Bài làm: A. Lời mở đầu: Bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng là một trong những chế định luật ra đời từ rất sớm và đã trở thành một chế định rất quan trọng trong ngành Luật Dân sự của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng giữa các nước là không hoàn toàn giống nhau, vì vậy, tình trạng xung đột pháp luật về vấn đề này như là một tất yếu khách quan. Để giải quyết được những xung đột pháp luật đó thì đòi hỏi ngành luật Tư pháp quốc tế của mỗi quốc gia cần phải có hướng đi cụ thể và kịp thời, nắm bắt kịp được với xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay. B. Nội dung: I. Khái quát chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế: 1. Như thế nào là BTTH ngoài hợp đồng? Nếu trách nhiệm BTTH theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ 1 . Tại khoản 1, Điều 604 BLDS có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH như sau: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. 2. Như thế nào là BTTH ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài? BTTH ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ trách nhiệm có một trong hai yếu tố sau: Thứ nhất là, các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng bao gồm: bên gây hại và bên bị gây hại có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân), hoặc có trụ sở khác nhau (đối với pháp nhân). Thứ hai là, hành vi gây thiệt hại hoặc hậu quả thực tế phát sinh của hành vi gây ra thiệt hại xảy ra ở nước ngoài. II. Quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài: được quy định tại Phần thứ bảy: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài của BLDS, cụ thể là Điều 773, như sau: “BTTH ngoài hợp đồng: 1. Việc BTTH ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. 2. Việc BTTH do tàu bay, tàu biển gây ra 1 Giáo trình Luật Dân sự VIệt Nam, Tập 2, TS. Lê Đình Nghị (chủ biên), Nxb. Giáo dục VIệt Nam, Hà Nội, 2010. 1 ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. III. Giải quyết xung đột pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là theo Điều 773, BLDS: 1. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam: Qua các quy định của pháp luật quốc gia cũng như các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên, nhìn chung, chúng ta có thể thấy, nguyên tắc được áp dụng chủ yếu để giải quyết xung đột pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng là: “Luật nơi xảy ra vi phạm” hoặc “nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại” (theo khoản 1, Điều 773, BLDS). Bên cạnh việc áp dụng pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật (Lex loci delicti commisi), pháp luật Việt Nam còn quy định áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự tức bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại và hệ thuộc luật quốc tịch của phương tiện. Cụ thể là trong trường hợp: việc BTTH do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 2. Các trường hợp xảy ra xung đột trong vấn đề BTTH ngoài hợp đồng và hướng giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam: Trường hợp 1: Đối với các hành vi gây ra thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì phương án giải quyết như sau: Nếu sự việc liên quan đến các chủ thể đều là người nước ngoài hoặc sự việc xảy ra giữa một bên cá nhân là người Việt Nam và một bên là người nước ngoài xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để giải quyết. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ cản 3, Điều 21 HĐTTTP Việt Nam với Pháp). 2 + Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN không chỉ đặt ra khi bên phải thi hành án bản án, quyết định dân sự đó không tự nguyện thi hành mà còn được đặt ra đối với những trường hợp (trường hợp này áp dụng nguyên tắc luật nơi xảy ra vi phạm). Trường hợp 2: Đối với các hành vi gây ra thiệt hại xảy ra hoàn toàn ở nước ngoài thì phương án giải quyết như sau: Nếu hai bên đều trong quan hệ pháp luật BTTH ngoài hợp đồng là đều là công dân (có thể là pháp nhân hoặc tổ chức) mang quốc tịch Việt Nam thì dù sự việc xảy ra hoàn toàn ở nước ngoài nhưng pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được lựa chọn để giải quyết. IV. Giải quyết xung đột pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng theo quy định tại các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên: Các quy định của các ĐƯQT chủ yếu được kể đến là các quy định quy phạm xung đột pháp luật được ghi nhận trong các HĐTTTP về dân sự mà Việt Nam tham gia kí kết với quốc gia khác. Khi nghiên cứu các HĐTTTP này, ta có thể thấy, các hiệp định này có cách giải quyết tương đối giống nhau trong việc xác định luật giải quyết vấn đề bồi thường. Cụ thể, trong mỗi HĐTTTP thường chia thành hai trường hợp: + Trong truờng hợp các bên chủ thể (người bị hại và người gây hại) cùng quốc tịch: các HĐTTTP ghi nhận việc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự để giải quyết. Ví dụ như: Tại khoản 1, Điều 37, HĐTTTP giữa Việt Nam và Liên Bang Nga quy định: “Nếu nguyên đơn và bị đơn đều là công dân của của một bên kí kết hoặc đều được thành lập hoặc có trụ sở ở một Bên kí kết. thì áp dụng luật của Bên kí kết đó”. Tại khoản 2, Điều 41, HĐTTTP giữa Việt Nam và Mông Cổ cũng quy định như sau: “Nếu người gây hại và người bị hại đều là công dân của một bên kí kết, thì áp dụng luật của bên kí kết đó”. + Trong truờng hợp các bên chủ thể (người bị hại và người gây hại) khác quốc tịch: thì các HĐTTTP ghi nhận việc áp dụng hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật để giải quyết. Ví dụ như: Tại khoản 1, Điều 37, HĐTTTP giữa Việt Nam và Liên Bang Nga quy định: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (do hành vi vi phạm pháp luật) được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu đói bồi thường thiệt hại”. Và tại khoản 1, Điều 23, HĐTTTP giữa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cũng quy định: “Việc BTTH ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng của nước kí kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại và thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp của nước kí kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại đó”. Ngoài ra, hiện nay, Việt Nam đã kí kết HĐTTTP với khoảng 15 nước, các Hiệp định cơ bản đều có điều khoản quy định về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Cụ thể: với Tiệp Khắc tại Điều 33, với Hunggari tại Điều 30, với Bungari tại Điều 31, với Ba 3 Lan tại Điều 38, với Ucraina tại Điều 33, và với Bêlarút tại Điều 39. Còn lại ba Hiệp định là Hiệp định với Cuba, Hiệp định với Trung Quốc và Hiệp định với Cộng Hoà Pháp không có điều khoản quy định về vấn đề này. V. Ý nghĩa của việc giải quyết xung đột pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế: Mục đích lớn nhất của việc giải quyết xung đột pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng trong TPQT đó chính là tìm ra được hệ thống pháp luật nào sẽ được dùng để giải quyết sự việc. Thứ hai, việc giải quyết xung đột này nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, tổ chức bị cá nhân, tổ chức, pháp nhân khác xâm hại. Thứ ba, trong quá trình giải quyết xung đột chúng ta đã góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật quốc gia, khắc phục được những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật chuyên ngành. Ngoài ra, chúng ta còn tăng cường được sự hợp tác quốc tế bằng việc tham gia kí kết các ĐƯQT song phương cũng như đa phương. C. Kết thúc vấn đề: Về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã quy định khá đầy đủ về vấn đề trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, tạo cơ sở tương đối vững chắc để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, sự xung đột pháp luật xảy ra trong lĩnh vực này xảy ra như một tất yếu khách quan, do vậy chỉ riêng pháp luật quốc gia quy định là chưa đủ mà chúng ta ngày càng phải hợp tác sâu rộng hơn với quốc tế bằng cách ngoài việc tiếp tục kí kết các HĐTTTP với các quốc gia khác thì chúng ta cũng nên tham gia kí kết các ĐƯQT đa phương toàn cầu, chỉ có như vậy pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng trong TPQT Việt Nam nói riêng mới ngày càng hoàn thiện được. 4 . quyết xung đột pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là theo Điều 773, BLDS: 1. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng theo pháp. IV. Giải quyết xung đột pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng theo quy định tại các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên: Các quy định của các ĐƯQT chủ yếu được kể đến là các quy định quy phạm xung đột pháp. dụng chủ yếu để giải quyết xung đột pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng là: “Luật nơi xảy ra vi phạm” hoặc “nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại” (theo khoản 1, Điều 773, BLDS).