1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn sử dụng NVIVO 7

18 794 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

Khởi động NVIVO và tạo một dự án Setting up your project Để phân tích định tính bằng NVIVO, chúng ta cần tạo ra một Project để quản lý và phân tích các nguồn dữ liệu định

Trang 1

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NVIVO 7.0 (CƠ BẢN)

Lê Hải Hà, Trường Đại học Y tế công cộng

MỤC LỤC

1 Khởi động NVIVO và tạo một dự án (Setting up your project) 2

2 Tạo và nhập dữ liệu định tính trong phần mềm (Creating and importing sources) 2

2.1 Chuẩn bị Documents để xử lý và phân tích 3

2.2 Nhập dữ liệu (Import documents) 3

2.3 Xây dựng Casebook 4

3.Nodes 8

4 Attributes trong thư mục Classifications 11

5 Links 12

6 Queries 13

7 Reports 14

7.1 Exploring Nodes 15

7.2 Text search by using Query 15

7.3 Word frequency (đếm từ) 16

7.4 Coding report 17

8 Ghép file 17

Trang 2

1 Khởi động NVIVO và tạo một dự án (Setting up your project)

Để phân tích định tính bằng NVIVO, chúng ta cần tạo ra một Project để quản lý và phân tích các nguồn dữ liệu định tính thu thập được (Phỏng vấn sâu, Thảo luận nhóm, Quan sát….) Cấu trúc của một Project trong NVIVO bao gồm 3 hệ thống quản lý thông tin chính: Source (documents/tài liệu), Nodes (các mã) và Attributes (các thuộc tính) Giữa các hệ thống này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

Khởi động chương trình NVIVO, một cửa sổ Welcome sẽ được mở ra và cho phép người sử dụng lựa chọn để tạo một Project mới hoặc mở một Project đã được tạo ra trước đó

Để tạo một project mới => click vào nút “New project” Một màn hình sẽ hiện ra như hình minh họa dưới đây

 Title: Đặt tên cho dự án nghiên cứu, ví dụ “Sức khỏe sinh sản VTN”

 Description: Mô tả các thông tin tóm tắt về dự án nghiên cứu vừa tạo ra

 Browse: Chọn đường dẫn để định vị file dự án vừa được tạo ra Thông thường file dự

án sẽ được lưu tự động trong folder “NVIVO” trong ổ C

2 Tạo và nhập dữ liệu định tính trong phần mềm (Creating and importing sources)

Hệ thống Sources bao gồm 3 thư mục chính:

Documents: Quản lý toàn bộ các file dữ liệu định tính thu thập được từ các phương pháp thu

thập thông tin định tính của Project, bao gồm các file gỡ băng của các cuộc PVS, TLN hoặc ghi chép thực địa Ngoài ra, chúng ta có thể tạo ra những Folder khác nhau trong thư mục Documents (ví dụ: PVS/IDIs, TLN/FGs, QS/Observations) để quản lý dữ liệu một cách hệ thống theo từng phương pháp thu thập thông tin

Trang 3

Externals: Quản lý các loại dữ liệu khác mà người sử dụng muốn lưu từ một nguồn khác

không thuộc về dự án Ví dụ, tài liệu tham khảo, sách, website v.v

Memos: Do nhà nghiên cứu tạo ra ghi lại những ý tưởng của nhà nghiên cứu trong quá trình

phân tích thông tin

2.1 Chuẩn bị Documents để xử lý và phân tích

 Khác với định dạng văn bản trong phiên bản NVIVO 2.0, NVIVO 7.0 đọc được các files định dạng WORD, font chữ có dấu (Tiếng Việt)

 Đặt tên file dữ liệu ngắn gọn, dễ nhận biết các trường hợp Tên của file nên trùng với tên của case trong casebook để tiện lợi cho quá trình import casebook vào NVIVO (xem mục 2.3)

Ví dụ tên file: PVS1, TLN1

2.2 Nhập dữ liệu (Import documents)

- Từ cửa sổ Sources => Nhấn chuột phải => chọn mục Import documents để nhập dữ liệu vào phần mềm NVIVO cho phép nhập nhiều files cùng một lúc

-

Trang 4

-

- Lư ý: Sử dụng chức năng “create as read-only” khi nhập dữ liệu để đảm bảo nội dung file không bị xáo trộn do “CUT”/“PASTE” trong quá trình mã hóa dữ liệu (code) Lúc này file

dữ liệu sẽ bị định dạng thành file hình ảnh/pdf chỉ cho phép sao chép (copy), không cho phép cắt/dán (Cut/paste)

2.3 Xây dựng Casebook

 Casebook là một hệ thống quản lý toàn bộ các các đặc điểm của các file dữ liệu trong Documents Các đặc điểm này sẽ được kết nối với các thuộc tính/Attributes trong NVIVO

 Tùy theo ý đồ phân tích mà người sử dụng xác định các đặc điểm của dữ liệu định tính tương ứng (ví dụ, các đặc điểm có thể là Giới tính [nam/nữ], Tuổi/Nhóm tuổi, Nghề nghiệp, Địa bàn [nông thôn/đô thị] v.v…

 Casebook có thể được xây dựng theo 2 cách: import từ file excel hoặc xây dựng ngay trong Projects Tuy nhiên, việc xây dựng casebook bằng excel và nhập vào chương trình NVIVO thuận tiện hơn so với tạo mới trong NVIVO Dưới đây là hướng dẫn tạo và import casebook vào chương trình NVIVO

Trang 5

 Tạo một casebook từ file excel (xem hình dưới đây)

 Sau khi hoàn thành casebook => Save file theo định dạng txt (Unicode Text)

 Import casebook: Từ thanh công cụ Tools => casebooks => chọn lệnh Import Casebook => Browse file casebook đã được lưu dưới định dạng txt ở trên

Trang 6

 Sau khi import xong casebook => Từ thanh công cụ Tool => casebooks => open casebook

=> xuất hiện casebook trong Project như hình dưới đây:

 Không thể delete các thuộc tính/Attribute trong casebook ở cửa sổ casebook này vì hiển thị

của casebook là dưới dạng ảnh Muốn bổ sung thêm các thuộc tính của casebook thì phải

thao tác ở cửa sổ Classification => Attributes => New Attribute (right click) => Đặt tên cho

Attribute và gán cho các giá trị (value) của Attribute đó

Trang 7

 Muốn xóa Attribute => từ cửa sổ Classification => chọn Attribute cần xóa => right click =>

delete

1

2

3

Trang 8

 Tạo link từ các files trong Documents với các cases trong casebook Từ cửa sổ Sources => select từng case tương ứng => right click=> code => code source at existing nodes => select case tương ứng => ok (xem hình dưới)

3.Nodes

- Node: là một chủ đề/theme được sử dụng để lưu các dữ liệu liên quan trong cơ sở dữ liệu của

dự án Các nội dung có lien quan được tập hợp bằng việc mã hóa các dữ liệu định tính và phân chia vào những node phù hợp Quá trình này gọi là mã hóa/coding

- Một số nhà nghiên cứu tạo các nodes trước khi phân tích số liệu Một số nhà nghiên cứu khác lại tạo nodes trong quá trình khám phá, phân tích số liệu Việc quyết định theo cách thức nào phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của nhà nghiên cứu và y văn về hiện tượng, sự vật đó

Trang 9

- Chúng ta nên áp dụng: Tạo node tương ứng với từng câu hỏi nghiên cứu

- Nodes được quản lý theo hai hệ thống: Free nodes và Tree nodes Free nodes là các nodes được sắp xếp ở vị trí ngang hàng và độc lập với nhau Tree nodes là các nodes được tổ chức theo một trật tự nhất định và có thứ bậc (grand node, parent node và child node)

- Trước khi xây dựng Tree node => người nghiên cứu cần xây dựng Master List of Nodes để

đảm bảo tính hệ thống và định nghĩa thống nhất => Xây dựng Master List có thể dựa trên dữ liệu định tính (bản gỡ bang phỏng vấn), cơ sở mục tiêu nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu/hướng dẫn thu thập thông tin Việc xây dựng Master List đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và giảm thiểu sự không tương đồng phát sinh trong quá trình mã hóa theo nhóm

- Xây dựng Tree nodes

o Đánh số thứ tự để đảm bảo trật tự của các node sắp xếp theo hệ thống/mong muốn

1/1.1, 1.2/1.2.1

o Tên node: có thể gõ tiếng Việt

o Chú ý: Tên của node phải được gõ thống nhất giữa các files (team work) => để

tránh bị tạo ra các nodes có nội dung giống nhau nhưng do đặt tên khác nhau nên khi ghép giữa các file máy tính sẽ không nhận ra (khác biệt: dấu chấm, khoảng cách, chữ viết hoa/thường, dấu/không dấu)

- TIPs: Khi mã hóa dữ liệu định tính theo nhóm, cần có sự thống nhất về danh sách các nodes

Do vậy, Tree nodes cần được xây dựng hoàn chỉnh trong một project sau đó các thành viên sẽ copy chung file đó để tiến hành mã hóa sẽ giảm thiểu sự không tương đồng giữa các node có cùng nội dung giống nhau (do lỗi đánh máy, lỗi viết hoa/viết thường không thống nhất, dấu câu….) dẫn tới việc tạo ra những node khác nhau có cùng nội dung giống nhau khi tiến hành merge các file của các thành viên sau khi mã hóa dữ liệu xong Trong quá trình coding, bất cứ thành viên nào của nhóm có nhu cầu tạo thêm nodes mới cần phải thống nhất với các thành viên khác về sự cần thiết tạo node mới cũng như trình bày tên của node và vị trí của node trong tree nodes Trong trường hợp không có sự thống nhất, tốt nhất nên để dưới dạng Free nodes

- Tạo nodes: Từ cửa sổ Nodes => chọn Tree nodes => nhấn chuột phải chọn “New Tree

node”

Trang 10

- Coding: Mã hóa dữ liệu định tính từ các file documents/case theo Treenodes Có nhiều cách

thực hiện mã hóa trong NVIVO Cách mã trực tiếp bằng cách gắp các thông tin thả vào

nodes tương ứng là nhanh hơn cả Hiển thị các cửa sổ node và document có thể theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc

Trang 11

- Uncode:

-

4 Attributes trong thư mục Classifications

- Là các thuộc tính của đối tượng phỏng vấn: Ví dụ: đặc điểm nhân khẩu học xã hội; các chiều

cạnh, phương pháp thu thập thông tin

- Create Attributes: Do các Attributes đã được tạo ra từ Casebook nên việc sử dụng lệnh này

chỉ là để bổ sung thêm những attribute phát sinh Từ cửa sổ Classification => Attributes =>

New Attribute => một cửa sổ mới mở ra cho bạn thao tác để tạo ra một Attribute mới bằng

cách đặt tên và tạo các giá trị mới (values) tương ứng cho Attribute đó

Trang 12

5 Links

- Memo links: Cho phép link đến các ghi chép liên quan đến interview context của case: Từ

cửa sổ Sources => Open Case => Link to New Memo (copy các ghi chép vào file vừa tạo ra) hoặc existing memo NVIVO cũng cho phép import một memo từ một địa chỉ trên máy tính của bạn

- Sau khi tạo ra hoặc import được memo => link với case tương ứng Từ file memo => right click => code => code sources at existing nodes

Trang 13

- See Also Links: cho phép link đến một nội dung khác, ví dụ, cuộc phỏng vấn đề cập đến các

nội dung của projects, hình ảnh, âm thanh, công cụ… => tạo links đến các items đó Từ cửa

sổ Source => open case => bôi đen nội dung cần link => right click => link => see link also

=> select

- Annotation: Cho phép người đọc chú thích những nội dung xuất hiện trong đoạn gỡ băng

(ví dụ, chú thích một khái niệm….)

6 Queries

- Queries là lệnh cho phép người phân tích khám phá thông tin theo các mục đích khác nhau

Có 5 loại queries: Text search, Coding, Matrix coding, Word frequency, Compound Để biết

về các lệnh queries này, có thể tham khảo tại thanh công cụ Help => Index => Queries

- Matrix coding được sử dụng phổ biến nhất trong 5 loại queries trên Lệnh này cho phép tạo

ra các ma trận thông tin giữa các Attributes và các Nodes Ví dụ, lệnh này cho phép chiết

xuất ra thông tin theo các thuộc tính của các Case: khác biệt về tuổi, giới tính, địa bàn v.v…

(Ví dụ, chúng ta có thể khám phá xem VTN ở nông thôn và đô thị có kiến thức như thế nào

về SKSS)

- Chạy lệnh Matrix coding: Từ cửa sổ Queries => right click => Matrix coding => click vào

những thông số cần thiết:

Trang 14

7 Reports

- Lệnh Report cho phép thực hiện việc chạy kết quả theo 6 loại khác nhau (Xem hình dưới

đây) Đồng thời, NVIVO cho phép export các report theo nhiều kiểu định dạng khác nhau

(word, excel )

- Sử dụng nhiều nhất là lệnh Coding Summary Bằng việc sử dụng lệnh này, người nghiên cứu

có thể chiết xuất dữ liệu theo: All Nodes và All Sources; Selected Nodes và Selected

Sources

Trang 15

7.1 Exploring Nodes

Khi phân tích thông tin, nhà nghiên cứu có thể đọc toàn bộ thông tin đã được mã hóa của các trường hợp theo từng chủ đề/node/theme

Tại cửa sổ Nodes, chọn một node trong thư mục Free nodes hoặc Tree nodes => nhấn chuột hai lần Khi đó, màn hình sẽ hiện ra một cửa sổ có toàn bộ nội dung đã được mã hóa của node đó

7.2 Text search by using Query

Trang 16

7.3 Word frequency (đếm từ)

Trang 17

7.4 Coding report

Kết quả mã hóa có thể được report theo hai dạng:

- All source and all nodes: Toàn bộ thông tin được mã hóa theo các node từ các trường hợp (sources) sẽ được report

- Selected source and all nodes: Toàn bộ thông tin được mã hóa theo các node của một trường hợp được lựa chọn sẽ được report => Case study

- Selected source and selected nodes: Toàn bộ thông tin được mã hóa theo các nodes đã được lựa chọn của các trường hợp sẽ được report

8 Ghép file

Việc ghép file xử lý thông tin định tính trong NVIVO được thực hiện khi có hơn một người mã hóa thông tin bằng NVIVO

Ngày đăng: 13/11/2016, 18:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w