1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ATK – Thủ đô gió ngàn – Chiến Khu Việt Bắc

11 2,5K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 796 KB

Nội dung

" Đây suối Lê Nin, đây núi Mác..." Và như vậy Tuyên Quang - Tân Trào trở thành "Thủ đô khu giải phóng", rồi một lần nữa là trung tâm của "Thủ đô kháng chiến", nơi Bác Hồ, Trung ương Ðảng

Trang 1

ATK – Thủ đô gió ngàn – Chiến Khu

Việt Bắc

Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước và họat động ở nước ngoài, mùa xuân năm 1941 qua cột mốc 108, người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ CHí Minh) đã trở về tổ quốc Người đã chọn Pác Pó làm nơi ở

và hoạt động cách mạng trong suốt thời kì 1941-1945 Từ Hà Nội theo quốc

lộ 3 qua khoảng gần 300 km sẽ đến TX Cao Bằng, rẽ theo cầu Giang Cung, ngược đường 4A 50km sẽ đến được địa điểm này

" Bàn đá chông chênh dịch sử đảng "

Tại Pác Bó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra nhiều chủ trương và quyết định quan trọng chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng tám 1945:

- Chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám tại lán Khuổi Nặm - Pác Bó

từ ngày 10/5 đến ngày 19/5/1941 Hội nghị đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta Hội nghị bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đảng và bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư Đảng Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh

- Người đã sáng lập ra tờ báo Việt Nam Độc Lập và ra số đầu tiên ngày 1/8/1941

- Tháng 11/1941, Người đã chỉ đạo thành lập đội du kích Pác Bó, trở thành đội vũ trang Cao Bằng đầu tiên

Đến ngày 4/5/1945 Người đã rời Pác Bó đi Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước (8/1945) thắng

Trang 2

lợi Khi Bác Hồ và một số cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng từ Cao Bằng chuyển về Tân Trào hoạt động thì nơi đây đã trở thành căn cứ địa cách mạng, tâm điểm của cuộc kháng chiến (Địa điểm này thuộc huyện Sơn Dương – Tuyên Quang, cách ATK – Định Hóa khoảng 9km, cách TX Tuyên Quang hơn 40 km)

Với địa bàn núi sông hiểm trở, thế tiến công, phòng thủ đều thuận lợi, Tân Trào nằm giữa vùng núi non trùng điệp được Bác chọn làm chỗ đứng chân đầu tiên cho cuộc tổng khởi nghĩa Từ đây có thể dễ dàng lui về Bắc Cạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, sang Yên Bái, lên Hà Giang, khi Nam tiến cũng rất

dễ dàng mở rộng xuống Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Sông nước Tuyên Quang thuận lợi cho cách mạng lúc còn “trứng nước”, nhưng tấm lòng đồng bào các dân tộc Tuyên Quang mới là điểm tựa vững chắc cho cách mạng lúc phôi thai

" Đây suối Lê Nin, đây núi Mác "

Và như vậy Tuyên Quang - Tân Trào trở thành "Thủ đô khu giải phóng", rồi một lần nữa là trung tâm của "Thủ đô kháng chiến", nơi Bác Hồ, Trung ương Ðảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan đầu não ở và làm việc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến ngày thắng lợi

Trang 3

Đình Hồng Thái - nơi dừng chân đầu tiên của bác Hồ khi đến Tân Trào

Tại Đình và Cây đa Tân Trào đã có 1 số sự kiện quan trọng diễn ra :

+ Ngày 13-8-1945, tại đình Tân Trào, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp với sự có mặt của các đại biểu đảng bộ ba miền Bắc, Trung, Nam; một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài về tham dự; đại biểu khu giải phóng và đại biểu của các chiến khu Hội nghị đã khẳng định Đảng phải kịp thời phát động và lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc trước khi quân đồng minh Anh - Mỹ vào Việt Nam Đây là nhận định sáng suốt, kịp thời và thể hiện nhãn quan chính trị nhạy bén của Bác Hồ và của Đảng ta Hội nghị cũng đã nêu rõ đường lối đối nội, đối ngoại của cách mạng Việt Nam với phương châm thêm bạn bớt thù, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới + Ngày 13-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng, trực tiếp phụ trách Vào 23 giờ cùng ngày, Uỷ ban khởi nghĩa đã ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa

+ Ngày 16-8-1945, tại đình Tân Trào, đã khai mạc Đại hội quốc dân, một sự kiện chính trị trọng đại, do Bác Hồ trực tiếp chủ trì Đại hội kéo dài đến hết ngày 17-8 Đại hội quốc dân đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông

Trang 4

qua Lệnh khởi nghĩa và 10 chính sách lớn Đảng ta đã ra lời hiệu triệu, phát động toàn dân khởi nghĩa và công bố bức thư của đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi đồng bào cả nước, kêu gọi đồng bào tiến lên dưới lá cờ Việt Minh để tự giải phóng Tại Đại hội lịch sử này, nhiều vấn đề quan trọng đã được quyết định với sự nhất trí cao độ của các đại biểu Đó là việc định ra Quốc kỳ nền

đỏ sao vàng; là việc cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời) do Bác Hồ lãnh đạo Bắt đầu từ thời điểm lịch sử này, nhân dân ta gọi Người là Hồ Chủ tịch

Dưới bóng đa Tân Trào, lễ xuất quân do Đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã diễn ra (Rất tiếc cây đa gần 300 tuổi - dấu tích một thời giờ đang xuông cấp trầm trọng)

+ Chiều 16-8-1945, dưới bóng đa Tân Trào, theo mệnh lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã làm

lễ xuất quân rồi tiến xuống Thái Nguyên, giải phóng thị xã này, đồng thời chính thức mở đầu cho công cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước

Trang 5

Lán Là Nừa - nơi ở và làm việc của Bác thời gian ở Tân Trào

+ Ngày 04/6/1945 :

-Bác đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng -Thành lập khu giải phóng và Quân giải phóng

-Chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng từ 13 đến 15/8/1945 và Quốc dân Đại hội ngày 16/8/1945

Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ ngày 18/8 cuộc khởi nghĩa chính thức xuất quân và đã giành được thắng lợi ngay trận đầu tiên tại 4 tỉnh lỵ Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam Ngày 19/8 Thành ủy Hà Nội phát lệnh khởi nghĩa - quần chúng cách mạng đã giành toàn

bộ chính quyền về tay nhân dân, chiếm hầu hết các công sở cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn ở Thủ đô Đó cũng là ngày trở thành mốc son lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám

Cùng ngày ở các tỉnh lỵ Yên Bái, Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Khánh Hòa đã liên tiếp đứng lên khởi nghĩa thành công Kế tiếp sau đó từ ngày 20/8 đến 28/8 khắp các tỉnh, thành phố khác trong cả nước đã liên tiếp nổi dậy

Trang 6

giành chính quyền và kết thúc cuộc Tổng khởi nghĩa đại thắng lợi nhanh chóng trọn vẹn trong toàn quốc

Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Từ lễ đài độc lập, Người trịnh trọng tuyên bố với cả thế giới rằng:

" Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy" Lời

Người vang vọng hồn thiêng sông núi, thấu động bốn bể năm châu

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời,

cả dân tộc chưa kịp hưởng niềm vui độc lập đã phải bước vào một cuộc chiến đấu mới chống sự tái chiếm của thực dân Pháp Tiên đoán trước được

âm mưu, hành động của thực dân Pháp, nên ngay từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao nhiệm vụ cho đồng chí Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng trở lại Việt Bắc, vạch tuyến lựa chọn địa điểm xây dựng ATK (An toàn khu) cho Trung ương Người nói: “Cách mạng Tháng Tám đã do Việt Bắc mà thành công thì kháng chiến nhất định do Việt Bắc thắng lợi”

Chủ tịch Hồ Chí Minh tới ATK vào tháng 5 năm 1947 Từ ngày 20-5-1947 đến 11-10-1947, Người ở thôn Điềm Mạc, xã Thanh Định, huyện Định Hóa tại nhà ông Ma Đình Tương, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính huyện Sau đó, Người chuyển về tại rừng cọ, đồi Khau Tý, xóm Nà Trạ, cách nhà ông Tương chỉ vài trăm mét Tại đây, Bác Hồ đã viết tác phẩm nổi tiếng

"Sửa đổi lề lối làm việc" với bút danh XYZ, một tác phẩm mà ngày hôm nay trong công cuộc đổi mới vẫn giữ nguyên giá trị

Trang 7

Theo quốc lộ 3 (Thái Ngên - Bắc Kạn)đến km 31 rẽ trái 32 km nữa sẽ tới trung tâm ATK

Ở vị trí thiên thời, địa lợi, nhân hoà, “tiến có thể công, lui có thể thủ”, (từ đây,

có thể di chuyển nhanh sang tỉnh Tuyên Quang hoặc lên tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Cao Bằng) Định Hoá cùng với cả tỉnh Thái Nguyên là nơi tiếp giáp giữa vùng rừng núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ, nên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn là một trong những An toàn khu của Trung ương, để từ đây lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc là một trong những An toàn khu của Trung ương, để từ đây lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc

Ngày 19/5/1947, sau lễ mừng sinh nhật, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật dời Sơn Dương – Tuyên Quang chuyển đến ở và làm việc tại thôn Điền Mạc xã Điền Thanh, huyện Định Hoá Cùng ở với Bác có đồng chí thư ký Vũ Kỳ, đồng chí Hoàng Hữu Kháng bảo vệ, chị Thường nấu ăn Tiếp đó các cơ quan của Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng bộ Việt Minh, Bộ Quốc phòng, trường Đảng Nguyễn ái Quốc, báo Sự thật và nhiều kho tàng, nhà máy quan trọng đều được chuyển lên Định Hoá Đầu mùa hè năm 1947, Định Hoá thực

sự trở thành một trung tâm của thủ đô kháng chiến, giữa núi rừng Việt Bắc Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đoán, đầu tháng 10/1947, thực dân Pháp bắt đầu tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc Âm mưu của chúng nhằm tiêu diệt

Trang 8

trung tâm đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta, khoá chặt biên giới Việt – Trung, cắt đứt liên lạc giữa ta với quốc tế Định Hoá là huyện có nhiều

cơ quan và nhà máy kho tàng của Trung ương, nên đã trở thành mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc tấn công của địch

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chỉ thị của Trung ương Đảng: “phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”, quân và dân Định Hoá không những thực hiện tốt khẩu hiệu “ba không” (không nói chuyện làm lộ bí mật, không nghe những lời không có liên quan, không chỉ đường cho người lạ mặt) mà còn thường xuyên tuần tra canh gác, kịp thời phát hiện những âm mưu và hành động của địch Mọi âm mưu đen tối của thực dân Pháp nhằm tung gián điệp, lọt sâu vào căn cứ dò la tin tức đều bị thất bại Ngày 21/11/1947 quân Pháp liều lĩnh tiến vào Định Hoá Chúng đã vấp phải lưới thép chiến tranh nhân dân của an toàn khu đã giăng sẵn Phối hợp với

bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, quân và dân Định Hoá đã chiến đấu kiên cường chặn đứng mọi cuộc tiến công càn quét của quân thù Sau hơn 20 ngày chiến đấu, quân và dân Định Hoá đã buộc những tên lính thực dân phải rút chạy Quân và dân Định Hoá đã bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan của Trung ương, góp phần đánh bại hoàn toàn cuộc tấn công vào căn cứ địa Việt Bắc thu - đông năm 1947 của giặc Pháp, làm thay đổi cục diện chiến tranh trên chiến trường cả nước

Hầu như suốt cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại Định Hoá Người đã đến hầu hết các xã trong huyện, đến đâu cũng được đồng bào nồng nhiệt đón mừng Trong lúc Đảng bộ huyện còn thiếu cán bộ, thiếu kinh nghiệm Người đã chỉ thị cho Ban căn cứ địa Trung ương cử cán bộ

có năng lực đến giúp đỡ Trung ương Đảng cũng chỉ thị cho các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị bộ đội đóng ở xã nào phải giúp đỡ xã đó xây dựng phong trào

Trang 9

Đặc biệt tại sườn đồi Tỉn Keo, xã Phú Đình, sát chân dãy núi Hồng đã diễn ra nhiều hội nghị của Trung ương Đảng, quyết định mở các chiến dịch quan trọng như Biên giới 1950, Hoà Bình, Tây Bắc 1952, Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu

Với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử to lớn như vậy, những năm qua, hệ thống di tích lịch sử ATK đang đợc quan tâm đầu tư, tôn tạo Năm 1981, khu di tích ATK được Nhà nước xếp hạng quốc gia Năm 1990 tỉnh đã xây dựng Bia tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phòng Trưng bày di tích lịch sử, nhà khách tại đồi Tỉn Keo, nhà truyền thống tại trung tâm xã Phú Đình để giới thiệu trưng bày hiện vật Một số di tích quan trọng ở Khuôn Tát, Tỉn Keo, Nà Mòn (Phú Đình); Phụng Hiển, Khau Tý (Điềm Mặc) đã và đang được phục hồi, tôn tạo

ATK Định Hoá còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay: Điệu hát then; câu sli, câu lượn; điệu múa rối Tày, múa sư tử, các trò chơi dân gian Các lễ hội truyền thống (lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Chùa Hang); nếp văn hoá nhà sàn, cách sống quần c theo làng bản Ngoài ra, các danh thắng Bảo Linh, Chùa Hang (Chợ Chu), thác 7 tầng Khuôn Tát, những rừng cọ, đồi chè nên thơ đang là những điểm du lịch hấp dẫn du khách gần xa

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và được sự đồng

ý của Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên được tổ chức Năm du lịch Quốc gia 2007, trong đó việc tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về ATK Định Hoá (20/5/1947-20/5/2007)

Địa điểm – sự kiện tại ATK.

Theo hướng Thái Nguyên Bắc Kạn, đến km 31 rẽ trái khoảng hơn 30km là đến với trung tâm ATK-Thủ đô gió ngàn Bắt đầu từ ngã ba Quán Vuông chúng ta bắt gặp các lối rẽ vào các địa điểm lịch sử gắn với nhiều sự kiện quan trọng :

Di tích nhà tù Chợ Chu - Định Hoá Do thực dân Pháp xây dựng năm 1916 để giam giữ những người yêu nước và các chiến sĩ cộng sản Việt Nam Trong những năm 1933 - 1943 chúng đã giam giữ hàng trăm chiến sĩ cộng sản ở đây nhằm uy hiếp, đàn áp phong trào cách Việt Nam Song trong nhà tù vẫn

có một tổ chức chi bộ Đảng hoạt động bí mật Ngày 2/10/1944 dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và sứ uỷ Bắc Kỳ chi bộ đã tổ chức vượt ngục thành công cho 12 chiến sĩ cộng sản

Trang 10

Di tích Bộ Tư lệnh : “Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến-Cơ quan cục Quân khí Tổng cục Cung cấp đóng quân từ cuối năm 1951 đến ngày

11-10-1954 Tại đây, cục Quân khí đã tham mưu với Tổng cục Cung cấp, Tổng quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh xây dựng và phát triển ngành quân khí toàn quân Đồng thời, trực tiếp chỉ đạo, bảo đảm vũ khí đạn dược cho LLVT trên các chiến trường, mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn”

Di tích Khau Tí : Di tích Bác Hồ ở đồi Khau Tý là nơi Bác ở làm việc đầu tiên

ở ATK Định Hóa ngày 20/5/1947, rộng khoảng 2-3ha, nằm thẻo đảnh, ba bên

là cánh đồng Thẩm Doọc, Nà Lạng, Nà Tra (xã Điềm Mặc)

Trong lán trên đồi Khau Tý, ngay sau khi đã ổn định chỗ ở, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngay "Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước sau cuộc hội kiến với Paul Mus, đại diện cao ủy Pháp Bollaert"

Cũng trên đồi Khau Tý, Người viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc"; ra Chỉ thị lấy ngày 27-7-1947 là "Ngày Thương binh, Liệt sĩ" trong toàn quốc; chủ tọa một phiên họp Hội đồng Chính phủ; duyệt một số Chỉ thị của Trung ương Ðảng; ký hơn 20 Sắc lệnh; làm việc với các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Ðảng và với đồng chí Tôn Ðức Thắng, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tại đây, Người còn làm những vần thơ:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Di tích lịch sử Phụng Hiển, xã Điềm Mạc nơi làm viêc của đồng chí Trường Chinh Di tích xóm Bảo Liên, xã Bảo Linh nơi cơ quan bộ Quốc phòng và đại tướng Võ Nguyên Giáp đóng từ 1949-1954

Di tích làng Quặng, xã Định Biên, tại đây ngày 15/5/1945 diễn ra lễ hợp nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Cứu Quốc quân thành đội Việt

Ngày đăng: 12/06/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w