1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Xây dựng phần mềm quản lý tổng hợp số liệu quan trắc chất lượng nước mặt lưu vực hệ thống sông Đồng Nai dựa trên công nghệ Web GIS (WINS)

29 417 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BÙI TÁ LONG Xây dựng phần mềm quản lý tổng hợp số liệu quan trắc chất lượng nước mặt lưu vực hệ thống sông Đồng Nai dựa trên công nghệ Web G

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BÙI TÁ LONG

Xây dựng phần mềm quản lý tổng hợp số liệu quan trắc chất lượng nước mặt lưu vực hệ thống sông Đồng

Nai dựa trên công nghệ Web GIS (WINS)

Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu

TP HỒ CHÍ MINH, 7/2010

Trang 2

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ 2009-2010 mã số B2009-24-05

Xây dựng phần mềm quản lý tổng hợp số liệu quan trắc chất lượng nước mặt lưu vực hệ thống sông Đồng Nai dựa trên công nghệ Web GIS (WINS)

Kính mong sự đóng góp ý kiến của tất cả bạn đọc Những đóng góp quí báu của bạn đọc sẽ giúp các tác giả nâng cao chất lượng tài liệu này

Bùi Tá Long, Chủ nhiệm

Lê Thị Quỳnh Hà, Thành viên Cao Duy Trường, Thành viên

Lê Thị Hiền, Thành viên Nguyễn Thị Thái Hòa, Thành viên Hoàng Thị Mỹ Hương, Thành viên

Lê Đào An Xuân, Thành viên

Báo cáo này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ 2009 –

2010 mã số B2009 – 24 – 05 do Viện Môi trường và Tài nguyên chủ trì và PGS.TSKH Bùi Tá Long chủ nhiệm Cơ sở pháp lý là Hợp đồng số 05/VMT- TN/KHCN/HĐ-B2009 ngày 31/8/2009 Các nội dung: tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp thực hiện, sản phẩm chính được trình này Các bước như cài đặt, khởi động, menu chính, các chức năng trợ giúp được trình bày bằng hình vẽ và giải thích chi tiết

www.hcmier.edu.vn/dongnai

Bản quyền @ 2010 - Đại học Quốc gia Tp HCM

Viện Môi trường và Tài nguyên,

Trang 3

NỘI DUNG

1 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Nội dung đề tài 2

1.4 Giới hạn của đề tài 3

1.5 Tính kế thừa và tính mới của đề tài 3

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của công trình 4

1.7 Những kết quả chính của đề tài được đưa ra bảo vệ 4

1.8 Thử nghiệm 4

1.9 Phương pháp nghiên cứu 4

1.10 Cấu trúc của sản phẩm được giao nộp 5

2 NỘI DUNG CHÍNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI 6

2.1 Phân tích hệ thống liên quan 6

2.2 Mô hình của hệ thống được đề xuất 10

3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 20

4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 5

1 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có diện tích lưu vực 37.885 km2 , trải qua nhiều tỉnh thành, với sự tập trung phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam – vùng phát triển kinh tế năng động của đất nước Với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế trong khu vực, trên lưu vực này hiện đang tồn tại nhiều hoạt động kinh tế – xã hội có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường nước với qui mô và điều kiện phân bố khác nhau: công nghiệp, đô thị, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, thủy lợi, giao thông vận tải thủy, du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, v.v… Bên cạnh đó, môi trường nước ở lưu vực còn chịu tác động của các yếu tố tự nhiên khác Môi trường nước ở các lưu vực sông, tùy từng khu vực cụ thể, đang chịu các tác động đơn lẻ hoặc đồng thời của một hoặc nhiều yếu tố tự nhiên hay nhân tạo

Nhiều giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nước sông đã được đưa ra như: ban hành các văn bản pháp luật kèm theo các chế tài hợp lý (luật Bảo vệ Môi trường; luật Tài nguyên nước, hệ thống tiêu chuẩn về nước sông, nước thải…); thành lập các Ủy ban Bảo vệ Môi trường lưu vực sông; Ủy ban quản lý lưu vực sông, áp dụng các công cụ kinh tế như thu phí nước thải, lập quỹ Bảo vệ Môi trường,…; xây dựng các chương trình quan trắc, giám sát môi trường lưu vực sông,v.v… Tuy nhiên, các biện pháp hiện nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi Ô nhiễm nước tại các lưu vực sông nói chung và LVHTS Đồng Nai nói riêng vẫn đang là vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý và gây nhiều bức xúc đối với cộng đồng – đối tượng chịu tác động trực tiếp từ vấn đề này Việc quản lý, sử dụng số liệu thu thập về chất lượng môi trường trong công tác ra quyết định, xây dựng chính sách còn nhiều bất cập, và đặc biệt là chưa đến được với cộng đồng – yếu tố then chốt trong việc xây dựng các chương trình bảo vệ môi trường tại lưu vực sông

Trong năm 2008, Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý LVHTS đã ra đời Với Nghị định này, tài nguyên nước (TNN) trong LVS sẽ được quản lý theo nguyên tắc thống nhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn; bảo đảm sự công bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực Cũng trong năm này, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2008/QĐ-

CP về việc thành lập Ủy ban BVMT LVHTS Đồng Nai (gọi tắt là Ủy ban sông Đồng Nai) với chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động được quy định cụ thể Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động của Ủy ban này vẫn chưa thực sự hiệu quả Có rất nhiều lý do cho vấn đề này, nhưng cốt lõi nhất vẫn là sự thiếu hụt một công cụ quản lý phù hợp nhằm phục vụ cho công tác QLMT nói chung, quản lý CLN nói riêng cho cơ quan này

Có thể tóm tắt tính cấp thiết của đề tài thể hiện qua các vấn đề sau:

a Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

- Phần lớn các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước tập trung cao ở các lưu vực sông với mức độ đô thị hóa tại các đô thị trong lưu vực sông ngày càng cao

- Cần xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin để đáp ứng nhu cầu quản lý lưu vực sông trong thời kỳ mới

- Xây dựng các chính sách, ra các quyết định về môi trường cần có các thông tin/dữ liệu tin cậy hoặc được xử lý thích hợp

b Quản lý dữ liệu về lưu vực sông chưa được tin học hóa

Trang 6

- Dữ liệu rời rạc, chưa được hệ thống hóa dẫn tới tìm kiếm thông tin cần thiết trong núi dữ liệu chậm, khai thác dữ liệu khó khăn, báo cáo môi trường tốn nhiều thời gian

Từ đó công tác theo dõi biến động và dự báo chưa được đầy đủ và khoa học; và đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại các lưu vực sông gặp nhiều khó khăn

c Yêu cầu của công tác quản lý môi trường tại lưu vực sông

- Đòi hỏi phải quản lý một khối lượng lớn các dữ liệu

- Việc lưu trữ, truy cập, chia sẻ thông tin … luôn gắn liền với giải pháp ứng dụng CNTT

- Cần tiến hành nhiều phân tích khác nhau trên những cơ sở dữ liệu được lưu trữ

để đánh giá và lập kế hoạch điều chỉnh kịp thời

d Sự phát triển của công nghệ thông tin cho ra đời những mô hình quản lý và xử lý dữ liệu không gian mới có nhiều ưu việt hơn

- Bản đồ số

- Cơ sở dữ liệu

- Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

- Mô hình hóa

e Trước yêu cầu nhiệm vụ trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin

- Quyết định 179/2004/QĐ-TTg của thủ tướng ngày 6/10/2004 về «Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 »

- Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua năm 2005 và

1.2 Mục tiêu của đề tài

Xây dựng phần mềm hỗ trợ hoạt động quản lý, lưu trữ, truy vấn cơ sở dữ liệu quan trắc và đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (được đặt tên là phần mềm WINS)

1.3 Nội dung đề tài

Để đạt được mục tiêu trên cần thiết phải thực hiện các nội dung nghiên cứu sau đây ( hội đồng đã thông qua):

- Nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan Đưa ra hiện trạng công tác quản lý số liệu quan trắc chất lượng nước trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai

- Thu thập bản đồ số lưu vực hệ thống sông Đồng Nai

- Tìm hiểu công nghệ Web GIS, phương pháp CSDL trong công tác quản lý chất lượng nước

- Xây dựng CSDL phục vụ cho công tác quản lý số liệu quan trắc chất lượng nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai

- Xây dựng chương trình WINS ứng dụng công nghệ Web GIS quản lý chất lượng nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai phù hợp với nội dung D

- Bước đầu ứng dụng mô hình toán mô phỏng chất lượng nước đánh giá diễn biến chất lượng nước và thể hiện kết quả trên mạng

- Đánh giá mức độ hiệu quả của việc ứng dụng WINS trong công tác quản lý chất lượng nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai

- Báo cáo và nghiệm thu

Cơ sở pháp lý để thực hiện đề tài này là:

Trang 7

- Hợp đồng số 05/VMT-TN/KHCN/HĐ-B2009 ngày 31/8/2009 giữa Viện Môi trường

và Tài nguyên và Chủ nhiệm đề tài: PGS.TSKH Bùi Tá Long

1.4 Giới hạn của đề tài

Đề tài này giới hạn ở việc thực hiện mục tiêu đề tài đặt ra là xây dựng phần mềm

hỗ trợ hoạt động quản lý, lưu trữ, truy vấn cơ sở dữ liệu quan trắc và đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai Các dữ liệu quan trắc tập trung vào

dữ liệu quan trắc nước mặt, dữ liệu nguồn thải Đánh giá diễn biến chất lượng nước dựa trên mô hình Mike11 Như vậy đề tài tập trung xây dựng phần mềm quản lý số liệu quan trắc chất lượng nước mặt và tích hợp mô hình toán Mike11

1.5 Tính kế thừa và tính mới của đề tài

Tính kế thừa là một đặc trưng của hoạt động nghiên cứu khoa học, cái mới trong nghiên cứu khoa học bao giờ cũng được tìm kiếm, được sáng tạo trên cơ sở thừa kế có phê phán và chọn lọc đối với các tri thức đã có Đề tài này không phải là ngoại lệ Để tài này đã kế thừa một số nghiên cứu trước đây, đặc biệt là phần mềm TISEMIZ (2008 – 2010), CapWeb (2008 – 2009) , ENVIMQNg (2007 – 2008), H-waste (2009)

Tính khoa học của đề tài thể hiện ở chỗ:

Đã xây dựng hệ thống kết nối dữ liệu quan trắc chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai thành một hệ thống tập trung và thống nhất Hệ thống cho phép phân quyền để tất

cả các cơ quan chức năng liên quan có thể tham gia ví dụ như nhập liệu cho hệ thống, xem thông tin do mình phụ trách hoặc được phân cấp quản lý Phần mềm giúp các cấp quản lý có được thông tin cập nhật về môi trường tại địa phương do mình quản lý Thông tin được lưu thông và được giám sát bởi Cơ quan chức năng có quyền cao nhất ở đây là Ủy ban bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai

Đã xây dựng phương pháp thay thế phương thức quản lý rời rạc, bằng giấy bằng phương thức quản lý tập trung với dữ liệu điện tử vàcông nghệ số Với kết quả này đã giúp thay đổi phương thức quản lý môi trường từ giấy tờ sang điện tử

Kết hợp được các ngành khoa học khác nhau như quản lý môi trường, CNTT, mô hình hóa môi trường

Tính mới của đề tài này là:

Đã đưa ra hệ thống các CSDL giúp quản lý tổng hợp và thống nhất chất lượng nước lưu vực sông Đề xuất này dựa trên kinh nghiệm trong, ngoài nước cũng như thực tiễn của Việt Nam thông qua các đề tài trước đây của nhóm tác giả

Đã tích hợp CSDL môi trường, GIS, công nghệ WebGis và mô hình Mike11 thành một công cụ hỗ trợ ra quyết định

Đề xuất kết hợp nhóm thông tin về môi trường và tài nguyên trong hệ thống thông tin môi trường quản lý lưu vực sông

Đề xuất ý tưởng phân quyến cho nhiều đối tượng giúp các đối tượng tham gia hệ thống có thể trao đổi, chia sẻ thông tin

Đề xuất hệ thống báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho phép cơ quan chức năng giám sát chất lượng nước trên các nhánh sông thuộc phạm vi từng tỉnh hay toàn thể lưu vực

Trang 8

Tuy nhiên đề tài này khác với tất cả đề tài trước đó ở chỗ đây là nghiên cứu chuyên về xây dựng công cụ tin học phục vụ quản lý lưu vực sông Đây là đề tài đầu tiên của nhóm tác giả trong lĩnh vực này

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của công trình

Đã xây dựng được một công cụ tin học giúp nâng cao năng lực và tính hiệu quả cho công tác quản lý chất lượng nước mặt lưu vực sông Đồng Nai

Giúp cho cơ quan chức năng, các tỉnh thành và các doanh nghiệp tham gia công tác bảo vệ môi trường Từ đó giáo dục cho họ ý thức tự chấp hành qui định nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Giúp cho cơ quan chức năng như Ủy ban bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai, chính quyền 11 tỉnh thành và tất cả các đối tượng liên quan có được nguồn thông tin có chất lượng cao, khách quan về chất lượng nước sông Đồng Nai

1.7 Những kết quả chính của đề tài được đưa ra bảo vệ

Các kết quả sau đây được đưa ra bảo vệ :

- Phân tích, thiết kế hệ thống và cấu trúc CSDL của hệ thống

- Công cụ tin học WINS ứng dụng công nghệ Web GIS với công nghệ tích hợp CSDL môi trường, GIS, Web và mô hình toán Mike11 phục vụ quản lý chất lượng nước mặt lưu vực sông Đồng Nai

- Phương pháp luận thực hiện đề tài này

1.8 Thử nghiệm

Kết quả của đề tài đã được ứng dụng dưới dạng 02 Luận văn cao học, 1 bài báo khoa học báo cáo tại Hội nghị khoa học Quốc tế “Bui Ta Long, Hoang Thi My Huong, Cao Duy Truong, Nguyen Thi Thai Hoa, 2009 Applying WebGis in Management and Sharing Water Quality Information of the Dongnai River System Proceedings of Asian Conference for Remote Sensing 2009, Beijng, China http://www.acrs2009.org “

1.9 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, một số phương pháp sau đây được sử dụng (xem phần bổ sung trong Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu):

Phương pháp thu thập tài liệu

Thu thập tài liệu về hiện trạng sông Thị Vải từ các đề tài các cấp;

Thu thập các bản đồ giấy, tiến hành số hóa bản đồ địa hình đáy

Phương pháp tổng hợp tài liệu

Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã có từ những dự án, nhiệm vụ, đề tài sông Thị Vải, về nghiên cứu trong ngoài nước liên quan … đúc kết các thông tin tin cậy làm cơ

sở để xây dựng kịch bản

Phương pháp xử lý số liệu, thống kê, so sánh:

- Phương pháp xử lý số liệu: Nhập, xử lý các số liệu điều tra, các số liệu phân tích bằng EXCEL, WORD Nhập các kết quả thống kê điều tra được thực hiện trên các

kết quả phân tích mẫu và xử lý để đưa ra nhận định

Trang 9

- Phương pháp thống kê: sử dụng trong phân tích, xử l ý số liệu, truy vấn dữ liệu

trong đánh giá công tác quản lý môi trường

-Phương pháp so sánh: Thu thập những thông tin liên quan và những qui định,

tiêu chuẩn hiện có của Nhà nước về quản l ý môi trường để so sánh và phát hiện những

vấn đề không phù hợp

- Phương pháp mô hình hóa:

Ứng dụng phần mềm Mike21trong đánh giá mô hình hóa chất lượng nước

Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý (Geographcal Information System – GIS)

Sử dụng phần mềm MapInfo để thao tác với bản đồ

- Phương pháp xây dựng phần mềm tin học:

Được xây dựng theo nguyên lý module Mỗi module thể hiện một chức năng cụ

Bước 1: Nghiên cứu hệ thống quan trắc chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai,

Cơ sở pháp lý, cơ cấu tổ chức liên quan, Cơ sở pháp lý ứng dụng CNTT trong quản lý lưu vực sông

Bước 2: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Bước 3: Phân tích hệ thống liên quan, đề xuất sơ đồ các khối CSDL, phân rã CSDL, đề xuất mô hình của hệ thống, mô tả công nghệ được sử dụng

Bước 4: Xây dựng phần mềm WINS, kiểm tra các chức năng hệ thống, đánh giá tính hiệu quả

1.10 Cấu trúc của sản phẩm được giao nộp

Phần giao nộp sản phẩm gồm :

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài được đánh máy và in trên khổ giấy A4 với 108 trang đánh máy bao gồm: phần mở đầu, 4 chương mục, kết luận, tài liệu tham khảo gồm 31 trích dẫn

- Tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài gồm 25 trang

- Hướng dẫn sử dụng phần mềm gồm 18 trang

- Chương trình WINS đã được cài đặt trên mạng từ 10/2009 Địa chỉ:

www.hcmier.edu.vn/dongnai

Trang 10

2 NỘI DUNG CHÍNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Phân tích hệ thống liên quan

Quản lý danh mục

Quản lý dữ liệu

nguồn thải

Đăng nhập Quản lý hệ thống

sông

Hệ thống quản lý

nhà nước Thanh kiểm tra

Hình 2.1 Sơ đồ thể hiện các chức năng chính của hệ thống

Sơ đồ các chức năng chính của hệ thống được thể hiện trên Hình 2.1 gồm:

- Chức năng đăng nhập: Cho phép user đăng nhập vào hệ thống

- Chức năng nhập liệu: Cho phép nhập tất cả các thông tin cần quản lý vào hệ

thống để quản lý

- Chức năng tạo báo cáo: Cho phép tạo các báo cáo dựa trên dữ liệu có sẵn

- Chức năng thanh kiểm tra: Cho phép xem và cập nhật các thông tin về thanh

kiểm tra

- Chức năng tìm kiếm: Cho phép tìm kiếm dựa trên dữ liệu có sẵn

- Chức năng quản lý danh mục: Cho phép quản lý các danh mục phục vụ cho việc quản lý thông tin tốt hơn

- Chức năng quản lý hệ thống quản lý nhà nước: cho phép quản lý các văn bản về pháp luật, tiêu chuẩn liên quan đến việc quản lý nguồn tài nguyên nước và thông tin về các cơ quan đầu ngành môi trường

- Chức năng quản lý hệ thống sông: Cho phép quản lý thông tin về hệ thống sông, các sự cố môi trường xảy ra trên hệ thống sông

- Chức năng quản lý dữ liệu nguồn thải: Cho phép người dùng xem và cập nhật thông tin dữ liệu nguồn thải (khu công nghiệp, lưu lượng nước thải, tính chất nước

thải ) (Hình 2.1)

Chức năng đăng nhập dữ liệu (Hình 2.2) gồm

- Chức năng Thêm dữ liệu: Thêm thông tin vào cơ sở dữ liệu

- Chức năng Xóa dữ liệu: Xóa thông tin khỏi cơ sở dữ liệu

- Chức năng Sửa dữ liệu: Sửa thông tin khỏi trong cơ sở dữ liệu đã nhập trước đó

Trang 11

Hình 2.2 Sơ đồ chức năng nhập liệu

Hình 2.3 Nhóm chức năng làm báo cáo

Sơ đồ nhóm chức năng làm báo cáo được thể hiện trên Hình 2.3

Trang 12

Hình 2.4 Sơ đồ chức năng lập danh mục và các văn bản pháp luật

Sơ đồ chức năng lập danh mục và các văn bản pháp luật trong hệ thống WINS được trình bày trên Hình 2.4 gồm:

- Cơ quan nhà nước: Cho phép người dùng xem, thêm, xóa, sửa thông tin về cơ quan nhà nước

- Văn bản pháp luật: Cho phép người dùng xem, thêm, xóa, sửa thông tin về văn bản pháp luật

- Tiêu chuẩn chất lượng nước: Cho phép người dùng xem, thêm, xóa, sửa thông tin

về tiêu chuẩn chất lượng nước

- Quản lý danh mục đơn vị lấy và phân tích mẫu: Cho phép người dùng quản lý đơn

vị lấy và phân tích mẫu

- Quản lý danh mục nhóm ngành: Cho phép người dùng quản lý các nhóm ngành

- Quản lý danh mục địa phương: Cho phép người dùng quản lý thông tin về địa phương

- Quản lý danh mục loại văn bản: Cho phép người dùng quản lý các loại văn bản

- Quản lý danh mục loại giấy phép: Cho phép người dùng quản lý các loại giấy phép

- Quản lý danh mục thông số: Cho phép người dùng quản lý các thông số về chất lượng nước

Sơ đồ nhóm chức năng tìm kiếm được thể hiện trên Hình 2.5 gồm:

- Tìm kiếm hệ thống sông: Tìm kiếm thông tin về hệ thống sông, địa phương, điểm giám sát, trạm đo thủy văn, sự cố môi trường

- Tìm kiếm dữ liệu nguồn thải: Tìm kiếm thông tin về nguồn thải

- Tìm kiếm thanh kiểm tra: Tìm kiếm thông tin thanh kiểm tra

Trang 13

- Tìm kiếm hệ thống quản lý nhà nước: Tìm kiếm thông tin về hệ thống quản lý nhà nước

- Tìm kiếm danh mục: giúp tìm kiếm danh mục

Hình 2.5 Sơ đồ nhóm chức năng tìm kiếm

Hình 2.6 Sơ đố chức năng quản lý nguồn thải

Sơ đố chức năng quản lý nguồn thải được thể hiện trên Hình 2.6 gồm:

- Quản lý khu công nghiệp: Cho phép quản lý thông tin khu công nghiệp

- Quản lý cơ sở sản xuất: Cho phép quản lý thông tin cơ sở sản xuất

- Quản lý hoạt động nông nghiệp: Cho phép quản lý thông tin hoạt động nông nghiệp

- Quản lý nhà máy cấp nước: Cho phép quản lý thông tin nhà máy cấp nước

- Quản lý điểm nuôi trồng thủy hải sản: Cho phép quản lý thông tin điểm nuôi trồng thủy hải sản

Trang 14

- Quản lý cảng biển và sông: Cho phép quản lý thông tin về cảng biển và sông

- Quản lý hoạt động giao thông vận tải: Cho phép quản lý thông tin về hoạt động giao thông vận tải

2.2 Mô hình của hệ thống được đề xuất

Phần mềm được đề xuất trong hệ thống được lấy tên là WINS (viết tắt cụm từ tiếng Anh: Web gIs water quality data moNitoring management software for Dong Nai baSin) Mô hình hoạt động của WINS được thể hiện trên Hình 2.7 Cơ quan quản lý là người quản lý (theo cơ chế phần quyền) hệ thống, cộng đồng (những người dùng bình thường: có thể là người dân, nhà quản lý, nhà khoa học, ) có thể tương tác với hệ thống WINS sử dụng công nghệ WebGis, CSDL được đặt tại server nơi WINS được cài đặt

Hình 2.7 Mô hình lý luận của WINS

WINS hướng tới vai trò của một trung tâm lưu trữ, quản lý, xử lý tất cả dữ liệu liên quan đến CLN tại LVHTS Đồng Nai Các nguồn thông tin trong WINS được thu thập từ các cơ quan, tổ chức khác nhau, đồng thời có sự liên kết và trao đổi với nhau, tạo cơ sở khoa học vững chắc để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của hệ thống quản lý Cơ chế hoạt động của chương trình WebGIS WINS được chỉ ra trên Hình 2.7

CSDL quản lý CLN (gắn liền với GIS) được quản lý bởi chương trình WINS Thông qua các chức năng được thiết lập của chương trình, cơ quan quản lý có thể thực hiện các xử lý số liệu, các truy vấn, xuất các báo cáo để phục vụ cho công tác quản lý Website sẽ là giao diện giao tiếp giữa cơ quan quản lý, các nhà khoa học, doanh nghiệp

và cộng đồng, là nơi thể hiện các thông tin về chất lượng môi trường, các hoạt động QLMT và kết quả của các hoạt động đó Tùy theo tính chất mà thông tin đó có được trích xuất ra web hay không Và tùy theo mức độ sử dụng cho phép mà người dùng web

có thể bị giới hạn hay không trong truy cập CSDL

WINS cho phép chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý liên quan trên nền tảng công nghệ Web thông qua hệ thống phân quyền (Hình 2.8) Mô hình chia sẻ thông tin trong WINS được thể hiện trên Hình 2.9

Ngày đăng: 04/11/2016, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w