1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ SỰ HÌNH HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY VÀ SO SÁNH VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

16 446 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 475,1 KB

Nội dung

Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học khái niệm giai đoạn tố tụng hình sự có thể được định nghĩa là bước của quá trình tố tụng hình sự tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp

Trang 1

ĐÁNH GIÁ SỰ HÌNH HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1988

ĐẾN NAY VÀ SO SÁNH VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Giảng viên HD: TS Võ Thị Kim Oanh Học viên: Nguyễn Văn Nhựt MSHV: 1583040416 Lớp: Cao học Luật Sóc Trăng khóa 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Giai đoạn ở tố tụng hình sự là vấn đề đầu tiên mà khoa học Luật tố tụng hình

sự cần phải làm rõ trước khi bắt tay vào nghiên cứu những vấn đề về các giai đoạn tố tụng hình sự Trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ trước đến nay, nhà làm luật nước ta chưa bao giờ ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm này Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học khái niệm giai đoạn tố tụng hình sự có thể được định nghĩa là bước của quá trình tố tụng hình sự tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự của từng loại chủ thể tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định, có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc để giải quyết vụ án hình sự một cách công minh và khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật

Như vậy, khái niệm trên đây của một giai đoạn tố tụng hình sự cho phép khẳng định rằng, bản chất pháp lý của một giai đoạn tố tụng hình sự, với tính chất là bước của quả trình tiến hành tố tụng hình sự nhất thiết phải được thể hiện bằng ba đặc điểm chung cơ bản mà bất kỳ giai đoạn tố tụng hình sự nào cũng bắt buộc phải có:

- Giai đoạn tố tụng hình sự phải tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án

- Chức năng nhất định đó là đặc trưng chỉ của từng loại chủ thể (cơ quan hoặc người) tiến hành tố tụng (chứ không phải là của tất cả) có thẩm quyền thực hiện Ví dụ: Điều tra là một giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng chức năng nhất định là điều tra vụ án hình sự mà chức năng đó là đặc trưng chỉ của hai loại chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện - Cơ quan điều tra (trong đại đa số những trường hợp) và Viện kiểm sát (trong một số ít trường hợp), chứ không thể là Tòa án

- Giai đoạn tố tụng hình sự phải có nội dung là thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết vụ án hình sự một cách công minh và khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền hợp pháp của công dân trong lĩnh vực

tư pháp hình sự

Căn cứ để xác định giai đoạn tố tụng: Giai đoạn tố tụng là một bộ phận của quá trình tố tụng; mỗi giai đoạn tố tụng đều chịu sự chi phối của nhiệm vụ chung, của nguyên tắc tố tụng hình sự; mỗi giai đoạn tố tụng có đặc trưng riêng về chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật; mỗi giai đoạn có hành vi tố tụng đặc trưng; mỗi giai đoạn

Trang 2

tố tụng có văn bản tố tụng đặc trưng; mỗi giai đoạn được giới hạn trong thời hạn khác nhau

Qua tìm hiểu sơ lược về sự hình thành và phát triển Luật tố tụng hình sự nước

ta từ 1988 cho đến nay nhận thấy sự phát triển của mỗi Bộ luật tố tụng hình sự ở mỗi giai đoạn đều có những nét đặc trưng riêng phù hợp với tình hình thực tiễn ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể, nhưng về cơ bản vẫn giữ được tính kế thừa và có chọn lọc phát triển những nhân tố tích cực của cái cũ và của các nước trên thế giới, giữ được giá trị truyền thống phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn nước ta Song song với việc phát triển và từng bước hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nói riêng và hệ thống pháp luật nước ta nói chung, ngoài những quy định mang tính thống nhất nội tại ghi nhận trong bộ luật thì vẫn còn những vấn đề mà các nhà khoa học còn có những quan điểm tiếp cận, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau về các giai đoạn tố tụng nên người viết tiến hành nghiên cứu các giai đoạn tố tụng, qua đó đánh giá sự hình thành

và phát triển của giai đoạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm

1988 đến nay và so sánh với một số nước trên thế giới

2 NỘI DUNG:

2.1 Đánh giá sự hình thành và phát triển của giai đoạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ 1988 đến nay:

2.1.1 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988:

Căn cứ vào kết cấu của Bộ luật thì giai đoạn tố tụng được chia thành các giai đoạn sau: Khởi tố và điều tra vụ án hình sự; xét xử sơ thẩm; xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm; thi hành bản án và quyết định của tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Theo quan điểm khoa học: Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ là xác định bằng được chân lý khách quan của vụ án thì giai đoạn tố tụng được chia thành các giai đoạn sau:

- Thứ nhất, Giai đoạn điều tra: Được tính từ khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm

Nhiệm vụ: Kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, tiến hành các hoạt động điều tra thu thấp chứng cứ theo quy định của pháp luật

Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là: Cơ quan điều tra (Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên), Viện kiểm sát (Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên)

Các hoạt động tố tụng đặc trưng: Tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đối chất, nhận dạng, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra,… nhằm để thu thập chứng cứ

Trang 3

Thời hạn điều tra phân theo thẩm quyền đối với cấp huyện kể cả gia hạn không quá 08 tháng; đối với cấp tỉnh kể cả gia hạn không quá 12 tháng; cấp Trung ương kể

cả gia hạn không quá 12 tháng và trong trường hợp đặc biệt đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm

Văn bản tố tụng đặc trưng như: Quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, Quyết định phân công Phó thủ trưởng, Quyết định phân công Điều tra viên, Quyết định khởi tố bị can, các Lệnh, các Đề nghị phê chuẩn,…Bản kết luận điều tra vụ án hình sự

- Thứ hai, Giai đoạn truy tố: Được tính từ khi Viện kiểm sát nhận được hồ sơ

vụ án và Bản kết luận điều tra do Cơ quan điều tra chuyển sang

Nhiệm vụ: Kiểm tra các chứng cứ trong hồ sơ vụ án để đưa ra một trong các quyết định như truy tố bị can trước Tòa án; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ

Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là: Viện kiểm sát (Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên)

Các hoạt động tố tụng đặc trưng như: Nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra đánh giá các chứng có trong hồ sơ vụ án từ đó để đưa ra một trong các quyết định như truy tố bị can trước Tòa án bằng Bản cáo trạng; Quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đồng thời cũng có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

Thời hạn kể cả gia hạn không quá 60 ngày và trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn 03 ngày kể từ khi ra quyết định, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ và quyết định truy tố đến Tòa án

Văn bản tố tụng đặc trưng như: Cáo trạng hoặc Quyết định trả hồ sơ để điều tra

bổ sung; Quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can; Quyết định tạm định chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can; Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; Lệnh tạm giam…

- Thứ ba, Giai đoạn xét xử: Được tính từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án và

bản cáo trạng do Viện kiểm sát chuyển sang

Nhiệm vụ: Nghiên cứu hồ sơ vụ án, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa

Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là: Chánh án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, Thư ký phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, Luật

sư (nếu có)

Các hoạt động tố tụng đặc trưng như: Nghiên cứu hồ sơ vụ án để ra một trong các quyết định sau: Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Quyết định trả hồ sơ để điều tra

bổ sung và Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đồng thời cũng có quyền

Trang 4

quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và tiến hành các phương pháp điều tra, thẩm vấn công khai tại phiên tòa,…

Thời hạn 45 ngày đối với tội ít nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội nghiêm trọng

kể từ khi nhận hồ sơ vụ án và đối những vụ án phức tạp thì Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử thêm 01 tháng Đối với vụ

án được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận lại hồ

sơ, thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

Văn bản tố tụng đặc trưng như: Quyết định đưa vụ án ra xét xử; hoặc Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can; Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can…

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 chỉ là sự pháp điển hóa các quy định về tố tụng hình sự trong các luật về tổ chức của các cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, Tòa

án nhân dân và các văn bản quy phạm dưới luật trước đó Do vậy, hệ thống tố tụng cũng như thực tế hoạt động tố tụng ở nước ta về cơ bản không có sự chuyển biến mới

về chất Do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ thống pháp luật Cộng hòa Pháp và sau này là mô hình tư pháp của các nước xã hội chủ nghĩa (đặc biệt là Liên Xô, nay là Cộng hòa Liên bang Nga) đã định hình ở nước ta mô hình tố tụng thẩm vấn Tuy chưa

có ý thức sâu sắc về thuật ngữ “tranh tụng” nhưng nội dung của Bộ luật tố tụng hình

sự năm 1988 đã thể hiện một số nội dung cơ bản của tranh tụng, tuy còn ít ỏi nhưng được xem là tất yếu của quá trình phát triển

2.1.2 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:

Căn cứ vào kết cấu của Bộ luật thì giai đoạn tố tụng được chia thành các giai đoạn sau: Khởi tố, điều tra vụ án hình sự và quyết định việc truy tố; xét xử sơ thẩm; xét xử phúc thẩm; thi hành bản án và quyết định của tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Theo quan điểm khoa học: Mục đích chung của hoạt động chứng minh trong mỗi giai đoạn tố tụng là xác định sự thật khách quan của vụ án Tuy nhiên, xuất phát

từ nhiệm vụ các giai đoạn tố tụng cũng như địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể mà hoạt động chứng minh ở mỗi giai đoạn cũng có sự khác nhau nhiều điểm như về chủ thể chứng minh, về đối tượng chứng minh, về biện pháp chứng minh, về phạm vi chứng minh….thì giai đoạn tố tụng được chia thành các giai đoạn sau:

- Thứ nhất, Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự: Được tính từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Nhiệm vụ: Kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố

để ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc Quyết định không khởi tố vụ án hình sự

Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giai đoạn khởi tố vụ án rất rộng, ngoài Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, còn có các cơ quan khác là Thủ trưởng đơn vị Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh Sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân

Trang 5

Các hoạt động tố tụng đặc trung như: Tiến hành các hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, các hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin thông qua các biện pháp hành chính thông thường Tuy nhiên, trong giai đoạn này trong những trường hợp cần thiết luật cho phép có thể tiến hành một số hoạt động nghiệp vụ điều điều tra trước khi khởi tố vụ án như hoạt động khám nghiệm hiện trường; lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, người bị tạm giữ, khám xét, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định…

Thời hạn để giải quyết (ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc Quyết định không khởi tố vụ án hình sự) là không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Văn bản tố tụng đặc trưng là Quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, các Quyết định phân công điều tra vụ án hình sự

- Thứ hai, Giai đoạn điều tra:

Nhiệm vụ: tiến hành các hoạt động điều tra theo tố tụng nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội

Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giai đoạn này là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát

Các hoạt động tố tụng đặc trưng như: Ra Quyết định khởi tố bị can; áp dụng biện pháp ngăn chặn ra các Lệnh; các Đề nghị phê chuẩn…và tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật như hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; đối chất; nhận dạng; khám xét, thu giữ, tạm giữ; kê biên tài sản; thực nghiệm điều tra; giám định…để thu thập chứng cứ

Thời hạn điều tra trong giai đoạn này được luật cho phép là tương đối dài (như đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng “tội xâm phạm an ninh quốc gia” kể cả các lần gia hạn tổng cộng thời hạn điều tra là 24 tháng) để có thể tiến hành mọi biện pháp điều tra cần thiết nhằm thu thập một cách đầy đủ nhất các chứng cứ về hành vi phạm tội của bị can

Văn bản tố tụng đặc trung giai đoạn này là: Quyết định khởi tố bị can; các Lệnh; các Đề nghị phê chuẩn; các Quyết định như Quyết định truy nã, Quyết định ủy thác điều tra…; Bản kết luận điều tra vụ án hình sự

- Thứ ba, Giai đoạn truy tố: Được tính từ khi Viện kiểm sát nhận được hồ sơ vụ

án và Bản kết luận điều tra do Cơ quan điều tra chuyển sang

Nhiệm vụ: Kiểm tra, đánh giá lại các chứng cứ thu thập được trong giai đoạn điều tra có trong hồ sơ vụ án để đưa ra một trong các quyết định như truy tố bị can trước Tòa án; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra vụ án,

bị can

Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là: Viện kiểm sát (Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên)

Trang 6

Các hoạt động tố tụng đặc trưng như: Nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm tra, đánh giá lại các chứng thu thập được trong giai đoạn điều tra có trong hồ sơ vụ án từ đó để đưa ra một trong các quyết định như truy tố bị can trước Tòa án bằng Bản cáo trạng; Quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đồng thời cũng có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn Trong trường hợp cần thiết Kiểm sát viên có thể tiến hành các hoạt động điều tra để thu thập thêm chứng cứ, nhưng hoạt động thu thập chứng cứ ở giai đoạn này hạn chế hơn so với giai đoạn điều tra

Thời hạn đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng kể cả gia hạn không quá 30 ngày, đối với tội phạm rất nghiêm trọng kể cả gia hạn không quá 45 ngày, đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể cả gia hạn không quá 60 ngày và trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng Bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ và Bản cáo trạng đến Tòa án

Văn bản tố tụng đặc trưng giai đoạn này là Bản cáo trạng hoặc Quyết định trả

hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can; Quyết định tạm định chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can; Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; Lệnh tạm giam…

- Thứ tư, Giai đoạn xét xử: Được tính từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án và Bản cáo trạng do Viện kiểm sát chuyển sang

Nhiệm vụ: Nghiên cứu hồ sơ vụ án, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa

Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là: Chánh án; Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa; Thư ký phiên tòa; Hội thẩm nhân dân; Luật

sư (nếu có)

Các hoạt động tố tụng như: Nghiên cứu hồ sơ vụ án để ra một trong các quyết định sau: Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đồng thời cũng có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và tiến hành các phương pháp điều tra, thẩm vấn công khai tại phiên tòa…

Thời hạn chuẩn bị xét xử kể cả gia hạn không quá 45 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, kể cả gia hạn không quá 60 ngày, kể cả gia hạn không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, kể cả gia hạn không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án

ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Tòa án

có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày Đối với vụ án được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận lại hồ sơ, thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

Trang 7

Văn bản tố tụng đặc trưng như: Quyết định đưa vụ án ra xét xử; hoặc Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can; Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can…

Như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã thể chế hóa một bước chủ trương, đường lối cải cách tư pháp của Đảng thể hiện trong Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị - là văn kiện đầu tiên của Đảng đề ra định hướng xây dựng mô hình tố tụng hình sự Việt Nam có yếu tố tranh tụng Bộ luật tố tụng hình sự 2003 vẫn tiếp tục khắc họa mô hình tố tụng hình sự với những đặc điểm của hệ thống tố tụng thẩm vấn hết sức đậm nét và đã chú trọng xây dựng các quy định mang yếu tố tranh tụng, trên cơ sở tiếp thu những nội dung tích cực và phù hợp từ mô hình tố tụng tranh tụng một số nước trên thế giới Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng chưa thể chế hóa được toàn bộ yêu cầu về tranh tụng trong tố tụng hình sự theo tinh thần cải cách

tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08, đặc biệt là tranh tụng tại phiên tòa

2.1.3 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

Căn cứ vào kết cấu của Bộ luật thì giai đoạn tố tụng được chia thành các giai đoạn sau: Khởi tố, điều tra vụ án hình sự; truy tố; xét xử vụ án hình sự; thi hành bản

án và quyết định của tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Quan điểm khoa học: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 khẳng định việc tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm vốn có của mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn hiện hành ở nước ta; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tích cực của mô hình tố tụng tranh tụng các nước trên thế giới phù hợp với truyền thống văn hóa, điều kiện chính tri, kinh tế, xã hội và đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, cũng như phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như Công ước chống tra tấn, Công ước chống tội phạm xuyên quốc gia…Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quán triệt đầy đủ và đúng đắn quan điểm, chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, đảm bảo sự phân định hợp lý quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng phù hợp với các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự, đảm bảo được tính liên tục, hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và đảm bảo được tính ổn định về tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp

2.2 Các giai đoạn tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới:

2.2.1 Các giai đoạn trong tố tụng hình sự của Cộng hòa Liên bang Nga:

Các giai đoạn tố tụng hình sự của Cộng hòa Liên bang Nga được chia thành như sau:

Giai đoạn 1: Bắt hoặc các hình thức khởi tố một vụ án hình sự Giai đoạn này được thực hiện nhằm mục đích chính thức khởi tố một vụ án, vì thế có thể tiến hành điều tra sơ bộ

Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ Đây là giai đoạn điều tra vụ án chính thức được thực hiện bởi Điều tra viên dưới sự giám sát của người giám sát điều tra (không phải

là kiểm sát viên) Nhiệm vụ trong giai đoạn này là thu thập chứng cứ của vụ án và chọn lọc chứng cứ để đưa vào hồ sơ vụ án Vào cuối giai đoạn điều tra, hồ sơ cùng

Trang 8

với lời buộc tội được đề xuất chính thức sẽ chuyển cho Kiểm sát viên để quyết định việc buộc tội đó có hợp lý hay không và liệu hồ sơ vụ án có nên được gửi đến Tòa án

để xét xử hay không

Giai đoạn 3: Buộc tội chính thức Đây là giai đoạn liên quan đến Kiểm sát viên Kiểm sát viên có thể đồng ý lời buộc tội do Điều tra viên đề xuất nếu hợp lý hoặc hủy

bỏ vụ án nếu không hợp lý Kiểm sát viên cũng có thể trả lại hồ sơ để Điều tra viên điều tra bổ sung nếu hồ sơ vụ án không đủ để buộc tội hoặc có một sai trái nào đó trong lời buộc tội

Giai đoạn 4: Xét xử sơ thẩm Giai đoạn này bắt buộc Kiểm sát viên, bị cáo và người bào chữa, nếu có phải tham gia Người bị hại cũng có thể tham gia phiên tòa xét xử và thực hiện các quyền như một bên

Giai đoạn 5: Phúc thẩm quyết định của Tòa án sơ thẩm - Kháng cáo phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm Trong giai đoạn này, phán quyết của Tóa án sơ thẩm bị kháng cáo lên Tòa án cấp cao hơn Chỉ sau giai đoạn này thì phán quyết đó mới có hiệu lực Kháng cáo giám đốc thẩm thường tập trung vào hồ sơ và thủ tục lập tại phiên tòa xét

xử là dạng kháng cáo phổ biến nhất

Giai đoạn 6: Xem xét lại quyết định của Tòa án cấp dưới Giai đoạn này là giai đoạn kháng cáo thứ ba và là giai đoạn kháng cáo cuối cùng đối với những quyết định

đã có hiệu lực pháp luật Thẩm phán của Tòa án cấp cao phải tìm thấy những lý lẽ hợp lý trong đơn kiện trước khi chuyển tới Hội đồng thẩm phán đưa ra quyết định

2.2.2 Các giai đoạn trong tố tụng hình sự của Cộng hòa Italia:

Các giai đoạn trong tố tụng hình sự của Cộng hòa Italia được chia thành ba giai đoạn chính: Giai đoạn điều tra, giai đoạn xét xử sơ bộ và giai đoạn xét xử Tiếp đó, giai đoạn kháng cáo/kháng nghị và thi hành án cũng có thể được coi là phần bổ sung của ba giai đoạn chính

Giai đoạn điều tra: Bắt đầu bằng tin báo tội phạm gửi tới văn phòng công tố Công tố viên cũng có quyền tự quyết định khởi tố điều tra dựa trên thông tin mà họ cho rằng có dấu hiệu tội phạm Sau khi nhận được tin báo, Công tố viên là người khởi động điều tra và đồng thời chỉ đạo công tác điều tra của cảnh sát Khi kết thúc điều tra, Công tố viên sẽ quyết định xem có nên yêu cầu đình chỉ vụ án hay chính thức buộc tội người bi tình nghi Về mặt thời gian, công tác điều tra không được kéo dài quá 06 tháng kể từ khi Công tố viên lập hồ sơ vụ án Nếu được sự chấp thuận của Thẩm phán xét xử sơ bộ thì công tác điều tra có thể được hoàn thêm 06 tháng nữa và trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn điều tra không được quá 02 năm Trong giai đoạn này còn có sự tham gia của thẩm phán điều tra sơ bộ với mục đích kiểm soát tính hợp pháp của các hoạt động điều tra, bảo toàn chứng cứ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị can

Giai đoạn xét xử sơ bộ: Bắt đầu ngay sau khi giai đoạn điều tra kết thúc và

Công tố viên chuẩn bị chuyển hồ sơ truy tố nghi phạm ra tòa Trọng tâm của giai đoạn

Trang 9

này là một phiên tòa xét xử sơ bộ với mục đích kiểm soát về mặt tư pháp đối với số lượng và chất lượng những chứng cứ được Công tố viên thu thập, tạo cơ hội cho Luật

sư bào chữa được tiếp cận với hồ sơ của Công tố viên và đưa ra một số chứng cứ gỡ tội Muộn nhất 7 ngày trước phiên xét xử, Công tố viên và Luật sư phải nộp lên Tòa

án danh sách nhân chứng mà họ muốn mời tới phiên tòa, trong đó bào gồm cả chuyên gia giám định Trong phiên tòa xét xử sơ bộ nếu có các tình huống đặc biệt thì thẩm phán có quyền áp dụng một số thủ tục đặc biệt nhằm giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng hơn thủ tục thông thường như: Thủ tục lệnh phạt, thủ tục xét xử trực tiếp, thủ tục xét xử ngay lập tức, thủ tục xét xử rút gọn, thủ tục “thương lượng nhận tội”

Giai đoạn xét xử: Đây là giai đoạn xét xử chính thức và đầy đủ theo quy trình

tố tụng của Italia, bắt đầu ngay sau giai đoạn xét xử sơ bộ Mục đích của giai đoạn này là đưa vụ án hình sự ra xét xử chính thức, theo các thủ tục và nghi thức tố tụng đầy đủ Bởi vì hoạt động xét xử trong giai đoạn này được thiết và quy định sao cho tiến hành theo cách thức thể hiện tính tranh tụng cao nhất nên giai đoạn này được gọi tên là giai đoạn xét xử tranh tụng

Giai đoạn kháng cáo: Bị cáo, kể cả khi tha bổng, cũng có thể kháng cáo để được hình thức tha bổng khác “mạnh hơn” trong số những hình thức sẵn có Thông thường, có 15 ngày để kháng cáo bản án sơ thẩm Kháng cáo có thể nhắm vào nội dung áp dụng pháp luật hoặc nội dung nhận định về sự kiện khách quan của bản án Trên cơ sở đó, tòa phúc thẩm cũng có thẩm quyền xem xét bất cứ phần nào trong phán quyết của Tòa án sơ thẩm Tòa án cấp phúc thẩm có thể hủy bản án trước đó, ra lệnh thay đổi hoặc sắp xếp một phiên tòa hoàn toàn mới do Tòa phúc thẩm xem xét Sau khi án sơ thẩm hoặc án phúc thẩm có hiệu lực, các bên vẫn có thể kháng cáo về khía cạnh pháp lý của bản án lên Tòa án giám đốc thẩm tối cao

2.2.3 Các giai đoạn trong tố tụng hình sự của Cộng hòa Pháp:

Các giai đoạn trong tố tụng hình sự Cộng hòa pháp được chia thành: Giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, thu thập chứng cứ phục vụ phiên tòa, phán quyết cuối cùng

Giai đoạn điều tra: Về cơ bản, giai đoạn điều tra có thể do cảnh sát điều tra tiến hành, khi đó Công tố viên sẽ là người chỉ đạo và kiểm soát quá trình điều tra Hoạt động điều tra cũng có thể do Công tố viên tiến hành và lúc này Thẩm phán điều tra sẽ đóng vai trò chính trong việc kiểm soát hoạt động điều tra Một trong những hoạt động được chú ý nhiều nhất trong giai đoạn điều tra sơ bộ là hoạt động bắt giữ Trong giai đoạn này nếu thấy cần thiết cảnh sát và lực lượng hiến binh có thể bắt giữ người

bị tình nghi phạm tội trong vòng 24 giờ Ngay khi bắt giữ cảnh sát phải lập tức thông báo cho Công tố viên để kiểm tra về mặt tư pháp, nếu không thông báo ngay thì hoạt động tố tụng này coi như không có hiệu lực Về nguyên tắc cảnh sát không thể giữ nhân chứng lâu hơn thời gian cần thiết để lấy lời khai hoặc xác minh ghi phạm Trong trường hợp cảnh sát đề nghị thì Công tố viên có thể gia hạn thời hạn tạm giữ thêm 24 giờ nữa Đối với các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng liên quan tới các vụ án ma túy

và khủng bố thì thời hạn tạm giữ có thể lên đến 06 ngày

Trang 10

Giai đoạn truy tố: Đối với những vụ án thông thường, đơn giản, Công tố viên

có thể buộc tội bị cáo ngay trước phiên tòa Đây là thủ tục đơn giản nhất; theo yêu cầu của Công tố viên, nhân viên giám sát phiên tòa sẽ triệu tập bị cáo Cách này ít được sử dụng vì chi phí phát sinh; cách thường sử dụng và tiện lợi hơn là triệu tập bị can thông qua các nhân viên cảnh sát khi kết thúc thời hạn tạm giam ở cơ quan cảnh sát Nhân viên cảnh sát sẽ thảo công văn triệu tập, sau đó Công tố viên đọc công văn triệu tập qua điện thoại có ghi chú ngày tháng mở phiên tòa Công văn triệu tập trình bày rõ hành vi phạm tội mà bị can bị truy tố và những quy định pháp luật áp dụng Trong trường hợp áp dụng kênh qua Thẩm phán điều tra, khi kết thúc giai đoạn điều tra, trên

cơ sở yêu cầu của Viện Công tố, Thẩm phán điều tra sẽ chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa nếu các chứng cứ cần thiết đã được thu thập đầy đủ

Giai đoạn thu thập chứng cứ phục vụ phiên tòa: Trước khi mở phiên tòa, chứng

cứ cần thiết phải được Thẩm phán điều tra hoặc Công tố viên chỉ đạo lực lượng cảnh sát thu thập đầy đủ Người bị hại cũng có quyền thu thập chứng cứ và đề nghị Thẩm phán điều tra hoặc Công tố viên truy tố vụ án Trong tố tụng hình sự của Cộng hòa pháp, trách nhiệm chứng minh sự thật hoàn toàn thuộc về cơ quan công tố Nguyên tắc suy đoán vô tội được áp dụng, bị cáo không bị coi là có tội cho đến khi Tòa có ra

đủ chứng cứ để tuyên người đó có tội Tòa phải xem xét mọi chứng cứ bao gồm các chứng cứ mang tính tình huống để có thể có cơ sở vững chắc khi đưa ra phán quyết của mình Giai đoạn tiền xét xử kết thúc khi hồ sơ vụ án đã hoàn thiện và có đủ chứng

cứ để truy tố vụ án ra Tòa Nếu không vụ án sẽ bị hủy bởi Công tố viên hoặc Thẩm phán điều tra

Phán quyết cuối cùng: Áp dụng nguyên tắc xét xử công khai và bắt buộc sự có mặt của người bị tình nghi phạm tội Chỉ có hai trường hợp ngoại lệ sau: Thứ nhất, khi đã có giấy triệu tập và người phạm tội cố ý từ chối có mặt tại tòa; thứ hai, là nếu nhận thấy rằng người bị truy tố không nhận được giấy triệu tập thì thủ tục tố tụng vẫn

có thể tiếp tục và người đó sẽ bị tuyên bố có tội và bị kết án Tuy nhiên, quyết định của Tòa án sẽ không thể được thực hiện Nếu sau đó người phạm tội biết được về việc triệu tập, anh ta có thể yêu cầu mở một phiên tòa mới với sự có mặt của mình Bản án

xử vắng mặt của tòa sẽ bị hủy Phiên tòa xét xử cuối cùng không mặt nhiều thời gian

do có giai đoạn điều tra sơ bộ và sự gắn kết giữa giai đoạn này và giai đoạn xét xử, Tại phiên xử, Thẩm phán chủ tọa tóm tắt vụ việc, các bên đặt câu hỏi và sau lời sau cùng Tòa án sẽ đưa ra phán quyết hoặc tuyên bố thời gian đưa ra phán quyết

2.3.4 Các giai đoạn trong tố tụng hình sự của Liên bang Hoa Kỳ:

Các giai đoạn tố tụng hình sự của Liên bang Hoa Kỳ bao gồm:

Giai đoạn điều tra: Trong giai đoạn này cơ quan điều tra xác định trước tiên hành vi phạm tội có xảy ra không Nếu tội phạm đã được thực hiện, cơ quan điều tra

sẽ cố gắng để xác định danh tính của người thực hiện hành vi phạm tội đó Người thực hiện vai trò tố tụng chính trong giai đoạn điều tra không chính thức này là Điều tra viên do cơ quan điều tra phân công, với sự tư vấn pháp lý của các Công tố viên

Về các văn bản tố tụng được ban hành vào cuối giai đoạn điều tra đầy đủ của cơ quan

Ngày đăng: 30/10/2016, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w