1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Việc làm cho người khuyết tật ở tỉnh Thừa Thiên Huế

95 607 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở dải đất miền trung Việt Nam, là một trong nhữngnơi chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh và chịu tác động thường xuyên của thiên tai do ảnh hưởng của biến đổi kh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Lớp: K45 KTCT Niên khóa: 2011-2015

Huế, tháng 5 năm 2015

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Đểhoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, trong quá trình nghiên cứu ngoài sựcố gắng nỗlực của bản thân, em còn nhận được sựgiúp đỡtừnhiều cá nhân và tổchức Với lòng biếtơn sâu sắc nhất, em xin gửiđến quý Thầy Cô Khoa Kinh tếchính trị nói riêng và các thầy cô trong Trường Đại học kinh tếHuếnói chung đã dùng tri thức và tâm huyết của mình đểtruyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường, từđó em có cách nhìn và tiếp cận thực tếmột cách khoa học, sâu sắc hơn.

Và đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhấtđến cô giáo TS Hà ThịHằng, suốt thời gian qua cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡem rất nhiều đểem có thểhoàn thành khóa luận này.

Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng các cán bộ, nhân viên thuộc sởLĐTB&XH và các trung tâm giáo dục, hướng nghiệp, tạo việc làm cho NKT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếnhững ngườiđã giúp đỡem rất nhiều trong quá trình thực tập.

Cuối cùng, em xin bày tỏlòng biếtơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, người thân đã động viên và giúp đỡem rất nhiều trong thời gian qua.

Mặc dù đã có nhiều cốgắng, nhưng thời gian thực tập có hạn, trình độ, năng lực của bản thân còn nhiều hạn chếnên chắc chắn khóa luận tốt nghiệp này của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Rất mong được sựđóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè đểđềtài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2015

Sinh viên Phạm ThịHoài

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3

6 Đóng góp của đề tài 4

7 Kết cấu đề tài 4

Chương 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT 5

1.1 Cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho người khuyết tật 5

1.1.1 Khái niệm việc làm, việc làm cho người khuyết tật, giải quyết việc làm và giải quyết việc làm cho người khuyết tật 5

1.1.2 Người khuyết tật và đặc điểm của người khuyết tật 9

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của người khuyết tật 12

1.1.4 Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người khuyết tật 14

1.2 Cơ sở thực tiễn về giải quyết việc làm cho người khuyết tật 15

1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 15

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Philippine 15 1.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản 18 1.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 19

1.2.2.1 Kinh nghiệm của Thành Phố Đà Nẵng 19 1.2.2.2 Kinh nghiệm của Thành Phố Hồ Chí Minh 20 1.2.3 Kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế 21 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

Chương 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 23

2.1 Khái quát về tình hình người khuyết tật ở tỉnh thừa thiên huế 23

2.1.1 Số lượng người khuyết tật 23

2.1.2 Độ tuổi của người khuyết tật 24

2.1.3 Các dạng khuyết tật 24

2.1.4 Trình độ học vấn của người khuyết tật 25

2.1.5 Trình độ chuyên môn kĩ thuật của người khuyết tật 26

2.2 Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người khuyết tật tỉnh Thừa Thiên Huế .27

2.2.1 Thực trạng việc làm của người khuyết tật ở tỉnh Thừa Thiên Huế 27

2.2.2 Thực trạng thực hiện chủ trương giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở tỉnh Thừa Thiên Huế 31

2.2.3 Đánh giá về việc làm và giải quyết việc làm cho người khuyết tật 37

Chương 3:GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 49

3.1 Mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở tỉnh thừa thiên huế 49

3.1.1 Mục tiêu 49

3.1.2 Phương hướng 50

3.2 Giải pháp giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở tỉnh thừa thiên huế 51

3.2.1 Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động khuyết tật .51

3.2.3 Hoàn thiện chính sách đối với người khuyết tật 55

3.2.4 Giải pháp tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và người khuyết tật 56

3.2.5 Nâng cao hoạt động vay vốn và sử dụng nguồn vốn 57

3.2.6 Các giải pháp hỗ trợ cho người khuyết tật 58

3.2.7 Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tìm kiếm và tạo việc làm cho người khuyết tật 60

3.2.8 Phát triển khu vực kinh tế không chính thức 61 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

1 Kết luận 62

2 Kiến nghị 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng người khuyết tật trên toàn tỉnh 23

Bảng 2.2: Tổng hợp người khuyết tật theo độ tuổi 24

Bảng 2.3: Các dạng khuyết tật 25

Bảng 2.4: Trình độ của người khuyết tật 26

Bảng 2.5: Tính ổn định của việc làm 27

Bảng 2.6: Cơ cấu nghề nghiệp của NKT ở tỉnh Thừa Thiên Huế 28

Bảng 2.7: Cơ cấu loại hình việc làm của người khuyết tật 29

Bảng 2.8: Thời gian làm việc của NKT 30

Bảng 2.9: Cơ cấu thu nhập của người khuyết tật 30

Bảng 2.10: Nhu cầu đào tạo của người khuyết tật 32

Bảng 2.12: Những khó khăn trong vay vốn 40

Bảng 2.13: Mức độ quan tâm đến thông tin của NKT 40

Bảng 2.14: Các nguồn thông tin mà NKT thường quan tâm 41

Bảng 2.15: Mức độ hợp lí của chính sách giải quyết việc làm 42

Bảng 2.16: Những khó khăn trong việc tìm kiếm và tự tạo việc làm của người khuyết tật 44

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc làm và giải quyết việc làm luôn là vấn đề mang tính thời sự được quan tâmhàng đầu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế xã hội của một quốc gia,

và Việt Nam cũng không ngoại lệ, với đặc điểm là một nước có dân số trẻ, nguồn nhânlực phong phú, dồi dào đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế xã hội của chúng ta Songđồng thời nó cũng luôn tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã hội, nhất là đối với lựclượng lao động là người khuyết tật (NKT), việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới họ, giúp họ cải thiện cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng Năm 2014, theo số liệucủa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ước tính cả nước có hơn 7 triệu NKT (chiếmkhoảng 7,8% dân số) từ 5 tuổi trở lên, trong đó có khoảng 1,6 triệu người có khả nănglao động Đây là một lực lượng không nhỏ trong xã hội và được xác định là một trongnhiều nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương mà xã hội luôn quan tâm điều đó đòihỏi họ phải được bảo vệ bằng luật pháp để bảo đảm quyền bình đẳng tham gia vào cáchoạt động của xã hội, trong đó có quyền bình đẳng về việc làm bền vững

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở dải đất miền trung Việt Nam, là một trong nhữngnơi chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh và chịu tác động thường xuyên của thiên tai

do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vì thế mà NKT ở đây có số lượng khá lớn khoảng29.000 người, trong đó có trên 13.300 người được xác định mức độ KT và dạng tật,hầu hết là những người trong độ tuổi lao động, họ mong muốn có việc làm để phụ giúpgia đình tuy nhiên đa phần họ là những lao động chưa qua đào tạo, thiếu tay nghề và

có vấn đề về sức khỏe cho nên để tìm được công việc phù hợp với mình là điều rất khókhăn Chính vì vậy việc làm cho NKT đang là một thách thức không nhỏ trong quátrình phát triển kinh tế xã hội, đi lên trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương củatỉnh Thừa Thiên Huế Làm thế nào để NKT có được việc làm phù hợp với năng lựccủa bản thân? Làm sao để họ nâng cao vị thế của mình trong xã hội, tự tin hơn về bảnthân và hòa nhập tốt với cộng đồng? đây đang là vấn đề được Đảng bộ và nhân dântỉnh quan tâm, trăn trở Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Việc làm cho người khuyết tật ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm nghiên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

cứu, đánh giá thực trạng việc làm của người khuyết tật trên địa bàn và tìm hiểu nhữngnguyên nhân gây ra khó khăn trong quá trình tìm việc của họ từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm tạo điều kiện giúp đỡ người khuyết tật có được một công việc phù hợp,nâng cao thu nhập của bản thân, và cải thiện đời sống gia đình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề việc làm nóichung và việc làm cho NKT nói riêng dưới nhiều góc độ khác nhau, được công bốdưới dạng sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp và các bài viết trênmột số tạp chí Trong đó có:

- Dương Anh Tú, “Thái độ doanh nghiệp về tuyển dụng lao động là người khuyết

tật” Khóa luận tốt nghiệp, Đại học An Giang, tháng 6/2007.

- Cơ quan hợp tác phát triển Ailen, “Hướng tới việc làm bình đẳng cho người

khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật”, tài liệu hướng dẫn, năm 2004.

- Lương Thị Diệu, “Hiệu quả của chính sách xã hội đối với vấn đề giải quyết

việc làm cho người khuyết tật ở thành phố Huế”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa

Học –Huế, 2008

- Ths.Nguyễn Ngọc Toản, “Dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết

tật: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Trang điện tử của Bộ LĐTB&XH, 12/2014.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu những khía cạnhkhác nhau về vấn đề việc làm và đưa ra những giải pháp để giải quyết việc làm chongười lao động ở nhiều địa phương Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn

đề việc làm cho người khuyết tật ở tỉnh Thừa Thiên Huế

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục tiêu

Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm, giải quyết việc làm của người khuyếttật ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đưa ra giải pháp giải quyết việc làm cho NKT ở tỉnhThừa Thiên Huế đến năm 2020

Trang 10

- Phân tích thực trạng việc làm, giải quyết việc làm của người khuyết tật ở tỉnhThừa Thiên Huế.

- Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở tỉnhThừa Thiên Huế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Việc làm và giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở tỉnh Thừa Thiên Huế

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2014

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

5.1 Phương pháp chung

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác –Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta để tiếpcận đối tượng và nội dung nghiên cứu theo quan điểm khách quan, toàn diện, pháttriển và hệ thống

5.2 Phương pháp cụ thể

- Phương pháp thu thập thông tin để lấy số liệu:

+ Số liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thập cho đề tài này bao gồm:

 Sách tham khảo chuyên ngành

 Các tạp chí và bài báo có liên quan đến đề tài đã được công bố

 Các báo cáo tổng kết về vấn đề việc làm ở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn2009- 2014

 Thu thập số liệu báo cáo của Sở LĐTB và XH ở tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Số liệu sơ cấp: Điều tra khảo sát bảng hỏi

Chọn điểm điều tra: Điều tra tại huyện A Lưới, Thị xã Hương Trà và thành phốHuế của tỉnh Thừa Thiên Huế

Chọn mẫu điều tra: Phát phiếu điều tra ngẫu nhiên cho 120 hộ gia đình có ngườikhuyết tật tại những địa điểm trên, mỗi vùng 40 phiếu

Xây dựng bảng hỏi, xử lý số liệu và sử dụng phần mềm excel để tính toán, so sánh.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục viết tắt, phụ lục và các bảng

số liệu, đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm chongười khuyết tật

Chương 2: Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người khuyết tật ởtỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 3: Giải pháp để giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở tỉnh ThừaThiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

1.1 Cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho người khuyết tật.

1.1.1 Khái niệm việc làm, giải quyết việc làm, người khuyết tật, việc làm cho người khuyết tật, giải quyết việc làm cho người khuyết tật.

 Khái niệm việc làm

Việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người, nhờ nó con người cóđiều kiện tạo thu nhập để đảm bảo các nhu cầu vật chất, tinh thần của mình và cácthành viên trong gia đình, đồng thời là điều kiện để con người tham gia vào các hoạtđộng xã hội, quan hệ xã hội, qua đó khẳng định vai trò, giá trị xã hội của mình Cónhiều quan niệm về việc làm như:

- Theo Đại từ điển tiếng Việt thì: “Việc làm là công việc, nghề nghiệp thường

ngày để sinh sống” [18;1815]

- Theo Tiến sĩ khoa học Phạm Đức Chính thì: “Việc làm như là một phạm trù kinh tế,tồn tại ở tất cả mọi hình thức xã hội, đó là một tập hợp những mối quan hệ kinh tế giữa conngười về việc bảo đảm chỗ làm việc và tham gia của họ vào hoạt động kinh tế” hay cũng

theo ông: “Việc làm cũng là một phạm trù thị trường nó xác định khi thuê một chỗ làm việc

nhất định và chuyển người thất nghiệp thành người lao động” [2;311]

- Theo chương II, điều 9, Bộ Luật Lao động nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

năm 2012 lại có quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập nhưng

không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm” [1;13]

Theo đó các yếu tố cấu thành việc làm bao gồm:

Hoạt độnglao động

Các yếu tố cấuthành việc làm

Tạo ra thunhập

Hoạt động đó phải hợp phápTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

Với định nghĩa này, việc làm được hiểu đầy đủ hơn, làm thay đổi nhận thức chậthẹp trước đây, tạo yếu tố thuận lợi về tâm lý, tránh sự mặc cảm hoặc thái độ khôngđúng với một số công việc cần thiết trong đời sống hàng ngày.

Như vậy, mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm gọi là

việc làm Những hoạt động này được thể hiện dưới các hình thức: Làm công việc được

trả công dưới dạng bằng tiền hoặc bằng hiện vật để đổi công Các công việc tự làm đểthu lợi cho bản thân Làm công việc nhằm tạo ra thu nhập (bằng tiền hoặc hiện vật)cho gia đình mình nhưng không hưởng lương hoặc tiền công

 Khái niệm giải quyết việc làm

GQVL là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia có tác độngkhông chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối với đời sống xã hội của quốc gia đó.Đối với nước ta GQVL còn là giải quyết một vấn đề cấp thiết trong xã hội đồng thời làtiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần chuyển đổi cơcấu lao động đáp ứng nhu cầu của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, là yếu tốquyết định để phát huy nhân tố con người Mục tiêu GQVL là hướng tới việc làm đầy

đủ cho người lao động, đảm bảo thu nhập ổn định, tiến đến nâng cao mức sống chongười lao động, dần nâng cao chất lượng việc làm để sử dụng một cách có hiệu quảnhất nguồn nhân lực của đất nước

“GQVL theo nghĩa rộng là tổng thể những biện pháp, chính sách KT – XH của

Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống

XH, tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm

GQVL theo nghĩa hẹp là các biện pháp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp,

thiếu việc làm nhằm tạo ra việc làm cho người lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ởmức thấp.” [15, tr.31]

Từ khái niệm GQVL ở trên, có thể thấy:

Thứ nhất, GQVL là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất Mà

số lượng và chất lượng tư tiệu sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư,tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối vớicác tư liệu sản xuất đó

Thứ hai, GQVL là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động Số lượng

sức lao động phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi laoTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

động và sự di chuyển của lao động; chất lượng lao động phụ thuộc vào sự phát triểncủa giáo dục – đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Thứ ba, GQVL là quá trình tạo ra những điều kiện KT – XH khác như: Các chính

sách của Nhà nước, các giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, các giảipháp để duy trì việc làm ổn định và đạt hiệu quả cao

 Khái niệm về người khuyết tật

Khái niệm NKT được xác định trên cơ sở ai được công nhận là NKT và từ đóđược bảo vệ bởi hệ thống luật pháp liên quan điều này phụ thuộc rất nhiều vào mụctiêu mà luật hoặc các chính sách cụ thể đó theo đuổi Do vậy không có một khái niệmchung nào về NKT có thể được áp dụng cho tất cả các văn bản pháp luật về lao động

xã hội

Hiện nay có nhiều quan niệm về NKT trên thế giới và Việt Nam:

- Tại Trung Quốc, Luật của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về bảo vệ

người khuyết tật ban hành năm 1990 định nghĩa: NKT là người bị “mất khả năng vềnhìn, nghe, nói hoặc thể chất, mất khả năng về trí não, rối loạn tâm thần, khuyết tật bị

đa tật và các dạng khuyết tật khác”

- Tại Đức, sách số chín của Bộ Luật Xã hội định nghĩa: NKT là người có các

chức năng về thể lực, trí lực hoặc tâm lí tiến triển không bình thường so với người cócùng độ tuổi trong thời gian trên 6 tháng và sự không bình thường này là nguyên nhândẫn đến việc họ bị hạn chế tham gia vào cuộc sống xã hội

- Tại Ấn Độ, Luật về NKT ban hành năm 1995 (về cơ hội bình đẳng, bảo vệ

quyền và đảm bảo cho người khuyết tật tham gia mọi hoạt động xã hội) định nghĩa:khuyết tật bao gồm những tình trạng mù, nghe kém, lành bệnh phong, thính lực kém,suy giảm khả năng vận động, chậm phát triển về trí óc và mắc bệnh tâm thần

- Tại Nam Phi, Luật bình đẳng việc làm của Nam Phi định nghĩa người khuyết tật

là người bị suy giảm về khả năng thể lực hoặc trí lực trong một thời gian dài hoặc tiếpdiễn nhiều lần, khiến người đó bị hạn chế đáng kể về khả năng tham gia hoặc pháttriển trong nghề nghiệp [3,tr20]

- Tại Việt Nam: NKT được xem là người không bình thường về sức khỏe do các

KT, hoặc do bệnh tật làm hủy hoại, rối loạn các chức năng của cơ thể, hoặc do hậu quảTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

của những chấn thương dẫn đến những khó khăn trong đời sống và cần được xã hộiquan tâm giúp đỡ, bảo vệ NKT là người bị mất toàn phần hay một phần khả năng,điều kiện để tự phục vụ mình, học tập và tham gia lao động, họ phải tự vận động dichuyển, giao tiếp và tự kiểm soát hành vi của mình [23, 89-90]

Ngày 01/01/2011 Luật người khuyết tật tại Việt Nam đã đưa ra cách giải thích

thuật ngữ về NKT như sau: NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ

thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn Đây được coi là khái niệm phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

 Việc làm cho người khuyết tật

Từ khái niệm VL và đặc điểm của NKT có thể đưa ra định nghĩa về VL cho NKT

như sau: Việc làm cho người khuyết tật là những hoạt động lao động nhằm tạo ra thu

nhập cho một bộ phận người có khiếm khuyết trong cơ thể mà không bị pháp luật cấm.

Do đó, có một số công việc mà NKT không thể làm được như người bình thường vìđặc điểm KT của mình Hiện nay có rất nhiều công việc mà NKT tham gia để tạo rathu nhập một cách chính đáng như: Làm thủ công mỹ nghệ, thợ may, thợ điện, sửachữa vi tính, bán vé số, massage,…mặc dù những công việc này đem lại thu nhậpkhông cao nhưng đã đóng góp một phần vào kinh tế gia đình, giúp họ cải thiện cuộcsống, tuy nhiên số người có được một công việc phù hợp là rất hạn chế

 Giải quyết việc làm cho người khuyết tật

GQVL cho người khuyết tật là tạo ra các cơ hội để người lao động khuyết tật cóviệc làm phù hợp với khả năng của họ, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình,cộng đồng và xã hội Là tổng thể những biện pháp, chính sách KT - XH của nhà nước,cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội tạođiều kiện thuận lợi để đảm bảo cho lao độngKT có việc làm

Từ đó có thể rút ra, GQVL cho lao động KT bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất để phục vụ cho sản xuất,

tức là tăng cầu về việc làm cho nền kinh tế

Thứ hai, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động, tức là tạo sức cung lao động

cho thị trường

Thứ ba, các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và đạt hiệu quả cao, các giải

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

pháp về quản lý thị trường, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của việc làm Tức là cácgiải pháp để tạo sự gặp nhau giữa cung – cầu sức lao động trên thị trường.

Tóm lại, GQVL cho người lao động khuyết tật là việc thông qua các chính sách

và sự hỗ trợ từ phía xã hội để NKT có cơ hội tìm được VL giúp cho bản thân, và giađình cải thiện thu nhập Để làm được điều đó thì cần phải tăng cầu việc làm, tăng cunglao động và tạo sự gặp gỡ giữa cung và cầu lao động

1.1.2 Đặc điểm của người khuyết tật

Người khuyết tật là một trong những nhóm người yếu thế trong xã hội chính vì sựkhác biệt của mình mà NKT có những nét đặc thù riêng trong đó có những đặc điểm

cơ bản sau:

Thứ nhất, người khuyết tật là người có khiếm khuyết về cơ thể so với người bình

thường: Theo Luật Người khuyết tật Việt Nam thì NKT có các dạng KT sau: Khuyết

tật vận động, khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn, khuyết tật thần kinh, tâm thần,khuyết tật trí tuệ, khuyết tật khác Mỗi dạng KT này có những đặc điểm riêng, chung

về tâm, sinh lí, về khả năng qua đó tác động đến các nhu cầu của bản thân và có ảnhhưởng qua lại, tác động đáng kể tới môi trường xung quanh làm xuất hiện những hệquả pháp lí trong quá trình hòa nhập cộng đồng

Theo điều 2 nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính Phủ quy định dạng tật vàmức độ khuyết tật như sau:

“1 Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ,chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển

2 Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cảnghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, traođổi thông tin bằng lời nói

3 Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánhsáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường

4 Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc,kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

5 Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểuhiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giảiquyết sự việc.

6 Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến chohoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợpđược quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.” [21]

Bên cạnh đó, cũng trong nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính Phủ tại điều 3

3 Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tạiKhoản 1 và Khoản 2 Điều này.” [21]

Thứ hai, người khuyết tật thường có trình độ học vấn thấp: “Kết quả từ tổng điều

tra dân số năm 2009 cho thấy tỷ lệ biết đọc biết viết trong nhóm NKT trưởng thànhgồm những người từ 16 tuổi trở lên, (76,3%) thấp hơn nhiều so với nhóm người khôngkhuyết tật trưởng thành (95,2%) Khác biệt này càng lớn khi mức độ khuyết tật càngnặng: cụ thể, tỷ lệ biết đọc biết viết của NKT nặng trong độ tuổi trưởng thành chỉ có45,4% Tỷ lệ biết đọc biết viết của thanh thiếu niên không KT cao hơn đáng kể so vớithanh thiếu niên KT (97,1% so với 69,1%) Tỷ lệ NKT trong độ tuổi trưởng thành từ

16 tuổi trở lên tốt nghiệp tiểu học là 47,8%, thấp hơn đáng kể so với 82,9% là tỷ lệ tốtnghiệp tiểu học của người không KT trong cùng độ tuổi So sánh tỷ lệ tốt nghiệp trunghọc cơ sở và trung học phổ thông giữa hai nhóm dân số KT và không KT cũng chonhững kết quả tương tự Ở các cấp học càng cao hoặc mức độ khó khăn trong việcthực hiện các chức năng càng lớn thì khác biệt càng rõ Trung bình, một NKT trong độTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

tuổi trưởng thành có khoảng 5 năm đi học, ít hơn so với con số trung bình 7 năm đihọc của người không KT trưởng thành.” [9, 20]

Thứ ba, người khuyết tật thường có mức sống thấp: Theo số liệu điều tra tổng

dân số ở Việt Nam năm 2009 cho thấy mức sống của NKT khá thấp, những đồ dùng,tiện nghi trong gia đình thường rất ít và không có gì đáng giá “NKT có điều kiện nhà

ở kém hơn đôi chút so với người không KT: tỷ lệ NKT sống trong nhà kiên cố là(14,1%) Người khuyết tật cũng có tỷ lệ sử dụng hố xí hợp vệ sinh thấp hơn so vớingười không KT” [9, 35] Nhìn chung điều kiện sinh hoạt văn hóa tinh thần còn thấp,hầu hết chưa có tivi, radio, hay các phương tiện nghe nhìn khác, nhà ở thấp, hầu hết

là tranh tre, nếu có mái ngói thì tường cũng chưa được xây bao kiên cố, phương tiệnphục vụ đời sống sinh hoạt còn đơn sơ Chính điều kiện mức sống thấp như vậy làmcho NKT càng chịu nhiều thiệt thòi hơn, từ đó cái vòng luẩn quẩn “nghèo đói dấn đếnbệnh tật, bệnh tật lại gây ra nghèo đói” cứ đeo bám lấy họ

Thứ tư, người khuyết tật có việc làm không ổn định: Có nhiều nguyên nhân dẫn

đến tình trạng việc làm không ổn định ở NKT, trong đó KT là nguyên nhân chính dẫnđến tình trạng đó Hiện nay phần lớn những NKT làm việc tại các khu vực kinh tế phichính thức, thường là các công việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi trình độ và đi lại nhiềuhoặc đi xa: làm chổi đót, tăm tre, đũa, hương, bán báo, vé số…đây là những công việcmang tính chất thất thường, thu nhập bấp bênh vì đầu ra không ổn định, điều đó dẫnđến nhiều hệ quả kèm theo Tuy nhiên số NKT có việc làm là rất thấp, vì trình độ họcvấn, chuyên môn, nghiệp vụ, sự thừa nhận của cộng đồng và những vấn đề liên quankhác Bên cạnh đó họ mang những khiếm khuyết về cơ thể nên sức khỏe không thểnhư người bình thường Đây cũng là điều hạn chế rất lớn đến khả năng tìm dược việclàm của NKT Họ không thể nhanh nhẹn như những người khác nên hiệu quả côngviệc sẽ không bằng được người bình thường Mặt khác, họ cũng thường xuyên ốm đaunên rất cần có người kề bên để chăm sóc Chính những điều này đã tạo ra sự e ngạicho các nhà tuyển dụng khi tuyển lao động là NKT

Thứ năm, người khuyết tật thường khó tiếp cận các dịch vụ xã hội: hiện nay các sinh

hoạt văn hóa tinh thần cho NKT chưa được tổ chức thường xuyên, NKT còn ít đượcTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ vào các dịp tết, lễ hội Cácdịch vụ xã hội như công viên, nhà văn hóa, các thiết bị y tế, giáo dục dành riêng choNKT còn thiếu và hạn chế do đó cơ hội để tiếp cận các dịch vụ xã hội của NKT là rất

ít Các dịch vụ giao thông công cộng như đường xá, xe bus và các đèn tín hiệu lắp còidành riêng cho NKT có KT về nghe nhìn, vận động…còn rất hạn chế Do đó, NKTvẫn khó khăn trong tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục nhất là NKT ở vùng sâu,vùng xa và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, điều kiện đilại không thuận tiện Nhiều địa phương do điều kiện khó khăn, nhận thức của gia đình

và cơ sở vật chất y tế, giáo dục chưa đảm bảo nên công tác chăm sóc sức khỏe tại cộngđồng, tiếp cận giáo dục chưa được quan tâm thực hiện. Phong trào văn hóa, thể thaocủa NKT mới chỉ phát triển bước đầu và chủ yếu ở khu vực thành thị, còn khu vựcnông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệtkhó khăn chưa được quan tâm đúng mức

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của người khuyết tật

Vấn đề việc làm của NKT chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố trong đó có cácnhân tố cơ bản sau:

 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, địa phương trước hết thể hiện

ở trình độ phát triển sức sản xuất xã hội, mức độ tập trung sản xuất, mức độ phát triểncác ngành nghề Nếu trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đó, địa pương đócàng cao thì càng tạo điều kiện phát triển nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú.Điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội VL cho người lao động nói chung và cho NKT nóiriêng Ngược lại, nếu kinh tế của tỉnh kém phát triển, môi trường xã hội không thuậnlợi, kém năng động, tất yếu khả năng tìm kiếm VL của người lao động, nhất là LĐKT

sẽ rất khó khăn và tỉ lệ thất nghiệp cao

 Trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật của người khuyết tật

Hiện nay, đa phần NKT có trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật còn thấp, sốngười biết chữ là rất ít, đại đa số NKT chưa qua một lớp đào tạo nghề nào Trong khi

đó, với nền kinh tế thị trường đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu tuyển dụng laođộng ngày càng cao đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ cao đáp ứng được nhu cầuTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

của công việc Chính điều này đã tạo ra một rào cản thật sự cho NKT trong việc tìmkiếm VL Điều đó cho thấy, nếu muốn có được một công việc ổn định trong thời đạihiện nay thì NKT phải nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kĩ thuật củamình, đây là một yêu cầu cấp bách đối với người LĐ nói chung và LĐKT nói riêngtrong giai đoạn hiện nay.

 Sự phát triển việc làm ở khu vực kinh tế không chính thức

Khu vực kinh tế không chính thức là khu vực hoạt động kinh tế của nhữngngười không đăng kí hoạt động, không yêu cầu trình độ cao, quy mô nhỏ, VL tạm thời

là phổ biến…do đó khu vực này rất phù hợp với LĐKT Sự phát triển VL ở khu vựckinh tế không chính thức sẽ tạo ra một lượng VL không hề nhỏ, thu hút một lượng lớnNKT vào làm việc Tuy nhiên, năng suất, thu nhập thấp, bấp bênh, không ổn định làmột đặc trưng cơ bản nhất của những VL ở khu vực kinh tế này Do đó trong quá trìnhGQVL cho những người LĐ không có trình độ và tay nghề này, một mặt phải thúc đẩy

VL ở khu vực kinh tế không chính thức theo hướng nâng cao năng suất LĐ mặt khácchính quyền và các đoàn thể cần phải hỗ trợ về vốn, kĩ thuật để người LĐKT tự tạo

VL, đặc biệt là tạo điều kiện để họ có cơ hội được đào tạo nghề để nâng cao trình độchuyên môn, tay nghề, đáp ứng được yêu cầu của công việc

 Các chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với người khuyết tật

Các chính sách liên quan chặt chẽ đến VL và hiệu quả GQVL cho NKT baogồm: chính sách hỗ trợ tạo việc làm, cho vay vốn ưu đãi; chính sách về Y tế; chínhsách về giáo dục, hoạt động đào tạo nghề; Chính sách về miễn, giảm giá vé, giá dịch

vụ giao thông công cộng; Chính sách về công nghệ thông tin và truyền thông; Chínhsách bảo trợ xã hội…Những chính sách và VL cụ thể trên đây đã phần nào giúp NKT

có thêm cơ hội tìm kiếm VL, cánh cửa VL đã không còn khép chặt như trước nữa Bêncạnh đó, những chính sách hỗ trợ của tỉnh còn giúp cho NKT tự tin hơn trong cuộcsống, giúp họ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng, cải thiện mức sống của mình và nângcao trình độ

 Sự thừa nhận của cộng đồng đối với người khuyết tật

Sự thừa nhận của xã hội cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến cơ hội tìmkiếm VL của NKT Sở dĩ như vậy là bởi hiện nay không ít thành viên trong xã hộiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

thường có thành kiến khi nhắc đến NKT Họ cho rằng đây là những người vô tích sựchẳng làm được gì; khả năng làm việc không có năng suất, so với người bình thường;thời gian làm việc cũng không nhiều hơn, NKT không thể làm tăng ca do điều kiện sứckhỏe,… Những điều này cũng là nguyên nhân khiến người khuyết tật khó khăn trongviệc tìm kiếm VL Ngoài ra, do thiếu thông tin về NKT nên các doanh nghiệp vẫn còn

kỳ thị, chưa tin vào khả năng của người khuyết tật Họ yêu cầu những người nhanhnhẹn, hoạt bát, có thể đi công tác xa, ngoại hình ưa nhìn…mà những điều này thì ngườikhuyết tật không thể đáp ứng được Do đó, nó gây ra trở ngại khi NKT đi xin việc

1.1.4 Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người khuyết tật

Như chúng ta đã biết, NKT là một trong những nhóm người chịu nhiều thiệt thòitrong xã hội Sự mặc cảm, tự ti và cảm thấy là gánh nặng luôn tồn tại trong họ bởinhững cái nhìn hay sự thương hại và coi thường mà xã hội dành cho họ Và VL là mộtcách để giúp họ thoát khỏi những rào cản đó, chính vì vậy VL có ý nghĩa cực kì to lớnđối với bản thân người LĐKT Điều đó được thể hiện ở những mặt cơ bản sau:

Thứ nhất, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động KT là nhằm giúp họ

hòa nhập tốt với cộng đồng, xóa nhòa khoảng cách giữa các nhóm người Bởi khi có

VL, NKT sẽ làm việc trong môi trường cộng đồng, không còn cô độc và lẻ loi, từ đókhả năng quan hệ, giao tiếp với những nhóm người khác được nâng lên Bên cạnh đó,

VL là một cơ hội để họ chứng minh năng lực của bản thân, giúp họ tự tin hơn trongcuộc sống, và những người xung quanh sẽ biết đến họ không phải vì những khiếmkhuyết mà họ mắc phải mà biết đến họ như những tấm gương sáng biết vươn lên, vượtqua số phận và biết sống có ích

Thứ hai, GQVL cho NKT sẽ giảm tỉ lệ thất nghiệp trong dân cư, từ đó tạo

nguồn thu nhập, nâng cao mức sống của họ Hiện nay số NKT thất nghiệp là rất lớn,điều đó dẫn đến nhiều hệ quả mà cái ta có thể thấy đó là mức sống của họ thấp, bởikhông có việc đồng nghĩa với không có thu nhập, chỉ có thể sống bằng tiền trợ cấptuy nhiên số tiền đó lại không đủ để trang trải cho chi phí sinh hoạt thì làm sao họ có

cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ khác Do đó, GQVL sẽ giúp họ có công việc ổnđịnh, có một khoản thu nhập để phụ giúp gia đình, giúp họ cải thiện cuộc sống, và xãhội sẽ giảm bớt được một phần gánh nặng ngân sách trong việc chi trả các khoản bảohiểm, trợ cấp hàng tháng Ngoài ra, tạo việc làm cho người KT là giải phóng tiềmTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

năng sức lao động xã hội để tận dụng, khai thác các nguồn lực tự nhiên và xã hội;biến các nguồn lực còn ở dạng tiềm năng đó thành của cải vật chất phục vụ cho quátrình phát triển kinh tế.

Thứ ba, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho NKT cũng là giải pháp mang tính

chiến lược để xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh, trật tự, lành mạnh hóa các quan

hệ xã hội ở các khu vực Bởi khi thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng sẽ dẫn đến hai hệquả: Về mặt kinh tế, hiện tượng này sẽ gây lãng phí sức LĐ xã hội, mất đi nguồn thunhập cho bản thân người LĐ và gia đình của họ dẫn đến tình trạng nghèo đói, nhưngmặt khác nhà nước cũng mất đi một số khoản thu lớn về thuế và bỏ ra một khoản lớncho trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội và hàng loạt các khoản chi khác Về mặt xã hội,

nó sẽ làm gia tăng hàng loạt các vấn đề như tệ nạn xã hội, tình trạng di dân tự do, ônhiễm môi trường, Có thể thấy, khi không có VL, thu nhập cũng không thì họ sẽ dễrơi vào tình cảnh túng quẫn, nhất là những gia đình có người thân thường xuyên đau

ốm, cần tiền chạy chữa, hay những gia đình đông con,…chính những lúc đó họ dễ rơivào tình cảnh khốn khó, cùng quẫn, khủng hoảng tinh thần, thiếu niềm tin vào cuộcsống, mặc cảm tự ti, dễ bị tổn thương, thậm chí bất mãn về chính trị,…do đó, họ dễ bị

kẻ xấu lôi kéo, gây mất ổn định chính trị, an ninh xã hội, ngoài ra khi cùng đường họ

sẽ tìm mọi cách để kiếm tiền dù phi pháp nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, cầnthiết trong cuộc sống

Từ những lí do trên có thể thấy, GQVL cho NKT có ý nghĩa to lớn trên tất cả cácmặt từ kinh tế đến lĩnh vực văn hóa xã hội; từ việc tăng thu nhập, cải thiện đời sốngbản thân người lao động đến sự phồn vinh của mỗi khu vực, quốc gia từ vấn đề có tínhcấp thiết trước mắt đến chiến lược phát triển bền vững lâu dài

1.2 Cơ sở thực tiễn về giải quyết việc làm cho người khuyết tật

1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Philippine

Philippine là quốc gia gồm hơn 7.000 hòn đảo, với hơn 34.000 km bờ biển Theothống kê, Philippine hiện có dân số 92 triệu người, trong đó có khoảng 1/3 sống tậptrung tại các khu vực thành thị của Luzon và hơn 1,4 triệu người khuyết tật (NKT) Dotình hình địa lý nên hầu hết những NKT đều thiếu tiếp cận với các dịch vụ cơ bản nhưTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

giáo dục, y tế, hòa nhập, đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đặc biệt là những đốitượng sống ở các vùng xa và nông thôn.

Để hỗ trợ NKT ổn định cuộc sống, Philippine đã ban hành một hệ thống cácchính sách tương đối đầy đủ và đồng bộ liên quan đến NKT

- Năm 1992, Chính phủ đã thông qua Hiến pháp cơ bản của người khuyết tật(Đạo luật Cộng hòa 7277), đây có thể coi là một chất "xúc tác" trong quá trình xâydựng các chương trình và dịch vụ đối với NKT, đồng thời cũng là cơ hội để NKT cóthể lồng ghép các vấn đề có liên quan cho việc tự phát triển và tham gia vào các khíacạnh của đời sống

- Thành lập các đầu mối liên quan như Ủy ban Quốc gia về NKT (năm 1978), cónhiệm vụ đưa ra các chính sách và chương trình về NKT và giám sát, đánh giá việcthực hiện Sau những lần sát nhập và đổi tên, năm 2011, Ủy ban này trở thành cơ quancủa Bộ Phúc lợi xã hội và Phát triển (DSWD) và hoạt động như một cơ quan quốc gianhằm thúc đẩy và giám sát việc thực hiện các luật quốc gia và các cam kết quốc tế.Đồng thời là cơ quan chính cung cấp các dịch vụ xã hội và dịch vụ phụ trợ cho nhómđối tượng yếu thế trong xã hội, trong đó có người khuyết tật

- Năm 2007, Philippine là quốc gia thứ 23 ký và phê chuẩn Công ước của Liênhợp quốc về Quyền của NKT, thể hiện sự tăng cường cam kết xây dựng một khungchính sách mạnh hơn để lồng ghép vấn đề NKT vào mọi mặt của cuộc sống, bảo đảm

sự hòa nhập hiệu quả của họ với xã hội

- Xây dựng và thể chế hóa các chương trình có liên quan đến người khuyết tậtnhư: Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (CBR) Với chương trìnhnày, NKT được tiếp cận với các dịch vụ hòa nhập thông qua các tình nguyện viên cộngđồng, bao gồm các dịch vụ giáo dục cơ bản, kỹ năng và cơ hội sinh kế, ngoài ra còngiúp họ có được tiếng nói trong cộng đồng và được tham gia vào quá trình phát triểnkinh tế xã hội của địa phương

- Xây dựng chương trình môi trường không khuyết tật đây là một chiến lượcnhằm thúc đẩy Luật Tiếp cận và hưởng ứng điều 19 của Công ước quốc tế về Quyềncủa NKT, quyền sống độc lập trong cộng đồng Việc thiết lập môi trường khôngkhuyết tật cho người khuyết tật tại các vùng nông thôn được thực hiện đầu tiên tại haiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

đô thị là Opol, Misamis Oriental và New Lucena, Iloilo Kết quả, đã có 51 cơ sở tưnhân và công lập được tiếp cận với chương trình này và xây dựng, ban hành 32 pháplệnh, nghị quyết liên quan, nâng cao năng lực cho 216 đối tượng người khuyết tật Bêncạnh đó, chương trình còn giúp cho NKT tham gia nhiều hơn vào các hoạt động trong

xã hội, cung cấp nguồn vốn ban đầu và các kiến thức kỹ năng trong việc xây dựng môhình sinh kế

- Ngoài ra, Chính phủ Philippine còn triển khai các Chương trình chuyển tiền mặt

có điều kiện, Chương trình phát triển nhân lực, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và sứckhỏe cho các hộ nghèo, Chương trình Tiếp cận công nghệ thông tin…

- Cùng với đó, để tăng cường sự tham gia của NKT trong các hoạt động chính trị,

Ủy ban quốc gia về các vấn đề KT của Philippine đã hợp tác với các Liên đoàn quốcgia của các nhóm KT khác nhau và các tổ chức chính trị xã hội trong việc ra quyếtđịnh lập ngân sách, các cam kết địa phương về các vấn đề KT và ủng hộ cho việcthành lập Văn phòng về các vấn đề liên quan đến NKT tại các cơ quan chính phủ địaphương Đồng thời, xây dựng năng lực cho các địa phương nhằm thực hiện cácchương trình hòa nhập cho NKT như chương trình chiến dịch vận động đối với chínhphủ và các nhà cung cấp dịch vụ về tính nhạy cảm của vấn đề KT Kết quả, đã cónhiều cơ quan tham gia và ban hành được các quy định về đặc điểm tiếp cận tại trụ sởcủa cơ quan mình và dành khoản ngân sách cho các hoạt động KT dựa trên nhiệm vụcủa chính cơ quan

- Không những thế Philippine đã hỗ trợ xây dựng năng lực cho chính bản thânNKT, giúp họ tham gia một cách tích cực vào việc thực hiện và giám sát, đánh giáCông ước quốc tế về Quyền của NKT; ký 9 điều ước chính về quyền con người; thôngqua 2 luật mang tính bước ngoặt nhằm thúc đẩy phúc lợi cho họ như Luật tiếp cận(năm 1983) và Hiến pháp cơ bản cho NKT (năm 1992); ký Tuyên bố Thập kỷPhilippine về NKT; thành lập Ủy ban chống nghèo đói quốc gia với việc xác địnhngười khuyết tật là một trong 14 đối tượng cơ bản của đói nghèo Ngoài ra, còn quyđịnh các cơ quan Nhà nước dành 1% tổng số ngân sách hàng năm cho NKT và chongười cao tuổi, qua đó đã hỗ trợ cho trên 100.000 gia đình có trẻ em nghèo và gia đình

có NKT về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tiền mặt, cung cấp các đặc quyền vàTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

khuyến khích NKT và ngăn cấm sự gièm phe, chế nhạo bằng lời và không bằng lời đốivới NKT, các cơ quan Nhà nước và các công ty tư nhân phải dành riêng ít nhất 1% vịtrí làm việc cho NKT.[24]

1.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật bản là một quốc gia gồm nhiều đảo lớn, nhỏ ở Đông Bắc Á có dân số tươngđối đông với 127,5 triệu người NKT ở Nhật Bản được phân làm hai loại: NKT cơ thể

và NKT trí tuệ Trong hơn ¼ thế kỉ qua Nhật Bản đã quan tâm nhiều đến NKT và dànhmột khoản tài chính hết sức lớn để trợ cấp cho những NKT nặng Chính phủ cũng banhành nhiều đạo luật liên quan đến vấn đề này thể hiện ở các lĩnh vực sau:

Trong quá trình thiết kế, xây dựng các công trình lớn và giao thông công cộngđều đảm bảo cho NKT tiếp cận sử dụng và được thực hiện nghiêm túc Nhà nước cómột hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trường, trung tâm dạy nghề và các cơ sở sảnxuất kinh doanh của NKT bên cạnh hàng ngàn cơ sở tư nhân và cơ sở của các tổ chứcphi lợi nhuận khác

Trong vấn đề đào tạo nghề: hiện nay một số NKT được học tập trong các trườngdạy nghề dành riêng cho họ nhưng đa phần được học trong các trung tâm và cơ sở dạynghề ngắn hạn dành riêng cho NKT Hệ thống này bao gồm các cơ sở dạy nghề củaNhà nước và tư nhân được hỗ trợ kinh phí từ tỉnh, thành phố ở tại bằng nguồn tài chính

từ khoản nộp phạt của các công ty không tiếp nhận đủ số lượng NKT vào làm việctheo quy định của chính phủ Mỗi trung tâm dạy nghề có khoảng 20-100 học viên KT.NKT về cơ thể học từ 1-2 năm với các môn như: vi tính, công việc văn phòng CònNKT trí tuệ thì học từ 6-12 tháng với các môn như: lắp ráp linh kiện, dụng cụ…đó lànhững nghề không đòi hỏi nhiều về trí tuệ mà có khả năng thì vẫn đào tạo những mônhọc như NKT về cơ thể Bên cạnh việc học nghề chuyên môn, NKT được học vềphong cách làm việc như chào hỏi, tinh thần trách nhiệm, kỉ luật giờ giấc, tụ giác chấphành nội quy, tác phong làm việc… Sau khi học nghề NKT được theo dõi trong mộtthời gian dài, ngắn khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng KT

Về việc làm: Trong Bộ luật “xúc tiến lao động là NKT” có quy định mỗi doanhnghiệp phải tiếp nhận 1,8% lao động là NKT trong tổng số biên chế của đơn vị, nhưnghiện nay con số này trung bình là khoảng 1,5% và những đơn vị nào không nhận đủ sẽTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

bị phạt tiền Nhà nước miễm mọi thứ thuế cho các cơ sở sản xuất của người khuyết tậtngoài ra các tập đoàn lớn đều có “công ty con” với 100% NKT làm việc và hầu hếtlàm gia công cho các “công ty mẹ” chủ yếu là: lắp ráp máy móc, các thiết bị điện, thiết

bị y tế…

Ngoài ra, Nhật bản còn xây dựng các trung tâm dịch vụ và tư vấn: có mặt khắptoàn quốc nhằm phục vụ NKT và điều phối nhân viên hỗ trợ đến tận nhà phục vụ NKT.Chính nhờ những biện pháp trên mà Nhật Bản đã được đưa vào sách trắng nước

có số lượng NKT có việc làm đạt mức kỉ lục, tại các công ty tư nhân duy trì khoảng409.000 NKT trong biên chế việc làm vào đầu tháng 6/2013 Chính phủ Nhật Bản chobiết NKT đã lập kỉ lục 78.000 việc làm tại cơ quan tìm việc làm công cộng Hello worknăm 2013

1.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.2.2.1 Kinh nghiệm của Thành Phố Đà Nẵng

Giải quyết việc làm cho người khuyết tật (NKT) là một vấn đề khó khăn Nhưng,với sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng, nhất là sự nỗ lựcvươn lên của NKT, TP Đà Nẵng đã và đang là một trong những địa phương làm tốtcông tác này Đà Nẵng hiện nay có 182.915 NKT, chiếm 20,62% tổng dân số, trong

đó, NKT còn khả năng lao động chiếm tỷ lệ 72,5% Phần lớn NKT ở Đà Nẵng lâm vàocảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, sống dựa vào người thân, họ hàng và nhậntiền trợ cấp hằng tháng Việc đi lại, giao tiếp, tiếp cận các dịch vụ xã hội rất hạn chế;trình độ học vấn chưa cao, rất khó khăn trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm.Đảng bộ, chính quyền Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp để giúp đỡ NKT vươn lên xóađói, giảm nghèo, làm chủ cuộc sống và hòa nhập cộng đồng Đến nay, đã có gần 20doanh nghiệp (DN) tuyển dụng NKT vào làm việc và khoảng 51 đơn vị đào tạo nghềcho NKT Một điểm đáng chú ý là nhiều NKT ở Đà Nẵng đã không cam chịu số phận,

nỗ lực tự học tập, tự nuôi sống chính mình, vượt khó vươn lên, không chỉ xóa đói,giảm nghèo mà còn trở thành những chủ DN Khi đã có điều kiện cải thiện đời sống,chính họ đã tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh để giúp đỡ cho những người cóhoàn cảnh tương tự như mình hòa nhập cuộc sống

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Để đạt được những thành tựu đó, Thành phố Đà Nẵng đã tổ chức các phiên chợviệc làm di động cho NKT và người LĐ trên địa bàn Ngoài ra, UBND TP.Đà Nẵngcòn ban hành quyết định số 3553/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch trợ giúpNKT tại đây trong giai đoạn 2013-2020 Coi trọng NKT, luôn đối xử bình đẳng giữa

LĐ là NKT và những LĐ khác

Bên cạnh đó, UBND TP Đà Nẵng cũng đã có rất nhiều chương trình nhằm giúp

đỡ NKT trong công tác hòa nhập cuộc sống và giải quyết việc làm Chủ trương chung

là khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở dạy nghề, sản xuất kinhdoanh dành riêng cho NKT; đẩy mạnh xã hội hóa công tác huy động nguồn lực giúp

đỡ NKT, mở rộng và đa dạng hóa hình thức chăm sóc, phục hồi chức năng cho NKT ởcộng đồng Từ những chính sách, giải pháp cụ thể, đến nay, đã giải quyết cho 100%NKT có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn tự giải quyết việc làm Thông qua Chợviệc làm định kỳ hằng tháng và mô hình phục hồi chức năng lao động, thành phố đãkết nối với các DN và giải quyết việc làm cho gần 200 NKT Hằng năm đào tạo nghềmiễn phí cho 50 - 60 NKT

1.2.2.2 Kinh nghiệm của Thành Phố Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh có tổng số NKT chiếm khoảng 1% dân số và mỗi năm Thànhphố đã giúp đỡ hàng ngàn NKT có nghề và có việc làm Theo Trung tâm Dự báo nhucầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, tổng số người trong

độ tuổi lao động KT có nhu cầu việc làm hàng năm tại Thành phố ước tính trung bìnhkhoảng trên 15.000 người

Với chính sách VL nhằm mục tiêu tạo ra điều kiện và cơ hội để mọi người laođộng có việc, có thu nhập bảo đảm cuộc sống bản thân và gia đình đồng thời đóng gópmột phần cho xã hội và đặc biệt, quan tâm những người lao động yếu thế do có nhữngkhiếm khuyết đã ngăn cản hoặc hạn chế họ tham gia vào thị trường lao động Chính vìvậy, trong những năm qua, Thành phố đã chú trọng tới các giải pháp đào tạo nghề, tạo

VL cho NKT, giúp NKT hòa nhập cuộc sống Theo số liệu của Trung tâm Bảo trợ dạynghề và tạo VL cho người tàn tật TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010, bình quânmỗi năm đào tạo trên 1000 người và giải quyết việc làm cho trên 500 NKT Với cácnhóm giải pháp cụ thể như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Một là: giải pháp về chính sách, thực hiện theo nghị định 28/2012/NĐ-CP của

Chính phủ, và Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 – 2020 của Bộ lao động thươngbinh và xã hội, Thành phố đã xác định những nhóm NKT và khảo sát nhu cầu, nguyệnvọng của họ từ đó đưa ra những kế hoạch cụ thể về dạy nghề và tạo VL Bên cạnh đócòn hỗ trợ NKT trong việc vay vốn, trong vấn đề giao thông và các dụng cụ, phươngtiện hỗ trợ cho các dạng tật giúp NKT có điều kiện đi lại, giao tiếp để học nghề và tiếpcận VL

Hai là: Giải pháp về doanh nghiệp, xác định các nhóm ngành có thể sử dụng

nhiều NKT là: công nghệ thông tin, điện - điện tử, kế toán, may, giày da, thủ công mỹnghệ Đây cũng là những ngành nghề có nhu cầu lao động cao tại Thành phố Từ đó hỗtrợ các doanh nghiệp có tuyển dụng NKT vào làm việc với các ưu đãi như được giảmthuế doanh thu từ công việc dạy nghề hay được vay vốn với lãi suất thấp…Hàng năm

tổ chức hội thi tay nghề, ngày hội việc làm của NKT, các nghiên cứu khoa học, dự án

hỗ trợ dạy nghề và giải pháp việc làm cho NKT Thành phố

Ba là: Giải pháp về thông tin, thành lập các nhóm và các tổ chức hỗ trợ NKT

nhằm cung cấp thông tin và nâng cao trình độ nhận thức về xã hội và pháp lý; tạo cáctrang web giúp NKT tìm hiểu thông tin tuyển dụng, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm vànói lên tâm tư nguyện vọng của mình cũng như biết đến những hoàn cảnh tương tự đểgiúp đỡ nhau vươn lên, thoát khỏi tự ti

1.2.3 Kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ những kinh nghiệm tạo việc làm cho NKT của các nước bạn và một số địaphương trong nước, có thể rút ra một số bài học nhằm vận dụng trong việc tạo việclàm cho NKT ở tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

Thứ nhất, tạo việc làm cho NKT trước tiên phải hoàn thiện hệ thống chính sách

về người khuyết tật Các quốc gia và một số địa phương kể trên đã thực hiện tốt cácchính sách về NKT cho nên đã đạt được những thành tựu đáng kể Do đó đối với tỉnhThừa Thiên Huế, cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung những chính sách, quy định khôngphù hợp liên quan đến người khuyết tật, nhất là trong dạy nghề và việc làm. Ngoài ra,cần phổ biến và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được với những quy định pháp luật,Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

chính sách, ưu đãi dành cho các doanh nghiệp có sử dụng lao động là NKT và khuyếnkhích doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội.

Thứ hai, tạo việc làm cho NKT phải kết hợp giải quyết tốt vấn đề nhận thức, tư

tưởng Các quốc gia và địa phương trong nước đã có nhiều biện pháp hỗ trợ để NKThòa nhập cộng đồng cho nên những NKT ở những nơi đó đã bớt đi sự tự ti và vươn lênlàm giàu Do đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cần thông qua việc đẩy mạnh các hoạt độngtuyên truyền, nâng cao nhận thức về người khuyết tật, đặc biệt là thúc đẩy các hoạtđộng hội nhập quốc tế trong công tác trợ giúp người khuyết tật để giúp họ hòa nhậpvới cộng đồng

Thứ ba, tạo việc làm cho NKT phải chú ý đến những khác biệt về những dạng tật,

đặc điểm giới tính và nhu cầu việc làm để có những giải pháp phù hợp cho từng đốitượng cụ thể, với mục tiêu đào tạo đúng người đúng việc không phải đào tạo đại trà cáimình có mà phải đào tạo ra những gì xã hội đang cần từ đó học viên mới kiếm đượccông việc

Thứ tư, tạo việc làm cho NKT phải gắn liền với những giải pháp mang tính “bà

đỡ”, hỗ trợ mang tính đồng bộ từ việc sản xuất, vốn, giống, kĩ thuật, công nghệ…chođến thị trường đầu ra Từ kinh nghiệm của các quốc gia và địa phương trên có thể thấyNKT rất khó khăn trong vấn đề tự tạo VL và GQVL cho mình nên họ rất cần nhữnggiải pháp mang tính “bà đỡ” để trợ giúp họ vượt qua khó khăn Nếu tỉnh Thừa ThiênHuế cũng có những chính sách như vậy thì NKT sẽ sớm có được VL và yên tâm vềkhâu thị trường tiêu thụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Chương 2

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Khái quát về tình hình người khuyết tật ở tỉnh thừa thiên huế

2.1.1 Số lượng người khuyết tật

Tính đến tháng 9 năm 2013, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 13.298 ngườichiếm 1,16% dân số trên toàn tỉnh (Tổng số NKT là số NKT sau khi được Hội đồngxác định dạng tật và mức độ khuyết tật) Trong đó có một số huyện và thành phố có sốlượng người khuyết tật cao như: Thành phố Huế có 2.842 người chiếm 21,37% tổng sốNKT trên toàn tỉnh; huyện Phong Điền có 1.965 người, chiếm 14,77%; huyện PhúVang có 1.792 người chiếm 13,48%

Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng người khuyết tật trên toàn tỉnh

Nguồn: Số liệu của Sở LĐTBXH Thừa Thiên Huế

Con số trên đây cho thấy số lượng NKT trên địa bàn là khá lớn, và phân bố trên toàn địa bàn tỉnh, chính vì vậy mỗi một chính sách về VL ban hành đều phải

cụ thể vì địa bàn áp dụng là rất rộng và có sự khác nhau tương đối.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

2.1.2 Độ tuổi của người khuyết tật

NKT ở Tỉnh Thừa Thiên Huế phân bố ở hầu hết ở các độ tuổi, trong đó số người

KT ở độ tuổi từ 17 - 59 chiếm tỉ lệ cao nhất với 8.435 người, chiếm 63,43% tổng sốngười ở các độ tuổi khuyết tật; kế tiếp là độ tuổi 60 trở lên có 3.572 người, chiếm26,86%; và từ 1 đến dưới 16 tuổi có 1.291 người, chiếm 9,71%

Bảng 2.2: Tổng hợp người khuyết tật theo độ tuổi

Đơn vị: Người, %

Tổng số NKT

Chia theo độ tuổi

1 đến dưới

16 tuổi

17 đến 59 tuổi

Từ 60 tuổi trở lên

Nguồn: Số liệu của Sở LĐTBXH Thừa Thiên Huế

Có thể nói số NKT đang ở độ tuổi lao động trên địa bàn là khá lớn, chính vì vậy

mà tạo việc làm cho họ là rất cần thiết, không chỉ làm tăng thu nhập cho bản thân vàgia đình họ mà còn không để lãng phí nguồn nhân lực nhàn rỗi trong xã hội

2.1.3 Các dạng khuyết tật

Tính đến nay, có trên 13 nghìn NKT được xác định dạng tật và mức độ khuyết tật

và cấp giấy xác định mức độ khuyết tật Đây là cơ sở để thực hiện các chế độ chínhTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

sách có liên quan Trong đó số người mắc KT vận động có tỉ lệ cao chiếm 38,05%, sốngười mắc KT thần kinh, tâm thần cao thứ 2 chiếm 27,76% do đó cần có các chínhsách cụ thể để phù hợp đối với NKT có các dạng tật khác nhau.

Bảng 2.3: Các dạng khuyết tật

Đơn vị: Người, %

Tổng số NKT

Dạng tật

Nhìn Vận

động

Nghe, Nói

Tâm TKinh

Trí tuệ Khác

Tổng số (người) 13.745 1.653 5.230 1.235 3.815 1.526 286 Tổng số (%) 100 12.03 38.05 8.99 27.76 11.1 2.08

Nguồn: Số liệu của SởLĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.4 Trình độ học vấn của người khuyết tật

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế số lượng NKT mù chữ vẫn rất cao, trong số

120 phiếu điều tra trên địa bàn 2 huyện và 1 thành phố cho thấy A Lưới có đến 62.5%

số người mù chữ, ở Hương Trà con số đó là 40% và ở Thành phố là 15% Tổng sốNKT tốt nghiệp THPT rất hạn chế cụ thể: ở A Lưới là 7.5%, Hương Trà là 10% vàThành phố Huế là 15% Điều này cho thấy trình độ của NKT ở tỉnh Thừa Thiên Huếcòn khá thấp Nó ảnh hưởng rất lớn trong việc tìm kiếm việc làm nhất là trong giaiđoạn hiện nay, gây khó khăn không nhỏ khi yêu cầu công việc ngày càng đòi hỏicao hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Bảng 2.4: Trình độ của người khuyết tật

Đơn vị: Người, %

Trình độ

A Lưới Hương Trà TP Huế

Sốlượng

Tỉ lệ(%)

Sốlượng

Tỉ lệ(%)

Sốlượng

Tỉ lệ(%)

Nguồn: Số liệu điều tra

Có thể thấy, số lượng NKT không biết chữ hiện nay là một tình trạng rất phổbiến, điều này gây khó khăn không chỉ trong vấn đề tự tìm VL mà còn gây khó khăncho chính quyền trong việc quản lý, giáo dục, tuyên truyền các chính sách của Đảng vàNhà nước đến họ

2.1.5 Trình độ chuyên môn kĩ thuật của người khuyết tật

Theo khảo sát từ 120 NKT thì số lượng NKT đã được qua đào tạo chỉ có 35người, chiếm 29,17% tổng số người khuyết tật Trong khi đó số lao động chưa qua đàotạo lại có tới 77 người, chiếm 64,17% Đây là một kết quả khá khiêm tốn, chưa đápứng được nguyện vọng có nghề của nhiều NKT Hiện nay, các trung tâm dạy nghề trênđịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu học nghề củangười khuyết tật Hơn nữa, những lao động được đào tạo ở những trung tâm này cónhững các dạng khuyết tật khác nhau, khả năng học tập khác nhau cũng nên cũng gâyrất nhiều khó khăn trong vấn đề đào tạo

Với trình độ chuyên môn kĩ thuật còn thấp như vậy thì cơ hội có việc làm củaNKT sẽ không cao, mặc dù Nhà nước quy định tỉ lệ 2% - 3%số NKT vào làm việc tạicác doanh nghiệp và phạt tiền khi doanh nghiệp không đáp ứng đủ số lượng đó nhưngnếu NKT không có trình độ về chuyên môn kĩ thuật thì họ thà mất một số tiền còn đỡhơn là tuyển họ vào làm, đây là một thực tế đáng buồn nhưng cũng dể hiểu bởi khi đóTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

doanh nghiệp còn phải tốn một khoản tiền lớn để đào tạo họ, ngoài ra sẽ phát sinhnhiều chi phí khi phải xây dựng những kiến trúc hạ tầng và cơ sở vật chất sinh hoạtdành riêng cho họ.

2.2 Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người khuyết tật tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2.1 Thực trạng việc làm của người khuyết tật ở tỉnh Thừa Thiên Huế

 Thực trạng việc làm của người khuyết tật ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với NKT, không những tạo ra thu nhập để đápứng nhu cầu của bản thân và gia đình NKT mà còn giúp cho NKT phục hồi chức năng,

có cơ hội giao tiếp xã hội, hoà nhập cộng đồng, đảm bảo quyền công dân của NKT

Tuy nhiên, hiện nay VL của NKT rất khó khăn, hạn chế số NKT có VL là rấtthấp, theo số liệu điều tra được thì số người không có việc chiếm đến 40% tại A Lưới,27,5% tại Hương Trà và 37,5% tại Tp.Huế Ngoài ra, trong số những người có việc thì

đa phần đó là những công việc mang tính chất tạm thời, không ổn định, những côngviệc đó thường là những việc ở khu vực kinh tế không chính thức, tuy đem lại nguồnthu nhập cho họ những lại không ổn định về lâu dài và rất bấp bênh

Bảng 2.5: Tính ổn định của việc làm

Đơn vị: Người, %

A Lưới Hương Trà TP Huế

Sốlượng

Tỉ lệ(%)

Sốlượng

Tỉ lệ(%)

Sốlượng

Tỉ lệ(%)

Tổng 40 100 40 100 40 100

Nguồn: số liệu điều tra

Trong số những người có việc thì có khoảng 7% số NKT làm việc cho các doanhnghiệp tư nhân, có trên 30% số NKT làm việc tại các trung tâm dạy nghề nơi đã đàotạo nghề cho họ; số NKT được nhận vào làm việc ở các cơ quan nhà nước rất ít chỉchiếm 5.13% Đa số NKT vẫn làm nghề tự do, số lượng này chiếm tới 50% Với cơcấu nghề như vậy, thì đa số những NKT gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Ngành nghề tự do như bán báo, bán vé số dạo và các sản phẩm chổi đót, tăm…rấtkhông ổn định, do vậy cuộc sống của những người làm nghề này rất khó khăn Điềunày rất cần những cơ quan chức năng phải vào cuộc để nhanh chóng giúp NKT cóđược việc làm ổn định để cải thiện cuộc sống.

Bảng 2.6: Cơ cấu nghề nghiệp của NKT ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Đơn vị: Người, %

Số lượng Tỉ lệ (%)

Nguồn: số liệu điều tra

Số liệu ở bảng 2.7 cho thấy tình trạng VL của NKT rất khó khăn, số người đượclàm ở các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước là rất thấp, một phần họ không đượcnhận vì không đủ khả năng về trình độ, sức khỏe, nhưng một phần là bởi thành kiến vànhững suy nghĩ thiếu công bằng đối với họ Do đó, trong công tác hỗ trợ GQVL choNKT bên cạnh công tác đào tạo nghề cần lồng ghép các chương trình tuyên truyền phổbiến những kiến thức về NKT đến cộng đồng để họ hiểu rõ hơn về NKT

 Cơ cấu các loại hình việc làm và thu nhập của người khuyết tật

Với điều kiện sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, năng lực bản thân…nên đa số NKTthường chọn các loại hình VL có tính chất thủ công, ít đi xa, không đòi hỏi về năng lựctrình độ, ngoại hình và nhiều vốn trong đó một số nghề được NKT lựa chọn nhiều làmay, thêu, dệt zèng, thủ công mỹ nghệ, chăn nuôi…tuy nhiên ở các khu vực điều trakhác nhau thì loại hình công việc cũng được lựa chọn là khác nhau Số NKT được điềutra tại thành phố Huế thì chủ yếu là bán vé số, bán tăm tre, đũa và một số thứkhác…một số ít thì làm nhân viên Mát-xa; Ở Hương Trà NKT đa phần đi bán vé số,nhặt ve chai và một số ít thì trồng nấm, chăn nuôi; ở A Lưới hầu hết NKT tham gia dệtTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

zèng, may, thêu và chăn nuôi, làm chổi đót…những công việc này tạo ra cho NKT cóthêm nguồn thu nhập nhưng sản phẩm làm ra và thị trường tiêu thụ cũng chưa đượcthật sự ổn định.

Bảng 2.7: Cơ cấu loại hình việc làm của người khuyết tật

Đơn vị: Người, %

A Lưới Hương Trà TP Huế

Sốlượng

Tỉ lệ(%)

Sốlượng

Tỉ lệ(%)

Sốlượng

Tỉ lệ(%)

Nguồn: số liệu điều tra

Những con số trên đã phản ánh một thực trạng về VL mà NKT hiện đang gặpphải, đó là những công việc mang tính chất tạm thời, không ổn định, chủ yếu là ở khuvực kinh tế không chính thức, phụ thuộc vào thời tiết, thị hiếu của khách hàng, do vậynhững công việc trên rất thất thường, thu nhập lại không cao nên cuộc sống của NKTcàng gặp phải nhiều khó khăn và mức sông cũng thấp theo

Theo khảo sát, thời gian làm việc trong tháng của NKT không đều và ít hơnnhững người LĐ khác, số ngày đi làm chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe củabản thân NKT, thời tiết, số sản phẩm và lượng hàng làm ra nên chỉ có 29,48% số NKT

có VL quanh năm, còn 58,97% NKT làm việc theo mùa vụ hoặc từng đợt Do vậy màthời gian làm việc của họ cũng rất thấp, phần lớn NKT làm việc từ 15 đến dưới 20ngày chiếm trên 48% và tổng số tháng làm việc trong năm phổ biến từ 6 - 7 tháng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Bảng 2.8: Thời gian làm việc của NKT

Nguồn: Số liệu điều tra

Với công việc hiện tại thu nhập hàng tháng của NKT còn khá thấp chưa đáp ứngđược yêu cầu cho cuộc sống hàng ngày Theo số liệu điều tra từ 78 NKT có VL trongtổng số 120 phiếu thì phần lớn thu nhập của họ là từ 500.000 đồng đến dưới 700.000đồng/tháng chiếm 43,59% chủ yếu là làm nghề Matxa, bán các sản phẩm dệt zèng Từ300.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng chiếm 24,36%, phần lớn số LĐ này là nhữngngười chăn nuôi, trồng nấm và thủ công mĩ nghệ… Một số ít NKT có thu nhập cao từ

1 triệu đến 1,5 triệu đồng/tháng chiếm 6,41% là những người làm trong các doanhnghiệp như may mặc và tin học điện tử, nhưng con số này là rất thấp, vì đa phần NKT

ít được nhận vào làm và NKT có trình độ tin học vẫn còn hạn chế

Bảng 2.9: Cơ cấu thu nhập của người khuyết tật

Nguồn: số liệu điều tra

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Tuy nhiên mức thu nhập đó không phải là con số cố định mà còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác, có tháng “trở trời” đau nhức cơ thể họ lại không có nguồn thu nhậpnào phụ thêm, ngược lại họ còn tạo thêm gánh nặng cho gia đình, chính vì vậy màkiếm được một việc làm ổn định có vai trò thật quan trọng và to lớn với họ.

Có thể nói, trong thời gian qua các chính sách hỗ trợ NKT trong việc đào tạonghề và GQVL đã phần nào giúp cho đời sống của họ có những cải thiện tích cực Tuynhiên, so với tốc độ phát triển của xã hội thì khoảng cách giữa LĐKT và những LĐkhác vẫn có sự cách biệt rất lớn Mà nguyên nhân chính là họ không có VL và phảisống phụ thuộc vào gia đình Từ thực trạng VL của NKT có thể thấy cuộc sống của họ

có không ít khó khăn và nhiều vấn đề đặt ra về VL cho NKT trong giai đoạn hiện naycần phải được quan tâm, giải quyết

2.2.2 Thực trạng thực hiện chủ trương giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở tỉnh Thừa Thiên Huế

 Hoạt động đào tạo nghề

Để tạo cơ hội cho NKT hòa nhập cộng đồng và tự tạo việc làm tỉnh Thừa ThiênHuế đã mở các lớp đào tạo nghề dành riêng cho NKT nhằm nâng cao trình độ tay nghề

và phổ biến các chính sách về NKT cho họ Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sởđào tạo nghề cho NKT cụ thể: Trung tâm dạy nghề và đào tạo việc làm cho người tàntật ở địa chỉ 16 Thánh Gióng, thành phố Huế; Hội người mù thành phố Huế- Hợp tác

xã Nhân đạo ở địa chỉ 63 Lê Huân, thành phố Huế; Trung tâm dạy nghề trẻ khuyết tậtHopeshop 20 Nhật Lệ, thành phố Huế; Trung tâm Bảo trợ NKT Tịnh Trúc Gia, tổ 21khu vực 6, Thủy Xuân, thành phố Huế; Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người

mù tại thôn Chiết Bi, xã phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế…và một sốcác trung tâm nằm ở các huyện của tỉnh

Qua khảo sát nhu cầu về VL cho thấy NKT muốn đào tạo các ngành nghề cóđặc điểm là ít di chuyển, ít đòi hỏi về trình độ tay nghề và trình độ chuyên môn kĩthuật cao, tập trung vào các công việc chủ yếu như: nghề may chiếm 33,33%; làmhương, chổi đót chiếm 23,34%; mát xa chiếm 11,67%; nghề cắt, uốn tóc rất ít được lựachọn chỉ chiếm 5,83% vì khi học xong nghề uốn tóc thì cần một số lượng vốn nhấtđịnh để mở tiệm và các dụng cụ để hành nghề

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Bảng 2.10: Nhu cầu đào tạo của người khuyết tật

Nguồn: Số liệu điều tra

Do điều kiện về sức khỏe, tâm lí, nhu cầu ăn ở, đi lại…nên thời gian đào tạonghề mà NKT mong muốn là được đào tạo trong thời gian ngắn dưới 3 tháng và từ 3đến 12 tháng Chiếm tỉ lệ cao nhất là thời gian đào tạo dưới 3 tháng với 43,3%; vàthời gian đào tạo từ 6 - 12 tháng cũng được nhiều người lựa chọn với tỉ lệ 35,84%

Từ nhu cầu về các loại hình nghề nghiệp và thời gian đào tạo đó nên các ngànhnghề mà tỉnh và các cơ sở đào tạo nghề đã lựa chọn để đào tạo là rất đa dạng Theo sốliệu của Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho NKT, trong năm 2014 từ các nguồn

dự án, tranh thủ các nguồn hỗ trợ khác đã đào tạo sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyêncho NKT trong toàn tỉnh được 25 khóa với tổng số học viên là 398 học viên, cụ thể:

“- May CN: 203 học viên

- Mộc mỹ nghệ: 74 học viên

- Thêu truyền thống: 81 học viên

- Điện dân dụng: 20 học viên

- Sửa chữa xe máy: 20 học viên

Riêng dạy nghề cho đối tượng thuộc Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thônđến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủtướng chính phủ, Trung tâm đã tổ chức được 11 khóa với 162 học viên, cụ thể:

- May công nghiệp: 07 khóa với 127 học viên

- Mộc mỹ nghệ: 02 khóa với 11 học viên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

- Thêu ren truyền thống: 02 khóa với 24 học viên.” [12]

Trung tâm Giáo dục - Hướng nghiệp trẻ mù: năm 2014, TT đã mở 02 lớp dạy

nghề lưu động

- Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho lợn: 16 học viên tại huyện Phong Điền

- Làm chổi đót: 12 học viên tại huyện A Lưới

Trung tâm dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT Hy vọng: Cơ sở dạy nghề

và giải quyết việc làm cho NKT- trẻ khó khăn Hy Vọng thành lập với chức năng đàotạo nghề và tạo việc làm tại chỗ cho các đối tượng đặc biệt trong xã hội như: ngườikhuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, thanh niên các dân tộc thiểu số

Hiện cơ sở có các ngành đào tạo sau:

- May mặc (may dân dụng, may công nghiệp)

- May túi xách

- Hàng thủ công mỹ nghệ

- Dệt vải trên máy cải tiến

- Dệt Zèng truyền thống của dân tộc thiểu số A Lưới

Những năm qua Trung tâm Hy Vọng đã đào tạo 20 khóa học cho trên 500 họcviên Sau khi ra nghề các em đã có được một công việc phù hợp và có khả năng tựnuôi sống bản thân Không chỉ đào tạo nghề, Hy Vọng luôn cố gắng tìm kiếm và tạoviệc làm cho các em, giúp các em ổn định cuộc sống

Trung tâm dạy nghề và đào tạo việc làm cho người tàn tật ở địa chỉ 16 Thánh Gióng, thành phố Huế: Qua từng năm số lượng học viên đào tạo tại Trung tâm không

ngừng tăng lên Năm 2007 trung tâm đã đào tạo được nghề cho 356 học viên, đến năm

2009 con số đó đã tăng lên 446 học viên và đến năm 2010 trung tâm đã tạo được nghềcho 510 học viên Đây là con số đáng khích lệ khi mà Trung tâm đang hoạt động trongđiều kiện vẫn còn có nhiều khó khăn Trong thời gian qua, Trung tâm đã tổ chức dạycác nghề may dân dụng, may công nghiệp, mộc mỹ nghệ, vi tính ứng dụng văn phòng,điện dân dụng, thêu ren truyền thống, sửa chữa xe máy

Hội người mù thành phố Huế- Hợp tác xã Nhân đạo ở địa chỉ 63 Lê Huân,

thành phố Huế:HTX chuyên sản xuất các sản phẩm như tăm tre, đũa tre, chổi đót, chổinylon Đây là cơ sở giúp người mù tự tay làm ra những sản phẩm vừa phục vụ nhu cầuTrường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 14/11/2016, 21:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. TSKH Phạm Đức Chính, Thị trường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn ởViệt Nam
Nhà XB: NXB Chính trịquốc gia
3. Cơ quan hợp tác phát triển ailen, tổ chức lao động quốc tế ILO, hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật, Tài liệu hướng dẫn, Thụy Sĩ, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: hướng tới cơhội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật
4. Lương Thị Diệu, Hiệu quả của chính sách xã hội đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở thành phố Huế, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa Học –Huế, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của chính sách xã hội đối với vấn đề giải quyếtviệc làm cho người khuyết tật ở thành phố Huế
11. Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình thực hiện năm 2014 và kế hoạch về lao động – người có công và xã hội năm 2015, Huế, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện năm 2014và kế hoạch về lao động – người có công và xã hội năm 2015
12. Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình triển khai công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật năm 2014, Huế, 12/2014.Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình triển khai công tácdạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật năm 2014
1. Bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam năm 2012, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 18/6/2012 Khác
6. Nghị định 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, Hà Nội, 10/4/2012 Khác
7. Nghị định số 116/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 81/cp ngày 23 tháng 11 năm 1995 của chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động là người tàn tật, 23 tháng 4 năm 2004 Khác
8. Nghị định số 81/cp của chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động là người tàn tật, Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 1995 Khác
9. Người khuyết tật ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Hà Nội, tháng 12/ 2011 Khác
10. Quyết định Số: 1019/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020, ngày 05 tháng 08 năm 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w