1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vệ sinh an toàn lao động và độc chất học 1 nhóm 1

27 956 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ 3 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG 4 1.1 Vị trí ngành công nghiệp xi măng trong nền kinh tế Việt Nam 4 1.2 Các loại sản phẩm chính 4 1.3 Thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp xi măng 5 1.4 Thị trường tiêu thụ xi măng 6 1.5 Chiến lược phát triển nghành sản xuất xi măng 7 1.6 Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng 7 1.6.1 Nguyên liệu và thành phần hóa học của xi măng 7 1.6.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng 9 Chương 2. NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG 10 2.1 BỤI 10 2.2 ỒN RUNG 14 2.3 HÓA CHẤT 15 2.4 VI KHÍ HẬU 16 2.4.3 Nhiệt độ 16 2.4.4 Độ ẩm 17 2.4.5 Tốc độ gió 18 2.4.6 Bức xạ nhiệt 18 2.5 TƯ THẾ LAO ĐỘNG – ECGONOMI 19 2.6 TÂM LÝ LAO ĐỘNG 20 2.7 CHIẾU SÁNG 21 Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN VỆ SINH LAO ĐỘNG 23 3.1 Giải pháp quản lý: 23 3.2 Giải pháp kỹ thuật 23 3.3 Giải pháp về giáo dụchuấn luyện 24 KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 2

ĐỀ TÀI : NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC LĨNH VỰC SẢN XUẤT

XI MĂNG

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG 4

1.1 Vị trí ngành công nghiệp xi măng trong nền kinh tế Việt Nam 4

1.2 Các loại sản phẩm chính 4

1.3 Thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp xi măng 5

1.4 Thị trường tiêu thụ xi măng 6

1.5 Chiến lược phát triển nghành sản xuất xi măng 7

1.6 Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng 7

1.6.1 Nguyên liệu và thành phần hóa học của xi măng 7

1.6.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng 9

Chương 2 NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG 10

2.1 BỤI 10

2.2 ỒN RUNG 14

2.3 HÓA CHẤT 15

2.4 VI KHÍ HẬU 16

2.4.3 Nhiệt độ 16

2.4.4 Độ ẩm 17

2.4.5 Tốc độ gió 18

2.4.6 Bức xạ nhiệt 18

2.5 TƯ THẾ LAO ĐỘNG – ECGONOMI 19

2.6 TÂM LÝ LAO ĐỘNG 20

2.7 CHIẾU SÁNG 21

Chương 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN VỆ SINH LAO ĐỘNG 23

3.1 Giải pháp quản lý: 23

Trang 3

3.2 Giải pháp kỹ thuật 23

3.3 Giải pháp về giáo dục/huấn luyện 24

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Công nghiệp sản xuất xi măng là một ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọngcủa nước ta hiện nay Xi măng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực quan trongnhư các công trình xây dựng, cầu đường, các nhà máy xí ngiệp Ngành sản xuất ximăng chiếm tỷ trọng khá cao trong GDP ( Khoảng 10-12% ) và thu hút gần 40000lao động tham gia sản xuất

Tuy nhiên điều kiện lao động của ngành này luôn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cóhại phát sinh trong quá trình sản xuất như: Các chất độc phát sinh từ nguyên liệusản xuất xi măng, ô nhiễm tiếng ồn, tư thế lao động – Ecgonomi, các điều kiện vikhí hậu…Đặc biệt là bụi Do đặc tính của xi măng là vật liệu dạng rời, mịn và dễphát tán trong không khí Do đó, trong quá trình sản xuất công nhân phải tiếp xúctrực tiếp với chúng một cách thường xuyên Những yếu tố có hại này đang hằngngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và gây nên những bệnhnghề nghiệp nguy hiểm Những yếu tố có hại này còn là nguyên nhân dẫn đến việclàm khả năng lao động và năng suất lao động của công nhân

Với đề tài: “ Nhận diện và phân tích các yếu tố có hại ảnh hưởng đến người laođộng trong lĩnh vực sản xuất xi măng” Chúng em sẽ tiến nhận diện và phân tích tất

cả các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình sản xuất xi măng Từ đó đưa ra cácgiải pháp và đề xuất giúp cải thiện điều kiện vệ sinh lao động và môi trường làmviệc cho công nhân ngành sản xuất xi măng

Trang 5

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI

MĂNG

1.1 Vị trí ngành công nghiệp xi măng trong nền kinh tế Việt Nam

Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước

ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt).Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựngnhà máy xi măng đầu tiên của ngành Xi măng Việt Nam tại Hải Phòng

Đến nay đã có khoảng 90 Công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và phục vụsản xuất xi măng trong cả nước, trong đó: khoảng 33 thành viên thuộc tổng công ty

xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiềnkhác

Tuy nhiên sản lượng xi măng sản xuất trong những năm qua không đáp ứng đượcnhu cầu tiêu thụ trong nước:

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu xi măng giai đoạn 2000-2007

1.2 Các loại sản phẩm chính

Trang 6

1.3 Thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp xi măng

Năng lực sản xuất và các yếu tổ ảnh hưởng tới sản xuất của doanh nghiệp trongngành

Trong những năm gần đây, một số nhà máy sản xuất xi măng lớn tập trung nhiềuvào thị trường trong nước do thị trường này đang tăng trưởng mạnh mẽ

Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay đã có khoảng 14 nhà máy xi măng

lò quay với tổng công suất thiết kế là 21,5 triệu tấn/năm, 55 cơ sở xi măng lò đứng,

lò quay chuyển đổi tổng công suất thiết kế 6 triệu tấn/năm, khoảng 18 triệu tấn ximăng được sản xuất từ nguồn clinker trong nước (ứng với 14,41 triệu tấn clinker).Hầu hết các nhà máy sản xuất xi măng sử dụng phương pháp kỹ thuật khô, ngoạitrừ những nhà máy có lò trộn xi măng đứng với thiết bị và kỹ thuật lạc hậu, thìnhững nhà máy còn lại có năng suất trộn xi măng từ 1,4 triệu đến 2,3 triệu tấn mỗinăm với thiết bị và trình độ kỹ thuật tương đương với nhữn nhà máy khác ở ĐôngNam Á

Việt Nam đang có khoảng 31 dự án xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế là

39 triệu tấn được phân bổ ở nhiều vùng trên cả nước (Đa số tập trung ở miền Bắc,miền Trung và chỉ có 4/31nằm ở miền Nam)

Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực Hầu hết cácnhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng nguyên liệu đầu vào lớn, trongkhi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế Do đó nguồn cung xi măng ở phíaBắc thì dư thừa trong khi miền Nam lại thiếu hụt

Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp:

Các DN miền Bắc có vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác nguyên vật liệu đầuvào do đó chủ động được về năng lực sản xuất Doanh nghiệp miền Nam thì ngượclại

Giá than đá, thạch cao và clinker những nguyên liệu đầu vào chính dùng cho sảnxuất xi măng vẫn tăng đều qua các năm Mà những nguyên liệu đầu vào này ViệtNam phải nhập khẩu với khối lượng rất lớn Ngoài ra giá gas, dầu hiện nay biếnđộng ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển tăng Ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất vàkết quả hoạt động của ngành

Trình độ công nghệ của ngành lạc hậu cũ kỹ thừa hưởng của Nga, Pháp, TrungQuốc những năm 50 của thế kỷ trước vẫn còn được sử dụng (Không riêng gì VN,Trung Quốc cũng đang lâm vào tình trạng này) Hiện này với các dự án dây chuyền,nhà máy xi măng lớn đang triển khai hy vọng sẽ thay thế công nghệ cũ, giúp nănglực sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần

Trang 7

Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu vào máy móc thiết bị ngành xi măng là rất lớn, đó làsức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành khi muốn gia tăng công suất,đổi mới công nghệ.

1.4 Thị trường tiêu thụ xi măng

Hiện nay trên thị trường giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền Bắc thườngthấp hơn giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền Nam khoảng 200.000 đồng/tấn tùy từng loại dao động xung quanh mức chênh lệch này (tính đến cuối tháng 4đầu tháng 5/2008) Tại sao có mức khác biệt này: như đã nêu ở trên, các doanhnghiệp phân bố không đều giữa các miền, giá đầu vào của nguyên vật liệu, cước phívận chuyển, tổng nhu cầu xi măng tại miền Nam chiếm tới 40% tổng nhu cầu trongkhi các doanh nghiệp miền Nam chỉ đáp ứng được 50% tổng nhu cầu đó

Ngoài ra, do xi măng là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nên Chính phủvẫn nắm quyền kiểm soát giá cả, giá cả bị chặn đầu ra – nhưng giá nguyên liệu đầuvào không ngừng xu thế tăng lên Đó là khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp sản xuấttrong ngành

Thị phần tiêu thụ lớn nhất thuộc về Tổng công ty Xi măng Việt Nam chiếmkhoảng 40% toàn thị trường – Thị phần tiêu thụ xi măng trong 04 tháng đầu năm

Trang 8

Sơ đồ 1.3.1 Sản lượng xi măng cung cấp cho thị trường và doanh thu giai

Sơ đồ 1.3.2 Sơ đồ thị phần các doanh nghiệp sản xuất xi măng

1.5 Chiến lược phát triển nghành sản xuất xi măng

Tiết kiệm chi phí do giá nguyên vật liệu đâu vào ngày càng đắt đỏ, phấn đấu đủnăng lực cạnh tranh với xi măng nhập khẩu khi không còn được bảo hộ về thuế(chất lượng sản phẩm, giá)

Phấn đấu tự sản xuất clinker, không phải nhập khẩu (hiện tại các DN VN nhậpkhẩu chủ yếu clinker, thạch cao từ Thái Lan, và Indonesia)

Đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác

Trở thành nước có công suất và sản lượng xi măng lớn nhất trong khối các nướcASEAN

1.6 Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng

1.6.1 Nguyên liệu và thành phần hóa học của xi măng

Bảng 1 2 Nguyên liệu và thành phần hóa học của xi măng

Trang 9

SO3 : 0.777%

Mn2O3 : 0.034%

( Nguồn: Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam phát triển và hội nhập

- Ts: Trần Văn Huynh – Chủ tịch VLXd Việt Nam )

Trang 10

1.6.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ sản xuất xi măng

Trang 11

Chương 2 NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG

2.1.2 Các công đoạn phát sinh bụi trong sản xuất xi măng

-Công đoạn khai thác, đập và vận chuyển đá vôi về kho trong nhà máy

-Công đoạn khai thác, đập nhỏ (bên ngoài nhà máy) và vận chuyển đất sét về khotrong nhà máy

-Công đoạn tồn trữ và rút nguyên liệu cho máy nghiền

-Công đoạn nghiền nguyên liệu

-Công đoạn đồng nhất bột liệu và cấp liệu lò nung

-Công đoạn nghiền và cung cấp than

-Công đoạn nung Clinker

-Công đoạn làm nguội clinker

-Công đoạn vận chuyển và chứa clinker

-Công đoạn nghiền xi măng

-Công đoạn chứa và đóng bao xi măng thành phẩm

Từ đó ta thấy bụi phát sinh ở hầu hết các công đoạn từ khâu khai thác, đến vận chuyển nguyên nhiên liệu đến khâu sản xuất sản phẩm

Trang 12

Hình 2.1 Một số công đoạn phát sinh nhiều bụi trong sản xuất xi măng

Trang 13

2.1.3 Đặc trưng ô nhiễm bụi và khí thải của các nhà máy sản xuất xi măng

Đặc trưng ô nhiễm từ hệ thống sản xuất đối với môi trường không khí là ô nhiễm bụi (bụi than, đá sét…,khí độc (SO2, NO2, CO2)

Ô nhiễm từ quá trình đốt nhiên liệu

- Bụi xi măng ở dạng rất mịn lơ lửng trong khí thải, khi hít và phổi dễ gây bệnh về đường hô hấp

- Ngoài ra, bụi theo gió phát tán rất xa, sa lắng xuống mặt đất và nước, lâu dần làm hỏng đất trồng, suy thoái hệ thực vật

2.1.4 Tác hại của bụi xi măng

2.1.4.1 Tác hại đến da

Bụi xi măng tồn tại lơ lửng trong không khí Khi công nhân làm việc với cường độcao và trong môi trường nhiệt độ cao, mồ hôi sẽ bài tiết ra nhiều Bụi xi măng trongkhông khí kết hợp với mồ hôi sẽ tạo thành hợp xi măng ướt có tính bám dính caotrên da

Hỗn hợp xi măng ướt có tính kiềm như vôi Ca(OH)2, chất nào có tính ăn mòn cao,

có thể làm mòn mô da của con người và làm khô da Quá trình tiếp xúc lâu dài cóthể đâm thủng và gây cháy da

Bụi có thể tiếp xúc với da bằng cách thấm qua quần áo, rơi trong ống giày, găngtay

Trang 14

2.1.4.3 Tác hại đến cơ quan hô hấp

Trong quá trình làm việc, bụi xi măng dễ phát tán xung quanh môi trường làmviệc và công nhân sẽ dễ dàng hít phải chúng Triệu chứng ngay lập tức của việc hítphải các bụi này công nhân nhân có thể cảm thấy rát ở mũi hoặc cổ, các hạt bụi kếtdính trong đường hô hấp có thể gây ngạt đường thở Sau một vài tuần tiếp xúc,công nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau thắt ngực, các cơn ho mãntính kèm theo đờm Quá trình tiếp xúc thường xuyên với bụi xi măng sẽ làm giatăng các Silica tinh thể ( các hợp chất silic tồn tại nhiều trong đất sét (cao lanh)).trong phổi Đó là nguyên nhân dẫn đến tổn thương và tàn tật các tế bào phổi, có thểgây nên bệnh bụi phổi silic – Một bệnh bụi phổi chết người được xếp vào các bệnhnghề được bảo hiểm tại Việt Nam

Một số bệnh công nhân thường gặp trong nhà máy sản xuất xi măng: Ho mãntính, viêm phế quản, viêm phổi, ung thư thanh quản, phế quản , ung thư phổi, bệnhkhí thủng và bệnh bụi phổi silic …

2.1.4.4 Một số biện pháp quản lý hiện tại và các đề xuất

Hiện nay đa số các xưởng sản xuất xi măng vẫn chưa xử lý tốt vấn đề bụi và cácnguồn phát sinh bụi tại xưởng sản xuất

Bảng 2.1 Kết quả giám sát bụi trong môi trường lao động tại nhà

máy xi măng Hà Tiên 1

STT Vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu đo đạc bụi ( mg/

m 3 )

Phương phá đánh giá TCVN 5067/1995

Giới hạn cho phép: 12

Trang 15

- Biện pháp mà các xưởng sản xuất xi măng vẫn đang áp dụng hiện nay là chocông nhân sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân ( Chủ yếu là khẩu trang hoặccác loại khăn trùm mặt )

-Do đặc trưng của ngành sản xuất xi măng là bụi Do đó muốn xử lý triệt để ngaytại nguồn cần phải đầu tư công nghệ tiên tiến Có thể áp dụng một số biện pháp nhưsau:

+ Sử dụng chụp hút để hút và xử lý bụi ngay tại nguồn nhằm hạn chế bụiphát tán trong khu vực nhà xưởng

+ Xây dựng các hệ thống thông gió và lọc khí ( chủ yếu là thông gió nhântạo vì bụi cần lọc trước khi thải ra nhằm tránh phát tán bụi ra môi trường bênngoài )

+ Cơ giới hóa và tự động hóa một số công đoạn nhằm hạn chế sự tiếp xúccủa công nhân với bụi

+ Thường xuyên kiểm tra và đánh giá nồng độ bụi để có biện pháp xử lý kịpthời

+ Thay thế tất cả các kho chứa hở thành kín hoàn toàn

+ Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp

Trang 16

- Trong giai đoạn Gia công sơ bộ nguyên liệu họ cần phải đập nhỏ nguyên liệu

để dễ việc nghiền, sấy và nghiền Họ đập nhỏ bằng phương pháp cơ học đậptrong nhiều giai đoạn và gây ra tiếng ồn, rung rất lớn

- Hiện nay các nhà máy tại Việt Nam đang sử dụng phương pháp nghiền bi đểnghiền nguyên liệu sống ( ví dụ như: vôi, sét….) việc nghiền nguyên liệu bằngphương pháp này có hiệu quả rất cao nhưng mặc khác là nguyên nhân gây ồn,rung nghiêm trọng tại các nhà máy sản xuất xi măng Ồn rung này tồn tại dướidạng sóng âm với cường độ và tần số rất là cao và liên tục để cung cấp mộtlương nguyên liệu lớn cho công đoạn tiếp theo

2.2.2 Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe

Việc làm trong môi trường có tiếng ồn, rung lớn trong thời gian lâu, số giờ tiếpxúc nhiều liên tục ( phơi nhiễm ) lớn hơn 85 dB Sẽ gây các bệnh liên quan vềthính giác như điếc tạm thời, ù tai, khó nghe nếu nặng sẽ gây điếc mãn tính

2.3HÓA CHẤT

2.3.1 Nguồn gốc phát sinh hóa chất và sự ảnh hưởng đến sức khỏe

- Trong xi măng có chứa một thành phần độc hại như silica tinh thể vàhexavalent chromium, và xi măng tồn tại ở dạng bột người lao động dễ tiếp xúcnặng gây kích ứng da, gây ung thư phổi Xi măng phồ biến hiện nay là xi măngPortland chứa chất ăn da, vì vậy nó có thể gây bỏng hóa chất

- Trong quá trình khai thác hầm mỏ để tìm ra nguồn đất sét, vôi,… Trong quátrình sản xuất và vận chuyển xi măng thải ra một lượng lớn các khí nhà kính (ví

dụ, carbon dioxide), dioxin, NOx, SO2, và các hạt gây nhiễm độc hô hấp chongười lao động cũng như môi trường xung quanh

- Xi măng ướt là chất ăn da mạnh và có thể dễ dàng gây bỏng da nghiêmtrọng nếu không kịp thời rửa sạch lại bằng nước Tương tự như vậy, bột xi măngkhô tiếp xúc với màng nhầy có thể gây ra mắt nặng hoặc kích ứng đường hô hấp

- Phản ứng của bụi xi măng với độ ẩm trong các xoang và phổi cũng có thểgây bỏng hóa chất cũng như đau đầu, mệt mỏi, và ung thư phổi

- Lượng kiềm trong sản xuất xi măng rất là thấp (pH <11) cũng là một vấn đềgây hại đến sức khỏe nên đang được nghiên cứu và đánh giá

- Các nhà máy sản xuất xi măng ở Scandinavia, Pháp, và Anh, mức độ crom(VI), được coi là độc hại và gây kích ứng da lớn, không được vượt quá 2 ppm

Trang 17

2.3.2 Biện pháp hạn chế và khắc phục tác hại

- Tổ chức An toàn sức khỏe nghề nghiệp thế giới (OSHA) đã thiết lập các giớihạn pháp lý (giới hạn tiếp xúc cho phép) cho tiếp xúc với xi măng Portland tạinơi làm việc là 50 mppcf (triệu hạt mỗi foot khối) trong một ngày làm việc 8 giờ.Viện Quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH) đã thiết lập mộtgiới hạn xuất tiếp xúc (REL) 10 mg/tổng phơi m3 và 5 mg/ m3 tiếp xúc vớiđường hô hấp qua một ngày làm việc 8 giờ Ở mức 5.000 mg/m3, xi măngPortland là ngay lập tức nguy hiểm đến đời sống và sức khỏe

- Lưu huỳnh dioxit có nhiều trong các nhà máy xi măng Portland, Trung tâmkiểm soát dịch bệnh, tuyên bố "Các công nhân tại nhà máy xi măng Portland,đặc biệt là những đốt nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, nên được nhận thức của cáchiệu ứng cấp tính và mãn tính tiếp xúc với SO2 [sulfur dioxide ], và nồng độSO2 nên được đo định kỳ

- Đào tạo cho người lao động về những tác hại của những chất này, để họ hạnchế tối đa những công việc dư thừa nhưng gây hại Công nhân phải được bao bịt

kĩ càng về phần đầu cũng như phần thân để tránh tiếp xúc với hóa chất Đeokhẩu trang chống bụi, bao tay, ủng bảo hộ…

- Nhà sản xuất cần để biển báo hóa chất Biển báo khu vực nguy hiểm hóachất, hay là những biển thông tin cơ bản xử lí tình huống tức thời khi nhỡ đụnghóa chất Đồng thời nhà sản xuất phải đo đạc thường xuyên lượng khí độc trongnhà máy

Ngày đăng: 01/11/2016, 08:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Hoàng Văn Bính. “ Vệ sinh lao động”. Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh lao động
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật
[2] Nguyễn Bá Dũng &amp; CTV. “ Kĩ thuật bảo hộ lao động”. Nhà Xuất Bản Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp Hà Nội. 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ thuật bảo hộ lao động
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp Hà Nội. 1979
[4] [Sultan A. Meo., MBBS, Ph.D Sultan A. Meo., MBBS, Ph.D [PDF] “HEALTH HAZARDS OF CEMENT DUST” Sách, tạp chí
Tiêu đề: HEALTH HAZARDS OF CEMENT DUST
[5] Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1, “Báo cáo kết quả giám sát môi trường tháng 12/2008” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả giám sát môi trường tháng 12/2008
[6] Tài liệu từ Thạc sĩ: Nguyễn Thúy Lan Chi – Giảng viên trường ĐH Tôn Đức Thắng.Các trang wed Khác
w