1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cát ven biển huyện thạch hà – tỉnh hà tĩnh

97 473 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 702,26 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu a, Mục tiêu chung Hình thành cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả trên cơ sở lựa chọn các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm đạt hiệu quả

Trang 1

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của conngười và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp Đặc điểm đất đai ảnhhưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phối của ngành nông nghiệp Vai trò của đất

đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tưliệu sản xuất… ngày càng tăng và nông nghiệp phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ

đạo Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu câytrồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân.Nước ta có trên 32000km bờ biển[10], trải dài theo nó là một dải đồng bằng cátphân cách có diện tích khá lớn Diện tích lớn nhất của đồng bằng cát ven biển nàytập trung ở trung bộ bắt đầu từ Nga Sơn (Thanh Hóa) cho đến các tỉnh Ninh Thuận,Bình thuận tuy có diện tích khá lớn nhưng đất cát là loại đất xấu nên khả năng phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp là khá hạn chế

Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 8845ha đất cát trong đó có 5793,7hađất cát ven biển với diện tích đưa vào sử dụng để sản xuất nông nghiệp là 3378,98

ha chiếm 16,32% tổng diện tich đất sản xuất nông nghiệp của huyện[13] Do sảnxuất kém vì thiếu nước tưới, đất nghèo kiệt, hiện tượng cát bay, cát lấn làm hạn chế

sự phát triển của cây trồng Hơn thế nữa hiện nay việc thu hồi đất phục vụ cho côngtác khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ đất sản xuất nôngnghiệp của 2/5 xã ven biển huyện Thạch Hà làm cho quỹ đất sản xuất nông nghiệp

ở đây vốn đã không nhiều nay lại càng bị thu hẹp hơn Trong khi đó nguồn thu nhậpchính của người dân nơi đây ngoài đánh bắt hải sản thì còn phụ thuộc rất nhiều vàosản xuất nông nghiệp nên đời sống người dân ở đây gặp không ít khó khăn

Muốn nâng cao mức sống cho người dân cần áp dụng nhiều giải pháp nhưchuyển đổi và đa dạng hóa ngành nghề, chuyển đổi cây trồng vật nuôi…Để làm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

được việc đó thì vấn đề lựa chọn các mô hình sử dụng đất và cơ cấu cây trồng hợp

lý nhằm tăng năng suất phát triển nông nghiệp bền vững trên đất cát ven biển, cónhững biện pháp hữu hiệu chống thoái hóa nâng cao độ phì của đất là rất cần thiết

Để có cơ sở đề xuất được những mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả với

cơ cấu mùa vụ gieo trồng khoa học cần có những nghiên cứu theo chiều sâu trong

đó hiệu quả sử dụng đất cát ven biển là vấn đề được quan tâm Từ những lý do trên

tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cát ven biển huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp

cao học của mình

2 Câu hỏi nghiên cứu

Để định hướng cho phương pháp nghiên cứu đề tài của mình tôi đã đặt ra nhữngcâu hỏi cho vấn đề mà mình nghiên cứu như sau:

1, Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà,tỉnh Hà Tĩnh hiện nay như thế nào?

2, Các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện nay đang áp dụng ở đây là gì?

3, Hiệu quả của những mô hình sản xuất ở đây ra sao?

4, Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở đây cần có những giải pháp gì?

3 Mục tiêu nghiên cứu

a, Mục tiêu chung

Hình thành cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả trên cơ

sở lựa chọn các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm đạt hiệu quả cao ở vùngđất cát ven biển Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên nhằm nâng cao thu nhập, cảithiện đời sống cho người dân và cảnh quan môi trường

b, Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nói chung

và đất cát ven biển nói riêng

- Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp ở vùng đất cát ven biểnhuyện Thạch Hà

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

- Điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất, các công thứcluân canh cây hàng năm, lâu năm tiêu biểu làm cơ sở khoa học để xây dựng các môhình sử dụng đất có hiệu quả về kinh tế và bền vững về môi trường.

- Có cái nhìn cụ thể hơn về giá trị kinh tế của đất cát ven biển Thạch Hà khi sửdụng chúng vào mục đích sản xuất nông nghiệp

- Đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đấtcát ven biển

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a, Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp

- Hộ nông dân sản xuất nông nghiệp trên vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà

b, Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian

+ Theo địa giới hành chính các xã ven biển huyện Thạch Hà trong đó lấy 2 xã

là Thạch Hải, Thạch Lạc, làm cơ sở đại diện để thực hiện phỏng vấn điều tra

- Về thời gian

+ Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu liên quan trong giai đoạn 2008 – 2010

+ Số liệu sơ cấp: Điều tra 90 hộ thuộc xã Thạch Lạc và xã Thạch Hải về tìnhhình sản xuất nông nghiệp trong năm 2009 và 2010

5 Hạn chế của đề tài

Vùng đất cát ven biển của huyện Thạch Hà có những đặc trưng rất khác biệtvới các loại đất khác của huyện, có những xã trong địa giới hành chính của mìnhvừa có đất cát ven biển vừa có đất cát pha, đất thịt nên trong quá trình thu thập sốliệu để tiến hành nghiên cứu đề tài gặp không ít khó khăn Trên vùng cát ven biểnchủ yếu canh tác cây hàng năm với các cây trồng rất hạn chế do canh tác phụ thuộcnhiều vào điều kiện tự nhiên, có những thửa đất không có các CTLC rõ ràng và cốđịnh nên trong quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thu nhập hỗnhợp của các CTLC chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu những CTLC điển hình Do thời

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

gian hạn chế nên việc điều tra thu thập số liệu không được nhiều vì thế chúng tôi chỉ

đi sâu nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng hàng năm cònnhững cây trồng lâu năm và hiệu quả kinh tế rừng mà chủ yếu là rừng phòng hộ thìchúng tôi chỉ phân tích qua các bảng số liệu sơ cấp do các phòng ban cung cấp Dân

số vùng cát ven biển huyện Thạch Hà có đời sống vật chất còn thiếu thốn nên đầu tư

để phát triển sản xuất hạn chế, kỹ thuật canh tác chưa cao và hầu hết canh tác theokiểu nương rẫy không ổn định nên việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất gặprất nhiều khó khăn, trong đó một khó khăn lớn nhất là thời vụ canh tác và việc đầu

tư phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ mưa và cả việc chọn lựa cơ cấu cây trồng củanông hộ, hơn nữa các nghiên cứu trong thời gian qua về việc sử dụng đất và pháttriển sản xuất nông nghiệp ở vùng cát ven biển còn tản mạn, chưa hệ thống Kiểucanh tác nương rẫy không ổn định làm cho việc thu thập số liệu gặp rất nhiều khókhăn, định mức đầu tư cho các loại cây trồng và công thức luân canh phụ thuộc vàothời gian và lượng mưa trong năm Các thửa đất áp dụng các công thức luân canhnhư nhau nhưng cho năng suất khác nhau khá lớn do chịu ảnh hưởng của các yếu tốnhư địa hình, hướng gió, đai rừng phòng hộ, tuy nhiên các yếu tố này rất khó ướclượng và thực tế nghiên cứu chưa thể ước lượng được các vấn đề này

6 Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn gồm có ba chương:

+ Chương 1: Lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu

+ Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

+ Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

về đất thì ông đi sâu vào đất trồng hơn và ông cho rằng: đất là lớp mặt tơi xốp củađịa cầu có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng Còn theo Luật đất đai củaNước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quýgiá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trườngsống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xãhội, an ninh quốc phòng”

K.Mark viết về đất: ”Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần đểsinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bảntrong nông lâm nghiệp”

Theo Docuchaev: "Đất là một thể tự nhiên độc lập cũng giống như khoáng vật,thực vật, động vật, đất không ngừng thay đổi theo thời gian và không gian”

Đất hay "lớp phủ thổ nhưỡng" là phần trên cùng của vỏ phong hoá của trái đất,

là thể tự nhiên đặc biệt được hình thành do tác động tổng hợp của năm yếu tố: sinhvật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời gian (tuổi tương đối) Nếu là đất đã sử dụng thì

sự tác động của con người là yếu tố hình thành đất thứ 6 Giống như vật thể sốngkhác, đất cũng có quá trình phát sinh, phát triển và thoái hoá vì các hoạt động về vật

lý, hoá học và sinh học luôn xảy ra trong nó

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

Trong tư bản luận tập III, phần 2, K.Mark cho rằng đất mà trước hết là độ phìnhiêu của nó là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàngloạt thế hệ loài người kế tiếp nhau.

Từ định nghĩa trên, có thể hiểu đơn giản: Đất đai là một vùng đất có ranh giới,

vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã hộinhư: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật

và hoạt động sản xuất của con người

1.1.2.Phân loại đất nông nghiệp

 Theo Luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp bao gồm:

- Đất nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ

 Trong quỹ đất nông nghiệp, theo các tiêu thức khác nhau người ta phân

thành các loại đất khác nhau Với mục đích là quản lý và sử dụng đất một cách hiệuquả nhất, thì có thể phân loại theo các cách sau:

- Theo thời hạn canh tác của từng loại cây trồng: có đất trồng cây hàng năm

và đất trồng cây lâu năm

+ Đất trồng cây hàng năm: là đất trồng các loại cây trồng có chu kỳ sản xuất

trong khoảng thời gian 1 năm (những cây trồng ngắn ngày)

+ Đất trồng cây lâu năm: là đất trồng các loại cây trồng có chu kỳ sản xuất

lâu hơn 1 năm (những cây trồng dài ngày)

- Căn cứ vào công dụng của đất, người ta phân đất nông nghiệp thành các

loại: đất trồng cây lương thực, đất trồng cây công nghiệp, đất trồng cây thực phẩm,đất trồng cây ăn quả, đất trồng cây dược liệu, đất trồng hoa cây cảnh,…Sau đó,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

người ta căn cứ vào thời hạn canh tác của từng loại cây trồng để phân tiếp thành câyhàng năm hay cây lâu năm Hai cách phân loại giống nhau, chỉ khác nhau ở trật tựcủa các tiêu thức khi phân loại.

- Căn cứ vào vị trí, địa điểm của đất đai nông nghiệp, người ta phân thành

đất vườn, đất ruộng, đất rẫy, đất ven sông suối,…

+ Đất vườn: là đất bao quanh nhà và thường trồng các loại cây lâu năm như

các loại cây ăn quả, cây bóng mát, cây công nghiệp,…

+ Đất ruộng: thường là đất thuộc, có địa hình bằng phẳng, diện tích rộng,

khả năng cung cấp nước thuận lợi và trồng cây hàng năm là chủ yếu như: lúa, ngô,màu, rau, đậu…

+ Đất rẫy: thường là đất mới khai phá, địa hình tương đối bằng phẳng, diện

tích tương đối hẹp, khả năng cung cấp nước kém, chủ yếu canh tác nhờ nước trời,…

+ Đất ven sông suối: là đất được bồi tụ bởi các con sông suối, trừ một số

cánh đồng có diện tích tương đối lớn, còn lại đa số ven sông suối đều mới bồi tụ: độlẫn giữa các loại đất, sỏi, đá lớn, tính ổn định kém vì chịu ảnh hưởng xói lở củachính các sông suối bồi tụ nên chúng, vì vậy canh tác rất bấp bênh

- Phân loại đất theo tính chất thổ nhưỡng nông hoá, được căn cứ vào nhiều

tiêu thức như: căn cứ vào nguồn gốc đá mẹ - yếu tố cấu thành nên đất (đất feralitit,đất bazan…), thành phần cơ giới của đất (đất cát, cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình,thịt nặng, sét), theo hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (nghèo, trung bình,giàu các chất đạm, lân, kali…), theo độ chua, kiềm (PH),…

- Phân loại đất đai theo hạng của đất đai căn cứ vào mức độ sinh lời của đất,

căn cứ để tính hạng đất gồm các yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu,thời tiết, điều kiện tưới tiêu,…

1.1.3 Độ phì nhiêu của đất

Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợpcác điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.Những điều kiện đó là:

-Đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

-Độ ẩm thích hợp.

-Nhiệt độ thích hợp

-Chế độ không khí thích hợp cho hô hấp của thực vật và hoạt động của vi sinh vật.-Không có độc chất

-Không có cỏ dại, đất tơi xốp đảm bảo cho hệ rễ phát triển tốt

Do đó, muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cầnphải tác động đồng thời các yếu tố đối với đời sống cây trồng Có thể dùng các biệnpháp như thủy lợi, kỹ thuật làm đất, canh tác… để cải tạo đất tốt

William cho rằng: "Khi chúng ta nói về đất, chúng ta phải hiểu đó là tầng mặttơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm của cây" Thành phần tạo ra sảnphẩm của cây chính là độ phì nhiêu Nhờ có độ phì nhiêu, đất đã trở thành vốn cơbản của sản xuất nông nghiệp

Chất lượng đất “soil quality” đã được khái quát như bản tóm lược các đặc tính cơbản của đất cho mục đích sử dụng nhất định Doran and Parkin (1994) cho rằng để có

sự phù hợp trong quản lý và duy trì sức sản xuất lâu dài của đất cần phải có sự hiểu biếtrộng rãi về vai trò của chất lượng đất cũng như các thuộc tính của chúng trong hệ sinhthái nông nghiệp Chất lượng đất có thể thay đổi do quá trình canh tác lâu dài (Nguyễn

Tử Siêm và Thái Phiên, 1999) Để đánh giá sự thay đổi chất lượng đất có thể căn cứvào các đặc tính lý, hóa và sinh học của đất (Larson và Pierce, 1994)

Như vậy, muốn sử dụng đất phải tiến hành đánh giá chất lượng đất, phát triểnnông nghiệp cần giữ gìn và nâng cao chất lượng đất Để đánh giá chất lượng đấtmột cách tổng hợp, cần có chỗ dựa vững chắc đó là khả năng sản xuất ra sản phẩmcủa cây trồng; khả năng này chính là nội dung chủ yếu của độ phì đất Dựa trên cơ

sở khoa học và thực tiễn có thể định nghĩa độ phì của đất như sau: Độ phì của đất làkhả năng cung cấp một lượng thu hoạch nhất định nhờ vào việc duy trì trong đất cácyếu tố: dinh dưỡng, nước, mùn, kết cấu của đất, hệ thống vi sinh vật Độ phì nhiêu

là thuộc tính quan trọng bậc nhất của ruộng đất, là biểu hiện chất lượng của đất Nó

ảnh hưởng đặc biệt và gần như là yếu tố quyết định đến khả năng cho sản phẩm củacây trồng và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của lao động Độ phì nhiêu là thuộc tính

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

khách quan của đất, song không phải là đại lượng vĩnh viễn mà luôn luôn biến đổi,một mặt chịu sự tác động của tự nhiên, mặt khác chịu sự tác động của con người [7].

Độ phì nhiêu của đất biểu hiện ở các dạng sau:

Độ phì tự nhiên: là độ phì hình thành do quá trình phong hoá của vỏ trái đấtdưới tác động vật lý, hoá học và sinh học Độ phì tự nhiên là thuộc tính tự nhiên củađất, nó phụ thuộc vào kết cấu tự nhiên của vỏ trái đất nơi mà nó hình thành

Độ phì nhân tạo: là độ phì do con người tạo ra trong quá trình sử dụng đất đểsản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng độ phì tự nhiên của đất đai bằng bón phân,tưới nước và phương pháp canh tác khoa học

Độ phì kinh tế: là sự thống nhất giữa độ phì tự nhiên và độ phì nhân tạo Sựthống nhất này có tác dụng thiết thực và hoàn toàn thích ứng với cây trồng cũng nhưkhông ngừng làm tăng thêm độ phì nhiêu cho đất

Nâng cao độ phì của đất đặc biệt là độ phì kinh tế là đòi hỏi cấp bách trongquá trình sản xuất nông nghiệp, điều này được quyết định chủ yếu bởi trình độ canhtác và nhận thức của nông dân vì quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp thểhiện sự tác động của con người lên ruộng đất

1.1.4 Vai trò và đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp

1.1.4.1 Vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp

Đất đai là địa bàn phân bố dân cư và các ngành sản xuất, đặc biệt là đối vớisản xuất nông nghiệp thì nó còn đóng vai trò quan trọng hơn Vì vậy vai trò và vị trícủa đất đai đối với sản xuất nông nghiệp được thể hiện như sau:

- Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất (TLSX) đặc biệt, khác với cácTLSX khác Đất đai có trước lao động và là sản phẩm của tự nhiên, khi con ngườibiết sản xuất, đất đai mới trở thành TLSX Nét khác biệt của loại TLSX này với cácTLSX khác là ở quá trình sử dụng, các TLSX khác trong quá trình sử dụng bị haomòn đến một lúc nào đó sẽ bị đào thải và được thay thế bằng TLSX khác hoàn thiệnhơn về mặt kỹ thuật và lợi hơn về mặt kinh tế Trong quá trình sử dụng đất đaikhông bị hao mòn, nếu sử dụng hợp lý thì chất lượng đất sẽ ngày càng tăng lên[6]

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

- Đất đai tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp với tư cách vừa là đốitượng lao động vừa là tư liệu lao động Trong sản xuất nông nghiệp, trước hết conngười tác động vào đất đai: làm đất, bón phân, tưới nước khi chịu tác động củacon người, đất đai có sự biến đổi (độ phì nhiêu tăng lên), như vậy đất đai tham giavào quá trình sản xuất với tư cách là đối tượng lao động Sau khi có được độ phìnhiêu thích hợp đai lại tác động lên cây trồng cho sản phẩm, như vậy đất đai là tưliệu lao động [5].

1.1.4.2 Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp đất đai có một số đặc điểm như sau:

- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên: đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, nóhình thành trong quá trình hoạt động của địa chất, chỉ khi con người tiến hành khai phá

đưa đất hoang hoá vào sử dụng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho con người thì đất đaimới kết tinh lao động của con người và đồng thời trở thành sản phẩm của lao động

- Đất đai bị giới hạn về mặt không gian: số lượng diện tích đất đai đưa vàocanh tác bị giới hạn bởi không gian nhất định, bao gồm giới hạn tuyệt đối và giớihạn tương đối Giới hạn tuyệt đối ở đây là diện tích đất đai của một địa phương haymột quốc gia là một con số cụ thể và là hữu hạn Gới hạn tương đối của nó thể hiệnkhông phải diện tích đất tự nhiên nào cũng đưa vào canh tác được

- Đất đai có vị trí cố định, các loại TLSX khác có thể di chuyển được từ nơithừa sang những nơi thiếu nó và nơi cần thiết Đối với đất đai, đây là loại TLSX có

vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng nên nókhông thể di chuyển tự do như những TLSX khác được

- Chất lượng đất đai không đồng đều: đất đai có chất lượng không đồng đềugiữa các khu vực và ngay cả trên từng cánh đồng Sở dĩ có điều này là vì chất lượngđất đai được quy định bởi quá trình hình thành đất và canh tác của con người[12]

Từ những đặc điểm nêu trên chúng ta càng thấy rõ vai trò quan trọng và cótính chất quyết định đến sản xuất nông nghiệp của đất đai Nắm chắc chất lượng đất,đầu tư thâm canh cải tạo đất, sử dụng đất hợp lý nhằm tăng năng suất cây trồng làđiều kiện để giữ gìn, bảo vệ và phát triển quỹ đất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

1.1.4.3 Sử dụng đất

Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều kiểu sử dụng [17]:

+ Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (làm đất canh tác để trồng trọt, làmđồng cỏ, trồng rừng lấy gỗ )

+ Sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (như chăn nuôi)

+ Sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng sinhhọc, bảo vệ các loài quý hiếm)

+ Sử dụng theo các chức năng đặc biệt như làm đường xá, khu dân cư, cáccông trình nhà máy công nghiệp, khu vui chơi an dưỡng

Tất cả các hình thức sử dụng đất nêu trên được coi như là loại hình sử dụngđất chính [17] Ở thời Nguyên thủy khi con người mới chỉ tạo ra sản phẩm nôngnghiệp bằng hình thức tra lỗ bỏ hạt hay thả rông gia súc trên đồng cỏ tự nhiên, đó là

các hình thức của loại hình sử dụng đất "canh tác nhờ nước mưa" Và sau này khi

thuỷ lợi được áp dụng, con người biết đưa nước từ sông hồ cho vào đồng ruộng để

canh tác lúa và hoa màu, loại hình sử dụng đất "nông nghiệp có tưới" ra đời.

- Loại hình sử dụng đất (Land Use type) trong nông nghiệp: là loại hình đặc

biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định Các thuộc tính đóbao gồm quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như sức kéo trong làmđất, đầu tư kỹ thuật và các đặc tính về kinh tế như định hướng thị trường, vốn, laođộng, vấn đề sở hữu đất đai Như vậy, loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thựctrạng sử dụng đất của một vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong cácđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định Một số loại hình sửdụng đất khá phổ biến trong nông nghiệp hiện nay như đất chuyên trồng lúa, chuyêntrồng màu, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ chăn nuôi, đất sản xuất lâm nghiệp,đất và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

1.1.5 Đất cát ven biển

1.1.5.1 Tổng quan đất cát biển

a Khái niệm về đất cát ven biển

Đất cát ven biển là loại đất được hình thành do quá trình bồi tích của phù sasông và biển, như vậy các sản phẩm này đều được nước cuốn trôi theo và bồi tích ởnhững vùng ven biển [11]

b Nhận dạng đất cát ven biển

Đất cát có nhiều loại và dựa vào nguồn gốc phát sinh của đất cát để nhận dạng

- Đất cát ở vùng khô hạn: phần lớn liên quan tới các đụn cát cồn cát (di

động), đất hình thành ở những đụn cát này là nó được cố định lại bởi thực vật Sau

đó các chất hữu cơ có thể tích luỹ lại trên bề mặt và hình thành một tầng đất thườngmỏng sáng màu Đất cát vùng khô hạn có chứa ít chất hữu cơ và có những bằngchứng của các hoạt động do gió Tính thấm cao, khả năng giữ nước kém và hoạtđộng sinh học ở mức thấp là đặc tính cơ bản của đất cát vùng khô hạn Trên thế giớinhững vùng sa mạc là điển hình của đất cát khô hạn

- Đất cát vùng nhiệt đới ẩm: hoặc là đất mới phát triển trên những vùng đất

mới bồi, thành phần cơ giới thô, ven sông, ven biển hoặc trầm tích do gió thổi tớihoặc là những đất rất cổ trên tàn tích sản phẩm phong hoá đá axit đã mất hết nhữngvật liệu khoáng nguyên sinh chỉ còn lại các hạt thạch anh (hạt thô) trong tiến trìnhhình thành đất

- Đất cát ở những vùng đồng bằng ven biển: có nguồn gốc tích tụ, nhưng

chúng ở vào những giai đoạn rất khác nhau, còn gọi là "đất cát trẻ" Có nơi đồngbằng được tiếp tục bồi đắp bởi cát biển, có nơi sự tích tụ lại xảy ra chủ yếu bởi phù

sa sông, nơi khác thì lại là trầm tích sông - biển được tích tụ cùng một lúc

c Tính chất đất cát ven biển

- Tính chất vật lý: đất cát ven biển có thành phần cơ giới rất nhẹ, cơ bản là

cát, hàm lượng sét thấp, đó là lý do chính về khả năng giữ nước, giữ phân kém củađất cát ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

- Tính chất hoá học: Đất cát biển rất nghèo mùn, nghèo hơn cả đất bạc màu,

đạm tổng số trong đất cát biển cũng biến động theo hàm lượng mùn Đất cát biển rấtnghèo lân, theo Phan Liêu, hàm lượng lân tổng số trong đất liên quan chặt chẽ với

cỡ hạt đất dưới 0,002 mm, và sự rửa trôi các cỡ hạt đó làm giảm tỷ lệ lân trong đất,điều đó giải thích sự nghèo lân của đất cát biển Kali tổng số trong đất cát biểnthuộc loại trung bình, thay đổi khoảng 0,25-0,9% Đất cát ven biển có lượng kalinhư vậy có thể là một trong những nguyên nhân làm cho khoai, lạc, đậu phát triểnthích hợp trên đất này

- Các đặc tính về thuỷ văn

Đất cát có thành phần cơ giới thô giữ được lượng nước hữu hiệu kém hơn sovới đất cát có thành phần cơ giới mịn Khả năng giữ nước cho cây trồng tăng lêntheo tỷ lệ hạt sét và hàm lượng chất hữu cơ có trong đất… Đất cát có tính thấmnước mạnh, tốc độ thấm của đất cát biển có thể nhanh hơn 250 lần so với đất sét.Đây là cơ sở khoa học cho việc xác định các giải pháp tưới có hiệu quả ở các vùngđất cát

- Đặc điểm về thảm phủ thực vật

Thảm thực vật trên đất cát ven biển rất đặc trưng, hiếm hoặc gần như khônggặp trên các loại đất khác Nhìn chung trên đất cát ven biển thảm thực vật nghèonàn Những loại cây có bộ rễ phát triển, khả năng chịu hạn tốt và có thể sống được ởnơi rất nghèo dinh dưỡng thì mới tồn tại, chúng là nhân tố tích cực trong việc tíchluỹ chất hữu cơ làm tiến hoá các vùng cát trắng

- Phân loại đất cát ven biển

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

Ở nước ta nếu lấy đường bờ biển làm điểm xuất phát, từ đó đi vào đất liềnđến nơi nào không thấy lớp cát phủ trên bề mặt nữa (ở độ dày của phẫu diện đất 120-150 cm), thì nơi đó sẽ là giới hạn phía trong của loại đất này [11] Trên thực tếđồng bằng cát bờ biển không liên tục, thường bị gián đoạn bởi núi hoặc bởi phù sanặng ăn sát ra tận biển Một số nơi, đất cát biển có thể xuất hiện thành nhữngkhoảng riêng biệt, rộng hoặc hẹp nằm lọt vào giữa vùng phù sa phía trong (dạng dabáo) Trong dải đồng bằng cát bờ biển lại xuất hiện nhiều hình dạng thổ nhưỡngkhác nhau: bãi cát, cồn cát, đất cát biển ngập nước.

Dải đồng bằng cát chủ yếu phân bố ở Trung bộ, bắt đầu từ Nga Sơn (ThanhHoá) đến Bình Thuận Đất cát biển là một loại đất xấu, năng suất cây trồng thấp, hiệntượng thoái hoá xuất hiện nhiều nơi Nhiều vùng đất cát biển tập trung đông dân cư,các thành phố, thị xã ở các tỉnh miền Trung thường nằm dọc theo quốc lộ 1 lọt vàogiữa hoặc nằm sát vùng cát biển, vì vậy đất cát biển trở thành ngoại ô và có vị tríquan trọng nhiều mặt và là một trong những loại đất rất cần được chú ý cải tạo

Yêu cần thực tiễn sản xuất đối với loại đất này là phải nhanh chóng nâng caonăng suất cây trồng, phát triển nhiều loại rau màu, cây ăn quả, phát triển cây đặc sảnquý thích hợp với đất có thành phần cơ giới nhẹ; phải có biện pháp chống thoái hoá,bảo vệ và nâng cao độ phì đất, sử dụng ngày càng hiệu quả nguồn tài nguyên đất cátbiển [11]

1.1.5.2 Công dụng của đất cát ven biển

- Trong sản xuất nông, lâm nghiệp

(1) Nhóm cây lương thực: trồng lúa trên đất cát ven biển có nhiều mặt hạnchế do thiếu nước tưới và hàm lượng dinh dưỡng thấp, nhưng cây lúa là cây lươngthực không thể thiếu được nên dân vùng ven biển vẫn trồng Hiện nay phần lớn quỹđất cát ven biển cho trồng lúa một vụ hoặc hai vụ tuỳ theo điều kiện thuỷ lợi trongvùng Ngoài lúa, ngô cũng là cây được nông dân ven biển trồng nhiều

(2) Đối với cây CNNN: đất cát ven biển có thành phần cơ giới nhẹ nên có thểcoi là quê hương của lạc vừng hay đậu đỗ Trồng lạc trên đất cát ven biển cây sinhtrưởng tốt, quả dễ hình thành do đất nhẹ, nếu tăng cường bón vôi, năng suất khá

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

cao Ưu điểm nữa của trồng lạc là cải tạo được đất cát, tăng độ phì nhiêu Đậu xanh,đậu đen, vừng cũng là những cây rất thích hợp trên đất cát biển.

(3) Nhóm cây rau quả thực phẩm: đất cát biển phù hợp hơn cho những câytrồng ưa nhiệt như ớt, các loại đậu rau, đu đủ, dưa Nhiều loại rau có nguồn gốc từ

xứ lạnh cũng đã được trồng trên vùng đất cát ven biển như su hào, cải bắp, hành tỏi

kể cả khoai tây vào vụ đông và nếu được chăm sóc tốt vẫn cho năng suất cao, thínghiệm ở xã ven biển Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, khoai tây cho năng suất 10 - 15tấn/ha; su hào đạt tới 16 - 22 tấn/ha [11]

(4) Ở những vùng cồn cát, thường được dùng vào trồng rừng phòng hộ venbiển hoặc bỏ hoang Những cây phù hợp thường là phi lao, thông, keo bạch đàn.Trồng rừng trên cồn cát làm tăng độ che phủ, hạn chế những ảnh hưởng của thiênnhiên như nạn cát bay, cát nhảy, gió bão, mưa lũ làm sạt lở, xói mòn đất

- Trong chăn nuôi: tiềm năng to lớn của vùng ven biển là chăn nuôi gia cầm

nhất là thuỷ cầm và nuôi trồng thuỷ sản

- Trong các lĩnh vực khác: như công nghiệp, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi,

dịch vụ du lịch ở vùng ven biển không thể không sử dụng đến đất đai trong đó đấtcát ven biển là chủ yếu

1.1.5.3 Những nguyên tắc cơ bản để sử dụng đất cát ven biển trong sản xuất nông nghiệp

- Sử dụng đất trước hết phải dựa trên cơ sở phân hạng thích nghi

Yêu cầu sử dụng đất trước hết phải kết hợp đặc điểm và tính chất đất đai vớiloại hình sử dụng đất đưa ra sao phù hợp các yêu cầu sinh trưởng phát triển của câytrồng như Nguyễn Vy đã đúc kết "đất nào cây ấy" Trong những vùng có phạm virộng còn cần quan tâm đến các yếu tố về khí hậu thuỷ văn như nhiệt độ, tổng tích

ôn, lượng mưa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

- Lựa chọn các công thức luân canh dựa trên nguyên tắc phát huy lợi thế so sánh

Đất cát có thành phần cơ giới nhẹ thuận lợi cho cây trồng cạn sinh trưởng,phát triển nhất là những cây lấy củ, lấy quả, cây CNNN, đó thường là những câytrồng hàng hoá có giá trị kinh tế cao trên thị trường như lạc, vừng, đậu đỗ, rau quảthực phẩm Nếu trên đất cát ven biển việc trồng lúa coi là kém thích nghi vì thiếunước, đất nghèo dinh dưỡng năng suất thấp thì cũng trên đất ấy nếu chuyển sangphương thức canh tác khác đem lại những sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế caothì lại trở thành lợi thế

- Tăng cường đầu tư thâm canh

Sức ép về đô thị hoá, gia tăng dân số làm đất nông nghiệp càng thu hẹp nhưhiện nay thì thâm canh là biện pháp cơ bản quan trọng nhằm tạo nên các vùngchuyên canh sản xuất theo hướng hàng hoá, lựa chọn những cây trồng vật nuôi phùhợp với vùng cát ven biển nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồngthời nâng cao hiệu quả sử dụng đất, một nguồn tài nguyên có hạn và ngày càngkhan hiếm

- Phát triển bền vững trên đất cát ven biển

Đất là một yếu tố tạo thành môi trường, con người tác động vào đất đai,thông qua đất đai để thu sản phẩm phục vụ cho mục đích của mình hoặc là trồngtrọt, chăn nuôi, trồng rừng hoặc xây dựng các công trình nhà cửa [3] Vùng venbiển là vùng khá nhạy cảm với hiện tượng thiên nhiên thời tiết khí hậu, các hiệntượng bão, lốc, mưa lũ thường xuyên xảy ra Đặc biệt trên vùng cát còn các hiệntượng như xói lở đất, hiện tượng cát bay, cát nhảy, cát chảy và nguy cơ sa mạc hóalàm thay đổi cảnh quan môi trường, làm mất đất canh tác, phá huỷ các công trìnhgiao thông, làng mạc, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người Nên các hoạt động kinh tế

ở vùng này, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp luôn coi trọng việc kếthợp khai thác sử dụng với bảo vệ và cải tạo đất Việc lựa chọn những loại hình sửdụng đất hợp lý có hiệu quả kinh tế cao đồng thời thông qua đó để bồi dưỡng nângcao độ phì của đất phải luôn được coi là phương án ưu tiên Trên những vùng cồncát ven biển đặc biệt cần coi trọng trồng rừng phòng hộ để hạn chế thiên tai Công

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

tác thuỷ lợi, điều tiết cân bằng nước cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và sinhhoạt ở các vùng ven biển đang là vấn đề bức xúc rất cần được sự quan tâm của cáccấp chính quyền địa phương và các cơ quan nghiên cứu khoa học.

1.1.6 Hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.1.6.1 Quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế (HQKT)

Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và kết quảthu được, kết quả mối quan hệ này thể hiện tính hiệu quả của sản xuất Một phương

án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạt đượctương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư Tương quancần xét cả về số tương đối, tuyệt đối và đánh giá quan hệ giữa hai đại lượng đó

Hiệu quả kinh tế là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thựchiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả

đó trong những điều kiện nhất định Một hoạt động được coi là hiệu quả nhất khiđại lượng so sánh đạt được mức tối đa, có nghĩa là với một chi phí nhất định nhưngkết quả đạt được là tối đa hay đạt được kết quả đề ra với chi phí thấp nhất trong điềukiện nhất định về công nghệ và kỹ thuật Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ sốgiữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra Hay xác định hiệu quả kinh tế bằng tỷ sốgiữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm để đạt kết quả tăng thêm đó Từ đócho thấy, hiệu quả kinh tế là mối quan hệ so sánh giữa một bên là kết quả đạt đượcvới một bên là chi phí bỏ ra Kết quả đạt được là doanh thu, lợi nhuận còn chiphí là nhân lực, vốn, nguồn lực khác … HQKT là phạm trù kinh tế - xã hội phảnánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức, hoạtđộng của một doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân

Nâng cao hiệu quả kinh tế nghĩa là tăng cường độ lợi dụng các nguồn lực vềkinh tế, tự nhiên sẵn có trong hoạt động kinh tế để phục vụ cho lợi ích con người,

đó là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội Mục đích của sản xuất làthoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần cho xã hội Mục đích đó được thực hiệnkhi nền sản xuất xã hội tạo ra những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội Sản

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

xuất đạt mục tiêu về hiệu quả kinh tế khi có một nguồn lực nhất định tạo ra khốilượng sản phẩm hữu ích lớn nhất.

Hiệu quả kinh tế là một đại lượng để đánh giá xem kết quả hữu ích được tạo

ra như thế nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong các điều kiện cụ thể nào, có thểchấp nhận được hay không Như vậy, HQKT liên quan đến các yếu tố đầu vào vàviệc sử dụng nó với các yếu tố đầu ra của sản xuất

Người sản xuất mong muốn tăng nhanh kết quả hữu ích, đồng thời mục tiêucủa người sản xuất là tiết kiệm các yếu tố đầu vào để thực hiện nhanh kết quả hữuích đó, hay tăng HQKT Do vậy, bản chất của việc tăng HQKT là thực hiện kết hợptối ưu giữa yếu tố đầu vào với đầu ra trong quá trình sản xuất

Hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất bao gồm khối lượng sản phẩm, giá trị sảnxuất, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận ròng Hệ thống chỉ tiêu hao phí có thể bao gồmcác chi phí sản xuất (chi phí vật chất, chi phí dịch vụ)

Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sảm phẩm vật chất và dịch vụ đượctạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm

Chi phí sản xuất (CPSX) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyênbằng tiền, chi phí khấu hao, chi phí lãi vay… mà chủ thể sản xuất phải bỏ ra để mua

và thuê các yếu tố đầu vào và các khoảng chi phí dịch vụ trong thời kỳ sản xuất ratổng sản phẩm đó

Trên cơ sở các chỉ tiêu kết quả và hao phí mà tính ra các chỉ tiêu hiệu quảkinh tế phù hợp với mục đích của vấn đề nghiên cứu:

Thu nhập hỗn hợp (MI) là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra trong thời kỳsản xuất đó, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả việc đầu tư các yếu tố chi phí

MI được tính: MI = GTSX – CPSX

Lợi nhuận là chỉ tiêu HQKT tổng hợp, nhưng thực tế sản xuất trong nông hộhiện nay việc xác định chi phí gia đình thường gặp khó khăn Mặt khác lợi nhuậnkhông phải là mục tiêu duy nhất của sản xuất nông hộ, do đó ở đây không quan tâmnhiều đến lợi nhuận trong nghiên cứu sử dụng đất canh tác

Đánh giá HQKT của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường

có những khó khăn khi xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của nó vì trong sản

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

xuất nông nghiệp, việc sử dụng các tư liệu sản xuất vào nhiều quá trình sản xuất vàtrong nhiều năm nhưng không đồng đều Hơn nữa có loại rất khó xác định chi phísữa chữa lớn Vì thế việc khấu hao và phân bổ chi phí để tính đúng chi phí sản xuấtchỉ có tính tương đối Mặc khác, chu kỳ sản xuất nông nghiệp thường dài nên chịuảnh hưởng nhiều của sự biến động giá cả, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên cótác động lớn đến chu kỳ sản xuất nông nghiệp và hiệu quả của nó Tuy nhiên mức

độ tác động của các yêú tố này đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn để xácđịnh Bên cạnh đó, các kết quả sản xuất về mặt vật chất có thể lượng hoá để tính và

so sánh trong thời gian và không gian cụ thể nào đó, nhưng để xác định đúng và đủcác kết quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất, khả năng cạnh tranhtrên thị trường của doanh nghiệp, một vùng nông nghiệp là khó khăn, bởi nó khôngthể được lượng hoá

Ở nước ta do những chính sách về sử dụng đất canh tác, diện tích đất đai sửdụng cho sản xuất được giao cho các thành phần kinh tế khác nhau sử dụng lâu dài,nhà nước nắm quyền sở hữu và chỉ thực hiện thu thuế sử dụng đất canh tác nên việcđánh giá đất chưa được quy định cụ thể, do đó chỉ tiêu kết quả sản xuất trên mộtđơn vị diện tích trở thành chỉ tiêu chung và quan trọng nhất để đánh giá, so sánhgiữa các loại cây trồng, giữa các thửa đất canh tác, giữa các địa phương hay giữacác chủ thể sử dụng đất

Nghiên cứu HQSD đất chủ yếu vừa mang tính lý luận sâu sắc vừa là vấn đềcần đặt ra trong thực tiễn sản xuất Nghiên cứu HQKT không chỉ dừng lại ở việcđánh giá, mà thông qua đó tìm ra những phương hướng và giải pháp phù hợp có lợinhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất, thoả mãn tốt hơnnhững nhu cầu cho xã hội

1.1.6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp có mốiquan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, bao gồm nhóm nhân tố tự nhiên và nhóm nhân

tố kinh tế - xã hội

- Nhóm nhân tố tự nhiên:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

Nhân tố tự nhiên, trước hết là điều kiện khí hậu thời tiết, vị trí địa lý, địahình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, thuỷ văn là những yếu tố quyết định đến lựachọn cây trồng, thiết kế đồng ruộng, định hướng đầu tư thâm canh Trong đó nhân

tố quan trọng nhất quyết định phần lớn đến năng suất cây trồng là độ phì đất, khicùng trình độ khai thác đầu tư nhưng kết quả và HQKT khác nhau

- Nhón nhân tố kinh tế - xã hội:

Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông chịu ảnh hưởng của nhóm nhân tố kinh tế

-xã hội như: quy hoạch và bố trí hệ thống cây trồng, trình độ năng lực của các chủ thểkinh doanh, phương thức canh tác, cơ sở hạ tầng, thị trường, các chính sách, thể chế

+ Quy hoạch và bố trí hệ thống cây trồng

Quy hoạch và bố trí hệ thống cây trồng hiện nay được thực hiện theo xuhướng phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện về tự nhiên như khí hậu,đất đai, thổ nhưỡng, độ cao tuyệt đối của địa hình, sự thích hợp của cây trồng vớiđất đai, nguồn nước

Hệ thống cây trồng hay các công thức luân canh là những nhân tố ảnh hưởngrất lớn đến năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp Do vậy, việclựa chọn loại cây trồng nào thích hợp để lợi dụng tốt nhất điều kiện khí hậu và đấtđai ở mỗi vùng là trọng tâm cơ bản của việc nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất.Điều này đòi hỏi quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở mỗi vùng phải được thựchiện một cách hợp lý nhằm khai thác đất theo chiều rộng và là cơ sở cho đầu tưthâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tạo thuận lợi cho thực hiện tập trung hoá,chuyên môn hoá nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nôngnghiệp và các nguồn lực khác

+ Trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh

Trình độ năng lực của chủ thể kinh doanh thể hiện ở (1) trình độ khoa học kỹthuật và tổ chức quản lý; (2) Khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trườngsản xuất kinh doanh; (3) Năng lực về vốn và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuậtsản xuất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

Đây là những điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đấtnông nghiệp.

Hiện nay, ở nước ta ruộng đất chủ yếu được giao cho các hộ nông dân quản

lý và sử dụng, nông hộ trở thành chủ thể trực tiếp sử dụng và toàn quyền quyết địnhđối với ruộng đất được giao Do vậy trình độ, năng lực của các nông hộ đóng vai tròquan trọng trong việc ra quyết định sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sửdụng đất Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, đòi hỏi thiết yếu là phảinâng cao trình độ năng lực cho các nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá kết hợpvới phát triển nông nghiệp bền vững

+ Phương thức canh tác

Phương thức canh tác bao gồm các biện pháp kỹ thuật canh tác, là những tácđộng của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữacác yếu tố của các quá trình sản xuất để đạt những lợi ích cao trên cơ sở nghiên cứucác quy luật tự nhiên của sinh vật Bên cạnh đó, tập quán canh tác cũng ảnh hưởng

đến việc lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại cây trồng và cách sửdụng các yếu tố đầu vào nhằm đạt các mục tiêu kinh tế, trong cơ cấu trồng trọt mỗiloại cây trồng đều có một phương thức canh tác khác nhau, đòi hỏi cần phải nắmvững được yêu cầu, biện pháp kỹ thuật để canh tác thì mới có hiệu quả, đồng thời loại

bỏ những phương thức tập quán canh tác lạc hậu gây tác hại cho đất, HQKT thấp

+ Nhân tố thị trường

Hiện nay, cả thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp đều đãhình thành, các yếu tố và quan hệ thị trường ngày càng được mở rộng và có tácđộng to lớn đến phát triển nền sản xuất hàng hoá nói chung Tuy nhiên, thị trườngcho sản xuất nông nghiệp thiếu tính định hướng, thì sẽ nẩy sinh tính tự phát Thiếuhụt các thông tin về thị trường và tác động tự phát gây trở ngại, bất lợi cho nông dân

và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá nông nghiệp Thị trường nông

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

sản cũng như thị trường vật tư phân bón và các yếu tố đầu vào cho sản xuất nônglâm ngư nghiệp đang ngày càng mở rộng, tuy vậy vẫn chịu sự chi phối của tính thời

vụ trong sản xuất nông nghiệp

+ Nhân tố cơ chế chính sách và tổ chức quản lý sản xuất

Để đẩy nhanh quá trình tập trung đất đai thành những vùng chuyên canh sảnxuất nông sản hàng hoá lớn, ngoài việc đảm bảo các quyền cơ bản về sử dụng đấtnông nghiệp cần khuyến khích khả năng chuyển đổi, chuyển nhượng theo phươngthức “dồn điền, đổi thửa“ Đồng thời đẩy nhanh việc miễn giảm thuế nông nghiệp,nhằm khuyến khích nông dân đầu tư phát triển sản xuất

1.1.7 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp, chúng ta cần quantâm đến một số chỉ tiêu sau đây:

1) Năng suất ruộng đất: Là chỉ tiêu biểu hiện tổng giá trị sản lượng nông

nghiệp hay giá trị sản lượng hàng hoá tính trên một đơn vị diện tích canh tác hay đấtnông nghiệp (tính trong một năm)

2) Năng suất cây trồng: Là lượng sản phẩm chính của loại cây trồng tính trên

một ha đất của loại cây trồng đó trong một vụ hay một năm Chỉ tiêu này phản ánhtrình độ sản xuất của hộ, của địa phương hay của toàn ngành

3) Hệ số sử dụng đất: Là chỉ tiêu phản ánh cường độ sử dụng đất canh tác(lần) Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích gieo trồng / tổng diện tích canh tác

4) Năng suất lao động: Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động, là số

lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Trong điều kiện hiện nay đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do dân số pháttriển ngày càng đông nên yêu cầu đặt ra trước mắt cho ngành nông nghiệp là tăngnhanh nông sản hàng hoá và chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nó thì mục tiêuchủ yếu là tăng tổng sản phẩm và mức thu nhập hỗn hợp Do đó, đề tài quan tâm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

trước hết đến chỉ tiêu chính như: GTSX, thu nhập hỗn hợp trên 1 đơn vị diện tích,GTGT/CPVC và MI/LĐ.

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Những nghiên cứu về tài nguyên đất cát ven biển

Ở Việt Nam đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng đất nhưngchủ yếu tập trung vào những nhóm đất như phù sa sông Hồng, ĐBSCL, đất ba zan Tuy nhiên còn ít công trình nghiên cứu về đất cát ven biển vì từng coi đây là "đất

có vấn đề" Từ năm 1989 trở về trước Việt Nam thiếu lương thực trầm trọng, nênmục tiêu làm nông nghiệp là chủ yếu để bảo đảm lương thực, trong khi đất cát biển

ít phù hợp cho cây lúa vẫn phải trồng lúa dù năng suất thấp

Hiện nay khi tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm đất nông nghiệp ngàycàng bị thu hẹp thì việc nghiên cứu khảo sát phục vụ mở rộng đất nông nghiệp càngtrở nên bức xúc Đất gò đồi, đất cát ven biển là những loại đất có tiềm năng còn rấtlớn về diện tích nhưng diện tích chưa đưa vào sử dụng hoặc bỏ hoang hóa cònnhiều, nhất là vùng miền Trung và Đông Nam Bộ

Năm 1981, Phan Liêu trong quá trình nghiên cứu về đất cát biển cũng đã đềcập đến một số khía cạnh về phát sinh, xây dựng hệ thống phân loại đất cát ven biểnnhưng chưa đi sâu nghiên cứu hiệu quả sử dụng của nhóm đất này [11]

Diện tích đất cát ven biển toàn quốc có 446.030 ha, chiếm 1,34% diện tích tựnhiên của cả nước, gồm 8 loại hình thổ nhưỡng chính [1]

- Bãi cát ven biển

Diện tích có 1.215 ha, chiếm 0,27% tổng diện tích đất cát, phân bố tập trung

ở các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Bãi cát bằng ven biển có địa hình bằng phẳng, nên phần lớn hiện đang khaithác sử dụng cho trồng rừng chắn gió, tạo cảnh quan phát triển du lịch

- Đất cồn cát trắng, vàng

Diện tích 149.754 ha, chiếm 33,57% diện tích đất cát, phân bố chủ yếu ở cáctỉnh ven biển miền Trung Trong đó, Bắc Trung Bộ 93.854 ha, Nam Trung Bộ có40.269 ha, Đông Nam Bộ 13.152 ha và Đồng Bằng Sông Cửu Long 2.384 ha

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

Bảng 1.1: Diện tích các loại đất cát ven biển Việt Nam

Tổng cộng Chia ra các vùng Diện

tích (ha)

Tỷ lệ (%)

ĐBSH

& BTB

Nam Trung Bộ

ĐNB & ĐBSCL

Nguồn: Báo cáo kết quả đánh giá đất cát ven biển

Trong số 197.802 ha đất cát biển có đến 156.338 ha phân bố ở địa hình cao

và 40.952 ha phân bố ở địa hình vàn, diện tích vàn thấp có 512 ha Thực tiễn sửdụng đất cát biển cho thấy, đây là loại đất đang được sử dụng cho nhiều loại câytrồng Những vùng đất cát thuần như: Hậu Lộc, Hoàng Hoá, Tĩnh Gia (Thanh Hoá)hoặc Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc (Nghệ An), Ninh Hải (Ninh Thuận) chohiệu quả kinh tế không kém các vùng đất phù sa có điều kiện canh tác tương tự

- Đất cát đọng mùn

Diện tích 488 ha, chiếm 0,11% diện tích tự nhiên, phân bố ở ĐBSH vàQuảng Ninh 345 ha, Nam Trung Bộ 112 ha và Đông Nam Bộ 31 ha Nhìn chung,đất cát đọng mùn có độ phì khá hơn đất cát biển, hiện đang được sử dụng để trồnglúa hoặc luân canh lúa - màu

- Đất cát gley

Diện tích 6.225 ha, chiếm 1,40%, phân bố tập trung ở vùng Duyên hải BắcTrung Bộ 5.723 ha, ngoài ra còn rải rác ở Đông Nam Bộ 312 ha và Duyên hải NamTrung Bộ 190 ha Loại đất này hiện được sử dụng để trồng 2 vụ lúa/năm, những nơi

có điều kiện tiêu thoát nước tốt có thể bố trí luân canh cây rau màu để cải thiện kết

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

cấu đất.

- Đất cát san hô

Diện tích 127 ha, chiếm 0,03%, phân bố ở huyện Ninh Hoà và thành phốNha Trang, tỉnh Khánh Hoà Loại đất này hiện nay đang được sử dụng để trồng hoamàu hoặc cây lâu năm (điều) nhưng hiệu quả kinh tế không cao do thiếu ẩm

- Đất cát giồng

Diện tích 11.764 ha, chiếm 2,64%, phân bố ở các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, TràVinh, Cà Mau thuộc vùng ĐBSCL Đất cát giồng có yếu tố hạn chế là thành phần cơgiới nhẹ, tỷ lệ cát cao, chất hữu cơ và đạm tổng số nghèo nhưng do lợi thế về địa hình

và có nguồn nước ngọt nên thuận lợi cho các cây trồng cạn và cây ăn quả

- Đất cát đỏ

Diện tích 78.655 ha, chiếm 17,63%, phân bố ở hai tỉnh Bình Thuận và NinhThuận thuộc vùng Đông Nam Bộ Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cátmịn chiếm 84-92%, sét vật lý khoảng 5-8% ở tầng mặt Đất có kết cấu cục tảng nhỏ,kém bền trong nước Phản ứng đất ít chua (pHkcl 4-5) Hàm lượng chất hữu cơtrong đất nghèo (<1%) Đạm tổng số thấp (0,03- 0,1%) Đất rất nghèo lân tổng số,trị số tối đa không vượt quá 0,05%, lân dễ tiêu rất nghèo Kali tổng số và dễ tiêunghèo (0,08-0,15%; 5-10 mg/100g đất) Đất ở độ dốc dưới 30, thuận lợi cho canhtác nông nghiệp chiếm 24,33%, ở độ dốc từ 3 - 80 chiếm 48,53%, còn lại là đất có

độ dốc từ 8 - 150

1.2.2 Những nghiên cứu về phân vùng đất cát ven biển

Tác giả Phạm Việt Hoa cùng nhóm nghiên cứu đề tài "Điều tra đánh giá hiệntrạng về môi trường sinh thái vùng đất cát và các đầm phá ven biển miền Trungnhằm chống sa mạc hoá bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội" [8], đãđưa ra các vùng sinh thái đất cát ven biển các tỉnh miền Trung (Quảng Bình, QuảngTrị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận)theo lát cắt từ bờ biển vào sâu trong đất liền 4 - 5 km chia thành 3 vùng; vùng ngoài(sát biển),vùng giữa, vùng trong

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

(1) Vùng ngoài: sát biển thường gồm các bãi cát, cồn cát di động; khoảng

cách từ mét biển vào đất liền khoảng 150 - 200 m Vùng này tồn tại thực vật chịugió cát, chịu hạn như me rừng, mẫu đơn, cỏ lông chông, dứa dại Các loại thực vậtchịu hạn có cơ cấu chống mất nước như lá biến thành gai (xương rồng, vợt gai), lákim (phi lao) hoặc có bộ rễ dài ăn sâu 1 - 2 m trong cát để hút nước sinh tồn

(2) Vùng giữa: tiếp theo vùng sát biển và ăn sâu vào đất liền từ 2 - 3 km hoặc

vào sâu hơn Ở Quảng Bình, đây là vùng có cao trình lớn nhất của các cồn cát, đụncát Thảm thực vật phi lao thưa thớt, cát di động mạnh Còn ở Quảng Trị đây làvùng trọng điểm về nạn cát bay, cát nhảy, cát chảy Nhân dân trong vùng cát xâydựng nhiều mô hình nông lâm kết hợp để ổn định cát, cải tạo thành đất trồng Hệsinh thái thường là phi lao, keo tai tượng, tràm bông vàng Ở Thừa Thiên Huế có đêchắn cát, ngoài đê có hệ thống hồ chứa nước, nông dân thường trồng một vụ lúa,một vụ màu hoặc chỉ trồng một vụ màu Nhìn chung ở các tỉnh miền Trung, vùnggiữa là vùng đã có khá đông dân cư sinh cơ lập nghiệp Hệ sinh thái phong phú, cáccây trồng nông nghiệp như lúa, ngô, lạc đậu, dưa hấu , cây ăn quả như xoài, dừa.Nhìn chung ở vùng sinh thái này, nạn cát bay, cát nhảy, cát chảy khá trầm trọng nênhướng phát triển các mô hình trồng rừng, nông lâm kết hợp phải được coi trọng

(3) Vùng trong: là vùng cách bờ biển từ 3 - 5 km trở vào Đây là nơi tập

trung dân cư đông đúc, làng mạc trù phú Cơ cấu cây trồng ở vùng sinh thái nàykhông những phụ thuộc vào địa hình, đất đai mà còn phụ thuộc vào hệ thống sôngngòi kênh mương tưới tiêu Bởi vì đối với đất cát, việc cấp nước đủ ẩm cho câytrồng trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển là điều kiện hàng đầu Hệ thốngcây trồng nông nghiệp phong phú; vùng đất cát cao hoặc vàn cao thường trồng màunhư cây CNNN, rau đậu Trên địa hình đất cát vàn, thấp trũng được sử dụng đểtrồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản Cây dài ngày chủ yếu là cây ăn quả các loại như:xoài, dừa, dứa, thanh long, nho và cây lấy gỗ như phi lao, bạch đàn, tràm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

1.2.3 Những nghiên cứu về đất cát trên Thế Giới

Hiện nay trên toàn Thế Giới có khoảng 148 triệu km2 nhưng đất canh tác đểsản xuất nông lâm nghiệp chỉ có khoảng 27% diện tích tự nhiên [3] Với trên 900triệu ha, chiếm khoảng 7% bề mặt trái đất (nếu tính cả những đụn cát di động và cátchảy chiếm tới 10%), đất cát trên thế giới là nhóm đất giàu tiềm năng kể cả quy môdiện tích và vai trò của nó Có thể sử dụng đất cát vào nhiều mục đích như trồngtrọt, làm bãi chăn thả gia súc, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sinh thái du lịch

Đối với nhiều nước trên thế giới như Nga, Mỹ, Đức, Hà Lan người ta sửdụng đất cát ở các vùng thảo nguyên, ven hồ lớn để xây dựng những bãi chăn thảgia súc có giá trị, nhất là đối với ngành nuôi cừu lấy len [11], ở một số vùng khácđất cát ven biển được dùng trồng cây lâu năm như: dừa, điều, thanh long, cây ănquả có múi, cây dược liệu, trồng rừng

Lợi thế rất lớn của tất cả các loại đất cát là đều có thành phần cơ giới nhẹ,thô nên dễ dàng làm đất, rất thích hợp cho sự ra rễ hoặc ra củ của các cây trồng lấy

rễ và củ, đồng thời cũng cho phép thu hoạch các sản phẩm nói trên một cách dễdàng Do đất cát hình thành và phân bố trong những điều kiện môi trường rất khácnhau nên khả năng sử dụng loại đất này cũng khác nhau

Đất cát vùng khô hạn có tổng lượng mưa hàng năm nhỏ hơn 300 mm, tạinhững vùng này thường được sử dụng chủ yếu để chăn nuôi quảng canh theophương thức du mục Tuy nhiên, với những nơi có tổng lượng mưa từ 300 - 600

mm, khi gieo trồng các loại cây lấy hạt như dưa; đậu và cây thức ăn cho gia súcđược tưới đã cho năng suất khá cao, phương pháp tưới được coi là có hiệu quả nhấtthường được sử dụng ở vùng đất cát là tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân liềulượng hợp lý, tưới nước bề mặt không phù hợp do tính thấm cao của cát dẫn đếnhiệu quả của phương pháp tưới bề mặt thấp

Đất cát ở vùng ôn đới có những hạn chế tương tự như đất cát ở vùng khôhạn, tuy nhiên tình trạng khô hạn thường ít trở ngại hơn, phần lớn đất cát ở vùng ônđới có rừng che phủ (rừng trồng hoặc là rừng tự nhiên) thuộc các khu bảo tồn thiên

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

nhiên Một số diện tích nhỏ được sử dụng cho nông nghiệp để trồng cây ngũ cốc,cây làm thức ăn cho cho gia súc, trồng cỏ để chăn nuôi và các vùng này thường sửdụng phương pháp tưới phun bổ sung nước nhằm ngăn chặn áp lực hạn hán trongnhững giai đoạn khô hạn.

Khác với đất cát ở vùng khô hạn và vùng ôn đới, đất cát ở vùng nhiệt đới ẩmthường có chất lượng tốt hơn nhiều nếu giữ được lớp phủ thực vật tự nhiên Vì dinhdưỡng tập trung chủ yếu trong sinh khối của lớp đất mặt 0-20 cm nên việc lấy đi lớpphủ thực vật sẽ làm cho đất suy giảm độ phì và không có giá trị kinh tế cũng nhưsinh thái Ở một số nơi đất cát đã được sử dụng để trồng các cây trồng dài ngày nhưcao su và hồ tiêu; đất cát biển được sử dụng để trồng các cây lâu năm như dừa, điều,thông và phi lao với những nơi có nguồn nước ngầm chất lượng tốt ở trong tầng đất

mà rễ cây có thể tiếp cận và sử dụng được Các cây lấy củ cũng thích hợp ở loại đấtnày vì dễ thu hoạch, nhất là với sắn là cây có thể chịu được những loại đất có hàmlượng dinh dưỡng thấp Lạc được trồng ở trên những loại đất cát có tính chất tốthơn Như vậy, có thể thấy những nghiên cứu về đất cát ở nước ngoài đã được đề cậpđến khá toàn diện từ đặc điểm vật lý đến hoá học, sự khác biệt của đất cát phân bố ởcác vùng khí hậu khác nhau, tình hình sử dụng và giải pháp tưới nước phù hợp Tuynhiên, ở nhiều nơi trên thế giới việc sử dụng đất cát cho mục đích canh tác trồngtrọt không nhiều mà chủ yếu cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi hoặc trồng cây làmthức ăn gia súc Phần lớn đất cát được sử dụng trồng rừng nhằm hạn chế quá trình

sa mạc hoá, bảo vệ môi trường

Việc khai thác sử dụng có hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiênnhiên ven biển nói chung và tài nguyên đất cát ven biển nói riêng hiện nay đang trởnên bức xúc, theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) sáuphần mười dân số thế giới sống ở vùng ven biển và trong khoảng 20 - 30 năm tớidân số vùng ven biển sẽ tăng gấp đôi trong đó chủ yếu là nông dân và ngư dân.Ngoài khía cạnh phát triển kinh tế thì ngược lại vấn đề môi trường ngày càng trở

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

nên búc xúc bởi sự xuống cấp Nhiều nhà khoa học của UNEP cảnh báo các nướcphải sử dụng những kinh nghiệm và kỹ thuật tối ưu có thể có được để quản lýnhững vùng ven biển bị đe dọa bởi bão lũ, lở đất, sa mạc hoá [18].

Nói về tình trạng sa mạc hoá, tác giả Nguyễn Ánh Hồng [9] đưa ra một sốthông tin cảnh báo: từ năm 2000 đến nay mỗi năm trái đất mất đi 3.436 km2 diệntích canh tác do sa mạc hoá Những vùng bị sa mạc hóa là phía Nam sa mạc Sahara,khu vực Gobi (Trung Quốc) mà nguyên nhân chính là trái đất nóng lên, cát lấp, hạnhán kéo dài

Từ năm 1950 đến nay diện tích đất canh tác của Trung Quốc bị sa mạc hoátăng thêm 92.100 km2

Tại Tây Ban Nha, có 31% diện tích đất canh tác bị đe doạ nguy cơ sa mạc hoá.Cũng theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc(UNEP) trong tạp chí Toàn cảnh môi trường toàn cầu năm 2000, thì có 50% tổngdiện tích đất không còn khả năng sử dụng để sản xuất nông nghiệp ở các nước Nam

Á và Đông Nam Á do đất bị thoái hóa, là hậu quả của việc áp dụng những biệnpháp canh tác không bền vững trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng phá rừng,chăn thả quá mức và sự thay đổi khí hậu Hiện tượng thoái hóa đất diễn ra trongđiều kiện khí hậu khô hạn đã thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa và mở rộng diệntích các hoang mạc trên thế giới chiếm trên 30% diện tích đất

Do vậy sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đất nói chung và nhất là đất cátven biển là một trong những thách thức không nhỏ đổi với các nước trên thế giớinói chung và các nước Nam Á, Đông Nam Á nói riêng

1.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra chọn mẫu

Qua quá trình khảo sát thực tế tại địa phương, tôi đã tiến hành chọn ra hai xã

để tiến hành nghiên cứu đó là xã Thạch Hải và xã Thạch Lạc Với đặc điểm sảnxuất nông nghiệp có ưu thế hơn hẳn so với những xã khác, đủ độ tin cậy để lấy mẫuđại diện cho toàn vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà Theo quy luật số lớn thì

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

n>=30 (với n là số mẫu chọn ra để nghiên cứu) nên mỗi xã tôi đã chọn ra 45 hộ làmđại diện cho mẫu điều tra.

- Phương pháp thống kê kinh tế

Bao gồm các phương pháp cụ thể như mô tả, phân tổ, số bình quân, các chỉ số

và phân tích các vấn đề có hệ thống, rút ra kết luận và xu hướng phát triển của hiệntượng Phương pháp này giúp cho việc tổng hợp và phân tích thống kê các tài liệuđiều tra về diện tích, năng suất, sản lượng vùng nghiên cứu

- Phương pháp hoạch toán kinh tế

Hoạch toán kinh tế trong sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân là việctổng hợp các khoản chi phí sản xuất vật chất và dịch vụ trong quá trình sản xuấtnông nghiệp Sử dụng phương pháp này nhằm sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệuquả các yếu tố đầu vào bằng việc tính toán, phân tích và giám sát mọi khoản thu chi

để sản xuất có lãi và tạo điều kiện mở rộng phát triển sản xuất

- Phương pháp phân tích hồi quy

Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở vùng đất cát venbiển, chúng tôi xác định được một số công thức luân canh (CTLC) chính là: Lạc –Lạc (CTLC1), Khoai Lang – Lạc (CTLC2), Lạc - Đậu (CTLC3) sau đó ta xây dựng

mô hình hồi quy bội dạng hàm Cobb – Douglas, để phân tích lượng hóa và so sánhhiệu quả giữa các công thức luân canh trên cùng một loại đất có thể chuyển đổi chonhau, các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thu nhập hỗn hợp của các công thức luâncanh/sào như chi phí vật chất bao gồm: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vàchi phí khác, mức đầu tư công lao động/sào, công tác khuyến nông, học vấn củachủ hộ và yếu tố của vùng ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả sản xuất của cáccông thức luân canh cây trồng trong vùng cát ven biển

Hàm tổng quát có dạng: Y= f (x1, x2, x3, , xn)

Trong đó: Y: yếu tố giá trị thu nhập hỗn hợp của CTLC

xi: các yếu tố đầu vào sản xuấtHàm cụ thể sử dụng vào nghiên cứu đề tài là hàm Cobb- Douglas có dạng:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

+ β 2

D 2

+β 3

D 3

+β 4

D 4

+β 5

D 5

Hay:

Y= lnA + α1lnx1 + α2lnx2+ β1D1+ β2D2+ β3D3+ β4D4+ β5D5Trong đó:

Y: giá trị thu nhập hỗn hợp (MI) trên 1 sào đất canh tác

X1: công lao động đầu tư trên 1 sào đất canh tác (công/sào)

X2: mức đầu tư chi phí vật chất trên 1 sào đất canh tác

D1: biến giả định (khuyến nông)

D1= 0: không tiếp cận với công tác khuyến nông

D1=1: có tiếp cận với công tác khuyến nông

D2: Trình độ văn hóa

D2= 0: Trình độ văn hóa bậc tiểu học

D2= 1: Trình độ văn hóa trên bậc tiểu học

D3: biến giả định (xã)

D3=0: xã Thạch Hải

D3=1: xã Thạch Lạc

D4: biến giả định (công thức luân canh Lạc – Lạc)

D4=0: không phải công thức luân canh Lạc – Lạc

D4=1: công thức luân canh Lạc – Lạc

D5: biến giả định (công thức luân canh lạc – đậu xanh)

D5=0: không phải công thức luân canh lạc – đậu

D5=1: công thức luân canh lạc – đậu xanh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

A: hệ số tự do, đánh giá mức ảnh hưởng của các yếu tố ngoài mô hình đếnMI/sào đất canh tác.

αi: hệ số co giãn, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Xi đến MI/sàođất canh tác

βj: hệ số ảnh hưởng của các biến giả định Dj đến MI/sào đất canh tác

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN HUYỆN THẠCH HÀ

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN HUYỆN THẠCH HÀ

2.1.1 Vị trí địa lý

Vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà là vùng đất nằm ở phía đông huyệnThạch Hà bao gồm 5 xã Thạch Hải, Thạch Lạc, Thạch Trị, Thạch Văn và Thạch Hội.Phía bắc giáp xã Thạch Kim của huyện Lộc Hà, phía nam giáp xã Cẩm Hòa của huyệnCẩm xuyên, phía tây giáp các xã Thạch Bàn, Thạch Đỉnh, Thạch Khê, Thạch Thắng,Thạch Tượng của huyện Thạch Hà và phía đông giáp biển đông Cách trung tâm huyệnkhoảng 15km, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh khoảng 12km

2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng

Vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà gồm 5 xã là dải đồng bằng ven biểnhẹp với 5793,7 ha diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp 3378,98 ha chủyếu là đất pha cát nặng, bãi cát, cồn cát và đất phèn mặn Vùng đất cát ven biểnhuyện Thạch Hà bị chia cắt bởi những khe suối nhỏ và có hướng nghiêng từ tâysang đông Đặc biệt ở trên địa bàn xã Thạch Hải có dãy núi Nam Giới nằm sát biểngắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử của đất nước, nơi đây có khu du lịch sinh tháiQuỳnh Viên và đền thờ Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi – một vị tướng trấn giữvùng ven biển Nghệ An và Hà Tĩnh thời Hậu Lê Sản xuất nông nghiệp ở đây khôngchủ động tưới tiêu, chủ yếu trồng rau, màu, một số ít trồng lúa 1 vụ Phần lớn diệntích các xã ở đây trồng rừng phi lao xen keo với mục đích chắn cát bay, cát nhảy

2.1.3 Khí hậu

Khí hậu vùng ven đất cát ven biển huyện Thạch Hà nằm trong khu vực nhiệtđới gió mùa có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mang tính chất chuyển tiếp giữa khíhậu miền Bắc và khí hậu miền Nam

Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và Á nhiệt đới cómột mùa đông lạnh của miền Bắc, khí hậu vùng ven biển Thạch Hà có 2 mùa khá rõ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 thường nóng và khô hạn kéo dài kèm theo nhiềuđợt gió tây (gió lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên đến trên 400C, bốc thoát hơi nướctiềm năng đạt từ 184,0 đến 228,8 mm/tháng Từ cuối tháng 7 đến tháng 10 thường

có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng, lượng mưa lớn nhất đạt tới 500mm/ngày đêm Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùađông bắc lạnh kèm theo mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống dưới 7oC Nhiệt độ trungbình năm 23,80C, tổng lượng mưa năm là 2642,3 mm, tổng số giờ nắng năm là1662,6 giờ

2.1.4 Chế độ thuỷ văn

Do gần cửa biển nên khi mưa lớn, kéo dài thì thường bị ngập úng trong thờigian ngắn Vùng sát biển thường gặp chế độ triều cường vụ sản xuất hè thu, nướcmặn theo các khe lạch đi sâu vào gây nhiễm mặn nhiều diện tích đất, ảnh hưởng đếnviệc lấy nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI

2.2.1 Dân số, lao động và thu nhập

Theo bảng báo cáo cung lao động các xã thị trấn huyện Thạch Hà cập nhậtđến thời điểm tháng 9 năm 2009 thì tổng dân số của vùng ven biển huyện Thạch Hà

là 21678 người, số hộ gia đình tính đến thời điểm báo cáo là 5420 hộ gia đình Tínhbình quân cứ một hộ gia đình có gần 4 người Theo báo cáo của ban dân số kếhoạch hóa gia đình huyện Thạch Hà cập nhật tại thời điểm tháng 12 năm 2010 thìtổng dân số của vùng ven biển huyện Thạch Hà là 23230 người, vậy tính bình quânhàng năm thì tỷ lệ gia tăng dân số vùng ven biển huyện Thạch Hà là 7,16% Nhìnchung thì dân số trên địa bàn nghiên cứu tăng không quá nhanh đồng thời số nhânkhẩu tính trung bình cho một hộ khá thấp, điều này chứng tỏ công tác kế hoạch hóagia đình của ban dân số huyện Thạch Hà thực hiện khá tốt đồng thời ý thức củangười dân về việc sinh đẻ có kế hoạch đã được nâng cao Mật độ dân số trung bình374,17 người/km2 Số người có việc làm là 13512 người chiếm 18,78% so với toànhuyện Số người thất nghiệp là 293 người chiếm 17,44% so với toàn huyện và số

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

người không tham gia hoạt động kinh tế là 7873 người chiếm 20,4% so với toànhuyện Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn khá cao.

Nhìn chung, dân số của vùng ven biển huyện Thạch Hà khá trẻ, nguồn laođộng dồi dào Tuy nhiên, phần lớn lực lượng lao động trẻ còn đang đi học, tìm kiếmviệc làm trong và ngoài nước Vì vậy, trên thực tế lực lượng lao động sản xuất nôngnghiệp thiếu nghiêm trọng Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển huyệnThạch Hà mang tính thời vụ, thu nhập thấp, thời gian rảnh rỗi nhiều mà không cóviệc làm nên cần phải tăng cường công tác đào tạo và phát triển ngành nghề để tạoviệc làm cho người lao động Đây là một sức ép lớn đối với huyện Mức thu nhậpbình quân trên đầu người năm 2009 đạt 8,5 triệu đồng/người, ngày càng có nhiều hộgia đình sản xuất, kinh doanh giỏi, biết cách làm giàu Năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo là16,8% năm 2010 giảm chỉ còn 12,78% Đời sống của một số bộ phận dân cư đượccải thiện đáng kể

Bảng 2.1 Dân số và lao động vùng ven biển huyện Thạch Hà năm 2009

15 km và nhiều tuyến đường nối liền các xã với nhau Trong những năm gần đây,huyện đã đầu tư nâng cấp được 31km đường liên huyện, liên xã, thực hiện tốt chương

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

trình giao thông nông thôn, đảm bảo đi lại thuận tiện, phát triển kinh tế – xã hội và

điều kiện dân sinh

Giáo dục - đào tạo:

Triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua trong cácngành giáo dục Chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững, đội ngũ học sinh giỏităng Riêng năm học 2009-2010 toàn vùng có 1 học sinh giỏi quốc gia, 5 học sinhgiỏi tỉnh và 26 học sinh giỏi huyện Cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư xây dựng,

áp dụng nhiều tiến bộ mới vào quản lý và giảng dạy Đặc biệt việc ứng dụng côngnghệ thông tin trong nhà trường mạnh mẽ, 100% trường mầm non đến THPT cómáy vi tính văn phòng, 3 trường tiểu học và 5 trường THCS có phòng máy vi tính.Thêm 1 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩnquốc gia lên 3 trường Chuyển đổi 2 trường mầm non lên mô hình trường công lập.Xây dựng trường THPT dân lập kết hợp với đào tạo nghề tại xã Thạch Lạc Tỷ lệtốt nghiệ trung học phổ thông đạt 98,6% và năm 2010

Phát triển mạng lưới y tế:

Mạng lưới y tế của vùng gồm 6 cơ sở, trong đó 1 trạm y tế khu vực và 5 trạm y

tế xã với 36 giường bệnh; có 40 cán bộ y tế, trong đó 4 Bác sỹ Năm 2010 có thêm 1

xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, nâng tổng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 2/5 xã.Nhìn chung mạng lưới y tế của vùng ven biển huyện Thạch Hà đã đảm bảo đượccông tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân trong vùng

Văn hóa - Thể thao:

Phong trào thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển rộng khắp theohướng xã hội hóa Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao ngày càngđược củng cố và hoàn thiện Đến nay, các xã đều có sân vận động riêng bố trí tạitrung tâm xã Các xã và thôn xóm đều có hệ thống truyền thanh nên các hoạt độngthông tin, cổ động tuyên truyền, văn hoá, văn nghệ, phát thanh truyền hình thườngxuyên hoạt động, kịp thời phổ biến đường lối chính sách, pháp luật, phong trào thiđua yêu nước Hầu hết các xã có phong trào thể dục, thể thao dưới nhiều hình thứcnhư gia đình thể thao, câu lạc bộ thể thao, đã cuốn hút đông đảo nhân dân tham gia

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ và trở thành phong tràosâu rộng trong đời sống nhân dân

Các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn vùng ven biểnluôn được quan tâm khai thác và trùng tu tôn tạo như đền Lê Khôi, khu du lịch sinhthái Quỳnh Viên, đồng thời các xã đều có tượng đài ghi công các anh hùng liệt sỹ

Bưu chính – viễn thông – an ninh - quốc phòng:

Hiện tại trên địa bàn vùng ven biển huyện có 5 bưu điện văn hóa xã, khoảng2/3 dân số trong vùng có điện thoại di động và gần 100% các hộ gia đình có điệnthoại cố định không dây và có dây

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, chủ động khảo sát,thống kê giải quyết kịp thời các vụ việc mâu thuẫn, các tranh chấp đơn thư khiếunại tố cáo không để xảy ra các điểm nóng và bảo vệ thành công các đại hội Đảng

bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ huyện Các hoạt động về đăng ký quản lý hộ khẩu;quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện và đăng ký, quản lý phương tiện giaothông, xử lý vi phạm hành chính được đảm bảo đúng quy trình

Quốc phòng được duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, hàng năm tổ chức

ra quân huấn luyện và hoàn thành tốt công tác huấn luyện dân quân tự vệ, dự bịđộng viên đảm bảo chất lượng Làm tốt công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự, triểnkhai sơ khám tuyển quân hằng năm theo đúng kế hoạch Chú trọng xây dựng cơ sở

an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu, kiện toàn ban chỉ đạo cụm liên huyện Thạch Hà– Can Lộc Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

Công tác an ninh – quốc phòng luôn được chú trọng và tăng cường, đảm bảocho việc giữ gìn an ninh chính trị, và cuộc sống bình yên trên địa bàn huyện, trong

đó nổi bật là phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội:

Vùng ven biển huyện Thạch Hà là vùng có vị trí thuận lợi về giao thông đặcbiệt là giao thông đường thủy, nguồn lao động trẻ, dồi dào, trình độ dân trí khá, cókhả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới Tuy nhiên, nền kinh tế củavùng ven biển huyện Thạch Hà còn mang tính sản xuất nhỏ, khả năng nguồn vốn tại

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

chỗ hạn hẹp, phát triển công nghiệp trên địa bàn như khai thác và bán khoáng sảnthô (titan, sắt Thạch khê); công nghiệp chế biến chưa có; du lịch, dịch vụ mới đang

là tiềm năng như vùng sinh thái Quỳnh Viên, các đền chùa chưa được khai thác.Tài nguyên đất của vùng ven biển huyện Thạch Hà khá hạn hẹp Đất cát phavùng ven biển có địa hình thấp trũng, thích hợp để nuôi trồng thủy sản, sản xuất cácloại cây rau màu có tính chịu hạn cao Tuy nhiên, vào mùa khô hạn, do ảnh hưởngcủa gió Lào khô, nóng nhiều loại cây trồng gặp hạn hán nghiêm trọng, sinh trưởng,phát triển kém, năng suất thấp Những năm thời tiết nắng nóng khắc nghiệt sản xuấtnông nghiệp bị thất thu hoàn toàn Trong mùa mưa với lượng mưa lớn, kết hợp vớiđịa hình phức tạp nên dễ bị úng lụt trên quy mô lớn, gây thiệt hại cho sản xuất nôngnghiệp và đời sống của nhân dân

Hiện nay, vùng ven biển huyện Thạch Hà đã có cơ sở hạ tầng phục vụ sảnxuất khá đầy đủ, ngành nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực, công tác chuyểngiao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp đang được đẩy mạnh, giá trị sản xuất nôngnghiệp trên một ha canh tác luôn được nâng cao Tuy nhiên, công tác chuyển đổi cơcấu cây trồng diễn ra còn chậm, việc xác lập phương hướng và kế hoạch sản xuấtchưa thật phù hợp với điều kiện sinh thái và nhu cầu của thị trường Sản xuất nôngnghiệp mới chú trọng về vấn đề an ninh lương thực do đó nhiều loại nông sản tăngnhanh về khối lượng nhưng giá trị hàng hoá không cao, sức tiêu thụ chưa mạnh.Mức độ đầu tư thâm canh của nông dân chưa đồng đều, quá thấp so với nhu cầucủa cây trồng trên vùng đất đó Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vàosản xuất cũng như trình độ bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn nhiều hạn chế,phần lớn làm theo kinh nghiệm Quy mô sản xuất còn nhỏ, phân tán, các vùng sảnxuất manh mún không tập trung nên chưa tạo ra những mặt hàng nông sản với sốlượng lớn, giá trị kinh tế cao để chiếm lĩnh thị trường trong nước hoặc xuất khẩu,ngoại trừ mặt hàng lạc vỏ

2.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN HUYỆN THẠCH HÀ 2.3.1 Quy mô và địa bàn phân bố đất cát ven biển huyện Thạch Hà

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà có 5793,7ha phân bố rộng khắp trênnăm xã bao gồm Thạch Hải, Thạch Lạc, Thạch Trị, Thạch Văn và Thạch Hội với tỷ

lệ chênh lệch nhau không đáng kể trong đó đất cát chiếm tỷ lệ cao nhất so với toànvùng là xã Thạch Hải với 1349,96ha chiếm 23,3% diện tích đất cát ven biển trongtoàn vùng Tiếp theo đó là diện tích đất cát ven biển của xã Thạch Lạc với1175,91ha chiếm 20,3% diện tích đất cát ven biển trong toàn vùng Nhìn vào bảng

số liệu ta thấy xã Thạch Hải và xã Thạch Lạc có diện tích đất cát ven biển chiếm ưuthế hơn hẳn so với toàn vùng đồng thời quy mô và diện tích đất cát đưa vào sản xuấtnông nghiệp cũng khá lớn nên chúng tôi đã quyết định chọn hai xã này làm địa bànchọn mẫu điều tra phỏng vấn để tiến hành nghiên cứu đề tài

Bảng 2.2: Địa bàn phân bố đất cát ven biển huyện Thạch Hà

Nguồn: Phòng TN&MT huyện Thạch Hà- 2010

Xã có địa bàn phân bố đất cát ít nhất so với toàn vùng là xã Thạch Hội vớidiện tích đất cát ven biển có 1059,44ha chiếm 18,29% tổng diện tích đất cát củatoàn vùng, qua khảo sát thực tế tại địa phương thì các xã có thành phần đất cát venbiển chiếm tỷ lệ nhỏ so với toàn huyện thì đa dạng các loại hình sử dụng đất tùytheo các loại đất có phân bố trên các xã vì vậy đó cũng là lý do vì sao chúng tôikhông tiến hành chọn mẫu điều tra trên các xã này Xem xét thêm các xã Thạch Trị

và Thạch Văn, từ bảng số liệu 2.3 ta thấy diện tích đất cát ven biển của hai xã nàytheo thứ tự là 1091,3ha và 1116,46 chiếm tỷ lệ phần trăm trong toàn vùng lần lượt

Trang 40

chênh lệch quá lớn trên các xã ven biển của huyện Sự chênh lệch về diện tích đấtcát ở xã có diện tích đất cát lớn nhất là xã Thạch Hải (với 1349,96ha chiếm 23,3%)

so với xã có diện tích đất cát ít nhất là xã Thạch Hội (với 1059,44 chiếm 18,29%) là290,52ha tương ứng với 4,01%, vì vậy có thể tiến hành chọn mẫu nghiên cứu trênmột số xã đại diện để đưa ra những giải pháp chung cho toàn vùng

2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất cát ở vùng ven biển huyện Thạch Hà

Theo bảng số liệu 2.4 ta thấy toàn huyện Thạch Hà có 35503,78 ha đất tựnhiên trong đó vùng đất cát ven biển với 5793,7 ha chiếm 16,32% qua đó ta thấydiện tích vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà khá hẹp so với tổng diện tích đất tựnhiên của cả huyện Với diện tích đất hẹp nhưng tỷ lệ đất chưa sử dụng so với toànhuyện lại khá cao (1084,9 ha chiếm 32,19% diện tích đất chưa sử dụng của toànhuyện) Trong các loại đất thì ta thấy đất nông nghiệp chiếm một phần nhỏ nhất(3378,98 ha chiếm 14,67% so với diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện) đốivới toàn huyện khi so sánh với các loại đất khác Đối với đất phi nông nghiệp củavùng ven biển huyện Thạch Hà có diện tích 1374,82 ha trong khi đó toàn huyện cóđến 9092,68 ha nên so với toàn huyện thì đất phi nông nghiệp của vùng ven biểnhuyện Thạch Hà chỉ chiếm 15,12%

Nhìn chung tình hình sử dụng đất đai nói chung ở vùng đất cát ven biểnhuyện Thạch Hà còn manh mún và bộc lộ rõ nhiều điểm hạn chế, đất nông nghiệp

đã hạn hẹp trong khi đó đất chưa sử dụng lại chiếm một tỷ lệ khá cao (đến 32,19%

so với toàn huyện) Vậy một vấn đề cần thiết đặt ra là phải có những biện pháp cụthể và thiết thực để đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng chúng một cách cóhiệu quả góp phần nâng tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như đất phi nôngnghiệp tăng lên cao hơn và giảm xuống đến mức thấp nhất có thể đối với loại đấtchưa sử dụng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 08/11/2016, 11:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tuấn Anh (2004), Đất cát ven biển Việt Nam với sự đa dạng hóa cây trồng, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất cát ven biển Việt Nam với sự đa dạng hóa câytrồng
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Năm: 2004
2. Lê Thanh Bồn (1998), Đặc điểm của lân và hiệu lực của phân lân trong đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, trường đại học Nông nghiệp I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm của lân và hiệu lực của phân lân trong đất cátven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Lê Thanh Bồn
Năm: 1998
3. Đ ào Nguyên Cát (2000), Kinh t ế tài nguyên đấ t, Nhà xu ấ t b ả n Nông nghi ệ p Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tếtài nguyênđất
Tác giả: Đ ào Nguyên Cát
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2000
4. Cục thống kê Hà Tĩnh- Phòng Thống kê huyện Thạch Hà (2010), Báo cáo chính thức dân số và biến động dân số năm 2010, Thạch Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chínhthức dân số và biến động dân số năm 2010
Tác giả: Cục thống kê Hà Tĩnh- Phòng Thống kê huyện Thạch Hà
Năm: 2010
5. Ths. Nguy ễ n V ă n C ườ ng (2006), Bài gi ả ng Qu ả n lý đấ t đ ai, Đạ i h ọ c kinh t ế , Hu ế . 6. TS. Phùng Thị Hồng Hà (2004), Bài giảng Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, Đại học kinh tế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản lýđấtđai",Đại học kinh tế, Huế.6. TS. Phùng Thị Hồng Hà (2004), "Bài giảng Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp
Tác giả: Ths. Nguy ễ n V ă n C ườ ng (2006), Bài gi ả ng Qu ả n lý đấ t đ ai, Đạ i h ọ c kinh t ế , Hu ế . 6. TS. Phùng Thị Hồng Hà
Năm: 2004
9. Nguyễn Anh Hồng (2003), “Đất trồng trọt có nguy cơ thành sa mạc”, Thời báo kinh tế Việt Nam, 20 (1), tr. 7-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất trồng trọt có nguy cơ thành sa mạc”", Thời báokinh tế Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Anh Hồng
Năm: 2003
10.Trần Quang Kiên (2006), “Nuôi cá bằng mô hình VAC”, Nông thôn mới,tr.1-2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi cá bằng mô hình VAC”
Tác giả: Trần Quang Kiên
Năm: 2006
11. Phan Liêu (1981), Đất cát ven biển Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất cát ven biển Việt Nam
Tác giả: Phan Liêu
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹthuật
Năm: 1981
12. Cố GS.TS Nguyễn Thế Nhã- PGS.TS Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê, Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tếnông nghiệp
Tác giả: Cố GS.TS Nguyễn Thế Nhã- PGS.TS Vũ Đình Thắng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
14. Phòng NN&amp;PTNT huyện Thạch Hà (2010), Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008- 2010 huyện Thạch Hà, Thạch Hà.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả sản xuất nôngnghiệp giai đoạn 2008- 2010 huyện Thạch Hà
Tác giả: Phòng NN&amp;PTNT huyện Thạch Hà
Năm: 2010
7. Trần Thị Thu Hà (2002), Bài giảng đánh giá hiệu quả đất, Trường đại học Nông nghiệp II Huế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w