Suốt cả quãng thời gian Nam học ở Việt Nam, cũng nhiều lần Nam được chọn tham gia thi học sinh giỏi nhưng hầu như Nam đều từ chối. Nói “hầu như” vì năm lớp 5, Nam có tham gia một cuộc thi tiếng Anh do thành phố tổ chức. Vì tham gia thi nên Nam vào học đội tuyển. Ôi đến lúc đó mới thấy “keng thẻng” đến mức nào và thấy kiến thức khó gì đâu. Vì hầu hết tiếng Anh của Nam là tự học nên khi vào một thứ tiếng Anh “quy chuẩn”, Nam lúng túng thực sự. Mình nhớ khi đó có dạng bài tập kiểu cứ nhìn vào một từ sau đó phải phiên âm ra xem cách đọc thế nào, lần nào Nam cũng bị điểm kém ở bài tập này. Trong khi các bạn trong đội tuyển điểm cao chót vót, Nam vẫn ì ạch ở mức 5,6 thậm chí dưới 5. Mỗi ngày Nam đi học về, mình cố tránh không hỏi đến việc học đội tuyển nhưng thực ra trong lòng lo lắng lắm. Chả gì lúc đó Nam cũng được nhiều người biết là học giỏi tiếng Anh, giờ thi lại kết quả không ra sao thì ngại lắm. Đôi lần mình dè dặt đề nghị: Hay mình xin cô không thi nữa em nhỉ. Nam cười trong veo: Thi chứ mẹ. Thi vui mà. Ôi con nói vui mà lòng mẹ nóng như lửa đốt. Rồi kì thi ấy cũng đến. Lần 1 kết quả của Nam được đánh giá là “trung bình”. Hôm nhận kết quả, lần đầu tiên, mình thấy Nam buồn. Đi học về không ríu rít như mọi khi. Bỗng nhiên, mình thấy thương Nam quá. Tối đó đi dạo mình nói: Ai ở trên đỉnh núi mãi cũng buồn Nam nhỉ. Mình phải xuống núi, vui chơi, rèn luyện sức khỏe và chờ đợi để chinh phục một ngọn núi khác. Nam nghe mẹ nói bỗng nhiên níu mẹ xuống, ôm cổ nói: Ôi mẹ nghĩ thế thật á. Em sợ mẹ buồn thôi. Vòng thi thứ hai, Nam đi thi với tâm trạng vui vẻ hơn hẳn. Trước giờ vào thi, mình thì thầm “xuống núi làm bác tiều phu nhé”. Nam cười hí hí lại còn làm điệu bộ vác rìu trên vai như một bác tiều phu thứ thiệt. Rồi kì thi ấy cũng qua. Nam vẫn được giải, tuy không phải giải cao nhất. Nhưng thực sự, lúc đó kết quả không còn quan trọng lắm. Kể chuyện ấy để thấy, nhiều khi con cái căng thẳng ở mỗi kì thi là do sự căng thẳng của bố mẹ truyền sang. Như cái lần đầu, sở dĩ Nam buồn chính vì Nam đã “đọc” được sự lo lắng của mẹ. Nếu khi ấy mình không sớm nhận ra, có lẽ mình sẽ làm con buồn mãi và có lẽ cũng sẽ không có kết quả tốt hơn ở lần hai. Ai cũng thế, đi thi thoải mái sẽ đem lại kết quả cao hơn.
Suốt quãng thời gian Nam học Việt Nam, nhiều lần Nam chọn tham gia thi học sinh giỏi Nam từ chối Nói “hầu như” năm lớp 5, Nam có tham gia thi tiếng Anh thành phố tổ chức Vì tham gia thi nên Nam vào học đội tuyển Ôi đến lúc thấy “keng thẻng” đến mức thấy kiến thức khó đâu Vì hầu hết tiếng Anh Nam tự học nên vào thứ tiếng Anh “quy chuẩn”, Nam lúng túng thực Mình nhớ có dạng tập kiểu nhìn vào từ sau phải phiên âm xem cách đọc nào, lần Nam bị điểm tập Trong bạn đội tuyển điểm cao chót vót, Nam ì ạch mức 5,6 chí Mỗi ngày Nam học về, cố tránh không hỏi đến việc học đội tuyển thực lòng lo lắng Chả lúc Nam nhiều người biết học giỏi tiếng Anh, thi lại kết không ngại Đôi lần dè dặt đề nghị: Hay xin cô không thi em Nam cười veo: Thi mẹ Thi vui mà Ôi nói vui mà lòng mẹ nóng lửa đốt Rồi kì thi đến Lần kết Nam đánh giá “trung bình” Hôm nhận kết quả, lần đầu tiên, thấy Nam buồn Đi học không ríu rít Bỗng nhiên, thấy thương Nam Tối dạo nói: Ai đỉnh núi buồn Nam Mình phải xuống núi, vui chơi, rèn luyện sức khỏe chờ đợi để chinh phục núi khác Nam nghe mẹ nói nhiên níu mẹ xuống, ôm cổ nói: Ôi mẹ nghĩ thật Em sợ mẹ buồn Vòng thi thứ hai, Nam thi với tâm trạng vui vẻ hẳn Trước vào thi, thầm “xuống núi làm bác tiều phu nhé” Nam cười hí hí lại làm điệu vác rìu vai bác tiều phu thứ thiệt Rồi kì thi qua Nam giải, giải cao Nhưng thực sự, lúc kết không quan trọng Kể chuyện để thấy, nhiều căng thẳng kì thi căng thẳng bố mẹ truyền sang Như lần đầu, Nam buồn Nam “đọc” lo lắng mẹ Nếu không sớm nhận ra, có lẽ làm buồn có lẽ kết tốt lần hai Ai thế, thi thoải mái đem lại kết cao