Giáo dục mần non thời kì đầu CM Tháng 8 và kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954 ............................... ..............................
Trang 1NHÓM 1 LỚP: MẦM NON B – K34
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ GD HỌC MẦM NON
Trang 2CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 1
Trang 5Sau khi giành được độc lập từ tay thực dân, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trước khi ban hành sắc lệnh về việc thành lập ngành học sư phạm thì ngày 10 tháng 8 năm 1946 lịch sử đã chứng kiến sự ra đời của giáo dục mầm non bằng sắc lệnh số 146/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trang 6Sắc lệnh đã nêu lên những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục mới, trong đó ghi rõ: “bậc học ấu trĩ nhận giáo dục trẻ em dưới 7 tuổi và
tổ chức theo điều kiện của Bộ Quốc gia giáo dục ấn định sau”
Trang 7Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi: “Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho những người
mẹ của trẻ em, đảm bảo phát triển các nhà đỡ đẻ, các nhà trẻ và vườn trẻ”
Trang 8Từ đó, khi chuẩn bị chương trình cải cách giáo dục lần thứ I, Bộ cũng đã xác định: “Bậc học ấu trĩ đảm nhận việc giáo dục tổ chức hay kiểm soát”
Từ đó, ngày 10 tháng 8 hàng năm đã trở thành ngày kỷ niệm thành lập giáo dục mầm non của ta
Trang 9Cùng với Ban Giáo dục ấu trĩ được thành lập ngày 15/12/1945, trường mẫu giáo Tây Hồ ngoại thành Hà Nội chỉ có 20 cháu do các nhân sĩ tổ chức được coi là trường đầu tiên của giáo dục mầm non sau cách mạng Tháng 8
Trang 11Cũng trong những năm này, nhiều nơi ở Trung Bộ đã mở các lớp ấu trĩ, vỡ lòng, khai tâm Phần lớn giáo viên là những người dạy bình dân học vụ kiên nhiệm dạy trẻ với tính chất công tâm (không nhận thù lao).
Trang 12Ngày 19 - 12 - 1946, nhân dân ta đã cầm súng đứng lên để tự vệ: " Quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh" Bước đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngành GD cách mạng của nước Việt Nam tuổi trẻ lại gặp những khó khăn mới Thầy, trò, nhà trẻ, mẫu giáo phải tản cư, phải di chuyển về nông thôn và các khu vực an toàn Lúc này, phụ nữ đóng một vai trò to lớn
Trang 13Tiếp theo là các trường mẫu giáo Ẩm Thượng, các lớp ở huyện Hạc Trì, Thanh Ba, Hạ Hòa (Phú Thọ) và trong một số cơ quan ở Tuyên Quang, Bắc Giang, Yên Bái, các trường thuộc liên khu IV cũ…; cuộc khách chiến chống Pháp rộng mở, ngày càng ác liệt cũng là giai đoạn giáo dục mầm non dần dần phát triển trong gian khó khăn ở nhiều nơi thời kỳ 1946 – 1954.
Trang 14Tuy còn sơ khai và nhiều bỡ ngỡ nhưng ở Việt Bắc, Trung
du, đồng bằng Bắc Bộ, Liên khu IV…đều có các lớp ấu trĩ viên, lớp vỡ lòng, các nhà trẻ, nhiều nơi còn mở Dục Anh viện, Cô nhi viện để nuôi dạy con liệt sĩ, thương binh và gia đình quân nhân không nơi nương tựa
Trang 15Tới cuối năm 1948 đã có 200 cô mẫu giáo, mở trên 300 lớp ấu trĩ thu hút hàng chục nghìn cháu đến lớp.
Trang 16Ngày 02/11/1949, Bộ Quốc gia giáo dục đã tổ chức hội nghị mẫu giáo toàn quốc đầu tiên trong lịch sử mầm non nước ta tại thôn Ngòi, xã Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang Hội nghị đã định rõ hơn mục đích, phương châm, phương pháp giáo dục mẫu giáo, những quan điểm về giáo dục trẻ thơ tại hội nghị này đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị cơ bản.
Trang 17Các lớp huấn luyện, đào tạo cô mẫu giáo, các lớp mẫu giáo dân lập của các liên khu lại được mở ra nhiều trong những năm
1950 – 1951 do có sự chỉ đạo thống nhất của ban mẫu giáo trung ương thuộc Bộ Quốc gia giáo dục
Trang 18Từ năm 1952, cuộc kháng chiến ngày càng ác liệt Ngành học mẫu giáo tạm ngừng phát triển, tập trung phát triển các lớp vỡ lòng.
Trong thời gian đó trại trẻ Kheo Khao – Bắc Kạn , trại trẻ mẫu giáo Quân đội được thành lập ( năm 1951) như một hiện tượng đặc biệt của mẫu giáo Việt Nam
Trang 19Ảnh về trẻ tại Khe Khao
Trang 20Các cháu ở trại trẻ Quân đội (Thái Nguyên) đến thăm nhà Bác
Trang 21Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Giám đốc trại trẻ Khe Khao được Đảng và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam giao cho nhiệm
vụ tổ chức một trai trẻ mới để đón các cháu từ miền Nam tập kết ra Bắc và tổ chức trại Nhi đồng miền Bắc để đón các cháu ở Khe Khao về
Trang 22Trại trẻ mẫu giáo Quân đội cũng được chuyển về Hà Nội từ cuối năm 1954 và đặt tại 12A Lý Nam Đế Số trẻ đông hơn nên phải tuyển thêm nhiều giáo viên và nhân viên phục vụ mới Nhưng chỉ tồn tại được gần 2 năm, sau đó các cháu được
chuyển về các trường, lớp mẫu giáo bán trú của thành phố để được sống cùng cha mẹ, có sự chăm sóc – giáo dục của cha mẹ
Trang 23Bác Hồ với các cháu ở Trường mẫu giáo của Tổng cục Chính trị tại số 26A,
phố Lý Nam Đế, Hà Nội, năm 1954
Trang 24KL: Cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến anh dũng chống Pháp của dân tộc, giáo dục mầm non trong giai đoạn này đã từng bước vược qua bỡ ngỡ ban đầu, trưởng thành trong khó khăn, khẳng định tính đúng đắn của đường lối và giá trị thực tiễn của nó trong sản xuất,
chiến đấu
Trang 26CHƯƠNG II: Giáo Dục Mầm Non Việt Nam
Giai Đoạn 1955-1965
Trang 27- Trong thời kỳ cách mạng mới, ngành Giáo dục cần chuyển hướng mạnh mẽ, nhằm giải quyết trong cùng
1 thời gian nhiều vấn đề thuộc về tổ chức và nội dung Ngành học
Trang 28• Hội nghị lần thứ 7 TW Đảng khóa 2 (3/1955) và Hội nghị lần thứ 12 TW Đảng khóa 2 (3/1957) đã đề ra nhiệm vụ của GDMN là phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng GD
• Hội nghị phân định rõ trách nhiệm: từ 1-3 tuổi gọi là Nhà trẻ do Bộ Y tế chỉ đạo,
từ 3-6 gọi là Mẫu giáo do Bộ GD chỉ đạo
Trang 29• Sau Hội nghị Liên tịch 9/1959, một loạt nhà trẻ, trường lớp MG dân lập xuất hiện
ở các tỉnh
• Hội Phụ nữ và ngành GD phối hợp trong việc huấn luyện cô nuôi dạy nhà trẻ và MG
• Đảng và NN chưa có nghị quyết cụ thể cho sự nghiệp GDMN, chưa có chính sách
cụ thể với cô nuôi dạy trẻ
• Về ngân sách còn hạn chế, hiệu quả chưa cao Phong trào thiên về số lượng hơn chất lượng
Trang 30• Công tác xây dựng, củng cố nhà trẻ, lớp MG được Chủ tịch HCM đặc biệt quan tâm
• Những chỉ thị của Người về các công tác xây dựng nhà trẻ, MG được các cấp các ngành thực hiện nghiêm chỉnh
Trang 31A Tình hình phát triển nhà trẻ ở các khu vực nhà nước và nông thôn
Trang 32- Một số nhà trẻ lớn có nhân viên chăm sóc sức khỏe, cơ sở vật chất thiết bị khá
- Còn nhiều nhược điểm: Việc nuôi dưỡng còn đơn giản, trang bị thiếu thốn, các cô nuôi dạy không được lựa chọn, chi phí không đủ đáp ứng nhu cầu, một số cán bộ không quan tâm chỉ đạo đúng mức
Trang 332 Nhà trẻ khu vực nông thôn
- Nhà trẻ nông thôn ngày càng tăng và nhóm “ trẻ liên gia”, nhóm “ từng vụ, từng việc” giảm dần
- Tuy nhiên, do thu nhập của các cô nuôi dạy còn thấp nên 1 số đã bỏ nghề
- Trình độ chuyên môn của các cô còn quá yếu việc đầu tư quá ít ỏi là nguyên nhân khiến nhóm trẻ không vững chắc, chất lượng còn thấp
Trang 34B Phát triển phong trào MG dân lập
- Khởi đầu là Ban Ấu trĩ(15/12/1945) Tháng 1/1952, Ban MG chuyển thành Bộ phận MG trong Nha GD phổ thông
- 9/1962, do công tác MG ngày càng phát triển, Bộ lập lại Phòng MG trực thuộc lãnh đạo Bộ
- Có kinh nghiệm trong việc tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo giáo viên
Trang 35- Xây dựng được chương trình và tài liệu dạy trên cơ sở tâm lý học, giáo dục học
- Có các trại trẻ MG chuyển từ chiến khu Việt Bắc về thành trại Nhi đồng miền Bắc, nơi đây thành cơ sở đào tạo thực tế, thực
hành cho các khóa huấn luyện giáo viên
- Qua 2 tháng huấn luyện, học viên đã thu thập được nhiều điều mới lạ và bổ ích
Trang 36- Được sự giúp đỡ của Bộ GD và TW Hội Phụ nữ, thủ đô HN đã xây dựng được trường MG bán trú đầu tiên học cả ngày tại 80 Hàng Bông, Thợ Nhuộm
+ Mục đích thu nhận con em cán bộ, công nhân viên chức của HN và chuẩn bị cơ sở thực hành cho các khóa huấn luyện giáo viên
- 9/12/1956, Thành hội Phụ nữ HN đề nghị với Bộ GD và Sở GD HN cùng phối hợp
mở lớp huấn luyện giáo viên MG đầu tiên cho HN
Trang 37- Sau HN, tiếp đến Hải Phòng xây dựng trường MN cho con em cán bộ Liên cơ và 1 lớp cho con công nhân khuân vác ở bến Cảng
- Bộ GD vẫn tiếp tục chỉ đạo MG vỡ lòng ở các Liên khu
- Công tác rất quan trọng của ngành GD bấy giờ là tiếp quản 1 số trường lớp trong các vùng tạm chiến
Trang 38• Những bài học kinh nghiệm rút ra:
- Bộ GD và TW Hội thống nhất chủ trương xây dựng nhanh phong trào MG dân lập
là đúng đắn, phù hợp với tình hình đất nước
- Phong trào đi sát nhân dân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động
- Các cháu lớp MG học tập vui chơi có nhiều tiến bộ
- Sự chỉ đạo thực hiện đã có sự phối hợp chặt chẽ
- Các Liên ngành phối hợp chặt chẽ, đi sát đôn đốc, hỗ trợ về chuyên môn
Trang 39- Đề xuất về việc cử 1 đoàn cán bộ
GD VN đi đào tạo ở Đức 2
năm,và đc nước bạn nhận lời đào tạo gúp 5 người.
- Nước bạn đã dành ưu đãi đặc biệt cho đoàn , tổ chức thành 1 lớp
học riêng, có giáo viên tâm lý
riêng làm chủ nhiệm lớp
- Nước bạn còn tổ chức cho đoàn hòa nhập vào mọi hoạt động cùng sinh viên
Trang 40• Trong 3 năm khôi phục kinh tế ( 1955-1957) ngành MG đã có 1 bước chuẩn bị mang tính khởi đầu bằng việc mở lớp huấn luyện
• Bộ GD gấp rút biên soạn, chỉnh lý chương trình huấn luyện giáo viên và chương trình dạy hoàn chỉnh hơn
• Bộ GD còn tổ chức biên soạn các tập bài hát, bài thơ, câu chuyện phục vụ cho chương trình dạy trẻ
Trang 41• Do yêu cầu phát triển nhanh ở cơ sở, các tỉnh bắt đầu tổ chức các lớp huấn luyện
để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
• Nhờ mở được lớp huấn luyện và có trường sư phạm lớn nhất HN đã đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng
• 22/9/1964, Bộ GD ra quyết định chính thức thành lập trường Sư phạm Mẫu giáo
TW 1
Trang 42• Những cố gắng về công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, chương trình dạy trẻ, về
tổ chức bộ máy đã góp phần thúc đẩy nhanh chóng phong trào lan ra các địa bàn
• Kết thúc kế hoạch Nhà nước 3 năm(1958-1960), số lượng trường, lớp MG tăng lên đáng kể
• Phong trào MG nông thôn có chiêu hướng phát triển ồ ạt ở 1 số tỉnh Tuy nhiên,
số lượng chưa đi đôi với chất lượng
Trang 43• Những nơi phát triển phong trào tốt do Đảng ủy, chính quyền quan tâm sát sao, tích cực vận động tuyên truyền
• Các giáo viên dạy tốt, chăm sóc các cháu tận tình chu đáo
• Những tồn tại cần tránh:
- Hội Phụ nữ không phối hợp với ngành GD, nên mọi thiết bị không phù hợp vs MG
- Trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế
Trang 44- Kết quả sau kế hoạch 5 năm(1961- 1965)
• Ở nhiều xã, số lớp MG phát triển khá nhanh
• Ở hầu hết các nơi, các đoàn thể đều cử đại biểu vào Ban Quản trị các lớp MG để giúp đỡ và bảo trợ về mọi mặt
• Các xí nghiệp, cơ quan dù có nhiều khó khăn nhưng đã quyết tâm khắc phục khó khăn, mở thêm nhiều lớp mới
Trang 45• Từ năm 1960, sau Đại hội toàn quốc lần thứ 3 của Đảng, phong trào MG pt
nhanh vào các năm học 1962-1963, 1963-1964 nhưng còn thiếu vững chắc
• Năm 1964-1965 phong trào đi vào ổn định và vững chắc hơn
• Quá trình 10 năm (1955-1965) có 4 mốc phát triển MG: 1955-1956, 1956-1957, 1959-1960, 1964-1965 có thể thấy rõ sự phát triển của các phong trào:
Trang 46• Chất lượng chăm soc, giáo dục các cháu:
- Đối với các cháu, GDMG đã phát triển tốt về các mặt:+ thể dục vệ sinh
+ đức dục
+ trí dục
+ mỹ dục
Trang 47- Đối với các cô:
+ tiến bộ nhiều trong pp dạy học và cho các cháu vui chơi
- Chất lượng cs – gd trẻ đc nâng cao đặc biệt là tại Hà Nội
+ HN nhanh chóng xây dựng được mạng lưới rộng rãi trường MG bán trú
Trang 48• 1963, Thành hội Phụ nữ HN chuyển trường MN thành phố sang cho Sở GD HN quản lý
• Tiếp đến là các trường MN bán trú được thành lập các năm 1963, 1964, 1965
• Các mạng lưới trường MG pt tốt cũng nhờ chất lượng đào tạo của Trường Sư phạm MG HN
• Sở GD HN cũng là nơi thành lập phòng MG đầu tiên của miền Bắc
Trang 49KL: Trong 10 năm từ 1955-1965, GDMN miền Bắc đã làm được nhiều việc quan trọng: Đặt được cơ sở pt 1 ngành học, hình thành các yếu tố về hệ thống quản lý; hình thành các hệ thống trường SP MG; có chương trình đào tạo cho cô, chương trình dạy cháu, đó là sự cố gắng rất lớn của đội ngũ cán bộ, giáo viên MG và các cán
bộ Hội Phụ nữ
Trang 50CHƯƠNG III:
GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI KÌ 1965-1975
Trang 51• Bị thất bại trong chiến tranh đặc biệt đế quốc Mỹ chuyển sang
chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc
Trang 52• Trước sự đánh phá dồn dập và ác liệt của kẻ thù, ngày
5/8/1965, Thủ tướng đã ra Chỉ thị 88/TTG Chỉ thị nêu rõ:
“Hiện nay, cả nước đang có chiến tranh, nhiệm vụ chống
mĩ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng công tác giáo dục phải chuyển hướng để phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị nói trên theo chức năng, nhiệm vụ của mình và phù hợp với tình hình mới ’’
Trang 53• Một trong những công tác chủ yếu của việc chuyển hướng giáo dục Mầm non là bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các cháu nhà trẻ “ Chưa
có hầm hào tốt chưa đưa các cháu đến nhà, nhóm trẻ, đến trường, lớp mẫu giáo’’, “Thà tốn công sức hơn tốn xương máu’’
Trang 54• Ở các địa phương có nhà trẻ, mẫu giáo tới sơ tán, các cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể đều quan tâm phối hợp trong việc tìm địa điểm sơ tán Giáo dục mầm non tuy có bị suy giảm thời gian đầu chiến tranh, nhưng đã khôi phục và duy trì.
Trang 55A. TÌNH HÌNH NHÀ TRẺ TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA
Trang 56- Về công tác an toàn cho các cháu, có những cô bác giữ trẻ dám dũng cảm quên mình xông vào nhà trẻ rực cháy để cứu cháu và có người đã anh dũng hi sinh.
Trang 57Về kinh phí nhà trẻ, ở thời điểm từ 1965 đấn 1970, mỗi năm, Nhà nước đã chi một khoản khá lớn cho công tác Nhà trẻ ở khu vực Nhà nước Những năm 1966-1968, mỗi năm trên dưới 8 triệu đồng (giá vàng khi đó là 800 đồng/lượng).
Đến cuối năm 1970, đã có 5.676 nhà trẻ hoặc nhóm trẻ xí nghiệp, cơ quan, thu nhận 85.460 cháu
(chiếm 44% trẻ trong độ tuổi diện cơ quan Nhà nước với 12.000 cô, bác giữ trẻ).
Bảng số liệu nhà trẻ khu vực Nhà nước (năm 1965-1970)
Năm Số nhà trẻ, nhóm trẻ Số trẻ được thu nhận Số cô, bác giứ trẻ
Trang 58* Nhà trẻ khu vực nông thôn:
Những năm 1968-1970, khu vực nông thôn đã có những nhà trẻ tiên tiến, chất lượng nuôi dưỡng trẻ tương đối tốt, trẻ sạch sẽ, khỏe mạnh, các bà mẹ yên tâm gửi con
Số liệu nhà trẻ nông thôn (năm 1965-1970)
Năm Số nhà trẻ, nhóm
trẻ
Số trẻ dược thu nhận
Số cô bác giữ trẻ
Trang 592 Giai đoạn từ 1971-1975:
Ngày 5/5/1971, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phê chuẩn việc thành lập Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trực thuộc hội đồng chính phủ Tiếp sau đó, ngày 21/2/1971, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 145/CP quy định tổ chức bộ máy của Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương và hệ thống tổ chức Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em của tỉnh, các tổ chức, đơn vị cơ sở của địa
phương
Trang 60Đến năm 1975, miền bắc có 33.040 nhà, nhóm trẻ, 550.810 cháu, 78.590 cô nuôi, dạy trẻ Đội ngũ cô nuôi, dạy trẻ được trẻ hóa từng bước Nhiều nhà trẻ nhỏ sáp nhập thành nhà trẻ lớn.
Trang 61Số lượng nhà trẻ ở 2 khu vực nhà nước và tập thể
Trang 62B TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MẪU GIÁO TRONG NHỮNG NĂM CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở MIỀN BẮC :
Đáp ứng yêu cầu quản lí Mẫu giáo trong tình hình mới, ngày
19-1-1996, chính phủ đã ra nghị định về nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy Bộ
Giáo dục, trong đó có nghị quyết định thành lập Vụ Mẫu giáo, bà Nguyễn
Thị Phương Hoa được chỉ định phụ trách Vụ
Trang 63Tại hội nghị Mẫu giáo toàn miền Bắc, ngày 31-10-1996, Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên đã công bố: “Giặc Mĩ gây cho chúng ta nhiều khó khăn, nhưng chúng không hạn chế được công việc của chúng ta Công tác mẫu giáo đã có chuyển biến rất lớn Chính trong ngọn lửa chống Mĩ cứu nước, theo quyết định của Chính phủ ngày 19-1-1996, Vụ Mẫu giáo được khai sinh, công tác Mẫu giáo được nâng lên thành một ngành học như các ngành phổ thông, Bổ túc văn hóa, Sư phạm’’.
Trang 64 Từ 1965-1975 , miên bắc phải trải qua 2 đợt chiến tranh
phá hoại ác liệt của đế quốc Mĩ (1965; 1972), phong trào Mẫu giáo bị chao đảo, kém phát triển Giặc Mĩ gây cho đất nước ta nhiều khó khăn nhưng chúng không hạn chế được phong trào giáo dục mầm non
Trang 65 Trong thời kì 1965-1975, nhà trẻ đã hình thành bộ máy
quản lí từ Trung ương đến cơ sở Mẫu giáo đã trưởng
thành và nhanh chóng trở thành một ngành học chính thức như các ngành học khác