Xu©n DiÖu Véi Vµng TiÕt 77: §äc V¨n I. Đọc - hiểu tiểu dẫn 1.Tác giả: Xuân Diệu Cuộc đời: - Xuân Diệu (1916 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu - Gia đình và quê hương: + Cha là nhà nho xứ Nghệ (Trảo Nha Can Lộc Hà Tĩnh) + Mẹ là cô hàng nước mắm ở vạn Gò Bồi Tùng Giản Tuy Phước Bình Định Bản thân: + Lúc nhỏ học chữ Hán với cha + Lớn lên học chữ quốc ngữ: Tốt nghiệp tú tài => dạy học tư => làm viên chức ở Mỹ Tho => ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn. + Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn +Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Cả cuộc đời ông gắn bó với nền văn học dân tộc. Ông là uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III. + Năm 1983 Xuân Diện được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức - Con người + Là một con người tài hoa, ở ông có sự kết hợp hài hoà những đức tính những tư tưởng tốt đẹp của cả cha và mẹ. + Là con vợ lẽ, sớm phái sống xa mẹ, thường bị hắt hủi nên luôn khao khát tình thương và sự cảm thông. + Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: thơ, văn, dịch thuật, nghiên cứu phê bình. Nhưng nổi lên hơn hết Xuân Diệu là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam. Sự nghiệp văn học + Trước cách mạng tháng Tám Thơ Văn xuôi Thơ thơ (1938) Gửi hương cho gió (1945) Phấn thông vàng (1939) Trường ca (1945) + Sau cách mạng: Thơ: Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau-Cam tay (1962), Hai đợt sóng (1967) . Tiểu luận phê bình: Những bước đư ờng tư tưởng của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam , hai tập (1981, 1982), . - Tác phẩm chính: - Đặc điểm thơ Xuân Diệu: + Thể hiện quan niệm sống mới mẻ, thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống. + Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu của mùa xuân và tuổi trẻ, với giọng thơ sôi nổi, say đắm, yêu đời thắm thiết. + Xuân Diệu có những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo, mới mẻ và rất táo bạo Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới (Hoài Thanh). -Cả cuộc đời lao động nghệ thuật bền bỉ với sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào Xuân Diệu đã có đóng góp to lớn cho nền VH VN hiện đại. Ông xứng đáng là một nhà thơ lớn, một người nghệ sỹ lớn, một nhà văn hoá lớn. Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (1996) 2. Xuất xứ bài thơ: - Vội vàng được in trong tập Thơ thơ (1938) - Đây là tập thơ đầu tay của Xuân Diệu. Với tập thơ này Xuân Diệu đã mang đến cho thơ ca đương thời một tiếng nói táo bạo mới mẻ và trở thành nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu chủ đề, bố cục của bài thơ. - Chủ đề: Bài thơ thể hiện những khám phá mới mẻ của Xuân Diệu về vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân, qua đó nhà thơ bộc lộ niềm khát khao được sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn. - Bố cục Bài thơ gồm ba phần Phần 1: Mười ba câu đầu: Thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế thiết tha. Phần 3:Còn lại: Lời giục giã cuống quýt vội vàng, khát khao được tận hưởng cuộc sống bằng mọi giác quan Phần 2: (Mười sáu câu tiếp): Nỗi băn khoăn, trăn trở của nhà thơ về sự ngắn ngủi của kiếp người và sự trôi qua nhanh chóng của thời gian. 2. Tìm hiểu chi tiết 2.1. Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết a. Bốn câu thơ đầu: - Bốn câu thơ bộc lộ trực tiếp khát vọng của nhà thơ Tôi muốn (2 lần) Da diết của khát vọng Tôi muốn tắt nắng đi Cho mầu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Khát vọng Tắt nắng - cho màu đừng nhạt động từ: tắt, buộc Buộc gió - cho hương đừng bay táo bạo => Khát vọng ngông cuồng kỳ lạ, muốn tranh đoạt quyền tạo hoá để giữ lại hương vị, sắc màu của cuộc sống. Khát vọng đó cho ta thấy một lòng yêu bồng bột của thi sỹ với thế giới thắm đượm hương sắc nơi trần thế này. Đó là khắt vọng đẹp, là tiếng nói trẻ trung mới mẻ của cái tôi cá nhân.