1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH tác ĐỘNG TIÊU cực của mặt TRÁI KINH tế THỊ TRƯỜNG đến xây DỰNG KHỐI LIÊN MINH CÔNG NÔNG TRÍ ở nước TA HIỆN NAY

21 452 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 281 KB

Nội dung

Lý luận về liên minh giai cấp là một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đã góp phần to lớn tạo nên thắng lợi hoàn toàn của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và những thành quả rất quan trọng trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là hình thức hợp tác đặc biệt giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong cuộc đấu tranh nhằm đánh đổ chủ nghĩa tư bản, xoá bỏ mọi áp bức bóc lột, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Trang 1

TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MẶT TRÁI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG KHỐI LIÊN MINH CÔNG -NÔNG - TRÍ

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

Lý luận về liên minh giai cấp là một trong những nội dung cơ bản củachủ nghĩa Mác – Lênin, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụngđúng đắn, sáng tạo vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đã góp phần to lớntạo nên thắng lợi hoàn toàn của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vànhững thành quả rất quan trọng trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũtrí thức là hình thức hợp tác đặc biệt giữa giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và đội ngũ trí thức trong cuộc đấu tranh nhằm đánh đổ chủ nghĩa tưbản, xoá bỏ mọi áp bức bóc lột, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản Liên minh giai cấp là nhằm xây dựng một cơ cấu xã hội - giaicấp phù hợp với thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, tạo ra động lực cáchmạng to lớn để đưa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đến thắng lợi cuốicùng, đồng thời tạo điều kiện để các giai cấp, tầng lớp xã hội ngày càng xíchlại gần nhau, từng bước khắc phục sự khác biệt, đi đến xoá bỏ giai cấp, xâydựng xã hội không còn giai cấp Đi lên chủ nghĩa xã hội vừa là mục tiêu lýtưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, vừa là khát vọngngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam Tuy nhiên chúng ta đi lên chủnghĩa xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn; nền kinh tế kém phát triển,lực lượng sản xuất còn lạc hậu, nền sản xuất qui mô nhỏ là chủ yếu, lao độngthủ công còn khá phổ biến; nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh

tế quốc dân; kinh tế hàng hóa còn sơ khai, kinh tế tư bản tuy đã có nhưngchưa phát triển; cơ sở hạ tầng của nền kinh tế vốn đã lạc hậu lại còn bị chiếntranh tàn phá nặng nề Do vậy, phải tiến hành phát triển kinh tế hàng hóa

Trang 2

nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa là một tất yếu, nhằm tạo ra cơ sở vật chất, tiền đề cho xây dựng chủnghĩa xã hội Thành tựu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa đã thu được nhiều thắng lợi: “Nền kinh tế có bước phát triển mới về lựclượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế; đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hóa xã hội khôngngừng tiến bộ; thế và lực của đất nước hơn hẳn 10 năm trước, khả năng độclập tự chủ được nâng lên, tạo thêm điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa”1 Điều đó khẳng định tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về

mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta là hoàn toàn đúng đắn Song, bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thịtrường củng tác động ảnh hưởng không nhỏ đến mọi lĩnh vực của đời sống xãhội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng khối liên minh giai cấp giữagiai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, ảnh hưởng đếnviệc xây dựng củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnhđạo của Đảng cộng sản Việt Nam Nghiên cứu tác động của mặt trái kinh tếthị trường đối với khối Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vàđội ngũ trí thức là một vấn đề tương đối rộng, phạm vi của bài thu hoạch nàychỉ xin đề cập đến tác động ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường đối với

cơ cấu xã hội - giai cấp, phân tầng giai cấp, và sự phân hoá giàu nghèo củakhối Liên minh công - nông - trí, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơbản để không ngừng xây dựng củng cố tăng cường khối liên minh giữa giaicấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong giai đoạn cáchmạng hiện nay

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là sự phát triển quá độ lênchủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Nước ta quá độ lên chủ

1 ĐCSVN, văn kiện ĐHĐB to n quàn qu ốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001, tr.152.

Trang 3

nghĩa xã hội từ một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến, nền kinh tế nghèonàn, lạc hậu, kém phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến; đất nước lại trải quahàng chục năm chiến tranh ác liệt tàn phá, rồi thiên tai bão lụt liên miên Vìvậy, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sựchuyển biến về chất trên tất cả các lĩnh vực là một sự nghiệp khó khăn, phứctạp và lâu dài Trong suốt một thời gian dài chúng ta duy trì kinh tế tập trung,

kế hoạch hóa, bao cấp Mô hình này đã thu được kết quả hết sức quan trọng,đặc biệt là trong thời kỳ đất nước có chiến tranh Sau khi thống nhất đất nước,

mô hình này bộc lộ nhiều hạn chế mà nguyên nhân sâu xa là bệnh giáo điều,chủ quan, duy ý chí, đơn giản, nóng vội không tôn trọng khách quan, khôngphù hợp với thực tiễn Việt Nam Trên cơ sở đổi mới tư duy, đổi mới nhậnthức, Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đấtnước Đại hội đã đưa ra những quan niệm mới về con đường, phương phápxây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt về cơ cấu kinh tế, thừa nhận sự tồn tạikhách quan của sản xuất hàng hóa và thị trường, triệt để xoá bỏ cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp, chuyển sang hoạch toán kinh doanh Phát triển nềnkinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức kinh doanh, coi trọng việc kếthợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, chăm lo việc phát huy nhân tố conngười Qua quá trình tìm tòi và thử nghiệm, đại hội IX của Đảng đã khẳngđịnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lốichiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đại hội X tiếp tục khẳng định: “Để di lên chủnghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền vănhoá đậm đà bản sắc dân tộc …xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thựchiện đại đoàn kết dân tộc”2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có

2 ĐCSVN, văn kiện ĐHĐB to n quàn qu ốc lần thứ X, Nxb CTQG, H,.2006, tr 87.

Trang 4

nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nướcgiữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể là nền tảngvững chắc, là đòn bẩy cho điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.Đại hội X của Đảng xác định có năm thành phần kinh tế cùng tồn tại, hợp tác

và cạnh tranh lành mạnh, đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tưnhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài Nhưvậy, đối với nền kinh tế có cơ cấu đa dạng, phong phú sẽ có cơ cấu xã hội –giai cấp đa dạng phức tạp, luôn vận động và biến đổi cùng sự vận động vàbiến đổi của cơ cấu kinh tế Sự đa dạng của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời

kỳ quá độ diễn ra hai xu hướng chủ đạo, đó là: xu hướng xích lại gần nhau và

xu hướng phân tầng, phân hóa giữa các giai tầng trong xã hội Có thể nóirằng: xu hướng xích lại gần nhau, đó là xu hướng được quy định bởi nhữngđiều kiện khách quan mà trực tiếp là điều kiện kinh tế - xã hội, nhưng đồngthời nó bị ảnh hưởng bởi ý muốn chủ quan của Đảng cầm quyền trong việcxây dựng khối liên minh giai cấp giữa các giai tầng trong xã hội; còn xuhướng phân tầng, phân hóa là sự vận động tự phát chịu sự chi phối của nềnkinh tế Như vậy, một trong những vấn đề nảy sinh của mặt trái nền kinh tếthị trường là xu thế phân hóa giàu nghèo quá mức đang có chiều hướng giatăng trong thực tế Xu thế đó đang diễn ra với một diện rộng trên phạm vi cảnước, giữa các vùng, miền dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa các giaicấp, giữa các tầng lớp Đại hội VIII của Đảng chỉ rõ: “Kinh tế thị trường cónhững mặt tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội Đó là xu thếphân hóa giàu nghèo quá mức, là tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền màchà đạp lên đạo đức, nhân phẩm Đi vào kinh tế thị trường, phải đấu tranhkhắc phục, hạn chế tối đa những khuynh hướng tiêu cực đó”3 Đảng ta nhậnđịnh thêm: “Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông

3 ĐCSVN, văn kiện ĐHĐB to n quàn qu ốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H.1996, tr.64.

Trang 5

thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh Đời sống một bộ phận nhân dân,nhất là ở một số vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, vùng đồng bàodân tộc, còn quá khó khăn”4 Vì vậy, cần phải có giải pháp hạn chế những tácđộng tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo,cũng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng phát triển

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, còn thực hiện nền kinh tế thị trường thì

sự chênh lệch về mức sống, và thu nhập là chuyện không thể tránh khỏi, đặcbiệt là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đó là sự phân hóa về thunhập về mức sống dẫn đến một bộ phận giàu lên nhanh chóng, trở thành tầnglớp thượng lưu của xã hội và số đông dân cư nghèo đói, tất yếu sẽ phân hóa

xã hội thành hai cực đối lập Sự phân hóa giàu nghèo làm tăng nhanh sựchênh lệch quá mức về thu nhập và mức sống giữa các giai cấp, các tầng lớp,các nhóm xã hội và ngay trong mỗi bản thân giai cấp, tầng lớp xã hội Sựphân hóa về thu nhập và mức sống sẽ dần dần kéo theo sự phân hóa về vănhóa, lối sống, từ đó làm nảy sinh các mâu thuẫn trong xã hội, làm ảnh hưởngđến khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũtrí thức, ảnh hướng đến việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trước sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự phân tầng, phân hóakhông chỉ diễn ra ở tất cả các giai tầng trong xã hội, mà ngay trong một giaicấp cũng diễn ra sự phân hóa sâu sắc Trước hết, xét trong nội bộ giai cấpcông nhân, giai đoạn hiện nay giai cấp công nhân có một cơ cấu đa dạng phứctạp: có công nhân khu vực quốc doanh, công nhân khu vực tập thể, công nhânlàm thuê cho tư nhân, công nhân khu vực liên doanh, và công nhân trong cáckhu vực kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài Xét về cơ cấu nghề nghiệp, cócông nhân công nghiệp, công nhân nông nghiệp, công nhân lâm nghiệp, dịchvụ… Xét về trình độ nghề nghiệp, bên cạnh công nhân có trình độ văn hoá,

4 ĐCSVN, văn kiện ĐHĐB to n quàn qu ốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H.1996, tr.65.

Trang 6

tay nghề cao, còn đa số công nhân tay nghề chưa đáp ứng được với sự pháttriển của khoa học công nghệ hiện đại Đời sống của công nhân cũng có nhiềubiến đổi phức tạp; có một bộ phận công nhân do có sở hữu công nghiệp (mua

cổ phần của xí nghiệp đã cổ phần hóa) và đặc biệt do công nghệ thông tinphát triển, nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành cho ra đời một số công nhântri thức, có sở hữu trí tuệ làm ra nhiều của cải Họ có tư hữu, không nhữngkhông còn là vô sản, mà còn được hưởng một phần giá trị thặng dư do côngnhân sản xuất Cùng với một bộ phận công nhân trên, còn có một bộ phậntrong giai cấp công nhân khác mở xưởng sản xuất, trở thành “ông chủ” cócông nhân làm thuê Quan hệ mang tính đẳng cấp sẽ xuất hiện trong một bộphận giai cấp công nhân, làm cho sự phân hóa, tính không đồng nhất trongđội ngũ này ngày càng gia tăng Ngoài ra, sự đa dạng, không thuần nhất củagiai cấp công nhân còn xét đến quy mô tổ chức sản xuất và trình độ sản xuấtcủa các cơ sở sản xuất công nghiệp Có cơ sở sản xuất với hàng ngàn côngnhân, nhưng cũng có cơ sở sản xuất chỉ có vài chục, vài trăm công nhân Có

cơ sở sản xuất được đầu tư trang bị máy móc, thiết bị tự động hóa cao, nhưngcũng không ít cơ sở sản xuất theo phương pháp thủ công, với máy móc trang

bị lạc hậu Về thành phần kinh tế, có cơ sở sản xuất công nghiệp khu vựcquốc doanh, có cơ sở thuộc tư nhân, tư bản nước ngoài (ngoài quốc doanh).Như vậy, người công nhân ở các lĩnh vực khác nhau, thành phần kinh tế khácnhau, trình độ và quy mô khác nhau sẽ có sự chênh lệch về mức độ hưởng thụđời sống vật chất, tinh thần cũng như lập trường tư tưởng, ý thức giai cấpkhác nhau Bên cạnh đó về phương diện xã hội họ cũng có sự tác động củatính chất nghề nghiệp, tính ổn định việc làm ở những mức độ khác nhau.Công nhân ở các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh sẽ chịu sự bóc lột lớn hơn,tính chất nghề nghiệp không ổn định hơn công nhân trong các doanh nghiệpnhà nước Điều đặc biệt quan tâm nữa là trước sự cạnh tranh của kinh tế thị

Trang 7

trường, người công nhân có thể bị “tha hóa” bởi những mặt trái của nó về đạođức, phẩm chất, nhân cách, lối sống Thực tế cho thấy, trước sự cạnh tranhcủa cơ chế thị trường, có xí nghiệp doanh thu lớn, cũng có không ít xí nghiệp

bị phá sản, đóng cửa, dẫn đến xảy ra vấn đề thất nghiệp, công nhân không cócông ăn việc làm, tha hóa về phẩm chất giai cấp, đạo đức, lối sống Tất cảnhững điều trên, làm cho nội bộ giai cấp công nhân biến đổi sâu sắc về mọimặt Một bộ phận giai cấp công nhân giàu lên nhanh chóng, đồng thời sốđông giai cấp công nhân chỉ đủ duy trì cuộc sống, một bộ phận không bảođảm cho cuộc sống tối thiểu Như vậy, để giai cấp công nhân giữ vững vai tròtiên phong, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;hạt nhân vững chắc của khối liên minh công nhân – nông dân – trí thức, nềntảng của chế độ xã hội chủ nghĩa và của khối đại đoàn kết toàn dân, cần phải

có giải pháp giải quyết thích ứng

Đối với giai cấp nông dân họ là lực lượng đông đảo trong dân cư, có vịtrí vai trò to lớn trong nền sản xuất xã hội nói chung Hiện nay cơ cấu xã hộinghề nghiệp của nông dân cũng rất đa dạng Do tác động của nền kinh tế thịtrường, giai cấp nông dân không chỉ thuần nhất là sản xuất nông nghiệp, có bộphận nông dân trồng trọt, có bộ phận nông dân chăn nuôi là chính, có bộ phậnnông dân lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp …Trong quá trình đổi mới

cơ cấu nghề nghiệp của nông dân ngày càng đa dạng hơn Xu hướng chuyểnsang nông nghiệp hoá tăng lên, hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất tự chủ,

bộ mặt nông thôn có sự thay đổi rõ rệt Từ chổ phát triển kinh tế nông nghiệpnông thôn, đời sống của nông dân ngày càng được nâng cao, thêm vào đó là

sự tác động của cơ chế thị trường dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, sự phântầng giai cấp hết sức phức tạp Thực tế cho thấy, quá trình đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay; tuy đã chú trong đến hiện đại hóa nôngnghiệp nông thôn Song điều này chưa được thực thi trên thực tế, có chăng

Trang 8

cũng chỉ ở một số nơi, còn lại phần lớn là nông thôn, miền núi trình độ sảnxuất còn quá thấp kém Quá trình sản xuất sử dụng sức người là chủ yếu, hiệuquả sản xuất không cao, sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ thiếu thông tin

về đầu ra, do đường sá giao thông đi lại khó khăn, do chưa có nhà máy chếbiến Do vậy, ngày công lao động của người nông dân rất thấp Trong khi

đó, lĩnh vực công nghiệp vừa được trang bị máy móc, lại thuận lợi cho giaothông dẫn đến hiệu quả lao động lớn hơn, sản phẩm làm ra kết tinh trí tuệnhiều hơn, giá thành cao hơn Như vậy, sự trao đổi sản phẩm trong côngnghiệp và nông nghiệp bất lợi cho giai cấp nông dân, những bất đồng lợi ích

đó cần phải có giải pháp giải quyết thích đáng, làm điều kiện, cơ sở để xâydựng khối liên minh công - nông - trí vững chắc

Đối với đội ngũ trí thức, trong điều kiện khoa học và công nghệ pháttriển mạnh mẽ, sự xuất hiện và phát triển của kinh tế tri thức Đội ngũ trí thứcđược Đảng ta đặc biệt quan tâm “Khuyến khích tự do, sáng tạo, phát minhcống hiến Phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng đúng và đãi ngộ xứng đáng các tàinăng”5 Do vậy, đã phát huy được tính năng động sáng tạo của đội ngũ tríthức trong phát minh, sáng chế, ứng dụng những thành tựu khoa học vào sảnxuất Song trên thực tế, về cơ cấu nghề nghiệp của đội ngũ trí thức cũng rất đadạng, phức tạp: có trí thức khoa học tự nhiên, trí thức khoa học xã hội, trí tríthức văn nghệ sĩ, nhà báo, trí thức lãnh đạo quản lý, trí thức giáo dục đào tạo.Đội ngũ trí thức được đào tạo bồi dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, có tríthức đào tạo dưới chế độ củ, có trí thức được đào tạo trong chế độ mới Cơcấu theo thành phần kinh tế, theo vùng lãnh thổ mất cân đối, cơ cấu độ tuổikhá chênh lệch, điều đó tác động ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng cườngcũng cố khối Liên minh công - nông - trí vững chắc Mặt khác trong điều kiệnnền kinh tế thị trường ở nước ta còn sơ khai, kiểu làm ăn chụp giựt của một số

5 Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr 126.

Trang 9

doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận, đã vi phạm bản quyền, sao chép mẫu mãlàm cho sở hữu trí tuệ không được bảo đảm gây mất đoàn kết giữa các nhàdoanh nghiệp với các nhà khoa học Đây cũng là vấn đề đáng được quan tâmcủa Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết hài hòa lợi ích giữa các giai tầngtrong xã hội, nhằm đạt được sự thống nhất cao trong xây dựng khối liên minhgiai cấp.

Nói tóm lại, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhằmphát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất –

kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Song nền kinh tế thịtrường nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế ở trình độ thấpsang nền kinh tế ở trình độ cao hơn, hướng tới chế độ xã hội mới – xã hội xã hộichủ nghĩa Hơn nữa đây là nền kinh tế sơ khai, chưa có tiền lệ trong lịch sử,ngoài những thành tựu to lớn đã đạt được, không tránh khỏi những khiếm khuyết

và những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình xây dựng khối liên minhgiữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Tuy có kháiquát ở các khía cạnh khác nhau, song chung quy lại đều bắt nguồn từ sự phânhóa giàu, nghèo quá mức trong xã hội, đây là ảnh hưởng lớn nhất đến quá trìnhxây dựng khối liên minh giai cấp, xét về thực chất đó là sự bất đồng về lợi íchgiữa các giai tầng trong xã hội, gây trở ngại lớn cho xây dựng tăng cườngcũng cố khối liên minh giai cấp ở nước ta trong giai đoạn cách mạng hiệnnay

Trên cơ sở thực tiễn đó, để củng cố tăng cường liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ở nước ta trong giai đoạnhiện nay, cần tập trung giải quyết tốt một số giải pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống chính trị thực sự dân chủ

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là thành quả cách mạng của toànthể nhân dân lao động mà nền tảng của nó là khối liên minh giữa giai cấp

Trang 10

công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Đây là thể chế chính trị

và tổ chức chính trị của nhân dân lao động thực hiện việc cải tạo xã hội cũ,xây dựng xã hội mới phục vụ lợi ích của chính ngay nhân dân lao động Đồngthời hệ thống chính trị là cơ sở chính trị bảo đảm cho quá trình liên minh ngàycàng đúng hướng và không ngừng phát triển Xây dựng hệ thống chính trịthực sự dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là điều kiện thiết yếu để xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Chỉ có phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, mới bảođảm quyền dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân thì mớităng cường được đoàn kết toàn xã hội Phát huy dân chủ đúng đắn sẽ phát huyđược trí tuệ, năng lực sáng tạo và nhiệt tình cách mạng của các giai tầng trong

xã hội Dân chủ còn là biện pháp đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tiêucực xã hội nhằm hạn chế sự phân hóa giàu nghèo tạo ra sự xích lại gần nhaucủa các giai tầng Vì vậy việc xây dựng hệ thống chính trị thực sự của dân, dodân, vì dân là điều kiện cơ bản nhất để cũng cố tăng cường khối Liên minhgiai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong quá trìnhxây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Để xây dựng được hệ thống chính trị thực sự dân chủ, trước hết phảităng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội, đặc biệt là sự lãnh đạocủa các đảng bộ, chi bộ ở những vùng nông thôn, miền núi Sự lãnh đạo củaĐảng đảm bảo cho sự đúng đắn về phương hướng chính trị, về nội dung và cơcấu tổ chức cũng như các hình thức thích hợp của Liên minh giai cấp Đảngvững vàng về chính trị, sáng suốt về chiến lược sách lược, tiêu biểu cho trí tuệcủa cả dân tộc là trung tâm đoàn kết của toàn dân, là cơ sở cho sự thống nhất

ý chí và hành động của khối Liên minh giai cấp công - nông - trí Thực hiệntốt điều đó đòi hỏi phải nâng cao nhận thức và thực hiện đúng vai trò hạt nhânlãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội Năm vững nhiệm

vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt Mọi đảng viên

Ngày đăng: 04/11/2016, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w