1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chủ đề muối với sức khỏe và đời sống

17 648 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 300,35 KB
File đính kèm chủ đề muối 27- 10.rar (287 KB)

Nội dung

dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn tích hợp môn Sinh địa trong dạy học bài Một số muối quan trọng; sử dụng kĩ thuật KWL(H) và kĩ thuật mảnh ghép Giáo dục HS: Có ý thức tôn trọng đối với nghề làm muối của người dân miền biển , biết tiết kiệm khi sử dụng muối. trôn trọng tài nguyên biển của Việt Nam. HS biết vai trò của muối đối với con người và sự phát triển của đất nước, cách khai muối biết yêu thương, tôn trọng sự vất vả của người lao động sản xuất muối; biết giá trị của tài nguyên biển. Từ đó, luôn có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm bảo vệ; đoàn kết, hợp tác với cộng đồng cùng bảo vệ biển đảo quê hương, hòa bình đất nước.

Trang 1

1 Tên chủ đề: Muối với sức khỏe và đời sống con người

2 Thời lượng : 2 tiết (từ tiết 15 – đến tiết 16)

Tiết theo

chủ đề

Tiết theo PPCT

Nội dung

3 Nội dung của chủ đề

- Trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của muối ăn trong đời sống

- Ảnh hưởng của muối ăn tới sức khỏe con người.

- Các loại phân bón hóa học.

- Cách sử dụng phân bón hóa học.

4 Mục tiêu

4.1 Kiến thức

Học sinh biết được:

-Trạng thái thiện nhiên, cách khai thác muối NaCl

-Những ứng dụng quan trọng của muối natri clorua

- Cách sử dụng muối hợp lí

- Phân bón là gì? Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng

- Biết công thức hóa học của một số loại phân bón hóa học thường dùng và hiểu tính chất của các loại phân bón đó

-Phân bón vi lượng là gì và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật

4.2 Kỹ năng

-Rèn kĩ năng làm việc hợp tác nhóm

- Kĩ năng thực hành

- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập

- Rèn luyện khả năng phân biết các mẫu phân đạm, phân kali, phân lân dựa vào tính chất hóa học

- Cũng cố kỹ năng làm các bài tập tính theo cong thức hóa học

4.3 Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng

4.4 Năng lực

* Năng lực chung:

+ Năng lực sử dụng CNTT: tra cứu thông tin cần thiết trên Internet

+ Năng lực giao tiếp: hoạt động nhóm, mô tả thí nghiệm

+ Năng lực tự học

* Năng lực riêng:

Trang 2

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

+ Năng lực thực hành hóa học: sử dụng dụng cụ, hóa chất khi làm thí nghiệm

thu hồi muối từ dung dịch nước muối

+ Năng lực tính toán: bài tập định lượng

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: đề xuất được một số

giải pháp phát triển nghề khai thác muối ở Việt Nam

+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: ứng dụng của muối

ăn trong đời sống hàng ngày và trong công nghiệp Biết sử dụng hợp lí muối ăn để

phòng tránh các bệnh có liên quan

4.5.Thái độ:

- Có ý thức tôn trọng đối với nghề làm muối của người dân miền biển , biết

tiết kiệm khi sử dụng muối trôn trọng tài nguyên biển của Việt Nam

- HS biết vai trò của muối đối với con người và sự phát triển của đất nước,

cách khai muối → biết yêu thương, tôn trọng sự vất vả của người lao động sản xuất

muối; biết giá trị của tài nguyên biển Từ đó, luôn có tinh thần yêu nước, có trách

nhiệm bảo vệ; đoàn kết, hợp tác với cộng đồng cùng bảo vệ biển đảo quê hương,

hòa bình đất nước

- HS nhận thấy trách nhiệm tuyên truyền, hợp tác cùng cộng đồng có ý thức

bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp; đề xuất các

biện pháp bảo vệ môi trường Trách nhiệm tuyên truyền; hợp tác cùng cá nhân, tổ

chức để người dân có thể sử dụng một số chất tự nhiên để cải tạo đất trồng, làm

phân bón, tránh việc dụng các hợp chất hóa học

5 Bảng mô tả mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh qua chuyên đề

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Muối NaCl

Phân bón hóa

học

- Tính chất vật lí của muối ăn: màu sắc, mùi vị, tính tan

- Trạng thái tự nhiên của muối

- Cách khai thác muối ăn

- Ứng dụng của muối ăn.

- Màu sắc,tính tan của một số mẫu phân bón hóa học.

-Phân loại được các loại phân bón hóa học

- Viết được phương trình hóa học thể hiện vai trò của muối NaCl trong sản xuất NaOH, Cl2 và H2.

- Thấy được thực trạng khai thác muối

ở Việt Nam và đề ra được biện pháp phát triển nghề muối cho phù hợp

- Biết được muối iot

là gì

- Phân biệt được các loại phân bón hóa học

- giải thích được nguyên tắc khai thác muối ăn từ nước biển

là dựa vào sự bay hơi của chất.

- Chỉ ra được các khu vực có thể sản xuất được muối ăn từ nước biển.

- Chỉ ra được việc sử dụng các loại phân bón khác nhau vào những thời điểm khác nhau để tăng hiệu quả

sử dụng

- Giải thích được nguyên nhân của bệnh bướu cổ do thiếu iot và cuộc vận động toàn dân dùng muối iot.

- Giải thích các hiện tượng thực tế: vì sao làm dụng phân bón hóa học lại dẫn đến hiện tượng thoái hóa đất.

Trang 3

dựa vào thành phần.

- Chỉ ra được vai trò

của các nguyên tố

dinh dưỡng đối với

cây trồng

dựa vào màu sắc, thành phần.

Trang 4

6 Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức

6.1 Mức độ nhận biết

Bài 1, 3 ( T 36) – SGK

Bài 1 ( (T 39)- SGK

6.2 Mức độ thông hiểu

Bài 3 (T36) – SGK.

6.3 Vận dụng thấp

Bài 4 (T36) – SGK.

Bài 3 ( T 39) - SGK

6.4 Vận dụng cao

Bài 2 (T39)- SGK.

Bài tập: ?1 Các vùng sản xuất muối và thực trạng nghề muối ở Việt Nam.

? 2 : Ý nghĩa của cuộc vận động « Toàn dân dùng muối Iod »

7/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Tiết 1:

- Kiến thức: + Trạng thái thiên nhiên, cách khai thác muối ăn

+ Ứng dụng của muối ăn trong đời sống và sản xuất

+ vai trò của muối ăn với sức khỏe con người

- Phương pháp- kĩ thuật dạy học:

Vấn đáp, thuyết trình

KWL(H), mảnh ghép, Dạy học WebQuest – Khám phá trên mạng

- Chuẩn bị:

+ Giáo viên: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, SGV, máy chiếu, máy tính, hóa chất: Muối ăn, muối iot

+ Học sinh: Nghiên cứu thông tin SGK

Làm thí nghiệm thu muối từ nước muối, nộp báo cáo bằng Powerpoint

- Dự kiến nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh:

+ Tìm hiểu trạng thái thiên nhiên và cách khai thác muối ăn

+ Các vùng sản xuất muối ở Việt Nam

+ Vai trò của muối ăn trong đời sống và sản xuất

+ Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của muối ăn đến sức khỏe con người

2 Tiết 2:

- Kiến thức:

+ Các loại phân bón hóa học

+ Tên gọi của một số loại phân bón thông thường

+ Công dụng của phân bón hóa học trong nông nghiệp

Trang 5

+ Sử dụng phân bón hóa học như thế nào cho hợp lí.

- Phương pháp:

Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề

- Chuẩn bị:

+ Giáo viên: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, SGV, máy chiếu, máy tính, mẫu phân bón: đạm, lân, kali, NPK

+ Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK

Thiết kế Poster quảng cáo cho 1 loại phân bón hóa học

- Dự kiến nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh:

+ Phân loại, gọi tên các loại phân bón hóa học

+ Vai trò của phân bón với cây trồng

+ Tác hại do sử dụng quá liều lượng

* TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:

Giáo viên tổng kết:

- Chốt kiến thức cần ghi nhớ trong chủ đề:

- Đánh giá sự hoạt động của hs sau chủ đề

- Dặn dò chuẩn bị cho chủ đề sau

CHỦ ĐỀ: MUỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

I Mục tiêu:

1 Kiến thức

Học sinh biết được:

Trang 6

-Trạng thái thiện nhiên, cách khai thác muối NaCl.

-Những ứng dụng quan trọng của muối natri clorua

- Cách sử dụng muối hợp lí

2 Kỹ năng

-Rèn kĩ năng làm việc hợp tác nhóm

- Kĩ năng thực hành

- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập

3 Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác

4 Năng lực

* Năng lực chung:

+ Năng lực sử dụng CNTT: tra cứu thông tin cần thiết trên Internet

+ Năng lực giao tiếp: hoạt động nhóm, mô tả thí nghiệm

+ Năng lực tự học

* Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

+ Năng lực thực hành hóa học: sử dụng dụng cụ, hóa chất khi làm thí nghiệm thu hồi muối từ dung dịch nước muối

+ Năng lực tính toán: bài tập định lượng

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: đề xuất được một số giải pháp phát triển nghề khai thác muối ở Việt Nam

+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: ứng dụng của muối ăn trong đời sống hàng ngày và trong công nghiệp Biết sử dụng hợp lí muối ăn để phòng tránh các bệnh có liên quan

5.Thái độ:

- Có ý thức tôn trọng đối với nghề làm muối của người dân miền biển , biết tiết kiệm khi sử dụng muối trôn trọng tài nguyên biển của Việt Nam

- HS biết vai trò của muối đối với con người và sự phát triển của đất nước, cách khai muối → biết yêu thương, tôn trọng sự vất vả của người lao động sản xuất muối; biết giá trị của tài nguyên biển Từ đó, luôn có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm bảo vệ; đoàn kết, hợp tác với cộng đồng cùng bảo vệ biển đảo quê hương, hòa bình đất nước

II Chuẩn bị :

1 GV

- Tranh vẽ sơ đồ ứng dụng của NaCl, ruộng muối

- Bảng phụ

2 HS

Trang 7

- Tìm hiểu về muối, ứng dụng của muối ăn, phương pháp làm muối.

III Phương pháp- kĩ thuật:

- Đàm thoại, thuyết trình

- Kĩ thuật KWL(H); mảnh ghép, Dạy học WebQuest – Khám phá trên mạng

IV Tiến trình giờ dạy – Giáo dục

1 Ôn định lớp: (1’)

2 Kiểm tra bài cũ (Không)

3.Bài mới

1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10p)

- Giáo viên phát phiếu “Ghi nhận thông tin”; yêu cầu

học sinh theo dõi đoạn video

https://www.youtube.com/watch?v=CQpcnDXThy4

- Giáo viên đặt câu hỏi: Thông qua đoạn video, các

em hãy dự đoán xem ngày hôm nay cô và các em sẽ

cùng tìm hiểu về nội dung gì?

- Học sinh nêu thông tin nắm được qua đoạn video

? Vậy em đã biết gì về muối ăn

GV yêu cầu HS (viết vào cột K)

GV ghi nhận thông tin của HS theo bảng KWL(H)

? Các em muốn biết thêm thông tin gì về muối ăn

nữa không?

-HS ghi tiếp vào cột (W)

-GV: ghi nhận thông tin của HS vào bảng phụ

Yêu cầu HS: đặt tên cho chủ đề học tập

HS đặt tên chủ đề, GV lựa chọn tên chủ đề hay-> ghi

bảng

GV: Nhắc lại nội dung nhiệm vụ đã giao trong chủ

Tên gọi : natri clorua Tên khác: muối (thường) muối

ăn Công thức phân tử : NaCl Khối lượng mol : 58,5 g/mol Biểu hiện : Chất rắn kết tinh, màu trắng, dễ tan trong nước

Trang 8

đề trước.

Trong tiết học trước cô đã yêu cầu các nhóm: Từ

50 ml dung dịch nước muối, mỗi nhóm sẽ thu lại muối ăn từ nước muối đó

*Lưu ý: GV chuẩn bị 6 lọ nước muối với 2 lượng muối khác nhau ( lọ 1,3,5 chứa 10g muối/ lọ; lọ 2,4,6 chứa 5g muối/ lọ) giao cho 6 nhóm và nội dung bảng thông tin Yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn những cách làm khác nhau để thu được muối Chụp lại hình ảnh, điền thông tin vào bảng

- GV kiểm tra kết quả HS đã chuẩn bị

( HS có thể sử dụng các vật dụng khác nhau để chứa nước muối: bát, cốc, đĩa lớn, đĩa nhỏ

Cách thức tiến hành: có thể phơi, đun…)

? So sánh với số liệu ban đầu của cô, các em hãy tính xem hiệu suất thu hồi muối ăn của nhóm mình là bao nhiêu %

-HS tính toán

-GV: Vì sao lại có sự khác nhau trong quá trình thu hồi muối ăn của mỗi nhóm?

-HS: do phải chuyển vật chứa, rơi vãi trong quá trình thực hiện

-GV: ? Vậy để thu được lượng muối ăn nhiều nhất chúng ta cần lưu ý điều gì?

-HS: Cẩn thận trong quá trình thực hiện

GV: giáo dục HS đức tính cận thận trong công việc

? Sản phẩm của chúng ta có tên gọi là gì?

-HS: Muối trắng- muối ăn- muối,

-GV: Vậy muối ăn có ở đâu, có tính chất gì và ứng dụng như thế nào trong đời sống và sản xuất Chúng

ta cùng tìm hiểu trong chủ đề hôm nay

Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên- Cách khai thác (15’)

? Thông qua bài tập TẬP LÀM DIÊM DÂN; em hãy liên hệ và cho biết trong tự nhiên, muối ăn có ở đâu? Khai thác muối ăn từ nước biển như thế nào

- HS trả lời: Muối ăn có trong nước biển

- Khai thác: Cho nước biển vào ruộng rồi sử dụng

ánh nắng mặt trời (nhiệt độ), gió làm bay hơi từ từ nước biển thu được muối kết tinh

Trang 9

? Em hãy giải thích cách làm trên.

- HS: Nước bay hơi còn muối thì không Tốc độ bay

hơi của một chất lỏng phục thuộc vào nhiệt độ, gió

và diện tích mặt thoáng của chất lỏng (Môn Vật lí 6)

bài: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp

với hiểu biết ở môn địa lý

? Hãy cho biết hàm lượng muối ăn trong nước biển

- 27kg NaCl/ 1m3 nước biển ( khoảng 3,5%)

? Nồng độ muối ăn trong nước biển ở các vùng miền

khác nhau phụ thuộc vào yếu tố nào?

-HS: Nồng độ muối ăn thay đổi tùy theo khí hậu và

khu vực địa lý Những nơi có nhiều mưa thì nồng độ

muối ăn trong nước biển thấp hơn nơi có nắng nhiều

GV chiếu hình ảnh, giới thiệu về Biển Chết

? Ngoài có trong nước biển thì muối ăn còn có ở

đâu?

HS: Mỏ muối

GV: Mỏ muối được hình thành như thế nào?

-HS: Mỏ muối được hình thành cách đây hàng triệu

năm từ các hồ nước mặn, sau khi nước bay hơi hết

còn lại các tinh thể muối đọng lại thành mỏ

Giải thích thêm về mỏ muối: hình thành từ các biển,

trong quá trình bồi lắng, động đất…

-? Muốn khai thác NaCl từ mỏ muối có trong lòng

đất, người ta làm như thế nào?

- HS mô tả cách khai thác

- GV: Thông qua nội dung vừa phân tích, một bạn

hãy cho cô biết:

? Trong tự nhiên muối ăn có ở đâu, cách khai thác

như thế nào?

-HS: rút ra kết luận

GV chiếu bản đồ tự nhiên VN, yêu cầu HS thảo luận

nhóm trong 3 phút ( HS tra cứu thông tin trên

internet qua máy tính bảng)

? Dựa trên lược đồ các vùng kinh tế biển ở Việt

Nam, em hãy cho biết những vùng nào có thể sản

xuất muối ăn từ nước biển Hãy giới thiệu về nghề

muối ở Việt Nam

- HS thảo luận nhóm, thảo luận trả lời, đại diện lên

1.Trạng thái tự nhiên- Cách khai thác

-Trạng thái tự nhiên:

+ Trong nước biển + Trong các mỏ

- Khai thác:

+ Làm bay hơi nước biển + Khai thác mỏ

- Các vùng sx muối ở Vn:Thái Bình, Nam Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cà mau

Trang 10

bảng chỉ trên lược đồ.

- GV: Mặc dù công việc khai thác muối rất vất vả,

tuy nhiên giá thành của hạt muối còn rất rẻ, người

dân không “mặn mà” với việc làm muối nữa, thậm

chí họ còn bỏ làm muối để tìm công việc khác đỡ vất

vả và thu nhập cao hơn

Mỗi chúng ta là một chủ nhân tương lai của đất

nước, cô rất hi vọng các em sẽ cùng nhau học tập

thật tốt, gom giữ tình yêu quê hương đất nước và có

những hành động thiết thực để bảo vệ chủ quyền,

toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ tài nguyên quốc gia

? Trong các hoạt động sống hàng ngày, em thấy

muối được sử dụng để làm gì?

-HS: nấu ăn, ướp cá, ngâm rau củ…

-GV: Vậy muối NaCl có những ứng dụng nào, chúng

ta cùng tìm hiểu

Hoạt động 2: Ứng dụng của muối ăn ( 15p)

GV: chiếu sơ đồ:

- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ và cho biết những ứng

dụng quan trọng của NaCl

- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm

- Dùng để sản xuất Na, Cl 2 , H 2 , NaOH, NaHCO 3 ,

Na 2 CO 3 , NaClO

-GV: Ở nồng độ 0,9%; dung dịch nước muối còn

được gọi là nước muối sinh lí

? Nước muối sinh lí được dùng để làm gì?

-HS: vệ sinh mắt, mũi, họng, ngâm rửa rau quả

-GV: ? Vì sao nước muối sinh lí có nhiều công dụng

như vậy

- HS: do có khả năng sát khuẩn

GV: Vậy muối còn có vai trò nào khác nữa với con

người, chúng ta cùng thảo luận các nội dung sau:

GV: yêu cầu HS sử dụng internet, thảo luận theo

nhóm các nội dung ( KĨ THUẬT MẢNH GHÉP)

Vòng 1:Nhóm chuyên gia

4 nhóm tìm hiểu 4 nội dung

?1: Vị trí- vai trò của tuyến giáp

?2: Nguyên nhân của bệnh bướu cổ

?3: Hậu quả của bệnh bướu cổ

2 Ứng dụng

- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm

- Dùng để sản xuất Na, Cl2, H2, NaOH, NaHCO3, Na2CO3, NaClO

Trang 11

?4 Muối Iod là gì

(Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài

phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý

kiến của mình.

Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành

viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu

hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên

gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình

bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.)

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

Các thành viên của 4 nhóm cũ lập thành 4 nhóm mới

? Ý nghĩa của cuộc vận động “ Toàn dân dùng muối

Iod”

(Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao

gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người

từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.

Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các

thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu,

được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ

được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm

vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở

vòng 1)

Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và

chia sẻ kết quả

GV chỉ trên tranh nêu cấu tạo và vị trí của tuyến

giáp, cung cấp thêm thông tin về bệnh bướu cổ

- Vị trí: Tuyến giáp nằm dưới sụn giáp, trên sụn

khí quản

- Cấu tạo: nặng chừng 20 – 25g , gồm có nang

tuyến và tế bào tiết

- Vai trò: + Tiết hoocmôn Tirôxin (thành phần

có Iốt) ảnh hưởng trao đổi và chuyển hóa các chất ở

tế bào

+ Tiết hoocmôn Canxitônin cùng với

hoocmôn tuyến cận giáp điều hòa canxi và phốt pho

trong máu

Thiếu iốt -> Tirôxin không tiết ra -> Tuyến yên

tiết TSH kích thích tuyến giáp hoạt động -> Phì đại

tuyến (Bướu cổ)-> Trẻ chậm lớn, trí não kém phát

- Muối iốt là muối ăn (NaCl) có

bổ sung thêm một lượng nhỏ NaI nhằm cung cấp iốt cho cơ thể Thiếu i ốt cũng gây ra các vấn đề tuyến giáp

Ngày đăng: 31/10/2016, 19:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w