1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật thơ tố hữu thời kỳ đổi mới

95 630 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 604,31 KB

Nội dung

Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Khái niệm thế giới nghệ thuật và hành trình thơ Tố Hữu Chương 2: Nội dung cảm hứng v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

PHẠM THỊ HOÀNG LAN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU

THỜI KÌ ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:Lí luận Văn học

Hà Nội-2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

PHẠM THỊ HOÀNG LAN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU

THỜI KÌ ĐỔI MỚI

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành

và sâu sắc tới PGS.TS Trần Khánh Thành, người thầy tận tình đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ, động viên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các Quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo và dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè

đã luôn ở bên cạnh khuyến khích, động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành khóa học của mình

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu 6

3.1 Đối tượng nghiên cứu 6

3.2 Phạm vi nghiên cứu 6

3.3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

4.1 Phương pháp thống kê 6

4.2 Phương pháp tiếp cận thi pháp học 6

4.3 Phương pháp so sánh 6

5 Cấu trúc luận văn 6

Chương 1: KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH THƠ TỐ HỮU 1.1 Thế giới nghệ thuật 7

1.1.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật 7

1.1.1.1 Thế giới nghệ thuật là chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật 8

1.1.1.2 Nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật 11

1.1.1.3 Các cấp độ của thế giới nghệ thuật 12

1.1.2 Thế giới nghệ thuật thơ 18

1.2 Những chặng đường thơ Tố Hữu 19

1.2.1 Trước cách mạng tháng Tám 19

1.2.2 Từ sau cách mạng tháng Tám đến thời đổi mới 22

1.2.3 Thời đổi mới 31

Chương 2: NỘI DUNG CẢM HỨNG VÀ HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG 2.1 Cảm hứng có sự chuyển đổi từ trữ tình chính trị, từ những vấn đề lớn lao của đất nước dân tộc sang thế sự, đời tư 34

2.1.1 Tiếp tục cái tôi sử thi 34

2.1.1.1 Phát hiện vẻ đẹp đất nước thanh bình 34

2.1.1.2 Khát vọng cống hiến cho tổ quốc 36

2.1.1.3 Khẳng định niềm tin tưởng vào con đường cách mạng 40

2.1.2 Cảm nhận lẽ đời 42

2.1.3 Sự đổi thay trong đời sống chính trị 52

2.1.4 Tình yêu thắm thiết bền vững 59

2.1.4.1 Khẳng định bản lĩnh cá nhân 59

2.1.4.2 Tình yêu thắm thiết bền vững 63

2.1.4.3 Niềm trân trọng, tiếc thương những bạn bè nghệ sĩ 64

2.2 Hệ thống hình tượng 66

2.2.1 Những hình ảnh tượng trưng quen thuộc 66

Trang 5

2.2.2 Những hình ảnh khái quát có tính chất ước lệ 81

Chương 3: ĐỔI MỚI VỀ NGHỆ THUẬT THƠ 3.1 Thể thơ 84

3.1.1 Tăng cường thể thơ luật 84

3.1.2 Giữ vững thể lục bát truyền thống 85

3.2 Ngôn từ và giọng điệu 87

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94-97

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng tiêu biểu của Việt Nam thời kỳ hiện đại Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với đời sống dân tộc qua nhiều chặng đường cách mạng, để lại nhiều tác phẩm thi ca có giá trị Thơ Tố Hữu là bài ca của thời đại Hồ Chí Minh, thời đại đấu tranh anh hùng và thắng lợi vẻ vang, bài ca về lẽ sống lớn, về ân tình cách mạng sâu nặng, về niềm tin cách mạng mới mẻ, trong trẻo Sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu gói gọn trong 7 tập thơ, so với một số nhà thơ cùng thời thì số lượng đó chưa phải là nhiều nhất Tuy vậy, giá trị thơ ông đã được khẳng định, đã “thực sự trở thành một bộ phận không thể tách rời đời sống tâm hồn Việt Nam”

Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu trở thành đối tượng thu hút sự tìm hiểu, nghiên cứu của giới phê bình và bạn đọc yêu mến Hơn nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, phê bình giới thiệu thơ Tố Hữu Thơ Tố Hữu hầu hết đã được đánh giá, phân tích về mọi mặt từ nội dung tư tưởng tới hình thức, phong cách; từ đề tài, chủ đề, hình tượng tới phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ Với vốn tri thức mà giới nghiên cứu tích lũy được đã khẳng định sự phong phú về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ ông Hầu như không còn tập thơ, bài thơ nào có giá trị của ông mà không được bàn đến Tưởng như thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu đã được khai thác đến cạn kiệt Nhưng chưa có ai dám khẳng định đã đi tới tận cùng vẻ đẹp thơ ông, thơ Tố Hữu là một đối tượng đầy sức quyến rũ, hấp dẫn với những người yêu văn học Những năm hòa bình

là chặng đường mới của thơ Tố Hữu, hoàn thành trọn vẹn con đường thơ của ông Tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình là góp phần tìm hiểu đặc điểm diện mạo và giá trị của thơ Tố Hữu thời kỳ hoà bình Mặt khác nhằm giúp người đọc dễ dàng có cách nhìn, cách đánh giá đầy đủ hơn về đời thơ Tố Hữu

Tuy nhiên, thơ Tố Hữu qua hai tập “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” cũng chưa có nhiều

công trình nghiên cứu, nhiều vấn đề chưa được thống nhất Bởi vậy trong giới hạn đề tài

“ Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu thời kì đổi mới” chúng tôi muốn tìm hiểu những

phương diện cơ bản của thi pháp thơ trong một thời kì để chỉ ra những kế thừa và cách tân của thơ Tố Hữu ở chặng cuối so với những chặng đường thơ thời kì trước đổi mới

Trang 7

2 Lịch sử vấn đề

Thơ Tố Hữu từ những chặng đầu đã thu hút giới phê bình, nghiên cứu một cách đông đảo Mỗi tập thơ ra đời là một hiện tượng văn học lớn, và trở thành đối tượng nghiên cứu của hàng chục công trình phê bình, nghiên cứu văn học Đáng chú ý hơn cả là những công trình của các nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Tế Hanh, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư…và của các nhà nghiên cứu phê bình văn học có tên tuổi như, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long…và còn một số bài viết của chính tác giả về đời mình và thơ của mình Các công trình nghiên cứu, các bài viết tập trung vào một số vấn đề sau, trong đời và thơ Tố Hữu

Tác giả Hà Minh Đức với công trình giới thiệu, phê bình Tố Hữu - Cách mạng và Thơ

(NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004) tập hợp tất cả các bài viết của tác giả trong khoảng thời gian gần hai mươi năm Phần Trò chuyện và ghi chép về thơ có ý nghĩa như một món quà của nhà thơ với bạn đọc mà tác giả Hà Minh Đức là người trực tiếp lắng nghe và ghi chép đầy đủ Phần Tiểu luận văn học gồm những bài viết về quá trình sáng tác qua các lời giới thiệu thơ Tố Hữu, về một tác phẩm và cả lời bình về một vài bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu Trong công trình này Hà Minh Đức có những khái quát lớn về đời thơ Tố Hữu Ông đánh giá Tố Hữu là “một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc”, nêu bật được sáng tạo và thành tựu qua những chặng đường thơ Một lần nữa tác giả Hà

Minh Đức nhấn mạnh Từ ấy là một tác phẩm xuất sắc của nền thơ ca cách mạng, Ra trận

là khúc ca chiến đấu Cảm hứng về đất nước và nhân dân thể hiện sắc nét, phong vị Huế đậm đà trong thơ Tố Hữu Trong phần Tiểu luận văn học, tác giả có lời giới thiệu tập

thơ Ta với ta của Tố Hữu Ông khẳng định: “Trên sáu mươi năm đã qua những dòng thơ

của Tố Hữu vẫn đi giữa cuộc đời, vẫn giữ sức lay động và niềm tin ở con người, vẫn là những giá trị tinh thần cao đẹp gắn với đất nước và nhân dân” [21; 235] Qua công trình

“Tố Hữu cách mạng và thơ”, tác giả Hà Minh Đức đã góp phần vào giới thiệu, nghiên

cứu các sáng tác của Tố Hữu

Nhìn lại những chặng đường đã qua, những mốc lớn trong đời thơ Tố Hữu ta dễ dàng nhận ra: giới phê bình, nghiên cứu dành nhiều trang viết về các chặng đường thơ Tố Hữu trước 1975 và đều thống nhất khẳng định Tố Hữu là “Đỉnh cao thơ trữ tình chính trị”

Trang 8

Việt Nam thế kỷ XX Các tập “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” ra đời trong những năm

đất nước hoà bình và công cuộc đổi mới đất nước, lúc đời sống văn học lại không hề yên tĩnh Phải thừa nhận một điều là thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình không còn giữ vị trí

là đỉnh cao trong nền thơ ca Việt Nam như các chặng đường trước không thu hút đông đảo giới phê bình, nghiên cứu như trước nữa

Dù vậy, thơ Tố Hữu thời kỳ hoà bình vẫn trở thành đối tượng quan tâm của một số công trình đã xuất bản Là một nhà nghiên cứu đã từng dõi theo những chặng đường thơ

Tố Hữu, Giáo sư Hà Minh Đức đã quan sát quá trình vận động của thơ Tố Hữu từ “Từ

ấy” đến “Một tiếng đờn” đã nói về “Vui buồn trong thơ Tố Hữu” Theo giáo sư :“Một tiếng đờn” là một khúc riêng tư, không dễ tạo ngay được sự đồng cảm như một khúc ca ở

giữa đời Trong tập thơ này điệu thơ của Tố Hữu vẫn như xưa nhưng ông đến với đời chỉ với tư cách thi nhân, cái tôi từng trải và nhiều chiêm nghiệm của thơ muốn tìm đến sự giao cảm

Đọc “Một tiếng đờn” nhà phê bình Lê Quang nhận xét: Có thể nói tình yêu đất nước, ca ngợi cuộc sống, lý tưởng là âm điệu chủ đạo trong “Một tiếng đờn” đó là sự tiếc

nuối nhất quán trong dòng chảy về cảm xúc, hình tượng thơ của Tố Hữu trong giai đoạn lịch sử mới, khi đất nước đang trăn trở năng động vươn tới hạnh phúc, dân giàu nước mạnh

Nói như vậy không có nghĩa là vẻ đẹp thơ Tố Hữu đã được khai thác đến tận cùng Đặc biệt là ở chặng cuối của quá trình sáng tác của ông cũng chưa có nhiều công trình lớn Trong khi đây là đề tài thú vị và là vấn đề có ý nghĩa trong nghiên cứu sự vận động

và phát triển của tư tưởng nhà thơ

3 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu thời kì đổi mới

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những sáng tác của Tố Hữu tập hợp trong 2 tập thơ:

“Một tiếng đờn “và “ Ta với ta “

3.3 Mục đích nghiên cứu:

Trang 9

Với đề tài “ Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu thời đổi mới ” chúng tôi mạnh dạn bước

đầu tìm hiểu, nghiên cứu giá trị của hai tập thơ “Một tiếng đờn “ và “Ta với ta “ đối với

hành trình thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca Việt Nam giai đoạn này nói chung

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thống kê

Sử dụng phương pháp thống kê, hệ thống hóa những tập thơ của tác giả từ đó rút ra những đặc diểm về thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu

4.2 Phương pháp tiếp cận thi pháp học

Sử dụng phương pháp phân tích để đi vào từng bài thơ, tập thơ cụ thể, khai thác thế giới nghệ thuật, cái tôi trữ tình Từ đó nhằm làm nổi bật những đặc điểm quan trọng về nội dung và nghệ thuật thơ Tố Hữu

Sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát lại, rút ra đặc điểm chung và riêng của thơ

Tố Hữu ở chặng trước và thời kì đổi mới

4.3 Phương pháp so sánh:

So sánh thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu trong những chặng đường sáng tác của nhà thơ Từ đó làm nổi bật tính kế thừa cũng như những đổi mới trong thơ ông

5 Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương:

Chương 1: Khái niệm thế giới nghệ thuật và hành trình thơ Tố Hữu

Chương 2: Nội dung cảm hứng và hệ thống hình tượng

Chương 3: Những đổi mới về nghệ thuật thơ

1.1 Thế giới nghệ thuật

1.1.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật

Thế giới nghệ thuật là một cụm từ càng gần đây càng được sử dụng nhiều cả trong đời sống và trong học thuật Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: Thế giới nghệ thuật là một thế giới được tạo ra trong nghệ thuật Nó hoàn toàn khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người mặc dù nó phản ánh thế giới ấy.Thế giới nghệ thuật nhấn

Trang 10

mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật Mỗi thế giới nghệ thuật như một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới, ứng với một cách quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới

Ở Liên Xô cũ vào những năm 70 của thế kỉ XX đã có một số công trình nghiên cứu về

khái niệm này như : “Thế giới nghệ thuật củaM.Gorki”, “'Thế giới nghệ thuật của

Sôlôkhốp” Ở Việt Nam khái niệm được nhắc đến vào những năm 80 nhưng cách hiểu

của các tác giả chưa hoàn toàn cụ thể về nội dung của nó

Năm 1985 trong luận án Tiến sĩ khoa học: "Sự hình thành và những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại” Nguyễn Nghĩa Trọng

đã xác định hàm nghĩa khái niệm thế giới nghệ thuật như sau: “Thế giới nghệ thuật là

một phạm trù mĩ học bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất

cả kết quả của quá trình hoạt động nghệ thuật của nhà văn Nó là một chỉnh thể nghệ thuật và một giá trị thẩm mĩ Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực - đối tượng khách quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ thuật Trong thế giới nghệ thuật chứa đựng sự phản ánh hiện thực, tư tưởng, tình cảm của nhà văn Thế giới nghệ thuật không chỉ tương đương đối với tác phẩm nghệ thuật mà còn rộng hơn bản thân nó Nó có thể bao gồm tất

cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn, một trào lưu nghệ thuật,một thời kỳ nhất định của văn học, một nền văn học của dân tộc hay nhiều dân tộc nhưng đồng thời cũng

có thể liên quan đến nhiều yêu tố khác của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hơn khái niệm hình tượng nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai được người nghệ sĩ tạo dựng trong đó chứa đựng hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con người …là thế giới sinh động và đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lưu văn học mỗi dân tộc, mỗi thời kỳ lịch sử để có thế giới nghệ thuật riêng của mình”

Năm 1992 nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa:

"Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, một tác giả, một trào lưu) Sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc riêng của nghệ thuật Thế giới nghệ thuật có

Trang 11

thời gian không gian riêng, có quy luật tâm lí thang bậc giá trị riêng trong việc phản ánh thế giới Mỗi thế giới ứng với một cách cắt nghĩa về thế giới ấy, một hình thức thích hợp duy nhất để nội dung được biểu hiện trọn vẹn và đầy đủ Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai do người nghệ sĩ sáng tạo ra Một mặt nó phản ánh hiện thực, mặt khác nó biểu hiện những khát vọng chân, thiện, mĩ của chủ thể sáng tạo Với ý nghĩa này, vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm về thế giới nghệ thuật thật bao quát, thật đầy đủ để làm cơ sở cho việc tiếp cận các hiện tượng và tác giả văn học

Khái niệm thế giới nghệ thuật là phương diện của thi pháp học Theo Trần Đình Sử:

"Thi pháp học là bộ môn cổ xưa nhất đồng thời cũng là bộ môn hiện đại nhất [55, Tr 4]

Đưa ra nhận định này chúng tôi muốn khẳng định rằng: Nội hàm của thế giới nghệ thuật

đã được nghiên cứu từ rất xa xưa, có điều chưa thành khái niệm cụ thể như ngày nay mà thôi

Các quan niệm đưa ra ở trên có giá trị rất lớn về mặt lí luận để ta vận dụng vào thực tiễn tìm ra giá trị đích thực của văn học Việc khẳng định thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể ngoài việc chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố còn giúp người nghiên cứu tránh được những suy diễn chủ quan, lệch lạc trong việc khám phá, chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật Vì vậy, dù nghiên cứu văn học ở cấp độ nào đều phải làm rõ thuật ngữ này

Là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều yếu tố nên việc tìm hiểu cần đi vào một số vấn đề

về lí luận sau:

1.1.1.1 Thế giới nghệ thuật là chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật

Trong nghiên cứu văn học "chỉnh thể” là thuật ngữ chuyên ngành có ý nghĩa "Là tổng

thể bao gồm các yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau tương đối bền vững, bảo đảm cho hoạt động của nó như môi trường xung quanh…”

Vận dụng khái niệm này vào tìm hiểu chỉnh thể thế giới nghệ thuật cho thấy thế giới này bao gồm rất nhiều cấp độ Tác phẩm, tác giả, giai đoạn, thời kì văn học, nền văn học

dân tộc, trào lưu Mỗi cấp độ lại là một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất Mọi yếu tố

trong hệ thống chỉnh thể có quan hệ ràng buộc, quy định và tác động lẫn nhau Mối quan

hệ này đã tạo ra một thế giới với nội dung và chức năng mới vốn không có khi đem tách

rời các yếu tố Nói như vậy, thì chỉnh thể thế giới nghệ thuật là sự liên kết "siêu tổng

Trang 12

cộng" của các chỉnh thể nhỏ trong hệ thống từ quan niệm, mô hình, hình tượng đến các

chỉnh thể nhỏ hơn khái niệm hình tượng Chỉnh thể thế giới nghệ thuật là kết quả của quá trình tư duy của người nghệ sĩ khi biến những cảm xúc, những tình điệu thẩm mĩ, những

cách khám phá, cắt nghĩa, lí giải đời sống thành "thiên nhiên thứ hai" - để người đọc

chiêm nghiệm, suy ngẫm, soi ngắm các vấn đề mà người nghệ sĩ đã gửi vào trong đó Là sản phẩm của nhà văn nhưng thế giới nghệ thuật tồn tại độc lập với nhà văn đó theo cách riêng của mình

Việc tìm hiểu ý nghĩa của chỉnh thể phải tìm trong cái toàn thể có chất lượng cao trọn vẹn, thống nhất (qua sự liên kết các bộ phận với nhau) Tính chỉnh thể của văn học được biểu hiện qua sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức Trong sáng tạo, nội dung làm nẩy sinh hình thức và hình thức phụ thuộc, phục tùng nội dung, biểu đạt nội dung Không có nội dung ở ngoài hình thức, cũng không có hình thức trừu tượng tách rời nội dung Tuy nhiên, việc thống nhất không phải lúc nào, nhà văn nào cũng có thể làm được mà chỉ những nhà văn thực sự tài năng thì mới tạo nên sự thống nhất Sự thống nhất càng cao thì giá trị biểu hiện càng lớn Trong thế giới nghệ thuật, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là hệ quả tất yếu nhằm thống nhất nội tại giữa các yếu tố, thể hiện tính quy luật của chỉnh thể Đây là cơ sở để đánh giá đúng chân giá trị của tác phẩm Nó giúp người sáng tác tránh được những lắp ghép máy móc, khiên cưỡng, vô cảm và giúp người

nghiên cứu tránh được những đánh giá chủ quan, cứng nhắc

Như vậy, chỉ khi nội dung và hình thức phù hợp, thống nhất với nhau thì mới tạo nên chỉnh thể và cũng chỉ trong chỉnh thể thì mối quan hệ này mới xuất hiện Đúng như

Bêlinxki nhà phê bình Nga đã viết: "Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn

chặt tới mức nếu tách nó ra khỏi nội dụng thì có nghĩa là huỷ diệt hình thức” [54, Tr 256] Từ mối quan hệ này đã mở ra một hướng khám phá thế giới nghệ thuật bắt đầu từ

hình thức, tức là tiếp cận từ góc độ thi pháp

Khi quan niệm thế giới nghệ thuật là chỉnh thể thì ta đã thừa nhận cấu trúc nội tại của

nó Trong thế giới nghệ thuật cấu trúc là phần ổn định nhất Nó không chỉ là một tầng mà

là nhiều tầng được đặt trong hệ thống từ cảm hứng đến sáng tạo, từ thấp đến cao: ngôn từ

- hình tượng - kết cấu - văn bản

Trang 13

Nhưng phải thừa nhận rằng quá trình sinh thành chưa thể tạo nên một chỉnh thể trọn vẹn Bởi thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nên nó cần có một quá trình cảm thụ Trong quá trình cảm thụ mới xuất hiện các mối quan hệ ngược xuôi giữa các lớp, các yếu tố các mối quan hệ này vừa đan xen vừa đồng hoá để tạo ra một chỉnh thể toàn vẹn có chức năng, nội dung mới Nằm trong chỉnh thể các yếu tố vừa mang ý nghĩa của bản thân nó vừa mang ý nghĩa của chỉnh thể Do sự chi phối phụ thuộc lẫn nhau nên một yếu tố trong chỉnh thể thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố khác Chẳng hạn, trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, do yêu cầu tái hiện cuộc sống đầy đủ, chi tiết nên nó không bị hạn chế bởi thời gian, không gian, số lượng nhân vật

Các nhân vật được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ với nhiều quan hệ phức tạp Nhưng ở tác

phẩm kịch do phản ánh cuộc sống bằng hình thức diễn xướng nên hạn chế về thời gian, không gian đã kéo theo số lượng nhân vật ít, các tình tiết khắc hoạ chỉ tập trung ở các mâu thuẫn đã lên tới đỉnh điểm

Như vậy, thế giới nghệ thuật chỉ dược xem là chỉnh thể khi các yếu tố, các lớp có sự ràng buộc, quy định lẫn nhau theo một quy luật nhất định Coi tính chỉnh thể là phẩm chất không thể thiếu của sáng tạo nghệ thuật cho phép ta nhìn nhận thế giới này ở dạng đầy

đủ, nhiều mặt nhất

1.1.1.2 Nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật

Trong sáng tạo nghệ thuật, nghệ thuật và tư tưởng không bao giờ tách rời nhau mà nó

là một thể thống nhất cùng biểu hiện tư tưởng và sáng tạo của nhà văn Tất nhiên tư

tưởng sẽ định hướng cho sáng tạo Teskhov đã nói: ''Nếu như có một tác giả nào đó mà

khoe với tôi rằng anh ta đã viết một thiên truyện không có dự định từ trước thì tôi sẽ gọi anh ta là thằng rồ” [ 16, Tr 1l]

Nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật là vấn đề của phương pháp sáng tác Nguyên tắc này

“không phải là sự tổng hợp những phương thức, thủ pháp, biện pháp nghệ thuật mà gắn chặt với thế giới quan nhưng không phải bị đồng nhất thế giới quan Thế giới quan này được thể hiện bằng các nguyên tắc cụ thể " [54 - Tr 6] Như vậy, nguyên tắc tư tưởng

nghệ thuật chịu sự chi phối của quan điểm tư tưởng thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm, quan điểm nghệ thuật của cá nhân và thời đại Do quan niệm ở mỗi thời kì thay đổi

Trang 14

đã kéo theo sự thay đổi của các nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật Trong phương pháp sáng tác huyền thoại dân gian (theo Hà Minh Đức) nguyên tắc thần thánh hoá là chủ yếu Từ quan niệm con người là sản phẩm của thượng đế đã tạo ra cho các tác giả dân gian một thế giới quan thần thoại lẫn thế giới quan dựa trên chủ nghĩa duy vật chất phác Thế giới quan này làm nẩy sinh tư tưởng cảm hứng lớn về sức mạnh và tin vào số mệnh Sản phẩm của nó là những nhân vật khác người như thần, thánh, tiên, phật Nếu là người thì có phép thuật kì lạ như cô Tấm, Sọ Dừa Các nhân vật này được tạo nên từ trí tưởng tượng phong phú nhằm giải thích những điều con người chưa biết và thể hiện ước mơ của họ Ước lệ tượng trưng là một nguyên tắc “xơ cứng" mang tính qui phạm, nghiêm ngặt, chặt chẽ của phương pháp sáng tác cổ điển Từ quan niệm con người là con người chung, gắn liền với thiên nhiên vũ trụ, họ đã lấy vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ làm thước đo giá trị con người Do lấy cảm quan vũ trụ làm chủ đạo để giãi bày quan điểm, tư tưởng nên hệ thống nhân vật đầy tính ước lệ tượng trưng, mang tính lý tưởng hoá cao Chẳng hạn, nói

về vẻ đẹp con người là tùng, cúc, trúc, mai Nói về người con gái là cây bồ, cây liễu Nói

về nữ sĩ là “mắt phượng mày ngài " Không chỉ con người mà thiên nhiên cũng bị bó gọn

trong khuôn khổ, phong, vân, tuyết, nguyệt, tùng, cúc, trúc, mai

Trong phương pháp sáng tác lãng mạn, các nghệ sỹ lấy việc biểu hiện “Cái tôi nội

cảm” làm nguyên tắc chủ yếu Từ chỗ thất vọng với thực tại, họ hoặc quay về với quá

khứ hoặc hướng tới tương lai Họ coi nghệ thuật là nơi trú ngụ của tâm hồn mình và quan niệm nghệ thuật chỉ sống với mình hơn là sống với đời Vì thế đối với họ nghệ thuật chỉ chủ yếu biểu hiện cái tôi với tất cả những biến thái dù nhỏ nhất của tâm hồn và lấy luôn cái tôi làm thước đo giá trị của muôn loài Nguyên tắc này phổ biến trong dòng văn học

lãng mạn của nước ta, nhất là phong trào thơ mới những năm 1932 – 1945

Không đề cao tư tưởng phóng túng và cái tôi như phương pháp lãng mạn, xuất phát từ hiện thực đời sống, từ quan niệm văn học phải phản ánh trung thực đời sống, phương pháp sáng tác hiện thực và hiện thực xã hội chủ nghĩa lấy nguyên tắc tả thực làm cơ bản Nguyên tắc này yêu cầu việc xây dựng hệ thống nhân vật phải được bắt đầu từ những chi tiết chân thực nhưng đó phải là các chi tiết đắt, tiêu biểu và có ý nghĩa cao trong việc phản ánh đời sống cũng như tư tưởng thái độ của người viết Các chi tiết chân thực điển

Trang 15

hình rất quan trọng trong việc xây dựng hình tượng điển hình Chi tiết càng điển hình thì giá trị biểu hiện cuộc sống càng lớn Đây là những nguyên tắc cơ bản nhưng không phải

là độc quyền của bất kỳ phương pháp nào Trong sáng tác, các nguyên tắc này vẫn có sự giao thoa với nhau Mức độ giao thoa ít hay nhiều là tuỳ thuộc vào ý đồ của người sáng tác Việc xây dựng các nguyên tắc cơ bản vừa thể hiện thế giới quan của nhà văn vừa biểu hiện thế giới quan niệm chung có tính thời đại

1.1.1.3 Các cấp độ của thế giới nghệ thuật

* Cấp độ quan niệm nghệ thuật

Quan niệm nghệ thuật là hạt nhân của chỉnh thể Nó là "nguyên tắc để cắt nghĩa về thế

giới con người vốn có của hình thực nghệ thuật, đảm bảo cho nó có khả năng thể hiện đời sống với chiều sâu nào đó " [ 22, tr184 ] Quan niệm nghệ thuật thể hiện các giới hạn

cách hiểu thế giới, con người thuộc một hệ thống nghệ thuật của nhà văn được thông qua mức độ, phạm vi, khả năng chiếm lĩnh đời sống của nhà văn đó Quan niệm nghệ thuật là hạt nhân bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ qui chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật Gắn với phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật nên quan niệm nghệ thuật là thước đo của nội dung và hình thức văn học, là cơ sở của tư duy nghệ thuật của nhà văn

Quan niệm nghệ thuật bao gồm nhiều vấn đề như: thế giới, con người, nghệ thuật, các

phạm trù thẩm mỹ Tuỳ theo quan niệm mà có những thế giới nghệ thuật tương ứng

Trang 16

trong đó Từ các phạm trù này tìm ra các đặc điểm chung như mở đầu và kết thúc của

hình tượng ở đâu, góc độ tiếp cận nào, mối quan hệ ra sao qua đó hợp thành các mô

hình nghệ thuật Việc tìm hiểu mô hình nghệ thuật là tìm hiểu quan niệm và hệ thống chỉnh thể Tức là, trong mô hình nghệ thuật các phạm trù này không kết hợp với nhau một cách tuỳ tiện mà chúng ràng buộc chi phối lẫn nhau Điều đó dẫn đến, khi quan niệm thay đổi thì thời gian, không gian, cách lí giải, cách đánh giá cũng thay đổi và tất nhiên

cách xây dựng hình tượng cũng thay đổi Trong những cấu trúc xã hội khác nhau thì mô

hình nghệ thuật cũng khác nhau Nằm trong từng cấu trúc xã hội, kết cấu của mô hình khá bền vững Nó quyết định những tri giác, cảm xúc của người nghệ sĩ, nó buộc người nghệ sĩ phải chọn cho mình một mô hình nghệ thuật nhất định để thể hiện Chẳng hạn, trong mô hình văn học trung đại các nghệ sĩ hay dùng nguyên tắc ước lệ để miêu tả nhân

vật Nguyễn Du miêu tả Từ Hải "Vai năm tấc rộng thân mười thước cao" Trong văn học

dân gian kiểu xây dựng nhân vật theo hai tuyến thiện, ác cũng là một kiểu mô hình Đặc trưng của văn học hiện thực phê phán là kiểu kết thúc nhân vật không có lối thoát như chị Dậu, anh Pha, Chí Phèo Giai đoạn chống Mỹ có mô hình nhân vật hy sinh tình cảm

riêng vì nghĩa lớn như chị Tư Hậu, anh Trỗi Mô hình nghệ thuật rất đa dạng, nó có thể

là của thời đại, giai đoạn, tác giả Chẳng hạn, mô hình nhân vật trong sáng tác của Nam Cao là người nông dân tri thức nghèo Việc đi sâu tìm hiểu mô hình nghệ thuật sẽ giúp ta

nhận ra những đặc điểm chung, khái quát trong từng hình tượng nghệ thuật cụ thể

* Cấp độ hình tượng nghệ thuật

Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực

riêng biệt vốn có và chỉ có trong nghệ thuật Hình tượng “vừa là sản phẩm sáng tạo của

người nghệ sĩ vừa là con đẻ của hiện thực khách quan" [54,tr 27 ]

Hình tượng nghệ thuật là các khách thể của đời sống được người nghệ sĩ tái hiện hoặc tái tạo và tồn tại độc lập như một thực thể văn hoá xã hội (tức là nó tách khỏi hoạt động nghệ thuật của nhà văn) mà con người có thể thưởng thức, ngắm nghía Hình tượng nghệ thuật chỉ thấm vào ý thức của con người khi họ cảm thấy cuộc sống trong đó Vì thế, hình tượng phải bắt nguồn từ những cá thể của đời sống Trong thực tế, cá thể của đời sống rất

đa dạng, mỗi cá thể có một cuộc sống riêng, vùng thẩm mĩ riêng nên yêu cầu đặt ra đối

Trang 17

với người nghệ sĩ là phải biết chọn lựa những cá thể có sức khái quát cao thì cuộc sống mới phản ánh được nhiều mặt nhất

Tái hiện cuộc sống, nhưng hình tượng nghệ thuật không sao chép nguyên xi những hiện tượng có thật ngoài đời mà tái hiện có chọn lọc, sáng tạo Việc tái hiện có sự lựa chọn càng cao thì hình tượng có giá trị khái quát càng lớn Giá trị này không phụ thuộc vào số lượng chi tiết nhiều hay ít mà chính là ý nghĩa của nó Đôi khi hình tượng nghệ thuật chỉ cần vài chi tiết ít ỏi cũng có thể để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc Chẳng hạn, hình ảnh đôi mắt trong thơ Nguyễn Đình Thi, nụ cười chiến thắng của Võ Thị Thắng… Trong thực tế từ các chi tiết đơn lẻ, nhất thời, ngẫu nhiên người ta còn có thể khám phá cái cốt lõi, bất biến, vĩnh hằng

Như vậy, chỉ thông qua hoạt động tưởng tượng của người nghệ sĩ thì một "thiên nhiên

thứ hai” mới ra đời Thiên nhiên này không chỉ định hướng về tinh thần con người để

hoạt động có chủ định, có lí tưởng, để lí giải thế giới hiện thực mà còn mang đến cái có thể có, muốn có, phải có Thế giới hình tượng rất đa dạng Xét ở phương diện thể loại, mỗi thể loại có những hình tượng nổi bật, mang tính khu biệt Trong tác phẩm trữ tình nổi bật là hình tượng cái tôi Trong tác phẩm tự sự nổi bật là hình tượng nhân vật hình tượng người trần thuật Xét về phương diện biểu hiện, hình tượng nghệ thuật bao gồm những hình tượng thực, hình tượng ảo, hình tượng thiên nhiên hình tượng con người, hình tượng thời gian Hình tượng nghệ thuật chỉ sống khi được đặt trong thời gian, không gian sinh tồn (đây vừa là hình thức nội tại vừa là thuộc tính tất yếu của hình tượng nghệ thuật) Bị cắt đứt khỏi thời gian, không gian vật lí, tách khỏi thế giới hiện thực xung quanh, lại bị giới hạn trong khuôn khổ của tính ước lệ nên thời gian, không gian của hình tượng chỉ có thể cảm nhận chứ không thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt Đọc câu thơ của Nguyễn Du “

Gìn vàng giữ ngọc cho hay – cho đánh lòng kẻ chân mây cuối trời” người đọc hình dung

ra một không gian xa xôi cách trở, đầy những khó khăn…Nếu trong hội hoạ, điêu khắc, thời gian, không gian tồn tại bất biến khiến hình tượng bị đông cứng trong đường nét, hình khối, mầu sắc thì trong văn học do lấy chất liệu là ngôn từ nên thời gian, không gian giúp cho hình tượng luôn vận động và thể hiện rõ nét hơn hình ảnh thật Chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử là gắn liền với mức độ cảm thụ và quan niệm của người nghệ sĩ

Trang 18

nên thời gian, không gian ở mỗi thời đại có “màu sắc” riêng Chẳng hạn, thời gian của người cổ trung đại là tuần hoàn vĩnh cửu, quá khứ, hiện tại, tương lai cùng tồn tại trong thì hiện tại, không gian là vũ trụ bao la Thời gian của con người hiện tại là tuyến tính, không gian giắn liền với từng con người cụ thể…Thời gian, không gian trong văn học có

sự co giãn kì diệu Thời gian vận động cả ba chiều, có thể đang ở thì hiện tại nhưng ngay lập tức quay về quá khứ hoặc vươn tới tương lai xa xôi mà không bị vấp một cản trở nào Thời gian nghệ thuật có thể dồn nén cả một cuộc đời, một thời kì vào trong khoảng khắc Cũng như thời gian, không gian nghệ thuật cũng không bị trói buộc bởi giới hạn nào Nó

có thể là không gian hẹp như: xó bếp, gác xép, căn phòng… nhưng cũng có khi rộng lớn bao la như: chân mây cuối trời… Không gian nghệ thuật có khả năng dịch chuyển rất nhanh Huy Cận đã mở ra mọt không gian có cả thiên đường và trần thế chỉ trong hai câu

thơ “Nắng xuống trời lên sâu chót vót – Sông dài trời rộng bến cô liêu” Ở mỗi giai đoạn

văn học, không gian có mầu sắc riêng Chẳng hạn, không gian trong văn học dân gian là cây đa, bến nước, nơi hò hẹn…, thơ trung đại là không gian sơn thuỷ hữu tình, thơ mới là không gian lạnh lẽo, hờ hững, mong manh Nhìn chung, thời gian, không gian trong văn học gắn liền với sự cảm thụ của người nghệ sĩ với ý thức về ý nghĩa của cuộc đời, với quan niệm về thế giới, con người

Nói tóm lại, hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất cao độ giữa các mặt đối lập: chủ quan - khách quan; lí trí - tình cảm; cá biệt - khái quát; hiện thực – lí tưởng: tạo hình - biểu hiện; hữu hình - vô hình… Bản thân của mỗi hình tượng là một quan hệ xã hội thẩm

mĩ vô cùng phức tạp bao gồm: Quan hệ giữa các yếu tố và chỉnh thể giữa thế giới thực tại

và thế giới nghệ thuật, giữa tác giả hình tượng, cuộc sống Với tư cách là cấp độ hạt nhân của chỉnh thể thế giới nghệ thuật, hình tượng là yếu tố trọn vẹn nhất vừa phản ánh đầy đủ cuộc sống vừa thể hiện gương mặt nghệ sĩ

* Cấp độ ngôn từ nghệ thuật

Ngôn từ nghệ thuật là lớp lời văn trong tác phẩm do người nghệ sĩ sáng tạo ra Nó là hình thức biểu đạt duy nhất vừa là xác, vừa là hồn của văn chương Xét về mặt chất liệu, ngôn từ nghệ thuật sử dụng các phương tiện của ngôn ngữ toàn dân như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng nhưng mang phẩm chất thẩm mĩ và mục đích nghệ thuật nên nó có thể

Trang 19

“Truyền đạt một thông tin và không một phát ngôn đúng nghĩa nào có thể thay thế được” (theo G.V.Xêtêpanốp).Lời văn trong tác phẩm không phải là ở nói thường ngày Nó chịu

sự quy định của nhà văn và phục tùng cấu trúc văn bản nghệ thuật Do đó lời nói ấy có thể là lời nói trực tiếp, gián tiếp nhưng cũng có khi là lời nửa trực tiếp, lời độc thoại, lời của tác giả, của nhân vật, của người trần thuật Lớp lời văn trong tác phẩm được tạo nên

từ thứ ngôn ngữ hàm súc, biểu cảm và gợi hình Tính gợi hình là phẩm chất hàng đầu

không thể thiếu của lời văn Nếu các môn khoa học khác như: triết học, pháp luật phản ánh cuộc sống bằng các khái niệm, công thức thì văn học phản ánh cuộc sống bằng “ Lời

văn biểu cảm hình tượng”[55, Tr 355 ] Trước hết, tính gợi hình thể hiện trong chính lời

văn, bởi qua lời văn người đọc sẽ hình dung ra những mối quan hệ, những cung bậc tình cảm khác nhau của nhân vật Để đạt được mục đích nghệ thuật và có tính thẩm mĩ cao, lời văn có một hình thức tổ chức đặc biệt Nó sử dụng đậm đặc các hiện tượng cú pháp, các từ tượng thanh tượng hình, từ mô tả trạng thái, cảm giác nhất là các phương thức thêm nghĩa, chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng làm cho lời văn mềm mại, uyển chuyển, bay bổng và có tính đa nghĩa, hàm ngôn

Hình thức tổ chức lời văn ở mỗi một thể loại có những nét đặc thù riêng Trong thơ trữ tình, tổ chức lời thơ phải có tách dòng, có nhạc, có vần Trong tự sự, tổ chức lời văn là

đoạn chương, hồi Trong kịch, tổ chức lời văn phải có màn, lớp, cảnh Theo Trần Đình

Sử, lời văn nghệ thuật còn đóng vai trò " biểu diễn" sự vật Điều này có nghĩa lời văn làm

cho sự vật hiện hình (đây là điểm khác nhau cơ bản với lời nói hàng ngày) Quá trình sáng tác văn học là một quá trình tư duy tưởng tượng Trong tưởng tượng người nghệ sĩ không chỉ tạo dựng cuộc sống với những gì có thật như; con người, đồ vật, phong cảnh

mà có cả những sự vật không tồn tại như: thần linh, ma quỷ, tiên phật Nhờ tưởng

tượng lời văn bộc lộ được ý nghĩa của cuộc sống, làm cho hình tượng có thể hiểu được, hình dung được và nhiều khi chúng có cả tiếng nói đối với đời sống con người Lời văn nghệ thuật ít khi chỉ thông báo đơn giản sự việc xẩy ra đối với nhân vật mà thường tái hiện cả một phức hợp qua lại, cả chủ quan và khách quan trong các sự kiện đó

Trang 20

Như vậy, lời văn nghệ thuật vừa giữ vai trò lưu giữ làm phong phú thêm cho ngôn ngữ dân tộc vừa thể hiện sự kết tinh, sàng lọc ngôn ngữ của tác giả vừa thể hiện năng lực, sở trường, phong cách và quan niệm của người nghệ sĩ

1.1.2 Thế giới nghệ thuật thơ

Trong văn học, căn cứ vào phương thức phản ánh người ta chia văn học ra làm ba thể loại lớn: tự sự, trữ tình và kịch Trong mỗi thể loại lại bao gồm nhiều thể loại nhỏ Tự sự

có sử thi, tiểu thuyết truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài Kịch có hài kịch, bi kịch, chính kịch Trữ tình có thơ văn xuôi, thơ cách luật, thơ trữ tình, tuỳ bút… Ứng với mỗi thể loại lớn là các thể nhỏ là những loại hình thế giới nghệ thuật riêng, có qui luật vận động riêng và hình thức tổ chức biểu hiện riêng Thơ trữ tình là một thể nhỏ nằm trong thể loại trữ tình Khái niệm thế giới nghệ thuật của nó cũng bao hàm đầy đủ các cấp độ, yếu tố của thế giới nghệ thuật nói chung Nhưng các cấp độ, các yếu tố này có hình thức biểu hiện riêng

Thơ trữ tình là thuật ngữ nhằm để phân biệt giới các thể loại khác trong thể loại trữ

tình và thơ tự sự Nó có ý nghĩa là phương tiện để con người ta tự khẳng định bản chất

của mình, xây dựng hình tượng về mình, xác định trí hướng, lập trường, giá trị trước cuộc sống, đồng thời là phương tiện để xây dựng thế giới tinh thần của con người” [ 54,

Tr112 ] Thơ trữ tình có khả năng khêu gợi và bộc lộ cảm xúc rất lớn Tuy cảm xúc là của

từng cá thể nhưng lại bắt nguồn từ cuộc sống nên trong thơ trữ tình có tất cả mọi chuyện, chuyện thế sự, chuyện đời tư, chuyện chung, chuyện riêng Dù nói gì đi nữa thì nổi bật

trong thơ vẫn là "bản tự thuật của tâm trạng” (Poxpelop), những vương quốc chủ quan”

(Bielinxki)

1.2 Những chặng đường thơ Tố Hữu

Hành trình thơ Tố Hữu có thể chia thành 3 giai đoạn : Trước Cách mạng tháng Tám; từ sau Cách mạng tháng Tám đến thời kì đổi mới; thời kì đổi mới

1.2.1 Trước Cách mạng tháng Tám

TỪ ẤY ( 1937-1946 )

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Trang 21

Tố Hữu đã đề từ cho tập thơ đầu của mình như thế Tập thơ chia thành ba phần, phản

ánh rõ nét quá trình giác ngộ và trưởng thành của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi: ”Máu

lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng“ “Máu lửa” gồm 27 bài, là thơ của thời kỳ Mặt trận

Dân chủ ; tập trung vào những vấn đề lớn của thời đại như chống phát xít, phong kiến ;

đòi hòa bình, cơm áo ; vấn đề quyền sống con người và cách mạng giải phóng dân tộc “

Xiềng xích” gồm 30 bài, viết trong tù, thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của

người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù.” Giải phóng” gồm 14 bài, viết từ lúc vượt

ngục đến một năm sau ngày độc lập, chủ yếu ngợi ca lý tưởng, quyết tâm đuổi giặc, cứu nước và niềm vui chiến thắng

Trong “Từ ấy”, không chỉ có tiếng chim rộn rã và hương hoa của niềm vui vừa bắt

gặp lý tưởng, mà còn có lời an ủi, động viên chân tình đối với những số phận bất hạnh

Và sau cùng, nhân danh cách mạng, “Từ ấy” là tiếng thét đầy hờn căm, là hồi kèn xung

trận thôi thúc mọi người xông lên, vào trận chiến mất còn với kẻ thù để giành lại quyền sống Tập thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng : khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng cộng sản trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tạo bước ngoặt lớn cho quá trình phát triển của thơ

ca Việt Nam hiện đại Tố Hữu không phải là nhà thơ của riêng tôi, mà là nhà thơ của tất

cả thanh niên, nhà thơ của tương lai (K và T trên báo Mới, 1/5/1939)

Nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai nhận định: “Từ ấy” là tiếng nói cáo trạng

nhân danh phẩm giá của con người lao khổ; nhân danh chủ nghĩa nhân đạo để chống với một chế độ tàn bạo; nhân danh cái đẹp của thiên nhiên và của nghệ thuật, của chân lý và của công lý để phản kháng với cái xấu, cái giả dối; nhân danh cái mới để chống lại cái lạc hậu Đó cũng là bản quyết tâm thư của một chiến sĩ cách mạng không do dự trước nhiệm vụ, khó khăn, lao tù, súng gươm và sự tra tấn của kẻ thù, không tuyệt vọng trên những bước đường thử thách đau đớn nhất Về phương diện nghệ thuật, “Từ ấy” trở thành một trong những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam Tố Hữu đã kết hợp được giữa nghệ thuật và cách mạng, giữa người chiến sĩ và thi sĩ, góp phần vào tiến trình đổi mới thi ca hiện đại Việt Nam”

Cùng với một số chiến sĩ cách mạng, Tố Hữu đã góp phần cất lên tiếng nói của Đảng

trong lãnh vực thơ ca “Từ ấy” trước hết là hồi chuông đánh thức, một tiếng gọi lên

Trang 22

đường : Hỡi những con khôn của giống nòi/ Những chàng trai quý, gái yêu ơi !/ Bâng

khuâng đứng trước đôi dòng nước/ Chọn một dòng hay để nước trôi ? (Dậy lên thanh niên) Từ ấy lay động mọi người với những chân lý thật giản đơn mà thật ghê gớm : Người ta lớn bởi vì ta quỳ xuống Không ! không thể sống như bầy hành khất ! Hãy đứng dậy Từ ấy là câu trả lời trực tiếp cho những ai khao khát nhận đường, chiến đấu

cho một xã hội tốt đẹp, không có áp bức bóc lột, một cuộc sống xứng đáng trong độc lập,

tự do Từ ấy có cái hăm hở của người từ bóng tối đến với ánh sáng chói chang, nóng lòng

muốn chọc thủng đêm dày còn bao quanh mọi người, muốn kêu to lên cái lẽ sống đang tràn ngập tâm hồn mình :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tố Hữu cũng có lần tâm sự là trong Từ ấy còn nghe “những tiếng kêu gọi ồn ào” Ngay tên các bài thơ cũng có ý nghĩa hô hào, kêu gọi: Đi đi em, Hãy đứng dậy, Liên hiệp lại,

Giờ quyết định, Tranh đấu, Dậy lên thanh niên, Quyết hy sinh, Dậy mà đi… nói cho công

bình cảm giác ồn ào chỉ là cái cá biệt Điều cần suy nghĩ là nhà thơ cũng chỉ “kêu to” lúc bấy giờ thôi, còn sau này, thơ anh thích nhỏ nhẹ thầm thì Phải chẳng lúc bấy giờ thiên hạ phần đông đang còn giữa cơn mê, hay cố tình giả ngơ giả điếc, nên không thể không kêu

to nên? Là lời kêu gọi trực tiếp, Từ ấy không ngại đi vào giảng giải, hùng biện:

Khóc là nhục, rên, hèn,van, yếu đuối

Và dại khờ là những lũ người câm…

Liên hiệp lại

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

( Dậy mà đi)

Và chính là những lời kêu gọi hùng hồn, thúc giục đó xuất phát từ chân lý và chính nghĩa sáng ngời, từ một trái tim chân thành, sôi nổi nên có sức thuyết phục tự nhiên từ bên trong Tố Hữu đã sống mãnh liệt với các chân lý ấy nên dù có đi vào chính luận, thuyết

Trang 23

minh vẫn giữ cho nó có được cái nồng nàn, lôi cuốn, đặc biệt gần gũi với tuổi trẻ Từ ấy

chính là nỗi niềm bồng bột, sôi trào, thường thấy ở thưở ban đầu: thuở ban đầu của Cách

mạng và của tuổi đời Từ ấy là tiếng nói của tuổi trẻ, đến với tuổi trẻ, về phía nhà thơ

cũng như của quần chúng:

Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão Gân đang căng và thớ thịt căng da

Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa!

( Trăng trối )

Ở Từ ấy chất trẻ trung và chất lãng mạn hòa quyện vào nhau Khát khao tự do và công

lý, phủ định đánh đổ xã hội cũ, khẳng định, xây dựng cái mới, giải phóng và phát huy lực lượng đào núi lấp bể của nhân dân, thực hiện và mở ra những ước mơ cao cả, sự nghiệp

yêu thương xúc động của người chiến sỹ cách mạng trước những cảnh đời cũ nhiều

ngang trái bất công Từ ấy đã vượt khỏi khuôn khổ của kỷ niệm và tình cảm riêng mà đến

với cuộc đời chung ngay từ dòng đầu Cái giao điểm giàu ý nghĩa cùa mối duyên đầu giữa cách mạng với tuổi trẻ và thi ca đã tạo nên sự bừng sáng trong tâm hồn với những rung động mới mẻ của một quan niệm sáng tạo thi ca cách mạng Thơ của anh đã đến giữa cuộc đời và tạo nên nhiều giao cảm với quần chúng nghèo khổ

Ta đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ…

Tiếng nói thơ ca ấy sẽ góp phần thức tỉnh, kêu gọi mọi người hãy nhận thức rõ thực trạng của cuộc đời chung và cảnh ngộ riêng xót xa của mỗi người mà đứng lên hành

động Trong Từ ấy có hình ảnh một em bé nhỏ bơ vơ, người con gái giang hồ, chị vú

nuôi, ông lão đầy tớ…Chưa phải kể hết những kiếp người cực nhọc đắng cay nhưng Tố Hữu muốn từ đấy chỉ ra những bất công và những áp bức giai cấp trong xã hội cũ Tấm lòng của tác giả cũng không phải là những thương cảm chung chung mà mang nội dung

Trang 24

tình cảm của giai cấp vô sản và thực chất quan điểm đấu tranh cách mạng Trên ý nghĩa

ấy thơ ca là một vũ khí đấu tranh, là lương tâm thức tỉnh, là niềm tin kêu gọi

Như vậy, ngay từ những ngày đầu cầm bút, Tố Hữu luôn ý thức và xác định rằng phải

hát vang bản hùng ca cách mạng trong thơ Hai tư cách chiến sĩ cộng sản và thi sĩ cách mạng trong ông luôn quyện chặt làm một với nhau tròn một nửa thế kỷ Ông quan niệm

về thơ ca cách mạng khá rõ: “Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình Nhà thơ chân

chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân Ngoài ra, các nhà thơ cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu, cái ác Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng”

1.2.2 Từ sau Cách mạng tháng Tám đến thời đổi mới

VIỆT BẮC (1946-1954)

Sáng tác chủ yếu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tập thơ là bức tranh tâm tình của con người Việt Nam trong kháng chiến, thể hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước Nổi bật nhất là hình ảnh quần chúng nhân dân, những người gánh cả cuộc kháng chiến trên vai Ðánh dấu một bước phát triển của thơ Tố Hữu về giọng điệu, ngôn ngữ Chất dân tộc đậm đà trong thi liệu bình dị, thể thơ quen thuộc

Trong thời kỳ cách mạng chưa thành công, chế độ thực dân còn chà đạp lên đời sống của nhân dân ta, bóp nghẹt tâm hồn của chúng ta, thơ Tố Hữu đã có tác dụng làm ấm lòng người đọc, bồi dưỡng lòng yêu Tổ quốc của quần chúng, khuyến khích người cán bộ nằm trong nhà tù giữ vững khí tiết cách mạng, giữ vững lòng tin đối với tiền đồ vẻ vang

của dân tộc Tập thơ Việt Bắc chủ yếu gồm những bài thơ sáng tác trong thời kỳ kháng

chiến từ sau thu đông thắng lợi 1947, những bài thơ đã làm ấm lòng chúng ta, nâng cao tình cảm của chúng ta ; và một số bài thơ sáng tác sau khi hòa bình thắng lợi, những bài thơ này cũng đã có tác dụng giáo dục, cổ vũ cán bộ và nhân dân Có thể nói chủ đề bao

trùm tập thơ Việt Bắc là tinh thần thiết tha yêu nước, chí khí chiến đấu kiên quyết bảo vệ

Tổ quốc của nhân dân ta Hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh,vị

Trang 25

lãnh tụ kính yêu của dân tộc, linh hồn của kháng chiến và anh bộ đội anh dũng, thân mến,

nổi bật nhất trong tập thơ Việt Bắc Tố Hữu đã để cả tâm hồn, tất cả tình cảm đằm thắm

nhất của mình để diễn tả những hình ảnh yêu kính và quý mến nhất ấy của thời đại chúng

ta Đối với anh bộ đội, chỉ “gần nhau là thân thiết”, chỉ “một thoáng lặng nhìn nhau” là

“âm thầm thương mến” Tố Hữu đã tùng mặc áo bộ đội, vai nặng ba lô, chân đạp rừng gai

đá sắc, trèo đèo lội suối, cùng ăn cơm vắt thâm nước, dãi gió nằm sương với anh bộ đội Nên Tố Hữu là nhà thơ thông cảm mãnh liệt đối với sức lao động ấy một khi nó dốc ra mặt trận đánh đổ quân thù Xúc động biết bao khi đọc những đoạn thơ Tố Hữu để tình cảm của mình rung lên những nhạc điệu, những ý thơ hùng dũng :

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non

Gan không núng Chí không mòn ! Những đồng chí, thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai

Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão, Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm,

Những bàn tay xẻ núi,lăn bom Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện

Trong tập thơ Việt Bắc, ngoài hình ảnh anh bộ đội, những hình ảnh bà mẹ, em thiếu nhi,

chị phụ nữ cũng nói lên đầy tình mến thương của nhà thơ Nhưng Tố Hữu tha thiết yêu anh bộ đội, Tố Hữu không muốn tình yêu ấy bị chia sẻ,Tố Hữu muốn đặt tất cả những hình ảnh trong một cảm xúc chung đối với người chiến sĩ Những bà mẹ trong thơ Tố Hữu là những bà mẹ của chiến sĩ, giản dị như cánh đồng quê, thiết tha yêu con và lại giàu lòng yêu nước Em thiếu nhi trong thơ Tố Hữu là chiến sĩ nhỏ tuổi, tâm hồn em hồn

Trang 26

nhiên, nhưng lòng thấm sâu tình yêu nước, em là những “chú đồng chí nhỏ” làm nhiệm

vụ giao thông vượt qua mặt trận, không sợ đạn của giặc, không sợ hiểm nghèo Cuộc kháng chiến thật nhộn nhịp, hồ hởi nhưng vô cùng gian khổ, đau thương Nổi bật nhất là hình ảnh quần chúng nhân dân, những người gánh cả cuộc kháng chiến trên vai Ðó là anh Vệ quốc quân hiên ngang như thiên thần, là em bé liên lạc:

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích Nhảy trên đường vàng

( Lượm )

Những chị phụ nữ trong thơ Tố Hữu là những chị dân công dù con bế, con bồng “em

cũng theo chồng đi phá đường quan”, những chị ngày đêm ra tiền tuyến phục vụ chiến

trường Có những lúc tình cảm Tố Hữu đi ra ngoài biên giới, nhớ tới em bé Triều Tiên, nhân dân Triều Tiên đang anh dũng chiến đấu Tố Hữu yêu em bé Triều Tiên và em bé Triều Tiên trong thơ Tố Hữu là con của chị dân công tải đạn, con của nữ cứu thương,

con của anh bộ đội “Mặt đen khói đạn, chặn đường giặc lui” Điều làm người đọc thông

cảm nhất với hình ảnh những người con yêu quý của nhân dân ta trong thơ Tố Hữu là những hình ảnh gắn chặt với đất nước, dân tộc, quê hương Đây chính là phần tươi sáng

nhất trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu Đọc thơ Tố Hữu, chúng ta càng tin tưởng nhân

dân ta anh hùng, đất nước ta đẹp đẽ, quê hương ta đầm ấm Hình ảnh vĩ đại của Chủ tịch

Hồ Chí Minh là hình ảnh rộng lớn của đất nước :

Bác ngồi đó, lớn mênh mông Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non

Người chiến sĩ trên chiến trường Tây Bắc :

Mỗi bước, vàng theo đồng lúa chín Lửa vui từng mái nứa tươi xanh

Và còn cảnh nào đẹp hơn khi chiến sĩ chiến thắng trở về :

Anh về, cối lại vang rừng Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân

Anh về, sáo lại ái ân

Trang 27

Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca

Em Lượm, em bé giao thông anh dũng hy sinh vì nhiệm vụ, thi sĩ lặng người trước

“một dòng máu tươi”, nhưng em Lượm hy sinh mà em không chết, Tố Hữu đặt em Lượm nằm trên cánh đồng lúa vàng rượi, tượng trưng cho lẽ sống:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng…

Đất nước và con người, cảnh và người đối với Tố Hữu không thể xa rời, nhưng đất nước tốt đẹp là do con người làm nên, cảnh vật vui tươi cũng là do con người quyết định Đối với Tố Hữu, cảnh vật đất nước của chúng ta bao giờ cũng vui, cũng tươi, cũng đẹp và cái vui tươi trong thơ Tố Hữu bao giờ cũng thể hiện một lòng tin vững chắc ở tương lai,

vì nhân dân chúng ta chiến đâu ngày nay đã nhìn thấy thắng lợi ngày mai Tinh thần lạc quan cách mạng tươi sáng ấy xuất phát từ lòng thiết tha yêu nước và lòng tin tưởng ở

quần chúng đã tác động mãnh liệt đến người đọc Bài thơ Ta đi tới đã diễn tả nhân dân ta

vui sướng, quang cảnh tưng bừng của hòa bình, của thắng lợi vĩ đại sau tám, chín năm kháng chiến Trong nỗi vui mừng của thi sĩ sáng lên lòng tin tưởng ở thống nhất nước nhà:

Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Dù ai rào giậu ngăn sân Lòng ta vẫn giữ là dân cụ Hồ !

Cảm xúc của Tố Hữu đối với những con người mới đang được tôi luyện trong chế độ mới này, đối với đất nước, quê hương còn đằm thắm hơn một khi nó được biểu hiện lên

như tình yêu vợ chồng, tình mẹ con Việt Bắc là nơi chôn rau cắt rốn của cách mạng, là

căn cứ địa của kháng chiến Hòa bình trở lại, Chính phủ, Trung ương Đảng về Hà Nội Mỗi người chúng ta đều nhớ về Việt Bắc, nhớ những bà mẹ, những người chị đã nuôi nấng chúng ta, nhớ anh du kích đã dẫn đường, nhớ núi rừng, nhớ suối, nhớ nương Nỗi nhớ thương ấy đối với Tố Hữu âu yếm lạ lùng Trong những nhắn nhủ say tình của bài

Trang 28

Việt Bắc, chúng ta không còn phân biệt Việt Bắc và Tố Hữu, tiếng nói của Việt Bắc và

của Tố Hữu là của hai người nhưng nó lại nằm trong một người

Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu

“Nhớ gì như nhớ người yêu” Tố Hữu nhà thơ của chúng ta, đưa tình yêu vào trong thơ

để nói lên lòng yêu chân thành đối với Tổ quốc, với đất nước Tình yêu đối với Tố Hữu cũng như đối với tất cả những người chiến sĩ cách mạng không phải là mục đích, mà nó

là động cơ cách mạng Con người cách mạng là con người cảm xúc nhất, con người biết yêu đằm thắm, và cũng biết cách giữ gìn và bảo vệ tình yêu ấy, tình yêu ấy là động cơ thúc đẩy chúng ta thêm mạnh trên đường chiến đấu bền bỉ và lâu dài Đọc tập thơ Việt Bắc, chúng ta vẫn còn chưa thỏa mãn Tuy ca tụng người chiến sĩ cách mạng là Tố Hữu

đã ca ngợi nông dân, tình cảm, sức mạnh của người nông dân, những bà mẹ, những người chị, người vợ trong thơ Tố Hữu là những nông dân lao động, nhưng chúng ta muốn những người nông dân lao động sản xuất ở hậu phương có mặt ở trong thơ Tố Hữu Tuy trong tất cả những bài thơ của Tố Hữu đã nói lên tư tưởng của giai cấp công nhân, đường lối chỉ đạo của Đảng, ca tụng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng chúng ta muốn hình ảnh Đảng tiên phong của dân tộc, người công nhân được nêu cụ thể hơn, đầy đủ hơn Tố Hữu chưa nói lên hộ lòng biết ơn, sức tin tưởng của hàng chục triệu con người Đảng viên và quần chúng đối với Đảng tiên phong của giai cấp công nhân Những bài thơ đăng trong

tập thơ Việt Bắc đã nói lên những tình cảm tốt đẹp nhất của con người mới, của một thời

đại mới, dưới một chế độ mới Tình yêu thiết tha của Tố Hữu đối với quê hương đất nước, Tổ quốc, lòng tin tưởng vững bền, tinh thần lạc quan cách mạng bao trùm tập thơ của Tố Hữu đã từng kích thích chúng ta trong những năm chiến đấu gay go, gian khổ

nhất Đọc tập thơ Việt Bắc, chúng ta được nuôi dưỡng thêm tinh thần và tình cảm yêu quê

hương đó Về mặt nghệ thuật thì những thành công đó chính là những thành công của chủ nghĩa hiện thực cách mạng, của chủ nghĩa nhân đạo cách mạng trong thơ Tố Hữu là một

thi sĩ cộng sản Tập thơ Việt Bắc trào lên lòng yêu nước nồng thắm, chứng tỏ thêm một

Trang 29

nguyên lý : những người cộng sản là những người tha thiết yêu mến Tổ quốc của mình, yêu mến nhân dân của mình, và suốt đời tận tụy đấu tranh cho sự nghiệp của dân tộc

Việt Bắc là tập thơ của chủ nghĩa yêu nước của một dân tộc đã làm chủ vận mệnh của

mình đang tiếp tục tìm vũ khí để bảo vệ quyền sống thiêng liêng bị xâm phạm Việt Bắc

là tập thơ phản ánh hướng đi lên và bước phán triển thắng lợi của cuộc kháng chiến từ những ngày đầu gian khổ đến khi quân dân ta đã ở cái thế làm chủ chiến trường trong những trận đánh lớn có pháo thét, voi gầm và kết thúc ở đỉnh cao thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Việt Bắc tiếp nối chặng đường Từ ấy trên bước phát triển mới của lịch sử Tố Hữu lại

tiếp tục khẳng định tính tiên tiến và hấp dẫn của lý tưởng xã hội chủ nghĩa hiện thực cách mạng trong thơ qua tập thơ tiêu biểu nhất của thơ ca trong những năm kháng chiến chống Pháp

GIÓ LỘNG (1955-1961)

Tiếp theo Việt Bắc, Gió lộng là tập thơ của thời kỳ xây dựng hòa bình chủ nghĩa

xã hội Gió lộng không xoáy sâu vào một chủ đề tập trung mà cảm hứng mở rộng và nâng

cao Tổ quốc bước vào thời kỳ lao động xây dựng Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu lại được biểu hiện trong khí thế lao động quên mình trên khắp trận tuyến của mọi miền đất nước Những vết thương chiến tranh được hàn gắn lại Những kết quả của công cuộc lao động được biểu hiện tốt đẹp trong những kế hoạch được hoàn thành Theo bước đi của thời gian là những thắng lợi của cách mạng Cảm hứng phơi phới đi lên chủ nghĩa xã hội với khí thế “Gió lộng đường khơi, rộng đất trời” biểu hiện khá rõ rệt qua tập thơ

Gió lộng mang theo âm hưởng lạc quan của niềm vui xây dựng cuộc đời mới ấm no,

hạnh phúc Từ vùng biển đẹp “Nắng vui xóm mới tường vôi mới Phấp phới buồm giong nắng biển khơi” cho đến cảnh “Núi rừng có điện thay sao Nông thôn có máy làm trâu thay người…” Tất cả đều nói lên sức sống dồi dào và tính chất ưu việt của quan hệ xã

hội mới Bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng được viết ra trong không khí phấn khởi đó

nên vừa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, lại vừa mang cảm hứng sáng tạo nghệ thuật phong

Trang 30

phú Ba mươi năm đời ta có Đảng là tấm lòng biết ơn và cũng là niềm tự hào ở mỗi

người với Đảng và chế độ

Tập trung vào hai nhiệm vụ chiến lược : xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ Ngụy, thống nhất đất nước ở miền Nam Giọng anh hùng ca ngày càng khẳng định, đề tài có sức bao quát hiện thực, ý thơ mang tầm tư tưởng cao

Tập thơ mở ra niềm vui lớn vì nửa nước được giải phóng, nhưng là niềm vui chưa trọn vẹn vì :

Ðường giải phóng mới đi một nửa Nửa mình còn trong nước lửa sôi Một thân không thể chia đôi Lửa gươm không thể cắt rời núi sông

(Ba mươi năm đời ta có Ðảng) Cái tôi trữ tình sôi nổi được bộc lộ trên nền hiện thực hoành tráng của cuộc sống

mới Gió lộng còn là thơ của lòng tri ân, nghĩa tình đối với Ðảng, Bác Hồ, với nhân dân Tinh thần quốc tế vô sản cũng được đề cập (qua tình cảm đối với Liên Xô, Lê Nin) Gió

lộng trước hết là một tiếng ca vui của nhân dân ta trên miền Bắc sau khi hòa bình lập lại

Một cái vui đầy sức tự hào của người chiến thắng :” Giáng một trận dập đầu quỷ dữ -

Sáng nghìn năm lịch sử Điện Biên”, của người tự mình làm nên chiến thắng :

Một vùng trời đất trong tay Dẫu chưa toàn vẹn, đã bay cờ hồng!

Việt Nam, dân tộc anh hùng Tay không mà đã thành công nên Người!

Qua những sóng gió 1956 – 1957, ngày càng ta càng thấy dựng nước cũng là một sự

nghiệp gian nan Tháng 8 – 1958, bài “Mùa thu mới” có tính chất một bài thơ kết thúc

thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương Lúc này nhà thơ nhìn rõ:

Ồ đâu phải, qua đêm dài lạnh cóng Mặt trời lên là hết bóng mù sương!

Ôi đâu phải, qua đoạn đường lửa bỏng Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường!

Trang 31

Tố Hữu vốn là hồn thơ của yêu thương, nghĩa tình.Nhưng khi miền Nam, rồi cả nước, chìm trong nước sôi lửa bỏng thì “ Có thể nào yên, có thể nào khuây ” ông đã dành phần lớn tâm huyết để ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, do đó giọng điệu tập

thơ thấm đẫm chất hùng ca Tập thơ “ Ra trận “ gồm 31 bài, sáng tác trong 10 năm chống

Mỹ (1962-1971)

Hai dòng thơ mở đầu (ở bài thứ nhất) thể hiện cảm hứng chủ đạo của cả tập thơ:

Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy

Ông vẫn giữ được giọng thơ đằm thắm Đề tài mở rộng như đánh dấu những sự kiện chính trị, quân sự của đời sống Có Lá thư Bến Tre, có lời dặn của anh Trỗi, có kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du, có ngọn lửa Mo-ri-xơn, có nước mắt khóc Bác Hồ Tố Hữu có khuynh hướng khái quát thời đại Ông hướng tới những tình cảm phổ quát, cộng hưởng được với nhiều lòng người Đề tài rất thời sự mà ý thơ thấm thía, sâu, bền Cái tài phát hiện chất thơ trong cuộc đời, trong những vấn đề chính trị là một đặc sắc của thơ Tố Hữu Sau ba câu hô Hồ Chí Minh muôn năm của Nguyễn Văn Trỗi, Tố Hữu hạ một lời bình luận:

Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần

Bài Mẹ Suốt, cũng là hình ảnh người dân thường anh hùng nhưng ý thơ hàm súc hơn

so với bài Bà má Hậu Giang, và cho thấy một chặng đường phát triển của tâm hồn người

Trang 32

Việt Nam ta Tính biểu tượng được đẩy cao hơn mà bài thơ vẫn giữ nét sinh động vốn có của đời sống Phẩm chất nhân dân trong thơ Tố Hữu ngày càng sâu sắc và nhuần nhuyễn

Những bài thơ tiêu biểu: Có thể nào yên; Miền Nam; Trên đường thiên lý; Hãy nhớ lấy

lời tôi; Tiếng hát sang xuân; Chiếc áo xanh; Mẹ Suốt; Êmily, con ; Kính gửi cụ Nguyễn Du; Tấm ảnh; Bác ơi; Theo chân Bác

Tập thơ “ Máu và hoa “ gồm 13 bài, sáng tác trong 06 năm (1971-1977) ; có ý nghĩa

tổng kết quá trình phát triển của dân tộc, của Cách mạng Việt Nam - một hành trình đầy máu, đầy hoa, Năm mươi năm máu đỏ thành hoa “ Máu ” : biểu tượng của nỗi đau uất hận trong hàng nghìn năm nô lệ và sự hi sinh, xả thân vì nghĩa lớn, xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ “ Hoa ” : biểu tượng cho vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản, của chủ nghĩa anh hùng và niềm vui ngày chiến thắng

Trong tập thơ, xuất hiện nhiều bài thơ trường thiên với cảm xúc tổng hợp, bao quát

hơn nửa thế kỷ đấu tranh (Nước non ngàn dặm; Với Ðảng, mùa xuân) Những bài thơ tiêu biểu: Việt Nam máu và hoa; Nước non ngàn dặm; Với Ðảng, mùa xuân; Một khúc ca

xuân

1.2.3 Thời đổi mới

MỘT TIẾNG ÐỜN (xuất bản năm 1993)

Tố Hữu từng nhấn mạnh “Thơ tôi có ba giọng điệu khác nhau” Từ ấy đặt ra nhiều vấn

đề tuổi trẻ và lý tưởng, cái riêng và cái chung sống và chết, dân tộc và quốc tế Đó là tiếng nói rất chân tình vừa mang nhiều tâm sự và cũng là những lời luận chiến với những

quan điểm mình không đồng tình Còn Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa là một tiếng nói, một giọng điệu, đó là vấn đề dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Đến Một tiếng đờn lại

là một tiếng nói khác, tiếng nói chiêm nghiệm của một đời người trước bao đổi thay, có nhiều chuyện buồn hay đúng hơn là rất đau, những vẫn giữ niềm tin riêng Tôi nghĩ ít ai tổng kết chuyện đời như thế trong thơ Có thể nói qua những chặng đường dài tôi vẫn là tôi, giữ bản sắc riêng của mình trước sau là một tiếng nói riêng nhất quán

Tập thơ là những dòng tâm tư, trăn trở từ mạch cảm xúc trong thời hòa bình Ðời thôi lửa cháy, nên xuất hiện những dòng thơ tươi xanh - mang đậm cảm hứng thế sự Âm

Trang 33

hưởng thơ bớt vang xa (hướng ngoại) mà vọng sâu hơn (hướng nội) Ngoài giọng anh hùng ca vốn có, thêm giọng trầm lắng, đôi khi xót xa :

Em ơi nghe đó, trong đêm lạnh Ðằm thắm bên một tiếng đờn

Ðang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn Ðời thường sớm nắng chiều mưa vậy Khuấy động lòng ta biết mấy buồn !

(Một tiếng đờn)

Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm, rất gần với thời kỳ “Từ ấy” Có một sự

đấu tranh nội tâm rất mạnh : “Mới bảy mươi sao đã gọi là già” Bút pháp không tung hoành hào sảng nhưng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm Phẩm chất nội tâm vốn có

của Tố Hữu vẫn nguyên vẹn Lắng nghe trong Một tiếng đờn thấy bóng dáng một Tố Hữu của Con cá, chột nưa Cuộc đời không phải lúc nào cũng ở thế thuận Tuy vậy, Tố Hữu

vẫn lấy niềm tin, lấy kinh nghiệm cuộc sống của đời mình mà nhìn hiện tại “Nắng tự lòng

ta cứ ấm dần” Dù có phải làm lại tự đầu, ông không nhượng bộ, không đầu hàng hoàn

cảnh Trong cái bình đạm của giọng thơ,có sức rắn lại của ý chí “ Ta lại đi, như từ ấy ra

đi – Lòng hăm hở tưởng như mình trẻ lại”

TA VỚI TA (xuất bản năm 2002 )

Là tập thơ cuối cùng của tác giả, ông đã thâu nhận và chứng kiến một thế kỉ nhiều biến động Đây cũng là tập thơ có nhiều niềm vui bởi nhà thơ đã tìm được những sợi dây ràng

buộc vững chắc với đất nước, với nhân dân.”Ta với ta” cũng là tập thơ mang nặng tình đời, tình cảm với đất nước, nhân dân, bạn bè.Từ “ Từ ấy” đến “Ta với ta”, thơ Tố Hữu

vẫn là một nguồn mạch thi ca mở đón nhận hương sắc và bao nỗi niềm của cuộc đời

Ở một góc nhìn khác, nếu không có cách mạng thì cũng không có nhà thơ Tố Hữu

Người chiến sĩ cộng sản là cái gốc, còn thơ ca cách mạng chỉ là những giây phút “xao

lòng” của người chiến sĩ ấy Càng về sau, thơ ông càng tỏ rõ là công cụ, là vũ khí tuyên

truyền trong đấu tranh cách mạng Với Tố Hữu không có nhà thơ đứng ngoài người chiến

Trang 34

sĩ cộng sản Năm tập thơ đầu, ông luôn là người lĩnh xướng của dòng thơ ca cách mạng với tư cách là một thi sĩ Còn với tư cách người chiến sĩ cách mạng, ông lại là người chỉ huy của giàn hợp xướng thơ ca ấy Với cả hai tư cách, tiếng nói của ông trên chính trường cũng như trên thi trường đều có ảnh hưởng lớn và mang tính quyết định đối với dòng thơ ca cách mạng trong diễn trình thơ ca Việt Nam hiện đại

Nhưng cũng có một thực tế khác không thể phủ nhận được là với hai tập “Một tiếng

đờn” và “Ta với ta”, vào những năm tháng cuối đời, thơ Tố Hữu không còn là hiện tượng thơ trong sự đồng vọng của nhiều tầng lớp công chúng, vốn là việc thường xuyên

diễn ra đối với các tập thơ trước của ông suốt nửa thế kỷ

Có thể thấy khá rõ, sau khi rời nhiệm sở, Tố Hữu cũng thôi luôn vai trò người lĩnh xướng và chỉ huy giàn hợp ca cách mạng, mà ông từng nắm giữ nửa thế kỷ Chính ông tự

ý thức được điều ấy, nên đã kịp chuyển sang tư thế của người hát đơn ca Vâng, đơn ca

có nghiã là hát một mình với “Một tiếng đờn” Thậm chí sau này ông còn là người hát

“độc ca”, tự đối diện với chính mình và chỉ hát cho mình nghe “Ta với ta”

Trang 35

Chương 2: NỘI DUNG CẢM HỨNG VÀ HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG

2.1 Cảm hứng có sự chuyển đổi từ trữ tình chính trị, từ những vấn đề lớn lao của đất nước dân tộc sang thế sự, đời tư

2.1.1 Tiếp tục cái tôi sử thi

Cái tôi sử thi Tố Hữu chặng đường hoà bình mặc dù vẫn tiếp tục mạch bày tỏ cảm xúc trước ân tình cách mạng, cảm hứng tự hào, ngợi ca Tổ quốc, vẻ đẹp hào hùng của những hình tượng anh hùng nhưng nó có những nét đặc thù riêng

2.1.1.1 Phát hiện vẻ đẹp đất nước thanh bình

Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cả dân tộc bắt tay vào công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục và xây dựng đất nước, Tố Hữu nhìn đâu cũng thấy đẹp, thấy vui Để có những vẫn thơ sôi nổi, vui tươi, Tố Hữu đã có một cách nhìn tổng quát, cái nhìn ở tầm vĩ mô về những mảnh đất lịch sử trong thời bình

Tìm về với cội nguồn, với lịch sử cha ông dựng nước, Tố Hữu tìm về địa danh xưa, nơi mà người anh hùng Hoàng Hoa Thám đã giục nghĩa quân lên đường giết giặc cứu nước:

Tiếng người xưa, đá c ̣òn ghi Lệnh cồng giục cháu đi theo người Sáng thu nay đẹp đất trời

Đầu mùa lúa chín như phơi hoa vàng Phồn Xương ngói mới đỏ làng

Tưởng như ngày hội rước Hoàng Tướng quân…

(Phồn Xương) Ngợi ca mảnh đất lịch sử xưa vẫn vang vọng “tiếng người xưa” mà nay đã “ngói mới đỏ làng”, nay đã đầy “ đồng lúa chín” nghĩa là cuộc sống đã đổi thay Hình ảnh

“đồng lúa chín” với “ngói mới đỏ làng” là những hình ảnh tiêu biểu cho một cuộc sống

ấm no hạnh phúc, tiêu biểu cho vẻ đẹp của đất nước thời kỳ hoà bình Và Tố Hữu đã ngợi

ca, chiêm ngưỡng, tự hào, mở rộng ḷòng mình ra đón nhận những đổi thay này

Ngoài ra, Tố Hữu còn khám phá sự thay đổi mới về đời sống sinh hoạt của con người Nhìn thuyền bè trôi trên ḍòng sông, nhìn những bãi bờ xanh ngắt trải dài, nhìn tấp

Trang 36

nập màu áo của con người…Tố Hữu đã thấy được cuộc sống đổi mới ấy nó như cuốn hút ḷòng người:

…Thuyền chài thôi kiếp dạt trôi

Thong dong bè nứa, quẫy đuôi cá lồng Đôi bờ xanh non ngô đồng

Chè lương, lạc bãi, lúa đồng sum suê

Áo màu vui mắt chợ quê

Ai xưa Cẩm Thuỷ, có về lại lên !

Đẹp sao “tráp ngọc” chốn này Xanh xanh đổi trẩu, đồi đay, đồi luồng Cao su thẳng lối nông trường

Trâu đàn, bò mộng trên đường nhởn nhơ Ngạt ngào hương quế gió đưa

Mấy nàng áo lụa, chợ tra măng vàng

Có gì trong nắng thu sang Long lanh như ánh, rừng vang tiếng cồng…

(Ngọc Lặc)

Tố Hữu miêu tả cảnh đẹp của đời sống mới trong sự đối chiếu xưa và nay để làm nổi bật cuộc sống mới nhưng cũng để hồi tưởng lại quá khứ xưa của lịch sử dân tộc, cái thời vẫn c ̣òn hoang tàn, vắng vẻ:

Ngày xưa, mái dạ phên tre

Mà nay nhà bạn bốn bề gạch xây

Trang 37

Vườn xưa, dứa dại, gai mây

Mà nay na mít, trái cây trĩu cành

(Hậu Lộc)

Có một điểm nổi bật trong thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình là mặc dù vui với hiện tại chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hiện tại đất nước nhưng Tố Hữu không quên những năm tháng gian nan chiến đấu trên mảnh đất lịch sử

Qua đây, lại nhớ năm nào

Xé trời đạn lửa, bom đào, đất rung Đường ra mặt trận, miền trung Quân dân ta vẫn trùng trùng đứng lên…

2.1.1.2 Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc

Đối với những sự kiện lịch sử từ khi thành lập Ðảng cho đến ngày đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, Tố Hữu không chỉ là người chứng kiến, mà còn là người tham gia ở nơi đầu sóng Kể từ khi nhận ra “mặt trời chân lý” cho đến những năm tháng cuối cùng của đời mình, Tố Hữu bao giờ cũng ở giữa dòng chảy xiết của những sự kiện của cuộc sống chung quanh mình Thơ Tố Hữu vì vậy, là tiếng hát của trái tim hòa trong trạng thái tinh thần của những sự kiện đó Những thành tựu xuất sắc mà ông có được cũng từ mối quan hệ gắn bó giữa tình cảm riêng và chung, giữa thơ và sự nghiệp cách mạng mà thời đại yêu cầu

Trang 38

Cái tôi Tố Hữu với khát vọng cống hiến cho Tổ quốc mãi theo Tố Hữu trong các chặng đường kháng chiến gian khổ của dân tộc Khát vọng ấy còn mãi thường trực trong Tố Hữu cả khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất Trong thời kỳ hoà bình, Tố Hữu vẫn luôn trăn trở, suy nghĩ về bản thân mình trước cuộc đời này:

Có đêm mãi chập chờn mơ ước Lại bâng khuâng Tự hỏi mình sau trước Cho cuộc đời, cho Tổ quốc thương yêu

Ta đã làm gì ? và được bao nhiêu ?

(Một khúc ca)

Tố Hữu băn khoăn, dằn vặt mình bằng một câu hỏi lớn “Ta đã làm gì?” cho Tổ quốc này Nhưng chính điều băn khoăn ấy đã khẳng định được khát vọng cống hiến cho

Tổ quốc của Tố Hữu Phải là người luôn luôn nuôi dưỡng ý chí cống hiến đời mình cho

lý tưởng cách mạng thì mới có thể nói như vậy được Trong cuộc sống hiện tại này có biết bao đổi thay, nhìn lại các chặng đường đời mà mình đã bước qua, thấy được những

gì mà mình đã làm được, mặc dù vui nhưng Tố Hữu vẫn không quên trách nhiệm của mình ngay cả trong thời bình Ông vẫn khẳng định cái khát vọng cống hiến của mình bằng một chân lý sáng ngời:

Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?

(Một khúc ca)

Chân lý sống của Tố Hữu ở đây là luận đề về “cho” – “nhận” con người Tố Hữu trước sau vẫn là con người khao khát được sống “ cho” mọi người, cống hiến cho lý tưởng cộng sản của mình chứ không sống riêng cho bản thân mình, không chỉ “ nhận riêng mình” Từ những hiện tượng, những quy luật trong tự nhiên: Nếu là chim phải biết hót, nếu là chiếc lá phải xanh, Tố Hữu đã nâng lên thành quy luật của cuộc đời: Đời người sống phải biết vì mọi người, phải cống hiến sức mình cho cuộc đời này Nhìn lại những chặng đường đời của Tố Hữu ta thấy ông đã sống theo chân lý “sống là cho” như

Trang 39

thế nào Từ những ngày đầu giác ngộ cách mạng hăm hở bước những bước đầu tiên trên con đường đấu tranh gian khổ, rồi tù đầy, rồi triền miên trong kháng chiến, hăm hở chiến đấu và chấp nhận mọi gian nguy chỉ với một mục tiêu duy nhất là “ cống hiến” đời mình cho lý tưởng cách mạng Đến khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, cả dân tộc bước vào công cuộc xây dựng đất nước, Tố Hữu vẫn bước những bước vững chắc trên đường dài và những khát vọng cống hiến lớn:

Ta đã sống Và ta đã thắng Hãy đi tới Tự cánh mình bay thẳng Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do ! Sống, cho mình Và sống cũng là cho…

(Chào năm 2000)

Cái tôi khát khao cống hiến cho lý tưởng cao đẹp của cả đời Tố Hữu không có tuổi Ông vẫn vững tin vào con đường mà mình đã lựa chọn mặc dù biết rằng mình chỉ là một, là riêng để góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh:

Mẹ ơi ! Sống đã bảy lăm năm Con vẫn còn đi, chẳng chịu nằm Không làm lên núi, thì lên đá Lót dặm đường xa, đỡ bụi lầm

( Huế lại huy hoàng)

Khát vọng cống hiến cho đời, cho lý tưởng của Tố Hữu thật mãnh liệt biết bao Biết là cuộc đời của con người là hữu hạn trong cái mênh mông vô hạn của đất trời, biết rằng đến một lúc nào đó con người ta phải tạm dừng, biết vậy nhưng Tố Hữu vẫn cứ đi

mà “Chẳng chịu nằm” Dẫu biết rằng những việc mình làm chẳng thể gọi là “chiến công vang lừng” được nhưng cái ý nghĩ “không làm nên núi, thì nên đá” mới đáng quý biết bao Có khi cái tôi Tố Hữu trong khát vọng cống hiến cho đời mới giản dị làm sao:

Được làm cây lúa vàng thơm hạt Làm tiếng chim thanh hót sớm chiều Làm hàng gạch lát đường thôn mát Tri kỷ, tri âm, chẳng đợi nhiều

Trang 40

( Tiếng còi xa)

Tố Hữu là thế đấy Giản dị biết bao và cũng đáng kính, đáng trọng biết bao Sống

mà được cống hiến, dù cái sự cống hiến của mình nó nhỏ bé, giản đơn thì đấy mới là sống đúng nghĩa của nó chứ không phải là tồn tại Tố Hữu muốn làm gì vậy? Muốn làm cây lúa vàng, làm tiếng chim thanh, làm hàng gạch lát đường Tất cả những ước muốn ấy rất gần gũi, thân quen với cuộc sống của mỗi chúng ta Nhớ lại ngày đầu giác ngộ lý tưởng cách mạng, cái tôi Tố Hữu khẳng định vị trí của mình trước cuộc đời cũng giản dị, gần gũi biết bao:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ…

(Từ ấy) Điều mong ước giản đơn của Tố Hữu không phải là bất cứ ai cũng làm được, làm cây lúa nhưng phải là cây lúa chín vàng dậy mùi thơm hương lúa, làm con chim nhưng tiếng hót phải thanh, là viên gạch nhưng phải lát đường đi lại Tất cả những thứ đó tưởng

dễ dàng làm được những quả thực là rất khó

Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc cho lý tưởng cộng sản của cái tôi Tố Hữu được xuyên thấm qua các chặng đường lịch sử của dân tộc Nhưng có lẽ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, dân tộc ta đã giành lại được độc lập tự do cuộc sống ngày một đổi thay thì cái khát vọng cống hiến cho Tổ quốc càng cháy bỏng hơn Vì sao vậy? Bởi vì trong kháng chiến xưa, trong những năm kháng chiến hào hùng của dân tộc, cái tôi cống hiến, cái khát vọng được góp sức mình để làm lên sức mạnh thần kỳ của dân tộc như Tố Hữu quả thực là đã trở nên quá quen thuộc Mặt khác khi cả dân tộc còn đang chìm trong những đau thương mất mát thì mục tiêu duy nhất của triệu triệu lớp người Việt Nam là Độc lập, Tự do, là kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược Còn khi đất nước được hoà bình, đời sống ngày càng được đổi mới hơn thì việc người ta nói đến khát vọng cống hiến thật hiếm hoi biết bao Chính vì lẽ đó lên chúng ta lại càng thêm kính yêu Tố Hữu hơn,

Ngày đăng: 27/10/2016, 09:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w