình trọng trường được sử dụng để tính luồng lưu lượng Phương pháp này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các tổng đài Nhìn chung, khi khoảng cách gân, lượng người nhiều

hơn, lưu lượng điện thoại sẽ tăng lên

3.5 KẺ HOẠCH ĐÁNH SỐ

3⁄51 Giớithiu

Kê hoạch đánh sô được thiệt lập phải locgic và mêm dẻo Các con sô không chỉ

được sử dụng như những điều kiện phân chia giới hạn cho các điểm nối điều khiển giữa các thuê bao và mạng lưới mà còn được sử dụng cho việc tính cước các cuộc

gọi.Khi lập kế hoạch đánh số cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Kế hoạch đánh số phải Ổn định trong một thời gian dài, số lượng các con số phải đáp ứng đủ cho nhu câu phát triển dung lượng trong 50 năm cũng như khi phát triển

dịch vụ mới

- Trên toàn mạng quốc gia các con số phải được dùng chung để có thiết lập một cuộc gọi mà không quan tâm tới vị trí thuê bao chủ gọi

- Kế hoạch đánh số phải đơn giản và dễ sử dụng cho các thuê bao Số lượng các con số cảng ít cảng tốt sao cho không vượt quá những quy định mà ITU-T đưa ra cho

SỐ quốc té

- Vé van đề chuyên mạch, kế hoạch đánh số phải đảm bảo sao cho thủ tục biên dịch, tạo tuyến và tính cước đơn giản

3.5.2 Các hệ thống đánh số

3.5.2.1 Hệ thông đánh sô đóng

Hệ thống đánh số đóng là hệ thống đánh số khi toàn mạng lưới được coi như

Trang 35

dạng chuẩn Trong hệ thống này, mỗi thuê bao có địa chỉ riêng và số lượng các con

số là cô định

3.5.2.2 Hệ thông đúnh số mớ

Trong hệ thống đánh số đóng, khi lượng thuê bao tăng lên và mạng lớn lên thì mỗi số thuê bao phải tăng thêm số lượng các con số nhưng khi quay số với nhiều số

con số như vậy thì không thuận tiện Do đó, trong hệ thống đánh số mở, mạng được

xây dựng dựa trên tập hợp các vùng đánh số đóng Trong hệ thống này, thuê bao thuộc vùng đánh số đóng khác nhau được đấu nối với nhau nhờ việc thêm vào các con số tiền tố trung kế và các mã trung kế trước số đóng Hệ thống này còn cho phép đấu nối các thuê bao trong một vùng, cùng tỉnh , với các số ngăn hơn 3.5.3 Cầu tạo SỐ 3.5.3.1 Số quốc gia: Tiền tố trung kế Mã vùng Mã tông đài Số thuê bao «— Sốthuêbao — ——>y «4 SO quoc gia Vv

Hình 2.5 : Câu tạo số quốc gia ITU-T quy định rằng con số 'O' làm số tiền tố trung kế

- _ Mã vùng có thể bao gồm một hay vài con số

- - Mỗi một tong đài nội hạt trong một vùng được gán một mã riêng 3.5.3.2 SỐ quốc tế Tiền tố quốc tế | | Mã quốc gia Mã vùng Mã tơng Số th bao đài «———— Số quốc gia ————y ‹ SO quoc té ——*

Hình 2.6 : Câu tạo số quốc tế

+ Đối với những quốc gia định đưa ra các dịch vụ gọi quốc tế ITU-T quy định '00' là sô tiên tô quôc tê

Trang 36

+ Sự kết hợp giữa mã quốc gia và số quốc gia tạo thành số quốc tế

* ITU-T đã khuyến nghị răng con số quốc tế không nên vượt quá 12 con số Do đó số lượng các con số trong số quốc gia phải là (12-n)

{trong dé n là số con số trong mã quốc gia (counfry code)}

Cú ý : ITU-T khuyến nghị rằng số lượng con số ISDN quốc tế có chiều dài tối đa là 15 con số Giả sử răng, có vài mạng điện thoại và ISDN trong một quốc gia, ITU-T

mở rộng kế hoạch đánh số cho điện thoại từ 12 số lên 15 số để nhận dạng được các

mạng khác nhau

3.5.4 Các thú tục cho việc lập kế hoạch đánh số

Thông thường, kê hoạch đánh sô thiệt lập dựa trên các bước sau đây:

* Xác định dung lượng số

Dự báo nhu cầu phát triển số lượng thuê bao đề quyết định số lượng các con số

Lựa chọn số chữ số

* Phân vùng đánh số

- Xem xét sự phù hợp giữa địa giới hành chính và vùng tính cước

- Sự phù hợp giữa vùng đặt thuê bao và vùng đặt trung tâm chuyển mạch sơ cấp

* Cấu tạo số

- Xem xét sự kết hợp giữa hệ thống đánh số đóng và đánh số mở

- Quy định chiêu dài các số thuê bao là thống nhất

3.5.4.1 Quyết định dung lượng đánh số

3.5.4.1.1 Chu kỳ cuủ kế hoạch đánh số

Mỗi lần một kế hoạch đánh số được thiết lập, các thay đôi trong kế hoạch xảy

ra sau đó thường gây ra nhiều khó khăn Điều đó là không tránh khỏi, vì thế việc đưa

ra các chữ số và các thông số khác phải căn cứ vào việc dự báo nhu cầu điện thoại

chính xác đề tránh việc thiếu số Do vậy, khi dự báo nhu cầu điện thoại phải lưu tâm

tới sự phát triển trong tương lai Trên thực tế việc thực hiện dự báo nhu cầu dài hạn là

rất khó khăn Tuy nhiên, kế hoạch đánh số nên triển khai bằng cách mỗi lần đem áp dụng vào thực tiễn thì đòi hỏi không được thay đổi trong vòng 50 năm

Trang 37

Dung lượng sỐ phụ thuộc vào việc có bao nhiêu chữ số được sử dụng cho việc

đánh số Dung lượng đánh số tượng trưng cho giới hạn cao hơn về tổng số thuê bao và /hoặc thiết bị đầu cuối mà có thể được cung cấp trong một vùng thích hợp Ví dụ, nếu

4 chữ số được sử dụng cho việc đánh số thì lý thuyết nó sẽ tạo thành 10.000 số có thể

sử dụng được, lên xuống từ “0000” đến “9999” Có nghĩa là khả năng đánh số ở đây sẽ

là 10.000 số Tuy nhiên, không phải tất cả các số này đều sử dụng cho việc đánh số, bởi vì có một giới hạn được quy định cho các tiên tố trung kế và quốc tế và các mã địch vụ đặc biệt

3.5.4.1.3 Lựa chọn các chữ số

Việc lựa chọn các chữ số phải quan tâm tới nhu cầu đánh số thuê bao mà bao gồm cả các dịch vụ đặc biệt cũng như khi các mã này được ân định tới các thuê bao

Ví dụ, chăng hạn ta giả sử nhu cầu đánh số trong tương lai là 9 triệu số, thì các

chữ số được lựa chọn theo cách sau:

a Các điều kiện tiên quyết:

- Chữ số “*0” nên được sử dụng cho tiên tố trung kế

- Hệ thống đánh số “lXY” nên được sử dụng cho các số của các dịch vụ đặc biệt

- Mã quốc gia nên sử dụng 3 chữ số b Các giới hạn trong việc sử dụng số:

- 9 chữ số từ 1 đến 9 không bao gôn chữ số “0” được sử dụng cho chữ số đầu tiên của mã tổng đài

c Thực hiện phép trừ đi 3 chữ số đối với mã quốc gia từ tổng số 12 chữ số chỉ còn lại 9 chữ số Như vậy chúng ta có thể sử dụng đến 9 chữ số cho số quốc gia

- Giả sử với 8 chữ số, thì khả năng đánh số sẽ là: 9 x 8 x 10” = 72.000.000 số

Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu đánh số là 9 triệu số thì nên sử dụng 8 chữ số Hơn nữa, cần phải quan tâm đến tốn thất khi phân tách trong dung lượng đánh số liên quan tới việc thiết lập một vùng đánh số Đề minh hoạ khái niệm tốn thất phân

tách, chúng ta hãy so sánh một vùng được phục vụ bởi một tong dai dién thoai duy

nhất với một vùng được phục vụ bởi 2 tổng đài điện thoại khác nhau Số: 2-XXXX Số: 5-XXXX Số: 6-XXXX Nhu cầu điện thoại: S000 Nhu cau: 5000 Nhu cầu: 3000

ttp://dichvuphoto.tk — Chuyên photo và 1n giả rẻ nhất tại Hà Nôi a Đánh số với một tổng đài b Đánh số với hai tổng đài

Trang 38

a Nếu là vùng được phục vụ bởi một tong đài điện thoại duy nhất - Chữ số “2” sẽ được ân định cho mã tổng đài

- Nếu số của một thuê bao gồm 4 chữ số thì khả năng đánh số là 10.000 số, do đó sẽ đáp ứng nhu cầu trong tương lai là 8000 số Lầy 10.000 số của khả năng đánh số trừ đi 8000 số của nhu câu tương lai thì còn 2000 số là dung lượng không dùng đến

b Nếu vùng được phục vụ bởi 2 tông đài điện thoại khác nhau

- Vùng dịch vụ nội hạt này được chia thành vùng A và vùng B

- Đối với vùng A, giả sử nhu cầu trong tương lai là 5000 số, chữ số 5 được ân định cho mã tổng đài

- Đối với vùng B, giả sử nhu câu trong tương lai là 3000 số, chữ số 6 được ân định cho mã tổng đài

- Số thuê bao được quy định có 4 chữ số Khả năng đánh số là 10.000 số sẽ được ân định cho mỗi vùng A và B Như vậy, tổng khả năng đánh số cần có là 20.000 số

Lấy 20.000 số này trừ đi 8.000 số của nhu cầu tương lai còn 12.000 số là dung lượng

không dùng đến

Dung lượng không dùng đến là quá cao trong trường hợp (b) cho vùng đánh số là không thích đáng Ví dụ được trích dẫn ở trên có thể là trường hợp đặc biệt Tuy nhiên nó lại minh hoạ cho khả năng mà các mã trung kế và/hoặc các ma tong dai cd

thể thiếu nếu không lựa chọn sỐ lượng chữ số hoàn chỉnh cho toàn bộ dung lượng đánh

SỐ

3.5.4.2 Lựa chọn vùng đánh số

Qua ví dụ trên cho thay ccac vung danh số nên được lựa chon căn cứ vào nhu

cầu tương lai, theo đó việc thiếu khả năng đánh số sẽ không xảy ra.Nếu khả năng đánh số thiếu thì các số này có thể được sử dụng từ các vùng số khác

Đề lựa chọn vùng đánh số đúng đắn thì cần phải đảm bảo tính nhất quán đối với

khả năng đánh số, giữa các vùng dịch vụ nội hạt và các vùng tính cước Nếu không

Trang 39

- _ Các mức giá khác nhau được áp dụng cho các vùng có cùng mã trung kế và như vậy thì người sử dụng sẽ không thể hiểu nỗi hệ thông tính cước

- _ Khi các vùng cung cấp của trung tâm cơ sở giống hệt các vùng tính cước thì

tông đài có thể tạo ra một chỉ số tính cước bang cách nhận dạng mã trung

kế Nếu có bất kỳ sự không nhất quán nào giữa các vung dịch vụ nội hạt và các vùng tính cước thì tổng đài phải nhận dạng mã tổng đài từ đó mới nhận dạng vùng tính cước Điều này dẫn tới sự phức tạp trong hoạt động của tổng đài

Các vùng đánh số nên được lựa chọn cho toàn bộ khả năng đánh số theo đúng

hệ thống phân vùng — như địa hạt quản lý mà những người sử dụng đã thông thạo

3.6 KẾ HOẠCH ĐỊNH TUYẾN

3.6.1 Giới thiệu c

Thông thường một cuộc gọi được thực hiện qua nhiêu tông đài khác nhau Định

tuyến là quá trình chọn một đường đi (tuyến) qua các nút mạng để tới đích một cách

tối ưu nhất về mặt kĩ thuật cũng như về mặt kinh tế

Một số yêu cau dat ra:

Quá trình chọn tuyến và các thủ tục điều khiến phải đơn giản Đảm bảo sử dụng kênh & các thiết bị một cách hiệu quả Đảm bảo thiết kế và quản lý mang dé dang

3.6.2 Các phương pháp định tuyến

3.6.2.1 Dinh tuyén cô dinh :

Định tuyến cố định là phương pháp quy định một số tuyến cố định cho việc chuyên lưu lượng giữa hai tông đài Do phương pháp này yêu cầu phân điều khiến rất đơn giản nên nó được ứng dụng trong các hệ thống chuyển mạch cơ điện Tuy nhiên, phương pháp này rất hạn chế trong việc chọn tuyến dẫn đến không linh hoạt khi có

kênh nào đó bị lỗi

Trang 40

Phương pháp định tuyến luân phiên được tả rõ trong hình vẽ dưới đây Giữa bất

kỳ hai nút mạng nào cũng có nhiều hơn 1 tuyến Nguyên tắc định tuyến luân phiên như

sau: khi tất cả các mạch thuộc tuyến đầu tiên bận thì tuyến thứ hai được chọn Nếu

tuyến thứ 2 bận thì tuyến thứ 3 được chọn và cứ như vậy cho tới khi tìm được tuyến

rồi hoặc sẽ mât cuộc gọi đó Tông đài 4 Tuyến 3 & Tổng đài 3 Tông đài 1 Tuyển 2 (alternative route Tuyen 1 Tong dai 2

Hình 2.7 Nguyén tac dinh tuyén ludn phién

Phương pháp nảy rất hiệu quả trong việc tối ưu hoá sử dụng các kênh trung kế và thường được áp dụng giữa các tổng đài điện tử số SPC

3.6.2.3 Định tuyến động

Định tuyến động là một kiểu đặc biệt của định tuyến luân phiên như trên, một

điểm khác biệt là tăng độ linh hoạt và giảm thời gian chọn tuyến giữa hai nút mạng căn cứ vào tỉnh trạng của mạng hoặc theo thời gian định trước Kiểu định tuyến này có thể được sử dụng giữa các tổng đài điện tử số hoặc giữa các nút trên mạng số liệu hiện nay

3.7 KẾ HOẠCH TÍNH CƯỚC

3.7.1 Giới thiệu chung

Hàng năm trên mạng viên thông, các nhà cung câp dịch vụ viên thông phải đâu tư nhiêu cho việc vận hành, bảo dưỡng cũng như phát triên, quản lý mạng, do đó

các thuê bao phải trả cước cho các dịch vụ mà họ sử dụng Đê xác định mức cước mà thuê bao phải trả cho các dịch vụ viễn thông và các tiêu chí cho tính cước việc lập kê

hoạch tính cước đề đưa ra các loại cước, số tiền và phương pháp tính toán phù hợp là

40

Ngày đăng: 15/11/2016, 12:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN