1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông

209 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 209
Dung lượng 14,03 MB

Nội dung

Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học hiện nay vẫn là vấn đề khó khăn, thách thức đối với GV như: khả năng khai thác phần mềm tin học Excel, Power Point, MapInfo, Encarta,…, việc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TUẤN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TUẤN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực

và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Tuấn

Trang 4

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Đặng Văn Đức, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;

2 PGS.TS Ngô Quang Sơn, Viện trưởng Viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc,

đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Phòng Tạp chí & TTKHCN, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lý, Bộ môn PPGD Địa lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường

Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo và các em học sinh Trường THPT Long Xuyên, Trường Thực hành Sư phạm – ĐHAG, Trường THPT chuyên Bến Tre, Trường THPT Thủ Khoa Nghĩa, THPT Vĩnh Thạnh, THPT Kiên Hải, THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát và thực hiện một số nội dung liên quan đến đề tài luận án

Tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ

và chia sẻ với tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án

Trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp để luận án được hoàn thiện hơn./

Hà Nội, tháng 7/2014

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Tuấn

Trang 5

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục hình

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3

6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 10

7 Những đóng góp của đề tài 12

8 Cấu trúc của đề tài 13

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 14

1.1 Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học 14

1.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT 14

1.1.2 Xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục 27

1.1.3 Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông 30

1.2 Đặc điểm, nội dung chương trình địa lý cấp THPT 48

1.3 Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của học sinh THPT 55

1.4 Tình hình ứng dụng CNTT&TT vào dạy học địa lý ở trường THPT 57

Kết luận chương 1 63

Trang 6

ĐỂ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀ WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC

ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 64

2.1 Những nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng bài giảng điện tử 64

2.1.1 Những đặc trưng của bài giảng điện tử địa lý 64

2.1.2 Những nguyên tắc khi xây dựng bài giảng điện tử 66

2.1.3 Những yêu cầu chung khi xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử 71

2.1.4 Quy trình xây dựng bài giảng điện tử 72

2.2 Giới thiệu một số phần mềm sử dụng trong dạy học địa lý THPT 76

2.2.1 Sử dụng Microsoft Word 2010 trong soạn giáo án 76

2.2.2 Sử dụng Microsoft Excel 2010 để xây dựng các biểu đồ 77

2.2.3 Sử dụng Microsoft PowerPoint 2010 để thiết kế bài giảng địa lý 78

2.2.4 Sử dụng Violet để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm 81

2.2.5 Sử dụng iMindMap để xây dựng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý 88

2.2.6 Biên tập các đoạn Video clip và ghi âm 94

2.2.7 Sử dụng phần mềm MapInfo để xây dựng bản đồ giáo khoa địa lý 95

2.2.8 Khai thác tư liệu từ Encarta Reference Library 2009 98

2.2.9 Khai thác thông tin trên Internet 99

2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để xây dựng giáo án điện tử và tổ chức dạy học địa lý ở trường THPT 102

2.3.1 Xây dựng giáo án điện tử và tổ chức dạy học địa lý lớp 10 THPT 102

2.3.2 Xây dựng giáo án điện tử và tổ chức dạy học địa lý lớp 11 THPT 107

2.3.3 Xây dựng giáo án điện tử và tổ chức dạy học địa lý lớp 12 THPT 113

2.4 Xây dựng và hướng dẫn sử dụng trang web “Dạy và học địa lý THPT” 119

2.4.1 Giới thiệu nội dung 119

2.4.2 Hướng dẫn sử dụng 121

Kết luận chương 2 123

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 124

Trang 7

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 124

3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm 124

3.2 Nội dung thực nghiệm 126

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 126

3.4 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 127

3.4.1 Thời gian thực nghiệm 127

3.4.2 Chọn trường, lớp và GV dạy thực nghiệm 127

3.5 Quy trình thực nghiệm 128

3.6 Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm 131

3.6.1 Kết quả thực nghiệm bài số 1 131

3.6.2 Kết quả thực nghiệm bài số 2 133

3.6.3 Kết quả thực nghiệm bài số 3 134

3.7 Nhận xét kết quả thực nghiệm 136

3.7.1 Nhận xét về mặt định tính 136

3.7.2 Nhận xét về mặt định lượng 137

3.7.3 Kết luận sau thực nghiệm 139

3.8 Khảo sát ý kiến của GV, HS về trang web “Dạy và học địa lý THPT” 144

3.8.1 Mục đích khảo sát 144

3.8.2 Đối tượng, hình thức khảo sát 144

3.8.3 Tổng hợp kết quả khảo sát 144

Kết luận chương 3 147

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148

1 Kết luận 148

2 Kiến nghị 150

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO VÀ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA

TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC

Trang 8

-

Viết đầy đủ Viết tắt

Trang 9

-

Bảng 1.1 Tỉ lệ tiếp thu và lưu giữ tri thức 26

Bảng 1.2 Mô hình giáo dục trong thời đại thông tin 33

Bảng 1.3 Kế hoạch dạy học địa lý THPT theo chương trình chuẩn và nâng cao 49

Bảng 1.4 Nội dung của chương trình địa lý lớp 11 THPT 52

Bảng 1.5 Tình hình ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lý ở trường THPT 59

Bảng 1.6 Thống kê số liệu điều tra HS về việc học tập địa lý với BGĐT (số HS/%) 61

Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 131

Bảng 3.2 Tỉ lệ điểm kiểm tra bài thực nghiệm số 1 131

Bảng 3.3 Các tham số kiểm định kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 132

Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 133

Bảng 3.5 Tỉ lệ điểm kiểm tra bài thực nghiệm số 2 133

Bảng 3.6 Các tham số kiểm định kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 134

Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 3 134

Bảng 3.8 Tỉ lệ điểm kiểm tra bài thực nghiệm số 3 135

Bảng 3.9 Các tham số kiểm định kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 3 135

Bảng 3.10 Tổng hợp mức độ hiệu quả khi GV dạy học với CNTT 136

Bảng 3.11 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra các lớp TN và ĐC 138

Bảng 3.12 Các tham số kiểm định kết quả thực nghiệm 139

Bảng 3.13 Tổng hợp ý kiến giảng viên, GV đánh giá website “Dạy và học địa lý THPT” 145 Bảng 3.14 Tổng hợp ý kiến HS đánh giá trang web “Dạy và học địa lý THPT” 145

Trang 10

-

Hình 1.1 Cơ sở đổi mới PPDH 18

Hình 1.2 Sơ đồ mối quan hệ giữa GV và HS trong dạy học tích cực 21

Hình 1.3 Sơ đồ mối quan hệ các yếu tố trong PPDH tích cực 22

Hình 1.4 Sơ đồ hiệu quả sử dụng các loại phương tiện, TBDH 27

Hình 1.5 Các yếu tố của quá trình truyền thông tin 32

Hình 1.6 Sơ đồ quá trình dạy học theo quan điểm truyền thông tin 37

Hình 1.7 Quá trình dạy học - các dạng kênh truyền thông 37

Hình 1.8 Ứng dụng CNTT để tra cứu thông tin, xây dựng bài giảng điện tử và bản đồ 44

Hình 1.9 Ứng dụng CNTT để vẽ biểu đồ, sưu tầm tranh ảnh và khai thác Video clip 45

Hình 2.1 Soạn giáo án trên Word 2010 76

Hình 2.2 Chèn BĐ dân số Việt Nam 76

Hình 2.3 Sử dụng Excel để vẽ các dạng biểu đồ - bài học địa lý 12 THPT 77

Hình 2.4 Minh họa dạng trình bày thứ nhất 79

Hình 2.5 Minh họa dạng trình bày thứ hai 80

Hình 2.6 Minh họa dạng trình bày thứ ba 80

Hình 2.7 Nhập bài tập trắc nghiệm 83

Hình 2.8 Màn hình bài tập trắc nghiệm 83

Hình 2.9 Trang hiển thị bài tập “Ghép đôi” 83

Hình 2.10 Nhập mẫu bài tập ô chữ 84

Hình 2.11 Trang bài tập ô chữ 85

Hình 2.12 Nhập bài tập kéo thả chữ 86

Hình 2.13 Bài tập kéo thả chữ 86

Hình 2.14 Bài tập điền khuyết 87

Hình 2.15 Đóng gói bài giảng 87

Hình 2.16 Một sơ đồ tư duy được tạo bằng iMindMap 88

Hình 2.17 Cách ghi chép trên SĐTD 90

Hình 2.18 Sơ đồ tư duy SGK địa lý 12 90

Hình 2.19 Mô hình SĐTD nội dung bài học 93

Hình 2.20 SĐTD bài Dân cư Việt Nam 93

Hình 2.21 Biên tập Video clip\ Movie Maker 94

Hình 2.22 Vào Windows Movie Maker 94

Trang 11

Hình 2.24 Biểu tượng của phần mềm Mapinfo Professsional 95

Hình 2.25 Bản đồ kinh tế tỉnh An Giang được xây dựng bằng MapInfo 97

Hình 2.26 Bản đồ dân số tỉnh An Giang được xây dựng bằng MapInfo 97

Hình 2.27 Giao diện Encarta 2009 98

Hình 2.28 Tìm website Khoa Địa lý - ĐHSP Hà Nội với Google 99

Hình 2.29 Tìm thông tin dưới dạng chữ viết, hình ảnh 100

Hình 2.30 Video clip núi lửa 100

Hình 2.31 Truy cập thông tin tại Wikipedia 101

Hình 2.32 Trang web Youtube.com 101

Hình 2.33 Video clip giới thiệu phương tiện vận tải đường thủy, đường bộ 105

Hình 2.34 Bản đồ tự nhiên Việt Nam 105

Hình 2.35 Sân bay Tân Sơn Nhất – TPHCM 105

Hình 2.36 Phiếu học tập số 1, 2 105

Hình 2.37 Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành GTVT 106

Hình 2.38 Phương tiện vận chuyển xưa; câu hỏi củng cố bài học 106

Hình 2.39 Giới thiệu slide 1, 2 bài Hoa Kỳ (tiết 1) 110

Hình 2.40 Giới thiệu slide 6, 7 – bài Hoa Kỳ (tiết 1) 111

Hình 2 41 Tạo câu hỏi 1 và đáp án trên Violet 112

Hình 2.42 Tạo câu hỏi 2 trên Violet 112

Hình 2.43 Tạo câu hỏi 3 và 4 trên Violet 112

Hình 2.44 Minh họa phần củng cố kiến thức bằng SĐTD 118

Hình 2.45 SĐTD - Sử dụng và bảo vệ TNTN 118

Hình 2.46 Minh họa Banner trang web dạy và học địa lý THPT 119

Hình 2.47 Minh họa mục Bài viết và Bài giảng điện tử trên website 120

Hình 2 48 Minh họa mục Liên kết web và Giới thiệu sách trên website 121

Hình 2.49 Minh họa nhóm Văn hóa, du lịch, sức khỏe, giáo dục, khoa học 121

Hình 2.50 Tải ảnh từ website 122

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện tổng hợp kết quả thực nghiệm 138 Hình 3.2 Tiết dạy TNSP tại trường THPT Vĩnh Thạnh và trường PTTH Sư phạm 146

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Những thành tựu của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông đã xâm nhập và tác động mạnh mẽ đến kinh

tế, văn hoá, giáo dục và đời sống xã hội

Trong giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng được phát triển đa dạng và phong phú CNTT&TT đang trở thành một phương tiện không thể thiếu trong quá trình dạy học bởi tính năng ưu việt và những tiện ích vượt trội của nó so với các phương tiện, thiết bị dạy học khác Vì vậy, phải nhanh chóng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh

Nắm bắt xu thế phát triển tất yếu của giáo dục, từ những năm 90 của thế kỷ

XX cho đến nay, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã xác định rõ trọng tâm của ngành là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục và dạy học ở trường phổ thông Chỉ thị 29/2001/CT-BGDĐT của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin

có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy học Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” [12]

Mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông hiện nay nói chung và môn Địa

lý nói riêng không chỉ nhằm cung cấp kiến thức, mà còn hướng đến việc phát triển những kỹ năng cần thiết cho học sinh (HS) để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước Việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lý là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập, tạo môi trường giáo dục mang tính tương tác cao,

HS được khuyến khích, tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm kiến thức, sắp xếp hợp

lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện và phát huy năng lực của mình

Những năm gần đây, nhiều trường trung học phổ thông (THPT) đã được trang bị máy chiếu, bảng tương tác, phòng học đa chức năng, mạng Internet, loa, máy ghi âm, máy ảnh, quay phim …, tạo cơ sở hạ tầng CNTT&TT để GV sử dụng trong quá trình dạy học Giáo viên (GV) đã khai thác và sử dụng các phần mềm tin học để xây dựng bài giảng điện tử nhằm đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)

theo hướng tích cực Nhìn chung, việc sử dụng các phần mềm tin học trong dạy học

Trang 13

địa lý bước đầu đã khắc phục những hạn chế nhất định về phương tiện, thiết bị dạy học, gây được hứng thú, hấp dẫn HS học tập ở mức độ nhất định Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học hiện nay vẫn là vấn đề khó khăn, thách thức đối với GV như: khả năng khai thác phần mềm tin học (Excel, Power Point, MapInfo, Encarta,…), việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại (máy vi tính, projector, bảng tương tác…), hay việc lạm dụng kỹ thuật trong quá trình lên lớp…,

nó đã làm hạn chế việc đổi mới PPDH địa lý ở trường THPT

Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do GV tự tìm hiểu hay học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để khai thác tính năng của các phần mềm tin học, chưa có kinh nghiệm sử dụng và thiếu các tài liệu tham khảo về mặt

lý luận cũng như các hướng dẫn cơ bản, phù hợp với yêu cầu để xây dựng bài giảng điện tử Ngoài ra, còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường, nội dung bài học và đối tượng HS mà GV có phương pháp ứng dụng CNTT&TT với mức độ và

hình thức khác nhau sao cho khoa học và hiệu quả

Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng

dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông”, nhằm góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp và nâng

cao chất lượng dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, ứng dụng CNTT&TT vào dạy học địa lý nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực HS, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ở trường THPT

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT&TT trong

dạy học địa lý ở trường THPT

- Xác định những yêu cầu, nguyên tắc, quy trình xây dựng bài giảng điện tử

- Tổ chức dạy học địa lý THPT với sự hỗ trợ của CNTT&TT

- Xây dựng và hướng dẫn sử dụng website hỗ trợ dạy học địa lý THPT

- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài

nghiên cứu

Trang 14

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu ứng dụng CNTT&TT vào thiết kế bài học và xây dựng website

hỗ trợ dạy học địa lý ở trường THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và các biện pháp sư phạm của việc ứng dụng CNTT&TT để xây dựng bài giảng và tổ chức dạy học địa lý ở trường THPT (bao gồm Địa lý lớp 10, 11 và 12 THPT)

- Trong khuôn khổ của một luận án chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn địa lý, chúng tôi không đi sâu phân tích đầy đủ các tính năng kỹ thuật của các phần mềm tin học, mà chủ yếu giới thiệu, tập trung khai thác những tiện ích, khả năng của các phần mềm dạy học để xây dựng bài giảng điện tử và website hỗ trợ dạy học địa lý ở trường THPT

- Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành ở một số trường THPT của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Kiên Giang)

4 Giả thuyết khoa học

Việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học nếu được thực hiện một cách khoa học, hợp lý sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực HS, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học địa lý ở trường THPT

5 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

5.1 Trên thế giới

CNTT&TT là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện nay Việc nghiên cứu, ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục và đào tạo đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu, đáng kể nhất là: Đề án “Tin học

cho mọi người” (Informatique pour tous) - Pháp, 1970; Chương trình MEP

“Chương trình giáo dục vi điện tử” (Microelectronics Education Program) - Anh, 1980; Các chương trình và phần mềm các môn học cho trường trung học

Trang 15

được cung cấp bởi NSCU (National Software-Cadination Unit) - Australia,

1984; Đề án CLASS Máy tính và các nghiên cứu ở trường học” (Computer literacy and studies in school) - Ấn Độ, 1985; Hội thảo về “Xây dựng phần mềm

tin học”, các nước châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức tại Malaysia, 1985 Bên

cạnh các đề tài nghiên cứu, một số tài liệu tiêu biểu như “Công nghệ day học” (Instructional Technology for Teaching and Learning) của Timothy J Newby và

các cộng sự (1996) đã đề cập đến ba vấn đề chủ yếu: phát triển các ý tưởng và xây dựng kế hoạch tiến hành các hoạt động dạy học có sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật theo hướng phát huy vai trò tích cực của người học; đề xuất các biện pháp sử dụng phương tiện kỹ thuật phù hợp với những yêu cầu và hình thức dạy học cụ thể; đồng thời, nhấn mạnh vai trò của phương tiện kỹ thuật nói chung, đặc biệt là CNTT&TT như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động

dạy học Cuốn “Dạy học với công nghệ: Tạo lớp học-học sinh làm trung tâm” (Teaching with Technology: Creating Student-Centered-Classrooms) của Judith

H Sandholtz (1997), trình bày về dự án ACOT (The Apple Classrooms of Tomorrow) nhằm triển khai các hướng ứng dụng công nghệ máy tính trong giảng dạy theo hướng người học là trung tâm và những ảnh hưởng của nó đối với nền giáo dục hiện đại; Trong cuốn “Học với công nghệ: Triển vọng kiến

tạo” (Learning with Technology: A Constructivist Perspective” (1999), David H

Jonassen và các cộng sự tập trung trình bày những tác động tích cực của công nghệ máy tính đối với cách học của người học Các tác giả đã làm rõ vai trò to lớn của các phương tiện đa truyền thông đối với việc kích thích một cách tích cực các giác quan của HS, giúp mỗi người học có thể phát huy tốt năng lực, sở thích, năng khiếu riêng để tự khám phá và tìm kiếm tri thức,…

Những định hướng nghiên cứu và yêu cầu của việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học đã được đề cập cụ thể hơn trong một số tài liệu được đánh giá cao, như các cuốn: "Dạy học hiệu quả với công nghệ thông tin và thực hành”

(Effective teaching with internet technology pedagogy and practice) của Alan

M.Pritchard (2007); “Danh sách 101 cần thiết cho việc sử dụng công nghệ thông

Trang 16

tin và truyền thông trong lớp học" (101 Essential List for Using ICT in the Classroom) của George Cole (2006); “Sử dụng công nghệ trong dạy học” (Using technology in teaching) của William Clyde and Andrew Delohery (2005); “Dạy và học với môi trường học tập ảo” (Learning and teaching with virtual learning environments) của Helena Gillespie, Helen Boulton (2007) và nhiều công trình nghiên cứu về Xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy - học của

S.Retalis, T.Leinonen, Maria Ranieri, Gerry White Các tác giả đã đề xuất những ý tưởng, quan điểm khi nghiên cứu các ứng dụng CNTT&TT vào dạy học, đồng thời chỉ ra những điểm có lợi và bất lợi, nên và không nên khi sử dụng CNTT&TT cùng một số dẫn chứng vào dạy học một số môn cụ thể, chủ yếu là

các bộ môn khoa học tự nhiên, trong những điều kiện dạy học khá lý tưởng

Các tài liệu về ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lý ở trường phổ thông xuất hiện muộn hơn và không nhiều so với các tài liệu về các môn khoa học tự nhiên Trong các tài liệu: “Sử dụng công nghệ thông tin trong địa lý”

(Using Information Technology in Geography” của Sue Neale (1998); “Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong địa lý” (Using ICT in Geography” của Fred Martin and Keith Grimwade (1999); “Bài viét học thuật cho Using ICT

in quality Geography” của Fred Martin (2006)… Các tác giả đã quan tâm đến

việc khai thác các thông tin đa phương tiện (Multimedia) từ các CD-Rom, các trang Web trên Internet có nội dung địa lý nhằm giúp cho HS những cơ hội, điều kiện tiếp cận tri thức địa lý tốt hơn và tạo ra những khả năng trao đổi thông tin, nghiên cứu, học tập vừa tiện ích, vừa tích cực giữa GV - HS và HS - HS

Một số CD-Rom về bản đồ, thông tin địa lý của nước ngoài cũng được phát

hành, như các CD tra cứu: “PC Fact”, “The world Atlas”, “Encarta Reference Library”… Thông tin địa lý trong các CD-Rom này được thể hiện bằng kênh chữ

và kênh hình rất đa dạng, phong phú Nội dung thông tin được sắp xếp, trình bày khá khoa học, chủ yếu phản ánh về văn hóa, lịch sử, địa danh, thông tin kinh tế, bản

đồ các nước trên thế giới Chúng ta có thể sử dụng có chọn lọc các tài liệu này vào dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông (THPT)

Trang 17

Ở các nước phát triển, cùng với những phần mềm dạy học chuyên ngành, các phần mềm công cụ cũng được GV và HS quan tâm sử dụng, trong đó có phần mềm Ms PowerPoint Cùng với sự xuất hiện các phiên bản của phần mềm Ms

PowerPoint là các tài liệu hướng dẫn sử dụng (tiếng Anh) như cuốn Microsoft

2002" (Interactive Computing Series Microsoft PowerPoint 2002) của Kenneth C

Laudon, Kenneth Rosenblatt, David Langley (2003), …Các tài liệu này chủ yếu chỉ trình bày về các tính năng và thao tác kỹ thuật sử dụng phần mềm Ms PowerPoint

mà ít chú ý đến khía cạnh giáo dục của việc sử dụng phần mềm này cho phù hợp với nội dung, chức năng dạy học

Ngoài ra, trên các Website: www.en.wikipedia.org/wiki/powerpoint; http://www.power-presentations.com hay trên tạp chí “Presentations magazine”

chúng ta có thể tìm thấy những diễn đàn trao đổi về những mặt tốt và hạn chế của việc sử dụng phần mềm Ms PowerPoint với các bài viết của Tad Simons, Edward Tufte, … Qua đó, người sử dụng được lưu ý đến các biện pháp sử dụng phần mềm này sao cho phù hợp và có hiệu quả đối với yêu cầu của từng hoạt động cụ thể Nhìn chung, các bài viết, tài liệu trên đã đem lại cho chúng tôi những nhận thức đầy đủ hơn về xu hướng, ý tưởng, biện pháp sử dụng CNTT&TT trong dạy học nói chung và dạy học địa lý nói riêng ở trường THPT Tuy nhiên, cũng cần có

sự vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể ở nước ta, nơi mà điều kiện trang bị phương tiện kỹ thuật dạy học, hệ thống mạng Internet, năng lực và thói quen chủ động sử dụng CNTT&TT của GV, HS… chưa trở nên phổ biến rộng

như các nước công nghiệp phát triển mà các tác giả nước ngoài đã đề cập

5.2 Những tài liệu, công trình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, CNTT&TT đã được đưa vào trường phổ thông thử nghiệm với tư cách là một môn học – môn Tin học và từ những năm cuối của thập niên này, CNTT&TT mới được quan tâm ứng dụng vào dạy học các bộ môn khác, nhất là sau khi có các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và Bộ GD-ĐT về vấn đề này Nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề ứng dụng CNTT&TT trong dạy học ở trường phô thông ngày một phong phú hơn

Tiêu biểu là các bài: “Một số điểm về cơ sở lý luận dạy học của việc sử dụng máy

Trang 18

tính điện tử” của Nguyễn Quang Lạc, Lê Công Triêm,1992; “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí giáo dục” của Trần Kiều, Nguyễn Thanh Lương, 1994; “Công nghệ thông tin với việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn trong nhà trường” của Phan Trọng Luận, 1998; “Đổi mới phương pháp giảng dạy b ng công nghệ thông tin - Xu thế của thời đại” của Quách Tuấn Ngọc, 1999;

"Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đào tạo giáo viên có chất lượng và hiệu quả tại các trường đại học sư phạm ở Việt Nam” (Using ICT effectively in training quality teachers in the teacher training universities in Viet Nam), Đặng Văn Đức, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế UNESCO châu Á – Thái Bình Dương, 2001; “Sự hỗ trợ của máy vi tính với hệ thống multimedia trong dạy học” của Lê Công Triêm, 2002; “Công nghệ thông tin với việc dạy và học trong nhà trường Việt Nam” của Lưu Lâm, 2002; “Công nghệ thông tin và truyền thông với giáo dục - đào tạo ở Việt Nam” của Lê Hồng Sơn, 2002; “Xu thế nghiên cứu thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học mới có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của Nguyễn Thị Kim Thành, Ngô Quang Sơn, 2003; “Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực”, Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn, NXB Giáo dục,

2008.,…Các tài liệu, bài viết trên đều khẳng định xu thế tất yếu của việc ứng dụng CNTT&TT trong nền giáo dục hiện đại, đồng thời còn nêu những vấn đề có tính định hướng chung về những nguyên tắc, yêu cầu, quy trình; những mặt tích cực, hạn chế…, trong việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học này Vẫn còn ít bài viết trình bày rõ về những khó khăn cũng như các giải pháp khả thi đối với nhà trường phổ thông trong việc triển khai các ứng dụng CNTT&TT vào dạy học địa lý

Để đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đất nước, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, các nhà phương pháp dạy học địa

lý trong nước đã tổ chức nhiều hội thảo, công trình nghiên cứu việc ứng dụng

CNTT&TT và xây dựng các phần mềm dạy học địa lý, cụ thể như: Báo cáo “Sử dụng máy vi tính trong nghiên cứu và giảng dạy địa lý”, Nguyễn Dược (Viện KHGD Việt Nam), 1996; phần mềm “PCFACT với dạy học địa lý”, Nguyễn Dược, 1998; phần mềm “DB - Map” hỗ trợ cho việc dạy học địa lý trong nhà trường phổ thông và đại học của Đặng Văn Đức, 1998; phần mềm “Ebook địa lý 6”, “Ebook địa lý 7”, ”Ebook địa lý cao đẳng sư phạm”, phần mềm “Hỗ trợ dạy học địa lý

Trang 19

10” và phần mềm “Atlat điện tử” hỗ trợ dạy học địa lý 9 do Nguyễn Viết Thịnh và các cộng sự, Trung tâm Địa lý ứng dụng - Trường ĐHSP Hà Nội thực hiện; “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở trường phổ thông”, Đặng Văn Đức, Tạp chí Khoa học, ĐHSP Hà Nội, 2002; “Ứng dụng ICT

vào đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học Sư phạm Hà Nội trong quá trình hội

nhập Quốc tế, Đặng Văn Đức, Tạp chí Khoa học, ĐHSP Hà Nội, 2010; “Thiết kế, xây dựng hệ thống bài giảng điện tử Địa lí kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam”, Nguyễn Trọng Phúc; “Nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình phổ thông nhờ sự hỗ trợ của thiết bị và phần mềm dạy học”, Nguyễn Trọng Phúc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh, 2005; “Windows MS Office Internet dùng trong giảng dạy và nghiên cứu địa lý”, Nguyễn Viết Thịnh, ĐHSP

Hà Nội, 2005; “Công nghệ dạy học địa lý”, Trần Đức Tuấn, ĐHSP Hà Nội, 2006;

“Giáo án và tư liệu dạy học điện tử môn địa lý 11”, Nguyễn Viết Thịnh (chủ

biên), Ngô Thị Hải Yến, Kiều Văn Hoan, Vũ Đình Hòa, Nguyễn Thanh Xuân,

Nxb Đại học sư phạm, 2007; “Thành lập bản đồ kinh tế - xã hội”, Lâm Quang Dốc, 2008; “Hướng dẫn sử dụng tư liệu dạy học điện tử môn địa lý 12”, Lâm Quang Dốc, Kiều Văn Hoan, Nxb Đại học sư phạm, 2009; “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lý”, Đặng văn Đức, Tạp chí Khoa học, ĐHSP Hà Nội, số

4/2012 VN đã thể hiện một bước tiến đáng kể về nhận thức vai trò, ý nghĩa, của việc ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới phương pháp và tổ chức dạy học trên lớp Các bài viết đã khẳng định sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lý trên cơ sở đảm bảo sự phù hợp nội dung, chức năng và đặc trưng bộ môn Tuy nhiên, vẫn chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về các ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lý phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện dạy học ở trường phổ thông hiện nay

Nhiều công trình nghiên cứu giáo dục đã quan tâm đến việc sử dụng phần mềm Ms PowerPoint - như một phương tiện dạy học các bộ môn ở trường phổ

thông Trong số này, có thể kể đến các tài liệu, bài viết, như: “Sử dụng hiệu quả phần mềm PowerPoint để làm cho phương pháp thuyết trình trở thành phương pháp dạy học tích cực” của Ngô Quang Sơn ;“Thiết kế bài giảng địa lý ở trường phổ thông có sử dụng PowerPoint và các phần mềm địa lý” của Nguyễn Trọng

Trang 20

Phúc; “Modun Trình bày trực quan các kết quả nghiên cứu và bài giảng địa lý

b ng PowerPoint”, Nguyễn Viết Thịnh, Nguyễn Trường Huy, năm 2000; Khai thác chương trình PC Fact, The Software Tool Atlas và PowerPoint để thiết kế, xây dựng bài giảng địa lý, Nguyễn Trọng Phúc, Hà Nội, tháng 4/2003; “Đổi mới phương pháp dạy học địa lý với việc sử dụng phần mềm PowerPoint” của Nguyễn Đức Vũ; “Nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft PowerPoint và Microsoft Frontpage” của Lê Công Triêm…Các bài viết này, ngoài việc trình bày

những thao tác kỹ thuật sử dụng phần mềm, đã chú ý đề cập những vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học bộ môn Địa lý ở trường phổ thông và quan niệm việc sử dụng phần mềm như là một bộ phận hữu cơ của phương pháp dạy học

Những năm gần đây, có nhiều đề tài của nghiên cứu sinh, học viên cao học nghiên cứu việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học tích cực môn Địa lý ở trường phổ thông, như: “Xây dựng Atlas giáo khoa điện tử hỗ trợ dạy học địa lý lớp 9 ở

trường THCS”, Kiều Văn Hoan, Luận án Tiến sĩ, 2010; “Ứng dụng CNTT trong dạy học địa lý địa phương tỉnh An Giang”, Nguyễn Văn Tuấn, Luận văn Thạc sĩ, 2004; “Xây dựng phần mềm hỗ trợ dạy học Địa lý 12 THPT”, Nguyễn Thanh

Xuân, Luận văn Thạc sĩ, 2008; … Các tác giả cũng đề cập tới việc khai thác và sử dụng các phần mềm dạy học để thiết kế bài giảng điện tử, phục vụ giảng dạy trên lớp, giúp HS học tốt môn Địa lý…

Các tài liệu, công trình nghiên cứu trên bước đầu đã trình bày một cách khái quát những vấn đề về lý luận và thực tiễn, về vị trí, ý nghĩa, khả năng, biện pháp sư phạm… của việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lý Tuy nhiên, các tài liệu, công trình nghiên cứu này chưa đề cập một cách toàn diện và có hệ thống về cơ sở

lý luận và thực tiễn cũng như các yêu cầu, quy trình thiết kế và biện pháp sư phạm

cụ thể của việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học môn địa lý ở trường phổ thông Nhìn chung, ở những mức độ khác nhau, các giáo trình, tài liệu tham khảo và các bài viết, công trình nghiên cứu nêu trên là những tư liệu quý báu, là cơ sở rất quan trọng về lý luận và thực tiễn giúp chúng tôi đi sâu nghiên cứu, giải quyết tốt những mục đích, nhiệm vụ của luận án

Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT&TT trong trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo ở các địa phương đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về

Trang 21

đổi mới phương pháp và đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học Nhiều

GV ở các trường THPT đã tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để xây dựng bài giảng điện tử vả tổ chức giảng dạy trên lớp nhằm thực hiện đổi mới PPDH

Nhìn chung, những bài giảng điện tử cũng đạt được những yêu cầu nhất định

về kỹ thuật thiết kế, tính trực quan … Nhưng việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lý vẫn còn hạn chế về khả năng thiết kế, phương pháp sư phạm và còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện để tránh việc “lạm dụng CNTT”, “chiếu - chép”, sao chép giống nhau từ giáo án mẫu và tính hiệu quả của việc dạy học tương tác mà bài giảng điện tử mang lại

Vấn đề kỹ thuật sử dụng máy tính, máy chiếu còn là một khó khăn chưa thể

vượt qua ở nhiều GV Vì vậy, việc ứng dụng CNTT&TT vào xây dựng bài học địa

lý không những góp phần thực hiện đổi mới PPDH mà còn giúp GV tiếp cận PPDH mới - dạy học tích cực có ứng dụng CNTT&TT để nâng cao chất lượng dạy học địa lý ở trường THPT

6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

6.1 Quan điểm nghiên cứu

Quan điểm là cơ sở nền tảng để lựa chọn phương pháp Dưới đây là những

quan điểm chỉ đạo việc nghiên cứu, sử dụng CNTT trong dạy học địa lý

- Quan điểm hệ thống

Thể hiện hệ thống là sự tổng hợp, phối hợp các vật thể hoặc các bộ phận tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh Trong giáo dục, các thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, GV, HS và môi trường giáo dục có quan hệ mật thiết với nhau, có cấu trúc nhất định và cùng phát triển trong một hệ thống Nếu có sự thay đổi thành phần, sẽ làm thay đổi thành phần khác

Vận dụng quan điểm hệ thống để làm nổi bật mối quan hệ giữa: Phương pháp dạy học - CNTT - Phương tiện, TBDH - Đối tượng sử dụng CNTT (GV, HS) Qua đó, tìm ra quy trình hợp lý trong việc sử dụng CNTT&TT vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học môn địa lý ở trường trung học phổ thông

Trang 22

- Quan điểm công nghệ dạy học

Theo nghĩa rộng: “Công nghệ dạy học là khoa học về giáo dục, nó xác lập

các nguyên tắc hợp lý của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình đào tạo cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có kết quả nhất để đạt được mục đích đào tạo đề ra, đồng thời tiết kiệm được sức lực của thầy và trò” [UNESCO, 5/1976]

Theo nghĩa hẹp: Công nghệ dạy học đồng nhất với việc sử dụng vào dạy học

các phát minh, các sản phẩm công nghệ hiện đại, các phương tiện, thiết bị hiện đại, các hệ thống kỹ thuật và phương tiện hỗ trợ để cải tiến quá trình học tập của HS, từ

đó nâng cao chất lượng giáo dục

Như vậy, công nghệ dạy học coi quá trình dạy học như một quy trình công nghệ, có mục đích, có đầu vào, đầu ra và có quy trình tác động Mô hình dạy học theo quan điểm công nghệ là thầy thiết kế - trò thi công và nhiệm vụ của GV, HS được xác định một cách cụ thể trong quá trình dạy học Hiện nay, công nghệ dạy học đang là một hướng tiếp cận quan trọng để đổi mới PPDH địa lý trong nhà trường phổ thông GV cần vận dụng quan điểm này vào quá trình thiết kế bài học

có ứng dụng CNTT để tổ chức dạy học địa lý theo hướng tích cực

- Quan điểm lịch sử

Quan điểm lịch sử cho phép nghiên cứu đặc điểm của đối tượng trong quá khứ, động lực phát triển của chúng trong hiện tại và tương lai Vận dụng quan điểm lịch sử để nghiên cứu sự phát triển của CNTT&TT, việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học địa lý ở trường THPT và dự báo triển vọng của nó trong tương lai

6.2 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, hệ thống hoá, phân tích tài liệu

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu để thu thập, phân tích, hệ thống hoá tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có đề cập đến ứng dụng CNTT&TT vào dạy học tích cực, sách giáo khoa, sách GV và những tài liệu bồi dưỡng GV dạy chương trình địa lý THPT hiện hành Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng một

số phần mềm hỗ trợ xây dựng website, phần mềm xây dựng bài giảng điện tử và một số tài liệu về ứng dụng CNTT&TT từ Internet

Trang 23

- Phương pháp điều tra, quan sát

Thăm dò ý kiến, tìm hiểu thực tế việc dạy học địa lý, đặc biệt là dạy học tích cực có sử dụng CNTT Trên cơ sở khảo sát thực trạng dạy và học, có thể đánh giá được khả năng thực thi, điều kiện cần và đủ, những hạn chế của việc thực hiện đề tài Tiến hành dự giờ một số tiết dạy địa lý trong chương trình THPT có sử dụng CNTT&TT, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và bổ sung những vấn đề có liên quan

đề tài nghiên cứu

- Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

Sử dụng các thành tựu của CNTT&TT (các phần mềm tin học, hệ thống Internet) để xây dựng bài giảng điện tử và trang web hỗ trợ dạy học địa lý THPT (Địa lý 10, 11 và 12 THPT) theo hướng tích cực

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm là phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu Tiến hành dạy học tại lớp thực nghiệm và đối chứng dựa trên phương án đã xây dựng Từ quá trình và kết quả thực nghiệm ở 6 trường THPT trong phạm vi 4 tỉnh, thành phố và rút ra nhận xét cho giải pháp ứng dụng CNTT&TT vào dạy học địa lý được đề xuất Kết quả thực nghiệm là cơ sở kiểm chứng tính khả thi của đề tài nghiên cứu

Ngoài ra, phương pháp tổng kết kinh nghiệm cũng được thực hiện trong quá trình nghiên cứu, đó là: Lấy ý kiến các chuyên gia thông hiểu về CNTT, các giáo viên trực tiếp giảng dạy về việc thiết kế bài giảng, phương pháp dạy học tích cực và các hình thức tổ chức dạy học có ứng dụng CNTT&TT, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những chỉnh lý, sửa đổi cho đề tài được hoàn thiện hơn

- Phương pháp toán thống kê

Những số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thống kê từ kết quả thực nghiệm sư phạm Vận dụng lý thuyết xác suất và toán thống kê, đặc biệt là sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý và phân tích kết quả sau khi tiến hành khảo sát, điều tra, thực nghiệm sư phạm Từ kết quả phân tích, sẽ kiểm định giả thuyết thống kê nhằm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu

7 Những đóng góp của đề tài

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT&TT để xây dựng bài giảng điện tử và tổ chức dạy học địa lý ở trường trung

Trang 24

học phổ thông theo hướng tích cực

- Xác định các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản, quy trình xây dựng bài học địa lý THPT bằng CNTT&TT

- Ứng dụng CNTT&TT để xây dựng bài giảng điện tử và tổ chức dạy học địa lý ở trường THPT

- Xây dựng website “http://dayvahocdialy.net” hỗ trợ dạy học địa lý THPT

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và các phiếu điều tra, khảo sát, luận án gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông

tin và truyền thông trong dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông

Chương 2: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để xây dựng bài

giảng điện tử và website hỗ trợ dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 25

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học

1.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT

1.1.1.1 Định hướng đổi mới

Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương

4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005) và được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD – ĐT), đặc biệt là chỉ thị số 14 (4/1999)

Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[42]

Với mục tiêu giáo dục phổ thông (GDPT) là “Giúp HS phát triển toàn diện

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân Chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Chương trình GDPT ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GD–ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS”[8]

Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động

Định hướng chung về đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

Trang 26

động, sáng tạo, tự học, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho HS, tận dụng được công nghệ mới nhất, khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều các kiến thức có sẵn rất cần phát huy cao năng lực tự học, học suốt đời trong thời đại bùng nổ thông tin Tăng cường học tập cá thể phối hợp với hợp tác Định hướng vào người học được coi là quan điểm định hướng chung trong đổi mới PPDH Quan điểm định hướng chung cần được cụ thể hóa thông qua những quan điểm dạy học theo hướng tích cực như dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống (dạy học gắn với tình huống thực tiễn), dạy học định hướng hành động… cũng như các phương pháp, kỹ thuật dạy học cụ thể, nhằm tăng cường hơn nữa việc gắn lý thuyết với thực tiễn, tư duy với hành động, nhà trường với xã hội

Đổi mới dạy học được thực hiện theo các định hướng sau:

- Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông

- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể, đặc điểm lứa tuổi học sinh

- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường

- Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học

- Tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của CNTT&TT trong dạy học

Chỉ có đổi mới căn bản PPDH chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực

sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh

tế tri thức Phương pháp giáo dục phổ thông phải được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học, kế hoạch thực hiện bài học của GV

1.1.1.2 Mục đích, yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học

a Mục đích đổi mới phương pháp dạy học

Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, TBDH đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới PPDH

Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy truyền thống một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm

Trang 27

giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác…), dạy phương pháp và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai

Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy Cách dạy quyết định cách học, tuy nhiên, thói quen học tập thụ động của HS ảnh hưởng đến cách dạy của thầy Mặt khác, cũng có trường hợp HS mong muốn được học theo PPDH tích cực nhưng GV chưa đáp ứng được Do vậy, GV cần phải được bồi dưỡng, phải kiên trì cách dạy theo PPDH tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho HS Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối họp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới có kết quả

b Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học

Yêu cầu đổi mới PPDH đã được các tác giả quán triệt vào quá trình lựa chọn nội dung SGK, vào việc trình bày SGK và sách giáo viên GV và CBQL trường học cần nắm vững những yêu cầu và quy trình đổi mới PPDH Đặc biệt CBQL cần quan tâm và đặt vấn đề đổi mới PPDH ở đúng tầm của nó trong sự phối hợp với các hoạt động toàn diện của nhà trường Hiệu trưởng cần trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ của GV và cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ

GV vận dụng các PPDH thích hợp với môn học, đặc điểm HS, điều kiện dạy và học

ở địa phương, làm cho hoạt động đổi mới PPDH ngày càng được mở rộng và có hiệu quả hơn Tuy nhiên, đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống mà phải vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp theo hướng dạy học tích cực

các yêu cầu sau:

- Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS

- Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức học

cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp

Trang 28

- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS

- Dạy học chú trọng rèn luyện các kỹ năng, năng lực, tăng cường thực hành

và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống

- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học,

tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS

- Dạy học chú trọng việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, TBDH được trang bị hoặc do GV tự làm, đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của CNTT&TT

- Dạy học chú trọng đến việc đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và khuyến khích việc tự đánh giá của HS

- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng và xây dựng thái độ, hành vi đúng đắn

- Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập, thực hành thí nghiệm, thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống

và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn

- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn học

- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, điều kiện cụ thể của lớp, trường, địa phương

- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của HS; tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của mình

Trang 29

- Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng; hướng dẫn sử dụng các phương tiện, TBDH, tổ chức có hiệu quả các tiết thực hành, hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, đặc trưng của môn học, nội dung, tính chất của bài học, trình độ

HS, thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương

Cán bộ quản lý giáo dục cần nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chương trình, SGK, PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục Tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện đổi mới PPDH và có biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời những

GV thực hiện có hiệu quả đổi mới PPDH, đồng thời nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH

Cơ sở đổi mới PPDH được mô tả qua sơ đồ sau [57]:

Hình 1.1 Cơ sở đổi mới PPDH

Trang 30

1.1.1.3 Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực

a Phương pháp dạy học địa lý

Thuật ngữ “Phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Metodos”, có nghĩa là con đường, cách thức để đạt tới mục đích nhất định [28] Tuỳ theo cách tiếp cận, song đều có điểm chung là:

- PPDH là cách thức hoạt động của GV để truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng và giáo dục HS theo mục tiêu của nhà trường phổ thông

- PPDH là sự kết hợp các biện pháp, phương tiện làm việc của GV và HS trong quá trình dạy học nhằm đạt tới những mục đích giáo dục

- PPDH là cách thức hướng dẫn, chỉ đạo của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của HS, dẫn tới sự việc lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức

Quan niệm thứ nhất phản ánh về vai trò của người GV trong quá trình dạy học Theo quan niệm này thì GV là nhân vật trung tâm, giữ vai trò chỉ đạo, hoạt động tích cực, còn HS thì thụ động thực hiện những điều thầy dạy Quan niệm đó cũng dẫn đến chỗ coi các PPDH đều là các phương pháp của thầy

Quan niệm thứ hai coi PPDH là một sự kết hợp, ngang hàng của hai hoạt động dạy và học Nhiệm vụ truyền thụ tri thức của thầy cũng quan trọng như nhiệm

vụ lĩnh hội tri thức của trò

Quan niệm thứ ba thể hiện quan niệm mới Theo quan niệm này, dạy học chính là quá trình tổ chức cho HS lĩnh hội tri thức và HS đóng vai trò chủ động Người học không phải được đặt trước những bài giảng, những kiến thức có sẵn mà được đặt trước những tình huống, vấn đề cụ thể, thực tế của cuộc sống; người học

tự lực tìm hiểu, phân tích, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề để tự mình khám phá

ra "cái chưa biết", tự mình tìm ra kiến thức, chân lý Và "Người thầy đảm nhận một trách nhiệm mới là chuẩn bị cho HS thật nhiều tình huống phong phú, chứ không phải nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đầu HS" "Thầy giáo không còn là người truyền đạt kiến thức có sẵn mà là người định hướng, đạo diễn cho HS tự mình khám phá ra chân lý, tự mình tìm ra kiến thức" [27]

Phương pháp dạy học là con đường để đạt mục đích dạy học

PPDH là cách thức hành động của GV và HS trong quá trình dạy học Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức cụ thể Cách thức và

Trang 31

hình thức không tách rời nhau một cách độc lập PPDH là những hình thức và cách thức, thông qua đó và bằng cách đó GV và HS lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và

xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể

Trong dạy học địa lý, người ta chia các phương pháp thành 3 nhóm:

- Nhóm phương pháp dùng lời (truyền thống)

Nhóm phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học địa

lý, đặc biệt là ở khâu nắm tri thức mới Nhóm phương pháp dùng lời gồm có: diễn giảng, giải thuật, giảng giải và đàm thoại

- Nhóm phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan truyền thống trong việc dạy học địa lý

Đây là phương pháp có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho HS nắm được những khái niệm và hình thành những biểu tượng Việc sử dụng các tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, mô hình nhằm tái tạo lại hình ảnh của các sự vật, hiện tượng địa lý mà HS không có điều kiện quan sát trực tiếp như: Sự hoạt động của núi lửa, băng hà hay những cảnh quan thảo nguyên, sa mạc,

Các phương tiện trực quan thường được sử dụng là:

+ Tranh ảnh giáo khoa về địa lý, ảnh minh họa trong sách giáo khoa

+ Các mô hình, mẫu vật, bộ sưu tập phục vụ cho chủ đề địa lý

+ Các phim ảnh, đèn chiếu, băng video, máy tính

+ Các loại bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ

- Nhóm phương pháp thực hành

Nhóm này bao gồm nhiều phương pháp, trong đó HS thể hiện rõ vai trò chủ thể trong việc lĩnh hội tri thức, tự lực hoàn thành nhiệm vụ của mình bằng cách phát huy năng lực bản thân, dưới sự chỉ đạo của GV

Với các phương pháp này, HS phải tự lực đến mức tối đa để khai thác tri thức qua hướng dẫn của GV, qua các bài viết trong SGK, qua các nguồn tri thức địa

lý khác như: bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, các phương tiện nghe nhìn và

cả các tranh ảnh địa lý, các tài liệu thông tin khác Một số phương pháp chính trong nhóm này là:

+ Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ

Trang 32

+ Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức qua số liệu thống kê và các biểu đồ

+ Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức địa lý qua băng hình

+ Phương pháp hướng dẫn HS quan sát, điều tra

+ Phương pháp hướng dẫn HS thảo luận

+ Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm

+ Phương pháp hướng dẫn HS sử dụng SGK địa lý

b Khái niệm dạy học tích cực

Thuật ngữ “Phương pháp dạy học tích cực” được dùng để chỉ những PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Tích cực học tập nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức, để nâng cao hiệu quả giảng dạy [11]

PPDH tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tập của người học Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức, định hướng bởi GV, người học không thụ động, chờ đợi mà

tự lực tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức; vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo

Trong dạy học tích cực, mối quan hệ giữa GV với HS và giữa HS với HS có thể được thể hiện qua sơ đồ:

Hình 1.2 Sơ đồ mối quan hệ giữa GV và HS trong dạy học tích cực [9]

Trong bối cảnh của thời kỳ đổi mới, giáo dục cần phải phát triển để đáp ứng yêu cầu của xã hội, các nhà nghiên cứu đã đưa ra tiêu chí quan trọng trong đổi mới PPDH là:

- Tiêu chí hàng đầu của việc dạy học là cách học

Giáo viên

Tạo ra tác động qua lại trong môi trường học tập an toàn

Học sinh học sinh

Trang 33

- Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của người học

- Công cụ cần khai thác triệt để là CNTT&TT và đa phương tiện

Mục đích của dạy học tích cực là nhằm phát triển ở người học năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, do đó đề cao vai trò của người học bằng hoạt động, thông qua hoạt động của chính người học, để chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực và những phẩm chất của người lao động GV giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho HS có thể thực hiện các hoạt động học tập một cách hiệu quả

Hiện nay, mô hình dạy học “Thầy thiết kế, trò thi công” là một trong những

mô hình dạy học vận dụng thành tựu của tâm lý học hoạt động và dạy học tích cực

Dạy học “Thầy thiết kế, trò thi công” không chỉ đơn thuần là một PPDH mà còn là

một giải pháp dạy học, trong đó nhấn mạnh cấu trúc nội dung dạy học và các hoạt

động dạy học “Dạy học theo mô hình thầy thiết kế, trò thi công là một trong những phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức cho HS tiến hành khai thác các hành động b ng cách thiết kế các việc làm theo quy trình hành động, kết quả sau khi thực hiện đầy đủ các việc làm thì người học đạt được mục tiêu của mình” [69]

Phương pháp dạy học: Cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động của HS nhằm đạt mục tiêu dạy học

Hình 1.3 Sơ đồ mối quan hệ các yếu tố trong PPDH tích cực

Mục tiêu dạy học (Kiến thức - Kỹ năng – Thái độ)

Mặt bên ngoài

(các thao tác hành động của GV và HS

Trang 34

c Sự khác nhau giữa PPDH truyền thống và PPDH tích cực

Học thụ động và học tích cực được phân biệt dựa vào cách thức hướng dẫn của GV và mức độ tích cực học tập của HS trong quá trình dạy học

- Học thụ động: Hướng dẫn của GV mang tính áp đặt; HS ít tích cực

- Học tích cực: Hướng dẫn của GV mang tính định hướng; HS tích cực hơn

Dạy học truyền thống là sự truyền thụ một chiều mang tính thông báo đồng loạt, GV là chủ thể của hoạt động, là người truyền đạt, chuyển tải kiến thức cho người học Phương tiện dạy học là bảng, phấn, cách dạy phổ biến là “đọc” - “chép” Người học lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, một chiều PPDH này kèm theo cách đánh giá với yêu cầu ghi nhớ, tái hiện, nhắc lại kiến thức nhận được từ GV Điều đó dẫn người học đến cách học phù hợp đó là học thuộc lòng, học đối phó, học để thi… GV giữ vai trò độc quyền trong đánh giá, do đó người học ít có cơ hội phát triển, thể hiện năng lực sáng tạo của mình

Dạy học tích cực là sự tương tác đa chiều giữa người dạy và người học, giữa người học với người học trong môi trường học tập an toàn Người học là chủ thể của hoạt động, được tạo điều kiện để chủ động khám phá, tìm kiếm kiến thức thông qua những tình huống, những nhiệm vụ thực tiễn cụ thể, đa dạng, sinh động Thay cho học thiên về lý thuyết, người học được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua “làm”, kiến thức sẽ được khắc sâu và bền vững GV là người định hướng, tổ chức các hoạt động thảo luận, đồng thời là người đưa ra các kết luận

và đánh giá trên cơ sở tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của người học Mối quan hệ tương tác này là động lực cho sự chủ động tích cực của người học; người học được phép sáng tạo, phát hiện cái mới, được chia sẻ chính kiến và chia sẻ kinh nghiệm trong mối quan hệ hợp tác thân thiện Đồng thời cả người dạy và người học đều có

cơ hội nhìn nhận lại chính mình để điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp, thúc đẩy kết quả dạy học ngày một tốt hơn

PPDH tích cực thể hiện ở chỗ có chiều sâu, nó tạo cơ hội cho người học phát huy được trí tuệ, sự thông minh của mình Phương pháp này đã kích thích, đòi hỏi con người suy nghĩ, tìm tòi và phát huy tư duy đến mức cao nhất, tìm kiếm trong con người mình, thậm chí trong tiềm thức của mình cái gì đó có thể giải quyết được vấn đề đặt ra Phương pháp này giúp người ta phương pháp tự học và lòng ham học

Trang 35

So sánh PPDH truyền thống và PPDH tích cực [26]

1 Tập trung vào hoạt động của GV 1 Tập trung vào hoạt động của HS

2 GV thuyết trình, đối thoại là chính 2 GV thiết kế tổ chức, hướng dẫn các

hoạt động của HS

3 HS lắng nghe lời giảng của GV, ghi

chép và học thuộc

3 HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập

4 GV cố gắng truyền đạt hết những

kiến thức và kinh nghiệm của mình để

hoàn thành bài dạy

4 GV huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của HS để xây dựng bài

5 Giao tiếp thầy - trò nổi lên hàng đầu 5 Quan hệ thầy - trò; trò - trò; hợp tác

với bạn học, học bạn

6 HS trả lời theo SGK và theo vở ghi 6 Khuyến khích HS nêu những ý kiến cá nhân về vấn đề đang học

7 GV cho ví dụ mẫu rồi yêu cầu HS

làm bài tập tương tự

7 HS tự xác định vấn đề và giải quyết vấn đề

8 Không phát huy được tính tích cực

học tập của HS tham gia xây dựng bài

8 Khuyến khích HS nêu thắc mắc trong khi nghe giảng

9 HS làm bài lệ thuộc hoàn toàn vào

10 GV độc quyền đánh giá và cho điểm

cố định, đánh giá theo sự ghi nhớ thông

tin có sẵn

10 Giáo viên khuyến khích HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn

1.1.1.4 Tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị góp phần đổi mới PPDH

a Quan niệm về phương tiện, thiết bị dạy học

Phương tiện dạy học còn được gọi là thiết bị dạy học (TBDH) hay đồ dùng dạy học, đã được nhiều tác giả định nghĩa theo nhiều cách khác nhau

Lý luận dạy học đã trình bày phương tiện dạy học như là phương tiện trực quan, là các vật thật như động vật, thực vật sống trong môi trường tự nhiên, các loại khoáng vật nhằm giúp HS tiếp thu tri thức, gây hứng thú và khả năng tìm tòi học tập, là các vật tượng trưng (như các sơ đồ, lược đồ, bản đồ giáo khoa, ), giúp HS thấy được một cách trực quan các sự vật hiện tượng được biểu diễn dưới dạng khái quát hay đơn giản, là các vật tạo hình được sử dụng để dạy học (tranh ảnh, mô hình, hình vẽ, phim video, phim đèn chiếu, ) thay cho các sự vật hiện tượng không thể trông thấy được

Trang 36

Theo Nguyễn Ngọc Quang: "Phương tiện dạy học là một thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo" [54]

Các phương tiện dạy học có thể phân thành ba nhóm

- Các thiết bị phòng thí nghiệm

- Các phương tiện nghe nhìn: phim, đèn chiếu, video, tivi, máy vi tính

- Đồ dùng trực quan gồm: mô hình, tranh ảnh, sơ đồ, đồ thị, bản đồ địa lý Theo N.N Branxki (1983), thiết bị dạy học là những phương tiện trực quan,

là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự tổ chức và kết quả của việc giảng dạy Địa lý ở nhà trường Hệ thống các thiết bị mà Branxki đề cập đến bao gồm: Phòng địa lý, các bản đồ địa lý, các bản độ tự thiết kế theo nội dung bài dạy, quả cầu địa lý, các tranh ảnh treo tường, biểu đồ, đồ thị, [2]

Theo Cao Xuân Nguyên (1984), phương tiện kỹ thuật dạy học là tổ hợp các

cơ sở vật chất kỹ thuật trường học, bao gồm thiết bị kỹ thuật đóng vai trò truyền tin như máy chiếu phim, đèn chiếu, máy ghi âm được sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy - học [41]

Theo Nguyễn Dược, các phương tiện, TBDH bao gồm: Phòng địa lý, vườn địa lý, quả cầu địa lý, bản đồ treo tường, átlát địa lý, Trong xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, những phương tiện và TBDH hịên đại là máy chiếu phim, video, máy truyền hình, máy chiếu, ghi âm, máy vi tính [19]

Như vậy, phương tiện, TBDH là tất cả các loại vật chất, kỹ thuật nhằm biểu hiện những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà GV và HS không thể tiếp cận được Chúng giúp cho GV phát huy tất cả các giác quan của HS trong quá trình nhận thức, giúp HS nhận biết được các sự vật, hiện tượng, mối quan

hệ giữa chúng và tái hiện được những khái niệm, quy luật, rèn luyện được các kỹ năng làm cơ sở cho việc nắm vững kiến thức trong quá trình học tập

b Vai trò, chức năng của các phương tiện, thiết bị dạy học

Lý luận dạy học và thực tiễn khẳng định rằng các phương tiện, TBDH là một mắt xích trong chỉnh thể của quá trình dạy học Việc vận dụng các PPDH không thể tách rời với việc sử dụng các phương tiện, TBDH và muốn đạt kết quả cao về đổi mới PPDH, trước hết cần đổi mới phương tiện, TBDH

Trang 37

Phương tiện, TBDH có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học Ngoài việc thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong tự nhiên (GV, HS không thể tiếp cận), nó còn giúp GV phát huy các giác quan của HS trong quá trình truyền thụ kiến thức và giúp HS nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng, những quy luật trong tự nhiên, xã hội, những khái niệm và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống

Bảng 1.1 Tỉ lệ tiếp thu và lưu giữ tri thức [27]

Trong việc thu nhận kiến thức Trong việc lưu giữ tri thức

Qua đó, có thể rút ra được vai trò, chức năng của phương tiện, TBDH như sau:

- Cung cấp cho HS các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác

- Làm cho việc dạy học trở nên cụ thể hơn, tăng khả năng tiếp thu của HS

- Giúp cho việc rút ngắn thời gian giảng dạy và việc lĩnh hội kiến thức

- Dùng phương tiện, TBDH sẽ dễ dàng gây được sự chú ý trong học tập

- Giúp GV kiểm tra một cách khách quan khả năng tiếp thu kiến thức của

HS, các mức độ hình thành kỹ năng, kỹ xảo

- Nhờ phương tiện, TBDH, người thầy giải phóng được một khối lượng các công việc tay chân, có thể làm tốt hơn chức năng tổ chức, hướng dẫn của mình để định hướng cho HS tự mình lĩnh hội tri thức, nâng cao chất lượng học tập

- Đối với dạy học địa lý, phương tiện, TBDH ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả, chất lượng dạy học

Ngày nay, phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học Phương tiện, TBDH không chỉ dừng lại ở mức độ minh họa mà còn trở thành công cụ nhận thức Sự đổi mới PPDH đòi hỏi phải tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà trường, trước hết là các phương tiện nghe nhìn Việc sử dụng phương tiện, TBDH trong nhà trường phổ thông hiện nay đòi hỏi phải kết hợp việc sử dụng phương tiện, TBDH truyền thống với việc sử dụng những tiện ích vượt trội của CNTT&TT và các thiết bị đa phương tiện như: Projector, camera,

Trang 38

máy tính, máy scanner, tivi, loa, đầu máy, đầu ghi, Đối với quá trình dạy học địa

lý ở trường phổ thông, việc sử dụng phương tiện, TBDH nghe nhìn hiện đại cần được quan tâm thích đáng Sự trì trệ về đổi mới phương tiện, TBDH sẽ làm giảm khả năng đổi mới PPDH và khó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hiệu quả sử dụng các loại phương tiện, TBDH được thể hiện như sau:

Hình 1.4 Sơ đồ hiệu quả sử dụng các loại phương tiện, TBDH [65]

Phương tiện, TBDH có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình dạy học Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT&TT càng khẳng định rõ hơn vai trò của phương tiện, TBDH, nhất là các phương tiện dạy học hiện đại Sự ra đời của máy tính điện tử và Internet

đã tăng cường phương thức và phương tiện, thiết bị dạy học Ứng dụng CNTT&TT

để xây dựng bài giảng điện tử hay tổ chức dạy học địa lý có sự hỗ trợ của CNTT&TT là thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực

1.1.2 Xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục

Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, ở các nước phát triển, việc ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đã được triển khai rộng trong các cấp học từ phổ thông đến đại học Vào thập niên cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, vấn đề này càng được các nước quan tâm Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước thành viên tổ chức APEC lần thứ 2 về vấn đề “Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỷ XXI” (07/4/2000) đã xác định một trong những nhiệm

vụ chiến lược sắp đến là phải xem “CNTT&TT như là năng lực cốt lõi dành cho học sinh, sinh viên trong tương lai Tiếp cận và khai thác tiềm năng của CNTT&TT

để nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy, khuyến khích học tập suốt đời.” [72]

Hình chiếu qua đầu, video clip, phim ảnh

Đa phương tiện, Internet

Trang 39

Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học đã trở thành là một vấn đề quốc tế không chỉ được sự quan tâm của các nhà sản xuất thiết bị và cung cấp dịch vụ mà còn là vấn đề nghiên cứu quan trọng, có tính chiến lược đối với các nhà quản lý giáo dục trong những năm gần đây Đã có nhiều Hội nghị quốc tế được tổ chức để trao đổi về vấn đề này, như các Hội nghị: “Thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trong giáo dục phổ thông ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương” ở Bru-nây (2003, 2004); “Phát triển giáo án điện tử trong các trường trung học cơ sở” ở Xin-ga-po (2003, 2004); “Phát triển môi trường dạy học đa phương tiện” ở I-ta-li-a (2005);

“Phát triển thiết bị dạy học và giáo án điện tử” ở Phi-lip-pin (2005) [56]… Vào cuối tháng 9/2006 đã diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ 11 của Cộng đồng sử dụng tiếng Pháp, với chủ đề “Công nghệ thông tin trong giáo dục” tại Bu-ca-rét (Ru-ma-ni) với sự tham dự của 63 nước thành viên và quan sát viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Trong diễn văn khai mạc, Thủ tướng nước chủ nhà cũng đã khẳng định ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục là xu hướng tất yếu bởi hiện nay công nghệ thông tin đã đi vào mọi mặt của đời sống xã hội và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai

Trước tình hình và xu thế phát triển của việc ứng dụng CNTT&TT trong nền giáo dục hiện đại của thế giới, năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 49/CP

về phát triển CNTT&TT ở Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ XX Có thể xem đây là một trong những văn bản pháp lý, chính thức mở đầu thời kỳ đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT&TT vào nhiều lĩnh vực ở nước ta Từ năm học 1993 - 1994, tin học đã được giảng dạy cho HS lớp 10,11 như là một môn học Tuy nhiên, trong những năm đầu của thập niên 90, việc triển khai các ứng dụng CNTT&TT trong nhà trường vẫn còn chậm và chưa phổ biến rộng Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó, phần lớn là do nhận thức của GV và điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị về CNTT&TT của các trường phổ thông còn nhiều hạn chế

Vào đầu thế kỷ XXI, vấn đề này được đặt ra cấp thiết hơn, do những yêu cầu mới của xã hội trong xu thế hội nhập Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị (17/10/2000) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT&TT phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Quyết định 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 24/5/2001) đã phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị 58 và kịp thời

Trang 40

chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả

GD-ĐT Chỉ thị 58 nhấn mạnh: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác GD-ĐT ở các cấp học, bậc học, ngành học…Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo.” [13] Những điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, khoa học - công

nghệ và giáo dục - đào tạo của nước ta đã có những bước tiến đáng kể; điều này đã giúp cho việc triển khai các ứng dụng CNTT&TT vào cuộc sống trở nên mạnh mẽ

và khả thi hơn Chỉ thị 29/2001/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (30/7/2001)

về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT&TT trong ngành giáo

dục giai đoạn 2001-2005, nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập” “Ứng dụng và phát triển CNTT trong GD-ĐT sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục.” [12]

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt ngày 28/12/2001, nhấn mạnh: “Phải hiện đại hoá trang thiết bị giảng dạy và học tập, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục và quản lý.” [14]

Đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển chung, nhiều hội thảo khoa học cấp quốc gia và vùng miền đã được tổ chức với các báo cáo xoay quanh vấn đề ứng

dụng CNTT&TT trong giáo dục, theo các chủ đề như: “Ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục phổ thông - Công nghệ giáo dục” (Hà Nội, 12/2001); “Công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục và đào tạo” (Hà Nội, 03/2004); “Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của thiết bị kỹ thuật”(ĐH Huế, 04/2004);

“Ứng dụng CNTT&TT trong nghiên cứu, quản lý, dạy và học của tuổi trẻ các trường ĐHSP toàn quốc” (Hà Nội, 04/2005); “Nâng cao chất lượng dạy và học trong trường phổ thông nhờ sự hỗ trợ của thiết bị và phần mềm dạy học” (TP.HCM, 11/2005); “Ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông bậc trung học” (Vũng Tàu, 2/2006); “Các giải pháp công nghệ và quản lý trong ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới dạy-học” (Hà Nội, 12/2006); “Công nghệ thông tin với công tác thiết bị dạy học ở trường Trung học”,

Ngày đăng: 27/10/2016, 19:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (2002), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010
Tác giả: Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
15. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án giáo dục trung học phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier
Năm: 2010
16. Lâm Quang Dốc (2006), Hướng dẫn sử dụng bản đồ, lược đồ trong SGK địa lí ở nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng bản đồ, lược đồ trong SGK địa lí ở nhà trường phổ thông
Tác giả: Lâm Quang Dốc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
17. Lâm Quang Dốc (2008), Bản đồ giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ giáo khoa
Tác giả: Lâm Quang Dốc
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2008
19. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2001), Lý luận dạy học Địa lí. Phần đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học Địa lí. Phần đại cương
Tác giả: Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2001
20. Nguyễn Dược (tổng chủ biên, 2005), Sách giáo viên Địa lí, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Địa lí
Nhà XB: Nxb Giáo dục
21. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2003), Truyền thông – lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông – lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật
Năm: 2003
22. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
23. Vũ Cao Đàm (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb KHKT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb KHKT
Năm: 2000
24. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học dạy học
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1983
25. Phạm Ngọc Đĩnh (2007), Những kỹ năng địa lí cơ bản trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kỹ năng địa lí cơ bản trong trường phổ thông
Tác giả: Phạm Ngọc Đĩnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
26. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thị Thu Hằng (1999), Kỹ thuật dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Đặng Văn Đức – Nguyễn Thị Thu Hằng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
27. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thu Hằng (2003), Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực
Tác giả: Đặng Văn Đức – Nguyễn Thu Hằng
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2003
28. Đặng Văn Đức (2006), Lý luận dạy học địa lí, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học địa lí
Tác giả: Đặng Văn Đức
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
29. Đặng văn Đức (2012), Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lý, Tạp chí Khoa học, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lý
Tác giả: Đặng văn Đức
Năm: 2012
30. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện dạy học
Tác giả: Tô Xuân Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
31. Lê Đức Hải (1983), Phát triển tư duy học sinh trong giảng dạy địa lí kinh tế, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tư duy học sinh trong giảng dạy địa lí kinh tế
Tác giả: Lê Đức Hải
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1983
32. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (2005), Giáo trình tâm lí lứa tuổi và tâm lí sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí lứa tuổi và tâm lí sư phạm
Tác giả: Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
33. Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hằng (2002), Giáo dục môi trường qua môn Địa lý, Nxb Đại học Sư pham Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục môi trường qua môn Địa lý
Tác giả: Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hằng
Nhà XB: Nxb Đại học Sư pham
Năm: 2002
86. Một số webslte: - http:// www.gso.gov.vn - http:// www.moet.gov.vn - http:// www.thuviendialy.com - http://www.thinkbuzan.com/uk/ Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w