1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DÒNG HỌ PHÁP LUẬT HỒI GIÁO

14 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 88,78 KB

Nội dung

Là tập hợp các chế định, các quy tắc xử sự được rút ra từ những thần khải của thượng đế mà tín đồ Hồi giáo buộc phải tuân theo. Luật Hồi giáo không phải là hệ thống pháp luật gắn với nhà nước mà chỉ là một phần của Shariah. Luật Hồi giáo giống như Luật giáo hội của nhà thờ thiên chúa giáo, là hệ thống các quy định mang tính tôn giáo của những người theo đạo. Các quy định của luật Hồi giáo hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối của nhà nước, không quyền lực nào có thể thay đổi luật Hồi giáo. Luật Hồi giáo không phải là hệ thống các quy phạm pháp luật theo đúng nghĩa của thuật ngữ này. Luật Hồi giáo xa lạ với cách tiếp cận lịch sử coi pháp luật như hiện tượng được sinh ra và thay đổi để đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Luật Hồi giáo được coi là thượng đế đặt ra một lần và không thay đổi, xã hội cần phải tuân thủ thượng đế chứ không phải ngược lại.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT MÔN LUẬT SO SÁNH

BÁO CÁO CHỦ ĐỀ: DÒNG HỌ PHÁP LUẬT HỒI GIÁO

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Thư

Danh sách thành viên:

1. Đỗ Hữu Nghĩa B1500281

2. Trần Văn Tâm B1500313

3. Trần Thanh Nguyên B1502986

4. Trần Minh Như B1207903

5. Đinh Quốc Tuấn B1503031

6. Lê Thị Thu Vĩnh B1207913

7. Võ Minh Tri B1503030

Cần Thơ, ngày 12 tháng 11 năm 2016

I. Khái niệm Luật Hồi giáo

1. Shariah ( Luật Hồi giáo)

Trang 2

Là tập hợp các chế định, các quy tắc xử sự được rút ra từ những thần khải của thượng đế mà tín đồ Hồi giáo buộc phải tuân theo

Luật Hồi giáo không phải là hệ thống pháp luật gắn với nhà nước mà chỉ là một phần của Shariah Luật Hồi giáo giống như Luật giáo hội của nhà thờ thiên chúa giáo, là hệ thống các quy định mang tính tôn giáo của những người theo đạo Các quy định của luật Hồi giáo hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối của nhà nước, không quyền lực nào có thể thay đổi luật Hồi giáo

Luật Hồi giáo không phải là hệ thống các quy phạm pháp luật theo đúng nghĩa của thuật ngữ này Luật Hồi giáo xa lạ với cách tiếp cận lịch sử coi pháp luật như hiện tượng được sinh ra và thay đổi để đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội Luật Hồi giáo được coi là thượng đế đặt ra một lần và không thay đổi, xã hội cần phải tuân thủ thượng đế chứ không phải ngược lại

Luật Hồi giáo thể hiện ý chí của thượng đế chứ không phải của nhà nước nên co hướng tới điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống chứ không chỉ đề cập những vấn đề mà nhà nước quan tâm.

Luật Hồi giáo bao gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là học thuyết tôn giáo với các giáo điều mà tín đồ phải tin

- Bộ phận thứ hai là luật thần thánh quy định những gì mà tín đồ phải làm và không được làm

Luật Hồi giáo giới hạn những nghĩa vụ và quy định cụ thể nội dung các quyền cá nhân Việc vi phạm các quyền và nghĩa vụ sẽ bị thẩm phán của tòa án Hồi giáo áp dụng các

biện pháp trừng phạt Về nguyên tắc luật Hồi giáo chỉ được áp dụng để điều chỉnh các

mối quan hệ giữa những người Hồi giáo Mối quan hệ của những người không phải Hồi

giáo, sống ở quốc gia Hồi giáo sẽ được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật của nhà nước

2. Pháp luật thực định của các quốc gia Hồi giáo

Trang 3

Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng hệ thống pháp luật dưới ảnh hưởng mạnh mẽ hoặc trực tiếp dẫn chiếu luật Hồi giáo như: Arap Xê-út, Iran, Pakistan, Ba Tư, Banglades, …

Ở một số quốc gia Đạo Hồi chỉ được coi là tôn giáo chứ không phải là luật, như Thổ Nhĩ Kỳ, dù là nước có Đạo Hồi là quốc đạo, nhưng vẫn là quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa hay Albania và Algeria Đặc điểm mấu chốt của sự khác biệt giữa hệ thống luật Hồi giáo với các hệ thống pháp luật thế giới khác là ở các quốc gia áp dụng Luật Hồi giáo không có sự tách rời giữa nhà thờ và nhà nước (church and state) Ở đây, chính trị thần quyền (chế độ cai trị của các tăng lữ, trong đó các luật lệ của nhà nước được tin tưởng là luật lệ của Chúa Trời) bao trùm và điều chỉnh các vấn đề mang tính chất công và tư

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, một số quốc gia không nằm trong thế giới Ả rập chính thức được gọi là quốc gia Hồi giáo Nước có đông tín đồ Hồi giáo nhất là Indonesia với hơn một trăm triệu người Nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc của luật Hồi giáo, tiếp tục tuyên bố trong những đạo luật và hiến pháp về sự gắn bó với những nguyên tắc của Hồi giáo.Tuy nhiên, hầu như không quốc gia nào chịu sự điều chỉnh hoàn toàn của luật Hồi giáo Ở các nước Hồi giáo luật Hồi giáo vẫn được giữ nguyên nhưng nhà nước đã tiến hành những cải cách đáng kể trong luật thành văn Việc bên cạnh luật Hồi giáo còn hệ thống pháp luật thực định của quốc gia ko gây tranh cãi gì vì đạo Hồi công nhận rằng về lí thuyết nhà nước được trao thẩm quyền điều chỉnh cuộc sống bên ngoài cộng đồng Hồi giáo

Do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng của các truyền thống pháp luật khác, từ thế kỉ XIX đến nay, ở nhiều quốc gia Hồi giáo xuất hiện ba xu hướng phát triển:

o Phương tây hóa pháp luật;

o Pháp điểm hóa pháp luật;

o Loại bỏ dần các quy định lạc hậu

Pháp luật thực định của các nước Hồi giáo thể hiện các đặc trưng sau đây:

o Pháp luật chịu ảnh hưởng nhiều của các nước phương tây, đặc biệt là của Anh và Pháp, những quốc gia đã từng thuộc địa hóa các nước Hồi giáo

Trang 4

o Pháp luật chịu ảnh hưởng của đạo Hồi nhất là các quốc gia coi đạo Hồi là quốc giáo như Iran, Afghanistan Nhiều giáo điều của đạo Hồi được thể chế hóa thành luật thực định

o Pháp luật cho phép các công dân, nhất là công dân Hồi giáo khi đứng trước tranh chấp lựa chọn hoặc luật Hồi giáo hoặc luật thực định của quốc gia Chính vì vậy trong các nước Hồi giáo bên cạnh tòa án nhà nước còn có tòa án của đạo Hồi (Tòa Shariah )

Phạm vi điều chỉnh của pháp luật thực định của các quốc gia Hồi giáo rộng hơn Luật Hồi giáo, cụ thể:

o Nhóm thứ nhất bao gồm các nước đã từng là các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa: Albania, các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Trung Á Luật Hồi giáo ảnh hưởng các nước này rất hạn chế

o Nhóm thứ hai bao gồm Afghanistan, Pakistan, các quốc gia ở đảo Ả rập Pháp luật các nước này thừa nhận tính tối cao của luật hồi giáo, tuy nhiên cũng quy định thêm những vấn đề mà Luật hồi giáo không điều chỉnh

o Nhóm thứ ba bao gồm những quốc gia trong đó luật Hồi giáo chỉ được dùng để điều chỉnh một só lĩnh vực của đời sống xã hội ( vấn đề nhân thân, hoạt động của các tổ chức tôn giáo, đôi khi cả chế độ ruộng đất), trong khi đó pháp luật

“hiện đại” điều chỉnh những khía cạnh mới của các quan hệ xã hội Nhóm này được chia ra làm 2 nhóm nhỏ:

 Nhóm nước mà pháp luật chịu ảnh hưởng của dòng họ pháp luật common law (Bengale, Malaysia, Bắc Nigeria);

 Nhóm nước mà pháp luật chịu ảnh hưởng của dòng họ pháp luật civil law (các nước Châu Phi nói tiếng Pháp, các nước nói tiếng Arap, Iran, Indonesia)

1. Đặc điểm nổi bậc là: tính chất lỗi thời của nhiều chế định, tính vụn vặt, thiếu hệ thống hoa.

Trang 5

2. Ngoài ra, co thể thấy luật Hồi giáo co những đặc điểm sau đây:

- Kho phân biệt quy định PL và quy định tôn giáo, người Hồi giáo cho rằng

pháp luật và tôn giáo chỉ là một Luật Hồi giáo can thiệp cả vào những vấn đề mà các hệ thống pháp luật khác xét thấy không cần điểu chỉnh bằng pháp luật Chẳng hạn, luật Hồi giáo quy định tất cả phải trước khi cầu nguyện…Luật Hồi giáo có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật truyền thống như hôn nhân gia đình, thừa kí hình sự Còn trong các lĩnh vực pháp luật như hợp đồng, sở hữu thì sự ảnh hưởng của luật Hồi giáo có phần yếu hơn Khoa học pháp lí đạo Hồi (ficha) gốc rễ và giải thích bằng cách nào, từ những nguồn gì xuất hiện tổng thể những quy tắc tạo ra Shariah Ngoài ra nó nghiên cứu nội dung – những quyết định của toà án Shariah chứa đựng những quy phạm lật Hồi giáo, về cấu trúc, các khái niệm, phạm trù của mình, luật lồi giáo khá đặc biệt so với các hệ thống pháp luật khác

- Quan niệm về hành vi pháp luật của luật Hồi giáo không giống như các hệ thống pháp luật khác Hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều quan

niệm rằng hành vi pháp luật bao gồm những hành vi phải làm và những hành vi không được làm

3. Hành vi PL được chia thành 5 loại (các HTPL khác chỉ co 2 loại: được làm và không được làm):

o Hành vi bắt buộc phải làm (obligatoire) như nghĩa vụ chăm con cái, nghĩa vụ đóng thuế

o Hành vi nên làm (recommandes) ví dụ thăm người bạn bị ốm, giúp đỡ người nghèo khó

o Hành vi làm cũng được không làm cũng được ví dụ như tham dự các trò tiêu khiến có tính lành mạnh

o Hành vi bị khiến trách (blamables) ví dụ sai giờ hẹn, chậm trễ, nói lời không tế nhị, thiếu lễ phép, đi đứng không đúng tác phong, phê phán những ai giao kết hợp đồng thương mại vào ngày thứ sáu trước buổi cần kinh buổi trưa Mặc dù vậy, hợp tầng được kí kết vào sáng thứ sáu không bị mất hiệu lực và người giao kết hợp đồng cũng không phải chịu bất cứ chế tài nào

o Hành vi cấm (interdites) ví dụ như giết người, cướp của, lừa đảo, trộm cắp

Trang 6

 Đây được coi là nguyên tắc cơ bản để đánh giá hành vi của con người về phương diện pháp luật cũng như đạo đức

Luật hình sự:

Khái niệm tội phạm trong luật Hồi giáo nếu xét về phương diện hình phạt bao gồm 2 loại:

- Tội phạm có thể trả bằng tiền

- Tội phạm phải trả bằng thân thể hoặc cuộc sống của mình

Theo mức độ nặng nhẹ của tội phạm, kinh thánh Coran xác định 3 loại tội phạm:

Hudud: Tội phạm chống lại Chúa, bao gồm 7 tội: ngoại tình (kể cả thông dâm), vu

cáo, uống rượu (nơi công cộng cũng như ở nhà riêng), tội trộm, cướp đường, phản đạo, vi phạm kinh thánh

Trong bảy tội phạm nói trên thì ba tội phạm đầu bao gồm: ngoại tình, vu cáo và uống rượu sẽ bị đánh bằng roi

Tội trộm và cướp đường bị phạt đóng đinh vào thánh giá hoặc cắt tay, chân

Tội phản đạo, vi phạm kinh thánh sẽ bị hình phạt chặt đầu

Quesas: Là các tội phạm đòi hỏi sự trả thù của người bị hại hoặc gia đình người bị

hại Đó là các loại tội phạm: giết người (cố ý hoặc vô ý); gây thương tích (cố ý hoặc vô ý); cưỡng dâm

Khác với các hệ thống pháp luật khác, thông thường coi tội phạm giết người là tội phạm nặng nhất, trong pháp luật Hồi giáo, các tội phạm chống lại Chúa là tội phạm nặng nhất, còn tội phạm giết người và gây thương tích được coi là các tội phạm chống lại cá nhân chứ không phải chống lại Chúa, nên được coi là ít nghiêm trọng hơn Hudud Nếu các tội trộm cắp, cướp của bị hình phạt chặt tay, chân; người vợ ngoại tình bị xử tử hình, thì hình

Trang 7

phạt ở đây được quan niệm là phải trả bằng thân thể hoặc cuộc sống của mình, vì vậy không thể chuộc bằng tiền Nhưng nếu phạm tội giết người thì tuỳ theo tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà xử tử hình hoặc chuộc tiền, tài sản Theo luật Hồi giáo, giết một người đàn ông có thể chuộc bằng 100 con lạc đà, giết một người đàn bà có thể chuộc bằng 50 con lạc đà Ngay cả thời hiện đại, ở Arập Xê -út (cho đến năm 1988) để được chuộc tội, người phạm tội phải trả 32.000 USD cho mạng một người đàn ông Hồi giáo, 16.000 USD cho mạng một người đàn bà Hồi giáo và một người đàn ông không phải là dân Hồi giáo; 8.000USD cho mạng một người đàn bà không phải là người Hồi giáo

Các tội Taazir: Bao gồm các tội như ăn thịt lợn, đưa ra lời khai man trá, hối lộ,

làm gián điệp, nói năng tục tĩu, mặc quần áo khiêu dâm, vi phạm luật lệ giao thông… Việc truy tố và trừng phạt các tội Taazir thuộc quyền tự quyết của toà án và các vị chức sắc trong tôn giáo Hình phạt có thể là tù, phạt tiền và thường là nhẹ hơn các tội Hudud và Quesas

Luật dân sự:

Hệ thống luật nghĩa vụ rất phát triển Nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng chia làm 2 loại Sự phân biệt hai loại này được xác định trên cơ sở có hay không sự chuyển giao tài sản (là đối tượng hợp đồng)

a) Nhóm thứ nhất liên quan đến việc có chuyển giao tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự:

o Hợp đồng trao đổi

o Hợp đồng cho vay

o Hợp đồng mua bán

b) Nhóm thứ hai là nhóm không cần chuyển giao tài sản

o Hợp đồng vận chuyển hàng hoá

o Hợp đồng uỷ thác…

Trang 8

Kinh Coran đòi hỏi các bên tham gia hợp đồng lập thành văn bản và phải có ít nhất hai người đàn ông, hay một người đàn ông và hai người đàn bà làm chứng (Kinh Coran câu 2.282) Về thừa kế, người làm di chúc chỉ có quyền định đoạt 1/3 tài sản của mình Người thừa kế chỉ hưởng quyền chứ không thừa kế nghĩa vụ Tài sản phân chia đều cho những người được thừa kế không phân biệt hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai như con hay cháu, đều hưởng như nhau

Luật hôn nhân và gia đình

Luật Hồi giáo tạo cho người đàn ông có uy thế tuyệt đối trong gia đình Cho đến ngày nay, Coran vẫn cho phép người đàn ông có 4 vợ và không hạn chế nàng hầu Trong hôn nhân không cần thiết sự đồng ý của người phụ nữ Người phụ nữ trước khi lấy chồng không được phép gặp gỡ, nói chuyện với những người đàn ông khác, ra đường phụ nữ phải đeo mạng che mặt (nhiều quốc gia Hồi giáo đã bỏ quy định này) Cũng theo Coran, người phụ nữ phải giữ trinh tiết trước khi lấy chồng Sau đêm tân hôn người vợ mới cưới có thể bị đuổi khỏi nhà chồng, nếu người chồng mới cưới phát hiện cô dâu đã không còn trinh tiết ở nhiều nước Hồi giáo sử dụng nhiều tập quán pháp trong hôn nhân Ví dụ, con gái lấy chồng phải có của hồi môn của cha mẹ mang đến cho gia đình chồng Vì lý do này mà nhiều gia đình nghèo, con gái không thể lấy được chồng ở một số quốc gia Hồi giáo còn tồn tại tập quán

"cướp dâu" và được thừa nhận như một tập quán pháp luật Theo tập quán pháp này, nếu người con trai muốn cưới một cô gái làm vợ nhưng bị cha mẹ cô gái đó khước từ (với nhiều

lý do khác nhau) thì người con trai đó có thể "cướp dâu" Nếu người con trai giữ được cô gái đó qua đêm tại nhà mình và có người làm chứng thì hôm sau, anh ta có quyền đến nhà bố mẹ

cô dâu để xin cưới Và trong trường hợp này bố mẹ cô dâu không thể khước từ Trên thực tế,

cô gái có thể thỏa thuận ngầm với người con trai để cho việc "cướp dâu" đó có thể tiến hành trót lọt

Cũng như ở nhiều nước theo các tôn giáo khác, các nước Hồi giáo thường cho rằng hôn nhân phải môn đăng hộ đối, nghĩa là gia đình cô dâu, chú rể phải tương xứng nhau về mặt địa vị và tài sản Nếu không tìm được người môn đăng hộ đối, ở một số nước Hồi giáo

Trang 9

người ta cho phép con cô, con cậu có thể kết hôn với nhau để giữ tài sản cho dòng họ (mẹ của chú rể là chị (hoặc em) của bố cô dâu hoặc ngược lại)

Luật tố tụng (hình sự và dân sự):

Các toà án ở các nước theo đạo Hồi là các toà án Hồi giáo truyền thống giải quyết các vụ án hình sự cũng như dân sự Các thẩm phán trong các toà án Chariat gọi là Quadis được trải qua một khoá đào tạo tôn giáo cũng như pháp luật Thủ tục tố tụng được quy định trong kinh Coran Trước toà, đương sự phải có hai người đàn ông hoặc một người đàn ông và hai người đàn bà làm chứng Nếu chỉ có một người làm chứng thì đương sự có thể thề trước đấng Allah Lời thề trước đấng Allah được coi là bằng chứng trung thực

Luật Nhà nước:

Cho đến ngày nay, một số quốc gia theo đạo Hồi như Arập Xê -út vẫn còn tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế Một số quốc gia Hồi giáo trong bộ máy nhà nước chỉ có hai nhánh: hành pháp và tư pháp, không có Nghị viện lập pháp ở những nước này, quan niệm chỉ có đấng Allah mới có quyền làm ra luật để quy định cách ứng xử của dân chúng trong xã hội Nhà vua là người duy nhất nắm trong tay quyền lực chính trị và là lãnh tụ tôn giáo tối cao của vương quốc ở Arập Xê -út không có đảng chính trị và lập pháp được thực hiện bởi các sắc lệnh do vua ban hành Vua bổ nhiệm các thẩm phán, các quan chức cao cấp trong chính phủ, các thống đốc và các sĩ quan cao cấp trong quân đội (từ đại tá trở lên) Nhà vua là người có quyền xét xử (tư pháp) cao nhất, là người có quyền ân xá

Mặc dù không có văn bản pháp luật nào hạn chế quyền lực của nhà vua, nhưng quyền lực của nhà vua cũng bị hạn chế bởi các quy định của kinh Coran Kinh Coran đòi hỏi khi nhà vua trị vì phải tham khảo ý kiến nhân dân và cần phải được sự ủng hộ của các học giả tôn giáo Nhà vua Arập Xê -út có một Hội đồng tư vấn và Hội đồng Hồi giáo tối cao bao gồm các nhà lãnh đạo thế tục và tôn giáo để giúp đỡ và cố vấn cho nhà vua Ngoài ra, ông còn có một Hội đồng Bộ trưởng để xây dựng và quản lý việc thực hiện các chính sách của Chính phủ

Trang 10

Một số quốc gia Hồi giáo như I -ran có chính thể Cộng hoà Hồi giáo Chính thể Cộng hoà Hồi giáo của I -ran khá đặc thù so với các mô hình chính thể phổ biến trên thế giới Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước I -ran được thiết lập theo Hiến pháp 1979 (sửa đổi 1989), một bản Hiến pháp được thông qua bằng trưng cầu dân ý Quyền lực tối cao về chính trị và tôn giáo thuộc về Lãnh tụ tôn giáo của quốc gia Lãnh tụ được Hội đồng chuyên viên bầu ra và giữ cương vị suốt đời Lãnh tụ tôn giáo có quyền cách chức Tổng thống sau khi cơ quan lập pháp hoặc Toà án tối cao đề nghị Lãnh tụ tôn giáo cũng chịu trách nhiệm hoạch định các chính sách quốc gia trong mọi lĩnh vực Hội đồng chuyên viên gồm 83 đại biểu được nhân dân bầu ra với nhiệm kỳ 8 năm Hội đồng này có quyền lực rộng rãi, ngoài việc bầu và bãi miễn lãnh tụ tôn giáo, còn có quyền xây dựng dự án sửa đổi Hiến pháp để đưa ra trưng cầu dân ý Cơ quan lập pháp gọi là Majlis (Hội đồng tư vấn Hồi giáo) gồm 290 thành viên được bầu bằng phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 4 năm Hội đồng tư vấn Hồi giáo không thể bị giải thể trong bất kỳ hoàn cảnh nào hoặc bất cứ quyền lực nào Hội đồng thông qua các đạo luật, giám sát các cơ quan nhà nước, buộc tội và cách chức các bộ trưởng Hội đồng tiến hành buộc tội Tổng thống khi có 1/3 thành viên đề nghị và có thể cách chức Tổng thống khi có 2/3 số phiếu tán thành Tổng thống do dân bầu trực tiếp, có nhiệm kỳ bốn năm và được phép tái cử một lần Với Hiến pháp sửa đổi 1989, Tổng thống vừa đứng đầu nhà nước vừa đứng đầu Chính phủ, chủ toạ các phiên họp của Hội đồng bộ trưởng Tổng thống là Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia tối cao (thành viên bao gồm 2 thành viên đại diện cho Lãnh tụ tôn giáo, Chánh án toà án tối cao, Chủ tịch Quốc hội (Hội đồng tư vấn Hồi giáo), Tổng tham mưu trưởng và Bộ trưởng các bộ: Nội vụ, Ngoại giao, Thông tin, Kế hoạch và ngân sách)

III. Nguồn của luật hồi giáo

Luật Hồi giáo chính là Luật Shari’ah , Luật này gồm 4 thành tố sau: Kinh Qu’ran (hay còn gọi là Koran), Kinh Sunna, Idjmá và Qiyás

Thành tố đầu tiên mang tính chất chủ đạo của Luật Hồi giáo là Kinh Qu’ran Đây cũng là nguồn luật với những quy định mang giá trịchung nhất khi được áp dụng

Ngày đăng: 13/11/2016, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w