Ðiều nầy cho thấy đất có khả năng canh tác nông nghiệp trên toàn thế giới có hạn, diện tích đất có năng suất cao lại quá ít.. Mặt khác mỗi năm trên thế giới lại bị mất 12 triệu hecta đất
Trang 1Phân loại đất
Trên thế giới, đất của các hệ sinh thái có sự khác biệt rất lớn về màu sắc, thành phần cơ giới, độ xốp, độ pH và chiều dày Từ các khác biệt đó người ta chia thành nhiều loại nhóm đất khác nhau tương ứng với các đại hệ sinh thái đất liền khác nhau Sau đây là 5 loại đất chính tiêu biểu là:
- Ðất rừng tùng bách Gặp ở vùng có khí hậu lạnh Thực vật đặc trưng như
Thông, Tùng, Bách, Sồi, Giẻ Hầu hết là cây có lá kim và xanh quanh năm
- Ðất rừng ôn đới thay lá Gặp ở vùng khí hậu ẩm ôn đới Phần lớn là cây có
lá rộng và thay lá theo mùa trong năm xen lẫn cây có lá kim
- Ðất đồng cỏ Gặp ở vùng ôn đới có mùa khô kéo dài, hầu hết là những cây
thân thảo nhất niên
- Ðất sa mạc Gặp ở vùng khí hậu nóng khô như sa mạc và các bán sa mạc
Thực vật ở đây nghèo nàn bao gồm các loài thân thảo nhỏ, cây bụi, cây gổ nhỏ mà phần lớn lá của chúng biến thành gai tạo nên thảm thực vật kiểu Savane
- Ðất rừng mưa nhiệt đới Gặp ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm Thực vậ rất đa
dạng và phong phú, có lá rộng và xanh quanh năm Một số ít loài còn thể hiện
sự rụng lá theo mùa thường không rõ như Bàng biển, Xoan
Đất trên thế giới
Quả đất có bán kính trung bình 6371 km, chu vi theo đường xích đạo
40.075 km và diện tích bề mặt của quả đất ước tính khoảng 510 triệu km2
(tương đương với 51 tỉ hecta) trong đó biển và đại dương chiếm khoảng 36 tỉ hecta, còn lại là đất liền và các hải đảo chiếm 15 tỉ hecta
Bảng 2 Diện tích của các lục địa
Châu Á
Châu Phi
Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Châu Âu
Châu Uïc
Châu Nam Cực
43.998.920 km2
29.800.540 km2
24.320.100 km2
17.599.050 km2
9.699.550 km2
7.687.120 km2
14.245.000 km2
Theo P Buringh, toàn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp của thế giới 3,3 tỉ hecta (chiếm 22% tổng số đất liền) còn 11, 7 tỉ hecta (chiếm 78% tổng
Trang 2số đất liền) không dùng cho sản xuất nông nghiệp được Diện tích các loại đất không sử dụng được cho nông nghiệp theo bảng sau:
Bảng 3 Các loại đất không sử dụng được cho nông nghiệp
Ðất quá dốc
Ðất quá khô
Ðất quá lạnh
Ðất đóng băng
Ðất quá nóng
Ðất quá nghèo
Ðất quá lầy
2, 682 tỉ (18%)
2, 533 tỉ (17%)
2, 235 tỉ (15%)
1, 490 tỉ(10%)
1, 341 tỉ (9%)
0, 745 tỉ (5%)
0, 596 tỉ (4%)
Ðất trồng trọt trên thế giới chỉ có 1, 5 tỉ hecta (chiếm 10,8% tổng số đất đai, bằng 46% đất có khả năng nông nghiệp) còn 1, 8 tỉ hecta (54%) đất có khả năng nông nghiệp chưa được khai thác
Về mặt chất lượng đất nông nghiệp thì: đất có năng suất cao chỉ chiếm 14%, đất có năng suất trung bình chiếm 28%và đất có năng suất thấp chiếm tới 58% Ðiều nầy cho thấy đất có khả năng canh tác nông nghiệp trên toàn thế giới có hạn, diện tích đất có năng suất cao lại quá ít Mặt khác mỗi năm trên thế giới lại bị mất 12 triệu hecta đất trồng trọt cho năng suất cao bị chuyển thành đất phi nông nghiệp và 100 triệu hecta đất trồng trọt bị nhiễm độc do việc sử dụng phân bón và các loại thuốc sát trùng
Ðất nông nghiệp phân bố không đều trên thế giới, tỉ lệ giữa đất nông nghiệp
so với đất tự nhiên trên các lục địa theo bảng sau :
Bảng 4: Tỉ lệ % đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên toàn thế giới
Các Châu lục Ðất tự nhiên Ðất nông nghiệp
Châu A
Châu Mỹ
Châu Phi
29,5%
28,2%
20,0%
35%
26%
20%
Trang 3Châu Âu
Châu Ðại Dương
6,5%
15,8%
13%
6%
Như vậy, trên toàn thế giới diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp càng ngày càng giảm dần trong khi đó dân số càng ngày càng tăng Vì vậy, để có đủ lương thực và thực phẩm cung cấp cho nhân loại trong tương lai thì việc khai thác số đất có khả năng nông nghiệp còn lại để sử dụng là vấn đề cần được đặt ra Theo các chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt cho rằng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật như hiện nay thì có thể dự kiến cho đến năm
2075 thì con người mới có thể khai phá hết diện tích đất có khả năng nông nghiệp còn lại đó
* Tình hình xói mòn đất đai trên thế giới
Ở vùng nhiệt đới và xích đạo, sự thành lập tầng đất mặt mới ước lượng
khoảng 2,5 cm trong 500 năm, trong khi đó sự xói mòn trên đất canh tác có tỉ
lệ gấp 18-100 lần sự thành lập tầng đất mặt mới trong tự nhiên Sự xói mòn của đất cũng xảy ra ở đất rừng nhưng ít nghiêm trọng hơn như ở đất canh tác nông nghiệp, mặc dù vậy nhưng việc quản lý, bảo vệ để chống lại sự xói mòn đất rừng cũng là điều hết sức được quan tâm vì tỉ lệ tái tạo lại đất rừng thấp hơn 2-3 lần đất canh tác
Hiện trạng thế giới ngày nay, sự xói mòn đất mặt của đất canh tác có tốc độ lớn hơn sự đổi mới thành lập tầng đất mặt, phần lớn tầng đất mặt bị rửa trôi được đưa vào sông hồ, đại dương; người ta ước tính trên thế giới có khoảng 7% lớp đất mặt của đất canh tác bị rửa trôi trong một chu kỳ là 10 năm
Trước tình trạng này, để đủ lương thực nuôi sống nhân loại ngày càng tăng, con người đã phải sử dụng lượng phân bón tăng gấp 9 lần, thủy lợi tăng gấp 3 lần trong các thập niên từ 1950 - 1987, điều nầy tạm thời đã che dấu được sự suy thoái đất Tuy nhiên, trên thực tế phân bón không đủ chất để làm phục hồi lại độ phì nhiêu của đất như đất tự nhiên được vì có những chất không thể tổng hợp được bằng phương pháp hóa học, điều nầy chứng tỏ nguồn tài
nguyên này càng cạn kiệt hơn
Tỉ lệ xói mòn đất thay đổi tùy theo địa hình, sự kết cấu của đất, tác động của mưa, sức gió, dòng chảy và đối tượng canh tác Sự xói mòn đất do hoạt động của con người xảy ra rất nhanh ở các quốc gia như Ấn Ðộ, Trung Quốc, Liên
Xô và Hoa Kỳ, tính chung các quốc gia này sản xuất hơn 50% số lương thực trên thế giới và dân số cũng chiếm 50% dân số thế giới Ở Trung Quốc, theo báo cáo hàng năm mặt đất bị bào mòn trung bình 40 tấn cho mỗi ha, trong cả nước có 34% diện tích đất bị bào mòn khốc liệt và làm cho các con sông chứa đầy phù sa Ở Ấn Ðộ, sự xói mòn đất làm sông bị lấp đầy bùn là một vấn đề
Trang 4nghiêm trọng xảy ra ở đây, trong cả nước có khoảng 25% diện tích đất bị bào mòn mạnh Ở Liên Xô, theo ước tính của The Worldwatch Institute là có diện tích đất canh tác lớn nhất và có tầng đất mặt bị xói mòn nhiều nhất thế giới (Miller, 1988)
Ở Hoa Kỳ, theo điều tra của SCS (Soil Conservation Service) ước tính có khoảng 1/3 tầng đất mặt canh tác bị rửa trôi vào sông, hồ, biển, tỉ lệ xói mòn trung bình là 18 tấn/ha; còn ở Iowa và Missouri hơn 35 tấn/ha Các chuyên gia cho rằng sự xói mòn tầng đất mặt diễn ra hàng năm ở Hoa Kỳ đủ để phủ đầy một đầm dài 5.600 km(3.500 dặm) làm mất đi gần 1/4 lớp đất canh tác trong cả nước, tính ra sự hao phí chất dinh dưỡng cho cây do sự xói mòn gây
ra hàng năm trị giá 18 tỉ USD (Miller, 1988) Các nhà nghiên cứu ước tính rằng nếu không có những biện pháp bảo vệ đất chống lại sự xói mòn thì
khoảng chừng 50 năm tới thì diện tích đất canh tác bị xói mòn tương đương với diện tích của các bang NewYork, New Jersey, Maine, New Hampshire, Massachusetts và Connecticut (Miller, 1988)
Dân nghèo ngày càng tăng thì sự canh tác cũng gia tăng theo, đó cũng là nguyên nhân làm tăng sự xói mòn của đất Sự xói mòn đất không chỉ là vấn
đề do hoạt động canh tác mà còn do sự quản lý và sử dụng không hợp lý đất rừng, đất đồng cỏ, mà còn do các hoạt động xây dựng của con người theo sự gia tăng dân số ( hoạt động xây dựng làm xói mòn đất chiếm khoảng 40% đất
bị xói mòn ) Mặt khác, hậu quả của sự xói mòn còn làm trở ngại sự vận
chuyển đường thủy, làm giảm sức chứa của các đập thủy điện, xáo trộn cuộc sống hoang dã của các loài sinh vật từ đó ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên
Theo một số phân tích, nếu tỉ lệ xói mòn trung bình 18 tấn/ha thì trong vòng
50 năm nữa thì sự thiếu hụt trung bình ngân sách quốc gia khoảng từ 2% - 3% hàng năm Người ta tin rằng các điều trên có thể được khắc phục và bù đắp bằng các phương pháp kỹ thuật canh tác mới và việc sử dụng phân bón trong canh tác
Tuy nhiên, hiện nay người ta chưa đưa ra một phương pháp nào để bảo vệ đất chống sự xói mòn một cách có hiệu quả, nên đây là một vấn đề cần được sự quan tâm