Tổng điều tra dân số Định nghĩa: TĐTDS là toàn bộ quá trình thu thập, xử lý, đánh giá, phân tích và xuất bản các số liệu dân số học, kinh tế và xã hội tại một thời điểm xác định đối với
Trang 1BÀI 2:
NGUỒN SỐ LIỆU DÂN SỐ
BỘ MÔN DÂN SỐ HỌCVIỆN ĐÀO TẠO YHDP VÀ YTCC
Trang 2Môc tiªu:
Sau bµi häc häc viªn cã kh¶ n¨ng:
1 Trình bày được định nghĩa, đặc điểm và nội dung cơ
bản của tổng điều tra dân số
2 Trình bày được sự cần thiết, nội dung, các bước tiến
hành điều tra chọn mẫu dân số học
3 Trình bày được những đặc điểm, nội dung chủ yếu của
điều tra dân số ở Việt nam và các nguồn số liệu bổ sung khác
Trang 3Ý nghĩa của số liệu dân số:
Số liệu dân số bao gồm những thông tin được lượng
hoá bằng những con số tuyệt đối hoặc tương đối (%)
về sinh, tử vong, chuyển cư, tuổi đời, giới tính v.v của một cộng đồng dân cư trong thời gian nhất định nào đó trên một lãnh thổ cụ thể
Quy mô dân số là một trong những căn cứ không thể
thiếu được trong việc phân chia địa giới hành chính (tỉnh, huyện, xã ) của một quốc gia
Trang 4Ý nghĩa của số liệu dân số:
Quy mô dân số còn được dùng để tính nhiều chỉ số
kinh tế, xã hội, y tế, văn hoá v.v
Số liệu dân số là cơ sở khoa học quan trọng cho việc
lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước, xây dựng các dự án về nhà ở, giáo dục, y tế, giao thông, bảo trợ xã hội , an ninh quốc phòng v.v
Trang 51 Tổng điều tra dân số
Định nghĩa: TĐTDS là toàn bộ quá trình thu thập, xử lý,
đánh giá, phân tích và xuất bản các số liệu dân số học, kinh
tế và xã hội tại một thời điểm xác định đối với toàn bộ dân
số của một nước hoặc một vùng xác định của một nước Nói khác đi đó là cuộc điều tra toàn bộ dân số của một nước hay một vùng ở một thời điểm xác định là một cuộc TĐTDS
Trang 61 Tổng điều tra dân số
Đặc điểm: có 4 đặc điểm cơ bản
1) Điều tra từng người : Nguyên tắc điều tra là phải liệt kê
từng người một, cùng với các đặc điểm xác định của họ Như vậy việc thu thập đầy đủ các đặc điểm của từng người
là vô cùng quan trọng
Trang 71 Tổng điều tra dân số
Đặc điểm: có 4 đặc điểm cơ bản
2) Tính toàn thể trong một vùng lãnh thổ: Cuộc điều tra dân
số ngày nay là điều tra toàn bộ dân số ở một nước hay một vùng lãnh thổ nhất định của một nước Trong trường hợp tính toàn thể bị vi phạm , ví dụ trong một số vùng nào đó bị
kẻ thù xâm chiếm không điều tra được thì phải đề cập đầy
đủ trong báo cáo kết quả điều tra
Trang 81 Tổng điều tra dân số
Đặc điểm: có 4 đặc điểm cơ bản
3) Tính đồng thời : Số lượng và những đặc điểm dân số ở một
nước hay một vùng luôn luôn thay đổi theo thời gian Vì vậy để xác định chính xác số lượng dân số và đặc điểm của từng người, điều tra dân số phải lấy theo một mốc thời gian nhất định được gọi là thời điểm điều tra và thường được chọn vào nửa đêm ( 0 giờ ) của ngày điều tra
Trang 91 Tổng điều tra dân số
Đặc điểm: có 4 đặc điểm cơ bản
4) Tính chu kỳ xác định: Để có thể so sánh các thông tin, chỉ
tiêu văn hoá, kinh tế xã hội v.v cần tổ chức cuộc TĐTDS cách đều nhau Nếu các cuộc TĐTDS cách nhau 5 hoặc 10 năm thì việc phân tích theo thế hệ được dễ dàng và kết quả điều tra được trình bày dưới dạng tiện dùng nhất
Trang 101 Tổng điều tra dân số
Nội dung cơ bản của TĐTDS:
- Nội dung trong tổng điều tra dân số sẽ phụ thuộc vào mục
đích của các cuộc tổng điều tra và nguồn lực có thể dành cho cuộc điều tra
- Các chỉ tiêu quy định cho một cuộc tổng điều tra dân số
phải được thiết kế một cách cân đối giữa nhu cầu số liệu và nguồn lực dành cho TĐTDS
- Việc lựa chọn các chỉ tiêu một cuộc điều tra phải dựa vào
nội dung đã thu thập trong các cuộc điều tra trước
Trang 111 Tổng điều tra dân số
Nội dung cơ bản của TĐTDS:
Những thông tin được đưa ra trong một cuộc tổng điều tra
Trang 121 Tổng điều tra dân số
Nội dung cơ bản của TĐTDS:
Liên hợp quốc đã đưa ra danh sách chỉ tiêu:
- Tổng số dân;
- Giới tính, tuổi đời, tình trạng hôn nhân;
- Nơi sinh, quốc tịch;
- Tiếng mẹ đẻ, trình độ học vấn;
- Tình trạng kinh tế;
- Nơi cư trú ( thành thị, nông thôn);
- Quy mô và cấu trúc gia đình;
- Tình hình sinh đẻ
Trang 131 Tổng điều tra dân số
Nội dung cơ bản của TĐTDS:
- Chọn nội dung cuộc TĐTDS cũng cần chú ý đến khả năng
đáp ứng của nhân dân với những thông tin cần thu thập: thông tin có quá phức tạp không? Có phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân không? Có phù hợp với dự kiến tổng hợp thông tin không ?
- Kế hoạch tổng hợp và lựa chọn các chỉ tiêu nên lấy ý kiến
đóng góp của các đơn vị sẽ sử dụng số liệu TĐTDS
Trang 141 Tổng điều tra dân số
Điều tra thử:
- Thử nghiệm nội dung và phương pháp TĐTDS để lập kế
hoạch cho cuộc tổng điều tra dân số tốt, tránh lúng túng, lãng phí;
- Hầu hết các cuộc điều tra có bước tiến hành một cuộc điều
tra thử toàn diện, bao gồm việc thử nghiệm toàn bộ những câu hỏi được hỏi trong các cuộc tổng điều tra và một phần trong bước sử lý số liệu
Trang 151 Tổng điều tra dân số
Thu thập số liệu:
Dân số đăng ký trong TĐTDS:
- Điều tra " dân số có mặt ": liệt kê tất cả những người có
mặt trong hộ vào nửa đêm của ngày điều tra hoặc tất cả những người ngủ qua đêm;
- Điều tra" dân số thường trú ": tất cả những người thường
xuyên sống trong hộ đều được kê khai vào phiếu, bất kể họ
có mặt hay không;
- Thời điểm điều tra: nên chọn vào lúc mà dân số ít biến
động nhất, thuận tiện cho việc tổ chức và thực hiện cuộc điều tra
Trang 161 Tổng điều tra dân số
Thu thập số liệu:
Phương pháp điều tra: Có hai phương pháp chính được sử
dụng trong TĐTDS là phương pháp phỏng vấn và phương pháp tự ghi
- Phương pháp phỏng vấn: điều tra viên phải đến từng hộ gia
đình để hỏi và ghi vào phiếu điều tra;
- Phương pháp tự ghi: thì phiếu điều tra được phát đến từng
hộ gia đình để họ tự ghi các câu hỏi trả lời vào phiếu
Trang 171 Tổng điều tra dân số
Thu thập số liệu:
Các loại phiếu điều tra:
Có thể chia phiếu điều tra thành 3 loại chính :
- Phiếu cá nhân dùng để ghi thông tin cho một người ;
- Phiếu hộ dùng để ghi thông tin cho tất cả mọi người trong
cùng một hộ;
- Phiếu tập thể có thể ghi được cho nhiều người của một số
hộ khác nhau
Trang 182 Điều tra chọn mẫu dân số học
Sự cần thiết ĐTCMDSH:
- Trong điều kiện tổng điều tra dân số chưa tiến hành được;
- Thu thập số liệu dân số những nơi mà hệ thống đăng ký hộ
tịch không có hoặc không đầy đủ;
- Thu thập những số liệu dân số phụ thêm ở những nơi khó
thu thập trong tổng điều tra dân số;
- Đánh giá độ chính xác của các nguồn dân số học truyền
thống như TĐTDS và đăng ký hộ tịch
Trang 192 Điều tra chọn mẫu dân số học
Nội dung chủ yếu trong ĐTCMDSH:
- Các yếu tố xã hội, kinh tế, tâm lý;
- Những yếu tố khác có ảnh hưởng đến sinh đẻ, đến nhận
thức thái độ và hành vi đối với các phương pháp kế hoạch hoá gia đình;
- Một số chủ đề như tàn tật , lực lượng lao động, tử vong, ốm
đau, di truyền, bệnh xã hội v.v
Trang 202 Điều tra chọn mẫu dân số học
Các bước tiến hành ĐTCMDSH:
Xác định mục tiêu và phạm vi:
Khi xác định mục tiêu và phạm vi điều tra cần trả lời cho
các câu hỏi:
- Tại sao phải tổ chức điều tra?
- Kết quả cuộc điều tra được sử dụng làm gì?
- Điều tra toàn bộ dân số hay chỉ điều tra một bộ phận?
- Điều tra mẫu một vòng hay nhiều vòng?
- Khả năng tài chính, thời gian, nhân lực và các phương tiện
cho cuộc điều tra?
Trang 212 Điều tra chọn mẫu dân số học
Các bước tiến hành ĐTCMDSH:
Thiết kế các mẫu phiếu điều tra ( bảng hỏi ):
- Câu hỏi phải được cả người nghiên cứu và đối tượng điều tra
(ĐTĐT) hiểu thấu đáo, rõ ràng và đồng nhất về ngôn ngữ;
- Câu hỏi phải phù hợp với chủ đề điều tra;
- Có thể dùng để hỏi trực tiếp ĐTĐT;
- Có thể dùng câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở;
- Câu hỏi phải được bố trí theo một thứ tự hợp lý thoả mãn cho cả
người trả lời, người phỏng vấn, người điều tra và nghiên cứu;
- Phiếu điều tra phải được thiết kế hợp lý, dễ cầm, dễ đọc;
- Các bảng hỏi phải được thử nghiệm chỉnh lý trước khi tiến hành điều
tra chính thức.
Trang 222 Điều tra chọn mẫu dân số học
Các bước tiến hành ĐTCMDSH:
Thiết kế mẫu và xác định cỡ mẫu điều tra:
Tổ chức điều tra ở cơ sở:
- Tuyển chọn và tập huấn điều tra viên và tổ trưởng điều tra Yêu cầu
với điều tra viên: phải có các đặc điểm cá nhân: tính trung thực, nhiệt tình, tính chính xác, khả năng thích hợp, có học vấn nhất định và sự
tự nguyện thoải mái;
- Trong quá trình điều tra phải tiến hành kiểm tra giám sát thường
xuyên.
Xử lý số liệu: Có thể xử lý số liệu bằng các phượng tiện phù hợp
Báo cáo kết quả cuộc điều tra: Từng phần - toàn bộ.
Trang 232 Điều tra chọn mẫu dân số học
Các bước tiến hành ĐTCMDSH:
Thiết kế mẫu và xác định cỡ mẫu điều tra:
Tổ chức điều tra ở cơ sở:
- Tuyển chọn và tập huấn điều tra viên và tổ trưởng điều tra Yêu cầu
với điều tra viên: phải có các đặc điểm cá nhân: tính trung thực, nhiệt tình, tính chính xác, khả năng thích hợp, có học vấn nhất định và sự
tự nguyện thoải mái;
- Trong quá trình điều tra phải tiến hành kiểm tra giám sát thường
xuyên.
Trang 243 Điều tra dân số Việt Nam
Cuộc điều tra dân số lần thứ nhất lấy thời điểm điều tra là 0
giờ ngày 1 tháng 3 năm 1960 Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đã tiến hành đăng ký toàn bộ số dân thường trú trên lãnh thổ nước Việt nam dân chủ cộng hoà;
Cuộc điều tra dân số toàn miền Bắc lần thứ hai lấy thời
điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 1974 Cũng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đã đăng ký vào phiếu điều tra toàn bộ số nhân khẩu thường trú thuộc lãnh thổ nước Việt nam dân chủ cộng hoà
Trang 253 Điều tra dân số Việt Nam
Ngay sau khi miền Nam được giải phóng, ngày 5 tháng 2
năm 1976 đã tiến hành điều tra dân số trên toàn phần đất miền Nam nhằm cung cấp số liệu dân số phục vụ cho Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và lập các kế hoạch phát triển kinh
tế – xã hội;
Cuộc tổng điều tra dân số cả nước lần thứ nhất đã được tiến
hành vào thời điểm 0 giờ ngày 1 / 10 / 1979 Loại nhân khẩu được chọn đăng ký trong bước điều tra là nhân khẩu thường trú Cuộc TĐTDS này sử dụng hai loại phiếu điều tra: Phiếu cá nhân dùng để đăng ký các chỉ tiêu riêng cho từng nhân khẩu và phiếu hộ ( phong bì ) dùng để ghi những chỉ tiêu chung cho cả hộ
Trang 263 Điều tra dân số Việt Nam
Cuộc tổng điều tra dân số cả nước lần thứ hai đã được tiến hành vào
thời điểm 0 giờ ngày 1 / 4 / 1989 Trong cuộc điều tra này đã kết hợp điều tra toàn diện và điều tra chọn mẫu, đồng thời còn kết hợp điều tra dân số với điều tra nhà ở Việc thu thập thông tin được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn và nhân khẩu đăng ký trong cuộc điều tra là nhân khẩu thường trú;
Cuộc tổng điều tra dân số cả nước lần thứ ba: đã được tiến hành vào
thời điểm 0 giờ ngày 1 / 4 / 1999 Trong cuộc điều tra này đã kết hợp điều tra toàn diện và điều tra chọn mẫu, đồng thời còn kết hợp điều tra dân số với điều tra nhà ở Việc thu thập thông tin được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn và nhân khẩu đăng ký trong cuộc điều tra là nhân khẩu thường xuyên cư trú trên lãnh thổ Việt nam, đồng thời điều tra cả cán bộ nhà nước, bao gồm cả cán bộ ngoại giao và gia đình ở nước ngoài, cũng như sinh viên và học sinh đang học ở nước ngoài.
Trang 273 Điều tra dân số Việt Nam
Cuộc tổng điều tra dân số cả nước lần thứ tư (gần đây
nhất): đã được tiến hành vào thời điểm 0 giờ ngày 1 / 4 /
2009 Trong cuộc điều tra này đã kết hợp điều tra toàn diện
và điều tra chọn mẫu, đồng thời còn kết hợp điều tra dân số với điều tra nhà ở Việc thu thập thông tin được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn và nhân khẩu đăng ký trong cuộc điều tra là nhân khẩu thường xuyên cư trú trên lãnh thổ Việt nam, đồng thời điều tra cả cán bộ nhà nước, bao gồm cả cán bộ ngoại giao và gia đình ở nước ngoài, cũng như sinh viên và học sinh đang học ở nước ngoài
Dân số VN năm 2009: 85.789.537 người Nam chiếm
49,5%; Nữ chiếm 50,5%