Trong hơn 30 năm qua, công ty đ ã chọn cho mình con đường phát triển đúng hướng, các sản phẩm của công ty không những có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trong nước , mà mộ
Trang 1Đề tài: Liên hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty
Cổ phần sữa Vinamilk
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay không ai có thể phủ nhận vị trí quan trọng của ngành sữa trong nền kinh
tế, vì sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho xã hội, nâng cao sức khỏe và trí tuệ cho con người Đối với các nước đang phát triển kinh tế, ngành sữa cũng đang tăng cao và dần dần chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Nhận thấy tiềm năng rất lớn của ngành nên có rất nhiều doanh nghiệp tham gia, trong số ấy không thể không nhắc đến công ty cổ phần sữa Vinamilk Công ty sữa Việt Nam ( Vinamilk) là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Công Nghiệp, được thành lập từ năm 1976 Trong hơn 30 năm qua, công ty đ ã chọn cho mình con đường phát triển đúng hướng, các sản phẩm của công ty không những có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trong nước , mà một số mặt hàng còn cạnh tranh được với nước ngoài trên thị trường xuất khẩu.Với mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu trong ngành sữa đã đặt Vinamilk vào cuộc cạnh tranh gay gắt để giành lấy thị phần giữa các doanh nghiệp Nhất
là khi Việt Nam gia nhập vào nền kinh tế thế giới, công ty không những phải cạnh tranh với những công ty trong nước mà còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài Mà hiện nay nền kinh tế lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát trong nước thì tăng cao, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng do lãi suất ngân hàng tăng, thiếu vốn, đối thủ cạnh tranh nhiều, giá nguyên vật liệu đầu vào cao
đã tạo nên khó khăn rất lớn cho công ty.Từ thực tế đó chúng em đã thực hiện đề tài “ Liên
hệ công tác hoạch định công nghệ và lựa chọn thiết bị tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk” nhằm nêu ra được thực trạng cũng như đưa ra giải pháp về thiết bị máy móc và công nghệ chế biến sữa
Trang 2CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG NGHỆ VÀ
LỰA CHỌN THIẾT BỊ
1.1. Hoạch định công nghệ
1.1.1. Khái niệm
Hoạch định công nghệ là việc lựa chọn công nghệ phù hợp, xây dựng các kế hoạch công nghệ chi tiết và lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp với công nghệ đã được xác định để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ đã được thiết kế
1.1.2. Nội dung
a. Lựa chọn công nghệ sản xuất sản phẩm theo thiết kế
- Để lựa chọn công nghệ, cần phải nghiên cứu, phân tích và đánh giá tất cả các yếu
tố cấu thành nên công nghệ nêu trên của các loại công nghệ khác nhau theo các tiêu chuẩn chọn lựa như sau:
- Đảm bảo tạo ra được sản phẩm theo thiết kế trên cả 2 khía cạnh hữu hình và vô hình, vật chất và phi vật chất của sản phẩm
- Đáp ứng và thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ cả về
số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã
- Chi phí để có được công nghệ và chi phí sản xuất theo công nghệ phải thấp nhất
để mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Trình độ công nghệ phải phù hợp với trình độ và khả năng cung cấp các nguồn lực của doanh nghiệp (tài chính, nhân lực, khả năng quản lí công nghệ, các yếu tố khác…)
- Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn lao động
- Sau khi đã lựa chọn công nghệ phù hợp của công nghệ, cần phải xây dựng phương
án công nghệ với các nội dung chủ yếu:
Trang 3+ Tên và các đặc điểm chủ yếu của công nghệ: Quy cách, chất lượng, công suất, giá thành, vệ sinh công nghiệp, điều kiện kỹ thuật, các loại trang thiết bị và tuổi thọ của chúng…
+ Nguồn công nghệ và phương thức chuyển giao công nghệ
+ Các bản thiết kế hay sơ đồ công nghệ
+ Danh mục trang thiết bị cần thiết để vận hành công nghệ
+ Những rủi ro và giải pháp phòng ngừa, khắc phục rủi ro kĩ thuật trong quá trình vận hành công nghệ
+ Những tác động đến môi trường(môi trường làm việc, môi trường tự nhiên sinh thái…) và các biện pháp nhằmm hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường
b. Xác định các kế hoạch công nghệ chi tiết
- Bảng vẽ chi tiết hoặc công thức sản phẩm theo thiết kế
- Bảng định mức nguyên vật liệu: bao gồm danh sách các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, hoặc các chi tiết để chế tạo sản phẩm
- Sơ đồ lắp ráp hay cấu trúc sản phẩm: Minh hoạ cách kết hợp những vật liệu, chi tiết khác nhau thành sản phẩm cuối cùng
- Sơ đồ công nghệ: Liệt kê các giai đoạn công nghệ, chế biến để tạo thành sản phẩm, thời gian lưu lại mỗi công đoạn, công cụ thiết bị cần thiết, những chỉ tiêu cần kiểm tra
- Bảng lịch trình: cho biết thứ tự sản phẩm, chi tiết hay bộ phận cấu thành sản phẩm qua các thiết bị, công đoạn
- Các kế hoạch chi tiết khác ( chu kì sống, thời gian sử dụng, nguồn nhập công nghệ, ngân sách công nghệ…)
c. Lựa chọn quy trình sản xuất
Lựa chọn quy trình sản xuất là lựa chọn phương thức mà doanh nghiệp sẽ áp dụng
để sản xuất các sản phẩm theo công nghệ đã xác định Việc lựa chọn quy tình sản xuất phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để hoạch định công suất, lựa chọn thiết bị, máy móc; bố trí sản xuất và lập kế hoạch tổ chức sản xuất
Trang 4Trước khi lựa chọn quy trình sản xuất, nhà quản trị cần phải quyết định: doanh nghiệp sẽ tự sản xuất hay mua sản phẩm của nhà cung ứng Nếu mua thì sẽ mua một vài phần hay mua toàn bộ sản phẩm? Phải lí giải được vì sao lại có quyết định như vậy? Để
có được những quyết định đúng đắn và hợp lí, cần phải xem xét, phân tích các yếu tố như: giá(giá mua và giá thành sản xuất), năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, thời gian có được sản phẩm, độ tin cậy, kiến thức chuyên gia, mức độ chuyên môn hoá, phân công lao động theo ngành nghề…
Để lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp, cần phải nắm được các loại quy trình sản xuất theo các tiêu thức khác nhau, cụ thể:
+ Theo quy trình sản xuất tổng hợp chung: gồm có sản xuất đơn chiếc(dự án) sản xuất theo lô, sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục
+ Theo khả năng liên tục sản xuất sản phẩm của quy trình: gồm có quá trình sản xuất liên tục, quá trình sản xuất gián đoạn, quá trình sản xuất theo loạt, cửa hàng công việc
+ Theo kết cấu và đặc điểm chế tạo sản phẩm: gồm có sản xuất để dự trữ sản xuất theo đơn hàng, lắp ráp theo đơn hàng
Thông thường, việc lựa chọn quy trình sản xuất được dựa vào 2 yếu tố cơ bản là nhu cầu về số lượng sản phẩm và số lượng loại hình sản phẩm Theo đó, có 3 loại quy trình sản xuất là: sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt, sản xuất theo lô và sản xuất liên tục Theo đó, phương án lựa chọn quy trình sản xuất sẽ là:
+ Sản xuất đơn chiếc: được lựa chọn để sản xuất sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, số lượng ít( ví dụ như các dự án xây dựng, sản xuất máy bay, các sản phẩm chuyên dụng)
+ Sản xuất theo lô: lựa chọn để sản xuất các sản phẩm có số lượng không lớn hoặc nhỏ, chủng loại không đa dạng hoặc ít
Trang 5+ Sản xuất hàng loạt: được lựa chọn để sản xuất các sản phẩm dân dụng, có nhu cầu sản lượng rất lớn và rất đồng nhất, hệ thống sản xuất có tính tự động cao, các sản phẩm được sản xuất theo quy trình này đều được đo lường về khối lượng hơn là đếm về số lượng
Mỗi loại quy trình sản xuất nêu trên đều có những đặc điểm nhất định, có ưu điểm, nhược điểm không giống nhau Vì vậy, tuy theo số lượng, chủng loại, đặc điểm sản phẩm… mà lựa chọn cho phù hợp với công nghệ đã được xác định
1.2. Lựa chọn thiết bị
Sau khi lựa chọn công nghệ và quy trình sản xuất, cần tiến hành lựa chọn thiết bị phù hợp Việc lựa chọn thiết bị cần bắt đầu bằng việc trả lời câu hỏi: Khi nào mua thiết bị? Mua những loại thiết bị gì? Những yêu cầu đặt ra khi mua thiết bị là gì?
1.2.1. Khi nào mua thiết bị:
Về cơ bản, doanh nghiệp chỉ cần tiến hành mua thiết bị khi:
- Khi doanh nghiệp mới thành lập, cần có các thiết bị cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh theo công nghệ sản xuất và quy trình sản xuất đã lựa chọn
- Khi công suất hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Khi doanh nghiệp muốn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
- Khi doanh nghiệp muốn nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm
- Khi doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất để sản xuất ra nhứng loại hàng hoá mới
1.2.2. Mua những loại thiết bị gì?
- Việc doanh nghiệp quyết định mua những loại thiết bị gì? Số lượng bao nhiêu? Chủng loại thiết bị? thì cần phải dựa vào kế hoạch công nghệ và công suất đã được xây dựng
- Những yêu cầu đặt ra khi lựa chọn thiết bị sản xuất:
+ Để lựa chọn thiết bị phù hợp, cần phải căn cứ vào việc phân tích các yếu tố liên quan như: Vốn đầu tư ban đầu, hiệu suất sử dụng, yêu cầu khi vận hành, yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm… cụ thể như sau:
Trang 6+ Đối với vốn đầu tư ban đầu: phải chú ý đến các tiêu chí đánh giá như giá cả của thiết bị, nhà cung cấp, tính thông dụng, nhu cầu mặt bằng lắp đặt, các nhu cầu kèm theo như phụ kiện, vận chuyển, lắp đặt thiết bị…
+ Đối với hiệu suất sử dụng: tiêu chí đánh giá là mối quan hệ giữa công suất thiết kế
và công suất sử dụng của thiết bị
+ Đối với yêu cầu khi vận hành: thiết bị được vận hành đơn giản, không quá phức tạp, an toàn cho sản xuất và người sử dụng, tiết kiệm sức lao động…
+ Đối với chất lượng đầu ra: phải đảm bảo chất lượng cao, đồng đều và ổn định, đáp ứng nhu cầu khách hàng, chất thải và sử dụng chất thải đúng yêu cầu kỹ thuật cho phép + Đối với người sử dụng thiết bị: phải đảm bảo hài hoà giữa hao phí lao động trực tiếp và gián tiếp, phù hợp và phát huy được trình độ chuyên môn tay nghề của người lao động
+ Đối với độ linh hoạt: thiết bị phải có quan hệ chặt chẽ và hữu ích giữa thiết bị chính và thiết bị phụ dụng cụ đi kèm phải có tính chuyên biệt hoá cao và sử dụng thuận tiện
+ Đối với nhu cầu khi lắp đặt, chỉnh lý: tiêu thức đánh giá là độ phức tạp khi lắp đặt, chỉnh lý thiết bị, thời gian lắp đặt, chỉnh lý…
+ Đối với vấn đề bảo trì, bảo dưỡng và vận hành về mặt kỹ thuật:tiêu chuẩn đánh giá mức độ phức tạp, tần số, linh kiện thay thế…
+ Đối với khả năng thanh lý: xem xét lại khả năng chuyển đổi để có thể sử dụng vào mục đích khác
+ Đối với nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu: tiêu thức đánh giá là điều kiện để sản xuất đạt công suất tối ưu
Trang 7+ Đối với việc thích ứng các bộ phận khác nhau trong sản xuất: phải thích ứng các
hệ thống sản xuất đã hoặc sẽ có của doanh nghiệp, phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CÔNG NGHỆ VÀ LỰA CHỌN THIẾT
BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK 2.1 Giới thiệu chung về công ty
Trang 8- Tên công ty: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
- Tên viết tắt: VINAMILK
- Trụ sở: 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7 TPHCM
- Vốn điều lệ của Công ty Sữa Việt Nam hiện nay là : 8,339,570,710,000 VNĐ (theo số liệu từ CEFEF)
- Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007 Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976 với khởi đầu là một doanh nghiệp Nhà nước thì đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam (năm 2010) Vinamilk không những chiếm lĩnh khá lớn thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, - Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, Vinamilk đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở
hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo tiền đề cho sự phát triển Với định hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra đời, chế biến, phân phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước Không ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước (hiện nay thêm 5 nhà máy đang tiếp tục được xây dựng), Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 500 tỉ đồng Đặc biệt, năm 2012 cty Vinanmilk đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 1000 tỷ đồng
- Các sản phẩm của VINAMILK: Vinamilk cung cấp các sản phẩm gồm có sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, kem, các loại nước giải khát
- Danh hiệu và phần thưởng đạt được:
+ Huân chương Lao Động hạng III (1985, 2005), hạng II (1991), hạng I (1996) + Danh hiệu Anh hùng Lao Động (2000)
Trang 9+ Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP)
+ Top 200 Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ ở Châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010) + Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen Singapore 2010)
+ Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500)
2.2 Công tác hoạch định công nghệ tại công ty
2.2.1 Lựa chọn công nghệ sản xuất sản phẩm theo thiết kế
- Đối với sữa tươi: Công nghệ tiên tiến hàng đầu và nổi bật nhất mà Vinamilk đạt được là công nghệ ly tâm tách khuẩn tiên tiến cho phép loại bỏ hầu hết các vi khuẩn có hại trước khi xử lí thanh trùng, đảm bảo chất lượng sữa cho người tiêu dung Bên cạnh đó
là công nghệ tiệt trùng cao UHT để chế biến sữa nước Chính vì vậy, sữa tươi 100% thanh trùng sẽ giữ được hầu hết các vitamin, khoáng chất và hương vị thơm ngon thuần khiết vốn có của sữa tươi
- Đối với sữa bột: Đầu tư đổi mới công nghiệp sản xuất sữa bột sấy phun từ công nghệ “gõ” sang công nghệ “thổi khí”, công nghệ sấy khô, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng
- Đối với sữa chua: sử dụng công nghệ lên men công nghiệp, sữa chua đặc là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp Pasteur ở nhiệt độ 80-90
độ C
- Đối với sữa đặc: áp dụng công nghệ sản xuất sữa đặc của Đan Mạch, công nghệ này khép kín và hầu như không có sự can thiệp của con người Ứng dụng công nghệ tiên tiến của Đức và Thụy Điển
2.2.2 Xác định các kế hoạch công nghệ chi tiết
Trang 10- Sữa tươi sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường, lọc sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh (150 m3/bồn)
- Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu được đưa vào máy ly tâm tách khuẩn Tại đây, với thiết kế đặc biệt, máy sử dụng lực ly tâm cao với tốc độ quay 7.200 vòng/phút,
do có khối lượng lớn hơn các thành phần khác của sữa nên cặn, vi khuẩn và kể cả là bào
tử của chúng bị tách văng ra khỏi bởi tác động của lực ly tâm, khoảng 90-98% các tạp chất, vi sinh có hại trong nguyên liệu ban đầu được loại bỏ sau công đoạn này
- Phần sữa đã được tách cặn và vi khuẩn được tiếp tục đưa vào quá trình thanh trùng
ở 75-95 độ C trong 15-30 giây và nhanh chóng làm lạnh đến 4 độ C, đảm bảo tính an toàn của sản phẩm mà vẫn giưc được các hàm lượng dinh dưỡng; vitamin và khoáng chất
từ sữa bò tươi nguyên chất ở mức cao nhất Và sau đó chuyển đến bồn chứa, sẵn sàng cho chế biến tiệt trùng UHT
- Tiệt trùng UHT: Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140oC, sau đó sữa được làm lạnh nhanh xuống 25oC, giữ được hương vị tự nhiên và các thành phần dinh dưỡng, vitamin & khoáng chất của sản phẩm Sữa được chuyển đến chứa trong bồn tiệt trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng
Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT và công nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tươi ngon trong thời gian 6 tháng mà không cần chất
- Các robot LGV vận hành tự động sẽ chuyển pallet thành phẩm đến khu vực kho thông minh Ngoài ra, LGV còn vận chuyển các cuộn bao bì và vật liệu bao gói đến các máy một cách tự động Hệ thống robot LGV có thể tự sạc pin mà không cần sự can thiệp của con người
- Kho thông minh hàng đầu tại Việt Nam, diện tích 6000 m2 với 20 ngõ xuất nhập,
có chiều dài 105 mét, cao 35 mét, gồm 17 tầng giá đỡ với sức chứa 27168 lô chứa hàng Nhập và xuất hàng tự động với 15 Xe tự hành RGV (Rail guided vehicle) vận chuyển