ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH BCH ĐOÀN TRƯỜNG THPT LÊ LỢI CHI ĐOÀN ………… Tân Uyên, ngày … tháng … năm 2011 GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ CHIẾN KHU D Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết, huyện lỵ Tân Uyên được giải phóng vào lúc mấy giờ, ngày, tháng, năm nào? Trả lời: Huyện lỵ Tân Uyên được giải phóng vào lúc 09 giờ 15 phút ngày 29 tháng 04 năm 1975 Đêm rạng ngày 28/04/1975 sau khi pháo của bộ đội chủ lực (quân đoàn 1) pháo kích vào chi khu Tân Uyên làm cho lực lượng dịch trong chi khu và các tiểu đoàn bảo an đóng tại chi khu Lạc An, Thường Lan, Mỹ Lộc, Tân Hòa, Tân Tịch… hoảng loạn. Địch cướp cả xuống ghe của dân để vuot74 sông Đồng Nai. Trong cơn hoảng loạn, nhiều tốp lính bắn cả sĩ quan giành giật xuồng ghe để vượt sông thoát thân. Chớp thời cơ, ngày 29/4/1975 một mũi lực lượng vũ trang hyện (31 đồng chí) do đồng chí Đồng Văn Vẻ, Đại đội trưởng: đồng chí Dương Đình Bề, chính trị viên đại đội 1 chỉ huy, tấn công Cầu Rạch Tre và từ Cầu Rạch Tre đánh lên phối hợp với lực lượng Sư đoàn 320 B Quân đội 1 đánh chiếm các mục tiêu địch trong chi khu, diệt và bắt sống 130 tên. Địch chi khu Tân Uyên một số dung ca nô và cướp xuồng ghe của dân tháo chạy qua Biên Hòa, một số rút chạy về tới Tân Ba cũng hoàn toàn tan rã. Du kích mật, lộ Phước Thành, Thạnh Hội, Thái, cùng đoàn công tác của huyên vận động quần chúng cách mạng nổi dậy phá bót, truy bắt bọn tề điệp ác ôn và hoàn toàn làm chủ. Tại Bình Chánh, Khánh Vân, du kích cùng cán bộ xã vận động quần chúng nổi dậy bao bó kết hợp phát loa kêu gọi địch đầu hàng. Du kích hổ trợ quần chúng xong vào chiếm bót Ông Thượng, bót 18 Bình Chánh, Khánh Vân tứ trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975. Địch ở các xã Mỹ Hòa, Mỹ Quới (tức xã Bạch Đằng) bị quần chúng tác động hù dọa, đến 9 giờ cũng bỏ sung tháo chạy. Đến chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975 các xã còn lại của huyện Tân Uyên hoàn toàn được giải phóng. Tải tại: http://thpt-leloi-binhduong.violet.vn/ hoặc http://thptleloi.sch.vn/ 1 Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết, từ năm 1952-1977 tên gọi Tân Uyên đã được hình thành và thay đổi như thế nào? (nêu cụ thể)? Trả lời: Từ năm 1952-1977 tên gọi Tân Uyên đã được hình thành và thay đổi như sau: Năm 1952, quận Tân Uyên được đổi tên thành huyện Đồng Nai thuộc tỉnh Thủ Biên. Lúc này, huyện còn lại 3 tổng là: Phước Vĩnh Hạ, Chánh Mỹ Trung, Chánh Mỹ Hạ, bao gồm 22 làng. Tháng 1-1955, Xứ ủy Nam Bộ quyết định tách tỉnh Thủ Biên thành 2 tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa. Huyện Đồng Nai lúc này thuộc về tỉnh Biên Hòa và được đổi tên là quận Tân Uyên. Ngày 23-1-1959, chính quyền Sai Gòn tách quận Tân Uyên khỏi tỉnh Biên Hòa để thành lập tỉnh Phước Thành. Ngày 6-7- 1965, bãi bỏ tỉnh Phước Thành, toàn bộ vùng đất thuộc huyện Tân Uyên và một phần của xã Thài Hưng lại nhập về tỉnh Biên Hòa. Tháng 10-1967, Trung ương cục bố trí lại chiến trường, thành lập 5 phân khu thành 5 mũi tiến công vào Sài Gòn, cùng với phân khu 6 ở nội ô Sài Gòn, chuẩn bị cho tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Tân Uyên lúc này thuộc tỉnh Thủ Dầu Một, cùng với các huyện Phú GIáo, Châu Thành, Thị xã Thủ Dầu Một, Quận 5( Bù Cháp, Lý Lịch), Lái Thiêu, và Bắc Thủ Đức nằm trong phân khu 5. Ngày 20-5-1971, huyện Tân Uyên được đổi tên thành huyện Tân Biên trực thuộc phân khu Thủ Biên. Năm 1973, Tân Uyên được chia ra thành hai: Nam Tân Uyên và Bắc Tân Uyên, thuộc tỉnh Tam Phú. Cuối năm 1974, cùng với huyện Phú Giáo Tân Uyên được trả về Thủ Dầu Một. Sau khi đất nước được giải phóng, để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước, Đảng ta đã chủ trương điều chỉnh về mặt địa giới hành chính. Theo đó ngày 2-7-1976, tỉnh Thủ Dầu Một, tỉnh Bình phước, cùng một số xã thuộc huyện Thủ Đức được sát nhập lại thành tỉnh Sông Bé. Ngày 5-10-1976, được sự đồng ý của Trung ương, Đảng ủy tỉnh Sông Bé đã ra nghị quyết sát nhập một số huyện trong tỉnh. Huyện Tân Uyên cùng với Châu Thành và Phú Giáo được sát nhập lại thành huyện Tân Châu. Đến đầu năm 1977, được đổi tên lại thành Tân Uyên. Tải tại: http://thpt-leloi-binhduong.violet.vn/ hoặc http://thptleloi.sch.vn/ 2 Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết, Nhà thơ, chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ sinh ngày, tháng, năm nào? Quê quán? Và ông mất vào ngày tháng năm nào? Trả lời: Nhà thơ, chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ: sinh ngày 02 tháng 02 năm 1914 Huỳnh Văn Nghệ là một nhà-thơ-chiến-sĩ, được quân dân miền Đông Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gọi bằng cái tên thân thương - anh Tám Nghệ Nhà thơ, chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ sinh tại làng Tân Tịch, huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa, nay là xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Một vùng đất nghèo sản vật mà giào truyền thống cách mạng.bên hữu ngạn sông Đồng Nai. Nhà thơ, chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ lâm bệnh và mất ngày 5 tháng 3 năm 1977 tại thành phố Hồ Chí Minh và an tán tai quê nhà. Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết, tên gọi Chiến khu Đ ra đời như thế nào? Trả lởi: Tên gọi Chiến khu Đ ra đời như sau: Danh từ “Chiến Khu Đ” chỉ vùng căn ra đời vào cuối tháng 2 năm 1946. Khi thực dân Pháp chiếm đóng được quận lỵ Tân Uyên, thành lập chi khu. Tổng hành dinh Khu 7 và lực lượng vũ trang Biên Hòa, Thủ Dầu Một rút sâu vào rừng. Công tác xây dựng căn cứ được đặt ra một cách cấp thiết, cụ thể. Đ là mật danh chỉ vị trí Tổng hành dinh khu 7 nằm trong hệ thống các vị trí căn cứ được tính theo thứ tự các chữ cái A,B,C, D… Dần về sau mật danh Đ được dung để chỉ luôn cả chiến khu ngày càng phát triển về phâm vi. Trải suốt hai cuộc kháng chiến, diễn biến căn cứ có nhiều thay đổ, nhưng danh từ chiến khu Đ vẫn tồn tại đi vào lòng mỗi cán bộ chiến sĩ và đồng bào ở tại chiến khu và với những người chưa từng đặt chân tới, như là một từ ngữ dân gian, một biệt ngữ không còn đơn thuần mang ý nghĩa địa danh mà biểu tượng cho cách mạng, cho kháng chiến. Tải tại: http://thpt-leloi-binhduong.violet.vn/ hoặc http://thptleloi.sch.vn/ 3 Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết, ý nghĩa khác của tên gọi “ Đ” trong danh từ Chiến khu Đ là gì? Trả lởi: Ýnghĩa khác của tên gọi “ Đ” trong danh từ Chiến khu Đ là: Ngoài Đ là mật danh chỉ vị trí Tổng hành dinh khu 7 thì còn có những ý kiến khác cho rằng: - Đ là chữ cái đầu viết tắt địa danh Đất Cuốc, nơi bộ đội Huỳnh Văn Nghệ khởi cứ đầu tiên, tập hợp lực lượng, mở trại huấn luyện ngay trong ngày đầu kháng chiến. - Đ là chữ cái viết tắt từ hai từ chỉ tính chất cách mạng của chiến khu ( chiến khu Đỏ, chiến khu Đảng) để phân biệt với căn cứ một số ít lực lượng vũ trang không cách mạng lúc bấy giờ. -Đ là chữ cái viết tắt của chiến khu Đồng Nai, chiến khu miền Đông, chiến khu Đầu tiên,…. Câu 6: Anh (chị) hãy cho biết, các căn cứ A, B, C, D dược đặt ở đâu trên địa bàn Tân Uyên trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp? Trả lời: Các căn cứ A, B, C, D dược đặt ở đâu trên địa bàn Tân Uyên trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp là:(A là căn cứ giao thông liên lạc đóng ở Giáp Lạc, B là căn cứ hậu cần đóng ở Thường Lang, C là khu bộ đội thường trực đóng ở Ông Đội, D là khu Tổng hành dinh khu 7 đóng ở hố Ngãi Hoang). + A : nằm tại xã Giáp Lạc do Đồng chí Nguyễn Sơn Xuyên phụ trách. + B: ở phía bên trong Giáp Lạc do Đồng chí Bùi Văn Hai phụ trách. + C: nằm giữa Thường Lang và Lạc An do Đồng chí Hà Văn Trị phụ trách. + D: nằm tại xã Lạc An giáp rừng Bến vịnh. Tải tại: http://thpt-leloi-binhduong.violet.vn/ hoặc http://thptleloi.sch.vn/ 4 Câu 7: Anh (chị) hãy cho biết, ai là người lập chiến công đầu của binh chủng đặc công ? Tên thật và bí danh của ông? Ông sinh (mất) ngày, tháng, năm nào? Quê quán? Trả lời: Người lập chiến công đầu của binh chủng đặc công là: Đại tá Trần Công An Tên thật là: Trần Văn Kìa Bí danh là: Hai Cà Sinh ngày 22 tháng12 năm1920 Mất lúc 8 giờ 5 phút ngày 7 tháng 9 năm 2008. Quê quán: Ông là người khai sinh ra cách đánh bí mật, chớp nhoáng tiêu diệt địch, mà ngay trong trận đầu áp dụng (tiêu diệt tháp canh cầu Bà Kiên, Bình Dương ngày 19.3.1948) đã thành công vang dội. Đây cũng là cách đánh của lực lượng đặc công sau này (ra đời vào năm 19.3.1967), gây nhiều tổn thất cho địch. Câu 8: Anh (chị) hãy cho biết trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên lần thứ nhất qua lối đánh đặc công của lực lượng du kích Tân Uyên diễn ra vào ngày, tháng năm nào? Trả lời: Trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên lần thứ nhất qua lối đánh đặc công của lực lượng du kích Tân Uyên diễn ra vào đêm 18 rạng ngày19 tháng 03 năm 1948. Tháp canh cầu Bà Kiên (nay thuộc địa phận xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên, Bình Dương) được xây rất kiên cố, gồm 3 tầng, mỗi tầng đều có lỗ châu mai, tường gạch dày 40cm, rộng 16m, cao 10m, được bảo vệ bằng hàng rào kẽm gai, đèn pha và mìn, lính canh phòng cẩn mật. Huyện đội Tân Uyên giao nhiệm vụ cho đội du kích nghiên cứu tiêu diệt địch ở tháp canh. Người được giao nhiệm vụ chỉ huy đánh tháp canh là Trần Công An, người con của mảnh đất Cù lao Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, lúc đó ông vừa tròn 28 tuổi. Được giao nhiệm vụ, Trần Công An đêm ngày nghiên cứu tìm cách đánh địch. Ông cùng đồng đội vào rừng Cò Mi suốt 3 tháng ròng rã tập kỹ thuật, hóa trang để bò vào một cây to, cao bên trong mục tiêu, sao cho khi ở trên cây địch không phát hiện được. Khi luyện tập đã thành thục, đêm 18 rạng ngày 19-3-1948, ta quyết định tấn công tháp canh. Trinh sát Trần Văn Hỏi (Tân Ba, Tân Uyên) thông báo toàn bộ binh lực địch; Trần Công An cùng 2 đồng đội Trần Văn Uyên và Hồ Văn Lung được trang bị một súng trường với 20 viên đạn, 10 lựu đạn và một thang cao 5m, bí mật tiếp cận địch ở tháp canh cầu Bà Kiên. Cả tổ 3 người, Tải tại: http://thpt-leloi-binhduong.violet.vn/ hoặc http://thptleloi.sch.vn/ 5 lợi dụng bóng đêm đã vượt qua hàng rào kẽm gai. Chính Trần Công An đã dùng thang cây áp sát vào tường để leo lên và ném lựu đạn qua lỗ châu mai vào nơi lính Pháp đang ngủ. bên ngoai, chiến sĩ du kích Nguyễn Văn Ai cầm súng gát ở đầu cầu sẳn sàng bắn chi viện và cơ sở mật Trần Văn Hỏi giữ của mở. Kết quả tháp không đổ về phía địch quá bất ngờ trước sự tấn công táo bạo của ta, nên cả 11 tên địch tại đây đều bị tiêu diệt gọn, ta thu về 8 khẩu súng và 20 quả lựu đạn, lực lượng của ta được bảo toàn. Trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên của lực lượng du kích Tân Uyên giành thắng lợi gây tiếng vang lớn: nó không chỉ đánh dấu lần đầu tiên tháp canh địch bị ta tiêu diệt trên địa bàn huyện Tân Uyên và miền Đông Nam Bộ, mà điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng lả hé mở một lối đánh mới, chống lại có hiệu quả chiến thuật Đờ-la-tua mới được triển khai thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên lần thứ hai vào đêm 22 rạng 23-3-1950, lực lượng của ta tiếp tục thu được thắng lợi toàn diện, phá sập hoàn toàn tháp canh và tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch bằng hai quả mìn F.T (phá tường) và F.T2. Sau trận này, một loạt các tỉnh miền Đông Nam bộ (Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa, Chợ Lớn, Gia Định, Tân An, Mỹ Tho ) tiếp tục đánh tan nhiều đồn bốt, tháp canh của địch, góp phần quan trọng đánh bại chiến thuật Đờ La-tua của thực dân Pháp trên chiến trường Đông Nam bộ. Cách đánh táo bạo, bất ngờ, sử dụng lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, lấy ít đánh nhiều, tiếp cận địch sát sườn của đội du kích đánh tháp canh cầu Bà Kiên đã trở thành tiền đề để ngày 19-3-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Binh chủng Đặc công. Địa danh Tân Uyên đã trở thành cái nôi truyền thống của bộ đội Đặc công. Câu 9: Anh (chị) hãy cho biết, trận đánh ở tỉnh lỵ Phước Thành diễn ra từ ngày, tháng, năm nào? Đến ngày, tháng, năm nào? Chiến thắng Phước Thành đã tác động như thế nào đến phong trào cách mạng ở chiến khu Đ? Trả lới: Trận đánh ở tỉnh lỵ Phước Thành diễn ra từ 23 giờ ngày 14 tháng 9 năm 1961 đến 00 giờ ngày18 tháng 9 năm 1961. Trận đánh ở tỉnh lỵ Phước Thành vào đêm 17/9, phối hợp với các lực lượng vũ trang tấn công tiểu khu Phước Thành, đêm 17/9/1961 Ban chỉ huy Quân sự Tân Uyên huy động hơn 60 quần chúng cùng du kích các xã Tân Hòa, Tân Tịch, Thường Lang, Bình Mỹ… đắp mô, đào đường, gài trái từ đồi Hoa Sim dốc Bà Nghĩa đến hết sở Ông Lình trên đường 16, trên quảng đường dài gần 10km, ngăn không cho địch đi ứng cứu khi ta nổ sung tấn công tiểu khu quân sự Phước Thành. Tải tại: http://thpt-leloi-binhduong.violet.vn/ hoặc http://thptleloi.sch.vn/ 6 Trận đánh tiểu khu quân sự Phước Thành của lực lượng vũ trang miền Đông (đêm 17/9/1961) đã giàng thắng lợi. Chiến thằng Phước Thành của quân và dân miền Đông Nam Bộ giáng đòn phủ đầu vào kế hoạch gom dân, lập ấp chiến lược của địch vừa mới triển khai là tiếng chuông báo hiệu sự phá sản không thể tránh khỏi của chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam, Việt Nam. Chiến thắng Phước Thành đã tác động đến phong trào cách mạng ở chiến khu Đ: Phước Thành là địa bàn căn cứ, là cửa ngõ then chốt, là yếu hầu của Chiến khu Đ – căn cứ kháng chiến quan trọng đối với cả chiến trường miền Đông Nam Bộ. Vì thế Chiến thắng Phước Thành đã tác động đến phong trào cách mạng và sự phát triển lực lượng vũ trang của Tân Uyên. Phát huy chiến thắng Phước Thành, Ban cán sự tỉnh phước Thành chủ trương mở đợt hoạt động gở đồn bót, mở thế kìm cho dân, đánh địch lấn chiếm mở rộng vùng giải phóng. Và phát huy chiến thắng Phước Thành lực lượng vũ trang tỉnh Phước Thành đã giành được những thắng lợi quan trọng, làm thất bại một bước âm mưu địch mở rộng chiếm đóng đường số 8, bao vây, chia cắt và lấn sâu vào căn cứ Chiến khu Đ. Khí thế cách mạng của quần chúng trên chiến trường Tân Uyên cũng như toàn tỉnh đang có bước chuyển biến mới. Thanh niên hăng hái lên đường tong quân hoặc gia nhập du kích xã, ấp… Câu 10: Anh (chị) hãy cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện Tân Uyên có bao nhiêu di tích được công nhân cấp Quốc gia và cấp Tỉnh? Đó là những di tích nào? Và những di tích đó thuộc xã nào của huyên Tân uyên? Trả lời: Hiện nay trên địa bàn huyện Tân Uyên có 9 di tích. Trong đó có 03 di tích được công nhận cấp Quốc gia và 06 di tích được công nhận cấp Tỉnh. Những di tích đó thuộc các xã của huyện Tân Uyên như sau: * Cấp Quốc gia công nhận: 1. Khảo cổ học Dồi Chùa xã Tân Mỹ. 2. Khảo cổ học Cù lao Rùa xã Thạnh Hội. 3. Chiến khu Đ xã Đất Cuốc. * Cấp tỉnh công nhận: 1. Nhà cổ Đỗ Cao Thứa xã Bạch Đằng. 2. Chùa Long Hưng ( chùa Bà Thao) xã Thạnh Phước. 3. Mộ cổ Đức Ông Trần Thường Xuyên xã Tân Mỹ. 4. Chiến thắng tháp canh cầu Bà Kiên xã Thạnh Phước. 5. Chiến khu Vĩnh Lợi xã Thường Tân. 6. Đình Trân Trạch xã Bạch Đằng. Tải tại: http://thpt-leloi-binhduong.violet.vn/ hoặc http://thptleloi.sch.vn/ 7 . … năm 2011 GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ CHIẾN KHU D Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết, huyện lỵ Tân Uyên được giải phóng vào lúc mấy giờ, ngày, tháng, năm nào? Trả lời: Huyện lỵ. A,B,C, D D n về sau mật danh Đ được dung để chỉ luôn cả chiến khu ngày càng phát triển về phâm vi. Trải suốt hai cuộc kháng chiến, diễn biến căn cứ có nhiều thay đổ, nhưng danh từ chiến khu Đ. gọi Chiến khu Đ ra đời như sau: Danh từ Chiến Khu Đ” chỉ vùng căn ra đời vào cuối tháng 2 năm 1946. Khi thực d n Pháp chiếm đóng được quận lỵ Tân Uyên, thành lập chi khu. Tổng hành dinh Khu