“Qua tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức đối với “người cách mạng”, anh (chị) hãy liên hệ với vấn đề rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung hiện nay”.
Trang 1GVHD: Th.s Nguyễn Thị Lan ChiênSVTH: Lê Quang Đạt MSSV: 15520800055
Trang 2DẪN LUẬN
1 Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức vàgiáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên Trong những tác phẩm,bài nói, bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói đến các phẩm chấtđạo đức Từ thực tế của con người và xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khái quát thành những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạngviệt Nam Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cáchmạng cho thế hệ thanh niên, bởi vì “…Một năm khởi đầu từ mùa xuân Mộtđời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…” Đất nước có
“sánh vai cùng các cường quốc năm châu” được hay không là phụ thuộc vàođức và tài của thế hệ trẻ, đặc biệt là những sinh viên đang ngồi trên ghế giảngđường đại học Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy một bộ phận thanhniên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đấtnước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thốngvăn hóa dân tộc… chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Bởi vậy, cần thiết phải vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Mình để giáodục đạo đức cho sinh viên, đó là đòi hỏi khách quan và đáp ứng yêu cầu thựctiễn hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạođức của con người Việt Nam trong thời đại mới; từ đó vận dụng vào việc xâydựng đạo đức cho sinh viên Kết quả nghiên cứu phục vụ cho thực hiện cuộcvận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay
3 Ý nghĩa đề tài
Làm rõ nguồn gốc hình thành, các phân tích liên quan, nội dung tưtưởng Hồ Chí Minh về đạo đức; đánh giá thực trạng và vận dụng tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh vào xây dựng đạo đức cho sinh viên
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp sử dụng phương pháp lịch sử,logic, hệ thống cấu trúc…
Trang 3NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
1.1.1 Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ truyền thống đạo đức dântộc, tinh hoa đạo đức nhân loại, đạo đức cộng sản Mác-Lênin và sự tu dưỡng,rèn luyện không mệt mỏi của Hồ Chí Minh
1.1.1.1 Truyền thống đạo đức dân tộc
Truyền thống đạo đức của dân tộc được hình thành và phát triển trên cơ
sở của chủ nghĩa yêu nước Nhiều giá trị đạo đức từ đó được tích luỹ như: đạo
lý yêu quê hương đất nước, yêu thương, quý trọng con người; đồng cam cộngkhổ cứu giúp lẫn nhau; cần cù trong lao động sản xuất, dũng cảm hy sinhtrong đánh giặc cứu nước sống có thuỷ chung, có tình có nghĩa; uống nướcnhớ nguồn; đói cho sạch rách cho thơm rất lạc quan yêu đời nhưng cũng rấtcăm ghét cái ác, căm thù bọn cướp nước hiếu thảo với cha mẹ; trọng tìnhnghĩa vợ chồng, anh em, tiết kiệm và dung dị trong đời sống Tất cả nhữnggiá trị đạo đức ấy đã đi vào tâm hồn Hồ Chí Minh ngay từ khi còn nằm trongnôi ngày càng nồng đượm trở thành khát vọng thôi thúc Người ra đi tìmđường cứu nước
1.1.1.2 Tinh hoa đạo đức nhân loại
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh tiếp thu, vậndụng nhiều tinh hoa đạo đức như: Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Mặcgia Người viết “học thuyết của Khổng tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức
cá nhân” Thế nhưng Người vẫn phê phán và loại bỏ lập trường phong kiếncủa Khổng Tử trên các mặt: tôn thờ chế độ phong kiến, phân biệt đẳng cấp;trọng nam khinh nữ; phân biệt nghề nghiệp Hồ Chí Minh còn kế thừa mặttiến bộ trong tư tưởng tam dân của Tôn Dật Tiên và tư tưởng tự do, bình đẳng,bác ái của cách mạng dân chủ tư sản để xây dựng nền đạo đức mới ở nước
ta
Hồ Chí Minh viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tudưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo của Chúa Giê-su có ưu điểm là lòng bác áicao cả Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp biện chứng Chủ nghĩa
Trang 4Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách "tam dân" thích hợp với điều kiệnnước ta tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”
1.1.1.3 Đạo đức cộng sản được thể hiện trong học thuyết Lênin và phong trào cộng sản quốc tế
Mác-Đạo đức mà Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng nhiều nhất và có giá trị lýluận, phương pháp luận để Người kế thừa các giá trị đạo đức khác, xây dựngđạo đức mới là đạo đức học MácLênin - đạo đức của giai cấp vô sản
Nội dung cơ bản của đạo đức học Mác-lênin là các phạm trù và các tiêuchuẩn đạo đức được hình thành trên nền tảng của cách mạng vô sản, của chủnghĩa tập thể vô sản, lấy việc giải phóng triệt để giai cấp, dân tộc, con ngườilàm mục đích tối cao; coi hạnh phúc không phải chỉ là thoả mãn nhu cầu của
cá nhân mà cái chính là phục vụ cho tất cả mọi người theo tinh thần “mình vìmọi người, mọi người vì mình” Đây chính là điểm khác nhau căn bản, sự tiến
bộ về chất của đạo đức vô sản so với đạo đức cũ Hồ Chí Minh đã nhận rõđiều đó và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta để xây dựngnền đạo đức mới - đạo đức cách mạng ở nước ta
1.1.1.4 Sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức không mệt mỏi của Hồ Chí Minh
Cả cuộc đời Người là một tấm gương vĩ đại về tu dưỡng, rèn luyện đạođức Quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của Hồ Chí Minh đã nâng Ngườilên thành bậc đại nhân, đại trí, đại nghĩa, đại dũng, đại liêm của thế kỷ XX,khiến kẻ thù cũng phải kính phục, bị cảm hóa và nhân loại tin tưởng noi theo
Hồ Chí Minh không chỉ thương yêu con người và dân tộc Việt Nam, màcòn thương yêu thương yêu nhân loại Người không chỉ muốn cứu nước ViệtNam mà còn muốn cứu giúp các dân tộc khác Chính quyền Pháp nhiều lần dụ
dỗ, đe doạ, tử hình vắng mặt, nhưng Hồ Chí Minh không sợ hãi mà càng tăngthêm quyết tâm hoạt động cách mạng Sau này Người tâm sự: “Cả đời tôi chỉ
có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi tổ quốc, và hạnh phúc của quốcdân Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha
sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó”
1.1.2 Vai trò của đạo đức cách mạng đối với cách mạng nước ta
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
Trang 5Hồ chí minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạngthế giới đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, do
đó, sâu sắc, phong phú, cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành một bộ phận vôgiá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi thắnglợi của cách mạng Việt Nam
Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ ChíMinh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người,như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối Người nói: “Cũng như sông thì
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không
có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người cho rằng, làmcách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang,nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, “Sức có mạnh thì mới gánh đượcnặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nềntảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”
Người nói, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì khôngphải cứ “viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến Quần chúng chỉquý mến những người có tư cách, đạo đức” “Vì muốn giải phóng cho dân tộc,giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạođức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người trăn trở với nguy cơ xa rờicuộc sống, xa rời quần chúng, rơi vào thoái hóa biến chất của Đảng Vì vậy,
Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” Người thườngnhắc lại ý của V.I Lênin: Đảng cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự,lương tâm của dân tộc và thời đại Trong Di chúc, Người căn dặn: “Mỗi đảngviên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệmliêm chính, chí công vô tư Phải giữu gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứngđáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệuquả thực tế làm thước đo Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bêncạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trênthực tế Người nói: “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sảnxuất mà đo ý chí cách mạng của mình Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông,
Trang 6thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đính nâng cao sảnxuất”.
Như vậy, trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng vàchuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một Trong đó: đức là gốc củatài; hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực Tài là thể hiện cụthể của đức trong hiệu quả hành động
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lýtưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng,
mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những ngườicộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho
1.1.3 Nội dung chuẩn mực đạo đức cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
1.1.3.1 Trung với nước, hiếu với dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tận trung với nước là chuẩn mực có ýnghĩa quan trọng hàng đầu Đó là lẽ phải, là chân lý Nước mất thì nhà tan,mỗi người dân sẽ thành nô lệ Do đó, là người công dân thì phải tận trung vớinước, tận lực phụng sự Tổ quốc: suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự docủa Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khănnào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; không phản bội, quy hàng kẻ
Trang 7địch Tận trung với nước cũng chính là tận trung với Đảng, quyết tâm đưađất nước phát triển theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Bởi
vì, Đảng là người đại diện cho nước, cho dân, “ngoài lợi ích của giai cấp, củanhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh trung với nước, với Đảng và hiếu với dân
là hai mặt thống nhất của một vấn đề, gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với nhau Đãtận trung với nước thì phải tận hiếu với dân Tận hiếu với dân nghĩa là thấy rõsức mạnh, vai trò thực sự của nhân dân Phải làm hết sức mình để nhân dânhiểu được quyền cũng như trách nhiệm của người chủ đất nước
Từ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” chuyển thành tận trung với nướctận hiếu với dân, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cuộc cách mạng về đạo đức:
“Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời Đạo đứcmới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”
1.1.3.2 Yêu thương và giúp đỡ con người, sống có nghĩa, có tình
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chung chung, trừutượng mà rất cụ thể, sâu sắc và bao dung Hồ Chí Minh chẳng những thươngyêu tất cả những người lao động, mà còn đặc biệt thương yêu những người bị
áp bức, bóc lột, bị đọa đầy đau khổ, bị nô dịch giai cấp và dân tộc Tìnhthương yêu con người của Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở lòng “trắc ẩn”,
mà còn được nâng lên ở tầm cao của nhận thức tư tưởng
Sống có nghĩa, có tình, giúp người, cứu người, hướng tới giải phóngtriệt để con người là động cơ mạnh mẽ, là mục tiêu lý tưởng cao cả của HồChí Minh Người nói rõ: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứchết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì” Do đó, để giải phóngtriệt để con người thì không chỉ đánh đổ bọn thực dân xâm lược, giải phóngdân tộc mà còn xoá bỏ tình trạng người bóc lột người Theo Hồ Chí Minh, đểthực hiện được mục tiêu đó thì “không có con đường nào khác con đườngcách mạng vô sản”
1.1.3.3 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Cần là thường xuyên cố gắng, luôn chăm chỉ, trong suốt cả cuộc đời.Cần còn là biết chủ động và sắp xếp công việc có kế hoạch, có sáng tạo, biếtnuôi dưỡng tinh thần và lực lượng để có thể làm việc lâu dài, đạt kết quả cao
Trang 8Cần còn được hiểu là tăng năng suất trong công tác Cần là phải chống bệnhchây lười biếng nhác, ỷ lại, thụ động, vô kỷ luật
Kiệm là tiết kiệm công sức, tiền của và thời gian, sử dụng chúng saocho có ích nhất, hiệu quả nhất Kiệm cũng có nghĩa là không xa xỉ, khônghoang phí, không bừa bãi trong sản xuất và đời sống Tiết kiệm theo Hồ ChíMinh hoàn toàn trái ngược với bủn xỉn Người nói: “Khi không nên tiêu xài thìmột đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồngbào, cho Tổ quốc thì dù hao bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vuilòng”
Theo Hồ Chí Minh, liêm là “Không xâm phạm một đồng xu, hạt thóccủa Nhà nước, của nhân dân”, “Không tham địa vị Không tham tiền tài.Không tham sung sướng Không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà quangminh chính đại, không bao giờ hủ hóa Chỉ có một thứ ham là ham học, hamlàm, ham tiến bộ” Người nói: “Những người ở các công sở, từ làng cho đếnChỉnh phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ,hoặc khoét đục nhân Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá mà của phinghĩa đó cũng không được hưởng” Vì vậy cán bộ, công chức trong các công
sở trước hết phải giữ lấy chữ liêm làm đầu
Chính là không tà, là thẳng thắn và đứng đắn Theo Hồ Chí Minh: trong
xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc Song những công việc ấy có thể chia ralàm 2 thứ: việc CHÍNH và việc TÀ Làm việc CHÍNH là người THIỆN, làmviệc Tà là người ÁC Cán bộ, công chức là những người làm việc công chonên chính còn là sự công tâm, công đức khi giải quyết công việc Hồ ChíMinh nói: chớ đem của công dùng vào việc tư Chớ đem người tư làm việccông Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ,hoặc tư thù, tư oán Mình có quyền dùng người thì phải dùng người có tàinăng, làm được việc Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia.Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình Người còn nhấnmạnh, cán bộ, công chức phải tự mình “chính” trước mới giúp được ngườikhác “chính”, nếu mình không “chính” mà muốn người khác “chính” là vô lý
Chí công vô tư: cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư vàngược lại Chí công vô tư là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mìnhtrước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, tức là lo trước thiên hạ, vui sau thiên
Trang 9hạ Người nhấn mạnh, thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiênquyết chống chủ nghĩa cá nhân
1.1.3.4 Tinh thần quốc tế trong sáng
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc trưng của đạo đức cộng sản,bắt nguồn từ vai trò của giai cấp công nhân và chế độ xã hội chủ nghĩa Trong
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế chính là quan hệ hữu nghị,hợp tác, giúp đỡ, tương trợ với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao độngcác nước, với những người yêu hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới Chủnghĩa quốc tế chỉ có thể tốt đẹp khi mỗi quốc gia phải phát huy tinh thần chủđộng, tự lực tự cường và phải hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình, chốngchủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nước lớn Đó là tinh thần quốc tế cao đẹp mà HồChí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên đều phải thấm nhuần và rèn luyệntrong cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, phát triển và tiến bộ trên toàn thế giới
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã đề rađường lối, chủ trương đúng đắn, định hướng lâu dài cho việc bồi dưỡng tinhthần đoàn kết quốc tế trong sáng ở mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân
1.1.4 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
- Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậcnhất trong xây dựng một nền đạo đức mới Đây cũng là biện pháp mang lạihiệu quả cao trong việc rèn luyện đạo đức cách mạng Đối với mỗi người, nhất
là đối với những người lãnh đạo, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đemlại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân và có tác dụng đối với người khác.Nếu nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng làm một nẻothì chỉ đem lại hiệu quả phản tác dụng
Đạo làm gương phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng, mọilĩnh vực từ Đảng, Nhà nước đến nhà trường, gia đình, xã hội…Bởi vì mỗi dântộc, mỗi Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn,không nhất thiết ngày hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và
ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa,nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân
Trang 10Hồ Chí Minh luôn quan tâm biểu dương tất cả những gương người tốt,việc tốt Đặc biệt Người đã tự mình nêu lên một tấm gương đạo đức trongsáng tuyệt vời, tiêu biểu cho tinh hoa và khí phách dân tộc, được toàn dân tintheo và thế giới ngưỡng mộ Đó là tấm gương suốt đời phấn đấu cho lý tưởngcứu nước, cứu dân, hết lòng yêu thương nhân dân với tinh thần “lấy dân làmgốc”; một tấm gương suốt đời không ngừng học tập và rèn luyện, thực hiệncần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; nếp sống giản dị, khiêm tốn, thanhcao…Nêu gương về đạo đức có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống, có ýnghĩa thúc đẩy xã hội phát triển Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêugương về đạo đức Hồ Chí Minh đã có lần chỉ rõ: “Nói chung thì các dân tộcphương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn cógiá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Hồ Chí Minh cho rằng, hơnbất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đức, đạo đứccách mạng phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương” Người nói: “Lấy gươngngười tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốtnhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con ngườimới, cuộc sống mới”;
Trong gia đình, đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chịđối với các em; trong nhà trường, đó là tấm gương của thầy cô giáo đối vớihọc sinh; trong tổ chức, tập thể là tấm gương của người lãnh đạo, phụ trách,của cấp trên đối với cấp dưới; trong xã hội là tấm gương của người này đốivới người kia, của thế hệ đi trước đối với thế hệ đi sau…
Những tấm gương đạo đức được hiểu theo nghĩa rộng Có những tấmgương chung và riêng, lớn và nhỏ, xa và gần Một nền đạo đức mới chỉ đượcxây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc, khi những phẩm chất đạo đức,những chuẩn mực đạo đức đã trở thành hành vi đạo đức ngày càng phổ biếntrong toàn xã hội, mà những tấm gương đạo đức của những người tiêu biểu,những người tốt việc tốt có ý nghĩa và tác dụng lớn lao
Trong những năm qua, bài giảng về tư cách một người cách mạng, vềđạo đức cách mạng, về "Nói thì phải làm" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn cònnguyên giá trị Trong kháng chiến cũng như trong công cuộc bảo vệ và xâydựng đất nước hôm nay, nhiều cán bộ, đảng viên, nhiều người đã làm tốt
Trang 11những lời Bác dạy, đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu về sự hy sinh, lòngnhân ái, về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
- Xây đi đôi với chống
Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái
có đạo đức - cái vô đạo đức vẫn tồn tại, đan xen nhau, đối chọi nhau thông quahành vi của con người Cùng với việc xây dựng những phẩm chất đạo đức tốtđẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện sai trái, xấu xa, trái với những yêucầu đạo đức mới Vì vậy, trong lĩnh vực đạo đức xây phải đi đôi với chống,muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây
Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việcgiáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đìnhđến nhà trường và ngoài xã hội; thông qua hoạt động thực tiễn; cụ thể hoáphẩm chất đạo đức chung cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau và điềuquan trọng là phải khơi dậy sự ý thức của mỗi người Tức là, không ngừngtrau dồi, xây đắp, phát triển đạo đức mới, tăng cường cái đúng, cái tốt Cái tốtđược tăng cường, phát triển thì cái xấu sẽ bị đẩy lùi Những phẩm chất chung,
cơ bản nhất phải được cụ thể hoá cho sát với từng đối tượng Trong việc giáodục đạo đức mới, phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh trong mỗi conngười để họ tự giác nhận thức được trách nhiệm của mình
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta rằng, thoát thai từ một xãhội phong kiến, thuộc địa, nhiều tàn dư của văn hoá nô dịch thực dân vẫn còn
ăn sâu, bén rễ trong xã hội mới Vả lại trong mỗi con người, vì những lý dokhác nhau, không phải người nào cũng tốt, người nào cũng hay, mỗi ngườiđều có cái thiện, cái ác trong lòng Vì vậy, phải kết hợp xây đi đôi với chốngnhững cái ác, tiến tới xoá bỏ, diệt trừ cái ác Việc chống những cái xấu, cáisai, cái vô đạo đức, phải được tiến hành bằng tự phê bình và phê bình; bằnggiáo dục, thuyết phục, bằng kỷ luật của Đảng hay bằng pháp luật của NhàNước Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc chống chủ nghĩa cá nhân, vì chủnghĩa cá nhân là một thứ bệnh cực kỳ nguy hiểm, nó đẻ ra hàng trăm thứ bệnhkhác như tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa, tự cao, tự đại, chuyên quyền, thamdanh, trục lợi…
Trang 12Để việc xây và chống có kết quả, theo Hồ Chí Minh, phải tạo thànhphong trào quần chúng rộng rãi, thông qua phong trào quần chúng và các cuộcvận động lôi kéo mọi người thực hiện việc xây và chống cái gì đó rất cụ thể,
rõ ràng, để mọi người tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạngcủa mình
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Hồ Chí Minh thường nhắc lại luận điểm “chính tâm, tu thân để trị quốcbình thiên hạ” để vận dụng vào rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng.Không thể chỉ trong một thời gian ngắn mà mỗi người có thể “chính tâm, tuthân”, bởi nó là cuộc cách mạng trong bản thân mỗi con người để bỏ conngười cũ mà trở thành con người mới, bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng
tư tưởng cũ Việc rèn luyện bền bỉ và luôn có ý thức trau dồi đạo đức cáchmạng là việc làm cần thiết và là nguyên tắc quan trọng bậc nhất đối với conngười Theo Hồ chí Minh, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ tốt,chỗ xấu, ai cũng có thiện, có ác trong mình Vấn đề là dám nhìn thẳng vào conngười mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện đểphát huy, thấy rõ cái dở, cái xấu để khắc phục
Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trongmọi hoạt động thực tiễn, trong mọi quan hệ xã hội
Người viết: “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó dođấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố Cũng như ngọccàng ngày càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, “điều gì phải, thì cố làmcho kỳ được, dù là việc nhỏ Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều tráinhỏ” Vì vậy, phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặthàng ngày; phải làm kiên trì, bền bỉ, suốt đời Bởi đạo đức cách mạng khôngphải từ trên trời sa xuống,không phải tự nhiên có được, nó không phải là “tínhsẵn” mà là do quá trình nhận thức, tiếp thu kế thừa và sàng lọc từ cuộc sống,
từ thực tiễn sống động của cách mạng, “gian nan rèn luyện” mà có, do giáodục mà nên
Theo Hồ Chí Minh, đã hoạt động cách mạng thì khó tránh khỏi sai lầm
và khuyết điểm Một người dù tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu,cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một vấn đề, không thể trông thấy và
Trang 13xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề Vì vậy mọi người phải luôn luônhọctập tu dưỡng để hoàn thiện bản thân là việc làm thường xuyên, việc tu dưỡngphải gắn với thực tiễn, bền bỉ, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.
Người thường nhắc nhở: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời saxuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố;cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong
Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới gắn bó chặt chẽ với nhau; đó
là những nguyên tắc chỉ đạo mỗi người phấn đấu trở thành người có đức, cótài để phục vụ tốt cho việc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam
1.2 Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
1.2.1 Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức cá nhân
Đạo đức hiểu một cách tổng quát là toàn bộ những chuẩn mực, nhữngquy tắc, những quan niệm về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm,danh dự, hạnh phúc, công bằng… được xã hội thừa nhận, quy định hành vi,quan hệ giữa con người với sự nghiệp, giữa con người với nhau và giữa conngười với xã hội Xuất phát từ bản chất, con người luôn có khát vọng hướngtới chân, thiện, mĩ nhằm hoàn thiện bản thân Để vươn tới sự hoàn thiện, trướchết con người phải tự tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức Do vậy đạo đức
là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người, vì vậy ai cũng phải tudưỡng hoàn thiện mình về đạo đức Riêng đối với thế hệ trẻ, việc tu dưỡngnày còn quan trọng hơn, vì họ là “người chủ tương lai của nước nhà”, là cáicầu nối các thế hệ – “người tiếp sức cách mạng cho thế hệ già, đồng thời làngười phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai” Chính vì vậy, từ rất sớm
Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức, chăm lo rèn luyện đạođức cho sinh viên Nói chuyện với sinh viên, Người khẳng định: “Thanh niênphải có đức, có tài Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tàichính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì cóích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức mà không có tài
ví như ông Bụt không làm hại gì nhưng cũng không có lợi gì cho loài người”
- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh