1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn nghiên cứu ứng dụng tảo spirulina trong chế phẩm khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng

76 675 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 3,04 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng tổng hợp của Spirulina 6Bảng 1.2: Thành phần vitamin trong tảo Spirulina 7Bảng 1.3: Thành phần khoáng chất trong Spirulina 8 Bảng 1.6: Tì

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-TUẤN THỊ THANH VÂN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẢO SPIRULINA TRONG

CHẾ PHẨM KHẨU PHẦN ĂN GIÀU DINH DƯỠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-TUẤN THỊ THANH VÂN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẢO SPIRULINA TRONG

CHẾ PHẨM KHẨU PHẦN ĂN GIÀU DINH DƯỠNG

Chuyên ngành: Vi sinh vật học

Mã số:60420107

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Trần Quang Trung

TS Phạm Thế Hải

Hà Nội

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Quang Trung – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm và TS Phạm Thế Hải – Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.

Nhân dịp này, tôi cũng xin tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, cán bộ trong Khoa Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những người thân đã ở bên tôi, tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Học viên

Tuấn Thị Thanh Vân

Trang 4

MỤC LỤC

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu tảo Spirulina 3

1.1.3 Đặc điểm cấu tạo của tảo Spirulina 4

1.2.1 Tình hình nuôi trồng và phát triển tảo Spirulina trên thế

giới và ở Việt Nam

1.2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tảo Spirulina trên thế

1.2.2.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tảo Spirulinatrên thế giới

Trang 5

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.2.2 Phương pháp xử lý sau thu sinh khối 26

2.2.3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến thờigian sấy, hàm lượng protein và chỉ tiêu cảm quan màu sắccủa tảo Spirulina

29

2.2.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm

lượng đường tổng số của tảo Spirulina

31

2.2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dày mẫu đến

thời gian sấy và tốc độ sấy tảo Spirulina.

33

2.2.4 Nghiên cứu bổ sung bột tảo vào lương khô 33

2.2.4.1 Phương pháp bổ sung và tỷ lệ bổ sung 33

2.2.4.2 Đánh giá cảm quan sản phẩm lương khô bằng

2.2.5 Xác định thành phần dinh dưỡng cơ bản của tảo Spirulina sau xử lý thu sinh khối, của bột tảo và của sản phẩm bổ sung bột tảo 34

3.1.1 Nghiên cứu sử dụng chất thơm để che mùi tanh của tảo

3.1.2 Xác định độ ẩm và một số thành phần dinh dưỡng

trong tảo Spirulina xử lý sau thu sinh khối 37

3.2 Nghiên cứu điều kiện sấy tảo Spirulina 38

3.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian sấy, hàmlượng protein và chỉ tiêu cảm quan màu sắc của tảo Spirulina 38

3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng 41

Trang 6

đường tổng số của tảo Spirulina.

3.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dày mẫu đến thời gian

3.2.4 Xác định thành phần dinh dưỡng của sản phẩm bột tảo

3.3 Nghiên cứu bổ sung bột tảo vào lương khô 48

3.3.1 Phương pháp bổ sung và tỷ lệ bổ sung 48 3.3.2 Đánh giá cảm quan sản phẩm lương khô bổ sung tảo

3.3.3 Xác định thành phần dinh dưỡng và kiểm nghiệm chất

lượng của sản phẩm lương khô bổ sung bột tảo Spirulina.

52

3.3.3.1 Thành phần dinh dưỡng của sản phẩm lương

khô bổ sung bột tảo Spirulina

52

3.3.3.2 Kết quả kiểm tra vi sinh sản phẩm lương khô

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng tổng hợp của Spirulina 6Bảng 1.2: Thành phần vitamin trong tảo Spirulina 7Bảng 1.3: Thành phần khoáng chất trong Spirulina 8

Bảng 1.6: Tình hình sản xuất Spirulina trên thế giới 11

Bảng 3.1: Đánh giá cảm quan mùi vị của tảo Spirulina sau khi sử dụng chất

thơm để che mùi tanh

Bảng 3.4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng đường tổng

số của tảo Spirulina

44

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của độ dày mẫu đến thời gian sấy tảo Spirulina 46

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu tảo Spirulina 48

Bảng 3.7: Thành phần dinh dưỡng cơ bản của bột tảo Spirulina thu được

bằng phương pháp sấy thông thường ở 60oC trong thời gian 7 giờ

Bảng 3.10 : Bảng kết quả kiểm tra vi sinh trên sản phẩm lương khô bổ

sung bột tảo Spirulina

55

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Tảo xoắn (Spirulina) dưới kính hiển vi 4Hình 1.2: Các mô hình nuôi tảo Spirulina công nghiệp 12Hình 1.3: Mô hình thu hoạch và làm khô Spirulina nhờ ánh sáng mặt trời 13

Trang 8

Hình 3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian sấy tảo Spirulina 43

Hình 3.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng protein của tảo Spirulina 43Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hàm lượng đường

tổng số của tảo Spirulina

Hình 3.8: Bột tảo Spirulina thu được sau quá trình sấy bằng phương pháp sấy

thông thường ở 60oC trong thời gian 7 giờ

49

Hình 3.9: Sơ đồ quy trình sản xuất lương khô bổ sung bột tảo Spirulina 52

Hình 3.10: Lương khô bổ sung 1% bột tảo Spirulina 53

Trang 10

MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, con ngườikhông ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm theohướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường bằng việc tìm kiếm nhữngsản phẩm thiên nhiên có giá trị dinh dưỡng và giá trị sinh học cao, đáp ứng yêu

cầu vừa là thức ăn, vừa là dược phẩm chữa bệnh Tảo Spirulina chính là một

trong những lựa chọn hàng đầu để từng bước giải quyết những mong mỏi đó Tảo

Spirulina (Anthrospira platensis), một loài vi khuẩn lam có dạng sợi xoắn, là một

loại thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng tốtcho sức khỏe con người Với hàm lượng protein trong thành phần chiếm tới 55 -70% trọng lượng khô, có nhiều axit amin đặc biệt là các axit amin không thay thế,giàu các vitamin như vitamin A, E, B complex, giàu các chất khoáng, các sắc tố,giàu axit béo GLA thiết yếu và chất xơ, chứa nhiều chất chống lão hóa (để bảo vệ

tế bào) quan trọng như phycocyanin, chlorophyll và carotenoid và nhiều chất có

hoạt tính sinh học khác đã cho thấy tảo Spirulina đang trở thành nguồn dinh

dưỡng quý giá cần được nghiên cứu và ứng dụng Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng,

tảo Spirulina là một loại thực phẩm sạch bảo vệ sức khỏe tốt nhất của loài người.

Nó có tác dụng chống suy dinh dưỡng, ức chế sự phát triển của virut, làm tăng hệ

miễn dịch, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư Spirulina

còn có những hoạt tính quý như điều hòa dưỡng huyết khí, hỗ trợ tim mạch, giảmcholesterol, chống béo phì, tăng khả năng chống oxy hóa, chống lão hóa, cải thiện

hệ tiêu hóa, hỗ trợ tích cực quá trình tiêu độc trong cơ thể chúng ta Tổ chức Y tế

thế giới (WHO) cũng công nhận tảo Spirulina là thực phẩm dinh dưỡng chuẩn

mực và hy hữu xét về góc độ cân bằng các dưỡng chất thiết yếu và vitamin Xét

về hàm lượng protein thì đây là một loại vi sinh vật sản suất protein cao hiếm có

và thành phần rất đầy đủ về các axit amin thiết yếu, bán thiết yếu với tỷ lệ cânđối Theo các nghiên cứu và khuyến nghị của WHO, các chuyên gia dinh dưỡng

và bác sĩ cho rằng với lượng dùng 1 – 3g tảo Spirulina mỗi ngày sẽ mang lại

những lợi ích to lớn cho sức khỏe Tuy nhiên, với những người đang điều trị bệnh

Trang 11

hoặc cần bổ sung dinh dưỡng đặc biệt như vận động viên, người chơi thể thao hay

người ăn chay có thể sử dụng Spirulina với lượng dùng nhiều gấp 2-3 lần.

Tảo Spirulina có nhiều hoạt chất sinh học dễ bị biến đổi trong khi sấy Do

đó, cần nghiên cứu điều kiện sấy thích hợp nhằm hạn chế tối đa sự tổn thất hoạt

chất sinh học trong tảo Ngoài ra, tảo Spirulina có bản chất thuộc nhóm vi sinh

vật tiền nhân, thành tế bào gây cản trở quá trình tiêu hóa vì vậy cần nghiên cứugiải pháp phù hợp để phá vỡ tế bào nhằm chiết suất protein thực vật cũng như cácthành phần sinh dưỡng có giá trị trong tảo Những năm gần đây, Việt Nam có rất

nhiều các cơ sở nuôi trồng tảo Spirulina như ở Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Châu Cát,

Lòng Sông (Thuận Hải), Suối Nghệ (Đồng Nai) Song song với đó là sự đa dạng

các sản phẩm chế biến từ tảo Spirulina có giá thành rẻ nhưng mang lại giá trị dinh

dưỡng cao

Trong khi đó, khẩu phần ăn của bộ đội Quân đội ta hiện nay chưa có sảnphẩm nào được bổ sung hoạt chất sinh học, vi chất dinh dưỡng và các axit aminthiết yếu giúp tăng cường sức khỏe, tăng tính miễn dịch, tăng tính giải độc Mặtkhác, bộ đội khi thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện rừng núi, đi hành quân dãngoại thì khẩu phần ăn thường hạn chế rau, thiếu vitamin, khoáng chất, các vi

chất… Do đó, nếu bổ sung bột tảo Spirulina vào các khẩu phần ăn của bộ đội như

lương khô, bánh quy, đồ uống là rất thiết thực và hiệu quả Vì vậy, việc nghiêncứu bổ sung bột tảo Spirulina vào khẩu phần ăn dinh dưỡng của bộ đội hiện nay là

hết sức cần thiết Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ứng

dụng tảo Spirulina trong chế phẩm khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng”

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TỔNG QUAN VỀ TẢO SPIRULINA

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu tảo Spirulina

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tảo Spirulina (có tên khoa học là Arthrospira platensis) là một trong những loài sinh vật lâu đời nhất trên trái đất.

Nó sinh trưởng tự nhiên ở vùng nhiệt đới trong các hồ nước mặn của Châu Phi,

Trung và Nam Mỹ từ 3,5 tỷ năm trước Từ xưa, Spirulina đã được những người

dân vùng đó dùng như một dạng thức ăn Bằng kinh nghiệm, họ nhận thấy

Spirulina là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng Spirulina là tên gọi do nhả tảo học

người Đức – Deurben đặt vào năm 1827 dựa trên hình thái đặc trưng nhất là dạngsợi xoắn ốc với khoảng 5-7 vòng đều nhau không phân nhánh [4, 10]

Trong những năm 60 của thế kỉ XX, Brandily – một nhà nhân chủng họcngười Pháp đã phát hiện ra loài tảo này trong lần khảo sát sự đa dạng sinh học tạivùng hồ ở Tchad (Châu Phi), sau khi quan sát và nhận thấy những người dân sốngquanh vùng hồ này rất khỏe mạnh vì họ thường vớt loại tảo này về ăn như là mộtloại thực phẩm chính [10]

Đến năm 1973, Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) và Tổ chức Y tế thế

giới (WHO) đã chính thức công nhận thảo Spirulina là nguồn dinh dưỡng và

dược liệu quý, đặc biệt trong chống lão hóa và chống suy dinh dưỡng Hai mươinăm sau, vào những năm cuối của thập kỉ 80 thế kỉ XX – nhiều giá trị dinh dưỡng

và chức năng sinh học của tảo Spirulina đã được khám phá và công bố rộng rãi

không chỉ ở Pháp và ở cả nhiều nước khác trên thế giới như Mỹ, Nhật, Canada,Mehico, Đài Loan

1.1.2 Đặc điểm phân loại

Tảo Spirulina là các vi sinh vật có hình xoắn sống trong nước mà ta quen gọi là Tảo xoắn với tên khoa học là Spirulina platensis Thực ra đây không phải là

Trang 13

một sinh vật thuộc ngành Tảo (Algae) vì Tảo thuộc giới sinh vật có nhân thật

(Eukaryotes) Spirulina thuộc ngành Vi khuẩn lam (Cyanobactera), chúng thuộc

giới sinh vật có nhân sơ hay nhân nguyên thủy (Prokaryotes) Những nghiên cứu

mới nhất lại cho biết chúng cũng không phải thuộc chi Spirulina mà lại thuộc chi Arthrospira [7,10].

Về phân loại khoa học [10, 14], tảo Spirulina thuộc:

- Giới (domain): Bacteria

- Ngành (phylum): Cyanobactera

- Lớp (class): Chroobacteria

- Bộ (order): Oscillatoriales

- Họ (family): Phormidiaceae

- Chi (genus): Arthrospira

- Loài (species): Anthrospira platensis

1.1.3 Đặc điểm cấu tạo của tảo Spirulina

Trang 14

Hình 1.1: Tảo xoắn (Spirulina) dưới kính hiển vi [32]

Trang 15

Tảo Spirulina là một loài vi tảo có dạng xoắn hình lò so, màu xanh lam với

kích thước chỉ khoảng 0,25mm Chúng sống trong môi trường nước giàubicarbonat (HCO3) độ kiềm cao (pH từ 8,5-11) Quan sát dưới kính hiển vi điện tử

cho thấy Spirulina có dạng lông, cấu tạo đơn bào, có lớp vỏ capsule, thành tế bào

có nhiều lớp, có cơ quan quang hợp hoặc hệ phiến thylakoid, riboxom và nhữngsợi ADN nhỏ Capsule có cấu trúc sợi nhỏ và bao quanh là một lớp sợi khác bảo

vệ cho chúng Bề ngang của lông thay đổi từ 6-12µm và được cấu tạo từ các tếbào hình trụ tròn Đường kính xoắn ốc của nó từ 30-70µm, chiều dài của lông làkhoảng 500µm, trong một vài điều kiện nuôi cấy khi có kích thích thì chiều dàicủa các sợi có thể lên đến 1mm Điều này giải thích tại sao hình dáng xoắn ốc của

Spirulina trong môi trường lỏng bị thay đổi thành hình xoắn lò so trong môi

trường rắn Những thay đổi này là do sự hút nước hoặc khử nước của oligopeptidetrong màng peptidoglican tạo nên [4, 10]

Thành tế bào của Spirulina có cấu tạo gồm 4 lớp, xếp theo thứ tự từ bêntrong ra ngoài là: LI, LII, LIII và LIV Các lớp này đều rất mỏng, ngoại trừ lớp 2được cấu tạo từ peptidoglycan, chất này giữ cho thành tế bào cứng chắc Lớp 1chứa β- 1,2-glucan, một chất khó tiêu hoá đối với con người Tuy nhiên, lớp nàychiếm tỉ lệ thấp (<1%), độ dày nhất của nó là 12nm, còn các protein và các lipo-polysaccarit tự nhiên của lớp thứ hai là lý do cho sự tiêu hóa Spirulina rất dễ dàngcủa con người [7]

Chlorophyll a, caroten và phycobilisome nằm trong hệ thylakoid - cơ quanquang hợp của tảo này Phycobilisome là nơi chứa phycocyanin (có sắc tố xanh).Riboxom và các sợi ADN nằm ở vùng trung tâm

Spirulina chứa nhiều tổ chức ngoại vi kết hợp với thylakoid, chúng là cáchạt cyanophycin, thể polyhedral, các hạt poliglucan, hạt lipid, các hạtpoliphotphat Các hạt cyanophycin, hay còn gọi là các hạt dự trữ, có vai trò quantrọng do các hợp chất hoá học tự nhiên của chúng và các nhóm sắc tố của chúng.Thể polyhedral hay carboxysome cho phép cố định CO2 trong hệ thống quang

Trang 16

hợp và có thể mang ra một cơ quan dự trữ Các hạt polyglucan hoặc glycogenhoặc hạt α là những polyme glucose, nhỏ, tròn và khuếch tán rộng trongthylacoidal Các hạt lipid, hạt β hoặc hạt osmophile từ cơ quan dự trữ, được cấutạo bởi poly-β hydroxybutyrate, chỉ tìm thấy ở trong các tế bào prokaryote, chúngđược coi như là những chất dự trữ năng lượng [4,7].

có mặt với tỷ lệ vượt trội so với chuẩn của tổ chức Lương nông quốc tế (FAO)quy định Hệ số tiêu hóa và hệ số sử dụng protein (net protein utilization –N.P.U) rất cao (80 - 85% protein của tảo được hấp thu sau 18 giờ) Ngoài ra, tỷ

lệ chất xơ trong tảo cũng rất cao Phần lớn chất béo trong Spirulina là axit béokhông no, trong đó axít linoleic 13.784 mg/kg, γ-linoleic 11.980 mg/kg [10].Đây là điều hiếm thấy trong các thực phẩm tự nhiên khác

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng tổng hợp của Spirulina [10]

Trang 17

1.1.4.2 Các vitamin

Spirulina chứa Provitamin A (β-caroten) (chiếm 1,4 % chất khô) caohơn 20 lần so với trong cà rốt, đây là chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ cơ thểkhỏi những tổn hại cơ bản Không giống vitamin A tổng hợp và dầu gan cá, β-caroten hoàn toàn không độc hại, thậm chí khi sử dụng với số lượng lớn.Spirulina giàu vitamin A dễ chuyển hóa, cần thiết cho mắt, làn da, răng, móng,tóc, xương và một hệ thống miễn dịch tốt, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh Bên cạnh

đó, Spirulina là một nguồn giàu vitamin B, đặc biệt là vitamin B12, quan trọngvới người ăn chay, gấp 2 – 6 lần gan bò sống [4] Thực phẩm dinh dưỡng nàycũng chứa các vitamin khác như B1, B2, B6, E và H [9], là nguồn sắt cao, chứa

14 chất khoáng tự nhiên và nhiều nguyên tố vi lượng Spirulina cung cấp 21%thiamin và riboflavin so với nhu cầu hàng ngày Thành phần các vitamin củaSpirulina được liệt kê trong bảng 1.2

Bảng 1.2: Thành phần vitamin trong tảo Spirulina [26]

10g

Nhu cầu hàngngày cho phép

% so với nhucầu hàng ngàycho phép

Vitamin A (

β-carotene)

23000IU

Trang 18

Bảng 1.3: Thành phần khoáng chất trong tảo Spirulina [10]

Trang 19

Manganese 500 μgg 3 μgg 17

1.1.4.4 Các axit amin

Spirulina chứa 18 trong số 20 loại axit amin được biết đến [16] Spirulina

có 8 loại axít amin cần thiết và 10-12 axít không cần thiết, chất lượng của chúngđược miêu tả như là một loại protein hoàn hảo Một số axit amin có hàm lượngcao trong Spirulina như glutamic acid (14,6%); aspartic acid (9,8%); leucine(8,7%); aniline (7,6%)… [10]

Bảng 1.4: Thành phần axit amin trong tảo Spirulina [10]

Axit amin

thiết yếu

Hàmlượngtrong 10g

%/tổng Các axit

amin khác

Hàmlượngtrong10g

%/tổng

9,8

%

Trang 20

d %

1.1.4.5 Các sắc tố

Caroten trong tảo Spirulina cao gấp 10 lần trong củ cà rốt Sắc tố tạocho tảo có mầu xanh lam là phycocyanin [10]

Bảng 1.5: Các sắc tố trong tảo Spirulina [10]

1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ NGHIÊN CỨU TẢO

SPIRULINA

1.2.1 Tình hình nuôi trồng và phát triển tảo Spirulina trên thế giới và ở Việt

Nam

1.2.1.1 Tình hình nuôi trồng và phát triển tảo Spirulina trên thế giới

Từ năm 1970, Spirulina đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới, các nướcsản xuất vi tảo chủ yếu tập trung ở Châu Á và vành đai Thái Bình Dương Nhữngkhu vực và vùng lãnh thổ có sản lượng vi tảo lớn là Trung Quốc, Nhật Bản, ĐàiLoan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Mehico…Vào những năm 1970, một doanh nghiệp tảođầu tiên của Hoa Kỳ đã bắt tay vào nuôi thử nghiệm mô hình pilot trên các bểnhân tạo Họ chọn thung lũng hoang mạc Imperial thuộc bang California vì nơiđây có nhiệt độ trung bình cao nhờ ánh nắng mặt trời và tránh xa vùng ô nhiễm đôthị Đến năm 1981, một sự hợp tác đầu tiên giữa doanh nhân California và thươngnhân Nhật Bản đã hình thành nên Earthrise Farms và chính thức đi vào sản xuất

Trang 21

ổn định năm 1982 [4] Ngày nay, Earthrise Farms cung cấp sản phẩm cho hơn 40quốc gia và nguồn Spirulina ở đây được xem là tốt nhất Sản lượng Spirulina hiệnnay trên thế giới khoảng 1000 tấn khô/năm Những nước đi đầu sản xuất đại tràloại tảo này là Mêhicô, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Ấn Độ và Israel Trại tảo lớn nhất là

ở Hawaii có khoảng 25 ha và mới đây là Trung Quốc có khoảng 16 ha Nhu cầuSpirulina trên thế giới là rất lớn, tuy nhiên sản lượng chưa nhiều nên giá bánnhững chế phẩm Spirulina còn khá cao [7] Hiện nay trên thế giới còn có cáctrang trại nuôi trồng tảo Spirulina với quy mô lớn, chất lượng cao như:

- Trang trại Twin Tauong (Myanmar)

- Trang trại Sosa Texcoco (Mehico)

- Công ty tảo Siam (Thái Lan)

- Trang trại Chenhai (Trung Quốc)

- Nông trại Hawai (Hoa Kỳ)…

Bảng 1.6: Tình hình sản xuất tảo Spirulina trên thế giới [26]

tích(ha)

Sảnlượng(tấnkhô)

Giáthành(USD/kg)

Nippon

Spirulina

Nhiều công ty Trung

Quốc

Trang 22

Nhiều công ty Cu Ba - 40

Bể nuôi tảo Spirulina ở Vĩnh Hảo

Bể nuôi tảo Spirulina tại Ấn ĐộHình 1.2: Các mô hình nuôi tảo Spirulina công nghiệp [26, 34]

Để thu hoạch tảo Spirulina, người ta sử dụng màng lọc Polyester, đườngkính mắt lưới 30μgm Thiết bị lọc được đặt hơi nghiêng để có thể tiến hành lọcđược liên tục, đồng thời rửa và vớt Sau đó, chúng qua giai đoạn vắt nước bằngmáy vắt, ép hoặc nhờ màng rung cho nước chảy bớt xuống Bánh tảo sau đó đượccắt ra từng miếng, khúc nhờ dao; sau giai đoạn này nước vẫn chiếm 70 -80 %.Trong giai đoạn này Spirulina do chứa nhiều đạm nên chúng dễ bị vi khuẩn tấncông và lên men tạo ra các sản phẩm không mong muốn trong vòng vài giờ tùynhiệt độ Vì vậy các trang trại thủ công nhỏ lẽ thường phơi bằng cách cho dịch tảovào trong các hộp kim loại rồi đem phơi ngoài nắng để làm khô tảo Ngoài ra,người ta còn sử dụng thiết bị đơn giản hình xylanh, một đầu có châm các lỗ nhỏđường kính 2mm, rồi cho tảo vào trong Sau đó ép mạnh một đầu, tảo sẽ chảy rathành các sợi như sợi mì tiếp theo trải nhẹ lên các khung bằng kim loại hoặc bằng

gỗ rồi đưa vào trong các hộp để làm khô Hộp làm khô có kích thước các lỗ vào

và ra bằng nhau cho phép không khí lưu thông được dễ dàng Người ta có thể cảitiến hiệu quả bằng cách gia nhiệt không khí ở bên dưới tấm kính hoặc bạt plastictrước khi cho chúng vào hộp làm khô [7]

Trang 23

Hình 1.3: Mô hình thu hoạch và làm khô Spirulina nhờ ánh sáng mặt trời [29]

1.2.1.2 Tình hình nuôi trồng và phát triển tảo Spirulina ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tảo Spirulina được giáo sư Ripley D.Fox - nhà nghiên cứu vềtảo và các chế phẩm của nó tại "Hiệp hội chống suy dinh dưỡng bằng các sảnphẩm từ tảo" (A.C.M.A) tại Pháp, đưa vào Việt Nam từ năm 1985 [7] Hiện nay,

có 2 nơi nuôi trồng tảo Spirulina lớn ở nước ta, đó là:

- Công ty cổ phần Tảo Vĩnh Hảo (Bình Thuận)

- Cơ sở ở Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều cơ sở nuôi trồng, sản xuất và chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina

đã được thành lập với công nghệ nuôi tảo trên các bể nông xây bằng xi măng sửdụng khí CO2 của công nghệ tạo nguồn cacbon, nguồn CO2 trực tiếp lấy từ cácnhà máy bia, cồn, rượu…nén hóa lỏng vào bình chứa Đó là các cơ sở ở Vĩnh Hảo

Trang 24

(Bình Thuận), Châu Cát, Lòng Sông (Thuận Hải), Suối Nghệ (Đồng Nai), Nguồn CO2 từ lò nung vôi (sau khi lọc bụi) và các hầm khí biogas cũng đã đượcnghiên cứu tận dụng để phát triển nuôi trồng tảo và cũng đã thu được một số kếtquả Thử nghiệm nuôi trồng Spirulina bằng nước thải hầm biogas không chỉ làbiện pháp mở rộng sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, mà còn giải quyết các vấn

đề môi trường sinh thái cho nông thôn Tảo này còn được sử dụng để xử lý nướcthải giàu NH4 từ nhà máy sản xuất urê thuộc xí nghiệp Liên hiệp Phân đạm Hóachất Hà Bắc, kết quả cho thấy nước thải sau khi pha loãng và bổ sung thêm một

số chất khoáng cần thiết rồi dùng nuôi Spirulina đã mang lại năng suất cao và cótác dụng bảo vệ môi trường [7, 9] Việc nuôi trồng Spirulina tại thành phố Hồ ChíMinh lại là nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chủ yếu cho gà, tôm… Sau mộtthời gian không tìm được đầu ra và giá thành chưa hợp lý nên các cơ sở trên đãkhông thể tiếp tục việc nuôi trồng được nữa Nhìn chung, lịch sử nghiên cứu vànuôi trồng tảo Spirulina ở nước ta đã thu được nhiều kết quả ban đầu đáng khích

lệ Tuy nhiên cho đến nay việc nuôi trồng tảo vẫn mang tính nhỏ lẻ, lạc hậu,không đáp ứng được nhu cầu sử dụng tảo ngày càng tăng cao Vì vậy, trướcnhững giá trị về mọi mặt mà tảo Spirulina mang lại, cần phải tiến hành cải thiện,thúc đẩy ngành công nghiệp nuôi trồng tảo nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước vàxuất khẩu ra thị trường nước ngoài

Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi các cơ sở sản xuất tảoSpirulina phải có được hệ thống, quy trình sản xuất, chế biến và thành phẩm khépkín và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng Tại Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Spirulina sauthu hoạch sẽ được lọc qua vải sợi bông và rửa sạch bằng máy rồi đem ly tâm tốc

độ 800 vòng/phút loại bớt nước để thu sinh khối Theo quy trình, sau khi thảgiống khoảng 7 ngày, tảo đã bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu, sau đó thu hoạch theodạng cuốn chiếu ở các bể nuôi Bình quân mỗi ngày công ty thu được 80-120 kgtảo tươi (tương đương với 40 kg thành phẩm) Tảo sau khi được nghiền mịn, sẽtạo thành dịch tảo Nhờ hệ thống sấy phun, chúng sẽ được bơm lên bồn sấy, gianhiệt ở nhiệt độ khoảng 55oC, và tạo thành hạt thành phẩm Tiếp theo, tảo đưa

Trang 25

vào phòng vô trùng bằng tia cực tím Sấy khô là công đoạn quan trọng và là khâucuối cùng của quá trình sản xuất Spirulina nói chung Ở Ấn độ, người ta đã tiếnhành thử nghiệm nhiều phương pháp sấy khác nhau, trong đó phơi nắng cho thấysản phẩm sau khi sấy đều tốt và đẹp [7] Tại Vĩnh Hảo, phương pháp phơi khôngoài nắng cũng đã được sử dụng: Buổi sáng thu hoạch và phơi khô suốt ngày.Trong điều kiện không thuận lợi về thời tiết phải phơi bổ sung ngày hôm sau.Spirulina thu được theo phương pháp này còn 7 – 8% độ ẩm, sau đó đem nghiềnthành bột và cất giữ lâu hàng năm mà vẫn không bị mốc [10,11] Tuy nhiên,phương pháp phơi khô ngoài nắng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết vàcường độ chiếu sáng, cũng như bức xạ mặt trời Do đó, các nhà sản xuất khôngchủ động được trong công tác chế biến sản phẩm sau thu sinh khối Vì vậy, việcnghiên cứu điều kiện sấy tảo trong phòng thí nghiệm là vô cùng cần thiết để đảmbảo thành phẩm chất lượng và ổn định cung cấp cho thị trường.

1.2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tảo Spirulina trên thế giới và ở Việt

Nam

1.2.2.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tảo Spirulina trên thế giới

Năm 1973, Tổ chức Nông Lương quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới đã chínhthức công nhận Spirulina là nguồn dinh dưỡng và dược liệu quý, đặc biệt trongchống suy dinh dưỡng và chống lão hóa Đáng lưu ý trước hết là công trìnhnghiên cứu phòng chống ung thư gây ra bởi tia phóng xạ hạt nhân cho các nạnnhân của sự cố Nhà máy Điện hạt nhân Chernobul đã thu được kết quả rất tốt khiđiều trị bằng Spirulina nguyên chất Khi uống Spirulina, lượng chất phóng xạ đãđược đào thải khỏi đường tiểu của người bị nhiễm xạ rất cao Kết quả này đãđược biểu dương tại hội nghị quốc tế về tảo năm 1998 ở cộng hòa Czech [4] Tại

Ấn Độ, một nghiên cứu năm 1995 đã chứng tỏ với liều dùng 1g Spirulina/ngày,

có tác dụng trị ung thư ở những bệnh nhân ung thư do thói quen nhai trầu thuốc

Ở Nhật, Hiroshi Nakamura cùng Christopher Hill thuộc Liên đoàn vi tảo quốc tếcùng một số nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu Spirulina từ năm 1968 [10] Cũng ở

Trang 26

Nhật, đã có một số đề tài nghiên cứu chống HIV/AIDS sử dụng Spirulina Gầnđây, việc phát hiện và đưa vào sử dụng một số chất có hoạt tính sinh học ởSpirulina đã góp phần không nhỏ thúc đẩy quá trình nghiên cứu, sản xuất cũngnhư ứng dụng có hiệu quả sinh khối tảo này.

Năm 1994, người Nga đã cấp bằng sáng chế cho Spirulina như một loại

thực dược giúp làm giảm các phản ứng do các bệnh nhiễm xạ gây ra, 270 trẻ em

nạn nhân vụ nổ Chernobyl được dùng 5g tảo Spirulina mỗi ngày liên tục trong

vòng 45 ngày đã giúp lượng nucheic nhiễm xạ giảm xuống 50% và bình thườnghóa những cơ quan nhạy cảm bị dị ứng [10]

Đến nay, tảo Spirulina đã và đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vựcnghiên cứu, cũng như trong cuộc sống

Nghiên cứu ứng dụng Spirulina trong thực phẩm [23, 25]

Từ những năm 1970, ở Nhật Bản và ở Mỹ, tảo Spirulina đã được xem làmột loại siêu thực phẩm Hiện tại, có 2 loại thực phẩm Spirulina: Loại thứ nhất làcác viên và dạng con nhộng được làm từ bột Spirulina, loại thứ 2 là thực phẩmchứa Spirulina và các thành phần khác Ví dụ như mì ăn liền, các bánh dinhdưỡng, thức uống và bánh bao

Thành phần cơ bản của sinh khối Spirulina pltensis gồm 46,1% carbon,7,1% hydrogen, và 9,1% nitrogen Spirulina được nghiên cứu bổ sung vào rấtnhiều sản phẩm thực phẩm như: mì sợi, yaourt, kẹo, trà xanh, bánh quy, bánh mì,bia… Các sản phẩm này được bày bán ở siêu thị của nhiều nước như: Chi Lê,Pháp, Cu Ba, Đức, Thụy Sỹ, Nhật, Tây Ban Nha, Mehico, Đan Mạch, Hà Lan,

Mỹ, Úc, New Zealand…

+ Mì sợi bổ sung Spirulina

Spirulina được sử dụng để bổ sung vào mì gói và mì sợi Để sản xuất sảnphẩm này với màu sắc đẹp, chỉ bổ sung 0,1-1,0% Spirulina vào bột mì Sản phẩmnày đã được nghiên cứu sản xuất và ứng dụng rộng rãi

Trang 27

+ Trà xanh bổ sung Spirulina

Trà, đặc biệt là trà xanh, rất tốt cho sức khỏe vì giàu vitamin C, trong khiSpirulina ít vitamin C nhưng giàu các thành phần dinh dưỡng khác Sản phẩm tràxanh bổ sung Spirulina sẽ có thành phần dinh dưỡng tương đối hoàn thiện Vìvậy, sản phẩm có thể cung cấp dưới dạng thực phẩm chức năng bảo vệ sức khoẻcon người Ở Đức, người ta đã bắt đầu đưa tảo vào bia, gọi là bia xanh, một ngườidùng 1 ngày 5g tảo là đủ các chất thiết yếu Cơ thể có thể hấp thụ mỗi ngày 30 –45g, dùng thừa cũng vô hại Nguời bị bệnh nặng không ăn được có thể bơm tảothẳng vào dạ dày là đủ các chất dinh dưỡng

Hình 1.4: Các sản phẩm có bổ sung bột tảo [32]

Nghiên cứu ứng dụng Spirulina trong mỹ phẩm

Trong mỹ phẩm, Spirulina làm phóng thích các hoạt chất tác động hiệu

quả trong nước tắm, trong kem xoa mặt và toàn thân nhờ hàm lượng magie và kalicao, giúp cơ thể chống lại các khối u xơ ở cơ bắp Dịch chiết từ tảo còn được sửdụng trong một số sản phẩm như thuốc đắp, thuốc làm mặt nạ, kem hoặc để dùng

Trang 28

tắm trong liệu pháp biển Ngoài ra, các thành phần chiết xuất từ tảo Spirulina như

protein, polysaccharid, vitamin và khoáng được dùng để sản xuất các mỹ phẩmlàm đẹp cho phụ nữ như: mỹ phẩm săn sóc bảo vệ da đầu, bảo vệ tóc, bảo vệ da,làm lành sẹo mau chóng, chống mụn nhọt và làm trắng da [29]

Trang 29

Hình 1.5: Các sản phẩm từ tảo trong mỹ phẩm [29]

Nghiên cứu ứng dụng tảo trong y học

Nhờ những tác dụng có lợi cho cơ thể, tảo Spirulina đang chứng minh hiệu

quả vượt trội của nó trong vai trò là một loại thực phẩm chức năng hữu hiệu, cũngnhư một loại bổ sung tuyệt vời để tăng cường hoạt chất của các loại thuốc chữa

Trang 30

bệnh Các yếu tố cấu tạo nên Spirulina gồm 75% là chất hữu cơ và 25% là khoáng

chất [10] Vì thế tảo chứa các chất căn bản trong việc trị liệu

Trang 32

Hình 1.6: Các sản phẩm từ tảo trong y học [29,30]

Các đặc tính trị bệnh của tảo rất nhiều như tái bổ sung nước, muối khoáng

và dinh dưỡng cho cơ thể Chất chiết từ tảo lam được dùng làm chất tá dược baoviên thuốc, thuốc sủi hoặc thuốc viên nang 24 và cả những loại thuốc không tantrong dạ dày, chỉ phóng thích hoạt chất ở ruột non Ngoài ra, một số nghiên cứucòn chỉ ra rằng tảo lam còn có thể được sử dụng làm thuốc cầm máu và sát trùng.Sau phát hiện này, hàng loạt tập đoàn dược phẩm thế giới đã đầu tư phát triển tảothành thuốc Hiện nay, tảo này đã được trồng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, TháiLan, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Nigiêria, Nam Phi, Kênya [10, 30]

Việc phân cắt trực tiếp các hoạt chất sinh học chiết xuất từ tảo Spirulinacho phép tách riêng các chất dạng polysaccharide sulfate mới có tên gọi làCalcium Spirulina (Ca-SP) Các chất này có khả năng kháng vi-rut thông qua ứcchế sự tái tạo màng bao của vi-rut Các polysaccharide sulfate này được tổng hợp

từ ribose, mannose, fructose, galactose, xylose, glucose, axit galacturonic, sulfate

và calcium Chúng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại virus baogồm virus Herpes đơn bào dạng 1, virus sởi, quai bị, cúm A và HIV-1 Người takhám phá ra rằng, Ca-SP ngăn chặn được quá trình xâm nhập của virus vào trongcác tế bào động thực vật [33]

Các nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất tảo Spirulina có khả năng ngăn

ngừa ung thư miệng: chiết xuất này cho thấy là ngăn ngừa được sự phát triển củakhối u trong miệng chuột túi Các chuột thử nghiệm được tiêm dịch Spirulina 3lần mỗi tuần trong 28 tuần Những con không được điều trị, tất cả đều có nhữngkhối u nói trên bên phải miệng Các chuột được tiêm dịch Spirulina đã cho thấy là

số lượng và kích thước khối u đã giảm xuống một các đáng kể so với những conkhông được điều trị [30]

Một số bệnh viện ở thành phố Kumming, tỉnh Yuan, Trung Quốc dùngSpirulina như một loại thuốc có tác dụng giảm lượng lipit trong máu Đại học Bắc

Trang 33

Kinh đã chiết xuất thành công phân tử có hoạt tính sinh học từ Spirulina để ngănchặn ảnh hưởng của việc nhiễm các kim loại nặng, cũng như ngăn chặn sự pháttriển của các khối u Nhiều cơ quan ở Trung Quốc đã tập trung vào các nghiêncứu sinh học phân tử ngăn chặn khối u bướu, chống lại sự lão hóa và chống cáctia phóng xạ [15].

Trên thế giới đã có rất nhiều sản phẩm Spirulina được bán dưới dạng thuốcvới nhiều tên gọi khác nhau như Linagreen, Heilina, Spirulina kayaky, Spirulian

C, Light Force Spirulina Spirulina sản xuất dưới dạng viên nén, mỗi viên cótrọng lượng 500mg trong đó chứa khoảng 200 – 300 mg tảo khô Loại này được

sử dụng để chữa trị một số bệnh như viêm gan, viêm khớp, ung thư, tăng cườngsức khỏe, giảm cân và phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em [30]

Nghiên cứu ứng dụng tảo làm thức ăn cho vật nuôi [18, 26]

Spirulina có thể được sử dụng làm thức ăn thay thế quan trọng cho tôm đểkích thích khả năng tăng trưởng nhanh, tăng khả năng miễn dịch và sống sót củatôm Thức ăn cho tôm có bổ sung Spirulina giúp làm giảm thời gian nuôi và tỉ lệ

tử vong

Spirulina giúp tăng sức đề kháng của các loài cá có giá trị cao, tăng khảnăng sống sót từ 15% lên 30% Khi thêm Spirulina vào thức ăn gia súc, gia cầm,tốc độ sinh trưởng của chúng tăng lên

Vào năm 1985, công ty Weihai Aquatic Produce bắt đầu sản xuất sản phẩmchứa Spirulina CH-881 1981 cho bào ngư Tỉ lệ sống sót của bào ngư tăng từ37,4% lên 85% khi bổ sung Spirulina vào thức ăn Spirulina cũng được sử dụnglàm thức ăn cho cá cảnh, loại thứ ăn này được sản xuất tại công ty GuangdongJiande, phổ biến ở Nhật Bản và các nước Đông Nam Á

Nghiên cứu ứng dụng tảo để xử lý môi trường

Trang 34

Từ năm 1975, Oswald và cộng sự tại trường Đại Học Tổng Hợp Califonia

đã thử nghiệm dùng Spirulina trong xử lý nước thải công nghiệp và đi đến kếtluận rằng: trong hệ xử lý nước thải Spirulina có vai trò tạo O2, tăng độ kết lắng,loại trừ kim loại và các chất hữu cơ độc hại Tảo Spirulina đang được rất nhiềunước trên thế giới sử dụng để cải tạo nước, xử lý nước thải từ các nhà máy, nướcthải công nghiệp, nước ô nhiễm [6]

1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tảo Spirulina ở Việt Nam

Trong những năm 1985-1995, đã có những nghiên cứu cấp Nhà nướcthuộc lĩnh vực công nghệ sinh học như nghiên cứu của GS.TS Nguyễn HữuThước và cộng sự (Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệViệt Nam) với đề tài "Công nghiệp nuôi trồng và sử dụng tảo Spirulina"; hay đềtài cấp thành phố của Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng (TP Hồ Chí Minh) và cộng

sự với tiêu đề "Nghiên cứu sản xuất và sử dụng thức ăn có tảo Spirulina trongdinh dưỡng điều trị" v.v… Từ nhiều năm nay, Nhà nước đã chú trọng vào việcnghiên cứu và nuôi trồng thử nghiệm vi tảo Spirulina, bước đầu thành công ở một

số nơi như Vĩnh Hảo, Đắc Lắc, Đồng Nai…Từ nguồn nguyên liệu Spirulina đạtchất lượng cao và ổn định, các nhà khoa học đã sản xuất thành công một số loạithuốc như Linavina, Lactogil (Xí nghiệp Mekophar); Cốm bổ, Bột dinh dưỡngEnalac (Trung Tâm Dinh Dưỡng Trẻ Em Thành Phố Hồ Chí Minh), GeluleSpilina (Lebo, Helvinam, Trường Đại Học Y Dược); Supermilk (Công TyMekopharma), Mebilina F (Xí Nghiệp Mebiphar), Tảo Spirulina (Công Ty FITOPharmar) [8]

Theo báo cáo khoa học tháng 05 năm 1997 của Trung Tâm Dinh DưỡngTrẻ Em thì từ năm 1989, Trung Tâm Dinh Dưỡng được thành phố giao cho chứcnăng nghiên cứu và phát triển Spirulina Việc tiêu thụ tảo Spirulina trong vài nămgần đây gặp khó khăn, vì người tiêu dùng chưa quen với màu sắc và mùi tảo Vìvậy, Trung tâm đã nghiên cứu và đưa Spirulina vào thức ăn, vì khi đưa Spirulinavào cơ thể bằng con đường này sẽ thuận lợi hơn vì ít chịu ảnh hưởng của yếu tố

Trang 35

cảm quan, đồng thời góp phần hồi phục nhanh chóng sức khỏe cho bệnh nhân.Ngoài ra, Trung tâm còn sản xuất bột dinh dưỡng Enalac có bổ sung Spirulina đểgiải quyết vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em, phục hồi đi cho người già, bước đầu

đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ Để sản xuất 50 -100 tấn bột dinhdưỡng/tháng, cần cung cấp số lượng Spirulina khô là 750-1500 kg Điều này chothấy, nhu cầu cung cấp Spirulina hiện nay là rất lớn

Tuy nhiên, để có thể khẳng định chắc chắn và phát huy được tiềm năng củaloại siêu thực phẩm này, chúng ta cần thực hiện nghiên cứu lâm sàn sâu rộng hơntrên mọi đối tượng và kéo dài trong thời gian cần thiết [30]

Tại Viện Nghiên cứu Ứng dụng công nghệ (Bộ Khoa Học Công Nghệ vàMôi Trường) các cán bộ nghiên cứu đã chiết xuất được một số chất có hoạt tínhsinh học cao như Phycocyanin Việc kết hợp Phycocyanin và tia xạ Cobalt 60trong điều trị bệnh ung thư vòm họng Kết quả là hạn chế được 70-80% sự pháttriển của tế bào ung thư, bệnh nhân phục hồi và tăng thể trọng sau đó Nhiều loạivitamin, khoáng và các hợp phần dinh dưỡng khác trong Spirulina có tác dụng bồidưỡng sức khỏe, chống suy dinh dưỡng, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của chất phóng

xạ và chống suy mòn do nhiễm hơi độc [8]

Các sản phẩm Spirulina được nhập từ Thái Lan, Trung Quốc với nhiều têngọi khác nhau, bán hàng theo phương thức phân phối đa cấp với tỉ lệ chiết khấucao gây thiệt thòi cho người tiêu dùng Các sản phẩm được chế biến từ tảoSpirulina tại Việt Nam cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng Những chếphẩm đó là sản phẩm giao thoa giữa thực phẩm và thuốc - còn gọi là thực dược,dưỡng dược hay thực phẩm chức năng Thực phẩm dinh dưỡng được dùng ở dạngnước uống, siro, yaourt, bột dinh dưỡng… Có thể dùng tảo nguyên chất để uốnghoặc trộn vào thức ăn như nấu canh, làm bánh Trước đây, đã từng có bột dinhdưỡng Enalac, Sonalac có 5% tảo Nay đã có 5 sản phẩm Spir@ của Công tyDETECH - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam được Cục An toàn vệ sinhthực phẩm - Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường

Trang 36

Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, quy mô và mức độ ô nhiễm kim loại nặng

trong nước thải công nghiệp đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại trong khi đó ápdụng các biện pháp hóa lý thường có giá thành cao.Vì vậy, nghiên cứu sử dụng vitảo để loại trừ kim loại nặng trong nước thải công nghiệp ở nước ta là một hướngcông nghệ đáng được quan tâm Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực còn rất mới mẻ ởViệt Nam, đã có một vài công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này đạtđược một số kết quả trong việc sử dụng chất hấp thu sinh học để xử lý ô nhiễm

Cr, Ni, và Pb trong nước thải công nghiệp Thử nghiệm cố định tế bào tảo

Spirulina platensis trên các chất mang khác, xây dựng được phương pháp cố định

tế bào vi tảo trên các chất mang khác nhau như polyurethane, agar và carageenan

Tế bào tảo sau khi cố định vẫn có khả năng hoạt động sống bình thường trong mộtthời gian dài Sự hấp thụ kim loại nặng phụ thuộc trạng thái của tảo: khi đói dinhdưỡng tảo có khả năng hấp thu cao hơn [1, 6] Như vậy triển vọng sử dụng sinhkhối vi tảo vào việc loại trừ kim loại nặng trong nước thải là to lớn

Trang 37

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Vật liệu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Tảo Spirulina (tảo tươi) được lấy từ Công ty cổ phần Tảo Vĩnh Hảo (Tuy

Phong – Bình Thuận)

2.1.2 Dụng cụ và hóa chất

* Dụng cụ và máy móc: Để tiến hành thực hiện đề tài này chúng tôi đã sửdụng các thiết bị và dụng cụ sau:

- Tủ sấy (Trung Quốc)

- Máy đo pH (Trung Quốc)

Trang 38

- Dung dịch đương Saccharose 0,1% (Trung Quốc)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Sơ đồ nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp xử lý sau thu sinh khối

Ly tâm loại bớt nước

Nghiên cứu xử lý sau thu sinh khối

Nghiên cứu điều kiện sấy tảo

Bột tảo Spirulina

Nghiên cứu bổ sung bột tảo vào lương khô

Sản phẩm lương khô có bổ sung bột tảo

Phương pháp sấy thông thường: Ảnh hưởng của nhiệt độ sấyẢnh hưởng của độ dày mẫu

Ly tâm loại bớt nước

Xử lý mùi tanh của tảo

Xử

Ngày đăng: 29/10/2016, 20:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Đình Kim - Đặng Hoàng Phước Hiền (2007), Công Nghệ Sinh Học Vi Tảo, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công Nghệ Sinh Học ViTảo
Tác giả: Đặng Đình Kim - Đặng Hoàng Phước Hiền
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2007
2. Trần Bích Lam - Nguyễn Thị Mỹ Phúc - Phạm Quang Sơn (2005), ‘‘Nghiên cứu thu nhận Phycocyanin Từ Vi Khuẩn Lam Spirulina’’, tạp chí Phát triển khoa học – công nghệ, tập 8 (7), tr. 70-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spirulina’’", tạp chí "Pháttriển khoa học – công nghệ
Tác giả: Trần Bích Lam - Nguyễn Thị Mỹ Phúc - Phạm Quang Sơn
Năm: 2005
3. Trần Bích Lam - Tôn Nữ Minh Nguyệt - Đinh Trần Nhật Thu (2004), Thí nghiệm Hóa Sinh Thực Phẩm, NXB ĐH Quốc Gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thínghiệm Hóa Sinh Thực Phẩm
Tác giả: Trần Bích Lam - Tôn Nữ Minh Nguyệt - Đinh Trần Nhật Thu
Nhà XB: NXB ĐH Quốc Gia TP.HCM
Năm: 2004
4. Lê Văn Lăng (2006), Nghiên cứu nuôi vi khuẩn lam Spirulina giàu silen sinh học, Đại học Y Dược TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nuôi vi khuẩn lam Spirulina giàu silen sinhhọc
Tác giả: Lê Văn Lăng
Năm: 2006
5. Bùi Đức Lợi và các cộng sự (2007), Kỹ Thuật Chế Biến Lương Thực, tập 2, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Thuật Chế Biến Lương Thực
Tác giả: Bùi Đức Lợi và các cộng sự
Nhà XB: NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
Năm: 2007
7. Hoàng Nghĩa Sơn (2001), Nghiên Cứu Quy Trình Nuôi Trồng Và Sản Xuất tảo Spirulina Platensis ở Quy Mô Gia Đình Sử Dụng Trong Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên Cứu Quy Trình Nuôi Trồng Và Sản Xuất tảoSpirulina Platensis ở Quy Mô Gia Đình Sử Dụng Trong Chăn Nuôi GiaSúc, Gia Cầm
Tác giả: Hoàng Nghĩa Sơn
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2001
9. Mai Ngọc Thảo (2008), Ứng Dụng Spirulina Vào Sản Xuất Bánh Mì Ngọt Và Nhạt, luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng Dụng Spirulina Vào Sản Xuất Bánh Mì Ngọt VàNhạt
Tác giả: Mai Ngọc Thảo
Năm: 2008
10. Nguyễn Hữu Thước (2004), Tảo Spirulina Nguồn Dinh Dưỡng Và Dược Liệu Quý, NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tảo Spirulina Nguồn Dinh Dưỡng Và DượcLiệu Quý
Tác giả: Nguyễn Hữu Thước
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội
Năm: 2004
12. Hà Duyên Tư (2006), Kỹ Thuật Phân Tích Cảm Quan Thực Phẩm, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Thuật Phân Tích Cảm Quan Thực Phẩm
Tác giả: Hà Duyên Tư
Nhà XB: NXBKhoa Học và Kỹ Thuật
Năm: 2006
15. Ayehunie,S.,Belay,A.,Baba,A., and Ruprecht (1998), Inhibition of HIV-1 replication by an aqueous extract of Spirulina platensis (Arthrospira Platensis, J. Acquire Immune Defic Syndr Hum Retrovirol 18:7-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inhibition of HIV-1replication by an aqueous extract of Spirulina platensis
Tác giả: Ayehunie,S.,Belay,A.,Baba,A., and Ruprecht
Năm: 1998
18. Knuckey, R.M., Brown, M.R., Robert, R., Frampton, D.M.F., 2006.‘‘Production of microalgal concentrates by flocculation and their assessment as aquaculture feeds’’. Aquacultural Engineering 35, 300-313 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Aquacultural Engineering
19. Lavens, P., Sorgeloos, P., (1996), ‘‘Manual on the production and use of live food for aquaculture’’. FAO Fisheries Technical Paper No. 361, 295 pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: FAO Fisheries Technical
Tác giả: Lavens, P., Sorgeloos, P
Năm: 1996
20. Richmond A., (2004), ‘‘Handbook of Microalgal Culture: Biotechnology and Applied Phycology’’, Blackwell Science Ltd.India, 577p Sách, tạp chí
Tiêu đề: Blackwell Science Ltd
Tác giả: Richmond A
Năm: 2004
21. Richmond, A., Cheng-Wu, Z., (2001), ‘‘Optimization of a flat plate glass reactor for mass production of Nannochloropsis sp. Outdoors’’. Journal of Biotechnology 85, 259– 269 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal ofBiotechnology
Tác giả: Richmond, A., Cheng-Wu, Z
Năm: 2001
22. Shelef, A. Sukenik, M. Green, (1998), ‘‘Microalgae Harvesting and Processing: A Literature Review’’, A Subcontract Report. Technion Research and Development Foundation ltd. Haifa, Israel, 70p Sách, tạp chí
Tiêu đề: TechnionResearch and Development Foundation ltd
Tác giả: Shelef, A. Sukenik, M. Green
Năm: 1998
27. R. Sarada, Manoj G. Pillai, G.A. Ravishankar (1998), Phycocyanin from Spirulina sp: influence of processing of biomass on phycocyanin yield, analysis of efficacy of extraction methods and stability studies on phycocyani, Received 7 September 1998; accepted 29 November 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phycocyanin fromSpirulina sp: influence of processing of biomass on phycocyanin yield,analysis of efficacy of extraction methods and stability studies onphycocyani
Tác giả: R. Sarada, Manoj G. Pillai, G.A. Ravishankar
Năm: 1998
6. Nguyễn Đức Lượng, Công nghệ vi sinh tập 2 – Vi sinh vật học công nghiệp, NXB Đại học quốc gia TP.HCM Khác
8. Phạm Hương Sơn và cộng sự (2008), Sản xuất một số sản phẩm (viên nén, viên nang, cốm) giàu dinh dưỡng và giàu họat tính sinh học từ tảo Spirulina, Viện Ứng dụng Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ Khác
11. Lê Ngọc Tú (2001), Hóa học thực phẩm, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 42- 131 Khác
13. Hà Duyên Tư và Lưu Duẩn (2004), Đánh giá thực phẩm bằng phương pháp kiểm nghiệm cảm quan, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.Tài liệu tiếng Anh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w