1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chiec luoc nga ong sau be thu tối giản, đầy đủ nhất

4 428 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 25,59 KB

Nội dung

Chiếc lược ngà – Phân tích nhân vật ông Sáu MB:Nguyễn Quang sáng là cây bút tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là truyện ngắn nổi tiếng của ông. Truyện ca ngợi tình cảm gia đình trong những hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Ông Sáu là nhân vật chính của truyện. Qua hình tượng ông Sáu, tác giả khẳng định, tình phụ tử là thiêng liêng bất diệt bất chấp sức tàn phá, hủy diệt của chiến tranh. Nhân vật ông Sáu ngời sáng nhiều nét đẹp đáng quý. Ông là người chiến sĩ dũng cảm, yêu lý tưởng, đặc biệt là người cha yêu con sâu sắc, đằm thắm. Nhân vật ông Sáu để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. TB: Với cốt truyện đặc sắc, tác giả đã sáng tạo những tình huống rất đặc biệt: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, 8 năm không được gặp con, khi đi bé Thu con ông mới 1 tuổi, khi ông về, bé Thu không nhận ra cha, đến lúc nhận ra thì ông Sáu lại phải lên đường. Tình huống một thể hiện tình yêu sâu sắc, mãnh liệt bé Thu dành cho cha. Ở chiến trường, ông Sáu làm lược tặng con nhưng chưa kịp trao cho con cây lược thì ông hi sinh. Tình huống 2 làm toát lên tình yêu con sâu nặng, chan chứa của ông Sáu. Qua hai tình huống tác giả vừa ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt vừa lên án tố cáo chiến tranh đã gây ra bai đau thương cho các gia đình Việt Nam.(1)

Trang 1

Chiếc lược ngà – Phân tích nhân vật ông Sáu MB:Nguyễn Quang sáng là cây bút tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam “Chiếc lược ngà” là truyện ngắn nổi tiếng của ông Truyện ca ngợi tình cảm gia đình trong những hoàn cảnh éo le của chiến tranh Ông Sáu là nhân vật chính của truyện Qua hình tượng ông Sáu, tác giả khẳng định, tình phụ tử là thiêng liêng bất diệt bất chấp sức tàn phá, hủy diệt của chiến tranh Nhân vật ông Sáu ngời sáng nhiều nét đẹp đáng quý Ông là người chiến sĩ dũng cảm, yêu lý tưởng, đặc biệt là người cha yêu con sâu sắc, đằm thắm Nhân vật ông Sáu để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.

TB: Với cốt truyện đặc sắc, tác giả đã sáng tạo những tình huống rất đặc biệt: Ông Sáu xa nhà đi kháng

chiến, 8 năm không được gặp con, khi đi bé Thu con ông mới 1 tuổi, khi ông về, bé Thu không nhận ra cha, đến lúc nhận ra thì ông Sáu lại phải lên đường Tình huống một thể hiện tình yêu sâu sắc, mãnh liệt bé Thu dành cho cha Ở chiến trường, ông Sáu làm lược tặng con nhưng chưa kịp trao cho con cây lược thì ông hi sinh Tình huống 2 làm toát lên tình yêu con sâu nặng, chan chứa của ông Sáu Qua hai tình huống tác giả vừa ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt vừa lên án tố cáo chiến tranh đã gây ra bai đau thương cho các gia đình Việt Nam.(1)

Ông Sáu trước hết là người cha yêu con tha thiết.Tình yêu con của ông được thể hiện cảm động trong

ba ngày nghỉ phép Xuồng vừa vào bến, nhìn thấy con, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, gọi con Ông nôn nóng, khao khát được gặp được ôm con, nghe con gọi ba Vì thế khi Thu bỏ chạy, ông Sáu bất ngờ, hụt

hẫng, thất vọng, đau khổ “Mắt ông sầm lại, hay tay buông xuống như bị gẫy” Nỗi đau tinh thần của ông Sáu được miêu tả, thể hiện bằng nỗi đau thể xác.(2)

Trong ba ngày nghỉ phép, yêu con ông Sáu muốn gần gũi vỗ về, bù đắp tình cảm cho con Ông còn khát

khao được thực hiện bổn phận làm cha, được hưởng hạnh phúc làm cha vì thế, ông không đi đâu, tìm cách

vỗ về con Nhưng mọi cố gắng của ông đều vô nghĩa: ôngcàng gần gũi thì bé càng Thu đẩy ra, lạnh nhạt, xa cách Ông càng cố gắng Thu càng né tránh Ông mong con g ọi một tiếng “ba” thì Thu nói trống không.Ông dồn Thu vào thế bí (giả vờ không nghe) , không giúp Thu chắt nước nồi cơm thì Thu

tự nghĩ cách giải quyết Đau khổ, bất lực ông chỉ nhìn con cười buồn, Lòng yêu thương, sự bao dung

độ lượng, niềm khao khát được con đón nhận khiến ông kiên nhẫn chờ đợi và chịu đựng nỗi đau tinh thần ấy. Trong bữa cơm, ông gắp cho Thu cái trứng cá to vàng, ông muốn thể hiện sự quan tâm chăm sóc, chiều chuộng con Nhưng Thu phản ứng quyết liệt, hất miếng trứng cá đi Giận quá, ông quát con, vung tay đánh con khiến Thu giận dỗi bỏ về bà ngoại Tình yêu, nỗi đau vì không được con đón nhận, đã hóa thành cơn giận Khao khát, nôn nóng ao ước được hưởng hạnh phúc giản dị là nghe con gọi một tiếng ba khiến ông không kìm chế được giận dữ Hành động đánh con là biểu hiện của tình yêu con bị đồn nén quá sức chịu đựng nên đáng được cảm thông.Cũng chính hành động này khiến ông day dứt ân hận mãi sau này khi ở chiến trường.(3)

Yêu con nên ông Sáu hạnh phúc vô bờ khi được nghe con cất tiếng gọi ba trong phút chia tay Khi con lao tới, gọi ba, ôm cha, hôn cha, ông Sáu đã khóc Giọt nước mắt của ông chất chứa tất cả cảm xúc: vừa bất ngờ, vừa xúc động, hạnh phúc, có lẽ có cả sự buồn bã tiếc nuối vì phải chia tay, rời xa con gái bé nhỏ mà không biết bao giờ trở lại Ông vội lấy khăn lau nước mắt Người chiến sĩ dũng cảm ngoài chiến trường cũng là người cha yếu đuối, mềm lòng trước tấm lòng của con gái bé bỏng (4)Vì nhiệm vụ, ông

đã hi sinh tình cảm riêng tư để quyết tâm cống hiến cho đất nước Bởi thế,phút giây cha con trùng phùng cảm động quá ngắn ngủi, ngắn đến mức :hạnh phúc làm cha của ông, hạnh phúc được ôm ấp,

vỗ về con của ông chỉ được tính bằng một khoảnh khắc duy nhất trong đời Qua đó tác giả đề cập đến

mất mát đau thương do chiến tranh Chiến tranh không chỉ gây thương tích trên mặt ông mà con gây bao vết thương lòng cho ông Sáu và con, tước đoạt của ông Sáu niềm hạnh phúc được làm cha một cách trọn vẹn

Tình yêu con sâu nặng của ông Sáu được thể hiện rõ nhất khi ông ở chiến trường Yêu con, ông day dứt, ân hận vì trót đánh con Ông ghi nhớ mong ước đơn sơ nhỏ bé của con: “Ba về, ba mua cho con cây lược nghe ba” Ông quyết định tự tay làm lược, rồi ông hối hả, tỉ mẩn làm lược, ông hóa thành nghệ nhân tài hoa để thỏa nguyện mong ước của con Cuối cùng cây lược hoàn thành, trên cây lược ông khắc dòng chữ “yêu nhớ tặng Thu con của ba” Chiếc lược trở thành vật quý giá, thiêng với ông

sáu, nó xoa dịu nỗi ân hận vì nhỡ đánh con của ông, nó là cầu nối để ông trò chuyện với con trong tâm tưởng Chiếc lược còn chất chứa bao yêu mến, nhớ thương, mong đợi cha dành cho con, thể hiện khát vọng đoàn tụ gia đình Chiếc lược là hiện thân của tình phụ tử thiêng liêng, mãnh liệt (5) Nhưng rồi ông

Sáu hi sinh khi chưa kịp trao cho con cây lược Phút hấp hối, ông dồn tất cả sức lực vào việc “móc cây

lược” trao cho người đồng đội và “nhìn một hồi lâu” Bác ba vẫn còn bị ám ảnh bởi ánh nhìn ấy Đó là tiếng gửi nhắn thiêng liêng, tha thiết như lời di chúc, thể hiện ước nguyện cuối cùng của người cha, gửi

Trang 2

món quà cho con, ông coi mong ước duy nhất của con là bổn phận, trách nhiệm thiêng liêng mà người cha phải đáp ứng Cả khi đối mặt với cái chết, ông vẫn chỉ nghĩ, nhớ tới con Tình phụ tử là giá trị bất diệt mà chiến tranh không thể hủy hoại được.(6)

Ông Sáu còn là người chiến sĩ dũng cảm, yêu lý tưởng Ông hi sinh gia đình để công hiến tuổi trẻ, tính mạng cho đất nước, ông sống, chiến đấu, ngã xuống như ngàn vạn anh hùng vô danh khác, không nấm mồ, không bia mộ, bất khuất, anh hùng Ông là tấm gương cho bao thế hệ Việt Nam noi theo Qua câu chuyện xúc động của cha con ông Sáu, tác giả ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng bất diệt, ca ngợi những giá trị gia đình cao quý trong những cảnh ngộ éo le của chiến tranh Tình yêu con của ông Sáu, sự hi sinh thầm lặng, đẹp đẽ, quên mình của ông Sáu nhắc nhở chúng ta, phải trân trọng yêu quý mái ấm gia đình, yêu quý cha mẹ, trân trọng cuộc sống ấm no hạnh phúc hôm nay vì nó được đổi bằng bao nhiêu mất mát, hi sinh của thế hệ cha anh.Chiến tranh là kẻ thù của hạnh phúc vì thế chúng

ta cần có trách nhiệm chung tay gìn giữ hòa bình trên trái đất này.

Câu hỏi phụ – chiếc lược ngà

Câu 1: Nêu tình huống, ý nghĩa của tình huống(1)

Câu 2: Ý nghĩa của hình ảnh “ông Sáu đứng sững, mặt sầm lại, hay tay buông xuống như bị gẫy” ?(2)

Câu 3: Nhận xét về hành động đánh con của ông Sáu(3)

Câu 4: Ý nghĩa giọt nước mắt của ông Sáu(4)

Câu 5: Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “chiếc lược ngà”(5)+

+ Chiếc lược ngà trước hết là hình ảnh tả thực: chỉ chiếc lược được làm bằng ngà cho ông sáu tự tay làm cho con.

+ Chiếc lược còn có ý nghĩa biểu tượng: kỷ vật thiêng liêng duy nhất của ông Sáu, thể hiện tình yêu con của ông Sáu, khao khát đoàn tụ của ông Sáu, là hiện thân của tình phụ tử thiêng liêng bất diệt bất chấp mọi hoàn cảnh nghiệt ngã của chiến tranh là bằng chứng tố cáo tội ác của chiến tranh , tước

đoạt hành phúc làm cha, hạnh phúc đoàn viên của gia đình ông Sáu

Câu 6: Phân tích lý giải vì sao người kể chuyện lại viết: “Đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ đôi mắt của anh” ?(6)

Trang 3

* Truyện ngắn: “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng.

Đề 1: Phân tích nhân vật bé Thu trong chuyện “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang

Sáng.

Nguyễn Quang Sáng là cây bút tiêu biểu của nền Văn học hiện đại Việt Nam “Chiếc lược ngà” là tác phẩm nổi tiếng của ông Truyện viết về tình cảm gia đình trong những cảnh ngộ éo le của chiến tranh Bé Thu là nhân vật chính của truyện Bé Thu là em bé có hoàn cảnh thiệt thòi, có cá tính mạnh mẽ và tình yêu cha mãnh liệt Nhân vật bé Thu để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc

Bằng cốt truyện đặc sắc, tác giả đã xây dựng được những tình huống độc đáo Hai cha con ông sSáu và

bé Thu xa cách suốt tám năm do ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi bé Thu mới một tuổi Khi ông Sáu trở về với vết sẹo trên mặt, bé Thu đã không nhận ra ông Sáu chính là người cha trong ảnh mà bé mong nhớ, đến lúc nhận ra thì ông Sáu lại phải đi Tình huống này thể hiện sâu sắc tình yêu cha của bé Thu Tình huống thứ 2 là ở chiến trường, ông Sáu dồn tâm sức vào việc làm lược tặng con, nhưng ông lại hi sinh khi chưa kịp trao cho con cây lược Tình huống này làm toát lên tình yêu đằm thắm sâu nặng ông Sáu dành cho bé Thu…Qua đó, tác giả ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt.(1)

Đọc truyện, em rất cảm động trước nhân vật bé Thu.Trước hết, bé Thu là em bé có hoàn cảnh thiệt thòi.Sinh ra trong thời chiến tranh như bao đứa trẻ khác, bé không có tuổi thơ bình yên, không được hưởng

một mái ấm gia đình trọn vẹn, không được cha chăm sóc, vỗ về, gần gũi, yêu thương do cha phải đi chiến trận Vì thế, bé mới chịu cảnh éo le, gặp cha mà không nhận ra cha, đến lúc nhận ra thì chỉ được cha vỗ về,

âu yếm trong chốc lát rồi cha lại lên đường Đau đớn hơn lần gặp cha duy nhất cũng là lần cuối cùng Hoàn cảnh của bé Thu thật đáng thương Qua đó, tác giả tố cáo lên án tội ác của chiến tranh đã gây đau thương cho các gia đình Việt Nam, cướp đoạt hạnh phúc của tuổi thơ

Trong hoàn cảnh ấy, bé Thu ngời sáng nhiều nét đẹp đáng quý.Trước hết, bé Thu là em bé ngang ngạnh, ương bướng, đầy bản lĩnh, đầy cá tính nhưng cũng rất hồn nhiên, ngây thơ Bé bỏng, ngây thơ, trẻ con nên khi nhìn thấy người đàn ông lạ, có vết sẹo xấu xí, đáng sợ trên mặt, đột ngột nhận là cha mình em sợ hãi, bỏ chạy, một mực cho là người xấu Không ai chuẩn bị tâm lý cho Thu để đón nhận một người cha đầy thương tích Ương ngạnh, có cá tính mạnh mẽ nên Thu kiên quyết không gọi cha, không nhận cha khi chưa biết rõ đó là cha mình Trong ba ngày nghỉ phép, ông Sáu tìm cách gần gũi,

vỗ về, bù đắp thì Thu lạnh nhạt, lảng tránh, xa cách Chị Sáu tạo cơ hội, ông Sáu dồn Thu vào thế bí (không giúp Thu chắt nước nồi cơm để buộc Thu phải gọi ba) Thu cũng không khuất phục Ông Sáu quan tâm, gắp cho Thu miếng trứng cá thì Thu hất ra, quyết sự tuyệt và phản ứng quyết liệt, dữ dội.

Bị ông Sáu đánh, Thu lì lợm không khóc, bỏ về bà ngoại, lúc đi còn khua dậy cột xuồng như thách thức trêu ngươi.

Tất cả những hành vi của Thu thể hiện sự ương bướng, đáo để, đầy bản lĩnh, cá tính Em không phải là

cô bé hư mà là cô bé rất quả quyết, cứng cỏi, kiên định Đã tin điều gì là đúng thì em quyết bảo vệ tới cùng Đã phủ nhận ông Sáu là dứt khoát không nhận Niềm tin ấy mạnh mẽ bền vững đến nỗi không gì

có thể làm em dao động lay chuyển dù là lời nhẹ nhàng hay miếng ăn ngon hay đòn roi đe nẹt Khi đã hiểu ra thì em tự thay đổi không cần ai phải đốc thúc, thuyết phục Trong sự “cứng đầu” của em còn chất chứa cả niềm kiêu hãnh rất trẻ thơ với người cha đẹp đẽ hoàn hảo vẹn nguyên trong ảnh Sự “cứng đầu” của em không đáng trách mà còn đáng thương, đáng cảm thông Cá tính mạnh mẽ là tiền đề cho phẩm chất ngoan cường đ áng kh âm ph ục của cô Thu giao liên sau này.(5)

Thu còn là em bé có tình yêu cha sâu sắc, mãnh liệt.Trong đêm bỏ về bà ngoại, bà đã giải thích cho Thu

về vết sẹo trên mặt ông Sáu: “do cha đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương…” Sự nghi ngờ của Thu được giải

tỏa Thu thở dài ân hận, hối tiếc Em ân hận vì làm ba buồn hối tiếc vì không nhận ra ba sớm hơn, vì

biết chắc thời gian bên ba còn rất ít.(2) Hôm sau, Thu chủ động đòi về, nhưng em không nhận ba ngay mà

đứng xa nhìn ba, “mắt sầm lại buồn rầu” Em muốn sà vào lòng ba, nhận ba nhưng lại e ng ại, chưa dám vì trót làm ba giận trước đó.Những lời từ biệt của cha khiến Thu như bừng tỉnh Đôi mắt m ênh m ông của em

“xôn xao” và em lao tới, hối hả nhận ba, gọi ba Tiếng “ba” vỡ trong từ lồng ngực em, xé ruột gan mọi

người Tiếng gọi thể hiện niềm khao khát gặp ba ,chất chứa tất cả yêu thương mong nhớ với người cha

xa cách Tình yêu, nỗi khao khát nhớ mong cha bị dồn nén bấy lâu nay bùng ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, xen cả ân hận Tiếng gọi ba của em, khiến mọi người xúc động sâu sắc Em hôn tóc, hôn má hôn

cả vết sẹo dài trên mặt ba Nước mắt của em có sung sướng, tủi hờn, hạnh phúc Nụ hôn của em có yêu nhớ, hối lỗi, tự hào về một người cha anh hùng(3) Em ôm chặt lấy ba, lấy hai chân câu chặt người ba, không cho ba đi Em muốn níu giữ ba, muốn được bên cha mãi mãi, khao khát được sống trong tình cha

ấm áp Cách thể hiện tâm lý, tình cảm của Thu vừa ngây thơ, hồn nhiên, đúng tâm lý trẻ con vừa chân

Trang 4

thật, nồng nàn mãnh liệt, đầy ám ảnh (4)Người kể chuyện (bác ba) còn cảm thấy như có bàn tay ai nắm

chặ trái tim mình Cuối cùng Thu đành chia tay ba với mong ước giản dị nhỏ nhoi: “Ba về ba mua cho

con cây lược nghe ba” Cây lược như t ượng trưng cho bàn tay ba vỗ về, trìu mến.(6)Giây phút trùng

phùng của cha con Thu thật ngắn ngủi, ngắn đến mức chỉ tính bằng khoảnh khắc trong đời vì sau đó, ông Sáu đã ra đi mãi mãi Nỗi đau m à chiến tranh gây ra cho cha conThu quả là không thể bù đắp Qua đoạn trích tác giả đã làm nổi bật hình tượng bé Thu nói riêng, hình tượng trẻ em Việt Nam trong chiến tranh nói chung: vừa có hoàn cảnh éo le, thiệt thòi, vừa ngời sáng nhiêù nét đẹp phẩm chất tính cách đáng yêu, đáng quý.Khát vọng chiến thắng, hoà bình thống nhất đất nước của dân tộc được thể hiện mãnh liệt và thấm thía qua hạnh phúc, sự hi sinh đầy trách nhi ệm và nỗi đau mất mát của một gia đình Việt Nam cụ thể.Vì thế mà nội dung truyện càng chân thực và có sức ám ảnh lớn

Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, sinh động, bằng cốt truyện độc đáo, tình huống éo le, tác giả khắc họa đậm nét nhân vật bé Thu với tình cảm yêu cha mãnh liệt, sâu sắc, nhưng cũng dứt khoát, rạch ròi Thu còn có cá tính cứng cỏi, nhưng cũng hồn nhiên, ngây thơ Qua đó tác giả bày tỏ thái độ trân trọng yêu mến,sự nhạy cảm am hiểu tâm lý trẻ thơ, ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng bất diệt và lên án chiến tranh Nhân vật bé Thu sẽ sống mãi trong lòng em

Câu hỏi phụ: Chiếc lược ngà

Câu 1: Nhận xét thái độ của thu đối với cha? Em có phải là cô bé hư không?(5)

Câu 2: Đánh giá chi tiết :Thu thở dài như người lớn”(2)

Câu 3: Vì sao Thu không nhận ba ngay sau khi từ bà ngoại trở về?(3)

Câu 4: Ý nghĩa giọt nước mắt và nụ hôn Thu dành cho ba khi nhận ba?(4)

Câu 5: Ý nghĩa lời dặn “ba mua cây lược” ? Tại sao là cây lược chứ không phải vật dụng khác?(6)

C âu 6: Chi ti ết nào có ý nghĩa làm cốt truyện tiếp tục phát triển: chi tiết lời dặn của Thu với cha: “Ba v ề ba mua cho con cây lược nghe ba”

Ngày đăng: 27/10/2016, 09:06

w