An toàn điện khi sử dụng điện dân dụng là vấn đề cần được quan tâm của tất cả mọi người,tránh được những tai nạn đáng tiếc khi sử dụng các thiết bị điện trong sinh hoạt và làm việc.. Trư
Trang 1TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: AN TOÀN ĐIỆN DÂN DỤNG
Giảng vên hướng dẫn: ThS Phạm Mạnh Hùng Sinh viên thực hiện: Vũ Minh Tuấn
MSSV : 20112455
Lớp : ĐTTT10 – K56
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2015
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
Trang 2
-& -MỤC LỤC Trang
PHẦN 1:LỜI MỞ ĐẦU ……… 2
1.1. Lý do chọn đề tài………2
1.2. Mục đích nghiên cứu……… ……2
1.3. Phạm vi nghiên cứu……… … 2
PHẦN 2: NỘI DUNG……… ……4
2.1.Tác động của dòng điện lên cơ thẻ con người……… 4
2.2.Nguyên nhân gây tai nạn điện giật trong điện dân dụng……… ….5
23 Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện trong điện dân dụng………… …… 7
PHẦN 3:KẾT LUẬN……… 10
Tài liệu tham khảo……… …….11
Trang 3PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, điện năng đã được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực (công nghiệp, sản xuất, sinh hoạt dân dụng ) và ở khắp mọi nơi (từ thành thị cho tới nông thôn và các vùng xa, vùng sâu) An toàn điện khi sử dụng điện dân dụng là vấn đề cần được quan tâm của tất cả mọi người,tránh được những tai nạn đáng tiếc khi sử dụng các thiết bị điện trong sinh hoạt và làm việc.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến an toàn điện và điện giật , các nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng điện trong sinh hoạt và làm việc và biện pháp để đảm bảo
an toàn điện
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu nguyên lý nguyên nhân tai nạn điện giật khi sử dụng điện dân dụng
và cách phòng tránh.
Trang 4PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1.Tác động của dòng điện lên cơ thẻ con người
Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện
Cường độ dòng điện qua một bề mặt được định nghĩa là lượng điện tích di chuyển qua bề mặt đó trong một đơn vị thời gian Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị ampe.
Các vật dẫn điện là :kim loại (nhôm, đồng,sắt,vàng, bạc,…),các dung dịch điện phân như muối axit,…
Các vật liệu cách điện lầ các loại nhựa (polime,…),sứ,thủy tinh,…
Đọ nguy hiểm của dòng điện với cơ thể người phụ thuộc vào cường độ dòng điện, vào thời gian dòng điện chạy qua người, và vào đường đi của dòng điện trên cơ thể người.
Cường độ dòng điện
I (mA)
Tác động với nguồn điện xoay chiều AC,tần số
50-60 Hz
Tác động với nguồn điện một chiều DC
0.6-1.5 Bắt đầu thấy tê Chưa có cảm giác
5-7 Bắp thịt bắt đầu co Đau như bị kim châm 8-10 Tay khó có thể rời vật có
20-25 Tay không thể rời vật có
điện,bắt đầu khó thở Bắp thịt co và rung 50-80 Tê liệt hô hấp,tim đập
mạnh Tay không thể rời vật có điện,bắt đầu khó thở
giây,tim ngừng đập Hô hấp tê liệt
Dòng điện qua người phụ thuộc vào điện trở người Điện áp tiếp xúc càng cao thì dòng điện qua người càng lớn Điện trở lớn thì dòng điện nhỏ
Chạm tay vào dây điện 40.000 Ω 1.
000.000Ω4 4.000 Ω - 15.000 Ω Cầm vào dây điện 15.000 - 50.000 Ω 3.000 Ω - 5.000 Ω
Trang 5Cầm vào ống nước 5.000 Ω -
10.000 Ω
1.000 Ω - 3.000 Ω
Chạm gan bàn tay vào
đường điện 3.000 Ω - 8.000 Ω
1.000 Ω - 2.000 Ω
Điện trở cũng thay đổi tùy người, theo giới tính, tuổi, kích thước, điều kiện sức khỏe Theo bảng trên, nếu xét trường hợp điện trở người trong khoảng 500 Ω đến 1000 Ω thì điện áp khoảng 20 V đến 50 V cũng đủ tạo ra dòng điện cỡ 50 mA
và giết chết người.
Tần số dòng điện càng cao (trên 500 Hz) càng ít nguy hiểm vì dòng điện chỉ đi ngoài da và không làm co cơ bắp Dòng điện có tần số từ 25–100 Hz là dòng điện nguy hiểm nhất.
Với nguồn điện xoay chiều thường sử dụng trong sinh hoạt và làm việc ở nước
ta là 220V-50Hz thì cường độ dòng điên gây nguy hiểm đến tính mạng của con người là 10mA(Với dòng điện một chiều DC cường độ dòng điên gây nguy hiểm đến tính mạng của con người là 50mA)
2.2 Nguyên nhân thường gặp gây tai nạn tai nạn điện giật trong điện dân dụng
a.Tai nạn do chạm trực tiếp vào vật đang mang điện :
Là tai nạn xảy ra do con người chạm trực tiếp vào vật đang mang điện Mức độ nguy hiểm của người chạm trực tiếp vào vật đang mang điện phụ thuộc vào lưới điện có trung tính cách ly hay nối đất trực tiếp, điện áp và tần số của lưới điện, chạm vào một hay hai pha, đường đi và thời gian của dòng điện qua cơ thể họ Như vậy, mức độ nguy hiểm của người khi chạm vào lưới điện có trung tính nối đất phụ thuộc vào điện áp lưới điện, điện trở người và điện trở nối đất Nếu điện
áp lưới càng lớn, điện trở người và điện trở nối đất càng nhỏ thì dòng điện qua người càng lớn, càng nguy hiểm và ngược lại.
Trường hợp do tiếp xúc trực tiếp thường có nguyên nhân:
- Người chạm vào dây lửa của nguồn điện,do dây dẫn trong hệ thống điện bị hở,hỏng lớp cách điện,hay lắp đặt không đảm bảo an toàn điện.
Trang 6- Làm các thao tác trong việc lấy nguồn điện và ngắt nguồn điện chưa đúng,chưa an toàn như quên ngắt nguồn điện khi sửa chữa đường điện,khi đấu dây, Cấp nguồn bằng cầu giao công tắc mà tay
bị ướt,….
- Do chậm cháy dây điện mà không có các thiết bị ngắt điện hợp lý như cầu chì,aptomat,…dẫn đến dây điện bị đứt,hở
b.Tai nạn do chạm gián tiếp với vật đang mang điện:
Khi cách điện giữa phần mang điện với vỏ bằng kim loại của các thiết bị điện bị
hư hỏng, điện sẽ truyền từ phần đang mang điện ra vỏ của thiết bị Trị số điện áp trên vỏ của thiết bị phụ thuộc vào mức độ hư hỏng cách điện giữa phần mang điện với vỏ của thiết bị và vỏ của thiết bị có được "nối không" hoặc nối đất hay không Nếu có người chạm vào vỏ thiết bị, người ta gọi đó là chạm gián tiếp với
Trang 7vật đang mang điện Mức độ nguy hiểm của người chạm gián tiếp với vật đang mang điện phụ thuộc vào trị số điện áp trên vỏ thiết bị, điện trở nối đất (nếu có)
và điện trở của chính bản thân họ.
Trường hợp do tiếp xúc gián tiếp thường có nguyên nhân:
- Chạm vào vỏ các thiết bị bị dò điện ra lớp vỏ do hỏng lớp cách điện mà không có các thiết bị bảo vệ an toàn điện,vỏ các thiết bị không được nối đất.
- Do môi trường ẩm ướt nhiều bụi dẫn đến hiện tượng phóng điện dẫn điện ra ngoài lớp vỏ của thiết bị (nhất là vỏ các thiết bị điện làm bằng kim loại)
2.3 Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện giật trong điện dân dụng
Trang 8- Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần…
- Khi thấy dây dẫn điện kéo vào nhà mình bị chạm vào tường, chạm vào cây xanh, chạm vào các vật liệu khác mà không có sứ cách điện thì không được đụng đến mà ngay lập tức phải thông báo ngay với đơn vị Điện lực các huyện, thị xã, thành phố đang quản lý, vận hành lưới điện trong khu vực để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa xảy ra chạm, chập, rò phóng điện.
- Dây dẫn điện đi xuyên tường vào nhà phải đặt trong ống nhựa hoặc ống
sứ thì phải đặt sao cho nước không đọng lại trong ruột ống.
- Phải lắp cầu dao hay áptômát ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do chập điện
- Cầu dao, cầu chì, aptomat, công tắc, ổ cắm trong gia đình phải đăt nơi khô ráo và thuận tiện cho việc sử dụng Tại các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể bị ngập nước, các thiết bị trên còn phải đặt cách mặt đất ít nhất 1,4m Chỉ được sửa chữa điện trong nhà sau khi đã cắt điện, chân tay khô ráo và đi giày hoặc dép khô Không đóng cầu dao (hoặc áptômát), bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt.
- Không tự ý sửa chữa điện của gia đình nếu không có kiến thức về điện, mà phải nhờ hoặc báo cho nguời có chuyên môn về điện đến sửa chữa.
- Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (như máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay…) phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công
cụ điện bị rò điện.
- Nên nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như: vỏ tủ lạnh, vỏ máy nước nóng, vỏ máy bơm nước, máy giặt,… để không bị điện giật khi thiết bị điện
bị rò điện ra vỏ.
Trang 9- Dây dẫn điện phải được nối bằng cách vặn xoắn sau đó dùng băng cách điện bọc kín mối nối.
- Những mối nối giữa hai dây dẫn làm bằng hai kim loại khác nhau hoặc có tiết diện dây khác nhau phải dùng kẹp nối dây chuyên dùng phù hợp Các mối nối này không chịu lực kéo cơ học.
- Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy, nổ để không làm phát hỏa trong nhà.
- Khi sửa chữa hoặc thay thế các cầu dao, cầu chì bằng các thiết bị đóng ngắt điện an toàn; thường xuyên kiểm tra dây dẫn điện trong nhà để có thể sửa chữa, thay thế kịp thời các dây dẫn bị hỏng hóc; khi sử dụng điện để thắp sáng phải dùng phích cắm điện hoặc công tắc, không được dùng kim băng câu móc hoặc đấu trực tiếp vào dây dẫn mà không có băng keo cách điện, các bóng đèn chiếu sáng phải có chui đèn; thay thế các trụ gỗ đỡ dây dẫn điện bằng các trụ bê tông đúc sẵn; không được tự ý kéo dây dẫn sau công tơ về đến nhà mà phải có
sự phối hợp với Điện lực các huyện, thị xã, thành phố nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng điện.
- Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, áptômát, công tắc, ổ cắm điện… bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây điện giật.
Trang 10-Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém vì các thiết bị này có lớp cách điện xấu dễ gây chạm chập, rò điện ra
vỏ gây điện giật chết người và dễ gây phát hỏa trong nhà.
- Các tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp các máy rút tiền ATM phải thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp điện, tiếp địa, dây dẫn điện, các điểm nối để kịp thời khắc phục, sửa chữa khi có hiện tượng rò rỉ điện.
Cắt ngay cầu dao, cầu chì, aptomat,… đầu nguồn điện vào nhà để đề phòng mạng điện bị ngập nước gây tai nạn khi có lũ lụt
Ngắt điện ngay các thiết bị như ti vi ,radio,điện thoại khi có sấm chớp.
PHẦN 3:KẾT LUẬN
Việc sử đụng điện năng hợp lý và an toàn là điều mà xã hội rất quan tâm Vì vậy, chúng ta cần có những hiểu biết trong lĩnh vực an toàn điện để phòng tránh những tai nạn không đáng có.
Với đề tài “An toàn điện dân dụng”, giúp sinh viên biết được một số kiến thức cần thiết về an toàn điện và sử dụng các thiết bị điện an toàn hơn để tránh khỏi những tai nạn không đáng có.Do thời gian và kiến thức có hạn, bài tiểu luận mới chỉ phác họa những vấn đề cơ bản nhất,em mong sự góp ý đánh giá và hướng dẫn thêm của thầy
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình An toàn lao đông trong lĩnh vực điện dân dụng (Trường Đại học Tôn Đức Thắng )