DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮTCSTN : Cao Su tự nhiên ANRPC : Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên SXKD : Sản xuất kinh doanh LNST :
Trang 1
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BÚK
BÙI THỊ NGUYÊN
Khóa học: 2010– 2014
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BÚK
Lớp: K44 KTNN
Huế, tháng 05 năm 2014
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3Lời cám ơn
Sau hơn 3 tháng thực tập tại Công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk- Đăklăk, đến nay đề tài “Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk” của tôi đã hoàn thành Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên, chia sẽ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt dạy dỗ tận tình trong suốt 4 năm học ở trường Đại học của các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển, các thầy cô trong trường Đại học Kinh tế Huế cũng như các thầy cô trường khác trong Đại Học Huế.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Tôn Nữ Hải
Âu, người đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình cũng như đưa ra các lời khuyên kịp thời và bổ ích cho tôi trong suốt quá trình tôi viết khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk, đặc biệt các cô, các chú, các anh, các chị trong phòng Tài chính- Kế toán cũng như các phòng ban khác đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi học tập, nghiên cứu
và thực tập.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4Cuối cùng tôi xin cảm ơn bố mẹ những người trong gia đình cùng bạn bè đã luôn bên tôi, động viên, an ủi, chia sẽ những khó khăn và luôn đồng hành cùng tôi để tôi có thể hoàn thành khoá luận này.
Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành khoá luận, song thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự quan tâm góp ý của quý thầy cô, cô giáo và toàn thể các bạn để khoá luận này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn Huế, ngày 01 tháng 05 năm 2014
Sinh viên Bùi Thị Nguyên
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU 4
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 4
1.1.1 KHÁI NIÊM, BẢN CHẤT CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH 4
1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 4
1.1.1.2 Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh 5
1.1.2 HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH 6
1.1.2.1 Nhóm chỉ tiêu tổng quát 6
1.1.2.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 7
1.1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào .8
1.1.3 Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 12
1.1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 13
1.1.4.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 13 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 61.1.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 15
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CAO SU THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI, Ở NƯỚC TA VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 17
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới 17
1.2.2 Tình hình sản xuất cao su trong nước 19
1.2.3 Vài nét về sản xuất cao su và các doanh nghiệp cao su tại địa bàn nghiên cứu 21
CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BÚK GIAI ĐOẠN 2011-2013 22
2.1 ĐẶC DIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BÚK 22
2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk 22
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công Ty TNHH MTV Cao su Krông Búk 22
2.1.3 Nhiệm vụ Sản xuất kinh Doanh 23
2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 26
2.1.5 Tình hình lao động nguồn vốn của công ty 29
2.1.5.1 Tình hình lao động 29
2.1.5.2 Tình hình nguồn vốn của công ty 33
2.2 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG RÚK 34
2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2011- 2013 34
2.2.2 Tình hình giá và sản lượng giai đoạn 2011-2013 38
2.2.3 TÌNH HÌNH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BÚK 39
2.2.3.1 Tình hình thực hiện doanh thu của công ty 39
2.2.3.2 Tình hình lợi nhuận của công ty 44
2.2.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TY TNHH MTV Cao su Krông Búk GIAI ĐOẠN 2011- 2013 47
2.2.4.1 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 47
2.2.4.2 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty 52 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 72.2.4.3 Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty 55
2.2.4.4 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 63
2.2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BÚK GIAI ĐOẠN 2011- 2013 69
2.2.5.1 Những thành tựu và kết quả đạt được 69
2.2.5.2 Những tồn tại hạn chế 71
2.2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại 72
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BÚK 75
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 75
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CAO SU TẠI CÔNG TY 78
3.2.1 Nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ vật tư kĩ thuật, dịch vụ thu mua sản phẩm 78
3.2.2 Giải pháp về công tác giao khoán 79
3.2.3 Giải pháp về nguồn nguyên liệu 79
3.2.4 Giải pháp về công tác nghiên cứu, mở rộng thì trường 80
3.2.5 Thực hiện tốt các chính sách tiêu thụ sản phẩm 82
3.2.6 Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, tăng cường kiểm soát chi phí 82
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
1 KẾT LUẬN 85
II KIẾN NGHỊ 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
CSTN : Cao Su tự nhiên
ANRPC : Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
SXKD : Sản xuất kinh doanh
LNST : Lợi nhuận sau thuế
KHKT,CN : Khoa học kĩ thuật, Công nghệ
QPAN : Quốc phòng an ninh
ANTT : An ninh trật tự
PCCN : Phòng chống cháy nổ
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
PCLB : Phòng chóng lụt bão
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do
UBND : Ủy ban nhân dân
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
HĐQT : Hội đồng quản trị
CBCNVC : Cán bộ công nhân viên chức
ROA : Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu
ROE : Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Quá trình sản xuất mủ cao su của công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk 25
Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk 26
ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng sản lượng cao su trên thế giới 18Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng sản lượng cao su tự nhiên của các nước, năm 2011 (Ngàn tấn) 18Biểu đồ 1.3: Tiêu thụ cao su trên thế giới qua các năm 19Biểu đồ 1.4 : Sản lượng và diện tích cây cao su của Việt Nam so với một số nước 20
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su năm 2011 và 2012 20Bảng 1.2: Xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam năm 2012 và 2011 21Bảng 1.3: Tình hình lao động của công ty Cao su Krông Búk giai đoạn 2011- 2013 30Bảng 1.4: Trình độ tay nghề kỹ thuật của Công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk giaiđoạn 2011-2013 32Bảng 1.5: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk
giai đoạn 2011- 2013 33Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk giai đoan
2011- 2013 37Bảng 2.2: Doanh thu theo giá bán và khối lượng sản phẩm 38Bảng 2.3: Ảnh hưởng của giá bán và sản lượng cao su đến doanh thu của Công ty 38Bảng 2.4: Tình hình doanh thu và chi phí của công ty TNHH MTV Cao su Krông Bukgiai đoạn năm 2011- 2013 41Bảng 2.5: Tình hình biến động lợi nhuận của công ty TNHH MTV Cao su Krông Búktrong 3 năm 2011- 2013 45Bảng 2.6: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk(2011-2013) 48Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk
(2011-2012) 54Bảng 2.8 : Tình hình thực hiện chi phí của công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk
giai đoạn năm 2011-2013 57Bảng 2.9 : Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk giaiđoạn năm 2011-2013 60Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH MTV Cao su KrôngBúk 64giai đoạn 2011- 2013 64Bảng 2.11: Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến sức sinh lời của vốn chủ sở hữu 67Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Luận văn tốt nghiệp được xem là công trình nghiên khoa học đầu tay của tôi, đầu
tư nhiều công sức nhất trong quá trình học ở trường Đây cũng là dịp để tôi có thể vậndụng những kiến thức lý thuyết trong quá trình học ở trường và áp dụng thực tế, làmphong phú thêm kinh nghiệm cho bản thân
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk- ĐăkLăk tôi
đã lựa chọn đề tài “Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Cao suKrông Búk” làm đề tài tốt nghiệp của mình
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty, luận văn đề xuấtcác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTVCao su Krông Búk - ĐăkLăk
Đề tài nhằm mục tiêu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh cao su tại Công ty TNHHMTV Cao su Krông Búk trong giai đoạn 2011-2013
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại Công tyTNHH MTV Cao su Krông Búk trong thời gian tới
Từ phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh cao su của Công ty TNHH MTVCao su Krông Búk, tôi đã rút ra những kết luận sau đây:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung vàtrong lĩnh vực kinh doanh cao su nói riêng và làm rõ các yêu cầu cơ bản trong việcđánh giá hiệu quả kinh doanh, luận văn cũng đã phân tích những nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả kinh doanh
- Với hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực cao su, kết quả 3 năm qua đã cho tathấy Công ty hoạt động kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn, tạo được nhiềucông ăn việc làm cho người dân trong vùng, góp phần cải tạo môi trường, phủ xanh đấttrống đồi núi trọc tại địa phương, xây dựng nhiều công trình phúc lợi cho xã hội
- Bài làm cũng đã nêu ra những tồn tại, khó khăn cả thách thức của Công ty trongTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12hiện tại và trong thời gian tới: Cơ chế khoán chưa thật sự phù hợp chưa khuyến khíchhết khả năng sản xuất của công nhân Năng lực sản xuất của Công ty còn dư thừa,chưa sử dụng hết công suất Thị trường tiêu thụ còn hạn chế, bấp bênh Chi phí cho sảnxuất kinh doanh còn lớn.
- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty, bàilàm cũng đã mạnh dạn đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty trong thời gian tới.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, cùng với việc gia nhập WTO và chuyển đổi cơchế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa Sự thay đổi này
đã làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế đất nước Để duy trì và phát triển doanh nghiệpcủa mình thì đòi hỏi các doanh nghệp sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả Khôngngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là mối quan tâm hàng đầu củabất kỳ ai mà là mối quan tâm của tất cả cá nhân, mọi doanh nghiệp Đó cũng là vấn đềbao trùm và xuyên suốt, thể hiện trong công tác quản lý Tất cả những cải tiến, nhữngđổi mới về nội dung, phương pháp, biện pháp áp dụng trong quản lý kinh tế chỉ thực
sự đem lại ý nghĩa khi chúng tạo ra được hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả kinhdoanh không những thước đo về chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinhdoanh mà còn là vấn đề sống còn Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì đòi hỏikinh doanh phải có hiệu quả, hiệu quả sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng có điềukiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ hiện đại, tiếtkiệm các nguồn lực, là tiền đề nâng cao phúc lợi cho người lao động, cho toàn xã hội.Cây cao su là một trong những cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao.Sản phẩm chủ yếu là mủ cao su nguồn nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp Đặcbiệt là ngành giao thông vận tải Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có điềukiện thuận lợi cho quá trình sinh trường và phát triển của cây cao su Với lợi thế nàyViệt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu cao su thiên nhiên đứng hàng thứ 4 trên thế giới.Hiện nay Nhà nước đang chủ trương mở rộng diện tích trồng cây cao su ở các tỉnhmiền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Tây Bắc Tây Nguyên là một trong nhữngvùng có thế mạnh về cao su Cây cao su không những đem lại lợi ích kinh tế, tạo công
ăn việc lam cho nhiều lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao hiệu quả kinh
tế xã hội, tăng cường củng cố xây dựng nông thôn mới
Công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk là doanh nghiệp Nhà nước sản xuất câycao su theo cơ chế thị trường lấy kinh tế làm chủ đạo Hoạt động chủ yếu của công ty
là sản xuất kinh doanh cao su, cà phê và chăn nuôi bò Công ty nhiều năm qua đã thểTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14hiện rõ công tác xây dựng và quản lý hoạt động rất hiệu quả Hiện nay, trong điều kiệnhội nhập quốc tế và cạnh tranh diễn ra gay gắt, thách thức đặt ra hàng đầu đối vớidoanh nghiệp là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng để hội nhập,
mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Cùng với chính sách của công tác giáo dục và đào tạo hiện nay, ngoài lý thuyếttrên giảng đường đại học thì việc thực hành và trải nghiệm thực tế chiếm vai trò quantrọng Hiểu rõ tầm quan trọng đó trường Đại Học Kinh Tế đã tạo điều kiện tiếp xúc,tìm hiểu công tác và hoạt động thực tế, thực tập cuối khóa tại các đơn vị tổ chức kinh
tế, tạo điều kiện nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho sinh viên
Từ những vấn đề trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “ Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty từ đó đưa ra các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Cao su KrôngBúk- Đăklăk
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại Công
ty TNHH MTV Cao su Krông Búk trong thời gian tới
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh trên lĩnh vực chính là sản xuất kinh doanh cao su Các giải pháp nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk- ĐăkLăk
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: phân tích đánh giá thực trạng sản xuất của công ty từ đó đề raTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15các giải pháp khác phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực sản xuất cao sucủa công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk trong giai đoạn 2011-2013
Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của công ty ởtỉnh ĐăkLăk
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Số liệu thứ cấp: được thu thập, phân loại và hệ thồng hóa qua các năm trên cơ sở
báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh Báo cáo thường niên của hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk- Đắclăk Số liệu thứ cấp đượccông ty xử lý theo phần mềm SPSS
Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, so sánh chỉ số
để đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh trên cơ sở số liệu thứ cấp
Dùng các phương pháp thống kê: thống kê mô tả, thống kê tần suất, thống kê sosánh để thấy được những biến động trong sản xuất và những nguyên nhân hậu quả ảnhhưởng của các nhân tố đó tới hoạt động sản xuất từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệuquả trong sản xuất kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CAO SU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1.1 KHÁI NIÊM, BẢN CHẤT CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nền kinh tế của mỗi nước được phát triển theo hai chiều: chiều rộng và chiều sâu.Phát triển kinh tế theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng thêmvốn, bổ sung lao động và kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêmnhiều xí nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng mới…Còn phát triển theo chiều sâu là đẩymạnh cách mạng khoa học và công nghệ sản xuất, tiến nhanh lên hiện đại hoá, tăngcường chuyên môn hoá và hợp tác hoá, nâng cao cường độ sử dụng các nguồn lực, chútrọng việc sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng sản phẩm dịch vụ Phát triểnkinh tế theo chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từsản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp chính là hiệuquả kinh doanh vì nó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, đạtđược lợi nhuận tối đa Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinhdoanh phải đề ra các phương án và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh
Phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng đốivới mọi doanh nghiệp, và muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải sử dụng tốt các yếu tố đầu vào như: lao động, vật tư máy móc thiết
bị, vốn và thu được nhiều kết quả của đầu ra
Để hiểu rõ khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta xem xét các quanniệm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Về thời gian: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải là hiệu quảđạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, và trong cả quá trình không giảm sút
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17- Về mặt không gian: Hiệu quả SXKD được coi là đạt được khi toàn bộ hoạtđộng của các bộ phận, các đơn vị đều mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinhdoanh chung và trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn công ty.
- Về mặt định lượng: Hiệu quả SXKD biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thuđược và chi phí bỏ ra để sản xuất kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ đạtđược khi kết quả cao hơn chi phí bỏ ra, và khoảng cách này càng lớn thì hiệu quả đạtđược càng cao và ngược lại
- Về mặt định tính: Hiệu quả SXKD không chỉ biểu hiện bằng các con số cụ thể
mà thể hiện trình độ năng lực quản lý các nguồn lực, các ngành sản xuất, phù hợp vớiphương thức kinh doanh, chiến lược và kế hoạch kinh doanh
- Ngoài ra, còn biểu hiện về mặt xã hội, Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánhqua địa vị, uy tín các doanh nghiệp trên thị trường, vấn đề môi trường, tạo ra công ănviệc làm cho người lao động, giải quyết thất nghiệp
Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế,biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác
và sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinhdoanh của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuận lớnnhất với chi phí thấp nhất Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chiphí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trong từng thời kỳ
1.1.1.2 Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nâng cao hiệuquả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực
đó để đạt được mục đích sản xuất kinh doanh Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệuquả Do vậy, có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là đạt đượckết quả kinh tế tối đa với chi phí nhất định
Nói cách khác, bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suấtlao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanhnghiệp nói riêng và của xã hội nói chung Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết củavấn đề hiệu quả SXKD gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội làquy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian Chính việc khan hiếmTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngàycàng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm cácnguồn lực Để đạt được mục tiêu kinh doanh buộc phải chú trọng các điều kiện nội tạiphát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí.
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chiphí tối thiểu Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình
độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hịên có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xãhội đặt ra với chi phí thâp nhất
1.1.2 HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.1.2.1 Nhóm chỉ tiêu tổng quát
Chỉ tiêu tổng lợi nhuận
- Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu được từ hoạt động kinhdoanh, lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thu được từ hoạt độngkhác
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Tổng lợi nhuận thuần = Tổng doanh thu thuần - Tổng chi phí - Thuế thu nhập
= Tổng lợi nhuận - Thuế thu nhậpChỉ tiêu tổng lợi nhuận và lợi nhuận thuần là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quảkinh doanh của doanh nhiệp, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nhiệp, lànguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, để nângcao đời sống, để đóng góp cho ngân sách nhà nước, chia cổ tức và để trích lập cácquỹ của doanh nghiệp
Phương pháp đánh giá: Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách so sánh thực hiệncủa kỳ này với kỳ trước, với định mức, với kế hoạch để biết được mức lợi nhuận tănggiảm so với kỳ trước, định mức, kế hoạch Tuy nhiên phương pháp này chỉ đánh giá vềmặt lượng nên chưa cho kết quả chính xác vì các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có lợinhuận lớn hơn tuy nhiên lại chưa thực sự hiệu quả trong khi các doanh nghiệp nhỏ lạihoạt động hiệu quả hơn nhưng lại có doanh thu nhỏ do quy mô nhỏ
Hiệu quả hoạt động kinh doanh được xác định bằng cách so sánh theo hai dạng:Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất hiệu quả lao động, phản ánh 1 đơn vị yếu
tó đầu vào tạo ra được bao nhiêu đơn vị đầu ra
1.1.2.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanhcũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức lãi của danh nghiệp cùng loại
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thường được sử dụng như sau:
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu =
DTT LNST
Trong đó: LNST - Lợi nhuận sau thuế
DTT - Doanh thu thuầnDoanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu đạt được trong kỳ thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanhthu, giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh =
VKD LNST
Trong đó: VKD - Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ thu được baonhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận/Giá thành =
TCP LNSTTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Trong đó: TCP - Tổng chi phíChỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồnglợi nhuận.
Phương pháp đánh giá: Chỉ tiêu này dùng để so sánh thực hiện kỳ này với kỳtrước, với định mức, kế hoạch và để so sánh với các doanh nghiệp khác
1.1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.
1.1.2.3.1 hiệu quả sử dụng lao động
Sức sản xuất của lao động (hay năng suất lao động): là khả năng phản ánh tạo radoanh thu của một lao động, được xác định:
Doanh thu thuầnSức sản xuất của lao động =
Số lượng lao động
Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo rabao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nhiệp Năng suất lao động càng cao càng chothấy doanh nghiệp có đội ngũ lao động có tay nghề, việc quản lý và sử dụng lao độnghiệu quả
Sức sinh lợi của lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lo động của doanhnghiệp, được xác định theo công thức:
Lợi nhuận sau thuếSức sinh lợi của lao động =
Số lượng lao độngSức sinh lợi của lao động cho biết, trong kỳ môt lao động tham gia vào sản xuấtkinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp, chỉ tiêu nàycàng cao cho thấy hiệu quả sử dụng lao động càng cao, nó góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.3.2 Hiệu quả sử dụng chi phí
Sức sản xuất
Tổng chi phí
Sức sản xuất của tổng chi phí ( hay hiệu suất sử dụng chi phí )
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Doanh thu ThuầnSức sản xuất của tổng chi phí =
Tổng chi phí
Giá vốn hàng bán
Sức sản xuất của giá vốn hàng bán được xác định theo công thức
Giá trị của kết quả đầu raSức sản xuất của giá vốn hàng bán =
Giá trị của yếu tố đầu vàoChỉ tiêu sức sản xuất của giá vốn hàng bán này cho biết trong kỳ phân tích,doanh nghiệp đầu tư một đồng giá vốn hàng bán thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty càng cao
Chi phí bán hàng
Sức sản xuất của chi phí bán hàng được xác định theo công thức:
Doanh thu thuầnSức sản xuất của chi phí bán hàng =
Chi phí bán hàngSức sản xuất của chi phí bán hàng cho biết khả năng tạo doanh thu của chi phí bánhàng của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp tiết kiệm đượcchi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Sức sản xuất của chi phí quản lý doanh nghiệp được xác định theo công thức:
Doanh thu thuầnSức sản xuất của chi phí QLDN =
Chi phí QLDNChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng chi phí quản lýdoanh nghiệp thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mứcdoanh thu trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp tiết kiệm đượcchi phí quản lý doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22 Sức sinh lời
Sức sinh lời của tổng chi phí
Khả năng tạo ra lợi nhuận của tổng chi phí là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệuquả số tiền chi ra trong kỳ của doanh nghiệp, thể hiện trình độ tổ chức, sử dụngcác yếu tố của quá trình sản xuất Chỉ tiêu này thường được xác định như sau:
Lợi nhuận sau thuếSức sinh lợi của tổng chi phí =
Tổng chi phí trong kỳChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thìthu được bao nhiêu đồng tổng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sửdụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp càng tốt, góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này thường được xác định như sau:
Lợi nhuận sau thuếSức sinh lợi của Giá vốn hàng bán =
Giá vốn hàng bánChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư một đồng giá vốnhàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì mức lợinhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn
Chi phí bán hàng.
chỉ tiêu này thường được xác định như sau:
Lợi nhuận sau thuếSức sinh lợi của chi phí bán hàng =
Chi phí bán hàngChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng chi phí bánhàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì mức lợi nhuậntrong chi phí hàng bán càng lớn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Lợi nhuận sau thuếSức sinh lợi của chi phí QLDN =
Chi phí QLDNChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư một đồng chi phíquản lý doanh nghiệp thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng caochứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn
1.1.2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Sức sản xuất vốn kinh doanh =
D VK DTT
Trong đó: DTT: Doanh thu thuần
VKD: Vốn kinh doanhChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ thuđược bao nhiêu đồng doanh thu
Sức sinh lợi của vốn kinh doanh = LNST/ VKD
Trong đó: LNST: Lợi nhuận sau thuế
VKD: Vốn kinh doanhChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữuđem vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu
Sức sản xuất vốn chủ sở hữu (ROA) = DTT/ VCSH
Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu càng nhanh, gópphần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn chủ sở hữuđầu tư vào sản xuất thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu ( ROE) = LNST / VCSH
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốnchủ sở hữu cao, do vậy hệu quả kinh doanh càng cao
1.1.3 Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một vấn đềquan trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp, đồng thời nó cũnggóp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội Và xét về phương diện mỗiquốc gia thì hiệu quả SXKD là cơ sở để phát triển để đưa đất nước thoát khỏi nghèonàn lạc hậu Vì vậy nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp màcòn là mối quan tâm của toàn xã hội, bởi vì các lý do sau:
- Xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản xuấttheo chiều rộng bị hạn chế do đó phát triển theo chiều sâu là một tất yếu khách quan.Nâng cao hiệu quả SXKD là một hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằm sửdụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả
- Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh doanh củacác doanh nghiệp phải đảm bảo thu được kết quả đủ bù đắp chi phí và có lợi nhuận.Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả SXKD xét về số tuyệt đối chính là lợi nhuận, do
đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thị trường càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càngkhốc liệt, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như vậy buộc cácdoanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả SXKD nhằm chiếm được ưu thếtrong cạnh tranh trên thị trường
- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đường hội nhập với các nướctrong khu vực và thế giới, sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam đang buộc họđứng trước những sức ép to lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài Nâng cao hiệu quảSXKD hiện nay gắn liền với sự sống còn của các doanh nghiệp
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để nâng cao thu nhập cho chủ
sở hữu và cho người lao động trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó góp phần nâng caomức sống của người dân nói chung
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Như vậy, nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của doanh nghiệp,vừa có ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế, là tiền đề cho sự phát triển đất nướctrong công cuộc đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan vì lợi ích của doanhnghiệp và của toàn xã hội
1.1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liênquan đến tất cả các mặt của hoạt động kinh doanh do đó chịu tác động của nhiều nhân
tố khác nhau Muốn đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trước hếtdoanh nghiệp phải xác định được nhân tố nào tác động đến kinh doanh và tác động đếnhiệu quả kinh doanh, nếu không làm được điều này thì doanh nghiệp không thể biếtđược hiệu quả hình thành từ đâu và cái gì sẽ quyết định nó Xác định nhân tố ảnhhưởng, ảnh hưởng như thế nào và mức độ, xu hướng tác động ra sao là nhiệm vụ củabất cứ nhà kinh doanh nào
Chúng ta có thể chia làm hai nhóm chính: Nhân tố thuộc về doanh nghiệp vànhân tố ngoài doanh nghiệp Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải thấy được vai tròtác động của từng nhân tố tác động như thế nào đến hiệu quả thực tế của doanh nghiệpmình để từ đó có biện pháp tác động lên các yếu tố một cách hợp lý, có hiệu quả, làmcho doanh nghiệp ngày càng phát triển tốt hơn, phát huy tốt hơn các nhân tố tích cực
và nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.1.4.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì phải có một hệ thống cơ sở vật chất
và con người, đây chính là nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp Trong hoạt độngcủa doanh nghiệp thì mỗi nhân tố đóng một vai trò khác nhau để hệ thống hoạt độnghiệu quả, nếu thiếu một trong các nhân tố đó thì hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừnghoạt động Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp
a) Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sảncủa doanh nghiêp dung trong hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn kinh doanh có tầmTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26ảnh hưởng lớn đến với các doanh nghiệp trong ngành cao su, do đặc điểm của ngànhcao su là thời gian kiến thiết cơ bản của cao su khá dài từ 5-8 năm do đó thời gian thuhồi vốn chậm, chịu nhiều biến động của thị trường, của tự nhiên nên rủi ro là khá lớn,nhu cầu vốn lại cao nên các doanh nghiệp cao su phải huy động vốn từ các nguồn khácnhau trong thời gian đầu.
Vốn kinh doanh quyết định đến quy mô của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến cácquyết định kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào Vốn có ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp, thiếu vốn sẽ làm cho các doanh nghiệp giảm hiệu quả
do không tận dụng được lợi thế về quy mô, thời cơ và cơ hội Tuy nhiên đứng trên gốc
độ của nhà kinh doanh thì cách thực giải quyết sẽ là tối đa hoá lợi ích trên cơ sở vốnhiện có
b) Lao động và trình độ tổ chức quản lý
Con người là khởi nguồn của mọi hoạt động có ý thức Hoạt động kinh doanhđược bắt đầu là con người tổ chức, thực hiện nó cũng chính do con người Một đội ngũcông nhân viên tốt là cơ sở để doa nh nghiệp thực hiện kinh doanh có hiệu quả Vớikhả năng lao động và sáng tạo thì nhân tố con người được đánh giá là nhân tố nòng cốtcho sự phát triển Tuy vậy mỗi cá nhân đặt ngoài sự phân công lao động sẽ lại là mộtnhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh, khắc phục điều này chính là nguyên nhân rađời của bộ máy tổ chức, quản lý Bộ máy tổ chức, quản lý có hiệu quả là yếu tố quyếtđịnh sự thành công của doanh nghiệp Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo ra một cơ cấusản xuất phù hợp và thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Cơ cấu tổ chứcphù hợp góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực cho các cá nhân phát triển,nâng cao trình độ khả năng của mình
c) Trình độ kỹ thuật trồng chăm sóc, khai thác, công nghệ chế biến
Công cụ lao động, phương tiện lao động là nhân tố thứ hai, cùng với lao động tạonên sức mạnh của lực lượng sản xuất Làm chủ công nghệ là một đòi hỏi không ngừng
và cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi côngnghệ và thiết bị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến chất lượng sản phẩm, đến năng suấtlao động, đến chi phí kinh doanh,…của doanh nghiệp
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh cao su việc đầu tư kiến thiết cơTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27bản tốt sẽ đưa lại hiệu quả cao trong khai thác vì vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc đóngvai trò rất quan trọng Với đặc điểm sản phẩm cao su cần phải chế biến ngay, côngnghệ chế biến quyết định chất lượng sản phẩm, từ đó cho thấy doanh nghiệp kinhdoanh cao su nào có trình độ kỹ thuật trồng, chăm sóc, công nghệ chế biến thường cólợi thế trong cạnh tranh mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
d) Hệ thống thông tin, xử lý thông tin
Trong bối cảnh nền kinh tế mở hiện nay, thế giới đang từng bước hội nhập vàtoàn cầu hoá thì việc nắm bắt kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin về nhu cầuthị trường, kỹ thuật công nghệ, chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước…là rấtcần thiết Có như vậy thì doanh nghiệp mới nắm bắt được thời cơ kinh doanh, hạn chếnhững rủi ro, chủ động trước mọi tình huống xảy ra
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh cao su, việc nắm bắt kịp thời thông tin thịtrường về giá cả sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn
e) Đòn bẩy kinh tế trong doanh nghiệp
Việc doanh nghiệp sử dụng các hình thức trách nhiệm vật chất, thưởng phạtnghiêm minh sẽ tạo ra động lực cho người lao động nỗ lực hơn trong phần trách nhiệmcủa mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Nhân tố này cho phép doanhnghiệp khai thác tối đa tiềm năng lao động, tạo điều kiện cho mọi người, mọi bộ phậnphát huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh
g) Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Đây là giá trị vô hình của doanh nghiệp, nó tác động đến sự thành bại trong việcnâng cao hiệu quả kinh doanh Sự tác động đó là phi lượng hoá mà chúng ta không thểtính toán hay đo đạc bằng các phương pháp định lượng Quan hệ, uy tín của doanhnghiệp sẽ cho phép mở rộng những đầu mối làm ăn và từ đó doanh nghiệp sẽ có quyềnlựa chọn những gì có lợi cho mình Hơn thế nữa quan hệ và uy tín cho phép doanhnghiệp có ưu thế trong việc tiêu thụ, vay vốn hay mua chịu hàng hoá
1.1.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a) Môi trường tự nhiên
Kinh doanh cao su là loại hình kinh doanh nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vàođiều kiện tự nhiên: Điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, địa hình, kết cấu đất, thời tiết khíTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28hậu,…vì vậy để kinh doanh cao su các doanh nghiệp cao su cần phải nghiên cứu kỹđiều kiện tự nhiên của địa phương, cùng với đặc thù sinh trưởng và phát triển của câycao su để có hướng đầu tư phù hợp
b) Môi trường chính trị, pháp luật, chính sách của địa phương, của Nhà nước
Hoạt động ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều chịu ảnh hưởng của thể chếchính trị và hệ thống Pháp luật Sự ổn định chính trị được xác định là một trong nhữngtiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thống Pháp luậthoàn thiện là chổ dựa vững chắc tạo sự an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động
c) Cơ sở hạ tầng
Do đặc thù của kinh doanh cao su là kinh doanh nông nghiệp đòi hỏi việc đầu tưtrên địa bàn khá dàn trải, sản phẩm cao su cần phải chế biến ngay tránh hư hỏng thấtthoát chính vì vậy việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các doanh nghiệp này hết sức quantrọng từ đường sá, điện đến các cơ sở vật chất hạ tầng cho ổn định khu dân cư từ đó
ổn định sản xuất
d) Môi trường quốc tế
Xu thế hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, mọi doanhnghiệp Hội nhập quốc tế vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra những thách thức to lớn cho cácdoanh nghiệp Nước ta đã gia nhập WTO, ASEAN nó là cơ hội cho các doanh nghiệp
mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên điều màcác doanh nghiệp phải đối đầu đó là sự cạnh tranh quốc tế sẽ diễn ra hết sức gay gắt
e) Thị trường và giá cả
Thị trường ở đây bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanhnghiệp Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyênnhiên vật liệu, phương tiện máy móc thiết bị, lao động Thị trường đầu vào tác độngđến chi phí sản xuất và tính liên tục của quá trình sản xuất do đó ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đặc thù thị trường đầu ra của các doanhnghiệp kinh doanh cao su ở nước ta là các nước phát triển, sản lượng cao su nước tachưa đủ lớn để điều tiết thị trường vì vậy giá cả trong nước phụ thuộc rất nhiều đếnbiến động giá cả thị trường thế giới
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29g) Các sản phẩm thay thế và giá cả của nguyên liệu tạo ra sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.Cao su tổng hợp được xem là một loại sản phẩm thay thế của cao su tự nhiên, nó đượctạo ra từ dầu mỏ và vì vậy những biến động của giá dầu mỏ sẽ làm thay đổi giá thành
và giá bán ra của cao su tổng hợp trên thị trường thế giới Khi giá dầu mỏ giảm sẽ làmcho giá thành và giá bán ra của cao su tổng hợp giảm xuống qua đó kích thích mức cầu
về cao su tổng hợp và làm giảm tương ứng mức cầu về cao su thiên nhiên, do đó làmgiảm giá cao su thiên nhiên Để dự báo về tình hình thị trường của cao su tự nhiên cầnthiết phải làm rõ xu hướng biến động của giá dầu mỏ trên thị trường thế giới trongtừng thời kỳ
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CAO SU THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI, Ở NƯỚC TA VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới
Ngành cao su được chia thành 2 nhóm bao gồm cao su tự nhiên và cao su nhântạo Cao su tự nhiên có thành phần chính là mủ cao su được chiết xuất từ cây cao su,trong khi cao su nhân tạo có nguồn gốc từ dầu mỏ Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cao su tựnhiên chiếm khoảng 40-45% tổng nhu cầu cao su toàn thế giới
Kể từ năm 2010, sản lượng cao su tự nhiên (CSTN) thế giới hàng năm đã vượt 10triệu tấn/năm, chiếm trên 40% tổng lượng cao su sử dụng Sản lượng CSTN của cácnước trong Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) tăng hàng năm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng sản lượng cao su trên thế giới
(Nguồn: Natural rubber statistics 2012, Malaysia Rubber Board.)
Tính đến cuối năm 2011, tổng diện tích CSTN trên thế giới đạt 11,84 triệu ha,châu Á chiếm 92,42 % tập trung vào các quốc gia thuộc (ANRPC), châu Mỹ: 5,14 %
và châu Phi 2,44 %, châu Mỹ la Tinh: 2,5 % Trong đó đứng đầu là Thái Lan, đạt 3.394ngàn tấn; kế đến là Indonesia, Malaysia
Biểu đồ 1.2 Tỷ trọng sản lượng cao su tự nhiên của các nước, năm 2011
(Ngàn tấn)
Nguồn: NMCE- Natianal Multi Commodity Exchange, Nateral rubber 2012-2013
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Các nước thành viên ANRPC chiếm trên 90 % sản lượng cũng là nơi tiêu thụnhiều CSTN, với mức tiêu thụ trên 50 % tổng mức tiêu thụ trên toàn thế giới Đứngđầu về tiêu thụ CSTN là Trung Quốc: 3.603 ngàn tấn năm 2011 (33 % so với tiêu thụtrên thế giới), kế đến là Mỹ: 1 029 ngàn tấn (9 %) và Ấn độ: 958 ngàn tấn (9 %) Chỉ
có 3 thành viên của ANRPC là Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ đã tiêu thụ đến 47 %lượng CSTN toàn cầu
Biểu đồ 1.3: Tiêu thụ cao su trên thế giới qua các năm
(Nguồn: Natural rubber statistics 2012, Malaysia Rubber Board)
1.2.2 Tình hình sản xuất cao su trong nước
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2012, tổng diệntích cây cao su lên đến 910.500 ha, tăng 13,6% và sản lượng đạt 863.600 tấn, tăng9,4%, diện tích thu hoạch tăng 10% và đạt 505.800 ha, còn năng suất ước đạt 1.707kg/ha
Năng suất năm 2012 giảm 0,5% so với năm 2011 do diện tích vườn cây mới đưavào thu hoạch năm đầu tiên khá lớn, khoảng 45.800 ha (9%) Năng suất cây cao sutrong những năm thu hoạch đầu tiên thường không cao
Theo ANRPC, năm 2013, sản lượng cao su của Việt Nam ước đạt 1,043 triệu tấn,tăng 20,8 % so với năm trước đó Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượng cao su tựnhiên của Việt Nam vượt qua mốc 1 triệu tấn Nhờ vậy, Việt Nam đã leo từ vị trí thứ 5lên vị trí thứ 3 trong danh sách các nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Bảng 1 1 Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su năm 2011 và 2012
Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích
thu hoạch (ha)
Năng suất(kg/ha)
(Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ nguồn Tổng cục Thống kê tháng 01.2013)
Việt Nam có diện tích trồng cao su gần tương đương so với các nước nhưMalaysia, Ấn Độ, Trung Quốc Tuy nhiên vẫn còn khoảng cách khá xa với Thái Lan vàIndonesia cả diện tích và sản lượng
Biểu đồ 1.4 : Sản lượng và diện tích cây cao su của Việt Nam so với một số nước
Tổng số lượng cao su xuất khẩu năm 2012 đạt khoảng 1,01 triệu tấn, thu về hơn2,85 tỷ USD, tăng 23,8 % về lượng, một phần nhờ nguồn tạm nhập tái xuất, nhưnggiảm 12,6 % về giá trị do giá giảm mạnh 29,4 % so với năm 2011
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Bảng 1.2: Xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam năm 2012 và 2011
Năm Lượng xuất khẩu
(Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ nguồn Tổng cục Thống kê tháng 01.2013)
1.2.3 Vài nét về sản xuất cao su và các doanh nghiệp cao su tại địa bàn nghiên cứu
Cây cao su là một trong những cây công nghiệp chủ đạo, mang lại nhiều lợi ích kinh
tế đối với địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đăklăk nói riêng Hiện nay Tây Nguyênchiếm 70% diện tích cao su cả nước Theo Tổng cục thống kê, năm 2013 tổng diện tích câycao su toàn tỉnh ước đạt là 37.199 ha, tăng 8,93% so cùng kỳ năm trước Trong đó trồngmới năm 2013 là 2.532 ha Ước sản lượng năm 2013 đạt 31.963 tấn quy khô, so với cùng
kỳ năm trước tăng 1,67% tương ứng tăng 528 tấn mủ cao su, năng suất cao su ước đạt 16,16tạ/ha, tăng 1,38% so với năm trước Doanh nghiệp có diện tích trồng cao su lớn nhất là công
ty TNHH MTV Cao su ĐăkLăk với 8911,86 ha,Công ty TNHH MTV cao su Ea H'leo 4865
ha, công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk với diện tích 2619,45 ha Xu hướng phát triểncây này trong vùng là thâm canh trên diện tích hiện có, mở rộng diện tích trên các vùng đấtthích hợp, đi vào thâm canh, cải tạo giống, đầu tư các dây chuyền, thiết bị chế biến phù hợp.Tỉnh Đăklăk còn nhiều tiềm năng đất trống chưa sử dụng có thể khai thác để mở rộng diệntích trồng cao su
Để phát huy lợi thế về đất đai, đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững, tỉnhĐăkLăk đã xây dựng lộ trình quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìnđến năm 2020 Tỉnh đầu tư mở rộng diện tích trồng cao su theo hình thức cổ phần, liêndoanh, liên kết tạo điều kiện áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng caonăng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường TỉnhĐăkLăk phấn đấu trồng mới 10.000 ha, bình quân 2000 ha/năm Mở rộng diện tích trồngcao su phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nên đối tượng đất được tỉnh đưa vào quyhoạch và tiến hành trồng cao su như đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chưa có rừng,đất có rừng tự nhiên nghèo kiệt và đất có rừng trồng sản xuất kém hiệu quả
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BÚK
GIAI ĐOẠN 2011-2013
2.1 ĐẶC DIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BÚK
2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk
Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk
Bộ máy Công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk vào những năm đầu tiên gồm
14 người, từ Công ty mẹ là Công ty cao su Dầu tiếng được cử làm khung sau đó tuyểndụng công nhân từ các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn và thành lập nên bộ máyTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Công ty với 7 Phòng ban chức năng, có 4 Nông trường với đội ngũ cán bộ quản lý 80người và 1.900 công nhân nhằm thực hiện chiến lược trồng mới 21.000 ha cao su trongvòng 10 năm Nhưng do điều kiện kinh tế thay đổi, từ năm 1987- sau khi Đại HộiĐảng toàn quốc lần thứ VI, các doanh nghiệp chuyển dần từ cơ chế bao cấp sang hạchtoán kinh tế do đó tình hình phát triển triển không như kế hoạch ban đầu, hơn nữa theođịnh hướng lúc đầu mới thành lập thì nguồn vốn để phát triển Doanh nghiệp là từ Hợptác xã và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, nhưng sau đó hệ thống này bị sập đỗ,nguồn vốn Hợp tác xã cũng bị gián đoạn, Doanh nghiệp bị ách tắc về nguồn vốn dẫnđến không hoàn thành được kế hoạch đề ra.
Đến năm 1992, theo nghị định 338 của Chính phủ về việc rà xét khôi phục lại cácDoanh nghiệp của Nhà nước Từ đó Công ty được thành lập lại theo quyết định số 252ngày 09/4/1993 của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thực phẩm và sau đó đến năm
2010, theo Quyết định số 107/HĐQTCSVN ngày 04/05/2010 Công Ty Cao su KrôngBúk Chuyển đổi thành Công Ty TNHH MTV Cao su Krông Búk
Trải qua những bước thăng trầm đó, hiện nay Công ty đó có 2.619,45 ha cao su,906.79 ha cà phê , 335 ha rừng kinh tế Với đội ngũ cán bộ, Công nhân khoản 1.597người
Với thành quả đó, Công ty đã giải quyết Công ăn việc làm cho nhiều công nhântrên địa bàn, góp phần cải tạo môi trường sinh thái, trả lại hơn 3.000 ha rừng bị tàn phá
Đi đôi với việc phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và bảo vệ môi trườngsinh thái, Công ty đó giúp phần không nhỏ vào việc phát triển cơ sở hạ tầng tại địaphương như: đường xá, trường học, bệnh viện … là một trong những đơn vị đóng gópđáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh Đắk Lắk
2.1.3 Nhiệm vụ Sản xuất kinh Doanh
- Trồng trọt cây cao su, cà phê
- Thương nghiệp buôn bán cao su và vật tư thiết bị phục vụ ngành cao su
- Đầu tư trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cà phê , làmcác dịch vụ cây cà phê, cao su
- Ổn định, nâng cao năng suất, chất lượng lao động Vườn cây cao su, cà phê
- Ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm cao su
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36- Mua bán cà phê Robusta, catimor, mua bán phân bón, vật tư phục vụ sản xuấtVườn cây cao su, Cà phê.
- Tích cực tìm kiếm các thị trường trong nước và ngoài nước, đảm bảo đầu ra tiêuthụ cho các sản phẩm của công ty luôn được ổn định Từ đó, thực hiện hiệu quả cácchiến lược kinh doanh mà Ban Tổng giám đốc đó đề ra trong từng thời kỳ và thu đượclợi nhuận như mong muốn
- Thăm dò thị trường tiêu thụ nhằm sản xuất ra các mặt hàng vừa có chất lượngvừa phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng đồng thời nâng cao hìnhảnh và uy tín của Công ty trên thương trường
- Bên cạnh đó, Công ty phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật,thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước đó giao phó, tạo nên nhiều Công ăn việclàm, nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương đặc biệt là người đồng bào dântộc thiểu số
- Có thể khái quát quá trình Sản xuất sản phẩm mủ cao su như sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37Sơ đồ 1: Quá trình sản xuất mủ cao su của công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk
Nghiệm thu mủ cao su tại vườn cây
Thu mua mủ cao su tiểu
điền
Mủ tạp Mủ nước Mủ nước Mủ tạp
Đánh đông(làm đông)
Cán rửa
Cán cắt(băm cốm)
Sấy
Ép kiện
Thành phẩm(mủ cốm)
Nhập kho
Phân tích chất
lượng nguyên liệu
Phân tích chấtlượng nguyên liệu
Cân nhậpnguyên liệu
Cân nhậpnguyên liệu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 382.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
- Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đồng thờichịu sự chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk
PHÓ TỔNG GIÁMĐỐC 1
PHÓ TỔNG GIÁMĐỐC 2
Phòng
Tổ chứchànhchính
Phòng kếhoạch-Xâydựng cơbản
Phòng tàichính kếtoán
Phòng
Kỷ thuậtnôngnghiệp
Phòngthanh trabảo vệ
Xí nghiệp
cơ khí chế
biến vậntải
Nôngtrườngcao suEahồ -Phú Lộc
Nôngtrườngcao suTamGiang
Nôngtrường
cà phêDliêya
Xí nghiệpDịch vụthươngmại tổnghợp
Xưởng
vận tải
Xưởng
CB Càphê
ĐộiI-III
ĐộiI-II
ĐộiI-IV
ChinhánhtạiTPHCM
ChinhánhTpĐàĐẵng
Trungtâm y tế
Phòngquản lýchấtlượngTỔNG GIÁM ĐỐC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận được tóm tắt như sau:
Công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk là thành viên của Tập đoàn Côngnghiệp cao su Việt Nam, bộ máy tổ chức của Công ty gồm Hội đồng thành viên: 3người, Ban tổng giám đốc: 3 người, 5 phòng ban chức năng, 5 nông trường xí nghiệp
và 1 trung tâm y tế Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau:
- Hội đồng thành viên: chức năng là cơ quan đại diện chủ sở hữu của Công ty, cóquyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thựchiện các mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty theo phân cấp của Tập đoàn.Nhiệm vụ của Hội đồng thành viên: chịu trách nhiệm trước Tập đoàn trong việc theodõi, giám sát việc thưc hiện các nhiệm vụ, các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công
ty, có quyền quyết định bổ nhiệm, bói nhiệm đối với các chức danh trong công ty
- Kiểm soát viên: gồm 2 người do Hội đồng quản trị tập đoàn bổ nhiệm có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên và TổngGiám đốc công ty trong việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu, trong quản lý điềuhành công việc kinh doanh của Công ty, thẩm định các báo cáo tài chính, báo cáo tìnhhình kinh doanh, trình báo cáo thẩm định đến chủ sở hữu công ty Kiến nghị các giảipháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh củacông ty và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu, quyết định của Tập đoàn
- Ban Tổng Giám đốc gồm: 1 Tổng Giám đốc, 2 Phó Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc Công ty là người đại diện pháp nhân cao nhất,thực hiện chức năng quản lí, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụtrong công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp trên, Nhà nước cũng như tập thểcán bộ công nhân viên về kết quả của sự quản lí cũng như điều hành đó Chỉ đạo cácPhòng ban, các nông trường sản xuất hoạt động theo đúng mục tiêu, kế hoạch Cóquyền bổ nhiệm cán bộ ở các phòng ban
Phó Tổng Giám đốc 1: là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, có trách nhiệmtham mưu trực tiếp cho Tổng giám đốc trong quản lí điều hành mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty Thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc liên quanđến công việc của công ty khi được Tổng giám đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm vềcác quyết định của mình trước Tổng giám đốc và pháp luật
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Phó Tổng giám đốc 2: Phụ trách về xây dựng cơ bản, y tế và một số công việckhác được uỷ quyền của Tổng giám đốc.
Được sự phân công của Tổng giám đốc công ty mỗi phó Tổng giám đốc phụtrách các lĩnh vực khác nhau như khu vực cà phê, cao su và các bộ phận nghiệp vụkhác Tuy nhiên sự phân công này cũng có sự điều chỉnh luân phiên để cho phù hợpvới tình hình sản xuất
- Các phòng ban chức năng:
+ Phòng Tổ chức – Hành chính: Gồm 17 người, Có chức xây dựng công tác tổchức, lao động tiền lương, định mức lao động, bảo hiểm xã hội, quản lý Công tác đàotạo, theo dõi ký kết hợp đồng, quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân, giải quyết thủ tụctuyển dụng và thôi việc
+ Phòng Tài chính - Kế toán: Gồm 08 người với chức năng Lập kế hoạch Tàichính và tổ chức thực hiện kế hoạch đó theo hướng quy, năm Cung cấp những chỉ tiêuKinh tế tài chính cho Tổng giám đốc Công ty, Thực hiện hạch toán kế toán theo đúngquy định của Nhà nước và điều lệ hoạt động của Tập đoàn và của Công ty Lập báocáo để phản ánh kết quả hoạt động Kinh doanh của Công ty theo từng tháng, quý vànăm
+ Phòng Kế hoạch – Xây dựng cơ bản: Gồm 12 người có chức năng lập Kếhoạch Sản xuất, và lập kế hoạch giá thành sản phẩm tháng, quý, năm Lập kế hoạch và
tổ chức cung ứng kịp thời, đầy đủ số lượng và chất lượng các loại vật tư, nguyên vậtliệu, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và giúp Ban tổng giám đốc triển khaithực hiện kế hoạch
+ Phòng Quản lý kỹ thuật: gồm 12 người phụ trách kỷ thuật về trồng mới, chămsóc, kỷ thuật cạo mủ, viết ra quy trình kỷ thuật chăm sóc thu hái cho vườn cây cao su