Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN! Trong thời gian thực tập 2 tháng tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Lập tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Phòng Tài nguyên và Môi trường và các thầy cô giáo khoa Môi trường trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa thực tập Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập này Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân viên trong Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Lập đã tận tình hướng dẫn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành chương trình thực tập Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập Trong quá trình thực tập tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế, nâng cao trình độ hiểu biết, từ đó trau dồi kiến thức giúp tôi hiểu hơn về chuyên ngành mà mình đã học. Bên cạnh những hiểu biết về nghề nghiệp của mình đợt thực tập này còn giúp tôi học hỏi rất nhiều về kiến thức xã hội giúp tôi trưởng thành hơn trong công việc và cuộc sống Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế và còn hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo của tôi thêm hoàn chỉnh Tôi xin chân thành cảm ơn! Yên Lập, Ngày 30 Tháng 11 năm 2015 Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Phương Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HUYỆN YÊN Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất, con người đã tác động vào môi trường với nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích phục vụ cho sự sống và phát triển của mình Ngày nay với sự phát triển kinh tế, xã hội, tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành: Công nghiệp, dịch vụ, du lịch… thì các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng ngày một nhiều. Song song với sự phát triển đó làm nảy sinh những vấn đề mới, nan giải cho toàn xã hội trong đó ô nhiễm môi trường là vấn đề gây bức xúc cho cả cộng đồng. Ô nhiễm môi trường với nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có chất thải rắn chất thải sinh hoạt là yếu tố vô cùng quan trọng. Như chúng ta thấy chất thải rắn sinh hoạt là một phần của cuộc sống phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người, còn nước thải được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu là trong sinh hoạt, bệnh viện, các làng nghề Với mức thu nhập của người dân càng cao thì việc sử dụng các sản phẩm của xã hội ngày một lớn kéo theo sự gia tăng lượng chất thải rắn và nước thải gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, làm mất đi cảnh quan khu đô thị và dân cư… Hiện nay trên thế giới nói chung ở Việt Nam nói riêng thì chất thải rắn là một bài toán khó, cần được chú trọng hơn. Điều đó đòi hỏi phải có công nghệ, khai thác, sử dụng và quy trình phù hợp để xử lý triệt để lượng chất thải rắn phát sinh cũng như các nguồn nước thải. Tuy nhiên xét về năng lực hiện tại và mức độ phát triển đô thị, công nghiệp, nhu cầu về quản lý chất thải rắn, vấn đề sử dụng tài nguyên nước hiệu quả hợp lý nói chung còn là rất lớn. Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Yên Lập là một huyện miền núi phía Bắc, cùng với sự phát triển chung của cả nước, công tác bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm đang rất được quan tâm, nhất là về quản lý chất thải rắn là một vấn đề khá nan giải, được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau với thành phần phức tạp và đa dạng. Do vậy tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh, đánh giá hiện trạng công tác thu gom, xử lý, sử dụng đúng và hiệu quả là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Lập – Tỉnh Phú Thọ 2. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ Điều tra, đánh giá tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Lập Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước và chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Lập Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện của huyện để nâng cao công tác quản lý chất lượng môi trường, giảm thiểu ô nhiễm một cách khoa học và bền vững, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân 3. YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, đầy đủ, chi tiết Đánh giá công tác thực hiện phải chính xác Những giải pháp đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện của huyện 4. Ý NGHĨA CỦA CHUYÊN ĐỀ Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này + Vận dụng và phát huy được những kiến thức đó học tập và nghiên cứu Ý nghĩa thực tiễn: + Đánh giá được lượng chất thải phát sinh trên địa bàn huyện + Đề xuất những biện pháp khả thi để xử lý kịp thời và hiệu quả nhất 5. CĂN CỨ PHÁP LÝ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/06/2014 Nghị định số 80/2006 /NĐCP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐCP ngày 28/12/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ xung một số điều của Nghị định số 80/2006 /NĐCP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường; Nghị định 59/2007/NĐCP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn Chỉ thị số 199CT/TTg ngày 03/04/1997 của Thủ Tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLTBXD ngày 17/10/1997 hướng dẫn thi hành chỉ thị số 199/1997/TTg ngày 03/04/1997 của Thủ Tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quyết định số 152/1999/QĐTTg ngày 10/07/1999 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt " Chiến lược quản lý chất thải rắn các đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam đến 2020" Nghị quyết số 41NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ máy Chính trị về BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN YÊN LẬP 1.1. Sự hình thành và ra đời của phòng Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Lập tiền thân phòng Quản lý ruộng đất và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc UBND huyện Yên Lập. Phòng tài nguyên môi trường chính thức thành lập năm 2000 Phòng bao gồm: Lãnh đạo: 01 trưởng phòng, 02 phó phòng 10 cán bộ công chức 1.2.Chức năng Nhiệm vụ Tham mưu giúp UBND huyện Yên Lập ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách và pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thẩm định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các xã, thị trấn Trình UBND huyện Yên Lập ra quyết định giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND huyện theo quy định của pháp luật Hướng dẫn và kiểm tra việc bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, phòng chống và khắc phục suy thoái ô nhiễm môi trường Quản lý, lưu trữ các tài liệu về môi trường. Lập báo cáo thống kê, kiểm kê theo định kỳ Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin về Tài nguyên và Môi trường Quản lý và theo dõi biến động về đất đai, cập nhật và chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ, phù hợp với hiện trạng sử dụng theo quy định và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và thanh tra việc thực thi pháp luật giúp UBND huyện giải quyết các tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng đất đai theo định kỳ Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quản lý, hướng dẫn kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn.Tham gia đề xuất với UBND huyện về công tác đào tạo cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường từ huyện đến cơ sở CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẬP 2.1. Điều kiện tự nhiên thị trấn Yên Lập Huyện Yên Lập 2.1.1. Vị trí địa lý Yên Lập là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có toạ độ địa lý từ 21o13’ đến 21o33’ vĩ độ Bắc và từ 104o52’ đến 105o10’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 43783,62 ha, với 17 đơn vị hành chính (16 xã và 01 thị trấn ). Địa giới hành chính giáp các tỉnh huyện sau: Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Hạ Hoà Phía Đông giáp huyện Cẩm Khê Phía Đông Nam giáp huyện Tam Nông Phía Tây giáp huyện Văn Chấn Tỉnh Yên Bái Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tân Sơn và Thanh Sơn Trung tâm huyện là thị trấn Yên Lập, cách thành phố Việt Trì khoảng 70km, trên địa bàn huyện không có đường quốc lộ, các tuyến giao thông chính là 5 tuyến đường tỉnh: ĐT 313, ĐT 321, ĐT 321B, ĐT 313D và ĐT 313C. Do ở vị trí nằm khá xa trung tâm tỉnh, cùng với hệ thống giao thông không thuận tiện nên huyện Yên Lập gặp nhiều khó khăn, bất lợi hơn so với các huyện khác trong giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.1.2. Địa hình Địa hình huyện Yên Lập khá đa dạng và phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc lại phân bố không đều làm cho địa hình bị phân cắt mạnh và được chia thành 3 dạng chính Địa hình núi thấp đồi cao được phân bố chủ yếu các xã vùng hạ huyện bao gồm các xã Minh Hòa, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Phúc Khánh; dạng địa hình này phù hợp cho phát triển các loài cây công nghiệp lâu năm (chè) và cây nguyên liệu giấy, đồng thời sản xuất chế biến vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, do địa hình phân cắt nên việc phát triển hệ thống thủy lợi gặp nhiều khó khăn Địa hình thung lũng được phân bố chủ yếu ở các xã Xuân Viên, Xuân Thủy, Hưng Long, Đồng Thịnh, Thương Long, thị trấn Yên Lập. Đây là vùng được tạo bởi hai sườn núi cao phía đông và tây huyện, đất được hình thành do bồi tụ trong quá trình phong hóa, có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và đất thịt nặng, phù hợp cho phát triển những giống lúa chất lượng cao, sản xuất lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh và thâm canh Địa hình núi cao bao gồm các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Nga Hoàng và Trung Sơn. Đây là vùng địa hình bị phân cắt mạnh, một số khu vực đồi núi có độ dốc cao trên 250 , về mùa mưa thường xảy ra lũ quét, về mùa khô lại hay bị hạn. Tronng tiểu vùng có một số khoáng sản và một vài diểm danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Do vậy tiểu vùng này phù hợp với phát triển lâm nghiệp với các loại cây lấy gỗ và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao; phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp; phát triển dịch vụ du lịch và khai thác quặng sắt . 2.1.3. Khí hậu Nguyễn Thị Thu Phương Trường ĐHTN & MT HN 10