Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình là một trong những hệ sinh thái HST đại diện điển hình quan trọng mang tính toàn cầu về HST rừng trên núi đá vôi có diện tích rộng lớn còn sót l
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía Tây
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bảo tồn đa dạng sinh học được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là trọng tâm đối với sự phát triển trên toàn thế giới Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh học còn yếu kém đã làm cho đa dạng sinh học (ĐDSH) bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng [11], [51], [59], [78] Sự mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại, nhiều loài động thực vật bị đe dọa và nguy cơ tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do con người sử dụng tài nguyên không hợp lý Do đó, việc quản lý tài nguyên và bảo tồn ĐDSH là thực sự cần thiết và cấp bách [48], [60]
Nhận thức được giá trị to lớn và tầm quan trọng của ĐDSH, năm 1993 Việt Nam đã phê chuẩn công ước quốc tế về bảo tồn ĐDSH Năm 1995, Chính phủ đã phê duyệt và ban hành “Kế hoạch hành động ĐDSH ở Việt Nam” Năm 2007, “Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” được xây dựng và phê duyệt triển khai
Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình là một trong những hệ sinh thái (HST) đại diện điển hình quan trọng mang tính toàn cầu về HST rừng trên núi đá vôi có diện tích rộng lớn còn sót lại trên vùng đất thấp Việt Nam, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế xác định là khu vực cần ưu tiên cho việc bảo tồn ĐDSH đặc trưng của vùng núi đá vôi [64], [73] Nơi đây đã được các cấp chính quyền của tỉnh Hòa Bình, các tổ chức, cá nhân quan tâm thực hiện nhiều nghiên cứu về ĐDSH, quản lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và phát triển sinh kế cho cộng đồng xung quanh [38], [39], [40], [41], [72] Tuy nhiên, công tác bảo tồn ĐDSH ở đây vẫn đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng tài nguyên ĐDSH tăng cao, mặt khác
do tầm quan trọng và giá trị của ĐDSH đối với cuộc sống của con người rất
Trang 3lớn Bên cạnh đó, nhận thức của người dân thấp và năng lực quản lý của các cơ quan chức năng còn hạn chế, cộng với các giải pháp bảo tồn chưa cụ thể, chưa sâu sát nên hiệu quả bảo tồn ĐDSH chưa cao làm cho tài nguyên ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình ngày càng suy giảmthậm chí một
số loài có nguy cơ tuyệt chủng tại khu vực
Để đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn ĐDSH tại khu
vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, tôi thực hiện “Nghiên cứu một
số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình (huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu)”
2 Mục tiêu của nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng ĐDSH, công tác quản lý, bảo tồn làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp bộ số liệu đầy đủ nhất về ĐDSH của dải núi đá vôi phía Tây
Nam tỉnh Hòa Bình
- Cung cấp số liệu hiện trạng ĐDSH, nguồn lực và nhân lực để quản lý,
bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
- Đề xuất giải pháp phù hợp phục vụ việc quản lý dải núi đá vôi phía Tây
Nam tỉnh Hòa Bình
Ý nghĩa thực tiễn
- Tư liệu của luận án góp phần vào công tác quản lý, sử dụng, phát triển
bền vững tài nguyên ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
Trang 4- Làm cơ sở cho việc đề xuất các chính sách bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá
vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
4 Những đóng góp mới của luận án
- Lần đầu tiên có sự đánh giá tổng hợp về hiện trạng tài nguyên ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
- Lập danh lục đầy đủ và hệ thống động vật và thực vật tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
- Cung cấp nhiều số liệu phân tích tình hình quản lý tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
- Đề xuất mở rộng Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông thêm 3 xã Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai thuộc huyện Mai Châu
- Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để tổ chức quản
lý, phát triển bền vững ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
5 Bố cục luận án
Luận án gồm 134 trang, 29 bảng, 8 hình, 36 ảnh màu, và được cấu trúc thành 4 phần chính như sau: Đặt vấn đề (3 trang), Chương 1: Tổng quan (35 trang), Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (16 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (78 trang), kết luận - kiến nghị (2 trang)
Danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả (5 công trình), tài liệu tham khảo (100 tài liệu) và phần phụ lục gồm: Các loại bản đồ, các câu hỏi phỏng vấn, danh mục các hình ảnh, danh lục thực vật, danh lục động vật tại khu vực nghiên cứu
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm liên quan đến ĐDSH và bảo tồn đa dạng sinh học
1.1.1 Khái niệm về ĐDSH
Năm 1989, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã định nghĩa:
“ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST
vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường‟‟ ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: Đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng HST Trong đó, đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và các loài nấm Ở mức độ vi mô hơn, ĐDSH bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, và cả sự khác biệt của mối tương tác giữa chúng với nhau [37]
Theo Công ước đa dạng sinh học thì ĐDSH là sự phong phú các sinh vật sống gồm các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển, các hệ sinh thái nước ngọt,
và tập hợp các HST mà sinh vật chỉ là một bộ phận ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong một loài (đa dạng gen) hay còn gọi là đa dạng di truyền, sự đa dạng giữa các loài (đa dạng loài) và sự đa dạng hệ sinh thái (đa dạng HST) Nói cách khác ĐDSH là sự đa dạng của sự sống ở các cấp độ và các tổ hợp [3]
Theo luật ĐDSH năm 2008, ĐDSH là sự phong phú về nguồn gen, các loài sinh vật và HST trong tự nhiên [21]
Trang 6ĐDSH là sự phong phú của tất cả các sinh vật sống trong tự nhiên trên trái đất, từ các sinh vật nhỏ bé nhất đến những sinh vật lớn nhất, từ Vi sinh vật, Nấm, Thực vật, Động vật, các HST và môi trường chúng sinh sống
ĐDSH trực tiếp phục vụ đời sống của con người trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo… Những giá trị trực tiếp đó là giá trị sử dụng, tiêu thụ, và sản xuất ra các mặt hàng phục vụ nhu cầu của con người ĐDSH và cảnh quan là nền tảng cho sự phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, điều tiết nguồn nước, bảo vệ môi trường đặc biệt trong giảm nhẹ các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu hiện nay [25], [37]
1.1.2 Bảo tồn ĐDSH
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau
Có nhiều phương pháp và công cụ để quản lý bảo tồn ĐDSH Một số phương pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi một số loài quan trọng, các dòng di truyền hay các sinh cảnh Một số khác được sử dụng để sản xuất một cách bền vững các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh vật,… [7], [8], [9], [10], [12], [84], [96] Có thể phân chia các phương pháp và công cụ thành các nhóm như sau:
- Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation):
Bảo tồn tại chỗ bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo
vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên Tùy theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi Thông thường bảo
Trang 7tồn tại chỗ được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp [7], [8]
- Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation):
Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng [7], [8], [60] Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: (1) nơi sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, (2) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thủy hải sản, các ngân hàng giống…
- Phục hồi (Rehabilitation):
Bao gồm các biện pháp để dẫn đến bảo tồn tại chỗ hay bảo tồn chuyển chỗ Các biện pháp này được sử dụng để phục hồi lại các loài, các quần xã, sinh cảnh, các quá trình sinh thái Việc hồi phục sinh thái bao gồm một số công việc như phục hồi lại các HST tại những vùng đất đã bị suy thoái bằng cách nuôi trồng lại các loài bản địa chính, tạo lại các quá trình sinh thái, tạo lại vòng tuần hoàn vật chất, chế độ thủy văn, tuy nhiên không phải là để sử dụng cho công việc vui chơi, giải trí hay phải phục hồi đủ các thành phần động thực vật như trước đã từng có [7], [60] Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc bảo tồn sinh học là bảo vệ các đại diện của HST và các thành phần của ĐDSH Ngoài việc xây dựng các KBT cũng cần thiết phải giữ gìn các thành phần của sinh cảnh hay các hành lang còn sót lại trong khu vực mà con người đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, và bảo vệ các khu vực được xây dựng để thực hiện chức năng sinh thái đặc trưng quan trọng cho công tác bảo tồn ĐDSH
Trang 81.1.3 Quản lý ĐDSH
a Khái niệm về quản lý ĐDSH
Quản lý ĐDSH là sự quan tâm, chăm sóc đối với TNTN, các HST, các loài và nguồn tài nguyên di truyền ở một địa phương, một vùng, một lưu vực, những nơi
có giá trị cao về bảo tồn [7]
Quản lý ĐDSH là công việc cần thiết phải có sự tham gia của nhiều ngành: Các nhà sinh vật học, kinh tế học, nhân chủng học, lâm nghiệp, nông nghiệp, các nhà khoa học về biển…và được nhiều tổ chức quần chúng, các cấp chính quyền cùng tham gia thì thành công sẽ đạt được kết quả vững chắc
b Các công ước về quản lý và bảo tồn ĐDSH
Công ước ĐDSH: là thành quả chính của Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường tại Rio de Janiero vào năm 1992 Chính phủ Việt Nam đã ký Công ước vào ngày 16/11/1994 và phê duyệt Kế hoạch Hành động ĐDSH quốc gia vào tháng 12 năm 1995
Công ước Ramsar về Đất ngập nước (ĐNN): ban đầu tập trung vào bảo tồn và sử dụng khôn ngoan các khu ĐNN là sinh cảnh của các loài chim nước quan trọng Trọng tâm này ngày càng được mở rộng và hiện nay ĐNN được xác định rõ ràng là HST rất quan trọng cho bảo tồn ĐDSH nói chung và cho sự tồn tại của con người nói riêng Công ước Ramsar đã bắt đầu được thực thi từ năm 1975 và tính tới 04/04/2005, đã có 131 thành viên tham gia ký kết vào Công ước và bảo vệ 1.150 khu ĐNN Công ước này được bổ sung bằng một Nghị định thư tại Paris năm 1982 Việt Nam đã tham gia vào Công ước này từ 20/9/1988 và đã thành lập 4 khu ĐNN, trong đó đáng chú ý là KBT Thiên
Trang 9nhiên Xuân Thủy đã được đưa vào danh sách các Khu ĐNN có tầm quan trọng quốc tế đối với chim di cư [7]
Công ước CITES: Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, Công ước này là một công cụ để hỗ trợ các nước ngăn chặn buôn bán quốc tế bất hợp pháp và không bền vững động thực vật hoang dã Công ước CITES được hình thành vào ngày 03/03/1973 tại Washington với 13 thành viên ban đầu và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1975 Hiện nay, có 164 quốc gia tham gia vào Công ước CITES Để đáp ứng yêu cầu quốc tế về tầm quan trọng của các loài hoang dã và vai trò của Việt Nam trong hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã tại Đông Dương, Việt Nam đã tham gia vào Công ước CITES và trở thành thành viên chính thức (Số 121) vào ngày 20 tháng 01 năm 1994 Khi nhận thức được là
“mỗi nhà nước chính là người bảo vệ tốt nhất động thực vật hoang dã của chính nước mình”, Công ước CITES sẽ giúp thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ luật pháp quốc tế Việt Nam tham gia đầy đủ vào các Hội nghị các nước thành viên được tổ chức hai năm một lần để quyết định những vấn đề chính về thực hiện Công ước và duy trì liên lạc thường xuyên với Ban Thư ký Công ước CITES và với nhiều nước thành viên khác Năm 2004, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát, buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010, tiếp đó là nhiều văn bản pháp luật có liên quan [7]
c Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên
Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên là một thỏa thuận đối tác bởi hai hay nhiều bên, các bên tham gia có vai trò ngang nhau trong thương thảo, cam kết và
đi đến một chương trình thực thi hành động, chia sẻ quyền lực và lợi ích, đồng thời có trách nhiệm quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên Người sử dụng tài
Trang 10nguyên và các chính quyền địa phương cùng nhau đàm phán thỏa thuận đối tượng nào? để làm gì? ở đâu? khi nào? bằng cách nào? và mất bao nhiêu? trên một diện tích tài nguyên cụ thể được thực hiện và giám sát bởi chính những người sử dụng tài nguyên [7]
Đồng quản lý là một biện pháp hiệu quả để duy trì và tăng cường chức năng của rừng và đồng thời cung cấp sinh kế cho các cộng đồng địa phương Để đồng quản lý TNTN hiệu quả , điều chủ yếu là có sự hỗ trợ toàn diện của chính quyền tất
cả các cấp (tỉnh, huyện, xã), có sự tuân thủ quy tắc có “sự tham gia” và sự thỏa thuận của tất cả các bên liên quan và ban quản trị nhiều thành phần
1.2 Nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH
1.2.1 Nghiên cứu quản lý và đề xuất giải pháp bảo tồn ĐDSH trên thế giới
a Xác lập thứ bậc ƣu tiên bảo tồn trên phạm vi toàn cầu
Trên thực tế, các nguồn lực giành cho công tác bảo tồn còn hạn chế, vì vậy để phân bổ các nguồn lực một cách phù hợp và thiết thực, cần phải xác định được thứ tự ưu tiên, xây dựng chiến lược và lập kế hoạch trong bảo tồn một cách hiệu quả Nhiều tổ chức phi Chính phủ (NGO) đã tham gia vào quá trình này nhằm xác định được các khu vực mà họ muốn hướng các nguồn đầu tư của mình vào
đó [25], [75], [96], [97], có thể gộp thành 3 nhóm như sau:
Bảo tồn dựa trên các sinh cảnh đại diện: Hình thức này đã được một số tổ chức bảo tồn như Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), tổ chức bảo tồn tự nhiên (TNC), sử dụng [25] Trong đó, WWF đã xác định được 867 vùng sinh thái trên toàn cầu Khái niệm này được Tổ chức bảo tồn tự nhiên (TNC) sử dụng như một phương pháp tiếp cận chủ đạo cho các hoạt động của mình, sau đó phát triển
Trang 11thành “Global 200” nhằm kết hợp các kiểu sinh cảnh đặc trưng nhất trên phạm vi
toàn thế giới [88]
Bảo tồn dựa trên các tiêu chí về loài: như mức độ phong phú của loài (Species richness) và số lượng các loài đặc hữu (Endemic species) được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI - Conservation International) và Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế (BirdLife International) sử dụng Phương pháp tiếp cận về loài được tổ chức bảo tồn quốc tế CI sử dụng nhằm tập trung các nguồn lực vào các khu vực
có tính ĐDSH cao nhất, có mối đe dọa lớn nhất, đồng thời đưa ra khái niệm các điểm nóng về ĐDSH [79], [87], [88] và những vùng còn nguyên vẹn được xem
là vùng có giá trị ĐDSH cao [89]
BirdLife cũng đưa ra khái niệm về các vùng chim đặc hữu (EBA: Endemic Bird Area) để áp dụng cho những nơi có ít nhất hai loài phân bố hẹp (RRS: Ranger - restricted species), loài phân bố hẹp là loài có phạm vi phân bố trên
toàn cầu nhỏ hơn 50.000 km2
Bên cạnh đó BirdLife còn đưa ra khái niệm về các vùng chim quan trọng [6], [26], đó là những vùng có tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn chim, được xác định dựa trên tiêu chí về loài như: sự hiện diện của các loài đe dọa, các loài phân bố ở một khu vực có diện tích hẹp, hoặc là nơi tụ tập của nhiều loài [82] Từ đó, Tổ chức bảo tồn quốc tế (CI), BirdLife và Plant Life
đã phối hợp nghiên cứu và đưa ra khái niệm các vùng ĐDSH chính [85]
Bảo tồn dựa trên tiêu chí về các mối đe dọa: để xác định các mức đe dọa tối thiểu hoặc các vùng biệt lập, được Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) và Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) sử dụng [90]
Trang 12b Xác định các cảnh quan để bảo tồn
Thuật ngữ “cảnh quan” (landscape) mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy
theo mục đích cụ thể Theo mục đích bảo tồn, thì cảnh quan có thể hiểu là: “Một vùng đất rộng lớn bao gồm nhiều đặc trưng khác nhau và được xem như là kết quả của một quá trình hình thành và biến đổi lâu dài” [100] Đến nay vẫn chưa
có giải thích cụ thể nào về qui mô của cảnh quan, cũng như chưa có định nghĩa nào về việc xác định ranh giới của cảnh quan Tuy nhiên, các nhà qui hoạch bảo tồn đã xác định ranh giới của cảnh quan dựa trên các yếu tố tự nhiên như: lưu vực, vùng núi, ngọn núi, phạm vi phân bố của một loài hoặc nhóm loài [95]
Cho dù chưa có định nghĩa rõ ràng về cảnh quan, nhưng việc xác định các cảnh quan trong ưu tiên bảo tồn đã giúp cho việc bảo vệ và duy trì các chức năng sinh thái của nó, đồng thời giúp cho việc xác định và thực thi các chiến lược về bảo tồn Theo cách này, WWF (2004) đã đưa ra khái niệm về tầm nhìn ĐDSH nhằm xác định các khu vực ưu tiên bảo tồn trong phạm vi một vùng sinh thái WCS (2004) cũng đưa ra khái niệm về loài đại diện cho một vùng cảnh quan nhằm bảo vệ các giá trị ĐDSH trong từng vùng [91]
c Xác định các khu vực để triển khai các hoạt động bảo tồn
Bảo tồn thông qua việc thiết lập hệ thống các KBT là ý tưởng đầu tiên xuất hiện ở Hoa Kỳ từ thế kỷ XIX bằng việc thành lập VQG Yellowstone ngày
01 tháng 03 năm 1872 [89]
Bảo tồn ngày càng được chú trọng, mở đầu là việc tổ chức Hội nghị Thế giới các VQG lần thứ nhất từ những năm 60 của thế kỷ XX; vấn đề đào tạo chuyên sâu về quản lý động thực vật hoang dã cũng đã được quan tâm; các giải pháp bảo tồn ĐDSH, các chương trình hỗ trợ bảo tồn bằng nhiều hình thức khác
Trang 13nhau như hưởng lợi từ động vật hoang dã, con người và sinh quyển cũng đã được triển khai Điều đặc biệt quan trọng là cứ 10 năm một lần, hội nghị các VQG và KBT được tổ chức, bắt đầu từ việc hỗ trợ các KBT đến việc chú ý nhiều đến các KBT ở những vùng nhiệt đới, việc gặp gỡ của các tổ chức bảo tồn và các Chính phủ tại các hội nghị đã rút ra được nhiều kinh nghiệm từ thực tế cũng như cơ hội
để các nước có tiếng nói chung về vấn đề bảo tồn Càng về sau, hội nghị càng chú trọng nhiều đến tình hình thực tiễn của hoạt động bảo tồn, cụ thể là tại hội nghị lần V hiệp ước Durban về biến đổi khí hậu toàn cầu và kế hoạch hành động được thông qua [43]
Có thể nói rằng, đến nay trên thế giới mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bảo tồn ĐDSH đã được quan tâm một cách toàn diện Công tác bảo tồn ĐDSH không chỉ tập trung bảo vệ tài nguyên, xây dựng hệ thống các khu bảo tồn mà còn chú trọng đến giáo dục về quản lý và nâng cao hiệu quả trong điều hành cũng như nhận thức bảo tồn, chú ý đến khía cạnh xã hội nhân văn trong bảo tồn như phối hợp bảo tồn, bảo tồn dựa vào cộng đồng, chia sẻ lợi ích từ bảo tồn nhằm hướng đến đích cuối cùng là sử dụng bền vững các thành phần của ĐDSH, chia sẻ các lợi ích có được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bình đẳng và công bằng
d Phương thức tiếp cận được áp dụng trong quản lý bảo tồn ĐDSH
Nhằm đảm bảo phát triển bền vững (PTBV), nhiều ngành, nhiều tổ chức liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang hình thành và xây dựng những phương thức tiếp cận mới về quản lý, đó là [93], [94]: (1) Quản lý hệ sinh thái, (2) Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, (3) Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên, (4) Bảo tồn và phát triển tổng hợp, (5) Phát triển bền vững
Trang 14Các phương thức tiếp cận nêu trên đều giống nhau trong việc nỗ lực tìm kiếm một số giải pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn và chia sẻ quyền lợi trong việc sử dụng các nguồn TNTN, mà những quyền lợi này có thể là giữa bảo tồn
và phát triển, giữa cộng đồng địa phương và một quốc gia, hoặc giữa các nhóm người có liên quan trong xã hội Điểm nổi bật trong các phương thức tiếp cận này là nâng cao vai trò của cộng đồng địa phương cũng như những nhóm người trong xã hội có liên quan đến TNTN (những người hưởng lợi, những người bị tác động) Các phương thức tiếp cận này đang được hình thành và phát triển nhằm khắc phục những hạn chế trong cách quản lý áp đặt từ trên xuống theo cách quan liêu bao cấp và đẩy mạnh cách thức quản lý TNTN từ dưới lên
Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phương thức tiếp cận là sự nhìn nhận vấn đề, điểm trung tâm là tính ưu tiên của các phương pháp cụ thể được ứng dụng Ví dụ: phương pháp tiếp cận hệ sinh thái quan tâm trước tiên là tính toàn vẹn của HST và nhìn nhận con người là một bộ phận của HST Vì vậy muốn đạt được mục đích cơ bản trên thì phải tuân thủ các nguyên tắc của phát triển bền vững Vì thế, phương pháp tiếp cận là làm sao tận dụng được mọi thế mạnh của cộng đồng trong việc sử dụng và bảo vệ TNTN, để có thể chia sẻ lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng địa phương được quan tâm trước tiên, nhưng tất nhiên đều phải gắn chặt với quyền lợi bảo tồn thiên nhiên để đảm bảo
sự hài hoà Trong khi đó, phương pháp tiếp cận đồng quản lý có nhiều đặc điểm giống với phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng, nhưng mang ý nghĩa rộng hơn, tức là quan tâm đến mọi đối tác, mọi nhóm xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tài nguyên, để đạt được mục đích là chia sẻ quyền lợi công bằng đồng thời không làm suy thoái TNTN và bảo vệ ĐDSH
Trang 15Trên thế giới, phát triển bền vững, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng
là vấn đề được chú trọng trong quản lý, sử dụng ĐDSH ở dải núi đá vôi nói riêng Đây là điều kiện tiên quyết để tạo nên sự thay đổi cần thiết cho sự phát
triển của xã hội sinh thái học bền vững Thực tế tại New Zealand cho thấy, vào
những năm 1980, mạng lưới các VQG ở nước này bắt đầu phát triển và liên tục, vừa bảo vệ các vùng nhỏ, vừa tạo ra các khu giải trí cho cộng đồng
Ngoài ra, phục hồi rừng nghèo trên núi đá vôi như: Viện khoa học Quảng Tây và Quảng Đông - Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là nghiên
cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trên núi đá vôi: Toona sinensis, Delavaya toxocarpa, Chukrasia tabularis, Excentrodendron tonkinensis,…trong
thời kỳ 1985 -1998 [16] Những nghiên cứu đó đã được tổng kết sơ bộ sau nhiều hội thảo khoa học ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đầu ngành của Trung Quốc, bên cạnh đó các hướng dẫn về kỹ thuật phục hồi rừng trên núi đá vôi đã được xây dựng, gồm một số nguyên lý: Là một trong những HST rất nhạy cảm, có sự cân bằng mỏng manh
và điều kiện sống rất khắc nghiệt; Tốc độ tăng trưởng của cây trên núi đá vôi rất chậm (trữ lượng gỗ bình quân 1 ha rừng nguyên sinh trên núi đá vôi chỉ bằng 1/2 trữ lượng gỗ bình quân rừng nguyên sinh trên đất); HST núi đá vôi có tính chống chịu cao; HST núi đá vôi có khả năng phục hồi rất khó vì thiếu các yếu tố lập địa cần thiết [16] Tuy nhiên, những nguyên lý phục hồi và phát triển rừng trên núi
đá vôi chưa được tổng kết một cách có hệ thống nên việc áp dụng những hướng dẫn này cho nhiều quốc gia khác gặp rất nhiều khó khăn
Trang 161.2.2 Nghiên cứu quản lý và đề xuất giải pháp bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam
Theo đánh giá của Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới (WCMC) (1992, 2003), Việt Nam được xếp thứ 16 trong số các nước có ĐDSH cao nhất thế giới [9] Theo báo cáo quốc gia về ĐDSH Việt Nam năm 2011 thì hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận 13.766 loài thực vật, trong đó có 11.373 loài thực vật bậc cao
có mạch, có 2256 chi, 305 họ chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 5% tổng số họ thực vật trên thế giới, 2.393 loài thực vật bậc thấp chưa kể các nhóm
vi tảo ở nước [9], [58]
Về hệ động vật, ngoài các loài đặc hữu Việt Nam còn có nhưng loài động vật mang tính chất hỗn hợp của hai khu hệ động vật Nam Trung Hoa và Ấn Độ,
Mã Lai [58], [60], [81] Nhiều loài không những có giá trị cao về kinh tế, mà còn
có giá trị bảo tồn ở Việt Nam và thế giới, nhiều loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2012) Sự phong phú về thực vật và các hệ sinh thái là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật Việt Nam có đến 312 loài và phân loài Thú, 840 loài Chim, 317 loài Bò sát, 167 loài Lưỡng cư, 7700 loài Côn trùng, 547 loài Cá nước ngọt, 2038 loài Cá biển và 9300 loài Động vật không xương sống [9], [57]
Tuy nhiên, Việt Nam cũng trong tình trạng chung của toàn cầu là ĐDSH đã
và đang bị đe dọa và có chiều hướng suy giảm mạnh Nguyên nhân của sự mất mát ĐDSH được xác định bao gồm hai yếu tố chính là do thiên tai và do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người [59], [80], [92] Vì vậy, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác nghiên cứu và quản lý bảo tồn ĐDSH, trong đó phải
kể đến các vấn đề quan trọng sau đây:
Trang 17a Sơ lược về tình hình nghiên cứu ĐDSH ở Việt Nam
Các nghiên cứu ĐDSH thường được bắt đầu bằng những nghiên cứu cơ bản
để có tiền đề xây dựng luận chứng kinh tế- kỹ thuật (LCKT) cho các KBT Phần lớn LCKT được xây dựng bởi các cơ quan chuyên môn, các Viện nghiên cứu, các trường đại học như Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường đại học Lâm nghiệp…[6],[7] Ngoài các nghiên cứu liên quan đến LCKT còn phải kể đến các nghiên cứu chuyên sâu của các cơ quan nghiên cứu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, các tổ chức trong và ngoài nước Các số liệu trong nghiên cứu này rất quan trọng
và có giá trị, được các VQG và KBT sử dụng để biết được sự đa dạng sinh vật
mà mình đang quản lý
Một thành tựu nổi bật về nghiên cứu ĐDSH là kết quả điều tra về tài nguyên thực vật và động vật ở một số VQG và Khu BTTN và một số sinh cảnh khác ngoài Khu BTTN nhờ sự phối hợp giữa các nhà khoa học của các cơ quan nghiên cứu ở Trung ương, địa phương và ban quản lý các VQG, Khu BTTN [7], [58] Trong những thập kỷ của những năm đầu cuối thế kỷ XX, các nghiên cứu về ĐDSH phục vụ cho việc xây dựng các luận chứng KTKT để xây dựng hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam Tuy nhiên, do thiếu kinh phí nên số liệu chưa được cập nhật, nhiều VQG và Khu BTTN chỉ có số liệu khi xây dựng LCKT Nhiều loài động vật, thực vật có trong thực tế nhưng chưa có tên trong danh lục hoặc ngược lại có tên trong danh lục nhưng lại không thấy trong thiên nhiên
Chiến lƣợc, chính sách bảo tồn ĐDSH
Nhận thức được tầm quan trọng của sự suy thoái tài nguyên ĐDSH, Việt Nam đã sớm có những hành động tích cực trong công tác bảo tồn ĐDSH Theo
Trang 18thống kê từ năm 1958 đến nay, có hàng trăm văn bản pháp luật do Nhà nước và các ban ngành liên quan ban hành về vấn đề bảo tồn ĐDSH và các tài liệu hướng dẫn thi hành lần lượt được ban hành [7],
Năm 1962, Cục Kiểm lâm được thành lập cùng với sự ra đời rừng cấm đầu tiên ở Việt Nam là “rừng cấm Cúc Phương” [3], [6], [17], [45] Năm 1985, Chiến lược Bảo tồn Quốc gia của Việt Nam (NCS) được ban hành Đây là một chiến lược đầu tiên được xây dựng ở một nước đang phát triển Và từ đó, việc cải cách thể chế và luật pháp đã phát triển nhanh chóng với sự ra đời của các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH như: Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 (được sửa đổi, bổ sung năm 2004); Luật đất đai năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2003); Luật bảo vệ môi trường năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005); Luật thủy sản năm 2003; và gần đây nhất, luật Đa dạng sinh học được Quốc hội phê chuẩn tháng 11 năm 2008 [21]; Sách Đỏ Việt Nam lần đầu tiên được xuất bản năm 1992 (tái bản có những điều chỉnh cập nhật vào năm 2000 và 2007) [13]
Ngoài ra, trong phong trào chung và tính cấp bách của toàn cầu về bảo tồn
và phát triển bền vững, Việt Nam cũng đã tham gia ký kết nhiều công ước quốc
tế về môi trường có liên quan, đặc biệt là: Công ước Ramsar về đất ngập nước (1975), công ước ĐDSH (1993) và Công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (1994)
Trong giai đoạn 2005-2010, các quy hoạch, kế hoạch hành động Quốc gia
về bảo tồn ĐDSH đã được ban hành và tổ chức thực hiện như quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn
Trang 19biển Việt Nam đến năm 2020 [20] Đặc biệt là kế hoạch hành động Quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007 [13] Bên cạnh đó, các ngành các cấp tiếp tục triển khai Chiến lược, Kế hoạch, chương trình khác có liên quan đến bảo tồn ĐDSH được phê duyệt trước năm 2005 như Chương trình nâng cao nhận thức bảo tồn ĐDSH đến năm 2010, Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã đến năm 2010, Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến
năm 2010 [10], Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 –
2020” [20], Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020” [21]
Hệ thống các văn bản quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo
vệ ĐDSH tuy đã được hình thành nhưng còn có nhiều khiếm khuyết và bất cập Việt Nam là thành viên của Công ước ĐDSH nhưng cho đến nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hoàn chỉnh để đảm bảo thực hiện Công ước này Các văn bản hiện hành mới chỉ tập trung vào việc bảo tồn ĐDSH, trong khi đó, Công ước ĐDSH nêu ra ba mục tiêu: (1)- Bảo tồn ĐDSH; (2)- Sử dụng bền vững tài nguyên; (3)- Chia sẻ trung thực và công bằng lợi ích có được từ việc sử dụng tài nguyên gen [7]
b Các biện pháp bảo tồn ĐDSH
Thành lập hệ thống khu bảo tồn
Việc hình thành hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam là một trong những biện pháp tích cực đã và đang góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn ĐDSH [13] Năm 2000, quy hoạch mới hệ thống rừng đặc dụng với nhiều thay đổi lớn như: đề xuất phân hạng mới, loại bỏ, chuyển hạng, sát nhập, đổi tên và
Trang 20thành lập mới cho một số khu rừng đặc dụng Đến năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 192/2003/QĐ - TTg ban hành chiến lược quản
lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam đến năm 2010 [17]
Hình 1.1 Quá trình phát triển hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam [7], [99]
Đến năm 2012, việc quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam được đẩy mạnh (hình 1.1) đã thành lập 205 KBT, trong đó có 144 khu bảo tồn trên cạn, 45 khu bảo tồn vùng nước nội địa, 16 khu bảo tồn biển phân bố trên tất
cả các vùng sinh thái trong cả nước, bao gồm 30 VQG, 58 khu Dự trữ Thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài/sinh cảnh và 45 khu bảo vệ cảnh quan; các KBT trên cạn (rừng đặc dụng) chiếm diện tích gần 2.198.744 ha, chiếm 13,5% diện tích tự nhiên Bên cạnh đó, đã có một số hình thức bảo tồn khác được công nhận gồm: 4 khu đất ngập nước Ramsar, 8 khu bảo tồn sinh quyển, 4 khu di sản thiên nhiên
Số lượng
Năm
Trang 21ASEAN, 2 khu di sản thiên nhiên thế giới và đặc biệt Vịnh Hạ Long được công nhận là 1 trong 7 Kỳ quan Thiên nhiên mới của thế giới [6], [98], [99]
Có thể nhận định rằng, việc thành lập hệ thống các KBT và VQG đã làm cho công tác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam phần nào đáp ứng được mục đích bảo tồn, vấn đề còn lại là thực hiện cho đúng tiến trình kèm theo đó là những thay đổi, cải tiến về chính sách, thể chế trong quản lý và tất nhiên là để thực hiện tiến trình này rất cần sự hỗ trợ và hợp tác của nhiều tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước có liên quan [5]
Xây dựng và quản lý vùng đệm
Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam mỗi khi xây dựng một khu bảo tồn, người dân sống ở quanh hoặc trong KBT buộc phải hy sinh quyền lợi riêng của mình, họ không được khai thác tài nguyên như trước vì lợi ích của quốc gia và các thế hệ mai sau [24], [44], [59], [66] Phần lớn các VQG và KBT đã và đang được xây dựng thường nằm giữa khu vực có dân cư sinh sống nên chịu sức
ép hết sức nặng nề Cộng đồng địa phương, những người sống trong, hay gần các khu bảo tồn đã nhiều đời có mối liên quan trực tiếp với thiên nhiên các vùng đó, cuộc sống của họ lệ thuộc phần lớn vào việc khai thác TNTN Tuy nhiên, công cuộc bảo tồn ngày nay thường bỏ qua những yêu cầu thiết yếu của họ và đồng thời cũng ít lưu ý đến các giá trị văn hoá, các phong tục tập quán, những hiểu biết của họ về thiên nhiên, về các loài mà họ rất quen thuộc, cách thức tổ chức bảo tồn thiên nhiên mà cộng đồng đã đúc rút từ nhiều đời nay
Từ năm 1987, Chính phủ đã áp dụng biện pháp di chuyển một số dân ra khỏi khu bảo tồn và đã thực hiện ở VQG Cúc Phương Số dân chuyển ra được định cư ngoài khu bảo tồn tạo thành vùng đệm và được cung cấp các điều kiện để
Trang 22làm ăn ổn định Chương trình này đã đạt được những kết quả tích cực trong việc
di chuyển dân ra ngoài, một số KBT và VQG cũng đã triển khai dự án tương tự và đạt được những kết quả khả quan như: VQG Cát Tiên, VQG Ba Bể, VQG Bạch Mã,… Tuy nhiên, đây là vấn đề rất phức tạp và gặp phải những khó khăn thách thức lớn, cần phải suy nghĩ cân nhắc chu đáo để làm sao công tác bảo tồn ĐDSH không đối lập với cộng đồng bản địa Hiện nay, nhiều khu bảo tồn, VQG trong luận chứng kinh tế kỹ thuật đã có đề xuất việc thành lập vùng đệm, diện tích, ranh giới vùng đệm,… Tuy nhiên, cũng có khu vực không có vùng đệm trong luận chứng kinh tế kỹ thuật như Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông [74]
Cùng với việc hình thành và phát triển hệ thống các khu bảo tồn tại chỗ situ conservation), công tác bảo tồn chuyển chỗ cũng đã được nhà nước quan tâm trong bảo tồn ĐDSH ở nước ta Một số loại hình bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation) đã triển khai và đạt được những kết quả đáng kể như các vườn thực
(in-vật, trại gây nuôi động (in-vật, vườn thú, trạm cứu hộ động (in-vật, ngân hàng giống Công tác bảo tồn nguồn gen động thực vật, bao gồm nguồn gen nông lâm nghiệp, nguồn gen vật nuôi và động vật hoang dã cũng đã được các Viện khoa học Lâm nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, các vườn thú, các tổ chức trong nước
và ngoài nước tiến hành nghiên cứu [7] Trong các vườn thực vật phải kể đến Vườn Bách thảo Hà Nội đã xây dựng hơn 100 năm nay, với hàng trăm loài cây, chủ yếu là loài cây bản địa Trung tâm cứu hộ động vật đầu tiên là Trung tâm cứu hộ linh trưởng ở VQG Cúc Phương, hiện nay ở Cúc Phương còn có Trung tâm cứu hộ và nghiên cứu Rùa, Trung tâm cứu hộ Gấu tại VQG Tam Đảo, VQG Cát Tiên Việc lưu giữ nguồn giống được thực hiện ở một số cơ sở như: Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, trường Đại học Cần Thơ, Viện cây Lương thực và Thực phẩm…
Trang 23e Quản lý hệ sinh thái đá vôi ở Việt Nam
Mặc dù Việt Nam đã và đang cố gắng trong việc đưa ra các giải pháp bảo tồn ĐDSH nhưng sự suy thoái ĐDSH đáng lo ngại đặc biệt ở các vùng núi đá vôi vẫn đang diễn ra rất mạnh Thách thức lớn nhất mà HST đá vôi phải đối mặt đó là diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng, các loài bị suy giảm mạnh, nhiều loài có nguy cơ diệt vong, diện tích rừng trên núi đá ngày càng giảm, nguồn sinh thủy bị mất, nguồn nước bị cạn kiệt [31], [67] Nhiều năm qua, Nhà nước đã hỗ trợ miền núi bằng các chương trình 327, 135, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng Các chương trình này đều nhằm góp phần cải thiện, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc miền núi, qua
đó huy động được sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác bảo vệ và phát triển rừng
Hoàng Kim Ngũ (1990-1998) [49] đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và khả năng gây trồng các loài cây như Nghiến, Mạy sao, Trai lý, Hoàng đàn, Mắc rạc, Xoan nhừ, Mắc mật trên núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn Hoàng Kim Ngũ đã xác định được một số đặc điểm sinh thái và đề xuất kỹ thuật gây trồng các loài cây này ở các địa phương trên Từ năm 1999 đã tiến hành gây trồng thử nghiệm các loài cây này trên đất đá vôi ở một số nơi khác ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh vùng Tây Bắc Tuy nhiên, do còn đang trong thời gian thử nghiệm nên đây chỉ là những khẳng định ban đầu về khả năng thành công của các mô hình phục hồi rừng, đặc biệt là các mô hình ở vùng Tây Bắc
Khi nghiên cứu hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Nguyễn Thanh Nhàn [50] đã đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn hệ thực vật trên núi đá vôi:
Trang 24Quản lý bảo vệ rừng, quản lý vùng đệm, nâng cao nhận thức, nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật
Viện Điều tra Quy hoạch rừng (1965) cùng với Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Dược liệu [77] đã tiến hành nghiên cứu mức độ đa dạng sinh vật, công tác quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng trên núi đá vôi ở Cao Bằng và một số địa phương khác Kết quả nghiên cứu cho thấy HST núi đá vôi có tính chống chịu cao, các sinh vật sống trên núi đá vôi có khả năng thích nghi chống chịu với các điều kiện bất lợi
Nguyễn Vạn Thường và đội Lâm học - Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Bộ môn Lâm nghiệp) (1967 – 1968) [68], thực hiện điều tra chuyên đề rừng núi đá vôi tại một số khu vực thuộc tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Cao Bằng, Quảng Ninh Kết quả điều tra đã đưa ra: sự biến đổi các đặc trưng lâm học của các quần hệ rừng trên núi đá vôi miền Bắc Việt Nam có sự sai khác rõ rệt về cấu trúc (ngay cả trong trạng thái rừng nguyên sinh) trên các dạng địa hình chủ yếu
Hoàng Văn Thập cùng cộng sự [65] "Nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà” từ năm
2007 đến 2010 và đã đưa ra năm giải pháp phục hồi khoảng 7.000ha rừng tái sinh nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng gồm: (1)- Khoanh nuôi bảo vệ, (2)- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung, (3)- Làm giàu rừng, (4)- Nuôi dưỡng rừng, (5)- Cải tạo rừng
Các nghiên cứu trên đã cho thấy rằng khả năng phục hồi rừng trên núi đá vôi kém hơn trên núi đất, tốc độ tăng trưởng của cây trên núi đá vôi rất chậm (Trữ lượng gỗ bình quân 1 ha rừng nguyên sinh trên núi đá vôi chỉ bằng 1/2 trữ lượng gỗ bình quân rừng nguyên sinh trên đất) Việc trồng lại rừng trên núi đá là
Trang 25rất khó khăn, do vậy ở những vùng còn cây tái sinh nên đưa vào khoanh nuôi bảo
vệ để phục hồi dần
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã làm sáng tỏ phần nào
về đặc điểm tái sinh rừng, các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng, các phương pháp phục hồi rừng trên núi đá Việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp bảo tồn HST rừng trên núi đá vôi là thực sự cần thiết Tuy nhiên các nghiên cứu về phục hồi rừng trên núi đá vôi ở khu vực miền núi phía bắc còn ít và tản mạn, hạn chế này gây khó khăn cho việc phục hồi và phát triển tài nguyên rừng
1.2.3 Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình bao gồm Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông và khu rừng thuộc 3 xã (Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai) huyện Mai Châu là hành lang xanh nối liền giữa VQG Cúc Phương thuộc tỉnh Ninh Bình với Khu BTTN Pù Luông của tỉnh Thanh Hoá Khu vực này có hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi điển hình của khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng với một khu vực rừng tự nhiên rộng lớn có nhiều loài động thực vật quý hiếm đã từng được coi là các loài quan trọng đang
bị đe dọa cần được bảo tồn và liệt kê vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục
đỏ IUCN (2012)
Năm 1997, Phân viện điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc tiến hành khảo sát
có hệ thống đầu tiên về khu hệ động vật [74] Đến năm 2003 cùng với sự hỗ trợ của Dự án “Bảo tồn cảnh quan dải núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương”, Đỗ Tước
và Dương Anh Tuấn [74] đã tiến hành một khảo sát sơ bộ về khu hệ động vật có xương sống tại khu vực Báo cáo đã xác định có tổng số có 300 loài trong đó có
68 loài thú, 179 loài chim, 31 loài bò sát và 18 loài lưỡng cư được ghi nhận tại
Trang 26đây Trong đó có 40 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 23 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2008), đặc biệt là sự xuất hiện của loài Vọoc mông trắng là loài đặc hữu của Việt Nam hiện nay Đây chính là cơ sở ban đầu để quyết định thành lập Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông [70], [71], [72], [74]
Năm 2004, Dự án bảo tồn cảnh quan núi dải núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương đã thực hiện điều tra về động thực vật trong khu vực, kết quả ghi nhận được 995 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 618 chi, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm như Nghiến, Trai, Đinh, Sến, Chò chỉ [74]
Năm 2006, Ban quản lý Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông và Chi cục kiểm lâm Hòa Bình tiếp nhận dự án Ngọc Sơn- Ngổ Luông được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 Đây là một dự án phát triển do Cơ quan Hợp tác Quốc tế và Phát triển của Tây Ban Nha (AECID) tài trợ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình và Quỹ Xúc tiến văn hóa xã hội (FPSC) thực hiện Dự án nhằm bảo vệ khu hệ động thực vật ở Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông và vùng phụ cận thông qua xây dựng kế hoạch quản lý và cải thiện sinh kế của người dân địa phương Nghiên cứu tổng quan về hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương (bao gồm Khu BTTN
Pù Luông, Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông và VQG Cúc Phương) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc thiếu thông tin và số liệu ở Khu BTTN Ngọc Sơn
- Ngổ Luông dẫn tới hiệu quả trong công tác quản lý bảo tồn bị hạn chế Tuy nhiên, kết quả của đợt điều tra cũng đã chỉ ra rằng dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình có một khu hệ thực vật khá phong phú và đa dạng với 667 loài thực vật bậc cao có mạch và 455 loài động vật có xương sống [46], [70], [71]
Trang 27Năm 2006, Hoàng Văn Chuyên [19] đã nghiên cứu ĐDSH tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa trong đó có các xã giáp ranh giữa Khu BTTN Ngọc Sơn và Pù Luông và đã đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn ĐDSH cho liên khu Pù Luông – Cúc Phương, trong đó nhấn mạnh việc hợp tác, liên kết bảo tồn trong khu vực này Đặc biệt, nghiên cứu đã chú trọng đề xuất chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức các xã giáp ranh về ranh giới các khu bảo tồn
Cano và Phạm Quang Thiện (2010) đã tổng hợp các điều tra ĐDSH tại Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông và đã xác định khu hệ động thực vật trong khu vực đa dạng và phong phú Nhiều loài được cho là bị đe dọa ở trong nước và toàn cầu [15]
Để bổ sung những kiến thức về thực vật còn thiếu, Trung tâm bảo tồn thực vật (CPC) thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Tổ chức xúc tiến văn hóa xã hội Tây Ban Nha (FPSC) đã hợp tác thực hiện nghiên cứu “Khảo sát các nhóm thực vật tiềm năng ở khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình‟‟ từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011 Kết quả khảo sát đã thu thập được khoảng 1000 tiêu bản của nhóm loài cây Ngọc lan, Thu hải đường, Thông và nhóm cây làm thuốc, khoảng 40% đã xác định được tên loài
và còn lại chỉ xác định được tên chi Trong số đó, có khoảng 109 loài với 250 số hiệu được đánh giá tình trạng bảo tồn và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thực vật tiềm năng này [32]
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu nêu trên đã mô tả giá trị ĐDSH của khu vực, và chủ yếu tập trung vào các loài thú lớn, các loài thực vật bậc cao có mạch, cũng như bước đầu xác định được các vấn đề xã hội có liên quan đến công
Trang 28tác quản lý bảo tồn và hoạch định các chính sách bảo tồn dựa trên quan điểm bảo tồn các loài quan trọng tại Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá một cách toàn diện có hệ thống về quản lý bảo tồn và đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình Chính vì vậy, đây là nghiên cứu đầy
đủ, có hệ thống và cụ thể nhất từ trước tới nay và lần đầu tiên có sự đánh giá tổng hợp, cụ thể về hiện trạng tài nguyên ĐDSH và đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
1.3 Điều kiện tự nhiên và KTXH của khu vực nghiên cứu
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
a Vị trí khu vực nghiên cứu
Khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình có toạ độ địa lý: từ
20021‟ đến 200
38‟ Vĩ độ Bắc, từ 105009‟ đến 105013‟ Kinh độ Đông (Hình 1.2)
Hình 1.2 Sơ đồ dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
Trang 29Tổng diện tích tự nhiên là 23.042 ha, bao gồm cả Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông nằm trên địa bàn 4 xã của huyện Lạc Sơn: Tự Do, Ngọc Lâu, Tân Mỹ, Ngọc Sơn; 3 xã thuộc huyện Tân Lạc: Bắc Sơn, Nam Sơn, Ngổ Luông và 3 xã thuộc huyện Mai Châu: Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai Phía Tây Bắc giáp xã Thung Khe, huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình, phía Đông Nam là vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương, phía Tây Nam giáp huyện Quan Hoá, Bá Thước tỉnh Thanh Hoá, phía Đông giáp các xã Lũng Vân, Quyết Chiến, Gio Nhân, Lỗ Sơn, Gia Mô (Tân Lạc) và các xã Phú Lương, Chí Đạo, Định Cư, Hương Nhượng (Lạc Sơn) [40], [56], [70], [71], [74]
b Địa hình
Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình là phần giữa của cánh cung đá vôi Tây Bắc- Đông Nam miền Bắc Việt Nam, kéo dài từ Cúc Phương- Ninh Bình đến Mộc Châu - Sơn La, tạo thành dải phân cách giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ Địa hình chia cắt phức tạp, xen kẽ những khối núi
đá vôi hiểm trở chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là những thung lũng hẹp [40], [70], [72], [74]
c Địa chất, thổ nhưỡng
- Địa chất: Phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu phân bố thành dạng dải
kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Thành phần chính gồm: đá sét vôi, bột kết, đá vôi, đá phiến sét, đôi nơi có kẹp lớp mỏng cát kết hạt mịn Các đá vôi xếp vào nhóm này có dạng khối phân lớp dày Đá vôi bị phong hoá mạnh với các khe nứt sâu và rộng do các hoạt động kiến tạo tác động, đồng thời các quá trình phong hoá cơ học và phong hoá hoá học xảy ra mạnh mẽ nhất là phong hoá quá
Trang 30trình hoà tan trên các đá vôi dạng khối Kết quả là trên bề mặt địa hình tạo thành các phễu karst đá vôi và dạng địa hình tai mèo điển hình [40],[56], [70], [74]
- Thổ nhưỡng: Khu vực có các loại đất sau: (1)- Đất phù sa ngòi suối phân
bố ở ven các ngòi suối, là những dải đất có diện tích rất nhỏ hẹp, (2)- Đất dốc tụ thung lũng phân bố rải rác dưới chân địa hình đồi núi, độ dốc địa hình nhỏ, (3)- Đất feralit bị biến đổi do trồng lúa nước phân bố trên các sườn đủ nước tưới, hoặc có thể chủ động tưới, phát triển trên các sản phẩm hình thành tại chỗ hoặc đất dốc tụ, (4)- Đất feralit mùn phát triển trên đá sét phân bố ở vành đai 700-
1800 m, (5)- Đất feralit nâu đỏ trên đá vôi có màu nâu vàng, thành phần cơ giới trung bình đến thịt nhẹ, cấu tạo cục ổn định, sâu khoảng 50 cm có xuất hiện kết von, (6)- Đất feralit trên đá sét phân bố ở vành đai thấp (< 700 m), lớp phủ thực vật nghèo nàn [40], [56], [70], [74]
d Khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ảnh hưởng của khí hậu vùng cao Một năm có 2 mùa và chia theo lượng mưa thì có mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Các đặc trưng chính của khí hậu trong vùng như sau [40], [56], [70], [74]:
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23,30C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,60C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 27,20C Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối từ 3- 50C vào tháng 1, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38,50
C vào tháng 6 Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 7,60C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 8- 100
C
Trang 31- Chế độ ẩm: Lượng mưa trung bình năm là 1.750 mm Năm cao nhất tới 2.800 mm, năm thấp nhất 1.250 mm Lượng bốc hơi bình quân năm 885 mm, bằng 50,6% lượng mưa trung bình năm, lượng bốc hơi lớn thường xảy ra vào các tháng ít mưa gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 75 - 86%
- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành từ tháng 3 đến tháng 11 là gió mùa Đông Bắc, các tháng còn lại chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam thường xuất hiện vào tháng 6, 7 gây khô nóng
mm
Tanlac_Hoabinh 0°N/0°W 0m
Hình 1.3 Biểu đồ nhiệt ẩm khu vực nghiên cứu
(Số liệu được thu thập tại Trạm quan trắc khí tượng thủy văn tỉnh Bình từ năm
2001 đến năm 2010)
Ghi chú: lượng mưa (p) ≥ 100 mm; 2t p 100 mm, p 2t
Nhiệt độ trung bình năm: 23,6 o C
Lượng mưa trung bình năm: 1972,5mm
Trang 32- Sương muối: Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 2 năm sau với tần suất xuất hiện 1- 3 lần/ năm Đây là yếu tố bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng
e Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng
Diện tích các loại đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của khu vực nghiên cứu
là 23.042 ha Trong đó 78 % là diện tích đất lâm nghiệp, và 15 % là diện tích đất nông nghiệp [71], [56] Tuy nhiên hiện nay vẫn còn 6 % tổng diện tích là đất chưa sử dụng, chủ yếu đất trống đồi núi trọc Ở khu vực có 6 loại hình sử dụng đất khác nhau, bao gồm: canh tác lúa nước ở các thung lũng; canh tác cây màu/lương thực ở các khu đồi các sườn núi; chăn nuôi; trồng rừng trên diện tích đất rừng đã được giao; quản lý rừng cộng đồng, và làm vườn Chiến lược phát triển sinh kế và sản xuất ở mỗi xã có khác nhau do sự khác biệt về văn hóa
(Người Thái và người Mường) và điều kiện đất đai ở mỗi xã
Trong vùng vẫn còn tồn tại hình thức bảo vệ rừng cộng đồng, gần như ở mỗi thôn bản đều có một khu rừng riêng để sử dụng cho các lợi ích công cộng Mọi người trong thôn bản đều có ý thức và trách nhiệm cao với tài nguyên thiên nhiên tại khu vực đó mà không ai xâm phạm, việc sử dụng tài nguyên ở khu vực này được người dân trong từng thôn bản thảo luận và giải quyết Mô hình quản
lý rừng cộng đồng này cần được nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm ứng dụng, lồng ghép vào công tác quản lý, bảo tồn ở một quy mô rộng lớn hơn
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp ở khu vực (bao gồm cả diện tích đất lúa nước, đất cây màu và đất vườn) năm 2008 là 6.442 ha, chỉ chiếm 27,95% tổng diện tích đất tự nhiên Diện tích đất nông
Trang 33nghiệp trung bình đầu người chỉ là 0,247 ha [71], [56] Canh tác lúa và trồng cây màu, lương thực trên đất dốc, và chăn nuôi là các hoạt động nông nghiệp chính trong khu vực
Tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của người dân cho thấy, việc sử dụng đất nông nghiệp ở khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình vẫn còn theo tập quán canh tác cổ truyền là tập trung nhiều vào khai thác tự nhiên mà ít chú trọng tới các biện pháp bảo vệ và làm giàu đất [72] Vì vậy, độ màu mỡ đất ngày càng suy giảm dẫn đến năng suất cây trồng cũng giảm theo
Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp: Phân chia đất lâm nghiệp theo chức năng: Theo qui hoạch phân chia 3 loại rừng trong tổng quan phát triển lâm nghiệp tỉnh Hoà Bình, chủ yếu diện tích đất lâm nghiệp trong khu vực nghiên cứu thuộc đối tượng là rừng đặc dụng Tuy nhiên, ranh giới các loại rừng vẫn chưa được cắm mốc ngoài thực địa
Tình hình giao đất giao rừng: Đầu năm 2004, nhận thấy tầm quan trọng của việc cần phải bảo tồn nguyên vẹn của khu cảnh quan núi đá vôi Pù Luông- Cúc Phương và sự đa dạng của nó Chi cục kiểm lâm Hòa Bình đã tiến hành thành lập Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông để tạo nên một liên khu được gọi là liên khu
đá vôi Pù Luông – Cúc Phương Từ thời điểm đó, hầu hết các diện tích rừng trong
2 huyện Tân Lạc và Lạc Sơn được coi là rừng đặc dụng và được giao cho BQL KBT quản lý Trong khi đó, diện tích rừng trên địa bàn huyện Mai Châu vẫn là rừng phòng hộ và diện tích giao khoán này vẫn chưa có số liệu cụ thể
Trang 34Bảng 1.1 Diện tích rừng và đất rừng giao khoán cho các hộ gia đình ở Khu
BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông năm 2007
Xã
Diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ (ha)
Diện tích rừng đã khoán bảo vệ cho các hộ (ha)
Tổng diện tích (ha)
Nguồn: Dự án Ngọc Sơn-Ngổ Luông, 2008[70]
Đối với các hộ nhận khoán bảo vệ thì trong giai đoạn 2006- 2009 họ vẫn được chi trả 50.000 đồng/ha/năm từ Chính phủ, giai đoạn 2009- 2010 số tiền được chi trả tăng lên 100.000 đồng/ha/năm, giai đoạn 2011 đến nay dự án chuyển thành chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững tỉnh Hòa Bình, số tiền chi trả cho công tác bảo vệ rừng là 200.000 đồng/ha/năm Việc quản lý rừng và đất rừng, đặc biệt là diện tích rừng trên núi đá vôi là nhiệm vụ của ban quản lý Khu bảo tồn và Hạt kiểm lâm Mai Châu, nhưng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và quản lý đất nông nghiệp là trách nhiệm của nhiều cơ quan khác như phòng nông nghiệp, phòng địa chính dưới sự quản lý của ủy ban nhân dân các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn và Mai Châu Ở cơ sở, UBND các xã là cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của người dân trong địa giới hành chính
xã, cho nên các hoạt động phát triển kinh tế đôi lúc có ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn tài nguyên ĐDSH
Trang 35Tình hình sử dụng tài nguyên rừng: Khai thác các sản phẩm rừng đã trở thành thói quen và góp phần đáng kể vào thu nhập của nhân dân trong khu vực nghiên cứu Lâm sản quan trọng nhất là gỗ, củi Theo kết quả điều tra mặc dù khai thác gỗ củi để bán đã được hạn chế song nhu cầu sử dụng tại chỗ vẫn rất lớn Bình quân mỗi năm một xã có 7- 10 hộ làm nhà mới, mỗi nhà cần 15- 20 m3
gỗ Mức tiêu thụ củi bình quân 20 ster/hộ/năm Ngoài gỗ, củi, tre, nứa người dân còn khai thác các loại song, mây và dược liệu, động vật rừng [70], [71], [74]
1.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
a Dân số
Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình nằm trên địa bàn 10 xã thuộc 3 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu Năm 2008, trong khu vực có 18.087 người thuộc 3.929 hộ gia đình Mật độ dân số không cao, trung bình ở khu vực là 61 người/km2 Bắc Sơn là xã có mật độ dân số đông nhất với 92 người/km2
Trong khi đó mật độ dân số của xã Ngổ Luông chỉ là 35 người/km2 Tốc độ tăng dân số vào khoảng 1,1 %, thấp hơn mức tăng trung bình của Việt Nam (khoảng hơn 1,2
%) Theo các báo các của Ủy ban nhân dân các xã (UBND) trong vùng, đại đa số dân là dân tộc Mường (trên 70%) Người Thái ở 3 xã (Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai) chiếm tỷ lệ 25 %, còn lại khoảng 5 % là người Kinh lên buôn bán hoặc lấy
vợ từ vùng khác tới [71]
Trang 36Bảng 1.2 Đặc điểm về dân số các xã trong khu vực nghiên cứu
Huyện Xã
Diện tích
- Công tác định canh định cư
Phần lớn dân cư trong vùng hiện nay đã ổn định cuộc sống, định canh, định
cư Tuy nhiên, do những lý do khách quan vẫn còn một số hộ phải di chuyển tự
do vào Nam để làm ăn hoặc chuyển ra gần đường để giao lưu, buôn bán
Đồng bào trong khu vực có tập quán canh tác lúa nước Ruộng lúa có độ màu
mỡ cao, có hệ thống thuỷ lợi dẫn nước từ các khe suối Ngoài lúa tẻ, lúa nếp, còn có hoa màu và cây củ các loại Cùng với nông nghiệp, chăn nuôi cũng đang trên đường phát triển trong khu vực, tuy nhiên nhìn chung vẫn còn chậm [40], [56], [70], [74]
Trang 37b Văn hóa xã hội
Các xã trong khu vực nghiên cứu đều có trạm y tế đặt ở trung tâm, riêng Ngọc Sơn có phòng khám bệnh đa khoa cụm xã vùng cao Ngoài ra, có các cơ sở
y tế lưu động ở một số thôn trong khu vực nghiên cứu Các cơ sở y tế này thường
là của gia đình cán bộ trạm y tế xã ở trong thôn đó Tuy nhiên, trên bình diện chung việc chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng trong khu vực vẫn còn gặp nhiều khó khăn [40], [56], [70], [74]
Các bệnh thường gặp trong vùng là sốt rét, viêm gan, các bệnh về đường
hô hấp và đường ruột Trong đó, dễ mắc và có tỉ lệ tử vong cao nhất là bệnh sốt rét Bệnh này tập trung cao vào các tháng chuyển mùa hàng năm
c Giáo dục
Mặc dù tỉ lệ trẻ em tới trường cao song hiện tượng bỏ học cũng khá phổ biến tập trung chủ yếu vào giai đoạn chuyển cấp Nguyên nhân bỏ học là do không đủ điều kiện kinh tế cho con em tiếp tục tới trường và thiếu sự thúc dục
của bố mẹ [40], [56]
d Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Giao thông trong vùng đã và đang được nâng cấp Hiện tại, xe ôtô vào được tất cả các thôn bản vào mùa khô [40], [56]
- Thủy lợi: Các xã trong vùng đều có hệ thống thủy lợi phục vụ cho hoạt động
sản xuất Các kênh mương chưa được kiên cố hoá, một số công trình thủy nông khác trên địa bàn do địa phương quản lý Đập thủy lợi trong khu vực hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, thường bị hư hỏng do không được tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên [40], [56], [70]
Trang 38- Nước sạch: Nước sạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng địa phương Nguồn nước sử dụng phổ biến cho sinh hoạt là nước tự chảy và sông suối Đặc biệt, không
hộ nào trong khu vực nghiên cứu đào giếng Hệ thống nước tự chảy hiện nay chỉ đủ cung cấp khoảng 65% nhu cầu sử dụng trong vùng [40], [56], [69], [74]
- Điện: Các xã trong vùng đã có hệ thống lưới điện Quốc gia, nhưng chỉ có một
số ít các hộ được sử dụng do thiếu đường dây kéo từ trung tâm xã đến các thôn bản Người dân ở các thôn bản xa thường sử dụng máy thủy điện nhỏ để lấy điện phục vụ sinh hoạt [40], [56], [70], [74]
- Thông tin liên lạc: Phần lớn UBND các xã đã có điện thoại, thậm chí khu vực trung tâm các xã đã có sóng Viettel, Vina, Mobile thuận lợi để trao đổi thông tin với cấp huyện, tỉnh Các xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã [40], [56], [70], [74]
e Thực trạng sản xuất kinh tế ở khu vực nghiên cứu
Các xã trong khu vực có nền kinh tế kém phát triển, tất cả đều thuộc các xã đặc biệt khó khăn Thu nhập của người dân chủ yếu từ nông nghiệp trong đó sản phẩm lương thực là chủ đạo, chăn nuôi và các ngành nghề khác chưa phát triển
số ít vẫn được người dân sử dụng để trồng cây lương thực như ngô và sắn
Trang 39Chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn chưa phát triển do những hạn chế như địa hình dốc, không có khu vực chăn thả, thiếu đồng cỏ, thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật Các loại gia súc, gia cầm chính trong vùng là trâu, bò, lợn, dê, gà …
f Tình hình đói nghèo của khu vực nghiên cứu
Tình hình đói nghèo tại khu vực nghiên cứu đang là vấn đề trở ngại lớn nhất cho các nhà chức trách của tỉnh Hoà Bình Tỉ lệ hộ đói nghèo cao nhất ở xã Ngọc Sơn (31,89%), thấp nhất ở xã Tân Mỹ (25,8%) (Phụ lục 01 Điều kiện KTXH của khu vực nghiên cứu)
Trang 40CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, phạm vi và địa điểm, thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thành phần loài động vật và thực vật phân bố tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình; Hiện trạng về bảo tồn và quản lý ĐDSH tại khu vực nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: ĐDSH dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình và
đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
Địa điểm nghiên cứu: 10 xã phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, bao gồm 4 xã của huyện Lạc Sơn (Tự Do, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tân Mỹ); 3 xã thuộc huyện Tân Lạc (Bắc Sơn, Nam Sơn, Ngổ Luông) và 3 xã thuộc huyện Mai Châu (Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai)
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2012
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm ĐDSH tại khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu tính đa dạng động vật tại khu vực nghiên cứu
2.2.2 Nghiên cứu nguyên nhân suy giảm ĐDSH
Suy giảm ĐDSH được xác định bởi các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp: (1)- Nguyên nhân trực tiếp: Săn bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ trái phép, thu hái lâm sản ngoài gỗ, chăn thả gia súc, xâm lấn rừng lấy đất canh tác, cháy rừng;