1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án thi giảng (dạy học tích cực) Hóa học 11 Bài 9: Muối nitrat

11 2,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 57,17 KB

Nội dung

Giáo án thi giảng (phương pháp dạy học tích cực) môn Hóa học lớp 11 Bài 9 (Axit nitric và muối nitrat (tiết 2). Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, phương pháp làm việc nhóm...

Trang 1

GIÁO ÁN DẠY HỌC TÍCH CỰC BÀI 9: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT

TIẾT 2: MUỐI NITRAT

A MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- HS biết được muối nitrat là muối của axit nitric

- HS biết muối nitrat đều dễ tan trong nước và là chất điện li mạnh

- HS biết phản ứng hóa học quan trọng của muối nitrat là phản ứng nhiệt phân

- HS biết một số ứng dụng của muối nitrat

2 Kỹ năng

- HS dự đoán tính chất hóa học thông qua đặc điểm hợp chất, số oxi hóa của nguyên tố

- HS viết được các phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân muối nitrat

3 Phát triển năng lực

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực tư duy logic

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực tự học

- Năng lực làm việc theo nhóm

4 Tình cảm, thái độ

- HS yêu thích môn hóa học và các môn khoa học khác

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập

B CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- phương pháp: - phương pháp đàm thoại

- phương pháp thuyết trình

- phương pháp trực quan

- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- đồ dùng: Giáo án

Bảng phụ: phản ứng nhiệt phân muối nitrat của kim loại Phiếu học tập

Trang 2

Hóa chất: KNO3, NaNO3, AgNO3, nước Dụng cụ: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp gỗ, thìa thủy tinh, đũa thủy tinh

2 Học sinh

Ôn bài cũ Xem trước bài mới

C TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1 Ổn định tổ chức

Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau vào cho biết

axit nitric đang thể hiện tính chất gì trong các phản ứng đó Vì sao?

1/ NaOH + HNO3 

2/ NH3 + HNO3 

3/ Fe + HNO3 đặc

4/ Cu + HNO3 loãng 

Đáp án:

1/ NaOH + HNO3  NaNO3 + H2O

2/ NH3 + HNO3  NH4NO3

3/ Fe + 6HNO3 đặc Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

4/ 3Cu + 8HNO3 loãng  3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Trong các phản ứng 1, 2: HNO3 thể hiện tính axit vì tác dụng với bazơ

Trong các phản ứng 3, 4: HNO3 thể hiện tính oxi hóa vì số oxi hóa của N giảm

Sau khi HS hoàn thành các phương trình, y/c HS gọi tên sản phẩm muối

3 Dẫn vào bài mới

Liên hệ lại các phương trình trong phần kiểm tra bài cũ: Các chất NaNO3 (natri nitrat), NH4NO3 (amoni nitrat), Fe(NO3)3 (sắt (III) nitrat) và Cu(NO3)2 (đồng (II) nitrat) là các muối nitrat Vậy theo em thế nào là muối nitrat?

HS trả lời

GV: muối nitrat là muối của axit nitric Vậy muối nitrat có những tính chất và ứng dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay

o

t

 

o

t

 

Trang 3

4 Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động 1:Tìm hiểu tính chất vật lí của muối nitrat

GV y/c HS ghi lại định nghĩa và lấy

một số ví dụ về muối nitrat vào vở

GV giới thiệu một số hóa chất:

NaNO3, KNO3, AgNO3

GV cho HS quan sát trạng thái, màu

sắc của muối

GV tiến hành thí nghiệm thử tính tan

của từng chất

HS quan sát và rút ra nhận xét: tất cả

các muối trên đều tan tốt trong nước

GV y/c HS nghiên cứu bảng tính tan

phần cuối SGK và cho biết tính tan

của muối nitrat

HS trả lời: tất cả muối nitrat đều tan

GV bổ sung: Tất cả muối nitrat đều

là chất điện li mạnh

Trong dung dịch loãng, chúng phân

li hoàn toàn thành các ion Vậy em

hãy viết phương trình điện li của

NaNO3?

GV y.c HS quan sát màu sắc 3 dung

dịch muối vừa hòa tan, và nhận xét

về màu của ion NO3- trong dung

dịch

HS trả lời

GV lưu ý: ion NO3- không màu Màu

của dung dịch nếu có là màu của ion

kim loại Ví dụ muối Cu(NO3)2 có

màu xanh là màu của ion Cu2+, muối

Fe(NO3)3 có màu vàng của ion Fe3+

B- MUỐI NITRAT

Muối nitrat là muối của axit nitric VD: …

I- Tính chất của muối nitrat 1- Tính chất vật lý

Tất cả muối nitrat đều dễ tan trong nước và là chất điện li mạnh

NaNO3  Na+ + NO3

-Ion NO3- không màu

Trang 4

Hoạt động 2:Nghiên cứu tính chất hóa học của muối nitrat

Muối nitrat là muối Em hãy nhắc lại

những tính chất của muối đã học ở

lớp 9?

HS trả lời: muối có thể tác dụng với

kim loại, với axit, với bazơ và với

muối

GV lưu ý thêm

- Phản ứng của kim loại với muối

tuân theo nguyên tắc kim loại mạnh

hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi

muối

- Phản ứng của muối với axit, bazơ

hay với muối là phản ứng trao đổi

ion, vậy muốn xảy ra phải thỏa mãn

điều kiện là sản phẩm có chất kết

tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu

Tuy nhiên, tất cả muối nitrat đều tan,

là chất điện li mạnh và không bay

hơi, nên phản ứng có xảy ra hay

không phụ thuộc vào sản phẩm còn

lại Vì vậy đây không phải là những

phản ứng đặc trưng của muối nitrat

Tuy nhiên, tất cả muối nitrat lại có

chung một đặc điểm là kém bền với

nhiệt, vì vậy chúng dễ bị nhiệt phân

hủy

GV chia HS thành 4 nhóm y/c HS

nghiên cứu SGK, thảo luận theo

nhóm và ghi kết quả thu hoạch được

vào bảng phụ

2- Tính chất hóa học

Phản ứng nhiệt phân

Trang 5

BẢNG PHỤ

Nhóm: ……

Nhiệm vụ: Tìm hiểu về phản ứng nhiệt phân của muối nitrat

Viết phương trình phản ứng minh họa

Thời gian: 5 phút

Kết thúc thời gian, đại diện một

nhóm lên trình bày Các nhóm khác

nhận xét và bổ sung

GV lưu ý: sản phẩm nhiệt phân của

muối nitrat có thể khác nhau tùy

thuộc vào kim loại

GV hỏi lại dãy hoạt động hóa của

của kim loại đã học ở lớp 9

HS đọc, GV ghi lên góc bảng để HS

quan sát

GV treo bảng phụ: phản ứng nhiệt

phân muối nitrat của kim loại

GV lưu ý: trường hợp đặc biệt, Ba

Phản ứng nhiệt phân

* Muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh (trước Mg) phân huỷ thành muối nitrit + O 2

2 KNO3 t →0 2 KNO2 + O2

Trang 6

mạnh hơn Mg nhưng phản ứng nhiệt

phân lại theo nhóm kim loại thứ 2

GV bổ sung Ta đã học về muối

amoni nitrat, đây không phải muối

nitrat của kim loại, nhưng cũng là

muối dễ bị nhiệt phân Em hãy đọc

lại phương trình phản ứng nhiệt phân

muối amoni nitrat?

HS đọc phương trình GV ghi lên

bảng

GV bổ sung: khi đun nóng, muối

nitrat là chất oxi hóa mạnh

VD vận dụng:

GV phát phiếu học tập: Hoàn thành

các phương trình phản ứng sau:

1/ Mg(NO3)2 t →0

2/ NaNO3 t0

3/ Hg(NO3)2 t →0

4/ Al(NO3)3 t →0

5/ Fe(NO3)2t0

HS có thể thảo luận theo bàn

GV lưu ý: trước khi viết phương

trình nên làm gì?

Trả lời: cần xác định độ mạnh yếu

của kim loại xem kim loại thuộc

* Muối nitrat của kim loại từ Mg  Cu phân huỷ thành oxit kim loại + NO 2 +

O 2

2 Cu(NO3)2 t →0 2CuO + 4NO2 + O2

* Muối nitrat của kim loại hoạt động yếu (sau Cu) phân huỷ thành kim loại + NO 2 + O 2

2AgNO3 t →0 2Ag + 2NO2 + O2

* Muối amoni nitrat:

NH4NO3 t →0 N2O + 2H2O

Trang 7

nhóm nào.

HS lên bảng viết

GV y/c HS nhận xét bài trên bảng và

bổ sung nếu có

GV lưu ý:

2Fe(NO3)2 Fe2O3+ 4NO2 + O2

Vì FeO tạo thành sẽ tiếp tục phản

ứng với O2 thành Fe2O3

GV nhắc HS hoàn thiện phiếu học

tập và kẹp vào vở làm tư liệu học

tập

* Tính oxi hóa của ion NO 3 - trong

môi trường axit (bổ sung tùy đối

tượng HS)

GV hỏi: Em hãy xác định số oxi hóa

của N trong ion nitrat? Từ đó có dự

đoán gì về tính chất hóa học của ion

nitrat?

HS trả lời: số oxi hóa +5, là mức oxi

hóa cao nhất của N, có thể giảm

được, vậy ion nitrat có thể có tính

oxi hóa

GV bổ sung: ion NO3- có tính oxi

hóa, tuy nhiên, tính oxi hóa không

thể hiện trong môi trường trung tính

mà chỉ thể hiện trong môi trường

axit

Trong môi trường axit, tức là có ion

H+, ion NO3- kết hợp với H+ và thể

hiện tính oxi hóa như axit HNO3, ví

dụ, có thể hòa tan Cu kim loại

VD:

1/ Mg(NO3)2 t →0 MgO + 2NO2 + 12O2

2/ 2NaNO3 t →0 2 NaNO2 + O2 3/ Hg(NO3)2 t →0 Hg + 2NO2 + O2

4/ 2Al(NO3)3 t →0 Al2O3 + 6NO2 + 32O2

5/ 2Fe(NO3)2 t

0

Fe2O3+ 4NO2 +

1

2O2

Trong môi trường axit, ion NO3- thể hiện tính oxi hóa

o

t

 

1 2

Trang 8

VD: Cu tan được trong dung dịch

NaNO3 có nhỏ vài giọt H2SO4 loãng

làm môi trường

GV nêu hiện tượng: Cu phản ứng sẽ

tạo dung dịch muối đồng (II) có màu

xanh, có khí NO không màu thoát ra,

hóa nâu trong không khí Vì vậy

người ta có thể dùng phản ứng này

để nhận biết ion nitrat

Phần 3 Nhận biết ion nitrat, các em

tự tham khảo thêm trong SGK (nội

dung giảm tải)

3Cu+8H++2NO3- 3Cu2++2NO+4H2O

Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của muối nitrat

HS liên hệ SGK và liên hệ thực tiễn,

tìm những ứng dụng của muối nitrat

HS trả lời

GV nêu lại: Muối nitrat được dùng

làm phân bón hóa học (phân đạm)

Ta sẽ nghiên cứu về phân bón hóa

học ở bài sau

Hỗn hợp KNO3, S, C được dùng làm

thuốc nổ chính nhờ tính oxi hóa

mạnh khi bị nhiệt phân của KNO3

II- Ứng dụng

- Làm phân bón hóa học (phân đạm)

- Điều chế thuốc nổ đen

C- CHU TRÌNH CỦA NITƠ TRONG TỰ NHIÊN

GV nhắc HS về nhà tự đọc thêm về

phần C Chu trình của nitơ trong tự

nhiên (nội dung giảm tải)

5 Củng cố

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về muối nitrat, là muối của axit nitric Các em cần ghi nhớ các tính chất của muối nitrat, mà đặc biệt là phản ứng nhiệt phân Chú ý rằng, khi viết phản ứng nhiệt phân muối nitrat, cần xác

Trang 9

định xem đó là muối của kim loại nào, thuộc nhóm kim loại nào để viết cho đúng sản phẩm

GV y/c HS làm BT 4

GV hướng dẫn: để xác định tổng hệ số trong phương trình, ta cần làm gì?

HS trả lời: phải viết phương trình phản ứng và cân bằng

GV y/c HS xem bài 5 và suy nghĩ GV có thể hỏi HS sơ đồ thực hiện

6 Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà

Làm các bài tập còn lại SGK

Trang 10

Họ và tên: ………

Lớp: ………

PHIẾU HỌC TẬP (Thời gian: 2 phút) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 1/ Mg(NO3)2 t →0

2/ NaNO3 t →0

3/ Hg(NO3)2 t →0

4/ Al(NO3)3 t →0

5/ Fe(NO3)2 t →0

Họ và tên: ………

Lớp: ………

PHIẾU HỌC TẬP (Thời gian: 2 phút) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 1/ Mg(NO3)2 t →0

2/ NaNO3 t0

3/ Hg(NO3)2 t →0

4/ Al(NO3)3 t0

5/ Fe(NO3)2 t →0

Trang 11

M: K, Na … Ca

M: Ba, Mg, Al,… Cu

M: Ag, Hg …

M(NO2)n + O2 (Muối nitrit)

MxOy + NO2 + O2 (Oxit kim loại)

M + NO2 + O2 (Kim loại)

M(NO3)n

PHẢN ỨNG NHIỆT PHÂN MUỐI NITRAT CỦA KIM LOẠI

(Muối nitrat)

Ngày đăng: 14/11/2016, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w