1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận về quản trị rủi ro công nghệ

26 214 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 185 KB

Nội dung

Tiểu luận về quản trị rủi ro công nghệ

LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ công nghệ,khoa học kĩ thuật, công nghệ được con người ứng dụng vào toàn bộ lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh, việc áp dụng và phát triển công nghệ mới là chiến lược quan trọng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường xuyên tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ mới sẽ góp phần thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo trong việc đổi mới công nghệ, nhờ đó có khả năng cải tiến chất lượng và tính năng sản phẩm. Sức lao động sử dụng vào việc tạo ra một sản phẩm được giảm xuống giúp hạ giá thành sản phẩm. Sản phẩm tạo ra vừa có chất lượng cao vừa có năng lực cạnh tranh trên thị trường cho phép tăng doanh thu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó áp dụng công nghệ mới sẽ giúp cho chu trình quản lý của các doanh nghiệp trở nên nhẹ nhàng hơn, phát huy mặt mạnh vốn có của doanh nghiệp, xây dựng mô hình doanh nghiệp hiện đại có sức cạnh tranh trên thị trường và trong khu vực và sử dụng hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp. Đồng thời việc áp dụng công nghệ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, tiết kiệm thời gian chi phí. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trên thì việc ứng dụng công nghệ mới vẫn tiềm ẩn những khó khăn và rủi ro nhất định. Rủi ro về công nghệ có thể gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng cho doanh nghiệp như những tổn thất hay mất mát về tài sản, nhân lực và có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý. Vì vậy, việc nhận dạng, phân tích, đánh giá, đo lường và tài trợ rủi ro mà chúng tôi làm sau đây sẽ giúp cho doanh nghiệp hay cũng như chúng ta có cách nhìn tổng quát về những rủi ro của doanh nghiệp. 1 Nội dung nghiên cứu I. Thực trạng rủi ro công nghệ Công nghệ ra đời là một bước đột phá to lớn trong lịch sử loài người,nó nhanh chóng được ứng dụng vào cuộc sống và trở thành một phần không thể thiếu trong tất cả mọi mặt của đời sống sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt. Bên cạnh việc mang lại rất nhiều tiện ích cho thì việc ứng dụng công nghệ còn chứa khá nhiều rủi ro,có thể nói rằng khoa học,công nghệ là lĩnh vực lớn mà các doanh nghiệp phải luôn chú trọng.đầu tư,cần đầu tư phòng tránh rủi ro lớn.Dưới đây là một số thực trạng rủi ro trong kinh doanh về công nghệ: Doanh nghiệp có nhu cầu lớn về đổi mới công nghệ nhưng thiếu thông tin. Nhiều doanh nghiệp ở nước ta gặp phải rủi ro khi mua máy móc, thiết bị như mua phải công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ, có doanh nghiệp nhập công nghệ tiên tiến nhưng khi vận hành thì cho ra những sản phẩm không đạt yêu cầu, hoặc các thiết bị công nghệ không phát huy được hiệu quả, gây tốn kém, lãng phí trong đầu tư . Không kịp thay đổi công nghệ nhiều doanh nghiêp nước ta sẽ đứng trên bờ vực phá sản Chậm thay đổi công nghệ, doanh nghiệp sẽ… phá sản! Kết quả điều tra về DN của Tổng Cục thống kê gần đây cho biết, hạn chế, yếu kém của DN chủ yếu là do khả năng đầu tư vốn thấp. Do vậy, kỹ thuật công nghệ kém và lạc hậu, nhất là trong ngành công nghiệp. Chỉ có khoảng 8% số DN có công nghệ tiên tiến, gần 75% DN có công nghệ trung bình và lạc hậu. Hiện nay, việc đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đặt ra như một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp bởi máy móc thiết bị của các doanh nghiệp đã cũ và lạc hậu. Điều này được thể hiện qua các mặt sau: + Trang thiết bị hầu hết đã cũ nát, chắp vá không thể sản xuất được những sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao , không thể đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Trước đây nước ta nhập máy móc thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau: 25% từ Liên Xô( Cũ), 2 21% từ các nước Đông Âu, 20% từ các nước ASEAN, . nên tính đồng bộ kém, khi sử dụng năng lực thiết bị chỉ đạt 50% công suất, thiết bị lạc hậu từ 3-5 thế hệ, . + Do đầu tư thiếu đồng bộ nên thiếu nhiều phụ tùng thay thế, suất tiêu hao vật liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm còn quá lớn, nhiều tiêu chuẩn, qui phạm, định mức đã lỗi thời nhưng chưa sửa đổi. Máy móc thiết bị cũ làm cho số giờ chết máy cao, . những nguyên nhân trên làm cho cho giá thành sản phẩm lên cao . Theo điều tra mới đây, trong số gần 5000 DNNN có đến hơn một nửa sử dụng máy móc thiết bị có hệ số hao mòn lớn hơn 50%, gần 70% máy móc thiết bị được sản xuất từ những năm 1960-1970. Điều này dẫn đến tình trạng có nhiều máy móc thiết bị phải nằm “ đắp chăn” không thể sử dụng được nữa. Theo tính toán chung, số hàng hoá trong nước hiện bị ứ đọng thì 40% là do giá thành cao và chất lượng kém, 20% đã lạc hậu lỗi mốt, 30% do không cạnh tranh nổi với hàng ngoại. Công nghệ cũ còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại nhiều khu vực khác nhau. Rủi ro với công nghệ cao: Các công nghệ mới như là di động và điện toán đám mây vẫn tiếp tục gây ra nhiều thách thức đối với vấn đề an ninh doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn bị những rủi ro từ công nghệ mới rình rập, đặc biệt là trong bối cảnh khi đối mặt với các công nghệ hay biện pháp bảo đảm an ninh mới, tin tặc điều chỉnh các kỹ thuật tấn công. X-Force cho thấy mức gia tăng 19% về số lượng mã độc tấn công an ninh được công bố rộng rãi trong năm qua có thể được tin tặc sử dụng để tấn công các thiết bị di động. Có nhiều thiết bị di động trong tay người sử dụng vẫn còn chưa được vá những lỗ hổng an ninh đã tạo ra một cơ hội cho tin tặc khai thác. Trong xu thế mang máy riêng đi làm – Bring Your Own Device (BYOD) – ngày càng phổ biến, các nhà quản lý công nghệ thông tin được cảnh báo càng phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với loại rủi ro nghiêm trọng này. Rủi ro về thương mại điên tử: - Các chương trình máy tính nguy hiểm (malicious code) 3 Các đoạn mã nguy hiểm bao gồm nhiều mối đe dọa khác nhau như các loại virus, worm, những “con ngựa thành Tơroa”,… Virus thực chất là chương trình máy tính có khả năng tự nhân bản hoặc tự tạo các bản sao của mình và lây lan sang các chương trình, tệp dữ liệu khác trên máy tính. Bên cạnh khả năng nhân bản (tự tái tạo) các virus máy tính đều nhằm thực hiện mụ đích nào đó. Mục đích có thể tích cực như đơn giản là hiển thị một thông điệp hay một hình ảnh hoặc cũng có thể là nhằm những mục đích xấu có tác hại ghê gớm như phá hủy các chương trình, các tệp dữ liệu, xóa sạch các thông tin hoặc định dạng lại ổ cứng của máy tính, tác động và làm lệch lạc khả năng thực hiện của các chương trình, các phần mềm hệ thống. -Rủi ro về gian lận thẻ tín dụng Trong thương mại điện tử, các hành vi gian lận thẻ tín dụng xảy ra đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với thương mại truyền thống. Nếu như trong thương mại truyền thống, việc mất thẻ hoặc thẻ bị đánh cắp là mối đe doạ lớn nhất đối với khách hàng thì trong thương mại điện tử mối đe doạ lớn nhất là bị “mất”(hay bị lộ) các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng hoặc các thông tin giao dịch sử dụng thẻ tín dụng trong quá trình diễn ra giao dịch. Kẻ trộm trên mạng (sniffer) Kẻ trộm trên mạng (sniffer) là một dạng của chương trình nghe trộm, giám sát sự di chuyển của thông tin trên mạng. Khi sử dụng vào những mục đích hợp pháp, nó có thể giúp phát hiện ra những yếu điểm của mạng, nhưng ngược lại, nếu sử dụng vào các mục đích phạm tội, nó sẽ trở thành các mối hiểm hoạ lớn và rất khó có thể phát hiện. Xem lén thư điện tử là một dạng mới của hành vi trộm cắp trên mạng. Kỹ thuật xem lén thư điện tử sử dụng một đoạn mã ẩn bí mật gắn vào thông điệp thư điện tử, cho phép người nào đó có thể giám sát toàn bộ các thông điệp chuyển tiếp được gửi đi cùng với thông điệp ban đầu. II. Quy trình nhận dạng rủi ro: 1. Nhận dạng rủi ro Những đề mà doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro, sự cố về công nghệ,máy móc thiết bị là chuyện thường xuyên xảy ra và không thể tránh khỏi trong thị trường cạnh tranh như ngày nay. Điều đó đòi hỏi nhà quản trị phải có những nhận định chính xác về rủi ro này,đó chính là cơ sở giúp doanh nghiệp đưa ra những biện pháp ngăn ngừa thích hợp nhằm tránh được những rủi ro không đáng có đồng thời giảm thiểu rủi ro. 4 * Mối nguy hiểm: - Nguyên nhân khách quan: + Do môi trường thiên nhiên : Bao gồm các yếu tố liên quan: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết . Các yếu tố thời tiết khí hậu có tác động thực sự mạnh mẽ tới các nguồn lực của doanh nghiệp,đặc biệt là yếu tố công nghệ. Thực tế cho thấy sự ô nhiễm không khí và môi trường xung quanh đã đến mực báo động,việc bảo quản máy móc,thiết bị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Các hiện tượng tự nhiên như hạn hán,lũ lụt,bão,…ngày càng xảy ra thường xuyên và mức độ ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng, nặng nề hơn,gây thiệt hại rất nhiều cho doanh nghiệp,ảnh hưởng tới tuổi tọ cũng như chất lượng của công nghệ. Hiện nay, nhiều nhà kinh doanh chủ động tìm cách thay thế nguyên liệu, vật liệu sử dụng năng lượng sạch hoặc nghiên cứu chế tạo, áp dụng các kỹ thuật xử lý chất thải. Không chỉ có vậy, khí hậu thời tiết cũng ảnh hưởng tới độ bền của thiết bị máy móc kĩ thuật nếu chúng ta không có hình thức bảo quản phù hợp. + Do chính sách pháp luật của nhà nước, quốc tế: Việc áp dụng công nghệ chịu khá nhiều ảnh hưởng từ pháp luật,chế độ pháp lí của nhà nước cũng như các định chế quốc tế. Đòi hỏi các doanh nhiệp cần phải nắm vững các yếu tố đó, có sự điều chỉnh thích hợp. Hiện nay nhà nước chưa có nhiều chính sách ưu tiên, đầu tư cho lĩnh vực công nghệ. Đối với vấn đề khai thác công nghệ, kỹ thuật, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu công nghệ, do đó, tìm hiểu về pháp luật thương mại quốc tế là vấn đề quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa quan tâm đúng mức đến quy định pháp lý liên quan đến thương mại quốc tế. Chính điều này gây không ít rủi ro cho các doanh nghiệp. + Do tiến bộ khoa học kĩ thuật: Công nghệ bên ngoài tác động đến doanh nghiệp thông qua công nghệ bên trong. Đó chính là tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật thể hiện thông qua phát minh, vòng đời của các sản phẩm công nghệ ngày càng ngắn lại, ứng dụng chúng vào cuộc sống đã làm cho công nghệ bên trong của doanh nghiệp nhanh chóng lạc hậu. Doanh nghiệp nào kinh doanh trong các nghành, các lĩnh vực có sự đổi mới công nghệ cao thì sẽ dễ bị rơi vào tình trạng lạc hậu. + Do nhà cung cấp sản phẩm: Những sản phẩm được cung cấp không đảm bảo đúng mẫu mã, chất lượng yêu cầu đặt ra. 5 + Quá trình vận chuyển hàng hóa,thiết bị gặp phải trục trặc như thiên tai,tai nạn. + Các doanh nghiệp sử dụng mạng internet sẽ gặp phải rủi ro về đường truyền, cơ sở kĩ thuật bị nghẽn, bị hỏng gây rất nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. + Do bị kẻ xấu phá hoại: Các doanh nghiệp luôn bị những rủi ro từ công nghệ mới rình rập, đặc biệt là trong bối cảnh khi đối mặt với các công nghệ hay biện pháp bảo đảm an ninh mới, tin tặc điều chỉnh các kỹ thuật tấn công. Khi bị tin tặc tấn công khối lượng thông tin mà mọi người đang đăng tải trên các mạng xã hội về cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của họ sẽ bị thâm nhập. + Các sản phẩm công nghệ mới không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng,chưa được khách hàng chấp nhận. + Đối thủ cạnh tranh áp dụng công nghệ mới - Nguyên nhân chủ quan: + Bản thân doanh nghiệp: Các doanh nghiệp chậm tiếp cận với khoa học kĩ thuật hiện đại, chậm đổi mới và phát triển sản phẩm. Và không phải doanh nghiệp nào cũng dám mạo hiểm để đầu tư đổi mới công nghệ nên năng lực đổi mới công nghệ của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. + Đội ngũ công nhân chưa được đào tạo bài bản, chưa có hiểu biết cơ bản về các máy móc, thiết bị về công ty nên khả năng ứng dụng công nghệ vào trong quá trình sản xuất còn thấp. Trình đọ công nhân còn hạn chế khi có rủi ro xảy ra thì khó khắc phục được. + Chưa đủ cơ sở vật chất để ứng dụng máy móc kĩ thuật: cơ sở vật chất không đảm bảo dẫn tới việc ứng dụng sản phẩm công nghệ còn nhiều hạn chế. Ví dụ: khi doanh nghiệp đầu tư mua dây chuyền sản xuất nhưng quy mô nhà xưởng lại không đủ rộng để đáp ứng yêu cầu sản xuất. + Các doanh nghiệp chưa có biện pháp bảo vệ các sản phẩm,máy móc thích hợp. Ví dụ: máy móc để chỗ ẩm thấp, không được bảo trì thường xuyên hoặc khi máy móc xảy ra sự cố nhỏ vẫn không kịp thời sữa chữa mà tiếp tục đưa vào hoạt động. Các hệ thống bảo mật dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp chưa được cập nhật thường xuyên. + Chính nhân viên trong công ty phá hoại, bán ý tưởng công nghệ. * Mối hiểm họa: 6 + Việc lắp đặt, vận hành một thiết bị công nghệ rất phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, cần sự tỉ mĩ, cẩn trọng nếu không sản phẩm sẽ không vận hành được hoặc gặp trục trặc trong quá trình sản xuất. + Chi phí bỏ ra để mua mới một sản phẩm công nghệ khá cao; đầu tư vào công nghệ cần nguồn vốn lớn. + Do tính chất, cách sử dụng mỗi một sản phẩm công nghệ, máy móc, thiết bị không phải giống nhau nên cần có chế độ bảo vệ, bảo quản hợp lí. + Công nghệ làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, đó là những đối thủ kinh doanh các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Công nghệ phát triển càng nhanh thì chu kỳ sống của sản phẩm càng ngắn. + Đối với vấn đề quản trị mạng hiện nay, công nghệ mới ra đời( như di động, điện toán đám mây .) chưa vá được lỗ hổng an ninh đã tạo cơ hội cho tin tặc khai thác. * Nguy cơ: - Các máy móc thiết bị không hoạt động hoặc họa động đem lại hiệu quả không cao. Ví dụ: Việc thanh toán giữa các ngân hàng diễn ra hàng ngày. Thông thường, hệ thống máy tính của ngân hàng hoạt động hiệu quả nhưng đôi khi cũng xảy ra trục trặc và do đó rủi ro có thể phát sinh. Rủi ro có thể xảy ra khi hệ thống máy tính đã xử lí sai các khoản vay của ngân hàng ở mức quá cao, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng và buộc ngân hàng này phải lập tức vay tiền từ Ngân hàng Trung Ương để đảm bảo khả năng thanh toán. - Mất rất nhiều chi phí mua mới, sửa chữa tổn thất nặng nề. Khi 1 dây chuyền công nghệ sản xuất của doanh nghiệp bị hư hỏng → hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động kinh và doanh thu của doanh nghiệp, phải mất khoản tiền lớn để sửa chữa, bảo trì hoặc mua mới máy móc. - Giảm uy tín, lòng tin với đối tác và khách hàng. Nếu công nghệ không được đầu tư, không có công nghệ mới ra đời thay thế cho công nghệ cũ thì sản phẩm sản xuất sẽ trở nên lỗi thời hoặc là khi xảy ra trục trặc về công nghệ dẫn tới sản phẩm có thể có chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu người dùng và quá trình sản xuất không đạt được hiệu quả cao nhất. 7 2. Phân tích rủi ro. Việc phải đối mặt với những rủi ro trong công nghệ là không thể tránh khỏi,đối với mỗi doanh nghiệp sau khi nhận dạng được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro, cần tiếp tục đi sâu phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro để có thể đưa ra được các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài 1.Rủi ro đối với doanh nghiệp. Các máy móc thiết bị của doanh nghiệp không hoạtđộng hoặc mang lại hiệu quả không cao.Nếu các thiết bị máy móc hoạt động không đúng công suất hoặc không hoạt động sẽ gây ra hậu quả lớn đối với doanh nghiệp. Hậu quả đó có thể là việc doanh nghiệp phải ngưng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, dẫn tới việc sản xuất không theo kế hoạch không bàn giao sản phẩm đúng hạn tới đối tác. Việc bàn giao sản phẩm không đúng thời hạn ngoài việc phải chịu tổn thất kinh tế đó là bị phạt tiền thì doanh nghiệp còn bị mất một thứ lớn hơn đó là uy tín, là lòng tin từ phía khách hàng. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải mất them nhiều thời gian hơn cho việc sản xuất. Đây cũng là một tổn thất không nhỏ. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể bị rủi ro về giá thành máy móc. Máy móc thiết bị càng hiện đại thì giá thành càng cao. Việc đầu tư vào các thiết bị mới với giá thành cao có thể sẽ khiến doanh nghiệp khó thu hồi được vốn. Việc này có thể gây nên hậu quả là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm xuống đáng kể và là nguyên nhân tiềm ẩn của sự phá sản doanh nghiệp trong tương lại. Công nghệ luôn ẩn chứa những mối nguy hiểm tiềm tàng đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất.Việc vận hành, lắp đặt một thiết bị công nghệ rất phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Hơn nữa trong quá trình vận hành sử dụng thiết bị công nghệ có thể bị trục trặc hoặc là khi hệ thống hỗ trợ bên trong ngừng hoạt động. Hoặc trong quát trình mua có thể mua phải những thiết bị công nghệ lạc hậu nếu không được nghiên cứu kỹ trước khi mua. Điều này sẽ khiến việc sản xuất chậm lại.Với mỗi loại thiết bị máy móc cần có chế độ bảo vệ, bảo trì khác nhau, điều này khiến cho doanh nghiệp phải tăng them một khoản đầu tư không nhỏ nữa. 2.Đối với khách hàng. Rủi ro công nghệ không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp mà nó cũng ảnh hưởng tới phía khách hàng. Khi doanh nghiệp bị rủi ro về công nghệ như các thiết bị máy móc không hoạt động, hoạt động không đúng công suất thì khách hàng đặt sản phẩm sẽ nhận được sản phẩm chậm hoặc nhận được sản phẩm nhưng chất lượng không cao. 3.Đối với xã hội. Rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển công nghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm trong chi phí như đã dự tính của doanh nghiệp. Rủi ro này có thể khiến doanh nghiệp bị phá sản. Khi doanh nghiệp ngừng hoạt động sẽ không cung ứng được ra thị trường các sản phẩm của công ty, nếu điều này xảy ra với các công ty tập đoàn lớn sẽ khiến thị trường rối loạn làm cho giá cả các mặt hàng liên quan thay đổi ảnh hưởng tới cuộc sống của người tiêu dung. Khi doanh nghiệp phá sản hoặc sản xuất kém thì ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động khi họ có thể sẽ không nhận được lương hoặc lương giảm sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của người lao động. Ngoài ra nó ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách của nhà nước. 8 Với điều kiện hiện nay khi mà khoa học công nghệp hát triển như vũ bão thì chiến thắng nằm trong tay người nắm vững khoa học kỹ thuật công nghệ và biết vận dụng nó có hiệu quả cho mục đích của mình. Tuy nhiên việc đầu tư đổi mới công nghệ cũng ẩn chứa không ít rủi ro liên quan tới kỹ thuật. Việc đổi mới công nghệ nếu không nghiên cứu kỹ doanh nghiệp dễ đầu tư vào những công nghệ lạc hậu, làm giảm sút hiệu quả của hoạt động đầu tư. Công nghệ luôn luôn thay đổi, nó có thể là thời cơ đối với những doanh nghiệp biết đón trước và nắm lấy nó nhưng nó cũng có thể là nguy cơ đe dọa đối với các doanh nghiệp nếu sự tính toán, dự báo của doanh nghiệp thiếu chính xác. 3. Kiểm soát rủi ro: Trước hết đây là rủi ro do trong quá trình cạnh tranh kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp và nguy cơ dẫn tới là doanh nghiệp mất dần khách hàng và mất uy tín trên thị trường . Để có thể kiểm soát rủi ro này ta có các phương pháp sau : a, Né tránh rủi ro: Đây là hoạt động chủ động của doanh nghiệp,nhằm đảm bảo cho rủi ro không xảy ra: - Doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ các sản phẩm công nghệ mình cần áp dụng, tìm hiểu nguồn cung ứng hợp lí,đảm bảo. Đây là một hoạt động rất cần thiết để hạn chế những rủi ro về nguồn cung ứng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, góp phần tiết kiệm thời gian cũng như chi phí sau này. - Các chính sách, pháp luật, các định chế quốc tế doanh nghiệp phải tìm hiểu đầy đủ, kĩ lưỡng để không vướng phải những rủi ro về pháp lí. - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo,đúng với yêu cầu của sản phẩm công nghệ. - Có chính sách đào tạo bồi dưỡng nhân viên hợp lí. Nhất là trước khi nhập một công nghệ mới thì cần phải đào tạo bài bản, cả về vận hành cũng như bảo quản. - Điều tra trước nhu cầu của khách hàng, đối tác, tránh những bước hụt về sau b, Ngăn ngừa rủi ro: Biện pháp này được sử dụng để nhằm giảm tần suất và mức độ rủi ro khi chúng xảy ra. Để có thể ngăn ngừa hiểm họa thì phải tìm hiều được mối hiểm họa có thể xảy ra cho doanh nghiệp khi 9 tình huống xảy ra và dựa vào đó ta tìm ra các hoặt động nhằm ngăn ngừa các mối hiểm họa này để nó không thể xảy ra. Đây là biện pháp ngăn ngừa mang tính chất khó khăn và vì để tác động được nguyên nhân gây rủi ro là yếu tố phải chuẩn bị tốt và cần nhiều chi phí. Để loại bỏ được nguyên nhân thì đó là loại bỏ suy nghĩ không tốt về sản phầm của doanh nghiệp và thực hiện bằng các biện pháp sau: +Sự phát triển công nghệ: - Thế giới luôn biến động mỗi ngày với hàng trăm phát minh, công nghệ mới. Mỗi doanh nghiệp cần có biện pháo hợp lí, tối ưu giải quyết vấn đề công nghệ trên. Công ty cần tìm ra điểm mạnh của bản thân, phát huy tối đa điểm mạnh đó. Luôn luôn cập nhật, loại bỏ sự lỗi thời, giúp doanh nghiệp phát triển. Không chỉ dừng lại ở việc cập nhật nhưng công nghệ máy móc thiết bị mới mà còn phải cập nhật những biện pháp bảo mật tối ưu nhất. Các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm công nghệ cần đăng kí bản quyền riêng, luôn giữ vững uy tín của mình +Tâm lý khách hàng - Quảng cáo (báo, đài, truyền hình…) : nói về uy tín về công ty sán xuất mặt hàng, chất lượng, tính năng của sản phẩm, so sánh sản phẩm với một mặt hàng cùng loại để nâng cao khả năng cạnh tranh. - Tổ chức các trương trình khuyến mãi cho khách hành đã sử dụng hoặc mới mua sản phẩm của doanh nghiệp. Để nâng cao uy tín doanh nghiệp của mình trước các doanh nghiệp cùng kinh doanh . - Tăng thêm các hoặt động hậu mãi cho các khách hàng, đào tạo thêm khả năng ứng sử cho nhân viên doanh nghiệp nhất là các nhân viên kinh doanh phải nâng cao về khả năng giao tiếp và thuyết phục. - Có thể dùng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để doanh nghiệp tồn tại trong giai đoạn khó khăn cạnh tranh và cũng để mở rộng doanh nghiệp sau này. 10

Ngày đăng: 12/06/2013, 09:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w