1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương

118 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 590,87 KB

Nội dung

Việc ứng dụng chung công nghệ xử lý cho một ngành sản xuất là là một việc khó khăn vì mổi nhà máy có mỗi đặc trưng riêng về công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm ...khác nhau nên

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN HÙNG VƯƠNG

Tác giả

NGUYỄN VĂN THẾ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng

Kỹ sư ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Giáo viên hướng dẫnTS.NGUYỄN TRI QUANG HƯNG

Tp Hồ Chí Minh, tháng 05, năm 2015

Trang 2

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

KHÓA HỌC: 2011 – 2015

1 Tên đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản công ty cổ phần HùngVương, công suất 500m3/ngày đêm

2 Nội dung khóa luận

- Tìm hiểu tổng quan về công ty cổ phần Hùng Vương

- Phân tích quy trình sản xuất, tính chất ô nhiễm của nguồn thải, và ảnhhưởng của nước thải tới môi trường

- Lựa chọn thông số tính toán

- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại xưởng sản xuất công ty Hùng Vương

- Lập dự toán kinh tế cho phương án đề xuất

3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu 12/2014 Kết thúc 6/2015

4 Họ và tên giáo viên hướng dẫn : TS.NGUYỄN TRI QUANG HƯNG

Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

PGS.TS Lê Quốc Tuấn TS Nguyễn Tri Quang Hưng

************

Trang 3

Trong suốt 4 năm học tại trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, tôi đã tích lũy đượcrất nhiều kiến thức bổ ích làm hành trang bước vào đời Nhưng hơn cả, tôi đã họcđược cách sống và làm việc của Thầy, Cô và bạn bè tại trường – những người đã hếtlòng truyền đạt những kinh nghiệm sống quý báu cho tôi Tôi xin gửi lời cảm ơn sâusắc đến:

- Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tạo môi trường tốt nhấtcho tôi được học và thực hành tại trường

- Quý Thầy, Cô Khoa Môi trường và Tài nguyên - trường Đại Học Nông LâmTP.HCM đã dạy bảo tôi trong những năm học tại trường

- Thầy Nguyễn Tri Quang Hưng đã tận tình định hướng, hướng dẫn và chỉ bảo cũngnhư động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

- Ban lãnh đạo và toàn thể Anh, Chị công nhân viên Công ty cổ phần thủy sản HùngVương đã tận tình hổ trợ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và học hỏi kinhnghiệm

- Ban lãnh đạo và Anh,Chị nhân viên công ty TNHH Kỹ Thuật và Công Nghệ TínĐạt tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình đi thực tập, thực tế

- Ba, Mẹ, Anh, Chị, Em và các Bạn sinh viên lớp DH11MT đã động viên, giúp đỡtôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi người Sức Khỏe, HạnhPhúc và Thành Đạt

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Đề tài tập trung vào những mục tiêu chính sau:

- Nghiên cứu quy trình sản xuất và thực trạng môi trường tại khu vực sản xuất củacông ty Hùng Vương

- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản đạt tiêu chuẩn cột B, QCVN11:2008/BTNMT

Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung cần thực hiện gồm:

- Tổng quan về nước thải thủy sản và các công nghệ, thiết bị xử lý đang được ápdụng phổ biến hiện nay

- Tổng quan về công ty cổ phần Hùng Vương khu Công nghiệp Mỹ Tho

Trang 4

động của công ty Hùng Vương.

- Chi tiết các trang thiết bị, nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, hóa chất sử dụng

và công suất hoạt động của dây chuyền sản xuất

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của nhà máy sản xuất

- Xây dựng phương án, tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản chocông ty

- Thực hiện các bản vẽ bao gồm:

• Bản vẽ quy trình công nghệ

• Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt

• Bản vẽ chi tiết các thiết bị sử dụng

- Xây dựng các biện pháp quản lý vận hành

- Dự toán kinh tế cho phương án đề xuất

Phương án thiết kế:

- Phương án 1: Song chắn rác  Hố thu  Bể tách dầu  SCR tinh Bể trộn

 Bể DAF  Bể UASB  Bể Anoxic  Aerotank  Bể lắng  Bể khử trùng

- Phương án 2: SCT  Hố thu  Bể tách dầu  SCR tinh  Bể trộn  Bể DAF

Bể UASB  Bể MBBR  Bể lắng  Bể khử trùng

Qua quá trình tính toán, phân tích tính kỹ thuật, kinh tế và vận hành, lựa chọn phương

án 2 để xây dựng vì:

- Hiệu quả cao

- Tiết kiệm diện tích

- Chi phí rẻ hơn

- Dễ vận hành và chi phí vận hành rẻ hơn

Trang 8

COD :Nhu cầu oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand)

BOD5 :Nhu cầu oxy sinh hoá 5 (Biochemical Oxygen Demand)

F/M :Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

MLSS :Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixel Liquor Suspended Solids)MLVSS :Chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (Mixed Liquor Volatile Suspended Solid)TSS :Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solid)

QCVN :Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT :Bộ Tài Nguyên Môi Trường

TCXDVN :Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

KCN :Khu công nghiệp

Trang 9

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN

1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những thập niên gần đây, ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nướcnói riêng đang trở thành mối lo chung của nhân loại Vấn đề ô nhiễm môi trường vàbảo vệ sự trong sạch cho các thủy vực hiện nay đang là những vấn đề cấp bách trongquá trình phát triển kinh tế, xã hội Để phát triển bền vững chúng ta cần có những biệnpháp kỹ thuật hạn chế, loại bỏ các chất ô nhiễm do hoạt động sống và sản xuất thải ramôi tường Một trong những biện pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường vàchống ô nhiễm nguồn nước là tổ chức thoát nước và và xử lý nước thải trước khi xảvào nguồn tiếp nhận

Chế biến thủy sản ở nước ta là ngành công nghiệp có mạng lưới sản xuất rộngvới nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao.Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của ngành mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho

sự phát triển, vì sản xuất càng phát triển thì lượng chất thải càng lớn Các chất thải cóthành phần chủ yếu là các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất chứa Cacbon, Nitơ,Photpho… Trong điều kiện khí hậu Việt Nam chúng nhanh chóng bị phân hủy gây ônhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con ngườiTrong những năm gần đây có rất nhiều khiếu kiện và ý kiến phản ứng của nhândân về ô nhiễm môi trường do ngành chế biến thủy sản gây ra Điều này cho thấyngành chế biến thủy sản đang đứng trước nguy cơ làm suy thoái môi trường, ảnhhưởng không những đến cuộc sống hiện tại mà cả cho thế hệ tương lai

Và công ty cổ phần Hùng Vương cũng là một trong những nguồn gây tác động

đến môi trường, chính vì vậy mà đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản công ty cổ phần Hùng Vương, công suất 500m 3 /ngày đêm.” được thực

hiện nhằm mục đích giải quyết ô nhiễm của nước thải tại công ty giúp công ty pháttriển kinh tế cùng với bảo vệ môi trường bền vững

Trang 10

1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI.

− Tổng quan về công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương

− Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải thủy sản

− Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải thủy sản công ty Hùng Vương

− Tính toán thiết kế các công trình đơn vị

− Tính toán kinh tế

− Quản lý vận hành

− Kết luận và kiến nghị

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI.

Việc ứng dụng chung công nghệ xử lý cho một ngành sản xuất là là một việc khó khăn vì mổi nhà máy có mỗi đặc trưng riêng về công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm khác nhau nên đặc trưng về thành phần và tính chất nước thải cũng khác nhau.Phạm vi ứng dụng của đề tài này là nước thải của công ty sản xuất thủy sản Hùng Vương và một số công ty khác nếu có cùng tính chất nước thải

1.5 PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN.

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu tai liệu

− Dữ liệu được thu thập từ các kết quả nghiên cứu, các tài liệu có liên quan

1.5.2 Phương pháp khảo sát thực địa

− Tiến hành khảo sát về tính chất, thành phần nước thải

1.5.3 Phương pháp phân tích

− Lấy mẫu đo dạc và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước

− Dùng phần mềm Autocad để thể hiện kiến trúc các công trình

Trang 11

Chương 2:

TỔNG QUAN

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt độngkinh tế nằm trong tổng thể kinh tế – xã hội của loài người Thuỷ sản đóng vai trò quantrọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế nó còn là mộtngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân đặc biệt là ởvùng nông thôn và vùng ven biển

Việt Nam hiện được xếp vào nhóm các quốc gia có khả năng và năng lực cạnhtranh cao trong ngành thủy sản Điều này được thể hiện khi Việt Nam đang là quốc giađứng thứ 5 thế giới về sản xuất và xuất khẩu thủy sản

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, thương mại củaViệt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng đã có thêm nhiều cơ hội thuận lợi đểcác doanh nghiệp xuất khẩu trong nước phát triển

- Thực trạng và triển vọng ngành công nghiệp Chế biến thủy sản:

Ngành chế biến thủy sản của Việt Nam chiếm tỷ trọng đáng kể trong côngnghiệp chế biến/sản xuất, một lĩnh vực chiếm khoảng 20% GDP Tại thời điểm năm

2001, ngành chế biến nông, thủy sản và thực phẩm giữ vị trí hàng đầu, chiếm khoảng23%, năm 2010 chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất công nghiệp và vị thế này không

có sự thay đổi lớn trong 10 năm qua Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại thờiđiểm năm 2012 có trên 6.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông, thủy sản.Đây là lĩnh vực quan trọng có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất trong công nghiệpsản xuất

Hầu hết các sản phẩm chế biến ở dạng sơ chế, tỷ lệ chế biến sâu (tinh chế) cònrất thấp Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam năm 2012 đạt 18,1 tỷ

Trang 12

USD, trong 5 năm trở lại đây tăng khoảng 2,2 lần và là một trong những mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam.

Với nguồn tài nguyên phong phú về thủy sản, nếu Việt Nam thực hiện các biệnpháp chính sách đồng bộ sẽ đem lại sự phát triển nhất định cho lĩnh vực này.Hướng chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam là cơ cấu lại sản phẩm chế biến, sản xuất cácsản phẩm có giá trị gia tăng cao, đảm bảo vệ sinh toàn thực phẩm và phát triển bềnvững Bên cạnh đó, tiến hành thương mại hóa các sản phẩm nhằm đáp ứng với nhu cầuthị trường nước ngoài trên cơ sở tận dụng nguồn tài nguyên về nông, thủy sản trongnước, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao bao gồm cả việc tạodựng thương hiệu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành

Định hướng đến năm 2020 Việt Nam trở thành quốc gia cung cấp tin cậy cácsản phẩm nông, thủy sản và thực phẩm an toàn, chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu vàtiêu dùng trong nước Xác lập 3-5 mặt hàng thủy sản và thực phẩm chế biến có thể tạonên hình ảnh thương hiệu của Việt Nam

- Những thách thức của ngành chế biến thuỷ sản Việt nam:

Việt nam có nhiều lao động và nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, sẽ thíchhợp cho những lợi thế khởi điểm mang tính tĩnh khi dùng loại lao động này trong lĩnhvực chế biến thuỷ sản

Tuy nhiên để phát triển ngành thuỷ sản một cách bền vững và có hiệu quả caochúng ta cần phải nhận thức rõ những thách thức đang đặt ra, đó là:

Quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nguồn nhân lực còn ít được đào tạo,cuộc sống vật chất thiếu thốn là sức ép rất lớn cả về kinh tế xã hội và môi trường sinhthái đối với nghề khai thác hải sản

Cơ sở hạ tầng yếu, chưa đồng bộ với trình độ công nghệ lạc hậu trong khai thácchế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp

Công nghệ sản xuất thuỷ sản của Việt nam nhìn chung còn rất lạc hậu so vớiđối thủ cạnh tranh

Trang 13

Những đòi hỏi rất cao và ngày càng chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh và chất lượngsản phẩm thuỷ sản của các nước nhập khẩu.

Sự hội nhập quốc tế với sự rỡ bỏ hàng rào thuế quan, sự gia tăng dần vị thế củathuỷ sản Việt nam trên trường quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, với nhiềuphương thức khác nhau trên thị trường thế giới và ngay cả trên thị trường Việt Nam

Môi trường cho phát triển thuỷ sản là môi trường hết sức linh hoạt và nhạy cảm.Việc phát triển, khai thác và chế biến thủy sản, không chú ý bảo đảm các điều kiện an toàn sinh thái và an toàn vệ sinh thức phẩm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng

có tính chất lâu dài về môi trường, thị trường và xã hội

2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2.2.1 Vị trí địa lý

Công ty cổ phần Hùng Vương nằm trong khu công nghiệp Mỹ Tho

Địa chỉ: Lô 44, Khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam

Ngày 15-1-2007, Công ty chính thức chuyển đổi thành Công Ty Cổ Phần HùngVương với vốn điều lệ là 120 tỷ đồng

Cổ đông sáng lập của công ty đồng thời cũng là cổ đông sáng lập nhóm cáccông ty về chế biến thủy sản xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản, kho lạnh, bao gồm: Công

ty TNHH Châu Á, Công ty Hùng Vương - Vĩnh Long, Công ty An Lạc - Tiền Giang,Công ty Nuôi Trồng Thủy Sản Hùng Vương Miền Tây, Công ty An Lạc - TPHCM

Trang 14

2.2.3 Cơ sở hạ tầng

Từ một nhà máy chế biến ban đầu chỉ với công suất 50 tấn/ngày, đến nay, công

ty đã phát triển và có được 7 nhà máy chế biến trực thuộc với toàn bộ trang thiết bịmới và hiện đại

Cùng với đầu tư vào sản xuất, chế biến, công ty còn đầu tư nuôi trồng 250 ha cáTra tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đạt công suất 250.000 – 300.000 tấn/năm

2.2.4 Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty

Trang 15

Tiếp nhận nguyên liệu Cắt tiết Fille Rửa 1 Lạng da

Định hình Rửa 2

Kiểm kí sinh trùng Rửa 3

Chờ đông, cấp đông

Mạ băng Bao gói

Bảo quản

2.3 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY

2.3.1 Chi tiết quy trình hoạt động, thuyết minh quy trình

 Quy trình chế biến cá tra fille

Hình 2.2.Quy trình sản xuất của công ty

 Thuyết minh quy trình chế biến cá tra fille

Tiếp nhận nguyên liệu

Cá nguyên con còn sống, chất lượng tươi tốt

Cá không bệnh, không khuyết tật Trọng lượng 500g/ con

Cá sống được vận chuyển từ khu vực khai thác đến Công ty bằng ghe đục để cho

cá còn sống Từ bến cá được cho vào thùng nhựa chuyên dùng rồi chuyển nhanh đếnkhu tiếp nhận bằng xe tải nhỏ Tại khu tiếp nhận QC kiểm tra chất lượng cảm quan (cácòn sống, không có dấu hiệu bị bệnh)

Cắt tiết- ngâm - rửa 1

Cá được giết chết bằng cách cắt hầu Cá sau khi giết chết cho vào bồn nước rửasạch

Fillet

Trang 16

Miếng fillet phải nhẳn, phẳng.

Không sót xương, phạm thịt

Sử dụng dao chuyên dùng để fillet cá: Tách thịt 2 bên thân cá, bỏ đầu, bỏ nội tạng,dưới vòi nước chảy liên tục, thao tác phải đúng kỹ thuật và tránh vỡ nội tạng, không đểsót thịt trong xương

Rửa 2

Rửa bằng nước sạch, nhiệt độ thường

Rửa phải sạch máu

Nước rửa chỉ sử dụng một lần Mỗi lần rửa không quá 50 kg

Miếng fillet được rửa qua 2 bồn nước sạch Trong quá trình rửa miếng fillet phảiđảo trộn mạnh để loại bỏ máu, nhớt & tạp chất

Rửa 3

Nhiệt độ nước rửa ≤ 8 0C

Tần suất thay nước : 200 kg thay nước một lần

Sản phẩm được rửa qua 2 bồn nước sạch có nhiệt độ T0 £ 80C Khi rửa dùng tayđảo nhẹ miếng fillet Rửa không quá 200 kg thay nước một lần

Phân cỡ, loại

Phân cỡ miếng cá theo gram / miếng, Oz/ miếng hoặc theo yêu cầu khách hàng.Cho phép sai số ≤ 2%

Trang 17

Cá được phân thành các size như : 60 -120; 120 -170; 170 - 220; 220 - Up (gram/miếng) hoặc 3 – 5, 5 – 7, 7 – 9, 4 – 6, 6 – 8, 8 – 10, 10 – 12 (Oz/ miếng), hoặc theo yêucầu của khách hàng.

Soi ký sinh trùng

Không có ký sinh trùng trong mỗi miếng fillet

Kiểm tra theo tần suất 30 phút/ lần

Kiểm tra ký sinh trùng trên từng miếng fillet bằng mắt trên bàn soi

Miếng fillet sau khi kiểm tra ký sinh trùng phải đảm bảo không có ký sinh trùng.Những miếng fillet có ký sinh trùng phải được loại bỏ QC kiểm tra lại với tần suất 30phút/ lần

Rửa 4

Nhiệt độ nước rửa ≤ 80C

Tần suất thay nước : 100kg thay nước một lần

Sản phẩm được rửa qua 1 bồn nước sạch có nhiệt độ T0 £ 80C Khi rửa dùng tayđảo nhẹ miếng fillet Rửa không quá 100kg thay nước một lần

Xếp khuôn

Xếp khuôn theo từng cỡ, loại riêng biệt hoặc theo yêu cầu của khách hàng

Sản phẩm rửa xong để ráo mới tiến hành xếp khuôn Từng miếng cá được xếp vàokhuôn sao cho thể hiện tính thẩm mỹ dạng khối sản phẩm

Cấp đông

Thời gian cấp đông ≤ 3 giờ

Nhiệt độ trung tâm sản phẩm: ≤ -180C

Nhiệt độ tủ cấp đông: - 350C , - 400C

Đối với tủ đông tiếp xúc phải chạy khởi động tủ đến khi có một lớp băng mỏng phủtrên các tấm Plate mới cho hàng vào cấp đông; thời gian cấp đông không quá 3 giờ.Nhiệt độ trung tâm sản phẩm đạt £ - 180C

Tách khuôn

Thao tác nhẹ nhàng tránh gãy sản phẩm

Sản phẩm sau khi cấp đông xong được tiến hành tách khuôn bằng cách dùng nước

mạ phía dưới đáy khuôn để tách lấy sản phẩm ra đóng gói

Bao gói

Bao gói đúng cỡ, loại

Trang 18

Đúng quy cách theo từng khách hàng.

Thông tin trên bao bì phải theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam hoặctheo quy định khách hàng

Thời gian bao gói không quá 30 phút/ tủ đông

Cho hai block cùng cỡ loại cho vào một thùng hoặc tuỳ theo yêu cầu khách hàng.Đai nẹp 2 ngang 2 dọc Ký mã hiệu bên ngoài thùng phù hợp với nội dung bêntrong sản phẩm

2.4 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.4.1 Các nguồn phát sinh nước thải trong hoạt động sản xuất tại sưởng

Do đặc trưng của quá trình chế biến thủy hải sản nên lượng nước công tytập trung chủ yếu là nước thải trong quá trình sản xuất bao gồm nước rửa nguyên liệu,nước sử dụng cho vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, ngoài ra còn có nướcthải sinh hoạt cho công nhân

2.4.2 Các phương pháp xử lý nước thải thủy sản

Do đặc tính nước thải ngành chế biến thủy sản chứa lượng chất hữu cơ lớn, tỉ sốBOD/COD dao động khoảng từ 0,5 đến 0,7 nên biện pháp xử lý thường được áp dụng

là sử dụng các công trình xử lý sinh học

Trong nước thải còn chứa lượng cặn khá lớn, các mảnh vụn nguyên liệu có đặctính cơ học tương đối bền vì thế trước khi đưa vào hệ thống xử lý sinh học, nước thảicần được xử lý bằng các công trình xử lý cơ học để loại bỏ cặn này

Do lưu lượng và chất lượng nước thải chế biến thủy sản thay đổi rất lớn theo thờigian, do đó trong công nghệ thường phải sử dụng bể điều hòa có dung tích đủ lớn để ổđịnh dòng nước thải vào công trình xử lý sinh học tiếp theo

Nước thải sau khi xử lý sinh học vẫn còn một số vi sinh vật gây bệnh, do đó phải qua giai đoạn khử trùng trước khi xả ra ngoài môi trường

Trang 19

2.4.2.1 Phương pháp cơ học

Xử lý cơ học (hay còn gọi là xử lý bậc I) nhằm mục đích loại bỏ các tạp chấtkhông tan (rác, cát nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi…) ra khỏi nước thải;điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

Các công trình xử lý cơ học nước thải thủy sản thông dụng:

1) Song chắn rác

Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại cácmiệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như:nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác

Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn được chia thành hai loại:

Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60÷100mm

Song chắn mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10÷25mm

2) Lưới lọc

Lưới lọc dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các thành phầnquý không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ Kích thước mắt lưới từ0,5÷1,0mm

Lưới lọc thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn (haycòn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình dĩa

3) Bể lắng cát

Bể lắng cát đặt sau song chắn, lưới chắn và đặt trước bể điều hòa, trước bể lắngđợt I Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô nặng như cát, sởi, mảnh vỡ thủytinh, mảnh kim loại, tro tán, thanh vụn, vỏ trứng… đế bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bịmài mòn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý tiếp theo Bể lắng cát gồm 3 loại: Bểlắng cát ngang, bể lắng cát tổi khí, bể lắng cát ly tâm

4) Bể điều hòa

Do đặc điểm công nghệ sản xuất của một số ngành công nghiệp, lưu lượng vànồng độ nước thải thường không đều theo các giờ trong ngày, đêm Sự dao động lớn

về lưu lượng và nồng độ dẫn đến những hậu quả xấu về chế độ công tác của mạng lưới

và các công trình xử lý Do đó bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độvào công trình xử lý ổ định, khắc phục những sự cố vận hành do sự dao động về nồng

Trang 20

độ và lưu lượng của nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lýsinh học.

5) Bể lắng

Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắcdựa vào sự khác nhau giữa trọng lượng các hạt cặn có trong nước thải Các bể lắng cóthể bố trí nối tiếp nhau Quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 ÷ 95% lượng cặn cótrong nước thải Vì vậy đây là quá trình quan trọng trong xử lý nước thải, thường bố trí

xử lý ban đầu hay sau khi xử lý sinh học Để có thể tăng cường quá trình lắng ta có thểthêm vào chất đông tụ sinh học

Bể lắng được chia thành các loại sau: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng ly tâm6) Bể vớt dầu mỡ

Các loại công trình này thường được ứng dụng khi xử lý nước thải công nghiệp,nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước, chúng gây ảnh hưởngxấu tới các công trình thoát nước (mạng lưới và các công trình xử lý)

Vì vậy ta phải thu hồi các chất này trước khi đi vào các công trình phía sau Cácchất này sẽ bịt kín lỗ hổng giữa các hạt vật liệu lọc trong các bể sinh học…và chúngcũng phá hủy cấu trúc bùn hoạt tính trong bể Aerotank, gây khó khăn trong quá trìnhlên men cặn

7) Bể lọc

Công trình này dùng để tách các phần tử lơ lửng, phân tán có trong nước thải vớikích thước tương đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọcnhư cát, thạch anh, than cốc, than bùn, than gỗ, sỏi nghiền nhỏ… Bể lọc thường làmviệc với hai chế độ lọc và rửa lọc Đối với nước thải ngành chế biến thủy sản thì bể lọc

ít được sử dụng vì nó làm tăng giá thành xử lý

Cơ sở của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó, chấtnày phản ứng với các tạp chất bẩn trong nước thải và có khả năng loại chúng ra khỏinước thải dưới dạng căn lắng hoặc dưới dạng hòa tan không độc hại

Các phương pháp hóa lý thường được sử dụng để xử lý nước thải chế biến thủysản là quá trình keo tụ, hấp phụ, trích ly, tuyển nổi

1) Keo tụ

Trang 21

Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không hể táchđược các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là những hạt rắn có kíchthước quá nhỏ Quá trình thủy phân các chất đông tụ và tạo thành các bông keo xảy ratheo các giai đoạn sau:

Các chất keo tụ thường dùng là phèn nhôm (Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2,

Al2(OH)5Cl, KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O); phèn sắt (Fe2(SO4)3.2H2O;

Fe2(SO4)3.3H2O; FeSO4.7H2O và FeCl3) hoặc chất keo tụ không phân ly, dạng caophân tử có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp Các chất keo tụ cao phân tử cho phépnâng cao đáng kể hiệu quả của quá trình keo tụ và lắng bông cặn sau đó

2) Tuyển nổi

Tuyển nổi được ứng dụng để xử lý các chất lơ lửng trong nước (bùn hoạt tính,màng vi sinh vật) Nước thải được nén đến áp suất 40-60psi với khối lượng không khíbão hòa Khi áp suất của hỗn hợp khí-nước này được giảm đến áp suất khí quyển trong

bể tuyển nổi thì những bọt khí nhỏ bé được giải phóng Bọt khí có khả năng hấp phụcác bông bùn và các chất lơ lửng hoặc nhũ tương (dầu, sợi …) làm chúng kết dính lạivới nhau và nổi lên trên bề mặt bể Hỗn hợp khí - chất rắn nổi lên tạo thành váng trên

bề mặt Nước đã được loại bỏ các chất rắn lơ lửng được xả ra từ đáy của bể tuyển nổi.2.4.3.3 Phương pháp sinh học

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa vào khả năng sống và hoạtđộng sống của vi sinh vật có tác dụng phân hóa chất hữu cơ Do quá trình phân hóaphức tạp nhưng chất bẩn có được kháng hóa và trở thành nước, chất vô cơ và nhữngchất khí như : H2S, Sunfit, Amoniac, Nitơ …

Trang 22

Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của các vi sinh vật để phânhủy chất hữu cơ có trong nước thải Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một sốmuối khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng Trong quá trình dinh dưỡngchúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinhkhối của chúng tăng lên Quá trình phân hủy chất hữu cơ nhờ sinh vật gọi là quá trìnhoxy hóa sinh hóa Như vậy nước thải có thể xử lý bằng phương pháp sinh học sẽ đặctrưng bằng các chỉ tiêu BOD, COD Để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh họchiệu quả thì tỷ số BOD/COD ≥ 0.5.

Các phương pháp xử lý sinh học có thể phân loại trên cơ sở khác nhau, dựa vàoquá trình hô hấp của sinh vật có thể chia ra làm 2 loại : quá trình hiếu khí và kỵ khí.Các công trình áp dụng phương pháp này như :

1) Bể Aerotank:

Khi nước thải vào bể thổi khí (bể Aerotank), các bông bùn hoạt tính được hìnhthành mà các hạt nhân của nó là các phân tử cặn lơ lửng Các loại vi khuẩn hiếu khíđến cư trú, phát triển dần, cùng với các động vật nguyên sinh, nấm, xạ khuẩn,… tạonên các bông bùn màu nâu sẫm, có khả năng hấp thụ chất hữu cơ hòa tan, keo vàkhông hòa tan phân tán nhỏ Vi khuẩn và sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chấtdinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển hoá chúng thành các chất trơ không hoà tan

và thành tế bào mới Trong Aerotank lượng bùn hoạt tính tăng dần lên, sau đó đượctách ra tại bể lắng đợt hai Một phần bùn được quay lại về đầu bể Aerotank để tham giaquá trình xử lý nước thải theo chu trình mới

2) Bể bùn hoạt tính với vi sinh vật sinh trưởng lơ lửng

Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trìnhphân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục Việcsục khí nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trìbùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng Nồng độ oxy hòa tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt

2 không nhỏ hơn 2 mg/l Tốc độ sử dụng oxy hòa tan trong bùn hoạt tính phụ thuộcvào:

− Tỷ lệ F/M

Trang 23

− Tốc độ sinh trưởng và hoạt động sinh lý của vi sinh vật

− Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất

− Lượng các chất cấu tạo tế bào

− Hàm lượng oxy hòa tan

Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí có hiệu quả cần phải hiệu rõvai trò quan trọng của quần thể vi sinh vật Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chấthữu cơ trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ mộtphần chất hữu cơ bị phân hủy thành CO2, H2O, NO3-, SO42-,…Một cách tổng quát, visinh vật tỏng hệ thống bùn hoạt tính gồm: Pseudomonas, zoogloea, Achromobacter,flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium, và 2 loại vi khuẩn nitrate hóaNitrosomonas và Nitrobacter Thêm vào đó, nhiều loại vi khuẩn dạng sợi như:Sphaerotilus, Beggiatoa, Thiothrix, Lecicothrix, và Geotrichum cũng tồn tại

Yêu cầu khi vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí là nước thải đưa vào hệ thốngcần có hàm lượng SS không vượt quá 150 mg/l, hàm lượng snr phẩm dầu mỏ khôngquá 25 mg/l pH = 6,5 – 8,5, nhiệt độ 60C < t0C < 370C

3) Bể UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket)

Cả 3 quá trình phân hủy, lắng bùn, tách khí được lắp đặt trong cùng một công trình.Tạo thành các loại bùn hạt có mật độ vi sinh vật rất cao và tốc độ lắng vượt xa so vớibùn hoạt tính hiếu khí dạng lơ lửng

Nguyên tắc hoạt động:

Nước thải được nạp liệu từ phía đáy bể, đi qua lớp bùn hạt, quá trình xử lý xảy

ra khi các hợp chất hữu cơ trong nước thải tiếp xúc với bùn hạt Khí sinh ra trong điềukiện kỵ khí sẽ tạo nên dòng tuần hoàn cục bộ giúp cho quá trình hình thành và duy trìbùn sinh học dạng hạt Khí sinh ra từ lớp bùn sẽ dính bám và các hạt bùn và cùng vớikhí tự do nổi lên bề mặt bể Tại đây, quá trình tách pha khí- lỏng- rắn xảy ra nhờ bộphận tách pha Khí theo ống dẫn qua bồn hấp thu chứa dung dịch NaOH 5% – 10%.Bùn sau khi tách bọt khí lại lắng xuống

Nước thải theo máng răng cưa dẫn đến công trình xử lý tiếp theo

4) Bể lọc sinh học nhỏ giọt

Trang 24

Bể lọc sinh học nhỏ giọt là thiết bị phản ứng sinh học trong đó các vi sinh vật sinhtrưởng cố định trên lớp vật liệu lọc Bể lọc hiện đại gồm một lớp vật liệu dễ thấm nướcvới vi sinh vật dính kết trên đó Nước thải đi qua lớp vật liệu này sẽ thấm hoặc nhỏgiọt trên đó Vật liệu lọc thường là đá dăm hoặc các khối vật liệu dẻo có hình thù khácnhau Nước thải phân phối trên lớp vật liệu lọc nhờ bộ phận phân phối.

Chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi quần thể vi sinh vật dính kết trên lớp vật liệu lọc Cácchất hữu cơ trong nước thải sẽ bị hấp phụ vào màng vi sinh vật dày 0,1 -0,2 mm và bịphân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí Khi vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, bề dày lớpmàng tăng lên, do đó, oxy đã bị tiêu thụ trước khi khuếch tán hết chiều dày màng sinhvật Như vậy môi trường kỵ khí được hình thành ngay sát bề mặt vật liệu lọc

Khi chiều dày lớp màng tăng lên, quá trình đồng hóa chất hữu cơ xảy ra trước khichúng tiếp xúc với vi sinh vật gần bề mặt vật liệu lọc Kết quả là vi sinh vật bị phânhủy nội bào, không còn khả năng dính bám trên bề mặt vật liệu lọc và bị rửa trôi

Trang 25

Bểlắng 2

Bể thu gom Nguồn tiếp nhận

3.1 CÁC SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG HIỆN NAY

3.1.1 Hệ thống xử lý nước thải xí nghiệp Việt Thắng – NhaTrang

Trang 26

Bể nén bùn Máy nén bùn

Sân phơi cát

Máy thổi khí

Bùn

Hình 3.1 Hệ thống xử lý nước thải xí nghiệp Việt Thắng – NhaTrang

3.1.2 Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản Ngô Quyền – Rạch Giá, Kiên Giang, công suất 520m 3 / ngày đêm.

Hình.3.2 Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản Ngô Quyền – Rạch Giá

Trang 27

Bể chứa bùn Máy nén bùn

Trang 28

3.2 CƠ SỞ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

3.2.1 Đặc tính nước thải tại công ty cổ phần Hùng Vương và tiêu chuẩn xả thải.

Bảng 3.1.Thông số thiết kế và thiêu chuẩn xả thải

QCVN11:2008/BTNM

TCột B

Lưu lượng nước thải là 10m3/1 tấn sản phẩm

Số lượng công nhân: 807 người

Nước thải sinh hoạt:

67,8 m3/ngày ( dùng bể tự hoại )

Nước thải sản xuất:

46,2 x 10 = 462 m3/ngày

Trang 29

3.3 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG SUẤT 500M 3 /NGĐ

3.3.1 Phương án 1:

Trang 30

QCVN 11:2008 Cột B

Trang 31

3.3.1.2 Thuyết minh quy trình công nghệ

Toàn bộ nước thải từ các công đoạn sản xuất được thu về hệ thống thoát nướccủa công ty về hố thu và bơm lên bể tách dầu, trước hố thu là SCR thô để loại bỏ cácloại chất thải kích thước lớn, các chất thải này là nguyên nhân gây tắc đường ống, hưbơm Bể tách dầu có nhiệm vụ tách mỡ cá ra khỏi nước thải và lắng một lượng chấtrắn, mỡ này sẽ đc thu lại và làm sản phẩm phụ như thức ăn chăn nuôi.Sau đó nước thảiđược bơm lên SCR tinh loại bỏ được lượng lớn thịt, xương và mỡ cá và chảy xuống bểtrộn

Hóa chất NaOH, PAC, polymer đươc châm vào bể trộn để hòa trộn đều hóachất vào nước thải.Từ bể trộn nuớc thải theo chế độ tự chảy qua bể tuyển nổi siêunông, các bông cặn được kết dính tạo thành các hạt cặn có kích thước lớn sẽ lắngxuống đáy bể, các bọt khí mịn lôi cuốn và kết dính các bông cặn nhỏ nổi lên bề mặt.Váng trên bề mặt được thiết bị gạt bọt bề mặt gạt vào ống đứng trung tâm cùng vớicặn lắng đáy bể được đưa vào bể chứa bùn Bể tuyển nổi siêu nông kết hợp keo tụ đểtách phần lớn lượng mỡ cá sau khi qua bể tách mỡ trọng lực và SS trước khi vào điềuhòa,bể điều hòa có hệ thống cánh khuấy ổn định nước thải cho các công trìnhsau.Trong bể điều hòa đặt bơm chìm để bơm nước qua bể UASB

Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nướcthải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theophản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + … Tại đây, nước được phân phối từ dưới lên trên Nhờ các vi sinh vật kỵ khí, chấthữu cơ sẽ bị phân huỷ thành nước và biogas bay lên khi qua đệm bùn kỵ khí Nước saukhi qua bộ phận tách ba pha (khí – lỏng – rắn) theo máng thu chảy vào đường ốngphân phối sang bể anoxic

Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic và aerotank Bể anoxickết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4 và

Trang 32

khử NO3- thành N2, khử Phospho Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đanxen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khửBOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiếtkiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4 do tận dụng được lượng oxy từ quátrình khử NO3- Nước sau cụm bể anoxic – aerotank tự chảy vào bể lắng bùn hoạt tính,trong bể lắng nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyểnngược từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước và chảy qua bể khử trùng bằngclorine Nước thải sau xử lý thải ra cống thu gom của hệ thống xử lý tập trung khucông nghiệp Mỹ Tho.

Bảng 3.2.Hiệu suất phương án 1

Công trình Hàm lượng Hiệu suất xử lý (%) Đầu ra

Trang 33

Công trình Hàm lượng Hiệu suất xử lý (%) Đầu ra

Trang 34

Hố thu

Bể tách dầuSCR tinh

Tuyển nổi siêu nôngBồn tạo áp

Bể điều hòaMáy nén khí

Khí

Bùn

Khử trùng

Bể nén bùnNguồn tiếp nhận

QCVN 11:2008 Cột B

Máy ép bùn

Trang 35

3.3.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ

Toàn bộ nước thải từ các công đoạn sản xuất được thu về hệ thống thoát nướccủa công ty về hố thu, trước hố thu là SCR thô để loại bỏ các loại chất thải kích thướclớn, các chất thải này là nguyên nhân gây tắc đường ống, hư bơm.Bể tách dầu cónhiệm vụ tách mỡ cá ra khỏi nước thải, mỡ này sẽ đc thu lại và làm sản phẩm phụ nhưthức ăn chăn nuôi.Sau đó nước thải được bơm lên SCR tinh loại bỏ được lượng lớnthịt, xương và mỡ cá và chảy xuống bể trộn

Hóa chất NaOH,PAC, polymer đươc châm vào bể trộn để hòa trộn đều hóa chấtvào nước thải.Từ bể trộn nuớc thải theo chế độ tự chảy qua bể tuyển nổi siêu nông, cácbông cặn được kết dính tạo thành các hạt cặn có kích thước lớn sẽ lắng xuống đáy bể,các bọt khí mịn lôi cuốn và kết dính các bông cặn nhỏ nổi lên bề mặt Váng trên bềmặt được thiết bị gạt bọt bề mặt gạt vào ống đứng trung tâm cùng với cặn lắng đáy bểđược đưa vào bể chứa bùn Bể tuyển nổi siêu nông kết hợp keo tụ để tách phần lớnlượng mỡ cá sau khi qua bể tách mỡ trọng lực và SS trước khi vào điều hòa, bể điềuhòa có hệ thống sục khí ổn định nước thải cho các công trình sau.Trong bể điều hòađặt bơm chìm để bơm nước qua bể UASB

Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nướcthải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theophản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + … Tại đây, nước được phân phối từ dưới lên trên Nhờ các vi sinh vật kỵ khí, chấthữu cơ sẽ bị phân huỷ thành nước và biogas bay lên khi qua đệm bùn kỵ khí Nước saukhi qua bộ phận tách ba pha (khí - lỏng - rắn) theo máng thu chảy vào đường ống phânphối sang bể MBBR

Sau bể UASB nước thải được dẫn bể MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor).Tại bể MBBR các vi sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ trong nước thảibám dính và phát triển trên bề mặt các vật liệu đệm Các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyểnhóa các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối Quần xã vi sinh sẽ phát triển và dày lên rất nhanh cùng với sự suy giảm các chất ô nhiễm trong nước thải

Trang 36

Khi đạt đến một độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vật sẽ tăng lên, khả năngbám dính của vi sinh vật ở lớp bên trong sẽ giảm, khi chúng không bám được lên bềmặt đệm nữa mà bong ra rơi vào trong nước thải Một lượng nhỏ vi sinh vật còn sót lạibám trên các đệm sẽ tiếp tục sử dụng chất hữu cơ có trong nước thải để hình thành nênmột quần xã sinh vật mới bám dính trên đệm.

Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ: các vi sinh vật trong nước thải oxy hóa cácchất ô nhiễm có thể oxy hóa để tạo ra năng lượng:

CxHyOz

Vi sinh vật

-> CO2 + H2O + ∆E

CxHyOzNt Vi sinh vật

Nước sau cụm bể anoxic – aerotank tự chảy vào bể lắng bùn hoạt tính, trong bểlắng nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển ngược từdưới lên trên chảy vào máng thu nước và chảy qua bể khử trùng bằng clorine.nước thảisau xử lý thải ra cống thu gom của hệ thống xử lý tập trung khu công nghiệp Mỹ Tho

Công trình Hàm lượng Đầu vào Hiệu suất xử lý (%) Đầu ra

Trang 37

Công trình Hàm lượng Đầu vào Hiệu suất xử lý (%) Đầu ra

Trang 38

Công trình Hàm lượng Đầu vào Hiệu suất xử lý (%) Đầu ra

Trang 39

Chương 4:

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ

 Lưu lượng thiêt kế:

− Lưu lượng trung bình ngày đêm:

Bảng 4.1 Bảng thống kê thông số thiết kế song chắn rác thô

Trang 40

TT Thông số Đơn vị Giá

Bảng 4.2 Bảng thống kê thông số thiết kế hố thu

Ngày đăng: 06/11/2016, 14:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w