Được sự phân công của Khoa Kinh tế & Phát triển và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà tôi được tham gia nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả đầu tư trồng chè của cá
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỒNG CHÈ CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH ĐỨC, HUYỆN THANH CHƯƠNG,
TỈNH NGHỆ AN
Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Thu Lớp: K45B - KHĐT
Niên khĩa: 2011 – 2015
Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Khĩa học: 2011-2015
Trang 2Lời cảm ơn
Trên cơ sở những kiến thức đã được học ở nhà trường trong suốt thời gian 4 năm học Đại học thực tập tốt nghiệp là cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học thông qua thực tế Tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn sau khi ra làm việc.
Được sự phân công của Khoa Kinh tế & Phát triển và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà tôi được tham gia nghiên cứu đề tài:
“Hiệu quả đầu tư trồng chè của các hộ trên địa
An”
xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà đã tận tình giúp đỡ, định hướng
đề tài, cung cấp những tài liệu cần thiết và những chỉ dẫn hết sức quý báu đã giúp tôi giải quyết những vướng mắc gặp phải.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô thầy Trường Đại học kinh tế Huế, là những người trong suốt quá trình học đã truyền thụ kiến thức chuyên môn làm
luận.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bác, các chú và các anh chị đang công tác tại UBND xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ
An đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu.
Cuối cùng,tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình
và bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ và động viên tôi trong những lúc khó khăn, giúp tôi có thể hoàn thành tốt công việc học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù bản thân đã có cố gắng và tâm huyết với công việc nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và
Trang 3động viên của Cô và các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2015
Sinh viên Trần Thị Thu
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ TỰ
UBNDBQBQCĐVTLĐSLTLSXSXNNKTCBTKKD
Ủy ban nhân dânBình quân
Bình quân chungĐơn vị tínhLao động
Số lượng
Tư liệu sản xuấtSản xuất nông nghiệpKiến thiết cơ bảnThời kỳ kinh doanh
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bón phân cho mỗi một ha chè giống vườn hom như sau: 18
Bảng 2: Bón phân cho mỗi ha chè kinh doanh: 18
Bảng 3: Một số thị trường xuất khẩu chè trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2013 24
Bảng 4: Biến động dân số của xã giai đoạn 2011-2013 28
Bảng 5: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã giai đoạn 2011 – 2013 30
Bảng 6: Tình hình sản xuất chè của xã giai đoạn 2011-2014 35
Bảng 7 : Đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra (tính bình quân hộ) .36
Bảng 8: Công cụ sản xuất chè của hộ được điều tra 37
Bảng 9 : Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra 38
Bảng 10: Đầu tư cho 1 ha chè thời kỳ KTCB 41
Bảng 11 : chi phí đầu tư cho 1ha chè thời kỳ KTCB 44
Bảng 12: Chi phí đầu tư cho 1 ha chè thời kỳ kinh doanh 46
Bảng 13: Chi phí đầu tư cho 1 ha chè thời kỳ kinh doanh 47
Bảng 14: Kết quả và hiệu quả sản xuất chè của các hộ được điều tra 48
Bảng 15: Hiệu quả đầu tư của hoạt động đầu tư trồng chè trong vòng 20 năm .50
Trang 5DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu chè năm 2012 23Biểu đồ 2: Khối lượng chè xuất khẩu theo tháng của Việt Nam 2012-2013 25Biểu đồ 3: Thị trường xuất khẩu chè 5 tháng năm 2013 25
Trang 6MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ TỰ ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv
MỤC LỤC v
PHẦN I – MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
2.1.Mục đích chung: 2
2.2.Mục đích cụ thể: 2
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
3.1.Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 3
3.2.Phương pháp thu thập số liệu thông tin 3
3.2.1 Số liệu thứ cấp 3
3.2.2 Số liệu sơ cấp 3
3.3.Phương pháp xử số liệu và thông tin 3
3.4.Phương pháp phân tích 3
3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả 3
3.4.2 Phương pháp thống kê kinh tế 3
3.4.3 Phương pháp so sánh 4
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
4.1.Đối tượng nghiên cứu 4
4.2.Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ TRỒNG CHÈ 5
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1.1 Hiệu quả kinh tế .5
Trang 71.1.2 Đặc điểm kỹ thuật của cây chè ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư chè 7
1.1.2.1 Kỹ thuật gieo trồng 7
1.1.2.2 Kỹ thuật chăm sóc 9
1.1.2.3 Thu hoạch và bảo quản 13
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè .14
1.1.3.2 Nhân tố về kỹ thuật 15
1.1.3.3 Nhân tố về kinh tế 19
1.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè 20
1.1.4.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư của các hộ trồng chè thông qua các chỉ tiêu phân tích: GO,TC,IC,VA,MI,LN 20
1.1.4.2 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất chè qua chỉ tiêu NPV, IRR 21
1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN .22
1.2.1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới .22
1.2.2 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Ở XÃ THANH ĐỨC, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN .27
2.1.TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ THANH ĐỨC .27
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 27
2.1.1.1 Vị trí địa lý 27
2.1.1.2 Về địa hình 27
2.1.1.3 Về khí hậu 27
2.1.1.4 Về thổ nhưỡng 28
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội .28
2.1.2.1 Dân số và lao động 28
2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai 29
2.1.3 Hạ tầng kinh tế xã hội 32
2.1.3.1 Kết cấu hạ tầng giao thông .32
2.1.3.2 Về thủy lợi 32
2.1.3.3 Điện 33
2.1.4 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 33
Trang 82.1.4.1 Thuận lợi 33
2.1.4.2 Khó khăn 34
2.2.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ CỦA XÃ 34
2.2.1 Tình hình sản xuất chè 34
2.3.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 35
2.3.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra 35
2.3.1.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 35
2.3.1.2 Tình hình trang thiết bị kỹ thuật của các hộ điều tra .37
2.3.1.3 Năng suất sản lượng chè của các hộ điều tra 38
2.3.2 Hiệu quả kinh tế của 1 ha chè 39
2.3.2.1 Chi phí đầu tư cho 1 ha chè trồng mới vào thời kỳ KTCB .39
2.3.2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất chè của các hộ điều tra .48
2.3.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè thông qua chỉ tiêu NPV .49
2.3.3 Tình hình tiêu thụ 51
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỒNG CHÈ Ở XÃ THANH ĐỨC, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN .52
3.1 Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu .52
3.2 Giải pháp về đất đai .52
3.3 Giải pháp về vốn 53
3.4 Giải pháp về khoa học kỹ thuật .54
3.5 Giải pháp về yếu tố thị trường 55
PHẦN IV – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
4.1 KẾT LUẬN .56
4.2 KIẾN NGHỊ 57
Đối với Nhà nước .57
4.1.2 Đối với chính quyền địa phương .58
4.3.3 Đối với nông hộ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC
Trang 9PHẦN I – MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là một chủtrương kinh tế lớn của Đảng và Nhà Nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiệnđại hóa đất nước Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, chèmang lại hiệu quả cao kinh tế cao không chỉ trong sản xuất chế biến để xuất khẩu, đápứng nhu cầu trong nước mà còn góp phần tích cực ổn định đời sống kinh tế xã hội, xóađói giảm nghèo, đưa văn minh công nghiệp tới vùng sâu vùng xa Vì vậy, nghiên cứunhững vấn đề về sản xuất, chế biến và thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc tồntại và phát triển của ngành chè Những khó khăn, thách thức về thị trường, sản phẩmkhông chỉ diễn ra ở thị trường nước ngoài mà còn ngay tại thị trường nội địa
Cây chè là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh trưởng và pháttriển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoahọc kỹ thuật, cây chè đã được trồng ở cả những nơi khá xa với nguyên sản của nó.Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng khá phổ biến trên thế giới, tiêu biểu
là một số quốc gia thuộc khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao, tác dụng giải khát, chống lạnh,khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêuhóa.bởi vậy, chè là một loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao, được nhândân ta và nhân dân nhiều nước trên thế giới ưa chuộng Sản phẩm chè rất đa dạng nhưchè xanh, chè vàng, chè đen và nhiều loại chè hòa tan…
Hiện nay, trên thế giới có 58 nước trồng chè, trong đó có 30 nước trồng chè chủyếu, 115 nước sử dụng chè làm đồ uống, nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới ngày càngtăng Đây chính là lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển.Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho csay chèphát triển Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu, cây chè cho năng suất sản lượngtương đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo việc làm cũng như thu nhập hàng năm chongười lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi
Trang 10Thanh Đức là một xã có diện tích đất đai rộng lớn, phần lớn là đất đồi núi phù hợpcho việc phát triển nông, lâm nghiệp như trồng cây nguyên liệu giấy, cây chè công nghiệp
và phát triển trang trại, gia trại đem lại hiệu quả kinh tế cao Ngoài ra, Thanh Đức là xã códiện tích rừng sản xuất và rừng phòng hộ lớn nhất trên địa bàn huyện góp phần quan trọngtrong công tác bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển đa dạng sinh học Đặc biệt câychè đã giải quyết việc làm ổn định cho người dân, giải quyết nguyên liệu cho các cơ sởchế biến, đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương
Hiện nay, Thanh Đức có 920,37 ha chè, được trồng tập trung chủ yếu ở 7 xóm, xínghiệp chè và tổng đội Trong đó, sản lượng chè búp tươi là 8.994,50 tấn năm 2015.Người dân ở đây phần lớn đều sống chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp
mà nguồn thu từ cây chè cũng là một trong những nguồn thu nhập cao cho người dân.Cũng như hầu hết các xã khác, xã Thanh Đức có những điều kiện thuận lợi để pháttriển cây chè.Tuy nhiên, do kỹ thuật canh tác của người dân còn hạn chế, chưa đúngyêu cầu, công tác thu hoạch bảo quản sau thu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn nên hiệu quảmang lại chưa cao Vì vậy, một yêu cầu cần được đặt ra trong việc phát triển kinh tếcủa xã đó là tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trồng chè
Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại xã Thanh
Đức, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An tôi đã chọn đề tài: “ Hiệu quả đầu tư trồng
chè của các hộ trên địa bàn xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”
để làm khóa luận tốt nghiệp của mình
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả trồng chè
Đánh giá hiệu quả đầu tư của việc trồng chè của các hộ nông dân tại xã ThanhĐức, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư sản
Trang 113 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Chọn ngẫu nhiên các hộ nông dân trồng chè ở 2 xóm là xóm 1 và xóm 5
3.2 Phương pháp thu thập số liệu thông tin.
3.2.1 Số liệu thứ cấp
Là những tài liệu sẵn có liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài, thôngqua báo cáo luận văn, tài liệu tham khảo, các sách báo tạp chí, kết quả nghiên cứutrước đây, trong các thư viện, internet, tư liệu khoa
Các báo cáo UBND xã Thanh Đức, số liệu thu thập được từ các bảng báo cáotổng kết, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch và các tài liệu liên quan của UBND xã vàcác số liệu chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội qua 3 năm 2012-2014
3.2.2 Số liệu sơ cấp
Bao gồm những số liệu thu thập được thông qua phỏng vấn hộ trồng chè trên địabàn xã Thanh Đức Các thông tin này được thu thập từ phỏng vấn bằng phiếu điều tranông hộ
Tổng số điều tra 50 hộ, trong đó 25 hộ thuộc xóm 1, 25 hộ thuộc xóm 5
3.3 Phương pháp xử số liệu và thông tin.
Số liệu được xử lý bằng công cụ máy tính( phần mềm Microsoft Excel) dùng đểtính toán các chỉ số tuyệt đối, tương đối, bình quân các dữ liệu thứ cấp Số liệu đượcthể hiện thông qua có thể dưới dạng bảng biểu
3.4 Phương pháp phân tích.
3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả.
Sử dụng số bình quân để phản ánh thực trạng phát triển kinh tế của xã cũng nhưtình hình sản xuất chè của các hộ trong xã
3.4.2 Phương pháp thống kê kinh tế.
Là nghiên cứu các hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập tổng hợp, phântích, so sánh các số liệu và hiện tượng, khi phân tích thường sử dụng cách phân tổ, hệthống các chỉ tiêu để tìm ra tính quy luật và rút ra những kết luận cần thiết
Trang 123.4.3 Phương pháp so sánh.
So sánh theo thời gian: các thông tin khi thu thập và được so sánh qua từng năm
So sánh theo không gian: các thông tin khi thu thập và được so sánh giữa các hộtrong xã
So sánh với mức trung bình: các thông tin khi thu thập và được so sánh với mứctrung bình chung
Dùng phương pháp so sánh để thấy xu hướng vận động nhịp độ hoạt động vàlàm rõ thực trạng Có 2 loại so sánh đó là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ trồng chè trên địa bàn xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu nên đề tài chỉ tậptrung phản ánh tình hình đầu tư trồng chè tại hai xóm có diện tích trồng chè nhiều nhấttại xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Về thời gian: số liệu thứ cấp từ xã có trong các tài liệu đã công bố giai đoạn2011-2013, số liệu sơ cấp năm 2014
Trang 13PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HIỆU QUẢ TRỒNG CHÈ
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục hoạtđộng của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhấtđịnh Nói cách khác, kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt độngcủa mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì có lời bấy nhiêu Bản chất của hiệu quảkinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngàycàng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêmđạt được chỉ khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là tối đa, có nghĩa là cả yếu tốgiá trị và hiện vật tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.Vậy muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đạt đồng thời cả hiệu quả kỹ thuật vàhiệu quả phân bổ
Hiệu quả đầu tư trong sản xuất nông nghiệp nó gắn liền với đặc điểm của sảnxuất nông nghiệp
Theo GS Paul A.Samuelson: “ Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí hoặc sử dụngcác nguồn lực một cách tiết kiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người”.Theo GS Nguyễn Tiến Mạnh: “ Hiệu quả đầu tư là một phạm trù khách quanphản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã được xác định”.GS.TS Ngô Đình Giao lại cho rằng: “ Hiệu quả đầu tư là tổ chức cao nhất của sựlựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước”
Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả đầu tư, mỗi quan điểm lại
có một góc độ nhìn nhận khác nhau Tuy nhiên xét cho cùng, chúng ta có thể hiểu hiệu
Trang 14quả đầu tư là so sánh thành quả đạt được với toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó Bản chất của hiệu quả đầu tư chính là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt đượcvới toàn bộ chi phí bỏ ra, kết quả so sánh càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng cao vàngược lại kết quả so sánh càng thấp thì hiệu quả càng thấp
Quan niệm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thỏa mãn vấn đề tiếtkiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ môi trường.Chính vì vậy mà hiệu quả của một quá trình nào đó cần được đánh giá toàn diện cả 3khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, và hiệu quả môi trường
Khái niệm hiệu quả đầu tư có thể tóm tắt theo 3 quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng “Hiệu quả đầu tư được xác định bởi tỷ số giữakết quả thu được( như nguồn lực, tiền vốn…) và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó Theoquan điểm này, hiệu quả đầu tư được thể hiện qua công thức sau:
Hiệu quả đầu tư (H) = Q/C trong đó: Q là kết quả thu được C là chi phí bỏ raQuan điểm này có ưu điểm là phản ánh rõ rệt việc sử dụng nguồn lực thông quachi phí sản xuất còn nhược điểm là không phản ánh được quy mô của hiệu quả đầu tư.Theo quan điểm này chưa phân tích được sự tác động, sự ảnh hưởng của các yếu tốnguồn lực tự nhiên
Quan điểm thứ hai: Hiệu quả đầu tư được đo bằng hiệu số giữa tỉ giá sảnxuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt hiệu quả đó và được thể hiện dưới dạngcông thức tính là: H = Q-C trong đó:
H là hiệu quả đầu tư
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra
Ở đây phản ánh quy mô hiệu quả đầu tư song không rõ rệt và chua phản ánh hếtmong muốn của nhà sản xuất kinh doanh, chưa xác định được năng suất lao động xã hội
và khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của các cơ sở sản xuất có lợi nhuận như nhau
Quan điểm thứ ba khác với quan điểm trên trước tiên phải xem xét hiệu quảđầu tư trong thành phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất hiệu quả đầu tưđược biểu hiện bằng tỉ số giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi
Trang 15H = Trong đó:
H là hiệu quả đầu tư
là phần tăng thêm của kết quả thu được
là phần tăng thêm chi phí
Khi đánh giá hiệu quả đầu tư chúng ta biết được mức độ sử dụng các nguồn lựctrong quá trình sản xuất đã hiệu quả hay chưa, đã tối ưu hóa các chi phí sản xuất haychưa Đồng thời biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả/hiệu quả đó để từ đó
có biện pháp khắc phục hợp lý
Đánh giá hiệu quả đầu tư còn là căn cứ để xác định mục tiêu phương hướng sảnxuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian tiếp theo nhằm đạt được sự tăng trưởng caotrong sản xuất trên cơ sở những cái đạt được và những cái chưa đạt được
1.1.2 Đặc điểm kỹ thuật của cây chè ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư chè.
Cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái trong quátrình sống của nó Nguyên sản của cây chè ở vùng khí hậu rừng á nhiệt đới Tuy vậy,cây chè hiện nay đã được phân bố khá rộng rãi, từ 30 vĩ tuyến nam đến 45 vĩ tuyếnbắc, là những nơi có điều kiện khá xa với nơi nguyên sản Trong những điều kiện nhưvậy, muốn cho cây chè sinh trưởng bình thường và có năng suất tốt phải có trình độkhoa học cao trong canh tác
1.1.2.1 Kỹ thuật gieo trồng
Làm đất
Việc làm đất trồng chè phải đạt yêu cầu sâu sạch ải , vùi lớp đất mặt có nhiều hạt
cỏ xuống dưới, san ủi những điểm dốc cục bộ
a) Làm đất theo cách cày sâu toàn bộ bề mặt sâu 30 – 35 cm, bừa san Trường hợpkhông cày toàn bộ bề mặt cũng phải đào rãnh trồng Đào rãnh hàng trồng chè sâu 40 – 45
cm, rộng 50 – 60 cm Lấp đất mặt xuống dưới , lấp đất cái lên trên cách mặt đất 5 – 10 cm.b) Thời vụ làm đất: Làm đất vào thời gian ít mưa (dưới 150mm/tháng) tránh xói mòn.Tháng 9 - 11 đối với loại đất mới, nhiều mùn, khai hoang xong trồng ngay.Tháng 11 - 3 đối với đất phục hoang, đất xấu, trồng một vụ cây phân xanh cảitạo đất
Trang 16Giống chè
Trồng các giống chè đã được khảo nghiệm thích hợp vùng:
Vùng thấp (độ cao dưới 100m): Nhân trồng các giống chọn tạo trong nước nhưgiống LDP1, LDP2, PH8, PH9, Các giống nhập nội từ Trung Quốc và giống Trung
du chọn lọc
Vùng giữa: Phân vùng có độ cao 100 – 500m trồng các giống LDP1, LDP2vàShan chọn lọc giâm cành Phân vùng có độ cao 500 – 1000m trồng giống Shan chọnlọc, TRI777 giâm cành
Vùng cao (hơn 1000m): Trồng giống Shan chọn lọc tại chỗ
Trồng chè bầu cây đảm bảo đúng tiêu chuẩn:
Chè giâm cành: Cây sinh trưởng trong vườn ươm từ 8 – 10 tháng tuổi Mầm câycao từ 20cm trở lên, có 6 – 8 lá thật, đường kính mầm sát gốc từ 4 - 5 mm trở lên, vỏphía gốc màu đỏ nâu, phía ngọn xanh thẫm Lá chè to, dày, xanh đậm, bóng láng,không có nụ hoa
Nơi dốc < 15o : Hàng cách hàng 1,4 – 1,5m, cây cách cây 0,4 – 0,5m
Nơi dốc > 15o : Hàng cách hàng 1,2 – 1,3m, cây cách cây 0,3 – 0,4m
Trồng cây sau khi đã bỏ túi bầu Đặt bầu vào hố hay rạch, lấp đất, nén đất đềuxung quanh bầu, lấp phủ lớp đất tơi trên vết cắt hom 1 – 2 cm, đặt mầm cây theo mộthướng xuôi chiều gió chính
Trồng xong tủ cỏ, rác 2 bên hàng chè hay hốc trồng dày 8 – 10 cm, rộng 20 – 30
Trang 17Trồng cây phân xanh, cây che bóng
Cây phân xanh là các loại cây có khả năng cải tạo đất, làm phân bón tăng chấtdinh dưỡng cho cây chè, tốt nhất là các cây họ đậu
Thời vụ gieo: Từ tháng 1 – 4 hàng năm, ngay sau khi làm đất, trồng chè
Cách gieo: Cây hàng năm gieo giữa hàng, mật độ tuỳ theo loại cây, cách gốc chè
ít nhất 40 cm về mỗi bên Cây phân xanh lưu niên 2- 4 năm (các loại muồng, cốt khí)kiêm che bóng tạm được gieo theo cụm một đường giữa 2 hàng chè, khoảng cách tâmcụm 30 – 40 cm, mỗi cụm đường kính 3-5cm
Cây bóng mát bộ đậu, thân gỗ, tán thưa, rộng, không tranh chấp nước với câychè về mùa đông, được trồng cùng hàng hay giữa hai hàng chè, mật độ từ 150 – 250cây/ha, trồng bằng cây ươm bầu, đảm bảo che bóng 30 – 50% ánh sáng mặt trời
1.1.2.2 Kỹ thuật chăm sóc
Giặm cây con
Nương chè phải được trồng giặm cây con ngay từ năm đầu sau trồng vào nhữngchỗ mất khoảng Bầu cây con đem giặm có cùng tuổi cây trồng trên nương, đã được dựphòng 10%
Bón thêm mỗi cây 1,0 kg phân chuồng tốt trước khi trồng giặm Trồng giặm vàongày dâm mát, mưa nhỏ hoặc sau mưa to Giặm chè cần được tiến hành liên tục trong thời
kỳ nương chè kiến thiết cơ bản (2 – 3 năm), đảm bảo nương chè đông đặc, đồng đềuThời vụ trồng giặm tốt nhất vào vụ xuân sớm (tháng 1-2) mưa nhỏ, đất vừa ẩm.Đối với nương chè tuổi lớn mất khoảng tiến hành trồng giặm cây con 14- 16tháng tuổi, chiều cao 35 –40 cm sau khi bấm ngọn Kích thước bầu lớn 25 x 12 cm,bầu đất được đóng với tỷ lệ 3 phần đất + 1 phần phân hữu cơ hoai mục đã được ủ vớiphân lân
Thời vụ trồng giặm chè lớn tuổi vào tháng 8 –10 (phía Bắc), tháng 9 – 11 (phíaNam) vào cuối mùa mưa khi đất đủ ẩm
Trang 18Loại chè Loại
phân
Lượng phân
Số lần bón
Thờigian bón (vào tháng) Phương pháp bón
211
2-3 và 6-72-32-3
Trộn đều, bón sâu 6-8cm; cách gốc 25-30 cm,lấp kín
211
2-3 và 6-72-32-3
Trộn đều, bón sâu 6-8cm; cách gốc 25-30 cm,lấp kín
212
2-3 và 6-72-32-3 và 6-7
Trộn đều, bón sâu 6-8cm; cách gốc 30-40 cm,lấp kín
Bón phân cho mỗi ha chè kinh doanh
Cuốc lật toàn bộ diện tích; đào rạch giữa hai hàng chè sâu 20 đến 25 cm, rộng 25đến 30 cm trước khi đốn chè, ép xanh cành lá chè đốn hoặc chất xanh khác kết hợpbón phân hữu cơ 30 -35tấn/ha
Kỹ thuật bón phân thúc: Hàng năm bón NPK theo tỷ lệ 3:1:1 với lượng phân35N cho 1 tấn sản phẩm + 75kg MgSO4/ha
Đối với chè kiến thiết cơ bản
Xới cỏ đảm bảo cỏ sạch quanh năm trên hàng chè
Trang 19Riêng chè 1 tuổi cần nhổ tay ở gốc chè để bảo vệ được cây chè Giữa hàng trồngxen cây phân xanh, đậu đỗ hoặc bừa xới sạch cỏ.
Vụ xuân (tháng 1- 2) và vụ thu (tháng 8-9) xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụTrong năm sới gốc 2 – 3 lần, rộng 30 – 40 cm về 2 bên hàng chè
Đối với chè kinh doanh
Vụ đông xuân: Xới sạch cỏ dại, cày giữa hàng hoặc phay sâu10 cm, lấp phân hữu
cơ và cành lá già sau khi đốn, nếu hạn không cày được thì xới sạch toàn bộ
Vụ hè thu: đào gốc cây dại, phát luổng hoặc xới cỏ gốc giữa hàng, bừa 3 – 4 lầnhoặc phay sâu 5 cm
Đồi chè được tủ cỏ, rác kín đất trong vụ đông xuân thì bớt các khâu làm cỏ trong
vụ hè thu
Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ sâu, bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế
và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống
và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường
Phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ Các biện phápphòng trừ cụ thể:
Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệtmầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu,mầm bệnh
Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật
độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảmbảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái nương chè
Biện pháp hoá học: Không phun thuốc theo định kỳ
Phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi chè mới bị bệnh
Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu,bệnh hại Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái đọt chè
Đốn chè
Đốn tạo hình
Lần 1: Khi chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12 - 15 cm, đốn cành cáchmặt đất 30 - 35 cm
Trang 20Lần 2: Khi chè 3 tuổi đốn cành chính cách mặt đất 30 –35 cm, đốn cành táncách mặt đất 40 –45 cm
Đốn phớt
Hai năm đầu mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3
cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm1cm so với vết đốn cũ
Tuyệt đối không cắt tỉa cành la, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương
Đối với nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốncách năm: Một năm đốn phớt như trên, một năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh
Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng
Đốn đau trước, đốn phớt sau
Đốn tạo hình, chè con trước, đốn chè trưởng thành sau
Đối với vùng đảm bảo độ ẩm, hoặc có điều kiện chủ động tưới chè có thể đốnmột phần diện tích vào tháng 4-5 sau đợt chè xuân góp phần rải vụ thu hoạch chè
Cách đốn và dụng cụ đốn
Đốn tạo tán có mặt bằng nghiêng theo sườn dốc, không làm dập cành,xây sát vỏ
Trang 21Đốn đau, đốn lửng, đốn tạo hình lần đầu thì dùng dao Đốn phớt, đốn tạo hình lần
2 thì dùng kéo hoặc dao Đốn trẻ lại, sửa cành lớn chè giống thì dùng cưa
Đối với các giống chè có phân cành nhiều, mật độ cành lớn sinh trưởng đỉnh đềuthì có thể áp dụng máy đốn để nâng cao năng suất lao động
Tưới chè
Nơi có điều kiện về nguồn nước, khả năng đầu tư thì có thể tiến hành tưới chochè khi độ ẩm đất dưới 60% sức chứa ẩm đồng ruộng (vào các tháng hạn, từ tháng 11đến tháng 4 năm sau và các thời điểm hạn dài chính vụ quá 15 ngày)
Tưới theo phương pháp phun mưa bề mặt với vòi tưới di động hoặc cố định chohiệu quả cao
1.1.2.3 Thu hoạch và bảo quản
a Thu hoạch
Hái tạo hình chè KTCB
Đối với chè tuổi 1: Từ tháng 10, hái bấm ngọn những cây chè cao 60 cm trở lên.Đối với chè 2 tuổi: Hái đọt trên những cây to khoẻ và cách mặt đất 50 cm trở lên
Hái tạo hình sau khi đốn
Đối với chè đốn lần 1: Đợt hái đầu cách mặt đất 40 – 45 cm tạo thành mặt phẳngnghiêng theo sườn dốc Đợt 2 hái đọt chừa 2 lá và lá cá
Đối với chè đốn lần 2: Đợt hái đầu cao hơn đốn lần 1 từ 25 - 30 cm, các đợt háisau chừa bình thường như ở chè đốn lần 1
Hái chè kinh doanh
Hái đọt và 2 – 3 lá non ( Xác định theo tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1053 1054-71)
Vụ thu đông (tháng 11-12): tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá
Hái chè trên nương đốn trẻ lại, đốn đau thì tiến hành như đối với chè kiến thiết cơ bản
Trang 22b Bảo quản
Chè búp tươi thu xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt không nén chặt, khôngđựng trong bao kín, không để héo, lẫn bẩn với vật lạ, tạp chất va đưa đến nơi chế biếnkhông quá 10 tiếng
Chè có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kỹ thuật khá cao từ khâutrồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và bảo quản Vì thế, để phát triển ngành chè hànghóa đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú trọng từ những khâu đầu tiên, áp dụngnhững chính sách đầu tư hợp lý, loại bỏ dần những phong tục tập quán trồng vhef lạchậu… để tạo ra được những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng
và các nhà đầu tư sản xuất trong và ngoài nước Nếu coi cây chè là cây trồng mũi nhọn thìcần phải thực hiện theo hướng chuyên môn hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sảnphẩm chè góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống người dân trồng chè
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè.
1.1.3.1 Các nhân tố tự nhiên.
1.1.3.1.1 Đất đai và địa hình
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung vàcây chè nói riêng Đất đai là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng chè nguyênliệu và chè thành phẩm.Tại các vùng địa lý khác nhau thì năng suất và chất lượng chècũng có sự khác biệt tương đối rõ rệt Sự khác biệt này có thể do thành phần đất, chấtdinh dưỡng, quy mô đất khác nhau giữa các vùng Cây chè không đòi hỏi khắt khe vềđất, nó có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau
Muốn chè có chất lượng cao và hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở độ caonhất định Đa số những nơi trồng chè trên thế giới thường có độ cao cách mặt biển từ500-800m So với một số cây trồng khác, cây chè yêu cầu về đất không nghiêm ngặt.Nhưng để cây sinh trưởng tốt, có tiềm năng, năng suất cao thì đất trồng chè phải đạtyêu cầu: đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua và thoát nước Độ pH thích hợp là 4,5-6,đất phải có độ sâu ít nhất là 60cm, mực nước ngầm phải dưới 1m
Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng chè Chè trồng ởtrên núi cao có hương vị thơm và mùi vị tốt hơn vùng thấp, nhưng lại sinh trưởng kémhơn vùng thấp
Trang 231.1.3.1.2 Thời tiết, khí hậu.
Cùng với địa hình, đất đai, các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm trong không khí, lượngmưa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi mùa đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất,sản lượng và chất lượng chè
Cây chè bắt đầu sinh trưởng được ở nhiệt độ 100C nhiệt độ trung bình hàngnăm để cây chè sinh trưởng và phát triển bình thường là 12,50C, cây chè sinh trưởng
và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 15-230C Mùa đông cây chè tạmngừng sinh trưởng, mùa xuân cây chè sinh trưởng trở lại
Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm từ 3000-40000C Nhiệt độ quá caohay quá thấp đều ảnh hưởng đến việc tích lũy tanin trong chè, nếu nhiệt độ vượt quá
350C liên tục kéo dài sẽ dẫn đến cháy lá chè Nhiệt độ thấp kết hợp với khô hạn lànguyên nhân hình thành nhiều búp mù
Cây chè tiến hành quang hợp nhiều nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ, ánhsáng trực xạ, trong điều kiện nhiệt độ không khí cao không có lợi cho quang hợp vàsinh trưởng của chè Tùy theo giống và tuổi của chè mà yêu cầu ánh sáng cũng khácnhau Thời kỳ cây con, giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn trong thời kỳ câytrưởng thành và giống lá chè nhỏ
Do cây chè là cây thu hoạch lấy búp non và lá non nên cây ưa ẩm, cần nhiềunước Yêu cầu lượng mưa trong năm bình quân khoảng 1.500mm và phân bố đềutrong các tháng Lượng mưa phân bổ lượng mưa ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng
và thu hoạch của cây chè Cây chè yêu cầu độ ẩm cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng làkhoảng 85% Ở nước ta các vùng trồng chè có điều kiện thích hợp nhất cho cây chèphát triển cho năng suất và chất lượng cao vào các tháng 5,6,7,8,9, và 10 trong năm
1.1.3.2 Nhân tố về kỹ thuật.
1.1.3.2.1 Ảnh hưởng của giống chè.
Chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất dài, giống chè tốt có ý nghĩa đặc biệt quantrọng đối với sản xuất Do vậy, việc nghiên cứu chọn, tạp và sử dụng giống tốt phù hợp chotừng vùng sản xuất được các nhà khoa học và người sản xuất quan tâm từ rất sớm
Giống chè ảnh hưởng tới năng suất búp, chất lượng nguyên liệu do đó cũng ảnhhưởng đến chất lượng sản phẩm chè, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và cạnh tranh
Trang 24trên thị trường Mỗi sản phẩm chè đòi hỏi một nguyên liệu nhất định, mỗi vùng, mỗiđiều kiện sinh thái lại thích hợp cho một hoặc một số giống chè Vì vậy, để góp phần
đa dạng hóa sản phẩm chè và tận dụng lợi thế so sánh của mỗi vùng sinh thái cần đòihỏi một tập đoàn giống thích hợp với điều kiện mỗi vùng
Để đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất chè ở Việt Nam và góp phần nâng caohiệu quả kinh tế xã hội, môi trường của sản xuất chè cần áp dụng đồng bộ các giảipháp, trong đó, nghiên cứu và triển khai giống chè mới là giải pháp rất quan trọng, cầnthiết cho việc phát triển cây chè cả về trước mắt và lâu dài
1.1.3.2.2 Tưới nước cho chè.
Chè là cây ưa nước, trong búp chè có hàm lượng nước lớn, song chè rất sợ úng
và không chịu úng Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn cỗi, hạn chế việc hút các chất dinhdưỡng từ đất, khô hạn lâu ngày sẽ làm giảm sản lượng, thậm chí còn chết Do đó, tướinước cho chè là biện pháp giữ ẩm cho đất để cây sinh trưởng phát triển bình thường,cho năng suất và chất lượng cao
1.1.3.2.3 Mật độ trồng chè
Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè cho thích hợp, mật độ trồngchè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc, điều kiện có giới hóa
a Những yếu tố tác động đến khoảng cách:
Giống: tán nhỏ trồng dày, tán lớn trồng thưa
Đất: độ dốc lớn trồng dày, độ dốc nhỏ trồng vừa phải
Canh tác thủ công có thể trồng mật độ dày, dùng cơ giới hóa cần chọn mật độphù hợp với tính năng kỹ thuật
Đầu tư phân bón cao, có tưới nước mật độ vừa phải
Chu kỳ kinh doanh theo hướng nhanh thu hồi vốn thì trồng mật độ dày
b Khoảng cách, mật độ ở một số loại giống chè
Những giống chè thuộc biến chủng Trung Quốc lá nhỏ, giống Nhật Bản và
LDP1 (dạng thân bụi)
Trang 25Chè Shan vùng cao theo phương thức trồng rừng
1.1.3.2.4 Bón phân
Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng sự sinh trưởngcủa cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè Trong quá trình sinh trưởng, phát triển,cây chè đã lấy đi một lượng phân rất cao ở trong đất, trong khi đó, chè lại thường đượctrồng trên sườn đồi, núi cao, dốc, nghèo dinh dưỡng…cho nên, lượng dinh dưỡngtrong đất trồng chè ngày càng thiếu hụt
Trang 26Bảng 1: Bón phân cho mỗi một ha chè giống vườn hom như sau:
phân(kg)
Số lần bón
Thời gian bón (tháng)
Phương pháp bón
Trộn đều phân lân, bón rạchsâu 15-20 cm giữa hàng, lấpkín
N
P2O5
K2O
200300200
212
2,612-12,6
Trộn đều bón sâu 6-8 cm,giữa hàng, lấp kín, bón 60-40% N, 100% P2O5, 60-40%
Số lần bón
Thời gian bón (tháng)
11
12-112-1
3-412
2,4,6,822,4
Trộn đều, bón sâu 6-8 cmlấp kín Bón 40-20-30-10%hoặc 40-30-30% N, 100 %
P2O5, 60-40 % K2ONăng suất
3-412
2,4,6,822
Trộn đều, bón sâu 6-8 cm,giữa hàng lấp kín Bón 40-20-30-10% hoặc 40-30-30% N,
3-512-3
1,3,5,7,911,5,9
Trộn đều, bón sâu 6-8 cm,giữa hàng lấp kín Bón 30-20-30-30-20-10% hoặc 30-20-30-20% N, 100 % P2O5,60-30-10 % K2O
Trang 27Ghi chú
Phân đạm Urê, tỷ lệ đạm nguyên chất (N) = 46%
Phân Đạm sun phát, tỷ lệ đạm nguyên chất (N) = 21%
Phân Lân Super, tỷ lệ lân nguyên chất (P205) = 16%
Phân Kali clorua, tỷ lệ Kali nguyên chất (K20)
Chính vì vậy để đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, chấtlượng tốt, đảm bảo được mục đích canh tác lâu dài bảo vệ môi trường và duy trì thu nhậpthì bón phân cho chè là rất cần thiết nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khao họctrong và ngoài nước đều cho thấy hiệu quả bón phân cho chè chiếm từ 50-60%
Nếu bón phân hợp lý sẽ giúp cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khảnăng chống chịu với điều kiện khí hậu bất thuận, sâu bệnh dẫn đến tăng năng suất
1.1.3.2.6 Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu
Nguyên liệu chè sau khi hái có thể đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thờigian nhưng không quá 10h do nhà máy chế biến ở xa hoặc công suất máy thấp Do vậykhi hái không để dập nát búp chè
1.1.3.3 Nhân tố về kinh tế
Nhóm nhân tố này rất phức tạp vì nó là tổng hợp của những tác động các vần đềkinh tế Nhóm các nhân tố này cũng rất quan trọng vì nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãmcác nhân tố tự nhiên và nhân tố kỹ thuật Điều kiện tự nhiên dù có thuận lợi tới đâunhưng nếu không có các biện pháp kinh tế, tổ chức sản xuất chè hợp lý thì hiệu quả đạtđược cũng không cao Các nhân tố này bao gồm:
1.1.3.3.1 Thị trường và giá cả
Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng và tập trung vào hai loại chè chính là chèđen và chè xanh Chè đen được bán ở thị trường Châu Âu và Châu Mỹ, còn chè xanh
Trang 28được tiêu thụ ở thị trường châu Á Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường chè cần lưu ýtới độ co giãn cung cầu về chè.
Để ổn định giá cả và mở rộng thị trường chè, một yếu tố cần thiết là hệ thốngđường giao thông Phần lớn những vùng sản xuất chè xa đường quốc lộ rất khó khăncho việc tiêu thụ sản phẩm Do đường giao thông kém, đi lại khó khăn nên người sảnxuất thường phải bán với giá thấp do tư thương ép giá, làm hiệu quả sản xuất thấp Do
đó, cần thiết phải có hệ thống giao thông thuận lợi để nâng tính cạnh tranh của sảnphẩm trên thị trường
1.1.3.3.2 Cơ cấu sản xuất sản phẩm
Đa dạng hóa sản phẩm là quan điểm có ý nghĩa thực tiễn cao, vừa có tính kinh tế,vừa có tính xã hội Đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của thịtrường và tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hóa nhưng đồng thời phải phát huynhững mặt hàng truyền thống đã có kinh nghiệm sản xuất, chế biến, được thị trườngchấp nhận
1.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè
1.1.4.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư của các hộ trồng chè thông qua các chỉ tiêu phân tích: GO,TC,IC,VA,MI,LN
Tổng giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu đượctrên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định
Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trunggian của hoạt động sản xuất kinh doanh
VA = GO – IC
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần tuý bao gồm cả công lao độngcủa gia đình tham gia sản xuất
Trang 29MI = VA – khấu hao TSCĐ – thuế
Lợi nhuận (LN): Là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi đã trừ đi các khoảnchi phí lao động của gia đình và chi phí hiện vật của hộ
Chỉ tiêu (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thìthu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất
Chỉ tiêu (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chí phí trung gian bỏ ra thìthu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng
Chỉ tiêu (LN/IC): Chi tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thìthu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Chỉ tiêu (LN/TC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận
1.1.4.2 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất chè qua chỉ tiêu NPV, IRR
Để đánh giá đầy đủ qui mô lãi của cả thời kì kinh tế cho cây chè là 20 năm trongphân tích tài chính thường sử dụng chi tiêu thu nhập thuần, được tính chuyển về mặtbằng hiện tại kí hiệu là NPV (Net Present Value )
Giá trị hiện tại thu nhập thuần (NPV) phản ánh quy mô lãi của dự án ở mặt bằnghiện tại
Công thức được xác định như sau :
i
i i
r
C r
n : Chu kỳ kinh tế của cây chè
r: Tỷ suất chiết khấu được chọn
Thời gian thu hồi vốn đầu tư (PP): Là thời gian cần thiết để có thể thu hồi lại toàn
bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ(IRR): Phản ánh mức lãi suất mà dự án có thể đạt được Hệ
số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất mà tại đó có giá trị NPV= 0 Công thức tính:
Trang 302 1
1 2 1 1
NPVNPV
)r(rNPVr
Trong đó: r1là lãi suất hoàn vốn thấp hơn được sử dụng
r2là lãi suất hoàn vốn cao hơn được sử dụng
NPV1= NPV có được ứng với mức lãi suất r1
NPV2= NPV có được ứng với mức lãi suất r2
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1.2.1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới.
Chè là đồ uống phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, được sản xuất ở hơn 30 nước
và có hơn 100 nước tiêu dùng chè với khố lượng lớn Cây chè được trồng chủ yếu tạichâu Á, đây chính là cái nôi phát triển của cây chè với mọi điều kiện đất đai, khí hậu…phù hợp cho sự sinh trưởng của chè và cho chất lượng tốt
Hơn 10 năm gần đây, diện tích trồng chè trên thế giới tăng lên không đáng kể.Năm 1990 tổng diện tích là 2.500 nghìn ha Năm nước có diện tích trồng chè lớn nhấtlà: Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Thổ Nhĩ Kỳ và Inđônesia chiếm 75% và nếu kể thêm
cả Kenya nữa thì 6 nước này chiếm tới 80% diện tích chè thế giới Nước nhỏ nhấttrong “Làng Chè” là Cameroon, chỉ trồng 1000 ha với mức độ tăng trưởng 3%/năm.Bên cạnh những nước có mức độ tăng trưởng diện tích cao như Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam
và Burundi (7,8%/năm) thì diện tích trồng chè ở một số nước cũng bị giảm đi như:Srilanca, Đài Loan và Nhật Bản Diện tích trồng chè trên thế giới được phân bổ nhưsau: châu Á với 12 nước chiếm khoảng 92%, Châu Phi với 12 nước chiếm khoảng 4%,Nam Mỹ với 4 nước chiếm khoảng 2%, các nước còn lại chiếm khoảng 2%
Thị trường chè thế giới với 1,4 triệu tấn, chủ yếu là Sri Lanka, Kenya, TrungQuốc và Ấn Độ, chiếm khoảng 2/3 tổng lượng xuất khẩu Việt Nam nắm 2 - 3% thịphần thế giới, nhưng có ưu thế hơn về chè xanh Việc có thêm nhiều nước trồng chè cóthể làm tăng cung thế giới, trong khi cầu tăng chậm Thị trường thế giới về chè và sảnphẩm chè rất yếu, giảm 0.4%/năm về giá trị từ năm 1999 đến năm 2003, và chỉ tăng1%/năm về số lượng Đến năm 2003, giá trị của thị trường khoảng 2480 triệu đô Cácnước nhập khẩu nhiều nhất là Anh (10.8%), Nga, Pakistan, Hoa Kỳ và Nhật Bản
Trang 31chè đen lớn hơn 5 lần chè xanh nhưng trong những năm gần đây, tình hình tăng trưởngthị trường của chè xanh đã tốt lên.
Mặc dù diện tích trong những năm gần đây có xu hướng giảm( giảm 0,4% năm)nhưng nhờ có đầu tư vốn cũng như kỹ thuật để thâm canh tăng nhanh năng suất thuhoạch (23% năm), nên đến năm 2000 sản lượng chè thế giới lên tới 3 triệu tấn
Biểu đồ 1: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu chè năm 2012
Trong 28 nước sản xuất chè thì có 26 quốc gia xuất khẩu chè Theo số thống kê,
ta có thể thấy 50% sản lượng thế giới chè dành cho xuất khẩu.Những nước xuất khẩuchè hàng đầu thế giới như Srilanca, Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc đã chiếm tỷ trọngkhoảng 70% khối lượng chè của thế giới
Xuất khẩu chè thế giới thời gian qua tăng với tốc độ tương đối ổn định, bìnhquân 3% năm Điều này chứng tỏ rằng các nước có điều kiện phát triển cây chè vẫnkhông ngừng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu chè
Trang 32Bảng 3: Một số thị trường xuất khẩu chè trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2013
(ĐVT: Lượng: tấn; Kim ngạch: nghìn USD)
Trang 331.2.2 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam.
Về thị trường: theo Tổng cục Hải Quan Việt Nam, khối lượng chè xuất khẩu 5
tháng đầu năm 2013 đạt 49,37 nghìn tấn, trị giá 74,72 triệu USD, giảm 2,5 % về khốilượng và tăng 3,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012
Biểu đồ 2: Khối lượng chè xuất khẩu theo tháng của Việt Nam 2012-2013
Khối lượng chè của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Pakistan trong 5 thángđầu năm 2013 đạt 6,04 nghìn tấn, với giá trị đạt 10,96 triệu USD, giảm 14,6% vè khốilượng và 15,1 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2012 Tương tự, xuất khẩu chè của ViệtNam sang Đài Loan đạt 7,81 nghìn tấn, với giá trị đạt 10,84 triệu USD, tăng 4,2 % vềkhối lượng và 9,3 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2012
Biểu đồ 3: Thị trường xuất khẩu chè 5 tháng năm 2013
Trang 34Về giá chè: Giá chè xuất khẩu trung bình tháng trong quý 2 năm 2013 đã cónhững chuyển biến tích cực so với sự sụt giảm liên tục vào quý 1 Giá chè xuất khẩutrung bình trong 5 tháng đạt 1540,94 USD/tấn, tăng 82,45 USD/tấn so với giá trungbình quý 1 năm 2013 Giá chè xuất khẩu dự báo sẽ còn tiếp tục tăng.
Giá chè tại các thị trường trong nước giai đoạn đầu năm 2013 có sự biến độngmạnh Giai đoạn đầu năm giá chè có xu hướng tăng, do nhu cầu tiêu dùng chè cho dịptết Nguyên Đán của nước ta, giá chè cành chất lượng cao trong tháng 2 được bán vớigiá 550 nghìn đồng/kg, giá chè xanh búp khô là 280 nghìn đồng/kg Tuy nhiên, giaiđoạn sau đó giá chè lại có xu hướng giảm mạnh và dần ổn định vào các tháng tiếp theocủa quý 2 năm 2013 Giá chè trong tháng 6/2013 đạt 2600 nghìn đồng/kg đối với chècành chất lượng cao và 120 nghìn đồng/kg đối với chè búp khô
Nhận định và dự báo: Theo Bộ Nông Nghiệp và PTNT dự báo sản lượng chè
năm 2013 tăng do diện tích chè cho thu hoạch ngày càng được mở rộng điều này cũngthúc đẩy khối lượng chè xuất khẩu năm 2013 của Việt Nam Dự báo khối lượng chèxuất khẩu của Việt Nam trong năm 2013 sẽ ở mức gần 149,1 nghìn tấn tăng 3,03 nghìntấn so với khối lượng xuất khẩu năm 2012 và cao hơn khoảng 15,08 nghìn tấn so vớikhối lượng xuất khẩu năm 2011( 133.916 tấn) Giá trị xuất khẩu chè cả năm 2013 dựbáo đạt hơn 237,67 triệu USD, tăng khoảng 13,07 triệu USD so với giá trị xuất khẩunăm 2012 ( 224,59 triệu USD)
Trang 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Ở XÃ THANH ĐỨC,
HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN.
2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ THANH ĐỨC.
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Thanh Đức nằm ở phía Tây nam huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An Ranhgiới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp giáp xã Cao Sơn, Long Sơn - huyện Anh Sơn;
- Phía Nam giáp xã Hạnh Lâm và Tỉnh Bolikhamxai - Lào;
- Phía Đông giáp xã Thanh Nho và xã Hạnh Lâm;
- Phía Tây giáp xã Phúc Sơn – Anh Sơn và Tỉnh Bolikhamxai - Lào;
Nằm tiếp giáp giữa hai huyện Thanh Chương và Anh Sơn, đồng thời có đường
Hồ Chí Minh đi qua, do đó rất thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xãhội theo hướng mở cửa với bên ngoài
- Thủy văn: Là xã vùng cao có nhiều nguồn nước phong phú trên địa bàn Trong
đó Sông Giăng là dòng sông chính có, ngoài ra xã còn có các khe suối nhỏ khác như:khe Đá Bạc, Khe Hàn, khe Trảy, khe Sách, khe Sướn, khe Ác,…tạo cho địa bàn xã có
Trang 36hệ thống thủy văn đa dạng và phong phú, cung cấp nguồn nước rất lớn cho sản xuấtnông nghiệp và các hoạt động khác
2.1.1.4 Về thổ nhưỡng
Địa bàn xã Thanh Đức về thổ nhưỡng được phân ra hai nhóm như sau:
a) Nhóm đất phù sa
Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Giăng; Đất phù sa không được bồi, không
có glây hoặc glây yếu; Đất phù sa cũ có nhiều sản phẩm Feralit; Đất phù sa bị úng,glây mạnh; Đất dốc tụ vùng đồi núi
b) Nhóm đất đồi núi
Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước; Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sacổ; Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét, phấn sa, philit, quắcdit; Đất Feralitvàng đỏ phát triển trên đá dăm kết; Đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá; Đất Feralit vàngtrên núi; Đất mùn, vàng trên núi
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.
2.1.2.1 Dân số và lao động
Điều tra dân số và lao động giúp ta biết được quy mô, cơ cấu dân số, phản ánhđược số lao động hiện có của địa phương, đồng thời nắm được tình trạng cũng như nhucầu lao động của địa bàn nghiên cứu Tình hình dân số và lao động của xã được phảnánh qua bảng sau:
Bảng 4: Biến động dân số của xã giai đoạn 2011-2013
Trang 37Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng nhân khẩu năm 2013 của xã là 5497 nhân khẩu, tăng
262 người tương ứng tăng 5% so với năm 2011 Xã hầu như toàn là dân tộc kinh, không códân tộc thiểu số, trong đó, năm 2013 nam tăng 88 người, tức tăng 3,22% Trong khi đó nữ lạităng 174 người tương ứng tăng 6,95% so với năm 2011
Mặt khác, tổng số hộ trong xã cũng tăng trong giai đoạn 2011-2013 Cụ thể năm
2013 so với năm 2011 tăng 142 hộ tương ứng tăng 9,9% Trong đó, tỷ lệ hộ nghèogiảm 1,55% Chứng tỏ kinh tế xã hội của xã ngày càng phát triển kéo theo đời sốngdân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khănnhư: số người tàn tật bẩm sinh ngày càng tăng lên, vẫn tồn tại một số người nghiện matúy trong xã và vẫn còn 27 người bị nhiễm chất độc màu da cam
Nhìn chung, dân số xã phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại những xóm cótrục đường giao thông chính trong xã Dân số của xã tăng lên là do thực hiện kế hoạchhóa gia đình chưa thật sự tốt dân số tăng cũng là một khó khăn cho việc quản lý cũngnhư phát triển kinh tế xã hội của xã
Xã Thanh Đức có lực lượng lao động khá dồi dào với 2.625 người năm 2011 Năm
2013 là 2798 người năm 2013 tăng 173 người so với năm 2011 tương ứng với 6,59%.Trong đó, lao động nam năm 2013 là 1688 người tăng so với năm 2011 là 7,17% Còn laođộng nữ năm 2013 tăng 5,71% so với năm 2013 tương ứng tăng 60 người Nhìn chung, laođộng làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 80% lực lượng lao độngcủa xã; còn lại 20% là lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại,công chức viên chức nhà nước, trong số đó có khoảng 300 lao động làm việc trong các xínghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn xã và các vùng phụ cận;
Hiện tại xã Thanh Đức vẫn còn khoảng 100 lao động đang trong tình trạng chưa
có việc làm và chỉ có khoảng 10% lao động đã qua đào tạo ngắn hạn phục vụ nhu cầulàm việc của các xí nghiệp Do đó, để phát huy tổng thể mọi nguồn lực trong quyhoạch - phát triển của xã, cần đặc biệt quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyênmôn, tay nghề cho các đối tượng này
2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất,
bố trí cơ cấu cây trồng, tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương Làm thế nào đểkhai thác sử dụng đất hợp lý hiệu quả vẫn không dễ dàng Để thấy rõ tình hình đất đaicủa xã Thanh Đức ta nghiên cứu bảng 5: