11/11/2016 Thiếu máu ở Trẻ em Y Học Cộng Đồng Ths. Trần Ngọc Thể Tú 23/02/2014 14,790 Lượt xem Nội dung chính [ẩn] 1 Thiếu máu là gì? 2 Các dạng bệnh thiếu máu 3 Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu 4 Phương pháp điều trị thiếu máu 5 Phòng ngừa bệnh thiếu máu Bài viết thứ 16 trong 53 bài thuộc ebook Các bệnh Nhi khoa Thiếu máu ở Trẻ em Hướng dẫn cho các bậc Cha mẹ Theo Caring for Your Baby and Young Child: Birth to Age 5 (Chăm sóc em bé và trẻ nhỏ: Sơ sinh đến 5 tuổi) Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu. Mặc dù các triệu chứng này có thể làm bạn lo lắng, nhưng hầu như các trường hợp thiếu máu đều có thể điều trị dễ dàng. Bài viết này sẽ giải thích các dạng thiếu máu khác nhau, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Thiếu máu là gì? http://yhoccongdong.com/thongtin/thieumauotreem/ 1/5 11/11/2016 Thiếu máu ở Trẻ em Y Học Cộng Đồng Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi không có đủ hồng cầu hoặc huyết sắc tố (hemoglobin) để đưa oxi đến các tế bào khác trong cơ thể. Các tế bào cơ thể cần oxi để tồn tại. Con bạn có thể bị thiếu máu vì bất cứ nguyên nhân nào sau đây: Cơ thể bé không sản sinh đủ số lượng hồng cầu Cơ thể bé tiêu hủy hoặc mất (do chảy máu) quá nhiều hồng cầu Không có đủ huyết sắc tố trong hồng cầu của bé. Huyết sắc tố là một sắc tố đặc biệt trong cấu tạo hồng cầu giúp vận chuyển oxi đến tất cả các tế bào trong cơ thể, và giúp mang đi các chất thải (CO2) Các dạng bệnh thiếu máu Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là dạng phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh này xảy ra do thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống. Cơ thể cần chất sắt để sản sinh ra huyết sắc tố. Nếu có quá ít chất sắt, sẽ không có đủ huyết sắc tố tạo ra tế bào hồng cầu gây nên thiếu máu. Trẻ nhỏ sử dụng sữa bò quá sớm (trước 1 tuổi) thường bị thiếu máu thiếu sắt do sữa bò có rất ít chất sắt. Ngoài ra, sữa bò cũng rất khó tiêu hóa, gây khó chịu đường ruột và gây chảy máu nhẹ ở trẻ nhũ nhi. Việc chảy máu sẽ làm giảm lượng hồng cầu và có thể dẫn đến thiếu máu Thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn uống cũng có thể gây ra thiếu máu . Mặc dù hiếm gặp, nhưng tình trạng có quá ít chất axit folic cũng có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu axit folic. Bệnh thường gặp ở những trẻ em được cho uống sữa dê – loại sữa có rất ít chất axit folic. Thiếu vitamin B12, vitamin E hoặc chất đồng cũng có thể gây ra thiếu máu, nhưng trường hợp này rất hiếm Mất máu cũng có thể dẫn đến thiếu máu. Tình trạng mất máu có thể do đau ốm hoặc bị thương gây ra. Trong một số ca hiếm, tình trạng máu không đông như thông thường và gây ra chảy máu nghiêm trọng ở trẻ mới sinh khi chỉ bị thương nhẹ hay khi bị cắt bao qui đầu. Do trẻ mới sinh thường thiếu vitamin K – chất giúp đông máu, trẻ thường được cho tiêm vitamin K ngay sau khi sinh ra Bệnh thiếu máu do vỡ hồng cầu hay thiếu máu huyết tán xảy ra khi hồng cầu dễ dàng bị phân hủy. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là một dạng thiếu máu do vỡ hồng cầu nghiêm trọng, phổ biến nhất ở trẻ em gốc Châu Phi. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do một huyết sắc tố bất thường gây ra. Trẻ em bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thường có những cơn đau dữ dội và cần phải được nhập viện. Bệnh thiếu máu http://yhoccongdong.com/thongtin/thieumauotreem/ 2/5 11/11/2016 Thiếu máu ở Trẻ em Y Học Cộng Đồng vùng Địa Trung Hải (Thalassemia), một dạng thiếu máu vỡ hồng cầu khác, xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em gốc Địa Trung Hải hoặc Đông Á. Nếu gia đình bạn có tiền sử bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc thiếu máu vùng Địa Trung Hải, phải nhớ báo cho bác sĩ nhi khoa biết để tiến hành xét nghiệm cho con mình Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu Thiếu máu có những dấu hiệu và triệu chứng sau: Da nhợt nhạt, xanh xao hoặc tái (ngoài ra, đường viền mí mắt và lớp da dưới móng ít hồng hơn bình thường) Cáu gắt khó chịu Sức khỏe hơi yếu Dễ mệt Trẻ em bị bệnh thiếu máu nghiêm trọng có thể có những dấu hiệu và triệu chứng sau đây: Thở dốc Tim đập nhanh Tay chân sưng phù Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị bệnh thiếu máu do vỡ hồng cầu có thể vàng da, mặc dù nhiều trẻ sơ sinh có thể bị vàng da nhẹ nhưng không thiếu máu Những trẻ em thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống có thể có thói quen ăn những thứ khác thường như đá lạnh, đất, đất sét và tinh bột bắp. Chứng này được gọi là chứng ăn gở (pica). Thói quen này không có hại chỉ trừ khi con bạn ăn chất gì độc hại, ví dụ như các mảnh sơn chì bị bong ra. Thường thì chứng ăn gở sẽ chấm dứt sau khi thiếu máu được chữa trị và khi trẻ lớn hơn Nếu con bạn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng này, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần xét nghiệm máu đơn giản có thể chẩn đoán được bệnh thiếu máu Phương pháp điều trị thiếu máu Do có rất nhiều dạng thiếu máu, điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân trước khi bắt đầu bất cứ phương pháp điều trị gì. Đừng gắng chữa bệnh cho con bạn bằng cách bổ sung vitamin, chất sắt hoặc các http://yhoccongdong.com/thongtin/thieumauotreem/ 3/5 11/11/2016 Thiếu máu ở Trẻ em Y Học Cộng Đồng chất dinh dưỡng khác hoặc các loại thuốc không cần toa bác sĩ trừ khi bác sĩ nhi khoa của bạn khuyên như vậy. Điều này rất quan trọng vì những cách điều trị đó có thể che đậy nguyên nhân thật sự của chứng bệnh Nó cũng có thể làm chậm trễ việc chẩn đoán bệnh Nếu thiếu máu là do thiếu hụt chất sắt, con bạn sẽ được kê thuốc có chứa chất sắt. Thuốc có thể ở dạng nước nhỏ giọt dành cho trẻ nhỏ, và dạng lỏng hoặc dạng viên cho trẻ lớn hơn. Bác sĩ nhi khoa sẽ quyết định liệu bé nên dùng thuốc bổ sung chất sắt trong bao lâu bằng cách kiểm tra máu thường xuyên. Không được ngừng cho bé uống thuốc cho đến khi bác sĩ chỉ định không cần thiết uống thuốc nữa Thuốc bổ sung chất sắc cực kỳ độc hại nếu dùng quá nhiều. Ngộ độc sắt là một trong những loại ngộ độc phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Giữ tất cả các loại thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ Sau đây là một số lời khuyên về thuốc có chứa chất sắt: Không cho uống thuốc kèm với sữa. Sữa sẽ ngăn cản sự hấp thụ chất sắt Vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt. Bạn có thể cho bé một ly nước cam sau khi cho uống bổ sung sắt Chất sắt ở dạng lỏng có thể làm răng chuyển sang màu xám đen. Bảo bé nuốt thật nhanh và súc miệng với nước ngay sau đó. Bạn có thể đánh răng cho bé sau mỗi lần uống thuốc bổ sung chất sắt. Răng ố màu vì chất sắt sẽ trông không đẹp nhưng tình trạng đó không kéo dài vĩnh viễn Chất sắt có thể làm phân chuyển màu đen. Bạn đừng nên lo lắng vì thay đổi này Phòng ngừa bệnh thiếu máu Bệnh thiếu máu do thiếu hụt chất sắt và các chất dinh dưỡng khác có thể dễ dàng phòng ngừa. Bảo đảm con bạn có chế độ ăn uống cân đối bằng cách thực hiện các chỉ dẫn sau: Không cho bé uống sữa bò cho đến khi bé hơn 12 tháng tuổi Nếu bé bú sữa mẹ, hãy cho bé thức ăn có thêm chất sắt như cốm cereal khi bắt đầu cho bé thức ăn dạng rắn. Trước lúc đó, bé vẫn sẽ có đầy đủ sắt từ nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, cho bé ăn thức ăn dạng rắn với quá ít chất sắt sẽ làm giảm chất sắt có từ sữa Nếu bé bú sữa bột ( công thức), hãy dùng sữa bột có bổ sung chất sắt http://yhoccongdong.com/thongtin/thieumauotreem/ 4/5 11/11/2016 Thiếu máu ở Trẻ em Y Học Cộng Đồng Bảo đảm các trẻ lớn hơn có chế độ ăn uống cân bằng với các loại thức ăn có chứa chất sắt. Rất nhiều các loại hạt và cốm cereal có bổ sung thêm chất sắt (xem nhãn mác để biết rõ thông tin). Các nguồn thức ăn dồi dào chất sắt bao gồm lòng đỏ trứng, thịt đỏ, khoai tây, cà chua, mật đường và nho khô Ngoài ra, để tăng lượng sắt trong chế độ ăn uống của gia đình, bạn nên ăn cả phần ruột xay nước trái cây và nấu khoai tây còn nguyên vỏ Với phương pháp điều trị đúng cách, tình trạng thiếu máu của bé sẽ được cải thiện nhanh chóng. Hãy liên lạc với bác sĩ nhi khoa nếu bạn nghĩ con bạn có thể bị thiếu máu Góp ý Báo lỗi http://yhoccongdong.com/thongtin/thieumauotreem/ 5/5