TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ---***--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG
Họ và tên sinh viên : Đinh Thị Thu Huyền Lớp : Anh 7
Khóa : 46 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Bùi Thị Lý
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 4
I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4
1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh 4
2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh 5
3 Vai trò của việc phân tích hoạt động kinh doanh 6
4 Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh 7
II PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ NGUỒN TÀI LIỆU PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 7
1 Phương pháp phân tích 7
1.1 Phương pháp chi tiết: 7
1.2 Phương pháp so sánh 8
1.3 Phương pháp thay thế liên hoàn 10
2 Nguồn tài liệu phân tích 11
III NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 12
1 Phân tích chung tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.1 Phân tích chung doanh thu của doanh nghiệp 12
1.2 Phân tích chung chi phí của doanh nghiệp 14
1.3 Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp 16
2 Phân tích các yếu tố sản xuất kinh doanh 18
2.1 Phân tích tình hình lao động 18
2.2 Phân tích yếu tố tài sản cố định 19
2.3 Nguyên vật liệu 21
3 Phân tích các khoản mục chi phí chi tiết 21
3.1 Phân tích giá vốn hàng bán 21
Trang 33.2 Phân tích chi phí bán hàng 22
3.3 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp 22
4 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 23
4.1 Một số vấn đề về tình hình tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp 23
4.2 Phân tích chỉ tiêu tài chính thể hiện khả năng thanh toán 24
4.3 Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động 27
4.4 Phân tích chỉ tiêu tài chính đánh giá cơ cấu vốn 29
4.5 Phân tích chỉ số tài chính thể hiện khả năng sinh lời 31
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG 33
I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG 33
1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương 33
2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban 35
3 Các lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương 39
II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG 40
1 Phân tích chung tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương 40
1.1 Phân tích chung tình hình doanh thu 40
1.2 Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất kinh doanh 44
1.3 Phân tích chung tình hình lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ 46 2 Phân tích các yếu tố sản xuất kinh doanh 48
Trang 43
3.1 Giá vốn hàng bán 57
3.2 Chi phí bán hàng 58
3.3 Chi phí quản lý 59
4 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương 60
4.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính thể hiện khả năng thanh toán 60
4.2 Phân tích các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động 63
4.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá cơ cấu vốn 69
4.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lời 72
III ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG 75
1 Điểm mạnh và điểm yếu 75
1.1 Điểm mạnh 75
1.2 Điểm yếu 76
2 Cơ hội và thách thức 77
2.1 Cơ hội 77
2.2 Thách thức 78
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG 81
I PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI 81
1 Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư 81
2 Marketing 83
3 Nguồn nhân lực 83
II MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG 83
1 Giải pháp về vốn 83
2 Giải pháp về lao động 86
Trang 53 Giải pháp về tiết kiệm chi phí 88
4 Gải pháp cho việc quản lý chất lượng sản phẩm 90
5 Giải pháp cho việc bán hàng, mở rộng thị trường 91
6 Giải pháp công nghệ 93
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 96
Trang 65
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình biến động doanh thu của Thái Dương giai đoạn 2008-2010 40 Bảng 2: So sánh doanh thu thuần của Thái Dương với các công ty HPB, STP, TTP 42 Bảng 3: Biến động doanh thu thuần của Thái Dương theo các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh trong giai đoạn 2008-2010 43 Bảng 4: Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của Thái Dương so sánh với HPB,STP, TTP 44 Bảng 5: Phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty Thái Dương giai đoạn 2008-2010 46 Bảng 6: Tình hình biến động về số lượng lao động của Thái Dương giai đoạn 2008-2010 49 Bảng 7: Biến động NSLĐ bình quân của Thái Dương giai đoạn 2008-2010 50 Bảng 8: Biến động số lao động và lương bình quân tại công ty Thái Dương giai đoạn 2008-2010 50 Bảng 9: Các chỉ tiêu trang bị TSCĐ của Thái Dương giai đoạn 2008-2010 52 Bảng 10:Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Thái Dương và so sánh với HPB,STP,TTP 54 Bảng 11: Tỷ suất phí giá vốn hàng bán của Thái Dương và so sánh với HPB, STP, TTP 57 Bảng 12: Tỷ suất phí chi phí bán hàng của Thái Dương và so sánh với HPB, STP, TTP 58 Bảng 13: Tỷ suất phí chi phí quản lý của Thái Dương và so sánh với HPB, STP, TTP 59 Bảng 14: Hệ số thanh toán trong ngắn hạn của Thái Dương giai đoạn
2008-2010 60 Bảng 15: Hệ số thanh toán của Thái Dương và so sánh với các công ty HPB, STP, TTP 63
Trang 7Bảng 16: Tình hình luân chuyển tổng tài sản của Thái Dương 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP năm 2010 64 Bảng 17: Tình hình luân chuyển khoản phải thu của Thái Dương 2008-2010 và
so sánh với HPB, STP, TTP năm 2010 65 Bảng 18: Tình hình luân chuyển khoản phải trả của Thái Dương 2008-2010 và
so sánh với HPB, STP, TTP năm 2010 66 Bảng 19: Tình hình luân chuyển hàng tồn kho của Thái Dương 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP năm 2010 68 Bảng 20:Cơ cấu vốn của Thái Dương 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP 69 Bảng 21: Khả năng thanh toán lãi vay của Thái Dương 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP 2010 71 Bảng 22: Tỷ suất lợi nhuận của Thái Dương 2008-2010 so sánh với HPB, STP, TTP 2010 72 Bảng 23: Khả năng sinh lời của tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của Thái Dương 2008-2010 so sánh với HPB, STP, TTP 2010 73
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biến động giá dầu thô trên thế giới giai đoạn 2008-2010 56
Sơ đồ 1: Phân loại chi phí kinh doanh theo nội dung chi phí 14
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương 38
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, tình hình kinh tế xã hội của đất nước ta ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú hơn Chính điều đó đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân phát triển Tuy nhiên, xu hướng này cũng làm phát sinh những vấn đề phức tạp về phía các doanh nghiệp, đặt ra cho họ những khó khăn, thách thức, đòi hỏi chính bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực vượt qua, tránh nguy cơ bị đào thải bởi sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường Có thể nói, hầu hết những quyết định trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính có hiệu quả đều xuất phát
từ các phân tích khoa học và khách quan Do đó, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững và đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, thực hiện đổi mới và hoạt động có hiệu quả Các nhà quản lý cần nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu thị trường, tìm kiếm và sử dụng những yếu
tố sản xuất mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp nhất, huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý nhất Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở của phân tích hoạt động kinh doanh
Kết quả của phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự
án đầu tư, tính toán mức độ thành công trước khi bắt đầu thực hiện hay kiểm tra mức độ thành công của dự án đầu tư Bên cạnh đó, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các
Trang 102
Sau quá trình thực tập và tìm hiểu tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương cùng với những kiến thức đã học tại trường Đại học Ngoại Thương, em nhận thấy việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh là rất phù hợp với công ty
hiện nay Em đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài:“ Phân tích tình hình hoạt
động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương”
Mục tiêu nghiên cứu: Nội dung đề tài nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận của
phân tích hoạt động kinh doanh, từ đó đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương trong giai đoạn
2008-2010 để thấy rõ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương trong giai đoạn 2008-2010 và so sánh với Công ty bao bì PP (HPB), Công ty
cổ phần thương mại Sông Đà (STP), Công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến (TTP)
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được vận dụng chủ yếu
là các phương pháp phân tích chi tiết, so sánh và tổng hợp từ số liệu thực tế từ những báo cáo tài chính, tài liệu nội bộ của doanh nghiệp
Nội dung của đề tài gồm có ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
Chương II: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương
Chương III: Phương hướng hoạt động và các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương trong thời gian tới
Phân tích hoạt động doanh nghiệp là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, mặc
dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được nhiều
sự góp ý từ các thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành
Trang 11cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô PGS.TS Bùi Thị Lý cùng sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, nhân viên Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011 Sinh viên
Đinh Thị Thu Huyền
Trang 12
4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật để từ đó đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người Ban đầu, trong điều kiện sản xuất kinh doanh chưa phát triển, yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, chưa phức tạp, công việc phân tích cũng được tiến hành đơn giản xem xét một số chỉ tiêu tổng quát dựa trên
dữ liệu của bảng tổng kết tài sản – còn gọi là phân tích kế toán hay kế toán nội bộ Khi nền kinh tế càng phát triển, phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ xuất phát
từ nhu cầu quản lý một cách có hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp mà còn do tốc
độ phát triển của các xu hướng thương mại quốc tế, sự cạnh tranh khốc liệt trong nội bộ ngành, trên khu vực và trên phạm vi toàn cầu Để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh được hình thành và ngày càng được hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập
1 PGS.TS Phạm Thị Gái (2004) Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội Trang 9
Trang 13Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là
cơ sở cho việc ra quyết định Phân tích hoạt động kinh doanh như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp
Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm năng cần khai thác, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và phù hợp với các yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan từ đó đề ra các biện pháp để phát triển hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp
2 Đối tƣợng của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh Nội dung của phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh Đó là những
trình, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế, trong mối quan hệ tác động của các nhân tố
Chỉ tiêu: tiêu thức phản ánh nội dung phạm vi cuả kết quả hiện tượng kinh tế
nghiên cứu
Nhân tố: là yếu tố bên trong của chỉ tiêu mà mỗi sự biến động của nó có tác
động đến tính chất, xu hướng và mức xác định của chỉ tiêu phân tích
Các hình thức phân loại nhân tố:
- Theo tính tất yếu của nhân tố
+ Nhân tố chủ quan: doanh nghiệp kiểm soát được + Nhân tố khách quan: nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp
- Theo tính chất của nhân tố: