Các nhận thức về bản thân có được sau khi nghiên cứu môn học Hành vi tổ chức OB và định hướng hành vi ứng xử của bản thân trong tương lai Đề tài: Báo cáo cá nhân “Các nhận thức về bản thân có được sau khi nghiên cứu môn học Hành vi tổ chức (OB) và định hướng hành vi ứng xử của bản thân trong tương lai” BÀI LÀM Lời mở đầu Hành vi tổ chức (OB) là một ngành khoa học nghiên cứu về cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của các cá nhân bên trong một tổ chức cùng với những tác động của các vấn đề đó đến tổ chức Không chỉ nghiên cứu về các cá nhân, OB còn nghiên cứu về nhóm, cấu trúc nhóm, các loại nhóm cùng các ảnh hưởng của cá nhân, nhóm tới hành vi trong tổ chức với mục đích áp dụng các kiến thức này để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hành vi tổ chức là một nghành khoa học mới và tổng hợp dựa trên lý thuyết cũng như kết quả nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác như: tâm lý học, xã hội học, nhân loại học, khoa học chính trị, kinh tế học, quy trình công nghiệp, giao tiếp, hệ thống thông tin, Marketing, phụ nữ học… Nền tảng của mỗi một tổ chức đó chính là con người, là các cá nhân cụ thể, chính vì vậy việc nghiên cứu về các cá nhân cũng như giúp cho các cá nhân tự nhận biết về bản thân mình là một trong những vấn đề cốt lõi của nhiều môn khoa học xã hội trong đó có môn hành vi tổ chức (OB) Đứng trên giác độ của một cá nhân, tất cả chúng ta đều muốn tự nhận biết về cá nhân mình, chúng ta đều có 3 câu hỏi lớn được đặt ra trong nhiều giai đoạn của cuộc đời mình mà tự bản thân phải có câu trả lời thoả đáng nhất: (i) Tôi là ai? ; (ii) Tôi sẽ đi về đâu? và (iii) Tôi sẽ đến đó bằng cách nào? 1 Thật may mắn, với cơ hội học môn OB và viết bản Báo cáo này đã giúp Tôi có điều kiện và kiến thức tự mình một lần nữa tìm hiểu rõ hơn về bản thân và qua đó xác định hành vi ứng xử cho phù hợp 1 Tự nhận thức về bản thân thông qua Big 5 và MBTI MBTI là một phương pháp phân loại tính cách dựa trên các nghiên cứu của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung và được Isabel Myer và Katherine Briggs bổ sung Phương pháp này dựa trên nguyên lý của Jung cho rằng có thể phân loại tính cách con người dựa trên 3 tiêu chí: hướng nội/hướng ngoại; trực giác/giác quan; lý trí/tình cảm MBTI ban đầu được tạo dựng để mọi người có thể đưa ra những quyết định lựa chọn nghề nghiệp thông minh và giúp đỡ mọi người hiểu được sự khác biệt của các dạng tính cách thông thường Việc hiểu được sự đa dạng của các dạng tính cách cá nhân khác nhau sẽ giúp mọi người nhận ra và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của từng người, nhờ đó trả lời được câu hỏi tại sao tất cả mọi người không ai giống ai MBTI không đánh giá kiến thức, kỹ năng hay năng lực của các thành viên trong tổ chức Nó cũng không đánh giá trí thông minh của từng người Hơn thế nữa, mục tiêu của MBTI không phải sử dụng như một công cụ để lựa chọn, đề bạt nhân viên hay xác định vị trí công việc cho từng người Phương pháp trắc nghiệm này có thể giúp: Nâng cao nhận thức về bản thân; Hiểu rõ hơn về đồng nghiệp và bạn bè; Xây dựng nhóm làm việc ăn ý hơn, hợp tác với nhau hiệu quả hơn; Tìm hiểu về những nghề nghiệp phù hợp hơn với cá tính, sở thích cá nhân… Phương pháp MBTI dựa trên những khuynh hướng của con người trong cách suy nghĩ và phản ứng đối với sự việc MBTI đưa ra 4 chỉ số đánh giá cách suy nghĩ và phản ứng của một con người là: • Khuynh hướng tự nhiên của một người: Hướng ngoại (E) hay hướng nội (I) • Cách thức họ nhận diện thế giới: Trực giác (N) hay giác quan (S) • Cách thức quyết định: Lý trí (T) hay Cảm tính (F) 2 • Cách thức họ nhìn về tương lai: Đánh giá (J) hay lĩnh hội (P) Từ đó, MBTI cho ra 16 nhóm tính cách với những năng khiếu, sở thích và lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau Tên của mỗi nhóm đều có 4 chữ cái, đại diện cho 4 tiêu chuẩn phân loại Hướng nội hay hướng ngoại? Tính cách của mỗi cá nhân có thể thay đổi theo thời gian, nhưng bản chất của mỗi cá nhân thì rất khó thay đổi Mặc dù tính cách có thể thay đổi tuỳ theo tuổi tác, hay bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, sự thay đổi của tâm, sinh lý và ý thức rèn luyện của mối cá nhân, nhưng bản chất của mỗi cá nhân gần như đã được định hình từ khi ra đời Những người có tính cách hướng nội, có đặc điểm: Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động; Thường cần một khoảng "thời gian riêng tư" để tái tạo năng lượng; Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi khi như "đóng lại" với thế giới bên ngoài; Thích các mối quan hệ và giao tiếp một – một Với những đặc điểm như vậy, cá nhân tôi có tính cách của một người hướng nội (I) Trực giác hay Giác quan? Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết, diễn giải và hình thành mô hình tổng quát của các thông tin đã được thu thập, và ghi nhận các mô hình và các mối quan hệ này Nó suy đoán dựa trên các khả năng, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán tương lai Nó là quá trình hình tượng hóa và quan niệm Các đặc điểm trực giác: Tinh thần sống với Tương Lai, chú ý tới các cơ hội tương lai; Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/ khám phá các triển vọng mới là bản năng tự nhiên; Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí, ngữ cảnh, và các mối liên kết; Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết mang tính lý thuyết; Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu không thống nhất và với việc đoán biết ý nghĩa của nó Trong hầu hết các công việc tôi đã từng làm và cả công việc hiện nay của tôi, tôi sử dụng chủ yếu khả năng tư duy của bản thân mình là điểm cốt lõi, các kiến thức, kinh nghiệm mà tôi thu được chỉ có tác dụng hỗ trợ cho tôi trong việc gia quyết định Một trong những khả năng tốt nhất mà tôi có được, đó chính là sử dụng tư duy/trí tưởng tượng để giải quyết các công việc của mình Với đặc điểm như vậy, tôi thuộc loại người trực giác (N) 3 Cảm tính hay Lý trí? Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí (T) của bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách tách bạch, khách quan Nó hoạt động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống Nó là bản chất luận lý của chúng ta Các đặc điểm lý trí: Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý trong một tình huống cần quyết định; Luôn phát hiện ra công việc và nhiệm vụ cần phải hoàn thành; Dễ dàng đưa ra các phân tích giá trị và quan trọng; Chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự nhiên và bình thường trong mối quan hệ của con người Mặc dù tôi là một người thuộc loại trực giác (N), nhưng đó chỉ là cách tôi tiếp nhận các thông tin và đưa ra các mô hình, còn khi giải quyết các vấn đề và đưa ra các quyết định quan trong liên quan đến công việc hàng ngày, công việc quản lý của tôi đòi hỏi tôi phải thu thập đủ các thông tin cần thiết, phân tích các thông tin đó một cách kỹ lưỡng và có hệ thống để rồi có thể ra quyết định hợp lý Các quyết định trong công việc hàng ngày của tôi đều liên quan trực tiếp đến con người (nhân viên dưới quyền) và kinh tế (kết quả kinh doanh của công ty), chính vì thế tôi không thể đưa ra các quyết định chỉ dựa trên cảm tính của bản thân, tôi thuộc loại lý trí (T) Đánh giá hay Lĩnh hội? Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài với một kế hoạch và mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành Tính cách đánh giá: Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động; Tập trung vào hành động hướng công việc; hoàn thành các phần quan trọng trước khi tiến hành; Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách xa thời hạn cuối; Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình chuẩn để quản lý cuộc sống Công việc của tôi hiện nay là quản lý một công ty kinh doanh trên thị trường tài chính, với đặc thù của công việc và cả tính cách cá nhân, hầu hết các công việc của tôi đều phải có kế hoạch cụ thể và sau đó trong quá trình thực hiện, tuỳ theo tình hình cụ thể của thị trường, chúng tôi có thể điều chỉnh các kế hoạch thực hiện sao cho phù hợp Như vậy, tôi thuộc loại người đánh giá (J) Kết luận: thông qua phân tích tính cách dựa theo Big 5 và MBTI, tôi thấy 4 chữ cái phù hợp với tính cách cũng như con người thực tế của mình là: I-N-T-J; hay nói một cách cụ thể hơn: Hướng nội - Trực giác – Lý trí – Đánh giá 4 2 Liên hệ giữa tính cách và khả năng về hành vi cư xử và thái độ của bản thân với công việc cũng như trong quan hệ Bài học đầu đời của tôi Trong suốt những năm học đại học, tôi đã có một quan điểm của tuổi trẻ về tình bạn là: “Hoặc là bạn thân, hoặc không là gì cả” Chính vì quan điểm vậy, ngoài một vài người bạn thân, tôi không có ý định mở rộng quan hệ với các bạn khác Kết quả, trước mắt mọi người, tôi là một người “đóng” và “khó gần” Năm cuối cùng của đại học, tôi và một người bạn nữa vì lý do khách quan, chúng tôi đều bị chậm thời hạn trong việc bảo vệ luận văn tốt nghiệp Khi mang ra xem xét tại đơn vị (chúng tôi học ở nước ngoài), quyết định cuối cùng đưa ra thật khủng khiếp với tôi: tôi bị “treo” bằng tốt nghiệp, còn người bạn tôi không có vấn đề gì Người bạn tôi đã nói với tôi rằng: “Thực ra vì mọi người không hiểu gì về cậu nên họ đã bỏ phiếu như vậy, còn tớ mọi người đều hiểu và biết về tớ” Vì tính cách đóng của mình, ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời, tôi đã phải trả một giá rất đắt Tôi đã nhận ra rằng, tôi phải thay đổi trong quan hệ với mọi người Sau này, các công việc của tôi phần lớn lại là những công việc liên quan đến kinh doanh, việc giao tiếp với mọi người luôn là một kỹ năng cần có của một người làm kinh doanh, tôi đã phải tự thay đổi rất nhiều để phù hợp Nhưng, bản chất của một con người “đóng” thì thật khó mà thay đổi được Bài học trong công việc và nghề nghiệp Thế hệ chúng tôi (những người đã gần 50 tuổi), do những hoàn cảnh khách quan, hầu như không mấy người được làm đúng công việc mà mình được đào tạo Nghành nghề đầu tiên mà tôi làm là nghành xây dựng (kỹ thuật), sau 6 năm làm nghành đó, tôi nhận thấy rằng, khả năng về tư duy về kỹ thuật của mình chỉ đạt 6 – 7 điểm; Tôi đã quyết định chuyển sang làm các công việc kinh doanh (kinh tế), và tôi nhận thấy rằng với tư duy logic (của kỹ thuật) cộng với khả năng về trực giác tốt, tôi đã đạt được kết quả tốt hơn nếu tôi làm một công việc thuần tuý kỹ thuật (đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối và không có “đất” cho những “tưởng tượng” của mình) Bài học trong tuyển dụng nhân sự Do công việc, tôi đã phải trực tiếp tuyển dụng rất nhiều nhân viên, kể cả nhân viên cấp cao Tôi không hề có kiến thức và kỹ năng trong việc tuyển dụng, nhưng quan điểm tuyển dụng của tôi được dựa trên 2 vấn đề: (i) Thái độ 5 và (ii) Tư duy của người được tuyển Thái độ và tư duy của mỗi cá nhân thuộc về tố chất nền tảng của mỗi cá nhân, là những điều khó có thể thay đổi và thường chỉ nhận ra bằng trực giác và kinh nghiệm của người tuyển dụng Những kiến thức và kỹ năng của người dự tuyển đều có thể kiểm tra được dễ dàng, chính vì vậy, tôi không bao giờ kiểm tra (chỉ cần đọc hồ sơ cá nhân là đủ) Tất nhiên, không bao giờ tôi tuyển chỉ qua bằng cấp 3 Định hướng hành vi và ứng xử của bản thân trong tương lai Trong môi trường công việc Việc hiểu rõ về bản thân, cùng với việc qua đó hiểu những người đang cùng làm việc sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều trong công việc Tôi đang làm việc trong một công ty mới thành lập, và kinh doanh trong lĩnh vực tài chính Tài sản lớn nhất của công ty chính là con người Ngoài các vấn đề liên quan đến kinh doanh, xây dựng các quy trình nghiệp vụ…công ty bắt đầu phải xây dựng các nền tảng giá trị khác như: các giá trị văn hoá, đạo đức trong kinh doanh, các giá trị nghề nghiệp, giá trị cá nhân… Các giá trị đó có tác dụng xây dựng nền tảng cho công ty về hành vi ứng xử của cá nhân và tổ chức Để làm tốt các việc đó, đòi hổi mỗi cá nhân phải hiểu về bản thân mình, từ đó xây dựng dần dần các giá trị riêng của tổ chức Trong gia đình Như mọi người Việt Nam khác, tôi sống trong một gia đình 3 thế hệ Với trách nhiệm của một người trụ cột trong gia đình, đòi hỏi tôi phải hiểu bản thân mình, hiểu những người thân đang sống quanh mình, từ đó cùng mọi người xây dựng một gia đình có văn hoá và có nề nếp Với cá nhân Không ai hiểu bản thân mình như chính mình, bản thân tôi cũng như vậy, tôi biết rõ các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó điều chỉnh bản thân để có thể sống tốt hơn 4 Kết luận 6 Môn hành vi tổ chức (OB), là một môn học mới đối với nhiều người trong chúng tôi Bản thân tôi, đây là lần đầu tiên được tiếp xúc với môn học này Là một môn khoa học xà hội, chính vì vậy, đối với tôi, nhiều vấn đề rất thú vị, nhưng có nhiều vấn đề khác còn làm cho tôi cảm thấy không rõ ràng Các bài tập (tình huống trên lớp và cả bài thu hoạch), với những cách giải quyết vấn đề khác nhau tuỳ theo kiến thức, kinh nghiệm, quan điểm của mỗi cá nhân cũng mang lại cho tôi nhiều nhận thức đa chiều hơn Với cá nhân tôi, điều quan trọng là sẽ thu được gì từ những bài học đó, đúc rút ra được những vấn đề gì là mới mẻ và cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm Mặt khác, là một người đang làm công việc quản lý một công ty, với tôi việc áp dụng được những gì có được trong học tập vào công việc và cuộc sống hàng ngày mới là quan trọng Với cá nhân tôi, qua môn học này, tôi đã có thể áp dụng vào trong công việc 2 vấn đề thiết thực đối với công ty của tôi đó là: (i) xây dựng văn hoá công ty và (ii) xây dựng tổ chức học hỏi Chúng tôi đang áp dụng dần dần để xây dựng nền tảng công ty một cách vững chắc không chỉ trên các kết quả kinh doanh thuần tuý TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Quản trị hành vi tổ chức - Đại học Griggs 2 Tài liệu đào tạo môn Hành vi tổ chức - Đại học Kinh tế quốc dân PHỤ LỤC 1: Bài tập Big 5 và MBTI BIG 5 (Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân) Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong bảng dưới đây Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bạn với nó Bạn nên đánh dấu thể hiện sao cho các mức độ của mỗi tính cách phù hợp nhất với mình ngay cả khi có một tính cách phù hợp hơn với nó 7 1- Cực kỳ phản đối 5- Đồng ý 2- Rất phản đối 6- Rất đồng ý 3- Phản đối 7- Cực kỳ đồng ý 4- Trung lập TÔI TỰ THẤY MÌNH 1 2 3 1 Hướng ngoại, nhiệt huyết 4 5 6 7 X 2 Chỉ trích, tranh luận X 3 Đáng tin cậy, tự chủ X 4 Lo lắng, dễ phiền muộn X 5 Sẵn sàng trải nghiệm, một con người phóng X khoáng 6 Kín đáo, trầm lặng X 7 Cảm thông, nồng ấm X 8 Thiếu ngăn nắp, bất cẩn X 9 Điềm tĩnh, cảm xúc X 10 Nguyên tắc, ít sáng tạo X MBTI (Bốn chữ cái thể hiện tính cách của tôi): I-N-T-J I - Hướng nội: Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất N - Trực giác: Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc “tự nhiên” T – Lý trí: Việc hình thành sự phán xét hoặc lựa chọn tự nhiên nhất J – Đánh giá: Xu hướng hành xử với thế giới bên ngoài 8